Chuyên đề Tiềm năng du lịch và phương hướng, biện pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương

Ở Hải Dương có rất nhiều đền, đình, chùa đã được kiểm kê, đánh giá. Nhưng phải kể đến những giá trị độc đáo của những di tích sau;

+ Chùa Đồng Ngọ cổ nhất.

+ Chùa Giám độc đáo nhất.

+ Đình Huê Trì hoành tráng nhất.

+ Văn miếu Mao Điền cổ kính nhất.

Nếu xem xét kỹ lưỡng thì những di tích này đều có khả năng để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tiềm năng du lịch và phương hướng, biện pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơn, Thanh Mai thế kỷ 14 đã trở thành Trung tâm của thiền phái Trúc Lâm, đến thế kỷ 17, Kính Chủ trở thành động nổi tiếng của đất nước, nơI để lại bút tích của danh nhân thời đại. Hải Dương có địa hình khá bằng phẳng, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với những cánh đồng lúa tốt tươi, những dòng sông lớn, môi trường tự nhiên khá trong sạch. Nhiều làng quê trù phú mang đậm nét đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Du lịch sinh tháI, nghỉ dưỡng, du khảo đồng quê, tham gia nghiên cứu khao học. Các tài nguyên du lịch tự nhiên thường gắn với tài nguyên du lịch nhân văn. Một số tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu xin được dẫn ra sau đây. 1.6.1. Khu danh thắng Phượng Hoàng – Kỳ Lân. Khu danh thắng thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh. Phượng Hoàng là khu danh thắng có rừng thông bát ngát, suối trong róc rách, núi đá lô xô, chùa tháp cổ kính, khu danh thắng có tới 72 ngon núi ngoạn mục, có mộ và đền thờ Chu Văn An một người thầy tiêu biẻu cho tài coa đức trọng của nền giáo dục Viêt Nam. Có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục, điện Lưu Quang, am Lệ Kỳ, miết Trí và giếng Soi. Khu thắng cảnh này rất thích hợp cho du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, thăm di tích lịch sử. 1.6.2. Khu di tích danh thắng Côn Sơn. Khu di tích ở xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, nằm giữa 2 dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân, cách Hà Nội khoảng 70km Khu di tích danh thắng này có nhiều núi, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích gắn liền với cuộc đời của danh nhân lịch sử. Ngay từ thời Trần chùa Côn Sơn là 1 trong 3 Trung tâm của thiền phái Trúc Lâm ( Côn Sơn – Yên Tử – Quỳnh Lâm ). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Ngày nay, Côn Sơn còn lưu giữ được nhiều dấu tích văn hoá thời Trần và các giai đoạn lịch sử của dân tộc. * Giếng Ngọc. Giếng ngọc nằm ở núi Kỳ Lân, bên phải lối lên Bàn Cở Tiên, phía dưới chân Đặng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước giếng trong vắt xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên gọi là Giếng Ngọc và nước ở đây được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa. * Bàn Cờ tiên. Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn. Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên có dùng nhà bia theo kiểu Vong Lâu Đình, hai tầng cổ các có 8 mái. Đứng từ đây, du khách có hể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn. * Thạch Bàn. Bên suối Côn sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ tại đây khi Người đến thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyên Trãi lấy làm “chiếu thảm” nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước. 1.6.3. Khu vực núi An Phụ. Đây là dãy núi nổi lên như một nón chóp khổng lồ xanh đậm một rừng cây, mờ ảo vài công trình kiến trúc giữa vùng đồng bằng phía bắc Hải Dương. Núi còn nhiều những cây rừng thiên nhiên. Đỉnh núi cao 246m. Từ đỉnh núi người ta có thể nhìn bao quát về đồng bằng Hải Dương, nhìn thấy sông Kinh Thầy uốn khúc, thấy khu vực núi đá vôi Kinh Môn nên thơ. Trên đỉnh núi là đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là Đền Cao, còn văn bia của An Phụ Sơn Từ với 2 giếng nước mang đầy cổ tích... Mới đây, Bộ Văn hoá đã cho xây dựng một tượng đài Trần Hưng Đạo hoành tráng, những tấm phù điêu bằng gốm nung, bậc lên xuống bằng đá.. Việc điểm xuyết của con người đã khiến cho khu vực núi An Phụ có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. 1.6.4. Khu hang động Kính Chủ và vùng núi đá vôi Dương Nham( Kinh Môn) Nằm về phía bắc của đỉnh Yêu Phụ, trong dãy Dương Nham như một hòn Non bộ khổng lồ giữa mênh mông sóng lúa của thung lũng Kinh Thầy. Phía Bắc Dương Nham dòng sông lượn sát chân núi, sơn thuỷ hữu tình, phía tây Nam Dương Nham là làng quê cổ Kính Chủ – quê hương của những người thợ đá xứ Đông, sườn phía Nam Dương Nham có mộit động lớn gọi là động Kính Chủ ( hay động Dương Nham ), đã được xếp vào hàng Nam Thiên. Khu núi đá vôi Dương Nham và động Kính Chủ còn gắn liền với các trang lịch sử hào hùng của dân tộc chống quân Nguyên, vùng núi đá nơi Dương Nham còn gắn liền với lịch sử hình thành người Việt cổ, cảnh đẹp nơi đây rất hấp dẫn đối với khách du lịch. 1.6.5. Khu Lục Đầu Giang – Tam Phủ Nguyệt Bàn. Đây là một khu vực sông trải dài sát với các hệ thống di tích của Kinh Bắc. Trên khúc sông này có khu vực bãi bồi gắn liền với các truyền thuyết đánh quân Nguyên nơi có hội Bình Than.. 1.6.6. Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà Là một miệt vườn nổi tiếng với cây Vải Tổ. Giống vải ở đây ngọt và rất có giá trị với nhân dân ta và khách du lịch. Sản phẩm từ vải cũng được chế biến một cách sinh động, Rượu vải, vải khô, vải “ tham gia ” làm vị thuốc. Vùng vải thiều này hiện thời được trải rất rộng bám dòng sông Hương ( Thanh Hà kỳ thú, thơ mộng. 1.6.7.Làng cò ( Chi Lăng Nam Thanh Miện). Làng Cò thuộc xã Chi Lăng, huyện Thanh Miện. Gọi là làng Cò vì làng có một đảo nhỏ nằm giữa hồ vực rộng mênh mông với hàng vạn con cò về đây trú ngụ, xây tổ. Trên đảo có tới 9 loài cò, cò trắng, cò lửa, cò bộ, cò ruồi, cò đen, cò hương, cò nghênh, cò ngang, diệc. Ngoài ra trên đó còn có tới ba, bốn ngàn loài Vạc và các loại chim quý hiếm như Bồ Nông, Mòng Két, Le Le.. cùng trú ngụ ở nơi đây. Đến đây vào lúc hoàng hôn hay sớm mai là lúc “ giao ca ” thú vị giữa cò và vạc trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày. 1.6.8. Khu Ngũ Nhạc Linh Từ – Lê Lợi, Chí Linh Khu vực đền Ngũ Nhạc là nơi thờ Sơn Thần theo tín ngưỡng người Việt cổ. Trước đây đã từng có 5 miếu nhỏ trên 5 đỉnh núi, được tôn tạo từ thời Nguyễn. Những công trình này đều mang tính cổ xưa và gắn với phong cảnh núi non. 1.6.9. Khu rừng Thanh Mai. Một khu vực rừng Thanh Mai gắn liền với những đền chùa, một trong những quê hương của Trúc Lâm Tam Tử. 1.6.10. Thiên nhiên của nền văn hoá lúa nước. Dường như mật độ các dòng sông và một hệ thống đình, đền, chùa được bố cục dày đặc