Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010

MỤC LỤC

 

Chương I: Vai trò và vị trí của ngành chè trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. 3

I. Vị trí ngành chè trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. 2

1. Đặc điểm của cây chè. 3

2. Vai trò của ngành sản xuất chè ở Việt Nam. 5

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới. 9

1. Về yếu tố điều kiện tự nhiên. 9

2. Về yếu tố khoa học kỹ thuật. 9

3. Về yếu tố vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng. 10

4. Về yếu tố chính sách hỗ trợ. 11

5. Về yếu tố lao động. 11

III. Đặc điểm thị trường chè Việt nam và một số nước trên thế giới. 12

1. Thị trường chè Việt Nam. 12

2. Thị trường chè thế giới. 13

IV. Một số tổ chức trong ngành Chè Việt Nam. 17

1. Hiệp hội chè Việt nam. 17

2. Tổng công ty chè Việt Nam. 18

3. Các công ty chè trong cả nước. 21

Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. 22

 

I. Thực trạng vùng nguyên liệu chè. 22

1. tình hình phân bố. 22

2. diện tích chè Việt Nam. 25

3. Thực trạng sản lượng chè Việt Nam. 28

II. Thực trạng ngành chế biến chè Việt Nam. 29

1. Xét về quy mô. 29

2. Thực trạng trình độ khoa học công nghệ chế biến. 31

3. Chất lượng và chủng loại sản phẩm chế biến. 32

4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm. 33

III. Thực trạng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam. 35

1. Thị trường trong nước. 35

2. Thị trường thế giới. 36

IV. Thực trạng về việc sử dụng đất đai, lao động và các chính sách trong việc phát triển ngành chè Việt Nam. 41

1. Đất đai. 41

2. Lao động. 41

3. các chính sách hỗ trợ của chính phủ. 41

V. Đánh giá chung. 42

1. Những thành tựu đạt được. 42

2. Một số khó khăn đang còn tồn tại. 43

3. Nguyên nhân. 45

Chương III. Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành chè ở Việt Nam. 46

I. Mục tiêu và quan điểm phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010. 46

1. Quan điểm phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian tới. 46

2. Triển vọng phát triển ngành chè Việt Nam. 49

3. Mục tiêu phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian tới. 51

II. Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành chè Việt nam. 53

1. Giải pháp đối với vấn đề quy hoạch phát triển chè. 53

1.1. Quy hoạch vùng nguyên liệu chè. 53

1.2. Quy hoạch vùng chế biến chè. 55

2. Giải pháp đối với vấn đề vốn đầu tư cho ngành chè. 55

3. Giải pháp về vấn đề khoa học công nghệ. 57

4. Giải pháp về vấn đề thị trường tiêu thụ. 58

5. Giải pháp về vấn đề lao động. 60

6. Giải pháp về các chính sách hỗ trợ cho ngành. 61

III. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nói trên. 62

1. Về phía Nhà nước. 62

2. Về phía doanh nghiệp. 63

3. Về phía nông dân. 65

 

