Chuyên đề Thực trạng về tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4

GIỚI THIỆU 5

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525 7

I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 7

1.Lịch sử hình thành 7

2.Quá trình phát triển 8

II. Lĩnh vực hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 9

1. Lĩnh vực hoạt động 9

1.1. Kinh doanh 9

1.2. Đầu tư 10

1.3. Xây dựng 10

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 11

2.1. Nhiệm vụ của công ty 11

2.2. Quyền hạn của công ty 11

III. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 11

1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 11

2. Chức năng và nhiệm vụ 13

2.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 14

3. Đặc điểm nguồn lực của công ty 17

4. Cơ sở vật chất kỹ thuật 19

4.1. Năng lực trang thiết bị 19

5. Tình hình tài chính của công ty 20

6. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 21

6.1. Tình hình các mặt hoạt động 21

6.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 24

PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525 25

I. Đặc điểm về nguyên vật liệu, cách phân loại nguyên vật liệu của công ty 25

1. Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty 25

2. Phân loại nguyên vật liệu của công ty 26

II. Nội dung công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty 27

1. Xây dựng định mức tiêu dùng của công ty 27

1.1. Phương pháp đinh mức tiêu dùng nguyên vật liệu của công ty 27

2. Bảo đảm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh 28

2.1. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng 28

2.2. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ 29

2.3. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ 31

3. Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu 31

4. Tổ chức thu mua và tiếp nhận nguyên vật liệu 33

4.1. Tổ chức thu mua 34

4.2. Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu 34

5. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu 35

6. Tổ chức thanh quyết toán nguyên vật liệu 36

7. Thu hồi phế liệu phế phẩm 37

III. Công tác quản lý nhập kho nguyên vật liệu 38

1. Thủ tục nhập kho 38

2. Thủ tục xuất kho 39

PHẦN III. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 41

I. Cơ sở tiền đề cho việc hoàn thiện 41

1. Định hướng phát triển của công ty 41

2. Những tồn tại trong công tác quản lý nguyên vật liệu 42

2.1. Những kết quả đạt được 42

2.2. Những mặt còn tồn tại 42

II. Những kiến nghị 43

KẾT LUẬN 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng về tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức các bộ lao động) Qua bảng 1 ta thấy đội ngũ lao động của công ty có sự biến động qua các năm về số lượng. Năm 2009 tăng so năm 2008 là 56 người, với tỷ lệ tăng 24%. Điều này cho thấy trong năm 2008 do sự anh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên công ty đã không tuyển dụng nhân viên nhiều. Đến năm 2009 nền kinh tế cơ bản cũng đã thoát khỏi tình trạng này và sự ảnh hưởng của nó cũng đã giảm đi nhiều. Các công trình xây dựng và hoạt động buôn bán cũng diễn ra sôi nổi hơn. Do đó trong năm 2009 số lượng nhân viên tăng lên 56 người so với năm 2008 cũng là một điều tất yếu. Trong năm 2010 cùng với sự ổn định của nền kinh tế thì công ty cũng có sự phát triển và đạt được những gói thầu công trình tương đối lớn vì thế tổng số lượng nhân viên năm 2010 tăng thêm 26 người là một điều tất yếu. Một điểm dễ nhận thấy là số lượng nhân viên kinh tế và kĩ thuật không có nhiều biến động. Điều này thể hiện được chất lượng đội ngũ quản lý của công ty rất tốt. Bảng 2 : Cơ cấu đội ngũ lao động về mặt chất lượng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 1.Tổng số lao động 289 100 315 100 - Lao động nữ 21 7.26 21 6.66 - Lao động nam 268 92.74 294 93.33 2.Trình độ đào tạo 100 100 - Trên đại học 2 0.7 2 0.63 - Đại học 51 17.64 53 16.82 - Cao đẳng, trung cấp 40 13.84 51 16.20 - Lao động phổ thông 169 67.82 209 66.35 