Chuyên đề Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động trong công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình

MỤC LỤC :

 LỜI NÓI ĐẦU. 1

 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG.

1.1. Vốn lưu động trong nền kinh tế thị trường . 3

1.1.1. Khái niệm vốn lưu động . 3

1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động . 3

1.1.3. Vai trò vốn lưu động. 4

1.1.4. Phân loại vốn lưu động. 4

1.2. Những vấn đề ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng vốn lưu động. 6

1.2.1. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 6

1.2.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 12

1.2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 12

1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 14

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng vốn mang tính pháp lý. 16

1.2.3.1. Các chính sách kinh tế của nhà nước. 16

1.2.3.2. Môi trường kinh tế vi mô. 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH.

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 17

2.2. Mô hình tổ cức bộ máy tại công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình. 18

2.3. Tình hình tài chính của công ty trong 3 năm 2007,2008,2009. 20

2.4. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. 25

2.5. Một số vấn đề tồn tại trong việc uy động và sử dụng vốn lưu động tại công ty. 36

CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG.

3.1. Đối với việc huy động vốn. 38

3.2. Đối với việc sử dụng vốn. 39

KẾT LUẬN. 50

DANH MỤC THAM KHẢO. 51

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động trong công ty TNHH quảng cáo và công nghệ Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với sản xuất trực tiếp, thiết kế mẫu mã sản phẩm mới. 2.2.5. Phòng tổ chức và quản trị nhân sự. Bộ phận này chịu trách nhiệm về việc tuyển và đào tạo đội ngũ nhân viên mới và quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Bộ phận này sắp xếp nhân sự chặt chẽ, hợp lý thì hiệu quả công việc mới cao được. 2.2.6. Xưởng. Đây là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất của công ty, gồm toàn bộ máy móc thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Bộ phận này có 3 nhân viên quản lý xưởng và toàn bộ nhân viên thuộc lao động trực tiếp của công ty. 2.3. Tình hình tài chính của công ty trong 3 năm 2007, 2008, 2009. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 40.593.825.106 49.757.397.110 49.406.111.160 2 Các khoản giảm trừ doanh thu _ _ 5.640.388 3 DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 40.5963.825.106 49.757.397.110 49.400.470.772 4 Giá vốn hàng bán 34.143.582.168 41.444.447.991 42.692.518.750 5 LNG về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.450.242.938 8.312.949.119 6.707.952.022 6 Doanh thu hoạt động tài chính 28.768.706 33.086.067 35.921.206 7 Chi phí tài chính 505.174.604 328.770.489 851.675.399 -Trong đó :chi phí lãi vay 505.174.604 328.770.489 851.675.399 8 Chi phí bán hàng 80.865.739 77.616.727 84.563.380 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.214.652.009 3.672.598.916 3.720.029.274 10 LNT từ hoạt động kinh doanh 2.678.319.292 4.267.049.054 2.087.605.175 11 Thu nhập khác 502.784.614 518.278.265 717.439.584 12 Chi phí khác 85.967.120 87.641.547 170.726.809 13 Lợi nhuận khác 416.817.494 430.636.718 546.712.775 