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khẩu chè đen chiếm hơn 90% khối lượng chè xuất khẩu. Mức giá cao trên thị trường thế giới vào đầu những năm 90 đã kích thích phát triển sản xuất đồng thời với chính sách đẩy mạnh xuất khẩu đã đưa diện tích chè của Việt Nam tăng với tốc độ 3,2%/năm trong giai đoạn 1991-2001, tương ứng với tốc độ tăng sản lượng chè 14,9%/năm, đạt 75 ngàn tấn búp khô năm 2001. Như vậy, sản xuất chè của Việt Nam có sự tăng trưởng cao hơn so với mức trung bình của thế giới và bằng mức tăng của hai nước có nhịp độ tăng sản xuất nhanh nhất là Kênia và Srilanca. Việt Nam hiện đứng thứ tám trong số 30 nước có diện tích trồng chè lớn, và thuộc 10 nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu chè của thế giới. (bảng 16) Vùng sản xuất chè lớn nhất của Việt Nam thuộc các tỉnh Trung du- miền núi phía Bắc và Lâm Đồng (Tây Nguyên), chiếm tới 75% diện tích trồng chè của cả nước. Trong chương trình qui hoạch trồng chè, nhà nước đã chọn 9 tỉnh (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ và Lâm Đồng) làm trọng điểm trồng chè nhằm đầu tư thâm canh cao độ để tăng năng suất và sản lượng chè. Về chế biến, sản lượng chè khô chế biến năm 2003 tăng gần 3000 tấn so với năm 2002. Hiện nay có 640 cơ sở chế biến công nghiệp và hơn 1000 cơ sở chế biến nhỏ với tổng công suất khoảng 1.100 tấn búp tươi/ngày, trong đó chế biến chè xuất khẩu có công suất 620-650 tấn búp tươi/ngày. Tỉ lệ chè chế biến công nghiệp đạt 60%, còn lại là chế biến thủ công tại các hộ gia đình với hình thức đơn giản thô sơ, thiếu các điều kiện sơ chế tối thiểu như phơi, sấy, bảo quản.... Gần đây, đã có một số dự án liên doanh và hợp tác chế biến với nước ngoài lắp đặt các dây chuyền hiện đại, chất lượng sản phẩm được thị trường chấp nhận, tuy nhiên số lượng này còn rất nhỏ so với toàn bộ nhu cầu đổi mới của ngành chè. Bảng 6: Thực trạng sản xuất chè của Việt Nam 1991-2004 Năm Diện tích (1000 ha) D.tích k.doanh (1000 ha) Sl búp khô (1000 tấn) NS búp tươi (tấn/ha) 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tăng bq/năm (%) 60,0 62,9 63,4 67,3 66,7 74,8 78,6 82,5 84,6 86,0 90,0 98,7 116,7 120,1 3,3 45,8 50,0 49,2 51,7 52,1 60,2 63,9 63,5 69,2 70,1 74,0 95,0 98,0 102,2 4,2 33,1 36,2 37,7 42,0 40,2 46,8 52,3 55,0 64,6 66,0 75,0 93,0 95,0 96,0 6,5 3,25 3,25 3,45 4,52 3,47 3,50 3,68 3,90 4,30 4,50 4,83 4,27 4,41 5,33 ( Nguồn: Viện Chiến lược phát triển) II. Thực trạng ngành chế biến chè Việt Nam. Xét về quy mô. Chè đã được phân bổ trên 34 tỉnh trên cả nước, với 640 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp, 220 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Việt Nam thuộc nhóm 10 cường quốc chè đứng đầu thế giới. Qua khảo sát cho thấy quy mô sản xuất như sau: - Các cơ sở có quy mô lớn (công suất 30 tấn búp tươi/ngày)có khoảng trên dưới 100 nhà máy, chiếm 28% tổng công suất. - Các cơ sở có quy mô vừa : 10 – 28 tấn búp tươi/ ngày. - Các cơ sở có quy mô nhỏ: 0,5 – 8 tấn búp tươi/ ngày. Trong những năm qua, ngành chè đã từng bước đổi mới thiết bị, công nghệ cho các nhà máy chế biến chè xuất khẩu, cải thiện một bước chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng. Bằng nguồn vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành chè đã trang bị thêm các dây chuyền sản xuất chè đen và chè xanh. Ngoài doanh nghiệp Nhà nước, sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong sản xuất, chế biến chè như hộ gia đình, chủ trang trại, tư nhân,… phát triển khá nhanh. Đặc biệt, những năm gần đây, các xưởng chế biến quy mô nhỏ của hộ gia đình, tư nhân phát triển mạnh, góp phần tăng đáng kể