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao đông) Qua bảng 2 ta thấy lao động chủ yếu là nam (chiếm khoản 93%) đây cũng là sự hợp lý vì công việc của công ty là những công việc thích hợp với nam giới. Sự chênh lệch lớn trong chỉ tiêu giới tính là do đặc điểm lĩnh vực xây dựng đòi hỏi lực lượng lao động phải thường xuyên lưu động, làm việc ở những công trình xa, điều kiện lao động cũng như sinh hoạt khắc nghiệt. Mặc khác công việc hầu hết là công việc nặng nhọc nên công ty chỉ tuyển dụng nam công nhân. Còn nữ nhân viên của công ty thì chỉ làm việc tại các bộ phận phục vụ và các phòng chức năng nên số lượng cũng không nhiều (chỉ chiếm khoản 7%).. Số người có trình độ đại học cao hơn so số người có trình độ cao đẳng, trung cấp và lực lượng các lao động này đều tăng qua các năm. Tuy số lượng tăng không đáng kể nhưng cũng chứng tỏ được phần nào trình độ nhân viên của công ty. Là đơn vị trực tiếp sản xuất, tỷ lệ giữa bộ phận gián tiếp và trực tiếp như trên phần nào cho thấy sự tinh gọn trong bộ máy quản lý của Công ty. Sự thay đổi về tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp không đáng kể. Hằng năm, công ty còn có sự bổ sung thêm nguồn nhân lực mới vào ở các cấp độ khác nhau đặc biệt là nhân viên ở cấp độ quản lý thể hiện sự trẻ hoá đội ngũ lao động, tận dụng những nhân viên trẻ có năng lực, linh hoạt dễ thích ứng kịp thời trong môi trường kinh doanh hiện đại và tương lai. 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật 4.1. Năng lực thiết bị: Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, máy móc thiết bị thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của Công ty. Việc sử dụng và quản lý máy móc thiết bị một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, trái lại việc sử dụng không đúng máy móc thiết bị sẽ làm lãng phí nguồn lực, giảm hiệu suất lao động. Hiện tại máy móc tại công ty được thống kê qua bảng số liệu như sau: Bảng 3: Năng lực trang thiết bị của công ty năm 2010 STT Tên nguyên vật liệu Số lượng 1 - Máy khoan cọc nhồi đường kính 1200mm đến 2000mm 7 2 - Búa đóng cọc 4 3 - Dàn xe lao dầm 42mm 1 4 - Trạm trộn bê tông từ 45 đến 60m3/h 7 5 - Xe cần cẩu từ 12,5 đến 50 tấn 17 6 - Xe xúc lật và đào từ 0,7m3 -> 1,5m3 10 7 - Thiết bị xe đúc hẫng cân bằng 1 Các thiết bị hệ nổi 8 - Xe chuyển trộn bê tông 13 9 - Máy bơm bê tông 60m3/h 5 10 - Xe vận tải 20 11 - Xe đầu kéo 4 12 - Máy trộn bê tông từ 150 lít -> 750 lít 23 13 - Các thiết bị khác 20 (Nguồn: Phòng vật tư thiết bị) Thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển của Công ty tương đối đa dạng nhưng vẫn còn nhiều phương tiện đã cũ, phần trăm giá trị còn lại rất thấp, có những máy móc chỉ còn ở mức 30%. Công ty đã có chú ý đầu tư thêm một số thiết bị mới nhưng nhìn chung vẫn chưa đúng mức. Điều này phần nào làm hạn chế năng lực của Công ty. Vì vậy có nhiều thời điểm Công ty phải chọn giải pháp thuê thêm thiết bị nhàn rỗi của các doanh nghiệp khác đóng tại địa phương có công trình. 5. Tình hình tài chính của công ty: Bảng 4: Số liệu về tài sản và nguồn vốn của công ty ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 CL% 09/08 CL% 10/09 Tổng tài sản 150.470.422.836 140.618.570.614 201.628.541.660 -6.55 43.39 Tài sản dài hạn 28.151.436.912 37.435.873.117 50.915.170.105 33 36 Tài sản ngắn hạn 122.318.985.924 103.182.697.497 150.677.371.555 -15.64 46 Tổng nguồn vốn 150.470.422.836 140.618.570.614 201.628.541.660 -6.55 43.39 Nợ phải trả 123.460.967.739 111.828.764.173 160.587.910.385 -9.42 43.6 Vốn chủ sở hữu 27.009.455.097 28.789.806.241 41.040.631.275 6.59 42.55 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Về tài sản: Tài sản của công ty biến đổi không đồng đều qua các năm. Tài sản của công ty vào năm 2009 giảm 6.55 % so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 thì tài sản của công ty lại tăng lên một tỷ lệ rất lớn đó là 43.39 % so với năm 2009. Trong đó: - Tài sản dài hạn của công ty tăng nhanh vào năm 2009 đã tăng 33% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 