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.095.136.786 4.697.685.772 2.634.317.950 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 433.319.150 557.150.592 261.859.247 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại. _ _ _ 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.661.817.636 4.140.535.180 2.372.458.703 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2570 2.822 1.237 Dựa vào bảng trên ta có thể tính được sự chênh lệch qua các năm như sau: Chỉ tiêu So sánh năm 2008 với 2007 So sánh năm 2009 với 2008 Số tuyệt đối đồng ) ( Số tương đối (%) Số tuyệt đối đồng ) ( Số tương đối ( % ) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 9.163.572.004 22,57 - 351.285.950 - 0,7 2. Các khoản giảm trừ doanh thu. - - 5.640.388 - 3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ. 9.163.572.004 22,57 - 356.926.338 - 0.7 4. Giá vốn hàng bán. 7.300.865.823 21,38 1.248.070.759 3 5. LNG về bán hàng và cung cấp dịch vụ. 1.862.706.181 28,87 - 1.604.997.097 - 19,3 6. Doanh thu hoạt động tài chính. 4.317.370 15 2.826.139 8,5 7. Chi phí tài chính. - 176.404.115 - 34,9 522.904.910 159 8. Chi phí bán hàng. - 3.429.012 - 4 6.946.653 9 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 457.946.907 14 47.430.358 1,3 10. LNT từ hoạt động kinh doanh. 1.588.729.762 59,3 - 2.179.443.879 - 5,1 11. Thu nhập khác. 15.493.651 3,08 199.161.319 38,4 12. Chi phí khác. 1.674.427 1,95 83.085.262 94,8 13. Lợi nhuận khác 13.819.224 3,3 116.076.057 26,95 14. Tổng LN kế toán trước thuế 1.602.548.986 51,77 -2.063.367.822 - 44 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành. 123.831.442 28,57 - 295.291.345 -53 16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại. - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.378.192.127 51,8 -1.775.836.385 - 44 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu. 252 9,8 - 1585 - 56 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cho ta thấy được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp 3 năm gần đây có khá nhiều biến động. Lợi nhuận sau thuế của năm 2008 tăng 1.378.192.127 đồng so với năm 2007 ( tương ứng với 51.8% ) nhưng sang năm 2009 lợi nhuận sau thuế của công ty lại giảm đáng kể so với năm 2008, cụ thể giảm 1.775.836.385đ, khoảng 44%, nguyên nhân chính là do chi phí tài chính mà cụ thể là chi phí lãi vay của năm 2009 tăng quá nhiều (tăng 522.904.910đ, khoảng 159%). Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 là 9.163.572.004 đồng ( tăng 22.57%) và đến năm 2009 chỉ tiêu này cũng giảm một lượng nhỏ, giảm 351.285.950đ , xấp xỉ 0,7%. Một yếu tố nữa cũng góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty năm 2009 đó là sự phát sinh của các khoản giảm trừ doanh thu ( phát sinh 5.640.3880đ ) làm doanh thu thuần cũng giảm xuống. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là 1.248.070.759đ ( khoảng 3%) làm lợi nhuận gộp giảm xuống. Bảng trên còn cho thấy sự thay đổi của doanh thu tài chính qua các năm, cụ thể năm 2008 tăng 4.317.370 đồng so với năm 2007 ( tăng 15% ), năm 2009 tăng 2.826.139 đồng ( tăng 8,5% ), lượng tăng không đáng kể hay nói cách khác nó tăng quá ít so với lượng tăng vế chi phí tài chính. Năm 2008, chi phí bán hàng giảm so với năm 2007 là 3.429.012 đồng ( giảm 4% ) còn chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng hơn 457.946.907 đồng ( tăng 14% ) nhưng sang năm 2009 cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, cụ thể chi phí bán hàng tăng 6.946.653, khoảng 9% còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 47.430.358đ ,khoảng 1,3%. Năm 2009, tuy hai loại chi phí này tăng không đáng kể nhưng trong tình hình kinh doanh khó khăn và bất lợi, mọi sự tăng lên đều đang chú ý và cần xem xét. Do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 giảm mà các chi phí đều tăng, nhất là chi phí tài chính tăng quá nhiều nên lợi nhuận thuần giảm khá nhiều (giảm 2.179.443.879, khoảng 5,1% ). Và vì lợi nhuận khác tăng không đáng kể nên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 vẫn giảm so với năm 2008 khá lớn ( 2.063.367.822đ , khoảng 44%). Do áp dụng các chính sách thuế mà nhà nước mới ban hành nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của hai năm 2008 và 2009 được giảm 50% và được giảm theo thông tư số 03/2009/TT-BTC, ngày 13/01/2009. Cụ thể, thu nhập chịu thuế năm 2007 là 1.602.548.986 đồng và thuế phải nộp được giảm 50% nên số thuế còn phải nộp là : 224.356.859 đồng và thu nhập chịu thuế năm 2008 là 4.697.685.772 đồng, thuế phải nộp là 1.315.352.016 đồng nhưng do được giảm 50% thuế sau 2 năm được miễn thuế do bắt đầu kinh doanh có lãi và thuế quý 4 năm 2008 được giảm tiếp 30% theo thông tư ngày 13/01/2009 nên số thuế mà doanh nghiệp còn phải nộp là 557.150.592 đồng. Còn năm 2009, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là 2.634.317.950 đồng cộng thêm các khoản điều chỉnh tăng ( giảm ) lợi nhuận kế toán mà đó chính là các chi phí không có chứng từ hợp lệ là 37.715.180 đồng nên tổng thu nhập chịu thuế là 2.672.033.130 đồng. Năm 2009, doanh nghiệp được giảm 50% thuế và được giảm tiếp 30% số thuế phải nộp nên năm 2009 doanh nghiệp chỉ còn phải nộp 261.859.247 đồng. Năm 2009 lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng giảm 1585 đồng. Qua bảng trên ta thấy được việc sử dụng vốn vay của doanh ngiệp khá nghiêm trọng. Doanh nghiệp vay nhiều nhưng sử dụng không hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận lại giảm đáng kể. Doanh nghiệp cần đề ra những biện pháp cấp bách để sử dụng vốn vay hiệu quả hơn, đồng thời xem xét và giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho phù hợp, tránh lãng phí, không hợp lý. Bên cạnh đó tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng nhân công hợp lý để giảm giá vốn hàng bán để thu được lợi nhuận cao hơn. 2.4. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH. Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả sẽ đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp sẽ đảm bảo được việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục được mọi rủi ro trong kinh doanh. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc làm cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để từ đó có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. * Cơ cấu vốn lưu động của công ty. Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết ta phân tích kết cấu vốn lưu động. Bởi vì thông qua việc phân tích đó sẽ giúp cho người quản lý thấy được tình hình phân bố vốn lưu động và tỷ trọng của mỗi khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Dưới đây là cơ cấu vốn lưu động trong công ty ( trích bảng cân đối kế toán 31/12/2008 và bảng cân đối kế toán 31/12/ 2009 ). ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Tỷ lệ (%) Năm 2008 Tỷ lệ (%) Năm 2009 Tỷ lệ (%) I. Tiền và các khoản tương đương tiền. 1.750.632.443 20,4 2.646.276.768 25,7 1.017.023.407 3 1. Tiền mặt. 613.852.478 35 206.048.948 7,7 215.795.725 21,22 2. Tiền gửi ngân hàng. 1.136.779.965 65 2.440.227.820 92,3 801.227.682 78,78 II. Các khoản phải thu ngắn hạn. 2.638.715.634 30,76 727.582.424 7,06 4.633.777.479 13,67 1. Phải thu của khách hàng. 1.350.184.205 51,17 514.583.157 70,7 1.959.655.152 42,3 2. Trả trước cho người bán. 824.756.134 31,25 65.201.000 8,96 762.118.448 16,45 3. Các khoản phải thu khác. 463.775.295 17,58 147.798.267 20,34 1.912.003.879 41,25 III. Hàng tồn kho. 3.176.084.125 37 6.203.452.045 60,23 25.479.312.087 75,15 1. Hàng mua đang đi đường. 213.482.169 6,7 - - 7.179.188.200 28,17 2. Nguyên liệu. vật liệu. 1.750.864.152 55,12 3.742.504.656 60,33 15.645.368.734 61,4 3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 482.174.361 15,18 1.284.940.710 20,7 2.226.274.751 8,73 4. Thành phẩm. 549.872.105 17,3 1.176.006.679 18,97 165.523.968 0,65 5. Hàng gửi đi bán. 179.691.438 5,7 - - 262.956.434 1,05 IV. Tài sản ngắn hạn khác. 1.011.411.049 11,84 720.974.936 7,01 2.770.988.176 8,18 1. Thuế GTGT được khấu trừ. 873.158.253 86,33 693.976.601 96,25 2.762.200..663 99,68 2. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước. _ _ 12.644.713 1,75 _ _ 3. Tài sản ngắn hạn khác. 138.252.796 13,67 14.535.622 2 8.787.513 0,32 Tổng TSNH. 8.576.843.251 100 10.298.286.173 100 33.901.101.149 100 Dựa vào bảng trên ta có thể so sánh để thấy được sự thay đổi vốn lưu động qua các năm như sau : Chỉ Tiêu So sánh năm 2008 với năm 2007 So sánh năm 2009 với năm 2008 Số tuyệt đối (đ) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (đ) Số tương đối (%) I. Tiền và các khoản tương đương tiền. 895.644.325 51,2 - 1.629.253.361 - 61,56 1. Tiền mặt. - 407.803.530 - 66,4 9.746.777 4,7 2. Tiền gửi ngân hàng. 1.303.447.855 114,7 - 1.693.000.138 - 67,16 II. Các khoản phải thu ngắn hạn. - 1.911.133.210 - 72,4 3.906.195.055 536,87 1. Phải thu của khách hàng. - 835.601.048 - 61,9 1.445.071.995 281 2. Trả trước cho người bán. - 759.555.134 - 92,1 696.917.448 1.069 3. Các khoản phải thu khác. - 315.977.028 - 68,1 1.764.205.612 1.194 III. Hàng tồn kho. 3.027.367.920 95,3 19.275.860.042 310,7 1. Hàng mua đang đi đường. - 213.482.169 -100 7.179.188.200 - 2. Nguyên liệu, vật liệu. 1.991.640.504 113,75 11.902.864.078 3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 802.766.349 166,5 941.334.041 73,26 4. Thành phẩm. 626.134.574 1.138 - 1.010.482.711 - 85,9 5. Hàng gửi đi bán. - 179.691.438 -100 262.956.434 - IV. Tài sản ngắn hạn khác. - 619.563.887 - 61,25 2.050.013.240 285,3 1. Thuế GTGT được khấu trừ. - 179.181.652 - 20,5 2.068.224.062 298 2. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước. 12.644.713 - - 12.644.713 -100 3. Tài sản ngắn hạn khác. - 123.717.174 - 89.5 - 5.748.109 - 39,5 Tổng TSNH 1.721.442.922 20 23.602.814.976 229,2 Trước tiên, ta so sánh hai năm 2007 và 2008 : Vốn lưu động năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.721.442.922 đồng với tỉ lệ tăng 20%. Qua bảng số liệu ta thấy được: - Tiền và các khoản tương đương tiền ở thời điểm 31/12/2008 tăng so với cùng kì năm 2007 là 895.644.325 đồng ( tăng 51,2% ). Trong đó, tiền mặt giảm 407.803.530 đồng, tương ứng với 66,4 % còn tiền gửi ngân hàng lại tăng 1.303.447.855 đồng