Chuyên đề Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp

Là loại hình biểu diễn dân gian của người Hoa lưu hành ở Hội An từ những năm đầu thế kỷ 20. sau năm 1975 thì hoạt động này không còn. Đây là loại hình nghệ thuật khá đặc sắc gần đây đã được trung tâm bảo tồn di tích văn hóa Hội An khôi phục lại. Ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ những người Hoa biết chơi nhạc cụ tụ tập lại để biểu diễn, dần dần được chuyển lên đường phố với hình thức tổ chức thành từng đoàn, mỗi đoàn trên dưới 20 người, phân công nhau sử dụng các loại nhạc cụ kèn, chiêng, trống, phèn la, xập xỏa, đàn nhị cao hứng có người tung xập xỏa, dùi trống lên cao rồi bắt lấy điệu nghệ mà không sai nhịp, có người lại nhào lộn, phun lửa làm cho cuộc biểu diễn trở nên hào hứng, phấn khích trong sự tham gia cổ vũ của người xem.

Với sự đa dạng và phong phú của các di tích vật thể và phi vật thể và cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi nêu trên ta thấy được tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Hội An là rất lớn.

 

doc44 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và có một sân vườn lớn phía trước nhà chính. Mặt bằng và cấu trúc cũng giống như nhà chính của nhà cửa hiệu nhưng có thêm mái hiên ở các bên. Các nhà thờ tộc cơ bản phục vụ cho việc thờ cúng tổ tiên và cũng chính là nơi giáo dục con cháu lòng biết ơn, kính trọng tổ tiên. Nhà thờ tộc là biểu tượng cho mối quan hệ đoàn kết, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau của người trong dòng tộc. Đình Đình làng truyền thống là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của cư dân Việt và cộng đồng Việt gốc Hoa đang sinh sống ở Hội An. Đình làng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa – xã hội và cũng là nơi hội họp, tổ chức các lễ cúng và những sự kiện đặc biệt. Ngày nay các đình làng ở Hội An vẫn còn được sử dụng. 2.2.2.5. Hội quán Hội quán ở Hội An được xây dựng phục vụ cho cộng đồng người Hoa. Các hội quán có sự kết hợp các yếu tố kiến trúc và tôn giáo tín ngưỡng của người Hoa nhưng mang phong cách kiến trúc xây dựng truyền thống của người Việt. Cũng giống như đình làng hội quán cũng là nơi trao đổi, bàn bạc việc buôn bán. Các công trình khác - Chùa và miếu Là kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng được trang trí khá lộng lẫy so với các loại hình kiến trúc khác. Các công trình này được phân bố khắp nơi trong khu đô thị cổ Hội An và các vùng ven. Một trong những công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu là chùa Phước Lâm, tọa lạc ở xã Cẩm Hà cách Hội An 3km, cùng với chùa tổ Chúc Thánh là các di tích minh chứng cho việt phát triển phật giáo ở đàng trong, Việt Nam. - Mộ Việc phân bố các loại hình mộ ở Hội An, bao gồm những ngôi mộ của người Chăm, Việt, Trung Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức và Pháp cũng đã nói lên lịch sử và sự đa dạng về di tích ở Hội An. Những ngôi mộ này đa dạng về kiểu dáng và phong cách theo từng nhóm văn hóa. - Cầu Chùa cầu hay còn gọi là cầu Nhật Bản (Lai Viễn Kiều) là chiếc cầu cổ nhất ở Hội An tương truyền do người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17. Có giả thuyết cho rằng cầu được xây dựng để trấn an con Cù - một linh vật mà theo truyền thuyết đầu con Cù ở Ấn Độ, lưng nó chạy dọc bờ biển Việt Nam và đuôi nó ở Nhật Bản. Khi con Cù cựa quậy thì gây ra