Chuyên đề Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương

Cơ cấu lao động trong các ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là: 82,35% - 8,99% - 8,66% vào năm 2000; đến năm 2006 thì cơ cấu lao động là 67,5 – 18,2% - 14,3%. Sự chuyển dịch này cũng chứng tỏ ngành công nghiệp và dịch vụ đã có được bước phát triển tích cực để có thể thu hút được lao động dư thừa trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang hoạt động trong hai ngành này. Tuy nhiên tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn chưa qua đào tạo vẫn còn khá lớn cho nên chưa đủ trình độ để có thể đáp ứng được yêu cầu làm việc của ngành công nghiệp và dịch vụ. Do vậy cần phải có chiến lược đào tạo sao cho phù hợp để tận dụng hết nguồn lao động dồi dào trong tỉnh là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các cơ quan chức năng.

docx92 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung tâm của một số huyện Thanh Miện, Ninh Giang, Thanh Hà, nhà văn hoá xã…Tổng vốn đầu tư trong 5 năm qua khoảng 46 tỷ đồng. Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư nhưng cơ sở hạ tầng văn hoá từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu, chưa dành đất hợp lý cho xây dựng các thiết chế văn hoá thông tin từ tỉnh đến cơ sở, phương tiện, thiết bị lạc hậu; thiếu các điểm hoạt động văn hoá, hầu hết các huyện vẫn chưa có nhà văn hoá trung tâm độc lập, nhà thư viện, các xã chưa có thư viện, các khu dân cư chưa có điểm đọc sách , báo. b, Đầu tư giải quyết những vấn đề xã hội: Đầu tư cải thiện điều kiện học tập, ăn ở, sinh hoạt cho các đối tượng chính sách của các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm nhân đạo của các tổ chức chính trị-xã hội; đầu tư các công trình phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng, phục vụ dân sinh như Đài tưởng niệm liệt sỹ, nghĩa trang liệt sĩ các xã; đầu tư hạ tầng phục vụ chương trình xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tranh tre,… góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4,5%. Tổng vốn đầu tư khoảng 41 tỷ đồng. Việc đầu tư phục vụ cho các đối tượng chính sách, thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, phát huy truyền thống cách mạng, xoá đói giảm nghèo,..trong những năm vừa qua là một chủ trương đúng và cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Do vốn đầu tư còn hạn chế nên mới chỉ khắc phục được một phần tình trạng xuống cấp của các công trình và tình trạng quá tải của các trung tâm; hệ thống đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ của huyện, thành phố, thị trấn, xã, phường chưa có quy hoạch cụ thể và lâu dài nên chiếm nhiều diện tích, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường… c, Thông tin: Tổng vốn đầu tư là 37 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách. Sau đầu tư, chất lượng báo nói, báo hình và báo đọc đã được nâng lên, góp phần tích cực tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống phát thanh, truyền hình từ tỉnh xuống cơ sở còn yếu và thiếu, chưa có nhiều đổi mới, trang thiết bị thiếu đồng bộ, chất lượng truyền hình còn thấp, nhiều vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống phát thanh. d, Thể dục thể thao: Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể dục thể thao được quan tâm đầu tư từ nhiều nguồng vốn, góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. Tổng vốn đầu tư là 43 tỷ đồng. Cơ sở vật chất của ngành thể dục thể thao hiện nay còn nhiều bất cập, thiếu phương tiện và trang thiết bị luyện tập, hệ thống sân vận động từ tỉnh xuống huyện không đáp ứng được yêu cầu luyện tập và thi đấu, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát hiện tài năng thể thao còn khó khăn… 1.7, Quản lý nhà nước Cơ sở vật chất hệ thống quản lý Nhà nước được quan tâm đầu tư đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao hiệu quả công tác của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cơ quan Đảng và chính quyền cấp huyện, cải tạo, nâng cấp và xây dựng trụ sở làm việc của các sở, ban, ngành, hệ thống ngân hàng, Kho bac nhà nước, Hải quan. Hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở xã nghèo. Tổng vốn đầu tư khoảng 250,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch nên đầu tư còn mang tính chắp vá, đa số khuôn viên trụ sở làm việc của các sở, ban ngành chật hẹp, một số cơ quan phải ghép chung với cơ quan khác, một số cơ quan mới đầu tư xây dựng nhưng đã không đáp ứng yêu cầu làm việc… 1.8, Khoa