36 % so với năm 2009 - Tài sản ngắn hạn của công ty vào 2009 giảm 15.64 % so với 2008 và vào năm 2010 thì lại tăng lên 46 % so với 2009 Ta nhận thấy rằng năm 2009 tài sản của công ty giảm đáng kể, và phần nào đánh giá được sự giảm tỷ trọng đầu tư của công ty trong năm này,những nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này là do ảnh hưởng của môi trường kinh tế và xã hội và những điều kiện tự nhiên trong năm 2009 và những năm trước đó: Bước vào năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Trong năm 2009, nước ta chịu ảnh hưởng của rất nhiều cơn bão và nhiều đợt lũ lụt gây thiệt hại nặng về người và tài sản. Chính những yếu tổ này phần nào làm giảm đi sự đầu tư của công ty trong năm này. Nhưng nhờ sự chỉ đạo nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của ban lãnh đạo công ty, sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn của các cán bộ nhân viên trong công ty đã nhanh chóng khắc phục tình trạng khó khăn và tiếp tục đầu tư và tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa trong năm 2010. Với năm 2010 công ty đã tăng cường việc thu hút các nguồn vốn để tăng cường đầu tư. Về nguồn vốn: Năm 2010 tăng nhanh so với 2009 là 43.6 %, nguồn vốn chủ sở hữu, năm 2009 tăng nhẹ so với năm 2008 là 6.59 %. Nhưng năm 2010 tốc độ tăng của vốn chủ sở hửu tăng lên tới 42.55 % so với 2009 Điều này chứng tỏ là do công ty đã bổ sung nguồn vốn góp từ tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5, vốn góp của các cổ đông khác và tăng cường vay vốn từ các ngân hàng và tổ chức tài chính..... để mở rộng sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của công ty. 6. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 6.1. Tình hình các mặt hoạt động: Mục tiêu của ông ty là không ngừng phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh, phát huy mọi năng lực để đạt được lợi nhuận cao nhất, cải thiện công tác quản lý kinh doanh, mở rộng địa bàn tìm kiếm đối tác nhằm nâng cao thu nhập cho công ty, đồng thời đảm bảo lợi ích của các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty trong xu thế mới, xu thế của hội nhập và toàn cầu hoá, trong điều kiện đất nước gia nhập WTO, xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt để tránh bị tụt hậu, công ty đã định hướng phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, đa sản phẩm trên cơ sở xác định nhiệm vụ xây dựng giao thông là một trong những nhiệm vụ chính, để phát huy được hết nguồn lực hiện có làm cơ sở cho sự lớn mạnh của công ty sau này. Công ty xác định và quan tâm các lĩnh vực như sau: - Quan tâm đầu tư công nghệ mới phục vụ ngành cầu, vì trước thực trạng thiết bị của công ty chúng ta chỉ phù hợp với các công trình vừa và nhỏ. Nếu thi công công trình lớn, kỹ thuật tiên tiến thì chúng ta không đủ khả năng, nhiều lúc đánh mất cơ hội. Vì vậy trong thời gian tới công ty phải đầu tư đổi mới công nghệ để duy trì mức tăng trưởng hàng năm là 20%. Xác định đầu tư công nghệ dầm liên tục, đà giáo di động phù hợp với xây dựng cầu thành phố và cầu vượt tuyến cao tốc. - Mở rộng thị trường địa ốc, tìm hiểu một số dự án đất tại các đô thị của các tỉnh như : Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng. - Đầu tư vào lĩnh vực văn phòng cho thuê cũng là một phương án tốt, trước mắt là xây dựng ở Quảng Bình, sau đó có thể phát triển ở thành phố Đà Nẵng. - Bắt đầu xây dựng siêu thị tại Quảng Bình để kinh doanh thương mại, đây là một ngành đưa lại lợi nhuận cao, trên cơ sở Công ty đã thuê được đất ở Đồng Hới - Quảng Bình. Tình hình kinh doanh của công ty được thể hiện cụ thể qua bảng 5: Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh toàn công ty năm 2010 ĐVT:VNĐ TT 31/12/2010 31/12/2009 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 212.722.919.675 186.093.908.073 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 212.722.919.675 186.093.908.073 Giá vốn hàng bán 191.120.381.996 167.803.152.959 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 21.602.537.679 