năng lực chế biến, tạo bán thành phẩm cho các nhà máy xuất khẩu. Thực trạng cơ sở chế biến chè ở nước ta được thể hiện qua bảng số liệu sau: (bảng 7) Bảng 7: Thực trạng các cơ sở chế biến chè ở một số tỉnh Đơn vị: Công suất: nghìn tấn búp tươi/ năm Sản lượng: nghìn tấn búp tươi Tỉnh Số cơ sở Công suất Sản lượng Yên Bái 24 30-40 45 Hà Giang 10 6,4 20 Phú Thọ 18 45-46 31 Thái Nguyên 14 24-25 68 Lào Cai 3 3,8-4 13 Sơn La 10 18 14 Hà Tây 8 10-11 7,6 Nghệ An 6 8-9 7,6 Lâm Đồng 35 70-80 122 (Nguồn: thống kê Bộ nông nghiệp) Thực trạng trình độ khoa học công nghệ chế biến. Trong những năm qua, ngành chè từng bước đổi mới thiết bị, công nghệ cho các nhà máy chế biến chè xuất khẩu, cải thiện một bước chất lượng sản phẩm đa dạng và phong phú mặt hàng. bằng nguồn vốn của ODA và đầu tư trực tiếp của nước ngoài, ngành chè đã trang bị thêm 25 dây chuyền sản xuất chè đen và xanh với tổng công suất khoảng 300 tấn búp tươi/ngày. Ngoài các nhà máy chế biến chè quốc doanh, những năm gần đây các xưởng chế biến tư nhân quy mô nhỏ đã phát triển mạnh, góp phần tăng đánh kể năng lực chế biến. Hiện nay ở nước ta chế biến chè đen theo công nghệ chế biến OTD và CTC. Thiết bị để chế chè biến công nghệ OTD là thiết bị nhập của Liên Xô cũ vào những năm từ 1957 đến 1977. Đến nay các thiết bị đều đã cũ, sửa chữa nhiều với các thiết bị được sản xuất trong nước nên đã bộc lộ nhược điểm ở một số khâu như: lên men, lò sấy, hệ thống hút bụi, nhà xưởng cũng đã xuống cấp... nên ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm. Do vậy cần được cải tạo nâng cấp. Chất lượng và chủng loại sản phẩm chế biến. Hiện nay, có tới hơn 3000 loại chè, mỗi loại có đặc tính và tên gọi khác nhau. Tuy nhiên có thể chia thành ba loại cơ bản là: chè đen, chè xanh và chè ôlong. Các loại chè này được phân biệt bởi trạng thái lên men trong quá trình chế biến. Thực tế trồng chè cho thấy hai giống chè Trung du và Shan Tuyết là hai nhóm giống chè chiếm tỷ trọng lớn nhất và đại diện cho hai mức địa hình, tuy nhiên năng suất và chất lượng của hai giống chè này không cao. Giống Trung du trồng bằng hạt lấy ngay từ nương chè để sản xuất đại trà, không được chọn lọc từ giống đầu dòng nên sinh trưởng không đều, năng suất thấp, nguyên liệu không đồng đều, chất lượng kém hương. Giống Shan Tuyết chưa được tuyển chọn theo quy trình chuẩn, chất lượng kém. Với xu hướng tiêu dùng chè hiện nay, người tiêu dùng chè đang có xu hướng tiêu dùng những loại chè có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, tiện dụng… như chè túi nhúng, chè ướp hương vị, chè viên, chè cô đặc Pamago (Nga), chè bột… nên sản phẩm chè chế biến cũng rất đa dạng và phong phú. Về cơ cấu sản phẩm, Việt Nam xuất khẩu hai chủng loại chính là chè đen và chè xanh. Xuất khẩu chè đen chiếm hơn 90% khối lượng chè xuất khẩu. Chè đen chế biến theo công nghệ OTD được xuất khẩu sang các nước Trung đông, chè đen chế biến theo công nghệ CTC được xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ. Chè xanh được xuất khẩu chủ yếu sang các nước châu á như Nhật Bản, Đài Loan. Chè xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu ở dạng sơ chế, bán thành phẩm, chất lượng trung bình. Chất lượng chè các loại của Việt Nam như sau: Loại 1: 6%; Loại 2: 69%; Loại 3: 25%. Về chất lượng sản phẩm chế biến : trong những năm gần đây chất lượng sản phẩm chè của nước ta đã được nâng cao. Các doanh nghiệp đã ý thức được rằng chất lượng sản phẩm quyết định sự tồn tại của cơ sở sản xuất. Bởi vậy, trong những năm gần đây, người ta bắt đầu coi trọng chất lượng đưa vào chế biến. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước trồng, chế biến và xuất khẩu chè diễn ra rất gay gắt. Việt Nam không những phải khai thác tối đa tiềm năng về trồng và chế biến chè mà còn phải tìm và chuẩn bị thị trường tiêu thụ. Không thể phát triển mở rộng diện tích chè ồ ạt mà cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể và chặt chẽ. Nhìn chung thị trường chè xuất khẩu Việt Nam chưa thật sự ổn định. Nguyên nhân hiện nay là sản phẩm chè cấp thấp chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng chè không cao, chè được bán dưới dạng nguyên liệu chè là chính với giá thấp. Tuy Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn trên thế giới từ mấy thập niên qua, nhưng thời gian gần đây mới được các nhà nhập, xuất khẩu biết đến qua Hiệp hội chè Việt Nam, qua Tổng công ty chè Việt Nam. Chè Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu để làm nguyên liệu cho các công ty chế biến của nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được nhãn mác sản phẩm và thương hiệu có uy tín của mình trên thị trường quốc tế. Như vậy, người bán sẽ gặp khó khăn và luôn phải chịu thiệt thòi về giá khi xâm nhập thị trường nước ngoài. Vì các loại chè rời hầu như không bị các hạn chế nhập khẩu như hạn ngạch, thuế nên giá chè xuất khẩu của Việt Nam biến động phụ thuộc vào giá thế giới. Nếu xét trong thời kỳ dài thì có thể thấy giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã dần được cải thiện theo hướng thu hẹp khoảng cách so với giá thế giới. Giá xuất khẩu chè bình quân thời kỳ 1996-2000 là 1.360 USD/tấn, cao hơn so với giá bình quân thời kỳ 1991-1995 (1.288 USD/tấn). Tuy nhiên, nhìn chung giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn và thường chỉ bằng 80% giá trung bình trên thị trường quốc tế. Một mặt, do chất lượng chè của Việt Nam chưa cao, mặt khác, do những ràng buộc về điều kiện thanh toán nên giá chè xuất khẩu của Việt Nam thường bị thua thiệt so với thế giới trong cùng một chủng loại và chất lượng. (bảng 8) Bảng 8: So sánh giá chè xuất khẩu của Việt Nam và thế giới Đơn vị: USD/kg 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 BQ thế giới Việt Nam VN/TG (%) 143 132 92,3 162 145 89,5 206 148 71,8 204 165 80,9 174 156 89,6 180 - - 159 114 71,8 151 102 67,5 (Nguồn : Vinanet) Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có quá nhiều giống chè, trong đó chủ yếu là giống chè trung du truyền thống chất lượng và năng suất thấp. Mặc dù trong mất năm gần đây Việt Nam có nhập thêm nhiều giống chè từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Nhưng vẫn mạnh ai nấy làm, chưa có sự tính toán qui hoạch chung. Những giống chè có chất lượng cao và năng suất cao mới chỉ chiếm khoảng 10% diện tích. Về kỹ thuật, chè Việt Nam chủ yếu vẫn trồng theo cách cũ là trồng hạt trong khi thế giới đã chuyển sang trồng bằng khóm từ rất lâu. Tình hình này khiến cho giá thành chè của Việt Nam cao và kém sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các nước. Còn một yếu kém nữa của ngành chè, đó là công nghệ chế biến. Công nghệ chế biến của các cơ sở, doanh nghiệp ở Việt Nam hết sức lạc hậu, thậm chí ở cả ở các nhà máy chế biến của nhà nước. Do vậy, ngoài chất lượng thấp, sản phẩm chè của Việt Nam còn đơn điệu, ít đổi mới, chủng loại sản phẩm và hình thức không theo kịp các nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Đây thực sự là thách thức lớn đối với ngành chè Việt Nam. Những yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh kém bao gồm: Chất lượng không ổn định, không đồng nhất trong cùng một loại chè và giữa các nhà máy, giữa các tháng, quý; tiến độ giao hàng theo hợp đồng không đảm bảo; chi