Chuyên đề Thực trạng về công tác tổ trí và sử dụng lao động tại công ty cổ phần du lịch Bưu điện

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu

Chương I. Cơ sở lý luận của công tác bố trí sử dụng lao động trong doanh

nghiệp du lịch

1.1. Một số vấn đề về quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp du lịch

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của lao động trong doanh nghiệp dulịch

1.1.2. Sự cần thiết và vai trò của công tác quản trị nguồn nhân lực

1.1.3. Nội dung chủ yếu của công tác quản trị nguồn nhân lực

1.2. Công tác tổ chức bố trí và sử dụng lao động trong doanh nghiệp du lịch

1.2.1. Vị trí và vai trò của công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực

1.2.2. Nội dung của công tác bố trí và sử dụng lao động

Chương II. Thực trạng về công tác bố trí và sử dụng lao động tại công ty

Cổ phần du lịch bưu điện

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty du lịch bưu điện

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.2. Phân tích thực trạng công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực tạicông ty

2.2.1. Tình hình lao động tại công ty

2.2.2. Thực trạng công tác bố trí và sử dụng lao động tại công ty

2.2.3. Đánh giá chung về công tác bố trí và sử dụng lao động tại công ty du lịch Bưu điện

Chương III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác tổ chức bố trí và sử dụng nguồn nhân lực

3.1. Xây dựng mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn mới

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng lao động

3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và sắp xếp lại đội ngũ lao động tại Công ty cổ phần du lịch bưu iện

