Chuyên đề Thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu Thành Công

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I 6

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC 6

1.1.Khái niệm, vai trò quản lý nguồn nhân lực 6

1.1.1.Khái niệm nguồn nhân lực 6

1.1.2.Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực 7

1.1.3 Vai trò của quản lý nguồn nhân lực 7

1.1.4.Mục tiêu quản lý nguồn nhân lực 8

1.2.Nội dung quản lý nguồn nhân lực 9

1.2.1.Tuyển mộ 9

1.2.2. Tuyển chọn nhân lực 11

1.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 13

1.2.4 Đề bạt thăng tiến 14

1.2.5 Chính sách đãi ngộ nhân sự 15

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực 16

1.3.1 Nhân tố môi trường kinh doanh 16

1.3.2. Nhân tố con người 17

1.3.3. Nhân tố nhà quản trị 18

1.4. Những chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý nguồn nhân lực 19

1.4.1. Chỉ tiêu định lượng 19

1.4.1.1. Doanh thu bình quân 20

1.4.1.2. Lợi nhuận bình quân ( N ) 20

1.4.1.3. Thời gian lao động 21

1.4.2. Chỉ tiêu định tính 22

CHƯƠNG II 24

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY DỆT MAY XUẤT KHẨU THÀNH CÔNG 24

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt may xuất khẩu Thành Công 24

2.1.1. Sơ lược về công ty 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 26

2.2 Những đặc điểm ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực 28

2.2.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị 28

2.2.2. Quy trình công nghệ 30

2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 31

Bảng2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008 - 2010 31

Chỉ tiêu 31

2.3 Thực trạng quản lý và sử dụng lao động tại công ty 32

2.3.1 Đánh giá chung 32

2.3.2 Thực trạng sử dụng lao động của công ty 32

2.3.3 Công tác tuyển dụng 34

2.3.4. Công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty 38

2.3.4.1. Một số biện pháp quản lý nguồn nhân lực của công ty 38

2.3.3.2. Các hình thức đào tạo của công ty 39

2.4 Những thành công và tồn tại của công tác quản lý nhân lực tại công ty 43

2.4.1Những điểm mạnh của công tác quản lý nhân lực tại công ty 43

2.4.2. Một số điểm yếu tồn tại trong công tác quản lý nhân lực trong công ty 44

CHƯƠNG III 45

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY DỆT MAY XUẤT KHẨU THÀNH CÔNG 45