phí sản xuất cao, uy tín nhãn hiệu Chè Việt Nam kém và thường bán giá thấp hơn so với chè cùng loại của các nước, thiếu khách hàng lớn, hợp đồng thu mua lâu dài… III. Thực trạng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam. thị trường trong nước. Theo dự báo của thị trường nước ta với trên 80 triệu dân trong năm 2005 và khoảng trên 90 triệu dân vào năm 2010 là một thị trường chè hấp dẫn cho ngành chè. Hiện nay, mức tiêu thụ khoảng 20 nghìn tấn/ năm và dự kiến sẽ tăng lên 25 – 30 nghìn tấn/ năm trong năm 2010. ở trong nước giá chè cành búp tươi loại 1 ở mức cao 3.200 đ/kg. Hiện Hiệp hội chè (Vitas) đang có kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán tại thị trường nội địa và giá xuất khẩu nhằm tránh sự chênh lệch quá mức giữa thị trường chè Việt Nam và giá của các nước. Thị trường trong nước mỗi năm tiêu thụ khoảng trên dưới 30% tổng sản lượng chè các loại, chủ yếu là chè xanh và chè ướp hương. Ngoài ra, còn một số lượng chè nhập khẩu đáng kể với nhiều loại mẫu mã, chất lượng khác nhau như Lipton, Dimah… được tiêu thụ khá rộng rãi trong các nhà hàng, khách sạn và những người có thu nhập khá hoặc lớp trẻ đô thị. Nếu tính tổng lượng chè tiêu thụ trong nước cho tất cả các đối tượng thì hiện nay bình quân tiêu thụ khoảng 300gram chè trên một đầu người. Hiện nay, ở Việt Nam, tình hình tiêu thụ chè rất đa dạng và phong phú. Chỉ tính riêng chè búp chế biến, mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay khoảng 0,26 kg/năm. Đây là một chỉ tiêu thấp so với các nước như: Anh (2,87 kg), Tuynidi (1,82kg), Srilanca (1,41 kg), ấn Độ (0,55 kg), Mỹ (0,45 kg), Trung Quốc (0,33 kg)... và thấp hơn cả mức bình quân đầu người một năm trên thế giới là 0,5 kg. Tổng mức tiêu thụ chè trong nước hiện nay vào khoảng 20 -25 nghìn tấn/năm. Vấn đề hiện nay đặt ra đối với việc tiêu thụ chè trong nước là thị hiếu truyền thống và thị hiếu mới của lớp trẻ, của tầng lớp có thu nhập cao, của khách du lịch quốc tế đòi hỏi sản phẩm chè phải nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, sử dụng tiện lợi, văn minh lịch sự và giá cả hợp lý… đang là thách thức đối với ngành chè. Điều này đặt ra cho ngành chè yêu cầu là phải nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong nước. ở Việt Nam hiện nay chè xanh búp và chè xanh đã qua chế biến được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người tiêu dùng hiện nay có tâm lý e ngại về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy muốn kích cầu thì người sản xuất và ngành chè cần có biện pháp giảm thiểu dư lượng hoá chất trên các sản phẩm chè. Về giá cả, giá cả chè trong những năm qua tương đối ổn định. Giá chè hương (chè Sen, chè Nhài) là 140 - 170 nghìn đồng/kg, chè xanh ngon là 70 -90 nghìn đồng/kg, chè xanh thường là 20 - 35 nghìn đồng/kg. Bảng 9: Giá chè xanh trong nước năm 2004 Đơn vị: 1000 đồng/kg Phẩm cấp Tại nơi sản xuất Bán lẻ Loại đặc biệt 30 - 40 70 – 90 Loại bình thường 15 - 20 25 – 30 Loại xấu 3 - 4 6 – 8 Chè hương loại tốt 50 - 70 140 – 170 (Nguồn: Vneconomic) Các loại chè năm nay giá đã tăng khoảng 20% so với năm ngoái, sức mua lại chậm. Giá chè thông dụng được nhiều người mua là chè Bắc Thái năm nay dao động từ khoảng 20.000 – 50.000 đồng/kg, trà Lâm Đồng dao động trong khoảng 13.000 – 30.000 đồng/kg, các loại chè Thái nguyên, chè Oolong… có giá cao từ 80.000 – 120.000 đồng/kg. thị trường quốc tế. Gần 20 năm đổi mới và mở cửa, nước ta đã trao đổi buôn bán qua lại với trên 120 nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Nếu tính trên tổng lượng chè sản xuất ra thì mỗi năm nước ta xuất khẩu trên 85% sản lượng, chủ yếu là chè đen và chè xanh sản xuất theo công nghệ Nhật và Đài Loan. Ngành chè đã xuất khẩu sang hơn 102 nước trên thế giới, thị trường xuất khẩu chính của ngành chè Việt Nam là Đài Loan, Liên bang Nga, Irắc, EU, Hoa kỳ… Trong thời gian tới chúng ta sẽ xuất khẩu vào Mỹ và Châu Âu. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam trong trong những tháng đầu năm 2005 vẫn duy trì ở mức cao 1.100 – 1.200 USD/tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2004, giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt mức trung bình dưới 1.000 USD/tấn, bằng 60% giá thế giới. Bảng 10: Giá chè xuất khẩu của Việt nam Mặt hàng ĐVT Giá Cửa khẩu Chè xanh USD/tấn 550 Chi cục HQ Thái nguyên Chè đen F2 USD/tấn 420 ĐT – GC Hải phòng Chè xanh khô OP USD/tấn 1350 HQ CK Lào cai Chè đen USD/tấn 845 Chi cục HQ CK cảng Sài gòn KV 1 Chè sơ chế loại 1 NDT/tấn 11.000 Móng cái Chè sơ chế loại 2 NDT/tấn 8.600 Móng cái Chè bồm NDT/tấn 5.900 Móng cái (Nguồn tin: vinanet) Nga và Mỹ vẫn là hai thị trường tiềm năng cần được các doanh nghiệp phát triển, trong tổng số 49 thị trường nhập khẩu chè Việt Nam. Xuất khẩu chè sang hai thị trường này đang tăng đáng kể, đặc biệt là thị trường Nga. Theo các chuyên gia ngành chè thì thị trường Nga đang có nhu cầu lớn về tiêu thụ chè gói. Dự báo chè Việt Nam xuất khẩu sang Nga năm 2005 sẽ vượt con số 5.000 tấn. Mỹ là nước tiêu thụ chè lớn thứ 8 trên thế giới với cơ cấu 84% là chè đen, còn lại là chè xanh và các loại chè khác. Tuy nhiên, chè là loại mặt hàng khó nhập khẩu vào Mỹ, nếu chè không đủ độ tinh khiết, không đạt chất lượng và không phù hợp với tiêu dùng theo các tiêu chuẩn thống nhất sẽ không được phép nhập khẩu. Năm 2003, thị trường Mỹ nhập 1.300 tấn chè của Việt Nam. Và trong năm 2004 nhập 2.800 tấn. Lợi thế hiện nay của Việt Nam là giá chè xanh xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với giá của các nước xuất khẩu khác. Như Bộ Thương mại cho biết, năm 2004, xuất khẩu chè của cả nước đạt con số cao nhất từ trước đến nay với khoảng 97.000 tấn, trị giá 93 triệu USD, tăng 60,8% về lượng và tăng 55% về giá trị so với năm 2003. Dự báo con số này trong năm 2005 tăng lên tới 100.000 tấn, đạt trị giá 107 triệu USD. Trong cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam, chè xanh hiện chiếm khoảng 20%, chè đen chiếm 79% và 1% các loại chè khác. Trong năm 2003, chè Việt Nam vẫn giữ được thị phần chính: + Sản phẩm chè xanh: 10 thị trường lớn đã chiếm 89,5% thị phần(20.885 tấn trong tổng số 23.323 tấn), lần lượt là Parkistan(8.016), Đài loan (6.485), Nhật bản (2.266), Sri lanka (1.180), Afghanistan (868) – Singapore (769) – Ba Lan (449) – Đức (374) – Bỉ (250) – Trung quốc (228). + Sản phẩm chè đen: 10 thị trường lớn chiếm 70,5% thị phần (24.615 tấn của tổng số 34.921 tấn), lần lượt là: Đài loan (6.353) – Pakistan (3.245), Nga (2.799) – Ba Lan ( 2.062) – Đức (2.018) – Malaysia (1.986) –ấn độ (1.856) – Afghanistan (1.485) – Iraq (1.406) – Mỹ (1.405). Khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến trong năm 2000, tăng khá trong năm 2001, tăng đều trong năm 2002, 2003 và tăng mạnh trong năm 2004. (xem bảng 11) Bảng 11: Khối lượng chè xuất khẩu qua các năm đơn vị tính: Tấn; % Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004(ước tính) Số lượng 36.440 55.660 68.217 74.812 60.000 97.000 Tăng trưởng so với năm trước 52,74 22,56 9,66 2005 (dự báo) 100.000 (Nguồn: Vneconomic) Tuy nhiên giá trị xuất khẩu chè lại tăng chưa tương ứng, do giá chè chung trên thị trường thế giới giảm, mặt khác do chất lượng sản phẩm chè Việt Nam thấp, chủ yếu dùng để làm nguyên liệu chế biến