3.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng định mức lao động

3.2.3. Hoàn thiện các nội quy, quy chế làm việc và thực hiện nghiêm chỉnh

chặt chẽ hơn các quy chế đã xây dựng

3.2.4. Coi trọng công tác tổ chức chỗ làm việc cho nhân viên

3.3. Một số đề xuất và kiến nghị

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5912 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng về công tác tổ trí và sử dụng lao động tại công ty cổ phần du lịch Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nhưng chưa mang lại hiệu quả cao ngoài những nguyên nhân khách quan chung của toàn ngành du lịch, các đơn vị chưa phát huy hết được năng lực kinh doanh, chưa có thị trường khách ổn định, các dịch vụ bổ trợ còn thiếu làm giảm độ thu hút khách, năng suất phòng bình quân đạt 35%, số ngày khách lưu trú 1,5 ngày/khách. Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh khách sạn năm qua đạt 17,3 tỷ đồng đạt 94% kế hoạch tăng 51% so với năm 2002. Lãi gộp là 1,18 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh khách sạn bao gồm hoạt động kinh doanh buồng ngủ, kinh doanh hàng ăn uống, kinh doanh các dịch bổ sung khác. - Kinh doanh lưu trú có doanh thu lớn nhất trong kinh doanh khách sạn chiếm 57% trong tổng số doanh thu khách sạn. Doanh thu thực hiện là 9,9 tỷ đồng đạt 77% kế hoạch, tăng 40% so với năm 2002. Lãi gộp là 1 tỷ đồng. - Đối với kinh doanh hàng ăn uống doanh thu đạt 6,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 38% trong tổng doanh thu khách sạn, đạt 124% kế hoạch, tăng 70% so với năm 2002 nhưng lại không mang lại hiệu quả lãi gộp (-146) triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu là đo khâu quản lý chí phí nguyên vật liệu yếu làm giá thành tăng cao. Đây chính là những hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho năm tới. - Hoạt động các dịch vụ bổ trợ khác như: dịch vụ điện thoại, cho thuê hội trường, giặt là… trong năm qua đã mang lại hiệu quả và tập trung chủ yếu ở hai khách sạn lớn là Hạ Long và Vũng Tàu với doanh thu là 752 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,3% trong tổng doanh thu khách sạn, đạt 92% kế hoạch, tăng 36% năm 2002, lãi gộp là 251,5 triệu đồng. b. Hoạt động kinh doanh lữ hành: Tổng lượt khách lữ hành là 3.172 lượt khách đạt 73% kế hoạch tăng 84% so với 2002 trong đó khách nội địa là 2.182 lượt khách đạt 103% kế hoạch (khách trong Ngành là 1.104 chiếm 51%); khách quốc tế là 974 đạt44% kế hoạch tăng 46% năm 2002 (khách trong Ngành là 871 chiếm 89% lượng khách quốc tế). Là dịch vụ kinh doanh chủ yếu của công ty với doanh thu đạt được chiếm 31% trên tổng doanh thu thực hiện, dịch vụ này trong năm vẫn chưa tận dụng được lợi thế là công ty du lịch của Bưu điện thị phần trong Ngành chỉ đạt 30%, chưa mở rộng được thị trường nội địa và inbound, chất lượng của các tour chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và còn đơn điệu, chưa khảo sát và xây dựng được các tour đồng thời chưa có các đối tác truyền thống có năng lực để cung cấp các dịch vụ có chất lượng và giá cả hợp lý. Tổng doanh thu lữ hành đạt được là 10,6 tỷ đồng đạt 63% kế hoạch, tăng 38% so với năm 2002. Lãi gộp đạt (-48.601) triệu đồng. c. Các hoạt động kinh doanh khác: Các hoạt động kinh doanh khác của công ty bao gồm hoạt động kinh doanh vận chuyển, kinh doanh cho thuê mặt bằng, đại lý vé máy bay, đại lý thẻ cào thẻ card chiếm tỷ trọng 12% trong tổng doanh thu nhưng hoạt động này cũng đã đạt được chỉ tiêu về doanh thu là lợi nhuận, tăng trưởng so với năm 2002. Mặc dù chưa khai thác được tối đa hiệu suất sử dụng nhưng công ty đã tận dụng một số cơ hội và lợi thế để cho thuê mặt bằng, kinh doanh vận chuyển. Điều đáng chú ý là dịch vụ kinh doanh thẻ cào thẻ card là một dịch vụ mới bước đầu cũng đã mang lại hiệu