3.1. Phương hướng, mục tiêu hoạt động quản lý nhân lực của công ty trong thời gian tới. 45

3.1.1. Phương hướng hoạt độngcủa công tác quản lý nhân lực 45

3.1.2. Mục tiêu công tác quản lý nhân lực 47

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực trong công ty 47

3.2.1. Tăng cường công tác tuyển chọn nguồn nhân lực 47

3.2.2. Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động 48

3.2.3. Công tác tổ chức cán bộ 48

3.2.4. Sản xuất kinh doanh 49

3.2.5. Chính sách đãi ngộ 50

3.3. Một số kiến nghị 51

3.3.1. Đối với nhà nước 51

3.3.2. Đối với bộ ban ngành 52

3.3.3. Đối với doanh nghiệp 52

KẾT LUẬN 53

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu Thành Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho công nhân tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận, mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công. Nhà quản trị phải thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình trạng bất công vô lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên cứu nám vững quản trị nhân lực vì quản trị nhân lực giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ. Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của người lao động. 1.4. Những chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý nguồn nhân lực 1.4.1. Chỉ tiêu định lượng Việc đánh giá hiệu quả sử dụng trong mỗi doanh nghiệp là cần thiết, thông qua chỉ tiêu về hiệu quả lao độngcủa doanh nghiệp mình so với kỳ trước, so sánh các doanh nghiệp khác trong ngành, các doanh nghiệp trong cùng địa bàn, để thấy việc sử dụng lao động của doanh nghiệp mình đã tốt hay chưa, từ đó phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong việc tổ chức, quản lý và sử dụng lao động để đạt được hiệu quả sử dụng lao động cao hơn. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong từng doanh nghiệp không thể nói một cách chung chung mà phải thông qua một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động bình quân, lợi nhuận bình quân trên một nhân viên, hiệu quả sử dụng lao động ngoài các chỉ tiêu trên ta còn có hiệu quả sử dụng lao động qua các chỉ tiêu doanh thu trên 1000đ tiền lương, lợi nhuận thu được trên 1000đ tiền lương. 1.4.1.1. Doanh thu bình quân Trong đó: : Doanh thu bình quân TR: Tổng doanh thu T : Tổng số lao động Doanh thu bình quân là một chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá một cách chung nhất của hiệu quả sử dụng lao động của toàn bộ doanh nghiệp. Qua năng suất lao động bình quân ta có thể so sánh giữa các kỳ kinh doanh với nhau. Chỉ tiêu doanh thu bình quân cho ta thấy trong một thời gian nhất định ( tháng, quý, năm ) thì trung bình một lao động tạo ra doanh thu là bao nhiêu. 1.4.1.2. Lợi nhuận bình quân ( N ) Trong đó: N: Lợi nhuận bình quân một lao động LN: Tổng lợi nhuận T: Tổng số lao động Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ở doanh nghiệp, nó cho ta thấy một lao động của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ( tháng, quý, năm ) nó phản ánh mức độ cống hiến của mỗi người lao động trong đơn vị và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Chỉ tiêu này có thể tính cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc là từng bộ phận để có thể đánh giá, so sánh sử dụng hiệu quả lao động ở từng bộ phận, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở từng bộ phận. 1.4.1.3. Thời gian lao động Việc sử dụng lao động được thực hiện như sau: Các phòng ban phân xưởng làm việc theo giờ hành chính (8h/ngày ): Sáng từ 8h -> 12h, chiều từ 13h -> 17h. Riêng bộ phận bảo vệ làm việc theo 3 ca: từ 7h -> 15h, 15h -> 23h, 23h -> 7h sáng hôm sau. Việc