18.290.755.114 Doanh thu hoạt động tài chính 128.878.862 128.771.876 Chi phí hoạt động tài chính 5.304.428.167 3.631.975.300 Trong đó: Chi phí lãi vay 5.304.428.167 3.314.590.664 Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.537.802.942 9.602.351.037 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.397.915.538 5.185.200.653 Thu nhập khác 12.145.630.590 2.553.881.524 Chi phí khác 8.871.647.285 1.802.871.461 Lợi nhuận khác 3.273.983.305 751.010.063 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 9.671.898.843 5.936.210.716 Chi phí thuế thu nhập hiện hành 1.706.765.713 1.106.328.104 Chi phí thuế thu nhập hoãn lại Lợi nhuận sau thuế TNDN 7.965.133.130 4.829.882.612 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2.545 2.143 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Dựa vào bảng 5 chúng ta thấy được năm 2010 công ty hoạt động hiệu quả hơn so với năm 2009. Chi phí bán hàng trên doanh số năm 2010 cao hơn so với năm 2009, điều đó dẫn đến lợi nhuận gộp trên doanh số năm 2010 cao hơn. Năm 2010 công ty đã biết tận dụng quy mô kinh doanh đạt thu nhập khác trên doanh số cao hơn so với năm 2009, làm tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên tổng doanh thu năm 2010 cao hơn năm 2009. Hơn nữa ta thấy doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty năm 2010 tăng so với 2009. Điều này cho thấy những hoạt động tài chính của công ty đã không ngừng phát triển. Và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009. Điều này cho thấy công ty đã từng bước khắc phục được những khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế và đạt được những thành quả nhất định từ hoạt động kinh doanh của công ty. Bảng 6: Doanh thu các mặt hoạt đông của công ty trong 3 năm gần đây Đvt:VNĐ Năm Tổng doanh thu Doanh thu trong lĩnh vực xây dựng Doanh thu trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh Doanh thu từ các hoạt động khác 2008 140.934.028.307 65%TDT 33% TDT 2% TDT 2009 186.093.908.073 63%TDT 34% TDT 3% TDT 2010 212.722.919.675 62%TDT 36%TDT 2%TDT (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Qua bảng số liệu trên ta thầy được công ty càng ngày càng phát triển và chú trọng hơn trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh. Cụ thể là trong năm 2008 thì doanh thu trong lĩnh vực đầu tư chiếm 33% tổng doanh thu nhưng đến năm 2010 chiếm đến 36% tổng doanh thu. Tuy vậy, xét về tổng thể thì hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của công ty vẫn là hoạt động chủ chốt. Bởi vì số doanh thu mà lĩnh vực này thu về vẫn là con số rất lớn so với hoạt động khác. Doanh thu ở lĩnh vực này chiếm 63% tổng doanh thu. Còn lĩnh vực đầu tư kinh doanh chỉ chiếm 33% tổng doanh thu và các hoạt động khác chỉ chiếm 4%. 6.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Kết quả hoat động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng dần qua các năm đặc biệt là từ khi thực hiện cổ phần hoá, để nắm rõ hơn về tình hình này sẽ tiến hành phân tích bảng sau: Bảng 7: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm: ĐVT: Đồng Năm Tổng doanh thu Lợi nhuận sau thuế 2008 140.934.028.307 3.448.086.401 2009 186.093.908.073 4.829.882.612 2010 212.722.919.675 7.965.133.130 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Trong năm 2008 đến 2009 doanh thu tăng lên nhưng còn chậm do vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Đến 2010 thì doanh thu của công ty tăng lên đáng kể tăng lên 65% so với năm 2009. Dưới tác động của cơ chế thị truờng và chuyển biến của nền kinh tế đất nước. Với tư cách là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì ngành xây dựng càng phát triển nên công ty đã dần dần từng bước khẳng định và củng cố năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện nguyên tắc cơ bản của kế hoạch kinh tế là tự trang trải và có doanh lợi. PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525 I. Đặc điểm về nguyên vật liệu cách phân loại của công ty 1. Đặc điểm của nguyên vật liệu của