học công nghệ và môi trường + Về khoa học công nghệ: Tổng vốn đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ là 13 tỷ đồng. Tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho công tác nghiên cứu, kiểm định chất lượng đo lường, quản lý khoa học, chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong khối cơ quan Đảng, quản lý nhà nước. Hoạt động khoa học và công nghệ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu do thiếu phương tiện, thiết bị nghiên cứu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn hạn chế; hoạt động quản lý đo lường-tiêu chuẩn-chất lượng chưa được mở rộng mà mới ở phạm vi cấp tỉnh… + Môi trường: Tổng vốn đầu tư 34,9 tỷ đồng, trong đó quan tâm đầu tư cho vấn đề xử lý rác thải và nước thải đô thị, bệnh viện, quy hoạch trồng cây xanh, cải tạo hè phố, rãnh thoát nước,…góp phần cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đô thị. Do nguồn vốn đầu tư hạn hẹp nên mới chỉ hạn chế một phần tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đô thị hiện nay nước thải vẫn trực tiếp đổ vào các ao hồ mà chưa qua khâu xử lý; dự án Nhà máy xử lý rác thải thành phố Hải Dương là một công trình trọng điểm trong giai đoạn 2001-2005 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được do khó khăn về địa điểm,.. 1.9, Cấp thoát nước a, Cấp thoát nước đô thị: Đối với thành phố Hải Dương tập trung cải tạo hệ thống đường ống cấp nước, thoát nước, giảm tỷ lệ thất thoát nước, hạn chế một phần tình trạng ngập úng ở một số tuyến phố chính. Đến nay 100% số dân trong nội thành được sử dụng nước sạch. Đối với các huyện đầu tư xây dựng trạm cấp nước và mở rộng đường ống cấp nước ở các thị trấn, đảm bảo 50% số hộ dân ở các khu dân cư tập trung được sử dụng nước sạch. Tổn vốn đầu tư trong 5 năm khoảng 522,4 tỷ đồng. Hiện nay hệ thống thoát nước đô thị còn nhiều hạn chế và đã bị xuống cấp, không đảm bảo thoát nước nhanh khi có mưa to, tiến độ thực hiện dự án cải tạo hệ thống thoát nước thành phố Hải Dương chậm, nhiều tuyến đường ống cấp nước chưa được đầu tư cải tạo nên tỷ lệ thất thoát nước vẫn còn lớn, công suất của các nhà máy nước hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng khi thành phố Hải Dương và các thị trấn được quy hoạch mở rộng, nhiều hộ ngoại thành chưa được sử dụng nước máy… b, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Trong 5 năm qua đã đầu tư xây dựng 23 trạm cấp nước tập trung, 2.600 giếng khoan, 39.600 giếng khơi, 69.600 bể nước mưa đưa tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh khoảng ttrên 70%, đầu tư xây dựng 29.756 hố xí tự hoại, 44.600 hố xí 2 ngăn hợp vế sinh, 1.716 hầm sinh khí Biogas, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm khoảng 595,4 tỷ đồng. Mặc dù đã đạt được kết quả khả quan trong việc thực hiện đề án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tuy nhiên do địa bàn rộng, mức hỗ trợ từ ngân sách còn thấp trong khi đời sống và mức thu nhập của khu vực nông thôn còn thấp nên khả năng đầu tư bị hạn chế; quá trình thực hiện thiếu sự theo dõi kiểm tra nên kết quả thực hiện còn hạn chế; công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức của nhân dân về môi trường chưa được quan tâm đúng mức nên chưa phát huy hết khả năng và nội lực của nhân dân. 1.10, Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tập trung và làng nghề a, Khu công nghiệp: Đến nay đã có 6 Khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó 3 Khu côn nghiệp đã lựa chọn chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng công trình là: Khu công nghiệp Nam Sách, Đại An, Phúc Điền (trong đó khu công nghiệp Nam Sách giai đoạn I đã được lấp đầy), tạo môi trường thuận lợi thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, tăng thu ngân sách cho địa phương. Tổng vốn đầu tư khoảng 612,5 tỷ đồng. Trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển Khu công nghiệp tập trung nhưng các dự án xin vào khu công nghiệp chưa nhiều, công tác giải phóng mặt bằng khó khăn nên dự án chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh hạ tầng. b, Cụm công nghiệp: Quy hoạch và hình thành nhiều Cụm công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút các dự án trong và ngoài nước (đã có 9 Cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch). tuy nhiên, khả năng thu hút các dự án đầu tư còn hạn chế do tiến độ quy hoạch chậm (các dự án đầu tư được chấp thuận chủ yếu bám mặt đường), khó khăn về vốn đầu tư nên hầu hết hạ tầng các Cụm