quả sẽ được phát triển mạnh trong năm tiếp theo. Tổng doanh thu là 4,26 tỷ đồng, lãi gộp là 866 triệu đồng. d. Hoạt động kinh doanh thương mại: Trước tình hình kinh doanh du lịch có nhiều biến động không thuận lợi cuối năm công ty có hướng phát triển, mở rộng thêm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu điện thoại của hãng SONY-ERICSSON để phấn đấu trở thành nhà phân phối chính thức điện thoại của hãng này vào đầu năm 2004. Có thể nói hoạt động thương mại đã mang lại hiêu quả. Tổng doanh thu hoạt động thương mại là 2,5 tỷ đồng chiếm 7,3% tổng doanh thu công ty, lãi gộp là 41,4 triệu đồng. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY. 2.2.1. Tình hình lao động tại công ty. a. Số lượng lao động: Số lượng lao động bình quân năm 2003 của Công ty là 230 người tăng hơn 33 người so với năm 2002. Như vậy tỷ lệ tăng của năm 2003 so với năm 2002 là +16,75%. Trong đó số lao động tại công ty năm 2003 tại các đơn vị trực thuộc được biểu diễn dưới bảng tổng hợp như sau: Bảng 1: Số lượng lao động tại Công ty Đơn vị: Người STT Tên Đơn Vị Không xác định Xđ thời hạn Thử việc Mùa vụ Tổng số Tỷ lệ % 1 Văn phòng Công ty 18 5 0 2 25 10,87 2 Trung tâm lữ hành 4 14 0 1 19 8,26 3 Khách sạn BĐ Tam Đảo 1 4 0 0 5 2,17 4 Khách sạn BĐ Sầm Sơn 1 7 0 0 8 3,48 5 Khách sạn BĐ Cửa Lò 5 2 0 0 7 3,04 6 Khách sạn BĐ Vũng Tàu 10 48 0 8 66 28,70 7 Khách sạn BĐ Hạ Long 13 63 0 0 76 33,04 8 Trung tâm thương mại dịch vụ 2 9 0 1 12 5,22 9 Chi nhánh Công ty 2 6 0 4 12 5,22 Tổng số 56 158 0 16 230 100 b. Chất lượng đội ngũ lao động: Chất lượng đội ngũ lao động dược biểu hiện qua các chỉ tiêu về cơ cấu giới tính, các chỉ tiêu về trình độ ngoại ngữ, học vấn, ngoài ra trong du lịch còn có những yếu tố không thể thiếu được là trình độ hiểu biết tâm lý khách, văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ứng xử. * Cơ cấu lao động theo độ tuổi giới tính: Trong kinh doanh du lịch tính đặc thù của nó được thể hiện qua giới tính của lao động. Trong ngành nghề du lịch lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nam và là lao động trẻ, đặc biệt là các cán bộ tại bộ phận trực tiếp giao tiếp với khách như lễ tân, bar, bàn, hướng dẫn viên… Còn những bộ phận làm việc căng thẳng đòi hỏi sức chịu đựng cao thì lao động nam lại chiếm ưu thế. Lao động của công ty phần lớn có độ tuổi không cao lắm, tập trung chủ yếu vào hai độ tuổi từ 35-50 và từ 25-35 được phân đều ra các phòng ban và các bộ phận. Số lượng lao động dưới 25 tuổi có 11 người trong đó có 4 nam và 7 nữ tập trung chủ yếu ở bộ phận lễ tân và phòng hướng dẫn chiếm tỷ lệ khoảng 4,8% lao động toàn công ty. Số lao động có độ tuổi từ 25-35 có 81 người trong đó có 29 nam và 22 nữ chiếm 35,2% lao động toàn công ty. Số lao động có độ tuổi từ 35-50 có 128 người gồm 41 nam và 87 nữ chiếm tỷ lệ khoảng 55,7% tổng số lao động của công ty. Còn lại công ty có 10 người có độ tuổi trên 50 chiếm khoảng 4,3% tổng số lao động. Trong công ty tỷ trọng lao động nam và nữ là đều bằng nhau cùng có số lao động là 115 người. Trung tâm lữ hành có độ tuổi bình quân thấp nhất công ty là 27 tuổi, đây cũng là độ tuổi bình quân phù hợp với hướng dân viên là 23-30 tuổi, do vậy cần tiếp tục trau dồi nghiệp vụ và tích luỹ kinh nghiệm nhằm thực hiện công tác ngày càng hoàn thiện hơn. Còn độ tuổi bình quân cao chủ yếu tập trung trong các bộ phận quản lý chức năng của công ty, độ tuổi bình quân khoảng 48 tuổi, ở độ tuổi này rất phù hợp với các vị trí lãnh đạo trong công ty bởi lẽ họ đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh. Nhìn chung về cơ cấu giới tính cũng hợp lý nhưng về cơ cấu độ tuổi chưa phù hợp. Để đạt hiệu quả cao công ty cần khắc phục tình trạng trên bằng việc trẻ hoá đội ngũ lao động. * Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên tại công ty: Nhìn chung công ty cổ phần du lịch Bưu điện có số lượng người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chưa được cao với 95 người chiếm khoảng 41,3% lao động toàn công ty. Số lao động còn lại chủ yếu là trung cấp và bằng nghề chiếm tới 58,7% tổng số lao động. Qua đó thấy được chất lượng lao động tại công ty chưa được cao, đòi hỏi cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên. Hơn nữa, điều bất cập tại Doanh nghiệp là tỷ lệ lao động công tác chưa đúng ngành nghề còn cao. Lý do là do các khách sạn tại công ty chủ yếu được nâng cấp từ các nhà nghỉ, nhà điều dưỡng phục cụ cho công nhân viên chức Bưu điện, do vậy sẽ có những cán bộ công nhân viên thuộc cơ chế cũ có trình độ chuyên môn chưa cao cộng với những cán bộ công nhân viên trong ngành Bưu điện chuyển công tác sang các bộ phận không đúng với chuyên ngành đào tạo. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi công ty một mặt cần phải đào tạo thường xuyên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, một mặt chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng những lao động mới có chuyên ngành phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty, thêm vào đó công ty cũng cần sàng lọc những nhân viên có hợp đồng lao động có xác định thời hạn mà có trình độ chuyên môn không phù hợp để lập kế hoạch thuyên giảm lao động hoặc chuyển công tác khác phù hợp hơn. * Trình độ ngoại ngữ: Trong ngành du lịch ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên đặc biệt quan trọng vì họ phải tiếp xúc với không chỉ khách du lịch trong nước mà còn phải tiếp xúc với cả khách du lịch quốc tế. Không những có khả năng giao tiếp được với khách du lịch mà còn cần phải hiểu biết được phong tục tập quán cũng như tâm lý của từng loại khách với các quốc tịch, độ tuổi nghề nghiệp khác nhau. Về trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên trong công ty chưa được cao, trong đó trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên chủ yếu được đào tạo hệ không chính quy. Số lượng nhân viên thành thạo 2 ngoại ngữ còn chưa nhiều, đặc biệt chỉ tiêu này rất cần cho lao động hướng dẫn viên. Do vậy, để nâng cao chất lượng phục vụ và thu hút khách quốc tế đòi hỏi cán bộ trong công ty phải chịu khó học hỏi và bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ. 2.2.2. Thực trạng công tác bố trí và sử dụng lao động tại công ty. a. Tình hình xác định định mức lao động tại công ty: Định mức lao động là một quá trình nghiên cứu xây dựng và áp dụng vào thực tiễn những mức lao động có căn cứ khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Định mức lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với vấn đề quản trị nhân sự, định mức lao động phù hợp vừa đảm bảo nâng cao năng suất lao động đồng thời còn đảm bảo khả năng làm việc lâu dài và giữ gìn sức khoẻ cho người lao động bằng việc quy định chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Hiện tại Công ty cổ phần du lịch Bưu điện vẫn dùng phương pháp định biên để định mức lao động. Đầu mỗi năm kinh doanh, ban lãnh đạo công ty và các phòng chức năng sẽ căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm trước và mục tiêu của ngành, định hướng phát triển của công ty trong năm đó để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu như chỉ tiêu khách, chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu lãi, xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu trừ tổng chi. Từ các chỉ tiêu đó công ty sẽ xây dựng bảng định mức lao động theo phương pháp định biên áp dụng cho từng bộ phận, số lao động định biên là số lao động theo kế hoạch cần thiết để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Số lao động định biên năm đăng ký phải đảm bảo được tốc độ tăng năng suất lao động sẽ tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Bảng 2: Bảng tổng hợp tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân STT Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 +(-) % 1 Tổng doanh thu Triệu đ 19.683 34.808 15.125 76,84 2 Số LĐ bình quân Người 197 230 33 16,75 3 NSLĐ bình quân Trđ/ng 99,91 151,34 51,43 51,48 4 Tổng quỹ lương 1000đ 2.172 3.247 1.075 49,49 5 Tiền lương bình quân Nghìn/ng/th 918,782 1176,440 257,658 28.04 b. Công tác tổ chức lao động và công việc tại công ty. * Tổ chức và phân công lao động. I. Đối với lao động khối văn phòng: Lao động gián tiếp được tổ chức quản trị theo cơ cấu chức năng, trong đó các trưởng (phó) phòng ban sẽ phụ trách từng chức năng theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc công ty. Các trưởng phòng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty về hoạt động và nội dung công việc của Phòng. Ưu điểm của kiểu cơ cấu này là giám đốc Doanh nghiệp được sự trợ giúp của các trưởng phòng chức năng nên có khả năng giải quyết các vấn đề chuyên môn tốt hơn mà không đòi hỏi Tổng giám đốc Doanh nghiệp phải có kiến thức chuyên môn toàn diện và chuyên sâu. Hơn nữa, cơ cấu này rất phù hợp với việc thực hiện chuyên môn hoá lao động quản trị và cho phép nâng cao chất lượng các quyết định ở các cấp quản lý. Tuy nhiên, cơ cấu này có hạn chế cơ bản là do có sự chuyên môn hoá sâu theo chức năng nên rất dễ xảy ra xu hướng vì lợi ích riêng của từng chức năng lấn át lợi ích chung của toàn Doanh nghiệp, điều này trong kinh doanh du lịch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Do đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà lãnh đạo các chức năng, nếu không ảnh hưởng tới hiệu lực của toàn bộ cơ cấu công ty. Ban Giám đốc Phòng kế hoạch và đầu tư Phòng tài chính kế toán Trung tâm lữ hành Các cơ sở kinh doanh khách sạn Phòng tổ chức hành chính Trung tâm thương mại dịch vụ và du lịch Sơ đồ 2: Tổ chức hợp tác lao động khối văn phòng II. Đối với lao động tại Khách sạn Khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là chủ yếu, ngoài ra còn có thể kinh doanh một số dịch vụ bổ sung như: ăn uống, vui chơi giải trí... phục vụ khách du lịch. Đối với các khách sạn có quy mô nhỏ công ty áp dụng cơ cấu quản trị trực tuyến. Cơ cấu này tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng, đảm bảo mỗi cấp dưới chỉ có một cấp trên phụ trách, mối quan hệ trong tổ chức được tiến hành theo chiều dọc và hoạt động quản trị được tiến hành theo tuyến. Do vậy, cơ cấu này tạo ra sự thống nhất, tập trung cao độ, xác định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng. Giám đốc Tổ trưởng bộ phận lễ tân, bảo vệ Tổ trưởng bộ phận buồng Tổ trưởng bộ phận kế toán hành chính Tổ trưởng bộ phận Bàn, Bar, Bếp Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Sơ đồ 3: Tổ chức hợp tác lao động tại khách sạn BĐ có quy mô nhỏ Đối với các khách sạn lớn như: khách sạn BĐ Vũng Tàu, khách sạn BĐ Hạ Long thì công ty chọn cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến – chức năng. Kiểu cơ cấu tổ chức này có nhiều ưu điểm: Giám đốc khách sạn nắm toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo nguyên tắc một thủ trưởng. Mặt khác, giám đốc khách sạn thường xuyên được sự trợ giúp của các phòng ban chức năng để chuẩn bị ra các quyết định, hướng dẫn và tổ chưc thực hiện các quyết định. Tuy nhiên, trong kiểu cơ cấu này đòi hỏi giám đốc khách sạn phải giải quyết mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng và các bộ phận trực tuyến. Giám đốc PGĐ phụ trách lưu trú Văn phòng Lưu trú Buồng Bar Bàn Bếp PGĐ phụ trách DV ăn uống Đón tiếp, bảo vệ Tổ dịch vụ bổ sung Tổ bảo trì, sửa chữa Tổ Bar Ca I Ca II Tổ chế biến Tổ cung ứng Tổ phục vụ Sơ đồ 4: Tổ chức hợp tác lao động tại khách sạn BĐ (áp dụng cho