ngập lụt ở Hội An hoặc động đất ở Nhật Bản. Vì thế việc xây dựng chiếc cầu trên lưng con Cù sẽ ngăn chặn động đất ở Nhật Bản và ngập lụt ở Hội An. Cầu được xây dựng theo dạng hình vòm, có 7 nhịp bên trên được lợp mái ngói giúp bảo vệ cấu trúc cầu làm bằng gỗ. Hai đầu cầu thờ các con vật linh, ngoài phần cầu còn có thêm phần miếu thờ thần Bắc Đế Trấn Võ vì thế đây cũng là nơi thờ tự. Cầu trải qua ít nhất sáu lần tu bổ, chỉ có những cây cột chống là còn nguyên vẹn. Qua nhiều lần tu bổ, không thể xác định rõ nhóm người nào xây dựng. Cấu trúc và chi tiết trang trí là sự kết hợp của các kiểu kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và phương Tây nên có thể nói đây là biểu tượng của mối liên hệ giữa các nền văn hóa khác nhau hội tụ ở Hội An trong quá khứ và hiện tại. - Giếng Giếng cổ phân bố trong và ngoài khu vực Hội An, hầu hết giếng được xây dựng bằng gạch để giúp lọc nước, giếng cổ nhất được phát hiện là giếng do người Chămpa đào, có dạng hình vuông tiêu biểu là giếng ở Trà Quế, xã Cẩm Hà có đường kính 1m, thành giếng được xây bằng đá dày khoảng 10cm, nằm trên khuôn viên hình chữ nhật, xung quanh bốn góc có bốn cột đá. 2.2.3. Di sản phi vật thể 2.2.3.1. Mối quan hệ tộc – họ và làng xóm Ở Hội An nói riêng cũng như Việt Nam nói chung, tộc họ là nền tảng cốt yếu của cuộc sống xã hội. Mỗi cá nhân có trách nhiệm với họ tộc trên tất cả mọi thứ. Trách nhiệm đối với gia đình không chỉ là đối với người sống mà còn đối với tổ tiên. Mối quan hệ quan trọng kế tiếp là giữa người trong cùng một làng. Làng được lập nên, khởi đầu do các cụ tiền hiền khai khẩn và vì thế làng trở thành nơi tụ họp của các tộc họ. Mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong cùng một làng cũng được thể hiện qua việc gọi những người thân thuộc như cô, gì, chú, bác… Trên thực tế ở Hội An xưa các tộc họ tiền hiền , hậu hiền hầu như chia nhau nắm giữ các chức sắc và khống chế toàn bộ công việc sinh hoạt của một làng – xã. Khu đô thị cổ Hội An tuy mang những nét hòa quyện các nền văn hóa nhưng mối quan hệ vẫn theo cách truyền thống của Việt Nam là họ hàng và xóm – làng, điều này đã tạo ra môt mối gắn kết bền vững và chặt chẽ đồng thời đây cũng là yếu tố để củng cố, duy trì và phát triển văn hóa truyền thống. 2.2.3.2. Tín ngưỡng và tôn giáo Người dân Hội An luôn xem mình là một phật tử mặc dù họ không theo một tôn giáo nào. Bởi đạo Phật ở Hội An bị chi phối mạnh mẽ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng dân cư nơi đây và có sự pha trộn của các tín ngưỡng khác nhau. Mỗi gia đình đều có bàn thờ ông bà tổ tiên, đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Việc thờ cúng tổ tiên thường diễn ra vào trước ngày của người mất một ngày, ngoài việc thờ cúng gia tiên tại gia thì người Hội An còn thờ phụng gia tiên chung, hay còn gọi là thờ tộc. Nhà thờ tộc thường thờ từ vị thủy tổ trở xuống, còn các nhà thờ chi phái thì chỉ thờ các ông đầu chi, đầu phái và đồng hàng của chi, phái mình. Ngoài thờ cúng ông bà tổ tiên thì người Hội An còn thờ “Ngũ Tự Gia Đường”. Đây chính là năm vị thần cai quản, trông coi và sắp đặt vận mệnh của một gia đình bao gồm thần bếp (táo quân), thần giếng, thần cổng, tiên sư bổn mạng và Cửu Thiên Huyền nữ. Còn theo người Hoa thì thay vì Cửu Thiên Huyền Nữ là Trung Lưu thần (giữa trời và đất). Ngoài ra còn có đạo Thiên Chúa du nhập vào Hội An từ đầu thế