công ty a. Khái niệm nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được biểu hiện dưới hình thái vật chất, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đối tượng lao động, sức lao động là cơ sở cấu thành nên thực thể sản phẩm. b. Đặc điểm nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu của công ty phần lớn là có thể mua được ngay trong thị trường của nước ta và cũng có một số ít được nhập khẩu từ nước ngoài nhưng nhìn chung nguyên vật liệu của công ty rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Các nguyên vật liệu của công ty sẽ tham gia trực tiếp vào xây dựng và sản xuất kinh doanh nên một số ít có thể thay đổi về hình thái không giữ nguyên được trạng thái ban đầu chính vì thế công tác quản lý và bảo quản nguyên vật liệu tại công ty cần được quan tâm nhiều hơn. Dù nguyên vật liệu của công ty được thu mua ở đâu thì khi về đến công ty đều không được phép hao hụt, thanh toán và vận chuyển theo đúng số lượng thực tế nhập kho với chất lượng quy cách của vật liệu phải hợp với yêu cầu sản xuất, với kế hoạch của phòng kinh doanh. Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu phục vụ cho xây dựng các công trình cầu và đường bộ. 2. Phân loại nguyên vật liệu của công ty Nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng và phong phú về chủng loại thế nên việc phân loại nguyên vật liệu là rất khó khăn.Vì mỗi loại công trình thì cần những mỗi loại nguyên vật liệu chính phụ khác nhau để hoàn thành công trình đó là khác nhau. Tuy nhiên công ty đã căn cứ vào công dụng của nguyên vật liệu trong quá trình thi công thì nguyên vật liệu của công ty có thể chia thành các loại như sau thông qua bảng số liệu: Bảng 8: Bảng phân loại nguyên vật liệu của công ty NVL Chính NVL Phụ Nhiên liệu Phụ tùng thay thế - Các loại sắt, thép, xi măng, bê tông đúc sẵn, bấc thấm… - Các loại que hàn, đất đèn, các loại sơn màu, phụ gia… - Các loại dầu hỏa, dầu máy, dầu thủy lực… - Các loại cốp pha, dây xích, ốc vít và một số thiết bị thi công… (Nguồn: Phòng vật tư thiết bị) Ngoài ra công ty còn phân loại nguyên vật liệu căn cứ theo một số tiêu thức khác như: + Căn cứ vào nguyên vật liệu nhập trong nước và nước ngoài + Căn cứ vào mục đích cũng như nội dung quy định phản ánh các chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán vật liệu của doanh nghiệp được chia thành nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu như quản lý phân xưởng, bán hàng, quản lý doanh nghiệp… II. Nội dung công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty 1. Xây dựng định mức tiêu dùng của công ty Việc xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong công ty chính xác và đưa mức đó vào áp dụng trong sản xuất là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu và có cơ sở để quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu. Mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn là căn cứ để tiến hành kế hoạch hóa cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu tạo điều kiện cho hach toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua và thực hiện tiết kiệm trong công ty. 1.1 Phương pháp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu của công ty Phương pháp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng các mức đã được xác định. Hiện nay có rất nhiều phương pháp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu nhưng đa số các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sử dụng 3 phương pháp sau: + Phương pháp định mức theo thống kê kinh nghiệm + Phương pháp thực nghiệm + Phương pháp phân tích Dựa vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật và các điều kiện về sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đã lựa chọn phương pháp phân tích để định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho công ty. Khi thực hiện phương pháp này công ty phải biết kết hợp việc tính toán về kỹ thuật với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiêu hao nguyên vật liệu của công ty. Vì vậy khi thực