Chuyên đề Tìm hiểu quy trình tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh (HDB) – chi nhánh Hà Nội

Phân tích khách hàng là khâu quan trọng nhất trong phan tích tín dụng. cơ bản thì HDB phân tích khách hàng vau vốn trên 2 mặt phân tích các yếu tố tài chính và phân tích các yếu tố phi tài chính. Phân tích tài chính cho HDB các kết quả để nhận xét năng lực tài chính của doanh nghiệp, xem xét khả năng có thể trả nợ của khách hàng vay vốn. Phân tích các yếu tố phi tài chính cho HDB nhận định về tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu quy trình tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh (HDB) – chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược thiện hiện tại bước 6. Trong quy trình tín dụng trên, tôi sẽ đặc biệt phận tích và nhấn mạnh trong bước 2, bởi vì đây là một bước quan trọng nhất, nó quyết định doanh nghiệp có cung cấp cho doanh nghiệp hay không. Nếu ngân hàng tiến hành bước 2 một cách hoàn thiện nhất, tức là doanh nghiệp đã thẩm định, đánh giá đúng năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp; đánh giá đúng sự khả thi của phương án kinh doanh của doanh nghiệp giúp ngân hàng giảm thiểu rui ro tín dụng. Chuần bị hồ sơ tín dụng Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Chuyên viên tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. Đối với khách hàng đã cã quan hệ tín dụng: Chuyên viên tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay. Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được chuyên viên tín dụng báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay). Chuyên viên tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ với những nội dung thuộc: Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của HDBank). Phương án sản xuất kinh doanh: + Tính toán nhu cầu vốn lưu động năm gần nhất. + Kế hoạch sử dụng vốn vay Ngân hàng. + Phương thức vay. + Nguồn trả nợ. + Tài sản đảm bảo. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp: + Điều lệ Công ty 0 + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh + Mã số thuế + Bổ nhiệm Giám đốc + CMND, hộ khẩu của Giám đốc (Chủ DN, người đại diện vay vốn) (Photo) + Biên bản họp hội đồng quản trị. Hồ sơ tình hình tài chính. + Bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm gần nhất. + Thuyết minh báo cáo quyết toán. + Chi tiết khoản phải trả người bán + Chi tiết vay ngắn hạn, dài hạn + Chi tiết tài sản cố định hữu hình + Chi tiết hàng tồn kho + Chi tiết khoản phải thu khách hàng + Tờ khai thuế GTGT + Liệt kê nợ vay tại các ngân hàng trong hiện tại. Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay. 0 + Bản sao các giấy tờ tài sản đảm bảo. + Những hồ sơ khác cần thiết. Sau khi chuyên viên tín dụng đã tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, pháp lý và hợp lệ của toàn bộ hồ sơ của doanh nghiệp thì chuyển hồ sơ của khách hàng báo cáo lên lảnh đạo để tổ chức bước tiếp theo là phân tích tín dụng. Phận tích tín dụng Phâm tích tín dụng là một bước phức tạp và vô cùng quan trọng trước khi cho vay. Nó bắt đầu từ việc chuyên viên tín dụng kiểm tra mục đích vay vốn, điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh để tiến hành phân tích ngành, phân tích khách hàng vay vốn, phân tích dự án kinh doanh cho đến chấm điểm và xếp hạng khách hàng, lập báo cáo thẩm định khách hàng. Để hiểu một cách sáng tỏ và khao học cac công việc trong bước này ta có thể chia bước phân tích tín dụng thành các bước nhỏ như sau: Bước 1: Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng Trong bước này, chuyên viên tín dụng phải xem xét tính hợp pháp, tính phù hợp của phương án kinh doanh của doanh nghiệp. cụ thể chuyên viên tín dụng cần trả lời cho những vấn đề sau: - Kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh. - Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ) - Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành. Bước 2: Điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng vay vốn và phương án kinh doanh Có nhiều cách để thu thập được thông tin về khách hàng vay vốn và phương án kinh doanh của họ, nhưng thông thường để có thể thu thập những thông chính sác nhất HDB thường sử dụng cách phỏng vấn khách hàng, xem từ báo cáo tài chính, đặc biệt là cử chuyên viên tín dụng đến nơi sản xuất kinh