kỷ 17 và ngày nay có rất nhiều người theo đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành. 2.2.3.3. Lễ tiết, lễ lệ và lễ hội Người dân Hội An thường tổ chức nhiều lễ tiết, lễ lệ và lễ hội theo mùa và theo năm (âm lịch) bao gồm các lễ hội như lễ cầu ngư, lễ cầu bông, lễ cúng cơm mới, cúng đất, lễ giỗ tổ của các làng nghề truyền thống, lễ cúng thần nông của cư dân nông nghiệp, lễ tục xô cộ, hành kiệu sát phạt, lễ hội của các tôn giáo như lễ hội giỗ tổ Minh Hải, phật Đản, lễ tế Nguyên Đán, Nguyên Tiêu. 2.2.3.4. Trò chơi dân gian và các hình thức giải trí khác Trẻ em ở Hội An có nhiều trò chơi truyền thống bao gồm các trò chơi cho từng giới hoặc có những trò chơi mang tính tập thể cao. Người lớn cũng có những trò chơi liên quan đến hát hò và cờ bạc như hát bài chòi, thầy bói bắt heo, ném bưởi, chọi gà, tổ tôm…thường được tổ chức trong các dịp lễ tế và hội hè, hiện nay nó được tổ chức thường xuyên hơn nhằm phục vụ cho khách du lịch quốc tế và nội địa. Đây là hình thức hữu hiệu để duy trì được những trò chơi mà trước đây đã từng mai một. 2.2.3.5. Ẩm thực Ẩm thực truyền thống ở Hội An mang những nét riêng biệt thể hiện ở những sản vật và hương vị sẵn có. Những loại hải sản như tôm, cua, cá và đặc biệt là sự đa dạng của rau sống chiếm ưu thế trong ẩm thực địa phương. Một số món ăn truyền thống có nguồn gốc ngoại lai như bánh bao, lục tàu xá, xí mà, lường phảnh, hoành thánh, bánh quai vạc, cơm Dương Châu, bún gạo, khoai nhục Phúc Kiến, nậm nhự xì dầu, các món cà ri Ấn Độ, món ăn phương Tây và một số đồ uống như nước lá Lao, nước dừa… 2.2.3.6. Văn nghệ dân gian 2.2.3.6.1. Hát Bả Trạo Là một loại hình diễn sướng dân gian phổ biến của cư dân Hội An nói riêng và duyên hải miền Trung nói chung. Hát Bả Trạo hay hát bạn chèo đưa linh là lối hát có cầm mái chèo, diễn tả động tác đang bơi ghe, chèo thuyền. Đội hình trình diễn bao gồm ba hoặc bốn ông tổng và đám bạn chèo có từ 10 đến 16 người tùy theo sự sắp xếp của từng đội chèo, bên cạnh đó còn có ban nhạc lễ, người đánh trống chầu…. hát Bả Trạo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của ngư dân Hội An. Đây là hành động thể hiện sự thương tiếc đối với cá Ông “Ngọc Lân Nam Hải”, vị thần đã giúp đỡ họ trong khi hoạn nạn trên biển đồng thời vừa cầu mong sự bình an trước cảnh sông nước mênh mông, cầu mong một năm bội mùa hải sản. 2.2.3.6.2. Múa Thiên cẩu Đây là điệu múa đã có lâu đời ở Hội An và được biểu diễn trong lễ hội trung thu vào rằm tháng tám âm lịch. Ba hoặc nhiều người mặc trang phục Thiên cẩu và múa theo tiếng trống, những người khác thì cầm cờ phướn và đèn ngôi sao. Múa Thiên cẩu được trình diễn gắn liền với ý nghĩa trừ tà, cầu phúc, cầu trăng sáng để vụ mùa bội thu, nhân khang vật thịnh. 2.3.3.6.3. Du Hồ Là loại hình biểu diễn dân gian của người Hoa lưu hành ở Hội An từ những năm đầu thế kỷ 20. sau năm 1975 thì hoạt động này không còn. Đây là loại hình nghệ thuật khá đặc sắc gần đây đã được trung tâm bảo tồn di tích văn hóa Hội An khôi phục lại. Ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ những người Hoa biết chơi nhạc cụ tụ tập lại để biểu diễn, dần dần được chuyển lên đường phố với hình thức tổ chức thành từng đoàn, mỗi đoàn trên dưới 20 người, phân công nhau sử dụng các loại nhạc cụ kèn, chiêng, trống, phèn la, xập xỏa, đàn nhị…cao hứng có người tung xập xỏa, dùi trống lên cao rồi bắt lấy điệu nghệ mà không sai nhịp, có người lại nhào lộn, phun lửa làm cho cuộc biểu diễn trở nên hào hứng, phấn khích trong sự tham gia cổ vũ của người xem. Với sự đa dạng và phong phú của các di tích vật thể và phi vật thể và cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi nêu trên ta thấy được tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Hội An là rất lớn. 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch bền vững ở Hội An 2.3.1. Công tác bảo tồn di sản văn hóa thế giới tại khu đô thị cổ Hội An 2.3.1.1. Khoanh vùng bảo vệ đô thị cổ Hội An Kể từ khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới đến nay, công tác bảo tồn chỉ thực sự được chú ý trong những năm trở lại đây. Việc khoanh vùng di sản căn cứ vào luật di sản văn hóa của chính phủ Việt Nam và quy chế quản lý, bảo tồn và sử dụng di tích danh thắng Hội An của ủy ban nhân dân thành phố Hội An ban hành. Để giúp việc hướng dẫn việc bảo tồn và phát triển thích hợp cho khu phố cổ Hội An thì chính quyền địa phương đã phân chia thành hai khu vực: - Khu vực 1: bảo vệ nguyên trạng bao gồm vùng di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành nên di tích của khu phố cổ phải được bảo vệ nguyên trạng. - Khu vực 2: khu bảo tồn cảnh quan và môi trường sinh thái, là khu vực bao gồm các vùng xung quanh khu vực 1, có thể được xây dựng những công trình nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích nhưng không làm ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của khu di sản. Khu vực 2 được chia làm hai khu vực nhỏ hơn là khu vực 2A và khu vực 2B. Mỗi khu vực này có các quy định chi tiết về sự can thiệp trong các ngôi nhà và các khu vực phát triển mới. 2.3.1.2. Phân loại di tích Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An đã phân loại các di tích ở Hội An làm năm loại căn cứ theo mức độ bảo tồn về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Việc phân loại này không những giúp cho các cơ quan chức năng có thể xác định giá trị, phân loại di tích và nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc tu bổ và sửa chữa các di tích một cách hợp lý mà còn giúp cho du khách và người dân hiểu rõ được giá trị của các di tích trong khu đô thị cổ Hội An. Bảng tiêu chí phân loại mức độ giá trị bảo tồn di tích Loại Tiêu chí Loại đặc biệt và loại I Bảo tồn được các yếu tố gốc của các hạng mục công trình, có nhiều chi tiết mỹ thuật, kiến trúc độc đáo. Các yếu tố có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học. Loại II Bảo tồn được cơ bản các yếu tố gốc của các hạng mục công trình, các yếu tố này có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học. Loại III Bảo tồn được mái ngói truyền thống và một số yếu tố gốc của hạng mục công trình. Các yếu tố này có một số giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội. Loại IV Những công trình được xây, đúc bê tong theo kiểu hiện đại thuộc vào thời kỳ Pháp thuộc, có mái bằng bê tong hoặc lợp bằng vật liệu khác không phải là ngói âm dương. Nguồn: trung tâm bảo tồn di tích Hội An Bảng 2.3: Số lượng di tích theo mức độ giá trị bảo tồn trong khu vực 1 (2008) Loại di tích Đặc biệt Loại I Loại II Loại III Loại IV Tổng cộng Đình 22 0 0 0 0 22 Chùa 19 0 0 0 0 19 Miếu 34 0 0 0 0 34 Hội quán 5 0 0 0 0 5 Nhà thờ tộc 39 0 0 0 0 39 Nhà thờ, thánh thất 4 0 0 0 0 4 Nhà ở 10 88 222 335 409 1.064 Lăng 16 0 0 0 0 16 Mộ 39 