các khách sạn trung bình 80 phòng trở lên) III. Trung tâm lữ hành: Cơ cấu quản trị tại trung tâm lữ hành được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Giám đốc trung tâm có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của trung tâm. Các bộ phận nghiệp vụ hiệp tác và hoàn thành công việc được bàn giao, các bộ phận này chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được phân công phụ trách. GIÁM ĐỐC Phòng thị trường Phòng điều hành Phòng hướng dẫn du lịch Sơ đồ 5: Tổ chức hợp tác lao động tại trung tâm lữ hành IV. Trung tâm thương mại và dịch vụ: Đứng đầu Trung tâm là Giám đốc Trung tâm do Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, Giám đốc Trung tâm là người điều hành , quản lý và chịu trách nhiệm trứơc Tổng giám đốc Công ty và trứơc pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị. Giúp việc giám đốc Trung tâm có phó giám đốc Trung tâm, Phụ trách kế toán , phụ trách các phòng trực thuộc Trung tâm ; là người chịu sự điều hành phân công trục tiếp của giám đốc Trung tâm . Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, miễm nhiệm phó giám đốc Trung tâm , Phụ trách kế toán theo đề nghị của giám đốc Trung tâm . Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm, miễm nhiệm các chức danh phụ trách các phòng trực thuộc Trung tâm. Giúp việc giám đốc Trung tâm có các phòng các chuyên viên, các nhân viên thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của các phòng trực thuộc Trung tâm. Mô hình và cơ cấu tổ chức của Trung tâm sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của Trung tâm trong từng thời kỳ . Giám đốc TT Phó giám đốc TT Phòng Tổng hợp Phòng kinh doanh Phòng du lịch Các cửa hàng, nhà hàng Sơ đồ 6: Tổ chức hợp tác lao động tại trung tâm thương mại và dịch vụ * Xác định quy chế làm việc. Thời giờ làm việc: Thời giờ làm việc của người lao động trong Công ty cổ phần du lịch Bưu điện (Công ty) trong điều kiện và môi trường bình thường là 8 giờ/ngày, cụ thể: Làm việc theo giờ hành chính Buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 12 giờ 00. Buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30. Tuỳ theo điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, người sử dụng lao động có thể thay đổi thời gian bắt đầu làm việc cho phù hợp Làm việc theo ca: Tuỳ theo điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, người sử dụng lao động quy định thời giờ làm theo ca trên cơ sở không trái với những quy định của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc. . Thời giờ làm việc đối đối với người lao động làm các công việc đặc thù như tạp vụ, lái xe... thực hiện theo Thoả ước lao động tập thể và Hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. .Thời giờ làm thêm. Thời giờ làm thêm của người lao động không quá 4 giờ trong một ngày; không quá 14 giờ trong bốn ngày liên tục; không quá 16 giờ trong một tuần và không quá 200 giờ trong một năm. Trong trường hợp khẩn cấp như thiên tai, hoả hoạn, sự cố đặc biệt... Người sử dụng lao động có quyền huy động thời giờ làm việc vượt quá số giờ quy định tại khoản 2 của Điều này. Người lao động làm việc thêm giờ được trả lương theo quy định của Bộ luật Lao động. .Thời giờ học tập chuyên môn, nghiệp vụ. Người lao động làm việc tại Công ty được sử dụng thời giờ làm việc để học tập, nâng cao trình độ, bổ túc chuyên môn nghiệp vụ, thi nâng bậc, huấn luyện bảo hộ lao động định kỳ hàng năm, nhưng không vượt quá 60 giờ trong một năm. Người lao động có yêu cầu học tập ngoài thời giờ quy định trên, do Lãnh đạo Công ty xem xét, quyết định. .Thời giờ hội họp Thời giờ Giao ban Tại Văn phòng Công ty: quy định một tuần 1 lần. Mỗi lần không quá 4 giờ. Tại các đơn vị: Phụ trách đơn vị bố trí sắp xếp phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị Giám đốc các đơn vị trực thuộc dự họp giao ban tại Văn phòng Công ty vào buổi giao ban cuối cùng của mỗi quý. Thời giờ hội thảo Các cuộc hội thảo trong nội bộ Văn phòng Công ty do Lãnh đạo Công ty quyết định và phải được đăng ký trong Lịch công tác tuần. Các cuộc hội thảo trong nội bộ văn phòng Công ty coi như buổi làm việc bình thường. Mọi người được mời dự có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm và tham gia với tinh thần trách nhiệm. Thời giờ nghỉ ngơi .Nghỉ giữa ca Người lao động làm việc liên tục 8 giờ theo giờ hành chính được nghỉ giữa giờ 30 phút và được tính vào giờ làm việc. Người lao động làm việc theo liên tục 8 giờ theo ca, được nghỉ 30 phút giữa ca và được tính vào giờ làm việc nếu làm việc vào ban ngày; được nghỉ 45 phút giữa ca và được tính vào giờ làm việc nếu làm việc vào ban đêm. Đối với những công việc mang tính chất liên tục, người lao động phải được bố trí luân phiên nghỉ giữa ca để không làm ảnh hưởng đến công việc chung. .Nghỉ hàng tuần Đối với người lao động làm việc theo giờ hành chính được nghỉ 02 ngày/1 tuần vào ngày thứ 7 và chủ nhật. Đối với người lao động làm việc theo ca: cứ hết 5 ngày làm việc liên tục được nghỉ 2 ngày vào ngày tiếp theo. Người lao động được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. . Người lao động được hưởng chế độ nghỉ hàng năm thực hiện theo quy định tại các Điều 73, 74, 75, 76 và 77 của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. . Thời giờ nghỉ ngơi theo đặc thù của lao động nữ thực hiện theo quy định tại các Điều 114, 115, và 117 của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhìn chung, quy chế làm việc tại công ty cổ phần du lịch Bưu điện được xây dựng là rất hợp lý, quy chế hợp lý này sẽ giúp người lao động nâng cao được năng suất lao động và đem lại hiệu quả sử dụng lao động tối ưu cho công ty. * Tổ chức chỗ làm việc. Với mục tiêu không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất để tăng hiệu quả kinh doanh, công tác đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm thay thế một số trang thiết bị đã được thực hiện tốt. Trong năm qua Công ty đã tiến hành việc sửa chữa cho KSBĐ Cửa Lò, KSBĐ Tam Đảo; đầu tư trang thiết bị cho KSBĐ Hạ Long, Trung tâm thương mại và dịch vụ, Chi nhánh TP.HCM. Tuy nhiên việc đầu tư sửa chữa mua sắm mới chỉ thực hiện để thay thế những thiết bị hư hỏng và hết thời gian sử dụng chưa có sự đầu tư nâng cấp mới. Công ty cũng đã thực hiện từng bước kế hoạch đầu tư xây dựng mới tại các khu du lịch và Khách sạn đồng thời nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị tại các bộ phận nhằm mục đích cán bộ công nhân viên được công tác trong môi trường tốt và tạo điều kiện cho từng cán bộ công nhân viên được phát huy hết khả năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã sử dụng nguồn Vốn đầu tư phát triển và Quỹ phúc lợi tập trung để xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ gồm: Bảng 3: Cơ sở vật chất hiện có trong Công ty cổ phần du lịch Bưu Điện Đơn vị:1000 đồng Việt Nam TT Tên công trình ĐÃ ĐẦU TƯ TIẾP TỤC ĐẦU TƯ NỘI THẤT, VẬT DỤNG Tổng giá trị Vốn đầu tư phát triển Quỹ phúc lợi Vốn đầu tư phát triển Quỹ phúc lợi 1 KSBĐ Quảng Ninh Trong đó: 28.402.403 1.600.120 3.968.576 0 33.971.098 -Khối 5 tầng cũ 2.493.403 1.600.120 0 0 -Xây lắp khối 9 tầng 25.909.000 0 3.968.576 0 2 KSBĐ Vũng Tàu 0 34.066.445 0 3.550.633 37.617.078 3 KSBĐ Tam Đảo 431.194 1.316.399 0 0 1.747.593 4 KSBĐ Sầm Sơn 1.197.827 6.488.351 0 0 7.686.178 5 KSBĐ Cửa Lò 4.278.053 0 0 0 4.278.053 6 Dự án Đồ Sơn (Quyền sử dụng đất) 0 3.000.000 0 0 3.000.000 Tổng 30.031.424 50.749.367 3.968.576 3.550.633 88.300.000 2.2.3. Đánh giá chung về công tác bố trí và sử dụng lao động tại công ty du lịch Bưu điện. a. Đánh giá chung: Năm 2003 thực sự