sử dụng ngày công của doanh nghiệp chủ yếu dựa trên cơ sở pháp lý của Bộ luật lao động. Phần lớn các doanh nghiệp có lịch làm việc gồm cả ngày thứ bảy và chủ nhật trừ một số doanh nghiệp nhà nước được phép nghỉ vào thứ bảy theo quy định của bộ luật lao động. Chính vì thế thứ bảy vẫn coi như ngày làm việc bình thường còn chủ nhật là ngày nghỉ cố định. Ngoài ra theo Bộ luật lao động thì người lao động được nghỉ chin ngày lễ của đất nước ( Điều 73 Bộ luật lao động ) Tết dương lịch: 1 ngày Tết âm lịch: 4 ngày Giỗ tổ Hùng Vương ( 10/03 âm lịch ): 1 ngày Ngày chiến thắng ( 30/04 ): 1 ngày Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày Ngày Quốc khánh: 1 ngày Nếu ngày nghỉ nói riêng trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngay tiếp theo. Nếu nghỉ việc riêng, nghỉ không lương được quy tại điều 78, 79 Bộ luật lao động, chế độ thai sản ( điều 114, 141 ), chế độ con ốm mẹ nghỉ dành cho nữ có con nhỏ hơn 3 tuổi là 20 ngày và con từ 3 – 7 tuổi là 15 ngày/năm. Về chế độ nghỉ phép, các doanh nghiệp áp dụng theo điều 74, 75 Bộ luật lao động quy định người làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ 1 ngày và được hưởng nguyên lương 1+12 ngày làm việc đối với lao động bình thường, 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt. Để sử dụng tốt hơn nữa quỹ thời gian làm việc các doanh nghiệp cần áp dụng nghiêm túc chế độ kỷ luật lao động đối với bất cứ ai vi phạm thời gian lao động. 1.4.2. Chỉ tiêu định tính Các nhà quản trị gia nên tỏ thái độ quan tâm chân thành tới các nhân viên trong công ty: nắm vững tên tuổi, hoàn cảnh gia đình, thường xuyên thăm hỏi động viên cấp dưới, giảm bớt sự phân biệt giữa cấp trên và cấp dưới. Tạo điều kiện để cùng sinh hoạt, nghỉ mát, vui chơi, giải trí tránh sự phân biệt thái quá trong lĩnh vực đãi ngộ. Để đánh gia hiệu quả sử dụng lao động được cụ thể hóa sâu sắc cần phải có các chi tiết mang tính đặc thù cho từng bộ phận lao động, qua các phong trào năng suất lao động, thái độ làm việc, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật… Đối với lao động gián tiếp như các phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng kế toán…việc đánh giá hiệu quả đúng ở bộ phận này rất khó khăn và phức tạp vì kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố khác và sự biểu hiện của nó phải qua một thời gian dài, chi phí lao động ở bộ phận này mang tính trí óc. Do đó hiệu quả sử dụng lao động được đánh giá trước tiên ở kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với lao động trực tiếp như bộ phận sản xuất các phân xưởng thì hiệu quả lao động ở bộ phận này được đánh giá khá đơn giản thông qua năng suất lao động bình quân của mọi công nhân một ngày, tháng, quý, năm…thông qua thái độ lao động ý thức chấp hành nội quy, tham gia phong trào do công ty phát động. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY DỆT MAY XUẤT KHẨU THÀNH CÔNG 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt may xuất khẩu Thành Công 2.1.1. Sơ lược về công ty Tên công ty: Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công Trụ sở chính: Tổ 16 – Phường Bồ Xuyên – Tp Thái Bình – tỉnh Thái Bình Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất các loại khăn mặt và phụ liệu ngành may, xuất khẩu các loại bong sợi, nguyên liệu dệt. Liên hệ địa chỉ: Tổ 16 - Phường Bồ Xuyên – Tp Thái Bình – tỉnh Thái Bình Điện thoại: 0363733612 Fax : 0363738999 Email : thacotex@hn.vnn.vn Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công được thành lập vào ngày 18 tháng 10 năm 2001 và chính thức đi vào hoạt động ngày 16 tháng 02 năm 2002. Trong những năm qua công ty dệt may xuất