0 0 0 0 39 Giếng 10 0 0 0 0 10 Cầu 1 0 0 0 0 1 Các công trình khác 1 0 0 0 0 1 Tổng cộng 79 88 222 335 409 1.254 Nguồn: trung tâm bảo tồn di tích Hội An Trong số 1.254 di tích được phân loại ở Hội An, có 1.049 di tích thuộc sở hữu tư nhân và 205 di tích thuộc sở hữu nhà nước. Vào năm 2003 một di tích ở Hội An đã bị sập liên quan đến vấn đề này chính quyền địa phương đã chỉ đạo cho trung tâm quản lý và bảo tồn di tích ở Hội An thực hiện một cuộc điều tra toàn diện các di tích ở Hội An và đã lập dự án tu bổ và bảo tồn cho 30 di tích nhà nước và 52 di tích tư nhân với tổng số vốn lên đến 3 triệu đô la Mỹ. Năm 2008, trung tâm quản lý và bảo tồn di tích đã thực hiện công tác tu bổ cho 30 di tích nhà nước và hỗ trợ thêm kinh phí cho 16 di tích thuộc sở hữu tư nhân, còn lại phần lớn là do các chủ di tích tự sửa chữa. 2.3.1.3. Công tác bảo tồn và tu bổ các di tích thuộc sở hữu nhà nước Từ giữa năm 1999 đến năm 2006, có 168 di tích thuộc sở hữu nhà nước được tu bổ với tổng số kinh phí lên đến 5.163.041 đô la Mỹ. Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ 51,7% trong toàn bộ kinh phí tu bổ, trong đó kinh phí hỗ trợ của tỉnh và trung ương là 42,7%, hỗ trợ tài chính từ các tổ chức nước ngoài chỉ chiếm 9%. Ngoài việc hỗ trợ về kinh phí nhà nước và các tổ chức nước ngoài còn hỗ trợ về mặt kĩ thuật và năng lực quản lý. Từ năm 1997 đến năm 2004 các nhà tài trợ nước ngoài đã hỗ trợ việc bảo tồn và tu bổ 10 di tích, trong đó có 6 di tích do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ, các di tích còn lại do các tổ chức Taisei, Pamhylip, Cordaid, đại sứ quán Canada, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tài trợ. Riêng về hỗ trợ kỹ thuật cho việc bảo tồn là do các tổ chức UNESCO, đại học Nữ Chiêu Hòa, Nhật Bản tài trợ. 2.3.1.4. Công tác bảo tồn và tu bổ các di tích thuộc sở hữu tư nhân Đã có khoảng 1.125 di tích tư nhân và tập thể được nhân dân sửa chữa và tu bổ, con số này được thống kê từ số lượng các giấy phép được ban hành trong khoảng thời gian 1997 đến năm 2006. Vì lý do trước khi sửa chữa hoặc tu bổ bất kì một di tích nào nằm trong địa bàn khu phố cổ Hội An thì chủ di tích phải được ủy ban nhân dân thành phố Hội An và các cơ quan chức năng cấp phép. Việc tu bổ và sửa chữa chỉ được thực hiện khi mà chủ di tích đã có thiết kế và đủ khả năng tài chính, do kinh phí tu bổ và sửa chữa di tích khá cao nên chính quyền địa phương đã ban hành cơ chế hỗ trợ kinh phí dựa trên cơ sở các tiêu chí về phân loại mức độ, giá trị bảo tồn di tích. Trước năm 2005, đối với các di tích thuộc loại đặc biệt, nằm ngoài mặt tiền thì chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí lên đến 60% tổng kinh phí tu bổ và bảo tồn, còn số còn lại là của chủ di tích. Đối với các di tích đặc biệt nằm trong hẻm chính quyền địa phương hỗ trợ 75% tổng kinh phí để bảo tồn và tu bổ. Sở dĩ có sự khác biệt trong việc hỗ trợ này là dựa trên mức thu nhập của những di tích, các di tích trong hẻm thường có thu nhập ít hơn nên được hỗ trợ kinh phí nhiều hơn. Bảng 2.5: Mức đóng góp kinh phí để tu bổ di tích tư nhân và tập thể Loại di tích Trục đường chính Nằm trong hẻm Hỗ trợ của chính quyền % Đóng góp của chủ di tích % Hỗ trợ của chính quyền % Đóng góp của chủ di tích % Loại đặc biệt 60 40 75 25 Loại 1 và 2 45 55 65 35 Loại 3 và 4 40 60 60 40 Nguồn: trung tâm bảo tồn di tích Hội An Năm 2009 