chè các loại. Bang 12 : Kim ngạch xuất khẩu chè qua các năm Đơn vị tính: 1.000USD ; % Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 (ước) Kim ngạch 45.145 69.605 78.406 82.523 60.000 93.000 Tăng trưởng so với năm trước 54,18 12,64 5,25 3,00 2005 (dự báo) 107.000 (Nguồn: Vneconomic) Tiêu thụ chè đen thế giới năm 2005 ước tính đạt được khoảng 2,67 triệu tấn, so với mức tiêu thụ 1,97 triệu tấn so với giai đoạn 1993 – 1995, tăng trung bình hàng năm là 2,8%. Trong đó, mức tăng chủ yếu tập trung ở các nước phát triển, đạt 1,95 triệu tấn, tăng 3%; tiêu thụ ở các nước đang phát triển đạt 719.000 tấn, tăng 2,2%. Đáng chú ý, tiêu thụ chè đen ở ấn Độ tiếp tục tăng khá mạnh, đạt 832.000 tấn năm 2005, tăng trung bình hang năm là 3,2%. Việc giảm thuế nhập khẩu, giảm giá sẽ khiến tiêu thụ chè tại ấn Độ, Pakistan, Iran, Ai Cập tăng. Việc mua bán khối lượng lớn các loại chè được thực hiện chủ yếu thông qua các trung tâm đấu giá thế giới. Có 12 trung tâm đấu giá chè, chiếm khoảng 80-85% khối lượng buôn bán chè của toàn cầu, trong đó, các trung tâm chính là Colombo, Calcutta, Cochin và Mombasa. Giá cả chè của thế giới được hình thành từ các trung tâm này. Bảng 13: Giá chè thế giới Đơn vị: cent/kg 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Colombo 202 206 163 176 160 Calculta 214 209 201 176 169 Cochin 168 176 146 116 114 Mombasa 200 191 178 202 155 Giá tính chung của FAO % thay đổi 206 51,5 204 -0,97 174 -14,7 175 0,6 159 -9,1 150 -5,7 151 2,1 167 10,6 (Nguồn Vinanet) Do cung ứng luôn dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ nên giá chè trên thị trường thế giới có xu hướng giảm sau khi đạt được mức kỷ lục vào năm 1984 do sản lượng chè trong năm này giảm mạnh cùng với chính sách cấm xuất khẩu chè của ấn Độ. Riêng trong hai năm 1997, 1998 giá chè đạt mức tăng khá cao nhưng vẫn không đạt mức kỷ lục 250 cent/kg của năm 1984. Nhìn chung, giá chè giao động thường xuyên nhưng không có mức tăng đột biến trong vòng 10 năm trở lại đây. Bảng 14: giá chè tại phiên đấu giá Colombo, Sri Lanka ngày 02/12/2004 ĐV tính: rupee/kg, giao tại Sở giao dịch Colombo Loại chè Giá thấp Giá cao HG GR BOPS 200 224 HG GR BOPFS 200 230 MD GR BOPS 165 320 MD GR BOPFS 150 240 NUWA BOPS 190 230 NUWA BOPFS 182 208 UVA BOPS 160 255 UVA BOPFS 160 193 (Nguồn tin: Reuters) Có sự chênh lệch rất lớn giữa giá chè cao cấp và giá chè thấp cấp. Tính trung bình, giá một kg chè loại thấp chỉ bằng hơn 50% một kg chè loại cao. Như vậy, vấn đề đặt ra là các quốc gia cần phải nâng cao chất lượng chè để tăng hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu chè. Trong vài tháng đầu năm 2005, giá chè xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm tại một số thị trường chính như Nga, Malaysia. Trong khi đó giá chè trong nước vẫn đứng. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm tại thị trường Nga, giá 1 kg chè đen xuất khẩu của Việt Nam đứng ở mức từ 0,7 đến 1,2USD/kg trong khi mức giá của tuần trước đó là 1,3 USD/kg. Tại Malaixia, giá chè đen của Việt Nam là 0,28 USD/kg, trong khi đó mức giá của chè cuối năm 2004 là 0,59 USD/kg. Tại Đài Loan, giá chè hương nhài đứng ở mức 0,40 USD/kg. Trong khi các mặt hàng chè đen, chè hương nhài, khổ qua giảm giá thì chè xanh xuất khẩu lại có mức giá tăng so với vài tháng trước đó. Giá chè xanh xuất sang Pakítxtan trung bình 1.308 đến 1.650 USD/tấn, cao hơn 100USD/tấn so với mức đầu năm 2005. Trong khi đó, tại thị trường trong nước giá chè vẫn đứng: giá chè cành búp tươi (Loại 1-thị trường Đà Lạt) 2.800đ/kg; chè cành búp tươi loại 1(-Bảo Lộc) 3.200đ/kg. Bảng 15: Giá và thị trường xuất