khẩu Thành Công đã luôn đầu tư và phát triển dây chuyền sản xuất đồng bộ và các trang thiết bị chuyên dùng hiện đại. Khi mới thành lập công ty chỉ có 60 lao động xưởng sản xuất nhỏ và thiếu vốn về trang thiết bị kỹ thuật sản xuất nhưng đến nay với sự quan tâm giúp đỡ của UBND tỉnh Thái Bình cũng như sự cố gắng của cán bộ công nhân viên công ty thì công ty đã có 862 công nhân và 5 phân xưởng sản xuất với dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại được nhập từ Nhật Bản, CHLB Đức. Năng lực sản xuất mỗi năm khoảng hơn 4 triệu sản phẩm các loại. Với sự cố gắng không ngừng công ty dệt may xuất khẩu Thành Công đã nhận được những tình cảm, sự tín nhiệm của khách hàng tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đối với Thành Công, chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo công ty và công nhân lao động. Sản phẩm của công ty tuy không nhiều song chất lượng và uy tín của nó được rất nhiều người biết đến và được đánh giá cao như: khăn mặt, khăn bong, khăn ăn, sợi dệt… Đối với thị trường trong nước, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty được thiết lập trên toàn quốc nhưng nhiều nhất vẫn là các tỉnh Miền Bắc và hàng xuất khẩu sang Canada, Nhật Bản. Theo báo cáo của phòng kế toán thì doanh thu hàng năm của công ty luôn đạt mức tăng trưởng cao. Ngoài ra vấn đề hậu mãi, chăm sóc khách hàng cũng là vấn đề rất được quan tâm ở Thành Công. Mỗi sản phẩm của công ty đưa ra đều kèm theo các dịch vụ để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong quá trình sử dụng như: vận chuyển đến tận nơi khách hàng yêu cầu trong thời gian sớm nhất, giảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán tiền nhanh cho công ty. Ngoài ra công ty còn tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả lại, hoặc đổi lại nếu sản phẩm của công ty bị lỗi. Với năng lực và kinh nghiệm của mình công ty dệt may xuất khẩu Thành Công luôn tin tưởng và sẵn sang cung cấp với chất lượng và dịch vụ tốt nhất các loại sản phẩm dệt may cho khách hàng. Cùng đội ngũ tay nghề vững vàng là hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến nên công ty luôn sẵn sang mở rộng hợp tác sản xuất, liên doanh thương mại với khách hàng trong và ngoài nước trên cơ sở giúp đỡ lẫn nhau cùng có lợi. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC PHÒNG Tổ chức hành chính PHÒNG Quản lý đơn đặt hàng PHÒNG Kỹ thuật PHÒNG Kế toán tài chính PHÒNG Kế hoạch kinhdoanh XNK Phân xưởng dệt I Phân xưởng hoàn thiện Phân xưởng may I Phân xưởng may II Phân xưởng dệt II Giám đốc công ty Giám đốc công ty là người làm công tác tổ chức và quản lý cán bộ, giám sát hoạt động sản xuất khinh doanh và quản lý kinh tế của công ty. Phó giám đốc điều hành sản xuất Có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về vấn đề lập kế hoạch và báo cáo tình hình hoạt động của công ty. Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kỹ thuật cũng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc nghiên cứu các loại máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Các phòng ban của công ty Phòng kế toán tài chính Nhiệm vụ của phòng này là tổ chức công tác kế toán tài chính, tiến hành giải quyết các vấn đề tài chính của công ty và thu nhập của nhân viên, giải quyết các quan hệ nợ có với khách hàng. Đặc biệt là ban hành các quy chế tài chính, đề xuất các biện pháp để đảm bảo công ty hoạt động có hiệu quả cao nhất, và một nhiệm vụ quan trọng nữa là tập các báo cáo tài chính cung cấp số liệu cho ban giám đốc để quản lý công ty. Phòng tổ chức lao động hành chính Chức năng chính của phòng này là làm tham mưu cho giám đốc điều hành về tổ chức quản lý và giải quyết các công việc, các chế độ chính sách với người lao động cũng như gia đình chính sách. Thực hiện quản lý hồ sơ của mồ sơ của người lao động, quản lý các văn bản liên quan đến người lao động và chịu trách nhiệm trước chữ ký, việc đóng dấu của mình. Ngoài ra phòng này còn có chức năng xây dựng các kế hoạch thi tuyển dụng, nâng bậc lương cho công nhân viên và một số công việc như tổ chức khám sức khỏe và điều trị bệnh cho người lao động trong công ty… Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng này có nhiệm vụ tìm ra giá cả hợp lý cho các mặt hàng để đàm phán với đối tác. Đồng thời tổ chức công tác quản lý xuất nhập khẩu cũng như xây dựng các kế hoạch cụ thể trong từng thời điểm để công ty thực hiện. Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật có chức năng nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ trong từng phân xưởng. Tiến hành tìm hiểu nghiên cứu và áp dụng các khoa học công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất hoạt động sản xuất trong các phân xưởng. 2.2 Những đặc điểm ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực 2.2.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị Do đặc thù công việc của ngành dệt may là sử dụng máy máo thiết bị nhiều, hiện đại, chi phí lớn vì vậy quản lý nhân lực và trang thiết bị là vấn đề quan trọng. Nếu quản lý không tốt thì việc sử dụng máy móc là không hiệu quả ảnh hưởng đến năng suất lao động. Ta biết rằng một máy dệt phải sử dụng ít nhất là năm người mà trong năm người đó có một người sử dụng máy chưa thành thạo hoặc sử dụng máy với ý thức chưa cao sẽ làm ảnh hưởng đến cả dây chuyền sản xuất đó như: sản phẩm bị hỏng, bị lỗi. Nếu sản phẩm bị hỏng hoặc lỗi sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho việc sửa chữa snar phẩm đó. Vì vậy người quản lý phải đặc biệt chú ý trong vấn đề quản lý nhắc nhở người công nhân sản xuất đồng thời phải có sự điều chỉnh nhân lực cho phù hợp với công việc để đạt hiệu quả cao. Sau đây là danh mục máy móc thiết bị của công ty ( tính đến tháng 03 năm 2011 ) Bảng 2.1: Danh mục máy móc thiết bị STT Tên MMTB Xuất xứ Tính năng loại Tổng Năm sd 1 DB2-H3 10 Nhật Đính bọ điện tử 3 2002 2 DL-888 Nhật Đính bọ điện tử 5 2003 3 DB2-B791 Mỹ Đính bọ điện tử 8 2004 4 DB2-B740 Mỹ Máy dệt 5 2002 5 FLM-10B Đức Máy dệt 6 2003 6 DB2-736 Nhật May chương trình 4 2002 7 DDL-550L Nhật May chương trình 8 2003 8 SL-2010 Mỹ 4 kim chỉ tết 14 2004 9 7200A Đức 4 kim chỉ tết 19 2002 10 LT2-H320 Đức 2 kim trần đè 6 2002 11 LT2-H240 Đức 3 kim trần đè 14 2004 12 LZ20 Nhật Máy vắt sổ kim 2 chỉ 11 2004 13 DT2-926 Nhật Máy cắt hình răng cưa 2 2004 14 L32-38 Nhật Máy cắt băng viền 5 2002 15 M-732 Mỹ 1 kim thắt nút 2 2002 16 FB-N310 Mỹ 1 kim thắt nút 5 2004 17 N52-65 Mỹ 1 kim thắt nút 12 2006 18 CZ-6025 Đức 1 kim có trục đẩy 8 2003 19 LK3-B430 Đức 1 kim có trục đẩy 12 2005 20 LK-1900HS Đức 1 kim có dao xén 13 2004 21 LK3-D430E Đức 1 kim có dao xén 13 2005 22 HTM 3500 Nhật 1 kim có thắt nút 15 2004 23 SPS-B1201 Nhật 1 kim có thắt nút 12 2005 24 LBH 1790 Nhật 1 kim tự động cắt chỉ 15 2003 25 LK-1903 Nhật 2 mũi kim thắt nút 13 2005 26 DF6-1404B Nhật 2 kim cơ động 5 2003 27 9803A Hàn 2 kim cơ động 7 2005 2.2.2. Quy trình công nghệ Bảng 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nguyên liệu Giác mẫu Cắt Máy vắt sổ KCS kiểm tra Đóng gói Giác mẫu: thiết kế, vẽ các mẫu mã trên vải sau đó chuyển xuống phân xưởng cắt. Công đoạn cắt: khi nhận được tài liệu gốc ( mẫu cắt, chỉ tiêu kỹ thuật ) các phân xưởng sản xuất sẽ làm nhiệm vụ pha cắt nguyên liệu theo lệnh của ban lãnh đạo công ty đảm bảo cắt theo đúng yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu kỹ thuật mà khách hàng yêu cầu, đảm bảo cung cấp kịp thời bán thành phẩm cho việc may sản phẩm. Công đoạn may: tiến hành chuyên môn hóa, theo các công đoạn theo đúng kỹ thuật trên cơ sở hợp đồng với khách hàng. Công đoạn KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm: sản phẩm sau khi đã được may xong sẽ được chuyển đến bộ phận KCS ở mỗi phân xưởng. Bộ phận này sẽ tiến hành kiểm tra lại một lần nữa sản phẩm trước khi đóng gói sản phẩm. Nếu có sai sót ở phần nào thì sản phẩm đó sẽ bị trả lại cho người thu hóa sản phẩm, người này trả lại cho tổ sản xuất tiến hành sửa chữa hoặc may lại. 2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008 - 2010 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Doanh thu 150.963 220.739 230.271 Tăng so với năm trước (%) 46,22 4,3 Lợi nhuận 11,5 25,9 28,5 Tăng so với năm trước (%) 125,2 10,04 Nộp ngân sách 9.428 11.688 11.840 Tăng so với năm trước (%) 23,9 1,3 Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Nhận xét: Những năm qua công ty luôn luôn đạt được nhiều thành công, tất cả những chỉ số quan trọng đều tăng theo từng năm và đặc biệt năm 2009 công ty đã tăng trưởng rất mạnh, nhưng sang năm 2010 công ty đã bị chững lại chút ít nhưng vẫn đạt được đà tăng trưởng. Đó là vì công ty đã có những chiến lược đúng đắn, hiệu quả nhưng đến cuối năm 2009 đầu 2010 kinh tế Việt Nam chịu tác động chung với khủng hoảng tài chính sản phẩm xuất khẩu bị giảm sút làm cho các chỉ số bị suy giảm. Tuy nhiên ban quan trị công ty vẫn điều hành công ty đạt lợi nhuận. Việc công ty ngày càng phát triển cũng đồng thời vấn đề nhân lực càng trở nên bức thiết và quan trọng bởi vì đối với những doanh nghiệp may mặc như công ty thì nhân lực phổ thông cần được duy trì và tuyển dụng thêm khi doanh nghiệp phát triển. 2.3 Thực trạng quản lý và sử dụng lao động tại công ty 2.3.1 Đánh giá chung Con người là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của một doanh nghiệp nói chung và công ty Dệt may xuất khẩu Thành Công nói riêng. Với một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cao và kinh nghiệm dồi dào, công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên toàn quốc và trên thế giới. Do vậy, công ty đang nỗ lực hết mình để đào tạo một đội ngũ nhân viên theo đúng mục tiêu đã đặt ra, có những chương trình hỗ trợ đội ngũ nhân viên của mình phát triển những kỹ năng nghề nghiệp và trình độ quản lý. Quan trọng hơn, đội ngũ các nhà lãnh đạo cố gắng tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp để các nhân viên phát huy tối đa năng lực bản thân, có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Nỗ lực xây dựng một thương hiệu hàng đầu gắn với một môi trường làm viêc chuyên nghiệp, hiện đại, cùng chế độ đãi ngộ về lương, thưởng, đào tạo phát triển, đảm bảo đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng đều, vững về chuyên môn nghiệp vụ. 2.3.2 Thực trạng sử dụng lao động của công ty Vì là công ty kinh doanh, công việc luôn bận rộn nên Công ty luôn cần lực lượng lao động dồi dào để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, công ty phải tuyển thêm nhân viên; do vậy, lực lượng lao động tăng lên đã gây khó khăn trong vấn đề quản lý nguồn nhân lực trong Công ty. Mặt khác, do phải tuyển dụng thêm lao động, Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí tuyển dụng và chi phí này được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Đây là một phần chi phí để tính giá trị sản phẩm nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Đây là một trong những khó khăn của Công ty, vì vậy Công ty phải có biện pháp làm sao để giảm chi phí một cách tốt nhất. Dưới đây là bảng số liệu những năm gần đây về việc quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu Thành Công Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty Đơn vị Số LĐ Nhóm tuổi Trình độ văn hóa <25 25 - 35 >35 Phổ thông T.cấp/C.