nhằm giúp đỡ các chủ di tích tư nhân thực sự khó khăn trong việc tu bổ và bảo tồn di tích chính quyền địa phương đã bổ sung thêm biện pháp ngoài mức hỗ trợ của nhà nước theo từng loại giá trị di tích, các chủ di tích phải đảm bảo có được 15% dự toán xây dựng, số còn lại nhà nước sẽ cho vay trong vòng ba năm không có lãi để hỗ trợ thêm cho người dân. Trong một số trường hợp các chủ di tích có điều kiện kinh tế quá khó khăn và muốn bán lại nhà thì chính quyền địa phương sẽ mua lại ngôi nhà, đồng thời tu bổ và cho phép chủ di tích trước đây tiếp tục sinh sống trong ngôi nhà từng là của họ với mức giá thuê ưu đãi. Điều này là một biện pháp nhằm ngăn chặn lại tình trạng người ở vùng khác đến mua các di tích và làm mất đi những phong tục, tập quán vốn có. Tiêu chí này chỉ được áp dụng cho rất ít trường hợp do sự hạn chế về mặt kinh phí. 2.3.2. Đầu tư và tái đầu tư trong việc bảo tồn các di tích ở khu phố cổ Hội An Chính quyền địa phương đã đề ra kế hoạch thu phí tham quan từ khách du lịch để đóng góp vào nguồn quỹ quản lý, bảo tồn di tích ở Hội An. Những nguồn quỹ này cũng được sử dụng vào việc tái đầu tư các dịch vụ công cộng và du lịch và nhằm bảo tồn các di sản vật thể ở khu phố cổ Hội An. Năm 2007, tổng nguồn doanh thu từ nguồn phí tham quan là 1.690.000 đô la Mỹ. Năm 2009, phí vé tham quan gồm năm loại hình di tích trong quần thể khu phố cổ Hội An: bảo tàng, hội quán, nhà cổ, thưởng thức nghệ thuật cổ truyền, các đền miếu bao gồm cả chùa cầu Nhật Bản. Phí vé tham quan dành cho người nước ngoài là 90.000 đồng và đối khách nội địa là 50.000 đồng. Doanh thu phí tham quan sẽ được nộp cho kho bạc nhà nước Hội An, 75% từ nguồn thu này sẽ được đầu tư cho hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa ở khu phố cổ Hội An, 25% còn lại được sử dụng vào các hoạt động của văn phòng hướng dẫn tham quan và chi lợi tức cho các chủ di tích. Nguồn doanh thu này chính là một nguồn tài chính rất quan trọng đối với hoạt động bảo tồn các di sản ở khu phố cổ Hội An. Mặt khác tùy theo quy mô, cấp độ bảo tồn và giá trị kiến trúc của từng di tích mà nhà nước sẽ thanh toán cho chủ di tích từ 2.000 đến 3.000 đồng cho mỗi ô vé nước ngoài và 1.000 đối với mỗi ô vé của khách nội địa. đây cũng là nguồn thu lớn thứ hai để tái đầu tư du lịch một cách có hiệu quả. Một ví dụ điển hình là nhà cổ Phùng Hưng đã thu được 224 triệu đồng từ nguồn thu ô vé tham quan này. Đây là một trong những yếu tố giúp cho hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An đạt hiệu quả cao, đó là một hệ thống được lập nên trên cơ sở nhu cầu chia sẻ lợi nhuận để bảo tồn di tích và các hoạt động đi kèm. 2.3.3. Tái sử dụng hợp lý các di sản vật thể Các di tích nhà nước được bảo tồn và tu bổ đã được tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nguồn doanh thu này được nhà nước sử dụng để cải tiến các thiết bị công cộng phục vụ cộng đồng và tái đầu tư vào các dự án bảo tồn và tu bổ. Chúng ta có thể thấy rõ thông qua bảng dưới đây: Bảng 2.6: Các di tích nhà nước tu bổ từ năm 1998 đến năm 2007 Stt Địa chỉ Năm tu bổ Tái sử dụng hợp lý 1 33 Nguyễn Thái Học 1998 Bảo tàng văn hóa dân gian 2 46 Nguyễn Thái Học 1998 Phòng trưng bày chuyên đề 3 60 Nguyễn Thái Học 1999 Phòng tranh và phòng trưng bày 4 9 Nguyễn Thái Học 2000 Biểu diễn nghệ thuật cổ truyền 5 55 Nguyễn Thái Học 2000 Của hàng lưu niệm truyền thống 6 84 