doanh của công ty để xem xét thực tế hoạt động của khách hàng vay vốn. Trước hết, để thu thập và tổng hợp thông tin doanh nghiệp vay vốn thì chuyên viên tín dụng nhất định phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về: - Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn - Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng - Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng - Đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay (nếu có). Về phương án sản xuất kinh doanh - Tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh - Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của phương án sản xuất kinh doanh để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra. - Tìm hiểu từ các phương tiện đại chúng (báo, đài, mạng máy tính...); từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp... - Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từng ngành nghề - Tìm hiểu từ các phương án sản xuất kinh doanh cùng loại. Bước 3: Kiểm tra, xác minh thông tin Sau bước 1 và bước 2, để có thể bắt tay và công việc phân tích khách hàng vay vốn thì trước hết chuyên viên tín dụng phải kiểm tra và xác minh lại tấp cả các thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau: - Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng. - Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng. - Các bạn hàng/đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương). - Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn/trước đó đã vay vốn. - Các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan pháp luật (công an, toà án). Bước 4: Phân tích ngành Đây là một bước thực hiện những phân tích quan trọng đầu tiên giúp cho ngân hàng có thể đánh giá về khả năng sinh lời của ngành mà doanh nghiệp hoạt động. Bên cạnh đó giúp cho ngân hàng nhận ra những áp lực trực tiếp mà doanh nghiệp phải chịu trong ngành kinh doanh của mình như áp lực từ nhà cung cấp, áp lực từ khách hàng và đặc biệt là áp lực cạnh tranh của hàng hóa thay thế và đối thử cạnh tranh nội ngành. Thông thường thì HDB sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Poter ( xem mô hình sau): Theo mô hình của Micheal Poter, để phân tích cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất của bất kì doanh nghiệp nào chuyên viên tín dụng của HDB cần nhìn nhận dưới tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: 1. Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau: Mức độ tập trung của các nhà cung cấp,tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp, sự khác biệt của các nhà cung cấp, ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm, chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành, sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế, nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp, chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành. 2. Nguy cơ thay thế thể hiện ở: Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm,xu hướng sử dụng, hàng thay thế của khách hàng, tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế. 3. Các rào cản gia nhập thể hiện ở: Các lợi thế chi phí tuyệt đối, sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường, khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, chính sách của chính phủ, tính kinh tế theo quy mô, các yêu cầu về vốn, tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa, các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh, khả năng tiếp cận với kênh phân phối, khả năng bị trả đũa, các sản phẩm độc quyền. 4. Sức mạnh khách hàng thể hiện ở: Vị thế mặc cả, số lượng người mua, thông tin mà người mua có được, tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa, tính nhạy cảm đối với giá, sự khác biệt hóa sản phẩm, mức độ tập trung của khách hàng trong ngành, mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế, động cơ của khách hàng. 5. Mức độ cạnh tranh thể hiện ở: Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành, mức độ tập trung của ngành, chi phí cố định/giá trị gia tăng, tình trạng tăng trưởng của ngành, tình trạng dư thừa công suất, khác biệt giữa các sản phẩm, các chi phí chuyển đổi, tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa, tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh, tình trạng sàng lọc trong ngành. Sau