đẳng Đại học Sau ĐH Phòng GĐ 4 1 1 2 0 1 2 1 Phòng TC-LĐ-HC 18 3 12 3 5 8 3 2 Phòng KD-XNK 15 4 8 3 0 5 9 1 Phòng kế toán 5 1 2 2 0 2 3 0 Phòng kỹ thuật 20 4 12 4 3 12 8 0 Phòng QLĐH 5 1 2 2 1 1 3 0 Phòng KCS 15 3 6 6 0 15 0 0 PX dệt I 230 150 50 30 215 10 5 0 PX dệt II 240 162 62 20 230 6 3 1 PX may I 210 140 40 20 200 5 4 1 PX may II 225 205 17 3 216 7 1 1 PX hoàn thiện 175 100 30 25 170 3 1 1 Tổng cộng 1162 774 242 120 1040 75 42 8 Phần trăm ( % ) 100 66,6 20,8 12,6 87,5 7,2 3,6 1,7 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính lao động Nhận xét: Từ bảng số liệu ta thấy rằng lực lượng của công ty dệt may xuất khẩu Thành Công chủ yếu là lao động phổ thông chiếm tới 87,5%, lực lượng tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng chiếm 7,2%, trình độ đại học là 3,6% và ít nhất là sau đại học với tỷ lệ 1.7%. Nếu như quản lý theo độ tuổi lao động thì cũng từ bảng số liệu ta thấy nguồn lực của công ty là lực lượng trẻ chiếm ưu thế. Độ tuổi dưới 25 chiếm 66,6% tổng nguồn nhân lực của công ty, tiếp đó là đến độ tuổi 25 – 35 chiếm 20,8% và độ tuổi trên 35 chiếm 12,6% - một con số khá nhỏ. Đặc thù của nghề dệt may đó là sự chịu khó, nhiệt tình làm việc và năng động trong công việc, vì vậy lực lượng lao động trẻ rất phù hợp với công việc này. Với cơ cấu số công nhân dệt may chủ yếu dưới độ tuổi 25, công ty đã tận dụng được sự nhanh nhẹn, làm việc có năng suất và hiệu quả của đội ngũ này. Đồng thời kết hợp với sức lao động bền bỉ và giàu kinh nghiệm của đội ngũ công nhân lâu năm tạo nên một sự thành công lớn cho công ty. 2.3.3 Công tác tuyển dụng Để có được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, cần phải thực hiện tốt khâu tuyển dụng. Công ty dùng hình thức phỏng vấn cũng như tiến hành kiểm tra chặt chẽ trình độ, năng lực lao động trước khi tiến hành nhận nhân viên làm việc tại Công ty. Sau khi được tuyển dụng, số nhân viên này phải trải qua thực tế ít nhất là một tháng. Nếu trong quá trình thử việc, họ tỏ ra là người có khả năng hoàn thành tốt công việc được giao thì sẽ được ký hợp đồng lao động với Công ty, ngược lại nếu ai vi phạm kỷ luật hoặc lười biếng hoặc năng lực quá kém so với yêu cầu của công việc thì Công ty sẽ không ký hợp đồng. Người ra quyết định cuối cùng là Giám đốc Công ty. Sau khi số nhân viên mới hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, Giám đốc sẽ xem xét và đi đến tuyển dụng lao động chính thức. Công ty sử dụng các loại hợp đồng sau: Hợp đồng thử việc: Nhân viên sau khi được tuyển dụng sẽ được ký hợp đồng thử việc (thời gian thử việc tối đa là 2 tháng). Trong thời gian này, nhân viên không được hưởng bất kỳ một khoản phụ cấp nào của Công ty như ăn trưa, nghỉ mát, bảo hiểm... Đồng thời sẽ có một quyển sổ theo dõi thử việc ghi lại các công việc được giao và những đánh giá. Trong quá trình thử việc, người nhân viên sẽ được giao nhiều nhiệm vụ khác khau, đồng thời chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm hướng dẫn cũng như kiểm tra mọi mặt xem xét họ có đáp ứng được các yêu cầu công việc hay không, khả năng giải quyết các vấn đề đó đến đâu, ý thức chấp hành kỷ luật như thế nào? Kết thúc quá trình thử việc, nhân viên phải làm một bản báo cáo về những vấn đề mình biết và học hỏi được trong quá trình thử việc để nộp cho Giám đốc quyết định có nhận hay không. Hợp đồng lao động và đào tạo: Nhân viên sau khi thi tuyển được ký hợp đồng lao động với thời gian tối đa là 8 tháng để thử thách. Trong thời gian ký hợp đồng lao động thử việc, Công ty có thể từ chối tuyển dụng người lao động với bất kỳ lý do nào. Nhân viên sau khi kết thúc thời gian thử việc, nếu đủ điều kiện và năng lực làm việc sẽ được tiếp tục ký hợp đồng lao động đầu tiên với thời hạn 3 năm. Đây là khoảng thời gian nhân viên học hỏi về mọi mặt. Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của công ty theo giới năm 2010 STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % 1 Lao động trực tiếp 912 78,5 2 Lao động gián tiếp 250 22,5 3 Lao động nam 412 35,5 4 Lao động nữ 750 65,5 Tổng số lao động 1162 100 Nguồn: Phòng tổ chức lao động hành chính Nhận xét: Rõ ràng cơ cấu lao động của công ty là ít nam nhiều nữ, việc bố trí nhân viên lao động như thế này rất phù hợp với quy luật vì lao động trực tiếp của nghề may cần tính cẩn thận và kiên trì phù hợp với phái nữ. Mục đích của việc tuyển dụng: Nhằm đảm bảo cung cấp lực lượng lao động phù hợp về yêu cầu chuyên môn kỹ năng nghề nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh. Việc tuyển nhân viên mới rất quan trọng vì nó quyết định tương laic cho công ty, đây là mấu chốt cho cả chu trình hoạt động kinh doanh của công ty. Trách nhiệm và quyền hạn: Thuộc trách nhiệm và quyền hạn của phòng tổ chức lao động hành chính và các phòng ban có liên quan Nội dung tuyển dụng: Kế hoạch tuyển dụng: Căn cứ vào nhu cầu phát triển, bổ sung nguồn nhân lực nhằm mở rộng quy mô sản xuất mà công ty xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động, sau đó trình lên giám đốc duyệt và thực hiện. Vào cuối mỗi năm công ty tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển dụng cho năm tới và trong một số trường hợp đặc biệt khi cần có nhu cầu đột xuất thì cũng có thể tiến hành tuyển dụng theo sự chỉ đạo của ban quản lý. Phương thức tuyển dụng: Đối với tuyển dụng trong nội bộ, phòng tổ chức lao động hành chính viết thông báo gửi đến các đơn vị trong công ty. Đối với tuyển dụng bên ngoài, phòng tổ chức lao động hành chính viết báo cáo trình lên giám đốc và sau đó đăng tin lên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi thông báo tuyển dụng tới các cơ sỏ đào tạo nghề nghiệp chuyên nghiệp. Ưu tiên trong tuyển dụng: Con em ruột của cán bộ công nhân viên trong công ty đã có nhiều đóng góp tích cực trong công việc, có những thành tích trong lao động và công tác như: Học viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề trực thuộc công ty. Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có thành tích học tập xuất sắc và có tay nghề phù hợp với công việc của công ty. Tiêu chuẩn tuyển dụng: Có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT trở lên. Chuyên môn nghiệp vụ phải đáp ứng được yêu cầu của công việc ứng với từng vị trí của người lao động. Sức khỏe phải đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định của Bộ y tế. Nộp hồ sơ đúng hạn, đầy đủ với quy định của công ty, lý lịch rõ ràng. Đối với công nhân dệt may đòi phải có chứng nhận tay nghề được đào tạo 3 tháng trở lên. Với công nhân điện cơ khí yêu cầu phải có bằng chuyên môn đào tạo từ 12 tháng trở lên. Với các lao động giản đơn khác thì chỉ cần trình độ THPT trở lên. 2.3.4. Công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty 2.3.4.1. Một số biện pháp quản lý nguồn nhân lực của công ty Trong những năm qua các nhà quản lý công ty đã chú tâm đến công việc này, họ đã đưa ra rát nhiều biện pháp tích cực nhằm đà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu Thành Công.doc
Tài liệu liên quan