trên toàn tỉnh. Những đình, đền, chùa này đều gắn liền với cây đa, bến nước hoặc những dòng sông, bến đò luôn luôn tạo nên những cảnh đẹp dễ gây ấn tượng đối với du khách. Phải chăng trong mỗi người dân Việt Nam hình ảnh về cây đa, bến nước, sân đình.... đã gần như trở thành một biểu tượng của Văn hoá Việt. 1.6.11. Mỏ nước khoáng ở Thạch Khôi. Đây là một mỏ nước nóng đã từng là nguồ để tạo nên nước khoáng. Nhiệt độ nóng đến mức tương đối vừa phải và được sử dụng để chữa bệnh. Cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn về nguồn nước ở khu vực này để khai thác vì mỏ nước khoáng này rất gần thành phố Hải Dương. 1.7. Tài nguyên du lịch nhân văn. 1.7.1. Tài nguyên du lịch văn hoá vật thể. * Các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng. Qua nghiên cứu cho thấy các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống, văn hoá dân gian chính là động lực, thế mạnh để phát triển du lịch của Hải Dương. Vùng đất này đã để lại rất nhiều những dấu tích lịch sử, văn hoá từ thời dựng nước đến lịch sử cận hiện đại hết sức sống động. Hải Dương là một vùng đất sớm phát triển và giàu truyền thống lịch sử, văn hoá. Trên địa bàn tỉnh có 1.098 di tích lịch sử – văn hoá được kiểm kê đăng ký bảo vệ với 133 di tích được xếp hạng quốc gia. Các di tích này được trải rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Nhiều di tích có giá trị có thể khai thác để phục vụ du lịch, tiêu biểu như, quần thẻ di tích văn hoá - lịch sử Trần Hưng Đạo và di tích Kiếp Bạc, khu di tích danh thắng Côn Sơn. Các di tích lịch sử văn hoá và danh thắng tiêu biểu của Hải Dương đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa của các kiến trúc cổ và hiện đại, kiến trúc phươg Đông và phương Tây. Đặc biệt tại Hải Dương các di tích văn hoá lịch sử đều gắn liền với các lễ hội. Hải Dương là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và dah thắng. Mặc dù Hải Dương hiện so với thừa tuyên Hải Dương thời Lê Sơ hay tỉnh Hải Dương khi mới thành lập, năm Minh Mệnh 12 (1831) diện tích chỉ còn 1.661 km2, bằng 50 % diện tích cũ với 11/18 huyện, đồng thời bị hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ tàn phá nặng nề cộng với những biến động của thiên nhiên và xã hội, số di tích hiện còn cũng không nhỏ so với tổng số di tích của quốc gia đã được đăng ký, trong đó, có những di tích được xếp hạng vào loại đặc biệt quan trọng. Hiện nay, ở Hải Dương đã có 1.098 di tích được kiểm kê, đăng ký, bảo vệ theo quy định của Pháp lệnh về bảo vệ, bảo tồn, 133 di tích và cụm di tích được xếp hạng quốc gia, bằng 4 % số di tích được xếp của cả nước. Trong số những di tích đã được xếp hạng có 47 đình, 28 chùa, 19 đền, 4 miếu và nghè, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá, 4 di tích về lịch sử cách mạng, 5 danh thắng, 7 lăng mộ, 1 miếu, trong đó có 2 di tích sếp vào hạng đặc biệt quan trọng là Côn Sơn – Kiếp Bạc. Thành phố Hải Dương Hải Dương thành phố trẻ của thời kỳ đổi mới, trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - thể thao của tỉnh; có cơ sở hạ tầng đồng bộ, nhà văn hóa trung tâm, nhà thi đấu lớn, đúng quy cách, giao thông thuận tiện, dịch vụ công cộng đầy đủ, hệ thống khách sạn nhà hàng với đầy đủ tiện nghi và các dịch vụ phụ trợ đáp ứng mọi nhu cầu cao của du khách, là nơi lý tưởng để tổ chức các