khi trả lời tất cả các vấn đề trên, chuyên viên tín dụng của HDB sẽ lập bản nhận xét theo bảng sau: Nghiêm trọng Đáng lo ngại Chấp nhận được Tốt Không có thông tin Sức mạnh nhà cung cấp Nguy cơ thay thế Rào cản ra nhập Sức mạnh khách hàng Mức độ cạnh tranh Đánh giá tổng hợp Bước 5: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn Phân tích khách hàng là khâu quan trọng nhất trong phan tích tín dụng. cơ bản thì HDB phân tích khách hàng vau vốn trên 2 mặt phân tích các yếu tố tài chính và phân tích các yếu tố phi tài chính. Phân tích tài chính cho HDB các kết quả để nhận xét năng lực tài chính của doanh nghiệp, xem xét khả năng có thể trả nợ của khách hàng vay vốn. Phân tích các yếu tố phi tài chính cho HDB nhận định về tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là quá trình sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo yêu cầu của ngân hàng, khi vay vốn khách hàng phải nộp các loại báo cáo sau đây: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Dựa vào những báo cáo tài chính trên, ngân hàng sẽ tiến hành phân tích tài chính để nhận định đúng đắn về khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp theo sơ đồ sau: Phân tích tỷ số: Tỷ số thanh khoản Tỷ số nợ Tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay Tỷ số hiệu quả hoạt động Tỷ số khả năng sinh lợi Tỷ số tăng trưởng Đo lường và đánh giá: Tình hình tài chính Tình hình hoạt động Như sơ đồ trên là cách phân tích các chỉ số tài chính theo mục tiêu phân tích mà HDB đang sử dụng, các tỷ số tài chính được chia thành: nhóm tỷ số thanh khoản, nhóm tỷ số nợ, nhóm tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động, nhóm tỷ số khả năng sinh lời và nhóm tỷ số tăng trưởng. Cụ thể, trong từng nhóm tỷ số trên chuyên viên tín dụng cần tính toán cụ thể rất nhiều tỷ số cụ thể. Thứ nhât, nhóm tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, nó bao gồm các tỷ số cụ thể sau: Tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio) được xác định dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản, được tính theo công thức: CR= (Giá trị tài sản lưu động)/(giá trị nợ ngắn hạn) Tỷ số thanh khoản nhanh (quick ratio) cũng dựa vào bản cân đối tài sản mà xác định theo công thức sau: QR = (Giá trị tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho)/(Giá trị nợ ngắn hạn) Thứ hai, nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính (còn gọi là tỷ số nợ) là tỷ số đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty. Loại tỷ số này gồm có: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu (D/E) đánh giá mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp và qua đó đo lường khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp đó: D/E = (Tổng giá trị nợ)/(Giá trị vốn chủ sở hữu) Tỷ số nợ soi với tổng tài sản (D/A) đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính theo công thức: D/A = (Tổng giá trị nợ)/(Tổng tài sản) Tỷ số nợ dài hạn được tính bằng cách lấy nợ dài hạn chia cho tổng giá trị vốn cố định (bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) Tỷ số nợ dài hạn = (Giá trị nợ dài hạn)/(Giá trị nguồn vốn dài hạn) Tiếp theo, chuyên viên tín dụng tiến hành phân tích tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay. Đây là loại tỷ số xác định từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Loại tỷ số thường được gọi là tỷ số trang trải chi phí tài chính. Nó phản ánh mối quan hệ giữa khả năng trang trải chi phí kinh doanh và chi phí tài chính doanh nghiệp phải gánh chịu. Ngân hàng quan tâm đến chỉ số này như một tỷ số đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp để thanh toán lãi vay. Chuyên viên tín dụng cần tính toán tỷ số sau: Tỷ số trang trải lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế và lãi)/(Chi phí lãi vay) Phân tích nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động cũng là một mối quan tâm của ngân hàng với doanh nghiệp, ngân hàng phân tích nhóm tỷ số này để hiểu them về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vay vốn, từ đó cũng cố them niềm tin về khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn. Nhóm tỷ số này là những tỷ số được tính dựa vào thông tin rút ra từ bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh. Hiện nay, HDB chỉ tập trung xem xét các