công nghiệp này chưa được đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án (đến nay tỉnh mới tiến hành đầu tư hạ tầng 2 cụm công nghiệp ở thành phố Hải Dương), trong khi đó tỉnh chưa có chính sách cụ thể huy động vốn của các doanh nghiệp tham gia đầu tư. Tổng vốn đầu tư khoảng 227,2 tỷ đồng. c, Làng nghề: Từ năm 2002 đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (chủ yếu là đường giao thông cho 9 làng nghề với tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng, góp phần khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh như gốm Chu Đậu… 1.11, Phát triển đô thị và nhà ở. Trong 5 năm qua, tỉnh Hải Dương đã áp dụng linh hoạt cơ chế chính sách, khai thác nguồn vốn từ quỹ đất cho đầu tư phát triển đô thị của thành phố Hải Dương và các thị trấn, thị tứ (cơ chế đổi đất lấy công trình, giao đất thu tiền sử dụng đất, đấu thầu quyền sử dụng đất). Các khu đô thị, khu dân cư mới được quy hoạch đồng bộ theo hướng hiện đại, trong đó có cả các công trình phục vụ thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái, công cộng, văn hoá…Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng phát triển đô thị là 1.760 tỷ đồng, trong đó ngân sách đầu tư 140 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 1210 tỷ đồng, vốn dân doanh 410 tỷ đồng. Bước đầu có quan tâm quy hoạch xây dựng nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, lao động ở các khu công nghiệp. Tổng vốn đầu tư 53 tỷ đồng, trong đó ngân sách 3,7 tỷ đồng, vốn tín dụng 49, 3 tỷ đồng. Việc phát triển đô thị của tỉnh hiện nay còn nhiều bất cập do công tác quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều khu vực hiện nay chưa có quy hoạch chi tiết nên khó khăn cho việc đầu tư mở rộng đô thị, vấn đề đánh giá tác động, ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, môi trường trong quá trình phát triển đô thị chưa thực sự được quan tâm. 1.12, An ninh quốc phòng Phát triển kinh tế đi đôi với củng cố quốc phòng-an ninh là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và nhà nước ta. trong 5 năm qua, bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh (12 tỷ đồng) và nguồn vốn của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ sở vật chất phục vụ công tác huấn luyện, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm cho thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố; điều kiện làm việc, ăn ở của cán bộ chiến sĩ trong ngành công an, quân đội đã được cải thiện đáng kể. 1.13, Các ngành dịch vụ a, Dịch vụ Thương mại và Du lịch + Dịch vụ thương mại: Quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư mới gắn liền với các công trình phục vụ thương mại và dịch vụ du lịch; đầu tư phát triển hệ thống siêu thị nhỏ, chợ, cửa hàng kinh doanh hàng hoá, hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở địa bàn thành phố Hải Dương, các thị trấn, thị tứ và các khu công nghiệp tập trung, dọc các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, chú trọng quy hoạch xây dựng các chợ đầu mối hoa quả và nông sản của các huyện. Tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực thương mại dịch vụ khoảng 290 tỷ đồng. + Dịch vụ du lịch: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm đã được quy hoạch; hình thành các khu du lịch sinh thái kết hợp với vui chơi giải trí; tiếp tục trùng tu, tôn tạo hàng chục khu di tích đình, đền, chùa nhằm gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá của Hải Dương và thu hút khách thập phương đến thăm quan, du lịch. Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng du lịch khoảng 880 tỷ đồng b, Dịch vụ vận tải: Lực lượng vận tải trong những năm qua phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Nhìn chung lực lượng vận tải đã đáp ứng được nhu cầu xã hội nhưng chất lượng vận tải còn kém, tổ chức quản lý vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là lực lượng vận tải hành khách. Dịch vụ vận tải đường sắt tăng do có sự đầu tư nâng cao số lượng và chất lượng thiết bị toa xe, rút ngắn thời gian vận chuyển trên các tuyến, nhất là tuyến Hà Nội - Hải Phòng Đến năm 2006. tổng số phương tiện ô tô vận tải hàng hoá trên địa bàn tỉnh là 1400 chiếc, ô tô vận tải hành khách là 600 chiếc. Hoạt động kinh doanh khai thác vận tải đường thuỷ phát triển nhanh, chủ yếu là tăng ở khối tư nhân. Tổng số phương tiện vận tải thuỷ là 630 chiếc với tổng trọng tải khoảng 110.000 tấn, đa số là tàu tự hành. Hệ thống cảng sông, bến bãi đã được đầu tư nâng cấp, chủ yếu là ở