hội nghị hội thảo, các giải thể thao lớn trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Thành phố Hải Dương còn có nhiều di sản văn hóa lịch sử được xếp hạng quốc gia như khu di tích Đinh Văn Tả, đình- đền- chùa Bảo Sài, đền- đình Sượt, đình- chùa Đồng Niên, đình Ngọc Uyên, đình Tự Đông đặc biệt là Bảo tàng cách mạng, nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa của dân tộc từ thời vua Hùng dựng nước, thời Đinh- Lê- Lý- Trần tới thời đại Hồ Chí Minh với 20.000 cổ vật trong đó có trống đồng Hữu Chung được xếp vào loại số một quốc gia, đến thăm bảo tàng cách mạng Hải Dương du khách sẽ thấy đựơc những tinh hoa văn hóa, những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Thành phố Hải Dương còn là nơi dừng chân lý tưởng để du khách thực hiện các tour du lịch đến những điểm di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh nổi tiếng. - Trần Hưng Đạo và di tích Kiếp Bạc. Kiếp Bạc từ lâu đã trở thành “ điển tích ”của lịch sử và mỗi khi nhắc đến sự kiện này chẳng khác nào như một tiếng chuông cảnh tỉnh và làm xúc động lòng người nhớ về một thời oanh liệt, một anh hùng dân tộc, về những ngày hội truyền thống và như nhắc nhở đến nghĩa vụ của mỗi người dân đất Việt đối với giang sơn, đất nước. Kiếp Bạc thuộc hương Vạn Kiếp, Lạng Giang thời Trần, đến thời Nguyễn thuộc địa phận hai xã Vạn Yên ( làng Kiếp) thuộc Tổng Trạm Điền và xã Dược Sơn ( làng Bạc) Tổng Chi Ngại, nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Kiếp Bạc có dãy núi Rồng hình tay ngai bao lấy một thung lũng trù phú và thơ mộng, bảo lưu nhiều di tích quý báu và truyền thuyết ly kỳ về Trần Hưng Đạo. Đông Nam Kiếp Bạc tiếp giáp vùng núi Phả Lại. Phượng Hoàng, Côn Sơn là những nơi có di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng từ thời Lý – Trần. Nay tại Phả Lại mọc lên nhà máy nhiệt điện khổng lồ làm cảnh quan thêm hoành tráng. Xa hơn một chút là đền thờ Phiêu Kỵ Đại tướng quân Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, tục còn gọi là đền Gốm, bên bờ vụng Trần Xá - nơi họp hội nghị Vương Hầu. Phía Tây sang sông Thương – một nhánh của sông Lục Đầu mà thời Trần còn có tên là sông Bình Than. Giữa sông có một dải đất hẹp và dải gọi là Cồn Kiếm. Dân gian cho rằng, đó là thanh kiếm của Trần Hưng Đạo sau khi dẹp xong giặc ngoại xâm để nhắc nhở đời sau luôn cảnh giác trước hoạ xâm lăng. Phía bắc, thung lũng Vạn Yên rộng lớn. Giữa thung lũng có sông Vang tuy nhỏ mà sâu tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền bè vào sát chân núi Bắc Đẩu, nhánh phía Nam gọi là núi Nam Tào. Trên mỗi đỉnh núi từng có một ngôi chùa cổ kính. Rừng Kiếp Bạc nhìn thấy xa xa với bạt ngàn gỗ quý như: lim, sến, táu cùng thông, trúc xanh tốt quanh năm. Sông Lục Đầu lắm tôm, nhiều cá cho người dân thả lưới quăng chài. Từ Kiếp Bạc có 6 đường sông và đường bộ, tiến lui đều thuận lợi như về Thăng Long, ra biển, lên bắc, xuống miền đồng bằng. Các thung lũng nối liền với sông Lục Đầu có thể tập kết hàng chục quân thuỷ bộ, hàng nghìn thuyền chiến. Từ đỉnh núi Nam Tào, Bắc Đẩu có thể quan sát một miền rộng lớn, núi sông, làng mạc bao la, tàu thuyền xuôi ngược tấp nập. Vì thế Kiếp Bạc không chỉ là một cảnh quan hùng vĩ mà còn là một vị trí có thế quân sự quan trọng, một vùng đất giàu có của đất nước. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Trần Hưng Đạo đã lập phủ đệ và quân doanh ở đây từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ nhất. - Nguyễn Trãi với Côn Sơn. Nguyễn Trãi là Danh Nhân văn hoá thế giới, một con người hết lòng vì dân, vì nước sống trong sáng, thường được ví như sao Khuê. Trong con người ông thể hiện sự yêu ghét rõ ràng, suốt đời tân tâm vì non sông đất nứơc, nhưng lại chịu oan nghiệp vì những kẻ gian thần. Vụ nghi án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như một nhắc nhở cho muôn đời sau. Ông còn là một nhà thơ mà văn học của ông hàm ý sâu xa, ngàn đời sau khi đọc lại vẫn còn có những điều phải bàn đến. Bộ Văn hoá - Thông tin mới đây đã cho xây dựng lại đền thờ Nguyễn Trãi tại Côn Sơn. Đây là mộ công trình văn hoá đẹp trong một thiên nhiên đẹp. Nó chứng tỏ sự trường tồn của những giá trị văn hoá trong con người Nguyễn Trãi. - Thiền Phái Trúc Lâm và vùng chùa chiền tại Chí Linh. Chí Linh có 3 ngôi chùa nổi tiếng là chùa Côn Sơn, chùa Minh Khánh và chùa Thanh Mai. Thiền Phái Trúc Lâm là một đạo phái mang dáng dấp Việt Nam. Nó thừa kế những nét tinh hoa đạo Phật của ấn độ và Trung Quốc. Thiền Phái Trúc Lâm cũng thể hiện một tư tưởng độc lập, nhạy bén với thời cuộc, có cách nhìn của người Việt Nam. - Những giá trị độc đáo của những đền chùa Hải Dương. ở Hải Dương có rất nhiều đền, đình, chùa đã được kiểm kê, đánh giá. Nhưng phải kể đến những giá trị độc đáo của những di tích sau; + Chùa Đồng Ngọ cổ nhất. + Chùa Giám độc đáo nhất. + Đình Huê Trì hoành tráng nhất. + Văn miếu Mao Điền cổ kính nhất. Nếu xem xét kỹ lưỡng thì những di tích này đều có khả năng để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn. * Các làng nghề. Hải Dương là vùng đất hình thành và phát triển lâu đời, ngày nay nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng vẫn còn tồn tại và phát triển như: sản xuất giày, trạm khắc kim hoàn, trạn khắc gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm ( làm bánh kẹo), hàng thêu ren và tơ tằm. - Làng nghề trạm khắc gỗ Trạm khắc gỗ, đồ kim hoàn là nghề truyền thống mang tính gia truyền, tạp trung ở một số làng như Đông giao, thợ kim hoàn với nhữg mặt hàng gia công nổi tiếng góp phần vào việc giảI quyết công ăn việc làm và phát triển kinh tế nông thôn. - Làng nghề làm bánh đậu xanh, bánh gai. Làng nghề có truyền thống từ lâu đời, sản phẩm đã nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả thế giới. Với quy mô sản xuất đã được mở rộng và thu hút một lượng đông đảo lao động trong vùng tham gia vào quá trình này. - Làng nghề đóng giầy da ( Hải Dương ) Nghề đóng giầy da ở Hải Dương có tín nhiệm cao, các nghệ nhân làng nghề Hoàng Diệu có mặt hầu khắp mọi nơi trên cả nước. ở Hải Dương nghề đóng giầy da đang trên đà phát triển nhờ có một số điều kiện thuận lợi như nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, yêu cầu vốn đầu tư không nhiều, người lao động khéo tay. - Làng nghề làm Mộc ( Cúc Bồ Ninh Giang) Thợ mộc ở Cúc Bồ vốn nổi tiếng ở trong tỉnh và trong cả Đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng thợ mộc ở đây khi chuyển đến những vùng khác cũng tạo dựng lên được những làng mộc mới. Các đền, đình, chùa nổi tiếng ở Hải Dương hầu như đều có bàn tay thợ mộc của làng này. - Nghề làm gốm. Nghề làm gốm đã được phát triển rộng rãi ở Hải Dương từ rất lâu đời, nổi tiếng là gốm Chu Đậu ( Nam Sách) và gốm Cậy ( Bình Giang ) . Do địa hình sông nước trên những thềm đất sét nên đã từu lâu người dân Hải Dương khá quen thuộc với nghề làm gốm. Nước men của gốm Chu Đậu có một đặc thù khá riêng biệt và khá nổi tiếng, nhất là đối với những người sành chơi của Hà Nội ngày xưa. - Nghề thêu ren ( Tứ Kỳ ) Người Hải Dương vốn có truyền thống khéo tay: đan lát, thêu thùa. Nghề thêu ren ở Xuân Nèo từng đã làm nên những sản phẩm của các mặt hàng thêu ren xuất khẩu của nước ta. - Nghề trạm khắc đá ở Kính Chủ ( Kinh Môn) Phía Đông Bắc Hải Dương có dải núi đá vôi ( Dương Nham ), có làng Kính Chủ, nổi tiếng ở đây có nghề trạm khắc đá đã tạo nên những tác phẩm về đá trên các công trình miếu mạo, đền, chùa. Ngoài ra còn có các nghề tiểu thủ công khác như: dệt chiếu ở Tiên Kiều ( Thanh Hà ), gốm, sứ rải rác khắp tỉnh, nghề làm thuócc tại quê hương Tuệ Tĩnh...đang phát triển mạnh góp phần đưa sản xuất công nghiệp quốc doanh tăng nhanh. Trên địa bàn thị trấn, thị tứ, nhiều hộ tư nhân đầu tư xây dựng xưởng cơ khí sửa chũa máy móc nông nghiệp, sản xuất nông cụ và đồ dùng gia đình. Việc phát triển nghề và làng nghề đã tạo ra hình thái mới trong việc sắp xếp lao động, vừa giữ gìn phát triển được nghề truyền thống ngay trên quê hương vừa tạo việc làm và có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định hơn nghề trồng lúa, chẳng những thế những làng nghề truyền thống trên còn là tiềm năng du lịch to lớn của Hải Dương, là đối tượng độc đáo có sức thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Vì vậy, cần phải có kế hoạch đầu tư để duy trì phát triển các làng nghề, biến chúng thành những điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Mặt khác, cần nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm lưu niệm mang tính đặc thù của Hải Dương để phục vụ du khách. 1.7.2. Tài nguyên văn hoá phi vật thể. Tài nguyên văn hoá phi vật thể thực chất là sống ký sinh trên các tài nguyên văn hoá vật thể. Các trò chơi, các lễ hội thường được diễn ra trên những trung tâm văn hoá của từng thời kỳ mà ở giai đoạn cổ xưa chính là các đình, đền, chùa, miếu. * Các lễ hội tiêu biểu tại Hải Dương. Lễ hội, sinh hoạt văn hoá dân gian cũng là một loại tài nguyên nhân văn, có sức hấp dẫn và khả năng thu hút du khách cao, ở mức độ nào đó du khách có thể thấy được, hiểu được phông tục tập quán của nhân dân đại phương. Lễ hội là một hình thức văn hoá đặc săc phản ánh đời sống của mỗi dân tộc, gắn với các di tích lịch sử, thường là một phần trong các chương trình thu hút, quảng bá của khu du lịch. Không thể tách rời các nội dung lễ hội ra khỏi các di tích, cũng như không thể tách nội dung lễ hội truyền thống ra khỏi các chương trình du lịch. Vì vậy, cần khai thác di tích lịch sử và lễ hội truyền thống như một loại hình du lịch văn hoá chuyên đề gắn với tour du lịch. - Lễ hội Côn Sơn ( Chí Linh ) Chùa Côn Sơn ở huyện Chí Linh thờ Huyền Quang ( Lý Đạo Tái ) một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm và Nguyễn Trãi - nhà thơ lớn của Việt Nam thế kỷ 15, nhà quân sự, nhà nhính trị thiên tài của nghĩa quân Lam Sơn, Hội xuân từ 16 đên 22 tháng riêng âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 13 của phái Trúc Lâm. Hội thu từ 15 – 20 tháng 8 âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi. Khách thập phương đến với lễ hội để tưởng niệm và vãn cảnh danh thắng. - Hội Kiếp Bạc ( Hưng Đạo – Chí Linh ) Là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng rất hưng thịnh trước đây. Lễ hội đền Kiếp Bạc diễn ra hàng năm từ 18 – 20 tháng 8 âm lịch tại đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh. Đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, vị tướng kiệt suất thời Trần, tài đức song toàn. Lễ hội gồm có lễ rước, diễn thuỷ binh trên sông Lục Đầu. Khách về dự hội rất đông vừa để vãn cảnh, vừa để tham dự ngày giỗ của tướng quân Trần Hưng Đạo. - Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh ( Đồng Tâm – Ninh Giang ) Theo truyền thuyết đền thờ thần Sông Nước để thuyền bè đi ngang qua được bình an, lễ hội hàng năm mở vào ngày 25 tháng 2 âm lịch gần bén đò Tranh, Ninh Giang, Hải Dương để cúng thần sông cầu bình an. Ngoài nghi thức lễ bái, hội có lên đồng, hầu bóng, hát chầu văn. - Hội đền Yết Kiêu( Gia Lộc ) . Còn gọi là hội Đền Quát. Đền Yết Kiêu ở làng Hạ Bì là quê hương của ông, lễ hội hàng năm được mở vào ngày 15 tháng riêng âm lịch để nghi nhớ công ơn của ông trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Sau phần nghi lễ, phần hội có đánh cờ, bơi lội, đánh đáo đĩa, hội có bơi trải, bơi triềng trình làng. - Lễ hội Đền Cao ( An Lạc – Chí Linh ) Lễ hội Đền Cao mở trong 3 ngày từ 22 đến 24 tháng riêng âm lịch hàng năm. Ngày rước thánh là ngày 22, tất cả kiệu rước, nghi trang, cờ quạt, tán lọng đều được sắm sửa ở Đền Cả, đến ngày 23 sẽ rước về Đền Cao và làm lễ dâng hương. Sáng 23, lễ hội bắt đầu bằng đám rước kiệu. Đi trước là đội cồng và kỳ lân, tiếp sau có 6 kiệu. Kiệu thứ nhất rước bài vị sắc phong của năm anh em họ Vương. Ngoài ra còn có kiệu rước Thành Hoàng làng. Đoàn rước xuất phát từ Đền Cả qua đền Bến Cả, Đền Bến Tràng rồi dừng ở Đền Cao. Sau đó là lúc mọi người trẩy hội và thắp hương. Ngày cuối cùng của lễ hội, bốn kiệu rước được đưa về Đền Cả. Cảnh lễ hội diễn ra thật náo nức, sống động. - Lễ hội An Phụ ( Kinh Môn ) Cũng gọi là lễ hội Đền Cao ( trên núi An Phụ có chùa Tường Vân cổ kính tục gọi là chùa Cao ) được tổ chức vào mồng 1 tháng 4 âm lịch, kỷ niệm ngày mất của An Sinh Vương Trần Liễu, việc chảy hội thành tập quán của nhân dân từ nhiều thế kỷ. 1.8. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Hiện nay vùng Chí Linh đã có sân golf 9 lỗ, còn ở trung tâm thành phố thì có hồ công viên Bạch Đằng thành phố Hải Dương đã dược hình thành. Đây là những cơ sở tạo tiền đề cốt yếu cho các khu vui chơi giải trí. Trên toàn tỉnh đã có 950 phòng nghỉ, có 77 khách sạn, số phòng đạt tiêu chuản cao cấp chưa có, số phòng đạt tiêu chuẩn trung bình chiếm 60%. Chu yếu tập trung ở Sao Đỏ và thành phố Hải Dương, đã có 180 xe vận chuyển khách du lịch. 1.9 .Lao động trong ngành du lịch. Hải Dương có một nguồn lao động rất dồi dào. Hiện nay số người lao động trong ngành Du lịch là 1.300 người trong đó đại học và trên đại học 145 người, cao đẳng và trung cấp là 600 người, lao động khác là 555 người. Chất lượng trong lao động trong du lịch con nhiều hạn chế về thực chất. Tuy nhiên, cùng với truyền thống thông minh hiếu học của người Hải Dương đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế trong đó có du lịch khi có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. 