Nguyễn Thái Học 2000 Phòng tranh (cho thuê) 7 15 Nguyễn Thái Học 2001 Buôn bán và ở (cho thuê) 8 100 Trần Phú 2002 ủy ban nhân dân phường Minh An 9 45 Lê Lợi 2003 Văn phòng du lịch Hội An 10 35 Nguyễn Thái Học 2003 Nhà ở cho học sinh xã Tân Hiệp 11 58 Nguyễn Thái Học 2004 Dịch vụ văn hóa 12 53 Trần Phú 2004 Quán café và cửa hàng lưu niệm 13 57 Trần Phú 2004 Văn phong tư vấn thông tin DS 14 50 Nguyễn Thái Học 2004 Xưởng mộc mỹ nghệ - lưu niệm 15 118 Nguyễn Thái Học 2005 Ở và cửa hiệu (cho thuê) 16 1 4,16,20,22,24 Nguyễn Huệ 2005 Ở và cửa hiệu (cho thuê) 17 49, 62 Lê Lợi 2005 Ở và cửa hiệu (cho thuê) 18 8 Phan Chu Trinh 2005 Ở và cửa hiệu (cho thuê) 19 53 Phan Chu Trinh 2005 Công an phường Minh An 20 12 Nguyễn Huệ 2006 Văn phòng thương mại (cho thuê) 21 33 Trần Phú 2007 Ở và cửa hiệu (cho thuê) 22 27 Lê Lợi (đình Ông Voi) 2007 Trường mẫu giáo Minh An Nguồn: trung tâm bảo tồn di tích Hội An Đối với các chủ di tích thì ban chính quyền địa phương khuyến khích thay đổi thích hợp của ngôi nhà của họ nhằm phục vụ chương trình du lịch nhà nghỉ gia đình “home stay” hoặc chuyển đổi thành các dịch vụ lưu trú, ăn điểm tâm cho du khách. Thuận lợi của việc chuyển đổi này là chủ di tích có thể thu được lợi nhuận từ các dịch vụ thương mại đang phát triển mà họ cũng có thêm thu nhập để tiếp tục sống trong chính ngôi nhà của họ. Tuy nhiên việc chuyển đổi này cần phải có sự đồng ý của chính quyền và các cơ quan chuyên ngành liên quan. Một khi việc chuyển đổi tái sử dụng hợp lý thì các cơ quan này sẽ giúp quảng bá và phát huy cho dịch vụ này. 2.3.4. Bảo tồn di sản phi vật thể Trong thực trạng hiện nay ở Hội An có rất nhiều vấn đề thuộc di sản văn hóa phi vật thể đang dần bị mai một và biến mất do kết quả của sự thay đổi về nghề nghiệp và lối sống của dân cư không còn kiếm sống chủ yếu vào những nghề truyền thống nữa, một ví dụ điển hình là các trò chơi truyền thống, các sự kiện và nghi thức văn hóa đặc biệt là các lễ hội gắn liền với hoạt động nông nghiệp và ngư nghiệp đã không còn là một phần trong cuộc sống hàng ngày. Nhận ra được giá trị di sản phi vật thể chính là nền tảng của cuộc sống thường ngày và là điểm mạnh để thu hút khách du lịch, chính vì thế chính quyền địa phương ở khu phố cổ Hội An đã thực hiện công việc khôi phục và bảo tồn một số chương trình văn hóa đặc biệt là các lễ hội và biểu diễn nghệ thuật cổ truyền ở khu phố cổ Hội An. Để hỗ trợ cho những sự kiện văn hóa ở Hội An, chính quyền địa phương chủ động hỗ trợ kinh phí cho các làng nghề truyền thống trong khu vực như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế cũng như các làng chài truyền thống, bên cạnh đó chúng còn được đưa lên bản đồ du lịch phát huy thành các tour tuyến và du lịch, bên cạnh việc duy trì nền kinh tế cho các hộ dân làm nghề truyền thống thì đây cũng là yếu tố làm phục hồi một số làng nghề một cách có hiệu quả. 2.4. Du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và các yếu tố chỉ thị 2.4.1. Kinh doanh bán lẻ và các dịch vụ du lịch Việc kinh doanh hàng hóa cho khách du lịch chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh thu từ ngành du lịch (khoảng 10,5% trong năm 2007). Việc kinh doanh buôn bán chủ yếu tập trung vào các con đường chính như Lê Lợi, Trần Phú, Nguyễn Thái Học, các sản phẩm chính là đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ… phục vụ cho khách du lịch