các cảng chuyên dụng. Tuy nhiên công nghệ xếp dỡ, phương tiện thiết bị tại các bến, cảng địa phương còn thô sơ, thủ công nên năng lực xếp dỡ còn thấp. Tổng vốn đầu tư khoảng 350 tỷ đồng. c, Bưu chính viễn thông: Tổng vốn đầu tư khoảng 475 tỷ đồng (bằng 132% mục tiêu đề ra). Tập trung đầu tư hoàn thiện mạng bưu chính, nâng cao chất lượng thông tin liên lạc và mở rộng phạm vi phục vụ. Trong 5 năm qua đã xây dựng được 70 điểm bưu điện-văn hoá xã, phường, nâng tổng số điểm bưu điện-văn hoá xã trên địa bàn toàn tỉnh là 196. Ngoài ra còn mở thêm hàng trăm điểm dịch vụ điện thoại công cộng, phát triển gần 80.000 máy điện thoại cố định, 25000 máy di động đưa số máy trên 100 dân từ 2,56 năm 2001 lên gần 10 máy năm 2006, vượt so vơí mục tiêu đề ra. Tuy vậy, chất lượng truyền dẫn vẫn chưa cao, nhiều xã còn chưa có điểm bưu điện-văn hoá xã, số máy điện thoại trên 100 dân còn thấp so với bình quân cả nước,… d, Tín dụng và bảo hiểm: Tổng vốn đầu tư khoảng 230 tỷ đồng. Tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ, mở rộng các loại hình bảo hiểm, các tổ chức tín dụng, phát triển các chi nhánh ngân hàng thương mại, tín dụng trên địa bàn các huyện thành phố. Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng còn chậm, số máy rút tiền tự động còn ít và chưa thực sự phổ biến. 2. Các thành tựu về kinh tế-xã hội Trong thời gian qua, kinh tế Hải Dương có được sự tăng trưởng cao và ổn định năm 2002 và 2003 đều đạt trên 12%, năm 2004 đạt 9,2%, năm 2005 đạt 11,9 %, năm 2006 đạt 11%. Như vậy GDP bình quân đạt 11,4%, vượt mục tiêu đề ra (9 – 10%), cao hơn bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ từ 34,8%-37,2%-28% năm 2000 sang 27%-43%-30% năm 2006. Thu ngân sách nhà nước luôn tăng theo từng năm, đặc biệt năm 2003 là năm có bước đột phá về thu ngân sách 1.135 tỷ đồng đã đưa tỉnh Hải Dương lần đầu tiên đứng vào đội ngũ các tỉnh có thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng; thu ngân sách các năm sau luôn tăng hơn các năm trước, năm 2004 đạt 2.103 tỷ đồng, năm 2005 đạt 2.407 tỷ đồng, năm 2006 ước đạt 2.636 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 9,02 triệu đồng năm 2006. Bảng 1.13: Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội Các chỉ tiêu chủ yếu 2002 2003 2004 2005 2006 GDP (tỷ đồng) 8.157 9.789 11.563 13.334 15.533 Tốc độ tăng GDP (%) 12,2 12,9 9,2 11,9 11 Tổng thu NSNN trên địa bàn (tỷ đồng) 817,3 1.116,2 2.243,2 2.407,6 2.636,7 Giải quyết việc làm mới ( 1000 lao động) 20 21 24 26 30 GDP/ người ( triệu đồng) 5,8 6 6.5 7,79 9,02 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương Bằng các cơ chế chính sách có nhiều đổi mới nhằm thu hút vốn đầu tư và ưu tiên chi cho hoạt động đầu tư phát triển của tỉnh đã tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần ổn định tình hình an ninh-xã hội trên đại bàn. Trong 5 năm thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, đã giải quyết được trên 120.000 việc làm mới cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn 5,5% và thời gian lao động ở nông thôn tăng lên gần 80%. Bảng 1.14: Một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu của một số tỉnh miền Bắc năm 2006 Tốc độ tăng GDP (%) Cơ cấu kinh tế (%) GDP BQ đầu người (Tr.đ) Tốc độ tăng GTSX N, LN, TS Tốc độ tăng GTSX CN Tổng giá trị xuất khẩu (Tr,USD) Hải Dương 11 26,9-43,7-29,4 9,02 2,3 17,8 220,5 Hà Nội 11,5 1,5-40,7-57,8 27,8 1,5 16,5 3.576 Hải Phòng 12,5 12-36,8-51,2 14,1 6,1 18 1025 Vĩnh Phúc 15,2 18,8-54,8-26,4 10,99 8,7 16,3 241,6 Hà Tây 12,5 29,6-40-34,4 7,04 4,1 24 112 Bắc Ninh 15,3 23,6-47,8-28,6 10,04 0,7 20,3 167,8 Hưng Yên 13,7 27,8-40,2-32 8,6 4,2 28,2 270 Hà Nam 11,3 28,4-39,8-31,8 6,18 4,8 19,7 45 Nam Định 11,5 32,2-32-35,8 6,2 22,4 30,3 145,9 Thái Bình 10,6 39,6-25,9-34,5 6,77 4,8 23,6 130 Ninh Bình 12,6 27,7-39-33,3 6,4 7,5 17,9 23,6 Quảng Ninh 13,2 7,2-54,3-38,5 14,33 -4 20,5 1090,9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương So với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thì Hải Dương chỉ có tốc độ phát triển kinh tế vào loại trung bình. Tuy nhiên xét một cách tổng thể trên tất cả các chỉ tiêu thì tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh là rất khả quan, tuy rằng trong những năm gần đây mà cụ thể là năm 2006, tốc độ tăng trưởng trên các mặt có sự sụt giảm so với những năm trước nhưng về giá trị tuyệt đối thì vẫn đạt rất cao chỉ kém Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2006 đạt 220,5 triệu