1.10. Công tác quản lý du lịch Cơ quan quản lý cấp trên của Sở Thương mại - Du lịch địa phương là Uỷ ban nhân dân tỉnh. Sở là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh xem xét, đưa ra quyết định trên tất cả các vấn đề liên quan đến chính sách, quá trình đầu tư, khai thác và phát triển du lịch,… trên địa bàn toàn tỉnh. - Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước cùng sự quan tâm phối hợp trực tiếp của Tổng cục Du lịch, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng và kinh doanh trong ngành du lịch. Ví dụ: Sân golf Ngôi sao Chí Linh, Trung tâm du lịch dịch vụ Nacimex - Nam Cường, khu vui chơi giải trí Đảo Ngọc… làm phong phú thêm các dịch vụ phục vụ và thu hút khách du lịch, tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Thường xuyên hướng dẫn các văn bản có tính pháp quy về du lịch tới từng đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, đặc biệt phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện Luật Du lịch Việt Nam, Nghị định 39/2000/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh lưu trú; Nghị định 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn viên du lịch: Nghị định 50/2001/NĐ-TCDL… chỉ đạo các đơn vị hoạt động du lịch chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực theo hướng dẫn của Tổng cục Du lịch. - Tổ chức tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch với các hình thức phong phú đa dạng; Trong năm 2005, đã tổ chức và tham gia một số hoạt động, chương trình quảng bá xúc tiến du lịch như: Festival Tây Nguyên 2005 tại Đắc Lắc, Liên hoan Du lịch quốc tế Hà Nội 2005, Lễ hội Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi tại xã Nam Tân ( Huyện Nam Sách ), Lễ hội Côn Sơn ( Huyện Chí Linh ) "Hành trình theo dấu chân Bác Hồ",… Phát hành sách, tờ rơi, tập gấp; cung cấp thông tin về Du lịch Hải Dương và cơ hội đầu tư cho các tổ chức, Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng… Các thông tin mới nhất liên quan đến hoạt động du lịch được Trung tâm thông tin xúc tiến Thương mại và Du lịch cập nhật và đăng tải hàng tuần trên internet, bản tin hàng tháng của hoạt động này ở tỉnh Hải Dương. - Tổ chức 03 khoá đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch- khách sạn cho số lao động du lịch trong tỉnh. Khuyến khích các đơn vị đào tạo, đào tạo tại chỗ, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, nâng cao chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp. Hải Dương 2. Quá trình khai thác và phát triển tiềm năng du lịch ở Hải Dương Trong thời gian qua, ngành Thương mại - Du lịch Hải Dương được sự quan tõm, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của Tổng cục Du lịch, hỗ trợ giỳp đỡ tớch cực của cỏc ngành, cỏc cấp liờn quan (Văn hoỏ, Giao thụng, Cụng nghiệp, Đầu tư, Tài chớnh…) trong tỉnh, cựng với những cố găng, nỗ lực phấn đấu, quyết tõm cao của cỏn bộ, cụng chức, viờn chức trong ngành, đặc biệt là của cỏc doanh nghiệp hoạt động du lịch trờn địa bàn tỉnh, tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và cựng với du lịch cả nước, du lịch Hải Dương phấn đấu trở thành điểm đến thõn thiện và khụng thể thiếu trong hành trỡnh của du khỏch thập p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1641.doc
Tài liệu liên quan