tỷ số đo lường một số tỷ số sau: Tỷ số hoạt động khoản phải thu thể hiện qua vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân, nó cho ngân hàng cái nhìn sâu vào chất lượng của khoản phải thu và hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp, công thức xác định tỷ số này như sau: Vòng quay khoản phải thu = (Doanh thu thuần)/(Các khoản phải thu bình quân) Kỳ thu tiền bình quân = (Vòng quay khoản phải thu)/(365 ngày) Tỷ số hoạt động các khoản phải trả đo lường uy tín của công ty trong việc trả nợ đúng hạn. Tỷ số này thể hiện qua vòng quay khoản phải trả và kỳ trả tiền bình quân, xác định hai tỷ số này qua công thức: Vòng quay khoản phải trả = (Doanhh thu thuần)/(Các khoản phải trả bình quân) Kỳ trả tiền bình quân = (Vòng quay khoản phải trả)/(365 ngày) Tỷ số hoạt động tồn kho đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, nó được đo lường bằng vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho bình quân. Các tỷ số này được tính toán theo công thức:; Vòng quay hàng tồn kho = (Giá vốn hàng bán)/(Hàng tồn kho bình quân) Số ngày tồn kho bình quân = (365 ngày)/(Vòng quay hàng tồn kho) Tỷ số hoạt động tài sản được ngân hàng sử dụng để đánh giá hoạt động của tổng tài sản của công ty nói chung. Ngân hàng thường sử dụng vòng quay tổng tài sản để thể hiện tỷ số này, nó cho biết doanh nghiệp sử dụng trung bình bao nhiêu tài sản đẻ tạo ra một đồng doanh thu: Vòng quay tổng tài sản = (Doanh thuh thuần)/(Tổng tài sản bình quân) Nhóm chỉ số tren giúp ngân hàng có những nhận định chung về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên thì HDB thuongf quan tâm hơn, phân tích sâu hơn ở nhóm tỷ số khả năng sinh lợi, khả năng sinh lợi của dooanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ và lãi của doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ tính toán tất cả các tỷ số sau: Khả năng sinh lợi so với doanh thu, tỷ số này cho biết một đông doanh thu thì có bao nhiêu phần lợi nhuân. Thông thường, HDb xem xét trên 2 tỷ số: Tỷ số lãi gộp = (Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán)/(Doanh thu thuần) Tỷ số lãi ròng = (Lợi nhuận ròng sau thuế)/(Doanh thu thuần) Khả năng sinh lợi so với tài sản, tỷ số này cho biết mỗi đồng giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Ngân hàng quan tâm đến lợi nhuân trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp nên thường chỉ tính toán chỉ số này theo công thức: ROA = (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay)/(Giá trị tổng tài sản) Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu, nó đo lường khả năng sinh lời của một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra. Thông thường thì ngân hàng chỉ quan tâm đến tỷ số lợi nhuận trước thuế vì phần trả nợ và lãi cho ngân hàng trên phần lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có tỷ số lợi nhuận sau thuế cao đủ đảm bảo trả nợ và lãi thì càng tốt, chỉ số này được tính toán trên công thức: ROE = (Lợi nhuận ròng sau thuế)/(Vốn chủ sở hữu) Cuối cùng, ngân hàng cũng quan tâm đến triển vọng phát triển của doanh nghiệp, nhóm tỷ số tăng trưởng giúp cho ngân hàng có thể đánh giá vấn đề này. Thực chất thì tỷ số này cần thiết khi ngân hàng phê duyệt các khoản vay dài hạn hơn. Nhóm này gồm có hai tỷ số như sau: Tỷ số lợi nhuận tích lũy = (Lợi nhuận tích lũy)/(Lợi nhuận sau thuế) Tỷ số tăng trưởng bền vững = (Lợi nhuận tích lũy)/(Vốn chủ sở hữu) Bước 6: Phân tích phương án kinh doanh Doanh thu từ phương án kinh doanh là nguồn thu nợ chính của ngân hàng, ngân hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp vay vốn xuất trình phương án kinh doanh để tiến hành phân tích và thẩm định lại để xem dộ tin cậy như thế nào. Hiện tại HDB sẽ phân tích phương án sản suất kinh doanh của doanh nghiệp trên 2 mặt phân tích tình hình thị trường và dự báo doanh thu, và phân tích các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh. Để phân tích tốt thị trường, chuyên viên tín dụng phải điều trả rỏ về tình hình thị trương của sản phẩm và ngành mà doanh nghiệp hoạt động. theo đó cần nắm rỏ các vấn đề: nhu cầu thị trường, giá cả thị trường của sản phẩm, thị phần của doanh nghiệp mình đang xem xét. Dự trên kinh nghiệm của mình mà chuyên viên tín dụng có thể phán quyết độ tin cây của phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã lập. Từ đó, đánh giá chung về tính chất khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Phân tích thị trường và dự báo doanh thu luôn phải đi kèm với phân tích và đánh giá các khoản mục chi phí. Để phân tích và đánh giá độ tin cậy của các khoản mục chi phí đòi hỏi chuyên viên tín dụng xem xét các khoản mục chi phí có hợp lý hay không hợp lý. Bên cạnh đó, chuyên viên tín dụng có thể tham khảo thông tin về chi phí của doanh nghiệp khác trong cùng ngành và co quy mô tương tự để làm cơ sở so sánh. Bước 7: Chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp. Dựa trên phân tích ở các bước trên, chuyên viên tín dụng sử dụng phần mềm chấm điểm tự động để chấm điểm khách hàng vay vốn. Hiện tại HDB sử dụng phần mềm SYMBOLS để chấm điểm cho daonh nghiệp. Quy trình chấm điểm của HDB theo sơ đồ sau: Thu thập thông tin Xác định ngành kinh tế Xác định quy mô Xác định loại hình sở hữu Chấm điểm chỉ tiêu TC Chấm điểm chỉ tiêu PTC Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng Các bước trên đã giúp chuyên viên tín dụng hoàn thành các bước từ thu thập thông tin cho đến xác định quy mô và xác định loại hình sở hữu. Đến đây chuyên viên tín dụng chỉ cần nhập các thông tin theo mẫu vào phần mềm SYMBOLS để thu kết quả chấm điểm về doanh nghiệp vay vốn. Tuy nhiên thì phần mềm này hoạt động trên cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp. trong đó các yếu tố thuộc chỉ tiêu phai tài chính vừa cho phép chuyên viên tín dụng biết về năng lực quản trị, khả năng chèo lái công ty, cũng như ý chí mong muốn trả nợ hay không của doanh nghiệp đi vay. Trong khi đó, các yếu tốt tài chính cho biết năng lực tài chính của công ty trong quá khứ (kì vừa qua), nó cho biết sức khỏe của công ty đến thời điểm đề nghị vay nợ. Tuy nhiên, ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh lại nhờ vào nguồn thu trong tương lai để thu nợ, phải trộng cậy khả năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy các chỉ tiêu phi tài chính tuy khó nắm bắt hơn lại là những chỉ tiêu qua trọng hơn chỉ tiêu tài chính. Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính theo các chỉ tiêu sau đây: Nhóm chỉ tiêu LN LN gộp/Doanh thu thuần LN từHĐ kinh doanh/Doanh thu thuần Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Suất sinh lời của tài sản Khả năng thanh toán lãi vay Nhóm chỉ tiêu thanh khoản Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán tức thời Nhóm chỉ tiêu hoạt động Vòng quay vốn lưu động Vòng quay khoản phải thu Vòng quay hàng tồn kho Hiệu suất sử dụng TSCĐ Nhóm chỉ tiêu cân nợ Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu Tổng điểm tài chính Sau khi nhập xong tất cả các chỉ tiêu tài chính trên, chuyên viên tín dụng tiệp tục sử dụng SYMBOLS để chấm điểm phi tài chính của doanh nghiệp. Theo các chỉ số sau đây: Tiếp theo, sau khi hoàn thành hết phần chấm điểm chuyên viên tín dụng sẽ tiến hành xếp hạng doanh nghiệp này theo thang điểm có sẵn: Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại nhóm nợ theo QĐ 18/ 493 Từ Đến 90 100 AAA Nhóm 1 80 90 AA 75 80 A 70 75 BBB Nhóm 2 65 70 BB 60 65 B 56 60 CCC Nhóm 3 53 56 CC 45 53 C Nhóm 4 20 45 D Nhóm 5 Bước 8: Lập báo cáo thẩm định khách hàng Ở bước này chuyên viên tín dụng lập báo cáo thẩm định theo mẫu của HDB (Xem phụ lục 1 – báo cáo thẩm định 14.03.2001 – Đại Việt) Quyết định tín dụng Sauk hi đã phân tích tín dụng xong, chuyên viên tín dụng tringf cho trưởng phòng tín dụng báo cáo thẩm định để trình lãnh đạo ngân hàng để phê duyệt và quyết định khoản tín dụng này. Cụ thể, phải tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Xác định phương thức và nhu cầu cho vay Tuỳ theo yêu cầu vay vốn của khách hàng, kết quả thẩm định khách hàng và quan hệ với khách hàng mà ngân hàng quyết định phương thức cho vay. Các phương thức cho vay chủ yếu dưới hai hình thức, cấp tín dụng với những doanh nghiệp có nhu cầu vayt hường xuyên và có quan hệ tốt với HDB, cho vay từng lần với những doanh nghiệp có nhu cầu vay không thường xuyên, những khách hàng lần đầu đến vay tại HDB. Bước 2: Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của ngân hàng Chuyên viên tín dụng và trưởng phòng tín dụng phối hợp vớ Phòng kế hoach tổng hợp phải xem xét khả năng nguồn vốn của ngân hàng