là chủ yếu. Bảng2.7: Các loại hình và số lượng các cửa hàng ở Hội An năm 2008 Cửa hàng Số lượng Cửa hàng vải và may mặc 180 Cửa hàng lưu niệm, tranh nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ 202 Cửa hàng giày dép, túi xách, lồng đèn 91 Cửa hàng tổng hợp 207 Tổng cộng 751 Nguồn: trung tâm bảo tồn di tích Hội An Các dịch vụ du lịch ở Hội An phát triển cũng rất mạnh nó bao gồm dịch vụ buồng, ăn uống, tham quan, vận chuyển, lữ hành và các dịch vụ khác như internet, spa, cà phê…Trong đó dịch vụ lưu trú chiếm doanh thu cao nhất trong số các dịch vụ được cung cấp cho khách du lịch, nó chiếm đến 58% trong tổng thu nhập trong ngành du lịch trong năm 2008. 2.4.2. Việc làm Ngành du lịch chính là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương, số lượng công việc đã tăng lên đáng kể ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn, may mặc nhanh, taxi, xe ôm, xích lô, Internet, quầy lưu niệm và làm lồng đèn đã thu hút một lượng nhân công đáng kể. Theo thống kê năm 2006 thì số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch ở Hội An là 10.778 lao động trong đó có 3.411 lao động làm trong doanh nghiệp du lịch và 7.367 lao động làm trong các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. Ngoài ra thì ngành du lịch địa phương cũng đã giúp khôi phục các làng nghề một cách nhanh chóng, chính hấp lực của ngành du lịch đã thu hút giới trẻ về với các làng nghề truyền thống mà trước đây không được chú ý, các làng nghề cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người, điều này không những vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm cho số lượng lớn khách du lịch đến Hội An mà nó vừa tạo ra những điểm tham quan làng nghề hấp dẫn. 2.4.3. Mức thu nhập Một điều rõ ràng là doanh thu du lịch sẽ làm tăng mức thu nhập bình quân của mỗi người dân địa phương, góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo. Với mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của cả nước, ví dụ năm 2007, GDP bình quân của người Hội An là 14,7 triệu đồng (khoảng 918,75 USD) trong khi đó bình quân đầu người ở Hội An chỉ là 800 USD, trong khi GDP bình quân đầu người ở Hội An tương đương với những trung tâm đô thị lớn của Việt Nam thì GDP bình quân đầu người ở Hội An lại cao hơn so với các tỉnh thành khác của Việt Nam. Hầu hết người dân Hội An nhận xét rằng du lịch đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế và thu nhập của họ đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên điều này đã tạo nên một khoảng cách giàu nghèo khá chênh lệch, số lượng những người giàu tăng lên vì họ có điều kiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phương tiện, dịch vụ du lịch, kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn… trong khi đó những người nghèo lại khó khăn trong cuộc sống bởi giá sinh hoạt. 2.4.4. Giá sinh hoạt Khi số lượng khách tăng lên thì đồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu của hầu hết các hàng hóa cũng tăng lên tương ứng, làm cho giá của nhiều sản phẩm tăng theo. Hơn nữa do khách du lịch luôn trả tiền cao hơn người dân địa phương để mua sản phẩm và dịch vụ nên giá cả lên cao hơn. Khách du lịch thấy giá cả nào cũng “phải chăng” bởi vì các sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiềm năng hoạt động du lịch bền vững ở khu đô thị cổ Hội An và những biện pháp.doc
Tài liệu liên quan