USD, kém Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ là 17,8%, tuy có thấp hơn các tỉnh khác nhưng cũng cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người cũng đạt loại khá là 9,02 triệu đồng/ người. Xét về cơ cấu kinh tế thì Hải Dương nằm trong nhóm tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp với sự chiếm ưu thế của công nghiệp và xây dựng trong tổng vốn đầu tư cũng như tổng giá trị sản xuất. 3, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hải Dương năm 2006 là một cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Với tỷ trọng 43% công nghiệp giữ vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong GDP chỉ còn là 27%, điều này chứng tỏ vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế của tỉnh không còn giữ vị trí quan trọng nữa nó đang dần được thay thế bằng công nghiệp và dịch vụ. Còn dịch vụ chiếm 30% trong cơ cấu GDP của tỉnh nó đang dần khẳng định vị trí của mình trong phát triển kinh tế. Bảng 1.15: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương 1995 2000 2002 2004 2006 Tổng 100 100 100 100 100 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 40,6 34,8 32 28,3 27 Công nghiệp, xây dựng 34,9 37,2 39,6 42,4 43 Dịch vụ 24,5 28 28,4 29,3 30 Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn là một ngành chính chiếm khoảng 70% giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong công nghiệp, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2006 là 19.092 tỷ đồng tăng 28% so với năm 2005. Điều này là một tín hiệu đáng mừng vì ngành công nghiệp có sự khởi sắc, giá trị sản xuất ngành không chỉ tăng về con số tuyệt đối mà còn tăng về số tương đối. Các ngành sản phẩm có giá trị tăng trưởng cao là công nghiệp chế biến, công nghiệp xây dựng, dệt may xuất khẩu. Các mặt hàng như xi măng, và một số mặt hàng thủ công đã khẳng định được vị trí và có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Trong đó công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao, khoảng 76% giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất, các ngành dịch vụ của Hải Dương cũng phát triển theo. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 220,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu địa phương là 55,8 triệu USD, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 164,7 triệu USD. Một số nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao là thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến, giày các loại, hàng may mặc… Cơ cấu lao động trong các ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là: 82,35% - 8,99% - 8,66% vào năm 2000; đến năm 2006 thì cơ cấu lao động là 67,5 – 18,2% - 14,3%. Sự chuyển dịch này cũng chứng tỏ ngành công nghiệp và dịch vụ đã có được bước phát triển tích cực để có thể thu hút được lao động dư thừa trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang hoạt động trong hai ngành này. Tuy nhiên tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn chưa qua đào tạo vẫn còn khá lớn cho nên chưa đủ trình độ để có thể đáp ứng được yêu cầu làm việc của ngành công nghiệp và dịch vụ. Do vậy cần phải có chiến lược đào tạo sao cho phù hợp để tận dụng hết nguồn lao động dồi dào trong tỉnh là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các cơ quan chức năng. 4, Nguyên nhân kết quả đạt được - Công tác quy hoạch được quan tâm Trong những năm qua công tác quy hoạch đã được quan tâm, trong đó có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển các ngành, huyện, thành phố, thị trấn, thị tứ, quy hoạch các khu cụm công nghiệp tập trung là cơ sở định hướng đầu tư cho phù hợp và có hiệu quả. Quy hoạch một số ngành, quy hoạch ngắn hạn, dài hạn đã được tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Bước đầu gắn quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh với các quy hoạch phát triển bền vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, quy hoạch phát triển các Bộ, ngành trung ương. - Công tác quản lý đầu tư được củng cố và tăng cường Công tác xây dựng và giao kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư từ nguồn vốn ngân sách đã có nhiều đổi mới, được công khai hoá, giúp chủ động trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm. Từng bước khắc phục dần tình trạng đầu tư dàn trải để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm. Cơ chế sử dụng vốn “mồi” của nhà nước đã có tác dụng thúc đẩy nhanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhiều lĩnh vực (giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương…). Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện đầu tư và có biện pháp tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các chủ đầu tư và đơn vị thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư. Trong thực hiện kế hoạch, các ngành đã chủ động tham mưu cho tỉnh có biện pháp xử lý điều chuyển vốn của một số công trình tiến độ thực hiện chậm, không có khả năng hoàn thành theo tiến độ cho các công trình có khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch để sớm đưa vào khai thác sử dụng. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản theo mô hình một cửa ở các khâu tiếp nhận và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế dự toán. Công khai các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định dự án, thiết kế dự toán, quyết toán công trình so với thời gian quy định. Công tác thông tin chế độ, chính sách về quản lý đầu tư kịp thời giúp cho việc nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư. Trình độ năng lực cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã được nâng lên. Hàng năm đều có chương trình tập huấn cho các chủ đầu tư về quản lý đầu tư. - Tích cực khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư: Đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn đầu tư của các bộ, ngành trung ương như: chương trình hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn, vốn tài trợ ODA, cải tạo hệ thống cấp thoát nước thành phố Hải Dương, vốn JBIC cho đầu tư đường giao thông, xây dựng trạm cấp nước của một số thị trấn, thị tứ, chương trình mục tiêu quốc gia cho y tế, giáo dục, văn hoá… Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, tỉnh đã cho phép sử dụng nhiều hình thức đầu tư đối với các công trình quan trọng của tỉnh nhưng chưa có khả năng cân đối vốn để đầu tư ngay như hình thức: BOT, BT, ứng vốn thi công; khai thác có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị: đổi đất lấy công trình, giao đất có thu tiền sử dụng đất, đấu thầu quyền sử dụng đất. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã bám sát định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn, tập trung cho vay đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. - Cơ chế chính sách có nhiều đổi mới Với mục tiêu huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong những năm vừa qua tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư như: các quy định về ưu đãi đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp tập trung, chính sách hỗ trợ vốn cho đầu tư giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, cấp nước sạch nông thôn…; ban hành các quy định về trình tự và chấp thuận dự án trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện về mặt bằng cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, du lịch và dịch vụ… Các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư hạ tầng được vay vốn, thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư vào bản lãnh tín dụng. IV, MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB 1, Hạn chế - Kết quả thực hiện một số lĩnh vực chưa đạt so với mục tiêu đề ra. Một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đề ra mục tiêu cụ thể trong chương trình như: đầu tư cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển đô thị và nhà ở, hạ tầng làng nghề,…nên chưa tạo thành động lực để thực hiện - Định hướng đầu tư còn hạn chế, việc đầu tư còn thiếu sự đồng bộ nên hiệu quả một số dự án thấp, chất lượng thi công của một số công trình chưa đảm bảo. Đầu tư phát triển chưa gắn với hạ tầng xã hội. - Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn chậm được khắc phục. - Một số công trình tiến độ thi công chậm, vốn thanh toán còn kéo dài 2, Nguyên nhân 2.1, Công tác tổ chức thực hiện Một số ngành, địa phương chưa bám sát các mục tiêu của chương trình để chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, đồng thời đề ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện chương trình. 2.2 Công tác quy hoạch chưa đáp ứng được với yêu cầu Triển khai và thực hiện chưa đồng bộ giữa 3 loại quy hoạch đó là quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng nên việc định hướng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở một số lĩnh vực thiếu tính đồng bộ. Tiến độ lập quy hoạch còn chậm, nhất là quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch khu, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dưong.docx
Tài liệu liên quan