khẩu một số lô hàng chè đầu năm 2005 Tên hàng Thị trường Mã GH Lượng (kg) Đơn giá (USD/kg) Tên cửa khẩu Chè đen BPS Hà Lan FOB 22.500 0,74 Hải Phòng Chè đen Đức CFR 1.400 0,97 Hải Phòng Chè đen Malaixia FOB 21.700 0,28 Thủ Đức Chè đen Pakixtan FOB 13.200 13.200 0,96 Hải Phòng Chè đen Nga FOB 14.400 14.400 0,83 Hải Phòng Chè đen Nga FOB 22.500 0,74 Hải Phòng Chè đen Nga FOB 14.520 1,12 Hải Phòng Chè đen Nga FOB 58.500 1,21 Hải Phòng Chè đen Đài Loan CFR 15.000 0,95 Tân cảng Chè đen Đài Loan CFR 8.020 0,81 Tân cảng Chè đen Đài Loan CF 20.200 1,15 Tân cảng Chè đen Thổ Nhĩ Kỳ FOB 19.990 1,20 Hải Phòng Chè đen OP Pakixtan CF 18.000 1,16 Hải Phòng Chè Hương nhài Đài Loan FOB 19.600 0,40 Hải Phòng Chè vàng Hà Giang Trung Quốc DAF 4.800 1,02 Thanh Thủy Chè xanh Trung Quốc DAF 18.000 2,02 Móng Cái Chè xanh Nhật Bản FOB 9.960 1,75 Hải Phòng Chè xanh Pakixtan FOB 18.400 1,65 Hải Phòng Chè xanh Pakixtan CANDF 18.800 1,38 Biên Hòa Chè xanh Đài Loan CF 7.740 1,00 Tân cảng Chè xanh HT-1 Pakixtan FOB 19.075 1,48 Hải Phòng Chè xanh qua sơ chế Trung Quốc DAF 15.350 0,84 Móng Cái Trà khổ qua Nhật Bản FOB 1.896 4,21 Tân cảng Trà khổ qua Philíppin FOB 6.250 3,40 Tân cảng (Nguồn: Vinanet, 25/4/05) Theo tính toán của các chuyên gia, giá chè còn chịu ảnh hưởng của giá cà phê trên thị trường thế giới. Cà phê và chè là hai mặt hàng thay thế, khi giá cà phê cao, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang uống chè và ngược lạị khi giá cà phê giảm người ta lại có xu hướng chuyển sang dùng cà phê. Thực tế nhiều năm qua đã cho thấy, khi giá cà phê rosbuta cao hơn 500 đô la/tấn và giá cà phê arabica cao hơn 1.000 đô la/tấn thì có từ 6-8% số người dân có thói quen dùng cà phê chuyển sang dùng chè (chủ yếu là chè đen). Có sự chênh lệch khá lớn giữa giá chè Việt Nam với giá chè của các nước khác trên thế giới. Giá chè Việt Nam thấp hơn 1 USD/kg và giữ mãi ở giá này trong khi chè của Srilanka là 2,2 USD/kg, ấn Độ là 1,95 USD/kg, kenya là 1,67USD/kg, Trung Quốc 1,37USD/kg, Indonexia là 1,09USD/kg. IV. Thực trạng sử dụng đất đai, lao động và các vấn đề chính sách. Đất đai. Hiện nay, sự tranh chấp về đất đai giữa các cây trồng ngày càng quyết liệt. Mặt khác, diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp và dân số ngày càng tăng nên vấn đề quy hoạch cho loại đất trồng các loại cây nói chung và khả năng mở rộng diện tích chè là vấn đề nan giải. Những vùng thuận lợi, dễ làm cơ bản đã hết và những vùng phát triển diện tích mới thì đang còn thiếu cơ sở hạ tầng, gặp nhiều khó khăn, phải đầu tư mới với lượng lớn nên hiệu quả thấp. Đối với các đất đai để trồng chè hiện nay thì đất đai được giao khoán cho các hộ nông dân, các hợp tác xã, các doanh nghiệp theo Nghị đinh 01/CP ngày 04//01/1995. thời gian giao khoán là 50 năm. Một số tỉnh miễn thuế sử dụng đất cho chè trồng mới và thâm canh trong thời hạn 6-13 năm như Sơn La, Nghệ An... hoặc đầu tư thuế sử dụng đất trở lại cho khuyến nông, giao thông, thuỷ lợi vùng chè như Nghệ An. Lao động. Về lao động trong ngành chè chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, với các kỹ thuật canh tác chế biến chè của lao động đang còn lạc hậu. Về lao động, hiện nay sản xuất chè chủ yếu sử dụng lao động gia đình, lao động chế biến là công nhân của các công ty. Tuy nhiên khi thu hái sản phẩm người trồng chè cần phải thuê lao động thời vụ. Qua tính toán, chi phí lao động thường chiếm 25-30% cấu thành sản phẩm. Trong sản xuất chè, đặc biệt là vùng cao miền núi họ có kinh nghiệm sản xuất chè Shan Tuyết nhưng kinh ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2353.doc
Tài liệu liên quan