với 114,7 %. - Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 là 1.911.133.210 đồng ( giảm 72,4% ). Trong đó khoản phải thu của khách hàng giảm 835.601.048 đồng ( giảm 61,9% ). Khoản trả trước cho người bán giảm 759.555.134 đồng, tương ứng với tỉ lệ 92,1% và các khoản phải thu khác cũng giảm đáng kể là 315.977.028 đồng ( giảm 68,1% ). - Hàng tồn kho của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3.027.367.920 đồng ( tăng 95,3% ). Trong đó đáng chú ý nhất vẫn là nguyên vật liệu tồn kho, năm 2008 tăng 1.991.640.504 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 113,75%. - Tài sản ngắn hạn khác năm 2008 giảm so với năm 2007 là 619.563.887 đồng ( giảm 61.25% ). Cụ thể thuế giá trị gia tăng được khấu trừ giảm 179.181.652 đồng tương ứng giảm 20,5%, năm 2008 thuế và các khoản khác phải thu nhà nước lại phát sinh thêm 12.644.713 và tài sản ngắn hạn khác lại giảm 123.717.174 đồng ( giảm 89,5% ). So sánh hai năm 2008 và 2009 để thấy rõ hơn sự biến động của tài sản lưu động : tại thời điểm 31/12/2009, vốn lưu động của công ty là : 33.901.101.149 đồng, so với cùng thời điểm này năm 2008 vốn lưu động đã tăng lên 23.602.814.976 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 229,2%. Qua số liệu bảng trên ta thấy được: - Tiền và các khoản tương đương tiền ở thời điểm 31/12/2009 đã giảm so với cùng kỳ năm 2008 là 1.629.253.361 đồng ( giảm 61,56% ). Cụ thể tiền mặt tại quỹ tăng 9.746.777 đồng, tương ứng tăng 4,7% và tiền gửi ngân hàng giảm 1.693.000.138 đồng, tương ứng giảm 67,16%. - Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2009 tăng khá nhiều so với năm 2008, từ 727.582.424 đồng lên 4.633.777.479 đồng, với số tăng tuyệt đối là 3.906.195.055 đồng, tăng 536,87%. Trong đó khoản phải thu khách hàng năm 2009 tăng 1.445.071.995 đồng ( chiếm 281% ) so với năm 2008. Còn khoản trả trước cho người bán năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là : 696.917.448 đồng, tăng 1069%. Các khoản phải thu khác cũng tăng đáng kể, tăng 1.764.205.612 đồng ( tăng 1194%). Với các con số vừa tính được, ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn năm 2009 tăng rất nhiều so với năm 2008, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khác và khoản phải trả cho người bán. Lý do là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, gay gắt quyết liệt, để có thể tồn tại và phát triển thì công ty phải đưa ra một số hình thức ưu đãi trong thanh toán với người mua nên số vốn chưa thu về được từ khách hàng quá lớn. - Nhìn vào bảng cơ cấu vốn lưu động ta thấy đáng chú ý nhất là hàng tồn kho năm 2009. Nó chiếm 75,16% tổng vốn lưu động năm 2009 và tăng 19.275.860.042 đồng so với năm 2008 ( tăng 310,7%).Trong đó năm 2009 phát sinh hàng mua đang đi đường là 7.179.188.200 đồng, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 941.334.041 đồng, hàng gửi đi bán phát sinh 262.956.434 đồng và đặc biệt nguyên liệu vật liệu tăng 11.902.864.078 đồng, duy chỉ có thành phẩm tồn kho là giảm 1.010.482.711 đồng. Điều này chứng tỏ năm 2009 công ty đã ký được nhiều hợp đồng sản xuất, giành được sự tin cậy của khách hàng, tên tuổi cũng như uy tín của công ty đã được nâng lên một tầm cao mới.Tuy nhiên, nguyên liệu vật liệu còn tồn kho quá nhiều, công ty huy động một lượng lớn vốn để mua nguyên vật liệu mà không sử dụng đến thì gây lãng phí cho công ty vì chi phí lãi vay quá