là một năm đầy thách thức đối với hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần du lịch Bưu điện và cũng là một năm Công ty thử sức mình trong một môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt. Là một đơn vị mới đi vào hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực còn mới của Ngành, đứng trước tình hình khó khăn chung của thị trường du lịch Công ty đã tận dụng và phát huy những thuận lợi sẵn có để đẩy mạnh kinh doanh. Những kết quả mà công ty đạt được là do công ty luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của Lãnh đạo Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công đoàn Bưu điện Việt Nam, Hội đồng quản trị Công ty và sự ủng hộ của các đơn vị thành viên trong ngành Bưu điện. Qua hơn một năm đi vào hoạt động kinh doanh Công ty đã cơ bản kiên toàn được bộ máy tổ chức, công tác quản lý điều hành tiếp tục được hoàn thiện ở tất cả các lĩnh vực công tác, hệ thống nội quy, quy chế nội bộ cũng từng bước được hoàn thiện. Đội ngũ lao động tiếp tục được nâng cao về năng lực trình độ, ý thức kinh doanh và tinh thần phục vụ, hưởng ứng các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thiện nhiệm vụ kế hoạch được giao. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Hội đồng quản trị về việc tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường công tác cán bộ, Công ty đã tập trung triển khai, thực hiện được các công việc sau: - Trình Hội đồng quản trị quyết định thành lập Trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch. Bộ phận nghiệp vụ du lịch thuộc Phòng kế hoạch công ty. - Nghiên cứu, đề xuất phương án hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế điều hành quản lý hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành; điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Trung tâm lữ hành, Chi nhánh công ty tại TP.HCM và các phòng chức năng công ty. - Tiến hành bổ nhiệm 08 cán bộ phụ trách các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc gồm: Trưởng phòng, Phó phòng Tổ chức – Hành chính; Giám đốc, Phụ trách kế toán Trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch; Phó giám đốc Chi nhánh công ty tại TP.HCM; Phó giám đốc Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu; Phó giám đốc Khách sạn Bưu điện Hạ Long; Phó giám đốc Khách sạn Bưu điện Tam Đảo. - Tiến hành tuyển dụng các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác để bổ sung tăng cường cho lực lượng cán bộ chủ chốt của Công ty. - Tăng cường công tác quản lý và sử dụng lao động để nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của người lao động. - Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về chế độ đối với người lao động, thực hiện chế độ báo cáo về quản lý, sử dụng lao động. Báo cáo tình hình thực hiện Luật Lao động tại Công ty và các đơn vị với cơ quan quản lý tại địa phương theo đúng quy định. - Tiếp tục hoàn chỉnh quy định về trả lương cho cán bộ công nhân viên. Tiền lương làm thêm giờ, làm thêm và các chế độ khác đối với người lao động được thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi mà công ty đạt được, Công ty cũng gặp không ít khó khăn và còn bộc lộ một số tồn tại yếu kém. - Chất lượng dịch vụ ở một số nghiệp vụ còn thấp và không ổn định, khả năng đáp ứng các dịch vụ cao cấp, các dịch vụ mang tính đặc thù còn hạn chế. - Mô hình của công ty chưa phù hợp với tình hình kinh doanh du lịch trong giai đoạn hiện nay, sắp xếp lao động chưa hợp lý, cơ cấu lao động vừa thừa, vừa thiếu , vừa yếu. Cán bộ quản lý tại một số đơn vị chưa đủ năng lực, kiến thức và trình độ tiếp cận, làm chủ dịch vụ kinh doanh. - Việc soạn thảo và ban hành các quy chế, quy định phục vụ cho việc điều hành quản lý còn chậm, sự phối hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL13.doc