hiện phương pháp này công ty đã tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Công ty tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu về định mức, đặc biệt là về thiết kế sản phẩm, đặc tính của nguyên vật liệu, chất lượng máy móc thiết bị… Bước 2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sử dụng và đề ra biện pháp phấn đấu giảm mức trong kỳ kế hoạch. Nhìn chung công ty đã áp dụng phương pháp này tương đối tốt. Phương pháp này mang lại cho công ty được sự chính xác và đưa ra được một mức tiêu dùng hợp lý nhất. Khi áp dụng phương pháp này thì định mức tiêu dùng trong công ty luôn nằm trong trạng được cải tiến. Ngoài ra khi áp dụng phương pháp này công ty cũng gặp phải một ít khó khăn đó là khi áp dụng phương pháp này nó đòi hỏi một lượng thông tin tương đói lớn toàn diện và chính xác mà đặc điểm của công ty là các công trình xây dựng ở xa và khác nhau nên khi tổng hợp thông tin tương đối khó khăn và gặp nhiều trở ngại. Nhưng với đội ngũ xử lý thông tin có trình độ và năng lực cao thì công ty vẫn thực hiện được công tác xây dựng đinh mức tiêu dùng hợp lý nhất. 2. Bảo đảm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh Đảm bảo toàn vẹn số lượng và chất lượng nguyên vật liệu là một điều rất cần thiết tại công ty vì nó là nơi tập trung thành phần của công ty trước khi đưa vào sản xuất và tiêu thụ. 2.1. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng Sự đa dạng của sản phẩm và quy trình sản xuất của mỗi công trình là khác nhau nên để đảm bảo cho quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty, công ty phải sử dụng một khối lượng vật liệu cần dùng tương đối lớn đa dạng về chủng loại.Đối với những công trình khác nhau thì nguyên vật liệu cần dùng là khác nhau. + Cách xác định số lượng nguyên vật liệu cần dùng của công ty: Bảng vẽ thiết kế công trình thi công Bảng khối lượng nguyên vật liệu cần dùng Trước khi tiến hành thi công thì phòng thiết kế sẽ thiết kế bảng vẽ thi công sau khi bảng thiết kế được duyệt và dựa trên bảng thiết kế đó công ty sẽ đưa ra bảng khối lượng nguyên vật liệu cần dùng cho công trình đó Việc xác định trước lượng nguyên vật liệu cần dùng sẽ giúp cho công ty có thể chuẩn bị trước ( mua về ) để chuẩn bị cho công việc thi công tránh tình trạng thất thoát và gián đoạn trong thi công. Đối với các công trình về cầu đường thì nguyên vật liệu chính là xi măng, sắt thép, gạch đá…Sau đây là một số nguyên vật liệu mà công ty đưa ra để phục vụ cho công trình cầu Bà Rén mà công ty đang thi công. Bảng 9: Bảng một số nguyên vật liệu cần dùng cho công trình(T2/2011) Đvt: Đồng Tên vật tư ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền - Xi măng HV PCB 40 tấn 10,00 1.235.000 12.350.000 - Thép D14, D16, D20 kg 891,00 16.800 14.968.800 - Thép D10, D28, D12 kg 2.793,00 17.300 48.318.891 - Đá 1x2 m3 11,00 300.000 3.300.000 - Đá cấp phối m3 44,00 200.000 8.800.000 - Và một số NVL khác 209.258.823 - Tổng cộng 285.881.514 (Nguồn: Phòng vật tư thiết bị) Với đội ngũ nhân viên lành nghề và cùng với sự chỉ đạo chính xác của ban lãnh đạo thì nhìn chung công ty đã thực hiện rất tốt việc xác định số lượng nguyên vật liệu phục vụ cho các công trình khác nhau đảm bảo cho tiến trình thi công tránh các tình trạng chậm trễ làm giảm tiến độ thi công và thất thoát nguyên vật liệu. Tuy nhiên trong quá trình thi công thì sẽ không tránh khỏi phát sinh những nguyên vật liệu khác nên việc xác định nguyên vật liệu cần dùng gặp không ít những khó khăn. 2.2. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ Tại công ty các sản phẩm chủ yếu là các công trình cầu, đường và có địa bàn khác nhau… nên khi các công trình được khởi công thì khối lượng nguyên vật liệu thường được chuyển thẳng tới các công trình để đưa vào trực tiếp thi công. Tuy nhiên để tránh sự biến động của nguyên vật liệu nên việc dự trữ một số nguyên vật liệu cần dùng lâu dài là vô cùng cần thiết đối với công ty. Tại công ty để xác định những nguyên vật liệu cần dự trữ thì công ty chia nguyên vật liệu thành 2 loại: Vật tư luân chuyển: Là các loại vật tư dùng trong thời gian dài từ công trình này đến công trình khác như các loại vật tư U, I… Chính vì thế những vật tư này công ty thường nhập về kho. Vật tư tiêu hao: Là loại vật tư tiêu hao hết trong quá trình sản xuất nên loại vật tư này công ty thường chuyển thẳng đến những công trình đang thi công như các loại sắt thép, gạch, đá… Bảng 10: Bảng tổng hợp một số nguyên vật liệu dự trữ tại công ty Đvt: tấn STT Tên vật tư ĐVT Khối lượng Năm 2009 Năm 2010 1 Cọc ván thép m 2.320,06 3.497,41 2 Cọc ván thép ½ m 117,24 130,38 3 I 100 m 8,63 11,25 4 I 200 m 796,70 1.582,60 5 I350 m 243,49 923,96 6 I550 dầm effel m 15,05 15,05 7 I600 dầm effel m 14,80 14,80 8 Ray P43 m 31,79 467,79 9 Ray P30 m 48,00 48,00 10 U 150 m 13,23 61,07 11 U 200 m 20,00 24,85 12 Ván khuông ống cống D700 tấm 2,00 2,00 13 Ván khuông thép các loại m2 494,940 761,93 14 Dầm Superty ngoài Bộ 1,00 1,00 15 Dầm Superty trong Bộ 1,00 1,00 Nguồn:(Phòng vật tư thiết bị) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được lượng nguyên vật liệu được dự trữ trong kho của công ty tương đối lớn và tăng lên so với năm trước điều này có nghĩa tình hình hoạt động của công ty ngày càng phát triển và đạt được nhiều hợp đồng thi công hơn. Để có được điều này ban lãnh đạo công ty đã chỉ đạo sáng suốt cùng với đó là sự nổ lực phấn đấu làm việc của đội ngũ nhân viên đã tạo đà cho công ty ngày càng được phát triển và tạo được niềm tin đến các công trình thi công mà công ty đang thực hiện. Tuy nhiên việc xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ của công ty còn gặp những khó khăn và thiếu sót như: Do hoạt động của công ty là xây dựng nên việc xác định những nguyên vật liệu cần dự trữ còn gặp nhiều khó khăn ( nguyên vật liệu dự trữ sẽ phục vụ cho công trình nào, số lượng công trình nhiều hay ít….) . 2.3. Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của tháng, quý và sổ nhu cầu vật tư được xét duyệt phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh tìm kiếm nguồn cung cấp thích hợp đảm bảo nguồn vật liệu đúng chất lượng, hợp lý về giá cả. Với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm nên việc xác định số lượng nguyên vật liệu cần mua cho công trình của công ty là rất tốt. Khi xác định số lượng nguyên vật liệu cần dùng để đảm bảo cho quá trình thi công thì công ty sẽ lên kế hoạch để tiến hành thu mua số lượng nguyên vật liệu đó. 3. Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu. Do lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là xây dựng và ở nhiều địa điểm khác nhau nên việc phải xây dựng một kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu là rất cần thiết cho công ty. Từ bản vẽ thiết kế thi công công trình công ty sẽ xác định khối lượng nguyên vật liệu cần dùng và dự trữ cho công trình và sau đó công ty sẽ xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu qua từng tháng. Hiện tại với sự chỉ đạo của ban giám đốc và đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm công ty đã thực hiện tốt việc tìm hiểu thị trường nguyên vật liệu trong nước cũng như ngoài nước và các nhu cầu nguyên vật liệu của các công trình đang thi công từ đó công ty đã đưa ra những kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu là cần mua những nguyên vật liệu gì và mua ở đâu là hợp lý nhất để đảm bảo cho việc thi công không bị gián đoạn và đảm bảo nguồn vốn của công ty được chi tiêu hợp lý nhất. Cùng với những kế hoạch hiện tại thì ban lãnh đạo công ty cũng đã xây dựng những kế hoạch mua sắm nguyên vật cho công ty trong tương lai dựa vào những khả năng và kế hoạch kinh doanh của công ty từ đó công ty đã có những hợp đồng mua sắm nguyên vật liệu dài hạn với các công ty như: Công ty thép Nhân Luật, Công ty Kim Khí miền trung…khi thực hiện kế hoạch này sẽ đảm bảo khi thi công các công trình thì sẽ không xảy ra những trường hợp bị thiếu nguyên vật liệu làm ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525.doc
Tài liệu liên quan