lớn, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. - Tài sản ngắn hạn khác của năm 2009 cũng tăng đáng kể so với năm 2008. Cụ thể tăng 2.050.013.240 đồng ( tăng 285,3% ). Trong đó thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng 2.068.224.062 đồng ( tăng 298% ) , còn tài sản ngắn hạn khác thì giảm 5.748.109 đồng ( giảm 39,5%). Bảng trên cho ta thấy sự thay đổi quá lớn cũng như sự nhảy vọt của tài sản lưu động, chỉ sau một năm mà số tài sản lưu động đã tăng 229.2%,năm 2009 tăng gấp 3.29 lần năm 2008. Tuy đã nỗ lực trong việc huy động vốn nhưng công ty vẫn chưa tận dụng được tối đa nguồn vốn đó tức là hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, hàng tồn kho mà chủ yếu là nguyên liệu vật liệu còn tồn quá nhiều. Năm 2009, tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm hơn so với năm 2008. Doanh nghiệp không nên dự trữ quá nhiều tiền mặt điều này sẽ làm cho tiền đi vào tích trữ mà không sinh lời, doanh nghiệp chỉ nên dự trữ một lượng vừa phải , không nên ít quá để phục vụ cho việc thanh toán nhanh của công ty được thuận lợi, giữ uy tín với đối tác trên thương trường. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2009 tăng đáng kể so với năm 2008, lý do chủ yếu là do khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác tăng mạnh. Điều này gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn quá nhiều, vốn đi vay phải chịu lãi suất cao nhưng không được đi vào lưu thông trong doanh nghiệp mà lại nằm trong doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp phải tìm các biện pháp để thu hồi nợ nhanh nhất như liên tục thông báo đòi nợ, cử một số nhân viên nhất định đi thu hồi nợ,… để thu hồi vốn phục vụ cho việc quay vòng vốn sản xuất kinh doanh. * Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ta có : VLĐ bình quân năm = ( VLĐ bình quân đầu năm + VLĐ bình quân cuối năm ) : 2 VLĐ bình quân năm 2007 = ( 5.923.852.149+ 8.576.843.251 ) : 2 = 7.250.347.700 VLĐ bình quân năm 2008 = ( 8.576.843.251 + 10.298.286.173 ) : 2 = 9.437.564.712 VLĐ bình quân năm 2009 = (10.298.286.173 + 33.901.101.149) : 2 = 22.099.693.661 Trích bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008, 2009: ĐVT: đồng. Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nợ phải trả 10.693.438.751 13.648.431.572 36.297.235.121 Nợ ngắn hạn 3.168.546.752 5.295.225.069 25.873.395.947 Nợ dài hạn 7.524.891.999 8.353.206.503 10.423.839.174 Từ các số liệu đã có, ta tính toán được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động sau: Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Doanh thu thuần 40.593.825.106 49.757.397.110 49.400.470.772 2. Vốn lưu động bình quân 7.250.347.700 9.437.564.712 22.099.693.661 3. Giá trị tổng sản lượng 40.934.256.170 50.933.403.789 49.571.635.128 4. Tổng lợi nhuận trước thuế 3.095.136.786 4.697.685.772 2.634.317.950 5.Tổng tài sản ngắn hạn. 8.576.843.251 10.298.286.173 33.901.101.149 6. Nợ ngắn hạn 3.168.546.752 5.295.225.069 25.873.395.947 7.Hàng tồn kho 3.176.084.125 6.203.452.045 25.479.312.087 a. Số vòng quay vốn lưu động (1:2) 5,6 5,3 2,2 b.kì luân chuyển (360:a) 64 68 164 c. Hệ số đảm nhiệm (2:1) 0,18 0,19 0,45 d. Sức sản xuất của vốn lưu động(3:2) 5,64 5,4 2,24 e. Sức sinh lời của vốn lưu động (4:2) 0,43 0,5 0,12 f. Hệ số thanh toán hiện thời (5:6) 2,7 1,94 1,31 g. Hệ số thanh toán nhanh ((5-7):6) 1,7 0,77 0,33 + Số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển: Theo bảng số liệu trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động giảm dần trong 3 năm. Số vòng quay vốn lưu động năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 nhưng không đáng kể nhưng đến năm 2009 thì số vòng quay này lại giảm khá rõ rệt, cụ thể đã giảm 3,1 vòng. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng giảm xuống, số vòng quay vốn lưu động trong một năm giảm chứng tỏ vốn không được luân chuyển mà bị ứ đọng, sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, lợi nhuận cũng bị giảm xuống. Nếu năm 2007 doanh nghiệp chỉ cần 7.250.347.700 đồng vốn lưu động để thu được 40.593.825.106 đồng thì đến năm 2008 doanh nghiệp phải có 9.437.564.712 đồng để có được 49.757.397.110 đồng doanh thu thuần và đến năm 2009 doanh nghiệp phải bỏ ra 22.099.693.661 đồng mà doanh thu thuần chỉ có 49.400.470.772 đồng. Như ta đã phân tích ở trên, ta thấy doanh thu thuần qua 2 năm 2008 và 2009 biến đổi không đáng kể nhưng do sự biến động lớn về vốn lưu động nên tình hình kinh doanh mới giảm sút đáng kể như vậy. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề này ta phân tích hai chỉ tiêu chính tác động tới mức giảm của số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty là doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân. So sánh 2 năm 2007 và 2008 ta thấy doanh thu thuần của công ty năm 2008 tăng khá nhiều so với năm 2007, cụ thể tăng 9.507.049.410 đồng, với 23,4%. Và vốn lưu động cũng tăng 2.187.217.012 đồng. Do cả hai chỉ tiêu này đều tăng nên số vòng quay vốn lưu động giảm nhẹ tương ứng với số ngày luân chuyển tăng 4 ngày/vòng so với năm 2007. So sánh tiếp hai năm 2008 và 2009 ta thấy: doanh thu thuần của công ty từ năm 2008 đến năm 2009 giảm nhẹ, giảm 356.926.338đồng ở mức 0,7% trong khi đó vốn lưu động lại tăng nhanh 229,2%. Do vậy mà số vòng quay lưu động của năm 2008 do vậy mà số vòng quay vốn lưu động của năm 2009 giảm 3 vòng và kỳ luân chuyển kéo dài hơn 96 ngày/vòng so với năm 2008. Chúng ta đã biết số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và chỉ tiêu kỳ luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. Ta thấy rõ tác động của doanh thu thuần (DTT) và vốn lưu động bình quân (VLĐBQ) tới vòng quay vốn lưu động như sau: * Mức ảnh hưởng của doanh thu thuần tới vòng quay vốn lưu động ( 2 năm 2007 và 2008) như sau: Số vòng quay VLĐ = Số vòng quay VLĐ 2008 - ( DTT 2007 :VLĐbq 2008 ) = 5,6 – 4,3 = 1,3. * Mức ảnh hưởng VLĐbq tới vòng quay VLĐ ( 2năm 2007 và 2008 ): ( DTT 2008 : VLĐbq 2008) – ( DTT 2008 :VLĐbq 2007) = 5,6 - 6,8 = - 1,2. Tổng hợp cả 2 nhân tố ảnh hưởng : 1,3 + (- 1.2) = 0,1. Như vậy doanh thu thuần tăng lên làm vòng quay vốn lưu động tăng 1,3 vòng, sự tác động của vốn lưu động bình quân tăng làm vòng quay vốn lưu động giảm 1,2 vòng. * Mức độ ảnh hưởng của DTT đến vòng quay vốn lưu động ( năm 2008 và 2009 ) Số vòng quay VLĐ = Số vòng quay VLĐ 2009 – (DTT 2008 : VLĐbq 2009) = 2,2 - 2,25 = - 0,05. * Mức độ ảnh hưởng của VLĐ bình quân đến vòng quay VLĐ (năm 2008 và 2009). Số vòng quay VLĐ 2009 - ( DTT 2009 : VLĐ bq 2008 ) = 2,2 - 5,2 = - 3. * Tổng hợp cả 2 nhân tố ảnh hưởng : - 0,05 + (-3 ) = - 3,05. Như vậy, DTT năm 2009 giảm đi làm cho vòng quay vốn lưu động giảm 0,05 vòng, sự tác động của vốn lưu động bình quân làm vòng quay VLĐ giảm 3 vòng. Kết quả này là do năm 2009 vốn lưu động của công ty tăng cao mà không làm cho doanh thu thuần tăng một cách tương ứng. + Hệ số đảm nhiệm và sức sản xuất của vốn lưu động. Như đã trình bày ở phần trước, hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động nói lên rằng để có một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. So với năm 2007, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động đã tăng 0,1đ. Như vậy có nghĩa là để có một dồng doanh thu thuần trong năm 2008 thì công ty phải bỏ ra nhiều đồng vốn lưu động hơn năm 2007 và năm 2009 thì hệ số này tăng hơn so với năm 2008 là 0.26đ ( tăng 136,84% ). Cũng dễ hiểu vì như phần trên đã phân tích vốn lưu động bình quân của công ty trong năm 2009 tăng 229.2% so với năm 2008 trong khi đó doanh thu thuần lại giảm 0,7%. Do vậy mà hiệu quả sử dụng vốn lưu động có chiều hướng giảm sút. Sức sản xuất của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Song khác với hệ số đảm nhiệm, hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Theo số liệu của bảng “ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động “ ta thấy hệ số sức sản xuất vốn lưu động của công ty giảm dần. Năm 2007, hệ số sức sản xuất đạt 5,64 nhưng đến năm 2008 giảm xuống là 5,4 và đến năm 2009 thì hệ số này chỉ còn 2,24, tức là một đồng vốn lưu động năm 2007 đem lại nhiều đồng giá trị sản lượng hơn năm 2008 ( nhiều hơn 0,24đ ) và năm 2008 hơn năm 2009 là 3,16đ do vốn lưu động bình quân tăng quá nhanh còn giá trị tổng sản lượng lại giảm xuống (giảm 1.361.768.661đ tương ứng với 2,74% ). Qua đó ta thấy vốn lưu động sử dụng bình quân có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với sức sản xuất vốn lưu động, công ty cần phải tìm mọi biện pháp để giảm vốn lưu động bình quân hay nói cách khác là tiết kiệm tối đa vốn lưu động cần sử dụng mà vẫn thu được kết quả mong muốn. + Sức sinh lời của vốn lưu động – Hệ số thanh toán hiện thời và Hệ số thanh toán nhanh. Trước hết ta xem xét đến hệ số sức sinh lời của vốn lưu động của công ty TNHH QUẢNG CÁO VÀ CÔNG NGHỆ THÁI BÌNH. Nhìn vào bảng “ Chỉ tiêu đánh giá iệu quả sử dụng vốn lưu động “ ta thấy hệ số này có nhiều biến động. Năm 2007, sức sinh lời của công ty là 0,43đ, sang năm 2008 thì hệ số này là 0,5 so với năm 2007 thì một đồng vốn lưu động năm 2008 của công ty làm ra nhiều đồng lợi nhuận hơn ( hơn 0,07 ) nhưng hệ số sinh lời năm 2009 lại giảm xuống chỉ còn 0,12 ( tức là giảm 0,38 so với năm 2008). Những con số này cho ta thấy được năm 2009 công ty đã sử dụng vốn lưu động không hợp lý nên không mang lại hiệu quả. Để nắm bắt được sự biến động cụ thể của sức sinh lời vốn lưu động ta đi sâu vào phân tích yếu tố liên quan có tác động tích cực tới chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động này của công ty là tổng lợi nhuận trước thuế. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty từ năm 2007 đến năm 2008 tăng 1.602.548.986đ, đến năm 2009 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty lại giảm xuống 2.063.367.822đ tương ứng vơi 43,9%. Có kết quả như trên là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 giảm so với năm 2008 là 2.179.443.879đ ( giảm 51% ) và lợi nhuận khác tăng 116.076.057đ ( tăng 27% ). Tuy nhiên mức tăng này cũng không đáng kể so với sự giảm mạnh của lợi nhuận thuần từ ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25844.doc
Tài liệu liên quan