mình có đủ đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng hay không. Nhưng thông thường với những khoản vay ngắn hạn thì trưởng phòng tín dụng có quyền quyết định mà không cần đến Phòng kế hoạn tổng hợp. Đồng thời xem xét điều kiện thanh toán cho khách hàng. Bước 3: Phê duyệt khoản vay Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, chuyên viên tín dụng lập Báo cáo thẩm định kiêm Tờ trình cho vay theo mẫu (như phụ lục 1) đi kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng. Trên cơ sở Tờ trình của chuyên viên tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, Trưởng phòng tín dụng xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào Tờ trình và trình Lãnh đạo. Cuối cùng, chuyên viên tín dụng phải hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định. Chuyên viên tín dụng căn cứ ý kiến của trưởng phòng để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn; thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu; soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay. Sau đó trình trưởng phòng để kiểm tra lại nội dung, trưởng phòng có ý kiến đồng ý hay không đồng ý trình lãnh đạo quyết định. Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/ tái thẩm định và trưởng phòng tín dụng , khoản vay sẽ được Ban lãnh đạo HDB phê duyệt: Khoản vay thuộc quyền phán quyết: Sau khi đó kiểm tra lần cuối các hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, Ban lãnh đạo HDB sẽ quyết định: - Duyệt đồng ý cho vay. - Duyệt cho vay có điều kiện. - Không đồng ý. Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: Số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các điều kiện khác (nếu có). Bước 4: Ký kết hợp đồng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm Khi khoản vay được phê duyệt, HDB và khách hàng vay sẽ lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có), công chứng và đăng kí giao dịch đảm bảo. Giải ngân Trong hình thức tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn, tức là tài trợ vốn lưu đọng hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh, như đã nói ở phần trên ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay theo hạn mức tín dụng hoặc cho vay từng lần. Nếu là quyết dịnh cho doạnh nghiệp vay từng lần, thông thường HDB giải ngân cho doanh nghiệp theo cách giải ngân bằng tiền mặt một lần cho doanh nghiệp. Còn đối với cho vay theo hạn mức tín dụng, doanh nghiệp phải lập tài khoản tại HDB, mooic khi có nghiệp vụ phát sinh cần thanh toán đúng với mục đích vau vốn trong hợp đồng tín dụng và đang cò trong giới hạn hạn mức thì HDb sẽ tự động chuyển khoản cho khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chứng minh nghiệp vụ phát sinh cần thanh toán đó là có thực bằng cách phải cung cấp các tài liệu liên quan đến sử dụng tiền vay như hợp đồng cung ứng vật tuw hàng hóa dịch vụ, bảng kê các khoản chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu… Giám sát tín dụng và thu nợ Đến đây, cần phải chắc lại tín dụng là việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của ngân hàng cho doanh nghiệp theo nguyên tắc hoàn trả vốn và trả lãi trong một thời hạn nhất định. Trong thời gian mà doanh nghiệp sử dụng vốn của ngân hàng để kinh doanh, có rất nhiều rủi ro xảy ra khiến cho đồng vốn mà doanh nghiệp vay từ ngân hàng có thể sẽ không hiệu quả hay bị sử dụng sai mục đích; điều này kiến cho ngân hàng có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro, thiệt hại. Do vây, ngân hàng phải liên tục giám sát tín dụng để có thể ngăn ngừa những hành vi vi phạm của khách hàng, hạn chế xu hướng rủi rô đạo đức nhằm bảo đảm an toàn tín dụng; đồng thời có thể giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm, qua đó có biện pháp xử lý thích hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Trên thực tế, giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Chuyên viên tín dụng sẽ là người trực tiếp thực hiện công việc này. Nếu là cho vay từng lần, thì ngân hàng có thể thu lãi theo kì hàng quý và thu lãi cuối kì cho vay, hoặc thu cả lãi và gôc một lần khi hết thời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu quy trình tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP Hồ Chí Minh (HDB) – chi nhánh Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan