Chuyên đề Tình hình lao động, việc làm và thất nghiệp của Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I. Thực trạng về lao động, việc làm và thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2000-2008 3

1.1. Một số đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam 3

1.2. Thực trạng về lao động và việc làm ở nước ta thời gian qua 4

1.2.1. Về lao động 4

1.2.2. Về lực lượng lao động có việc làm. 7

1.2.3. Thực trạng thất nghiệp ở nước ta. 10

1.3.Một số đánh giá tổng quan về thị trường lao động Việt Nam. 13

1.3.1.Một số mặt được cơ bản. 13

1.3.2.Những tồn tại, hạn chế chủ yếu. 14

1.4. Một số biện pháp nhắm hạn chế và giải quyết tình trạng thất nghịêp và tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nước ta thời gian qua. 17

1.4.1. Chính sách dân số. 17

1.4.2. Trợ cấp thôi việc và mất việc làm . 17

1.4.3.Dạy nghề . 19

1.4.4.Dịch vụ việc làm . 19

1.4.5. Xúc tiến xuất khẩu lao động . 20

1.4.6. Hệ thống thông tin quốc gia và đánh giá hoạt động của thị trường lao động. 21

1.4.7. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động 21

1.5. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến việc làm và đời sống người lao động. 22

 

Phần II. Định hướng và các giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp và tạo việc làm cho người lao động 25

2.1.Xu hướng phát triển thị trường lao động giai đoạn 2010- 2020. 25

2.2. Một số thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam những năm sắp tới. 26

2.3. Dự báo cung – cầu lao động ở nước ta trong những năm sắp tới. 28

2.3.1. Cung lao động 28

2.3.2. Cầu lao động. 28

2.4. Một số giải pháp để phát triển thị trường lao động, giảm thất nghiệp và tạo thật nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong giai đoạn sắp tới. 29

2.4.1. Đối với Nhà Nước và các cơ quan chức năng. 29

2.4.1.1.Tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động phù hợp. 29

2.4.1.2. Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực và phát triển dạy nghề trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao động. 30

2.4.1.3. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh , nhất là những ngành , lĩnh vực có khả nằn thu hút nhiều lao động. 32

2.4.1.4.Hoàn thiện hệ thống giao dich của thị trường lao động. 34

2.4.1.5. Phát triển hệ thống phân tích - dự báo thông tin thị trường lao động. 35

2.4.1.6. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện tốt các chính sách thị trường lao động. 35

2.4.2. Đối với người lao động. 36

2.4.3. Đối với các doanh nghiệp. 36

PHẦN KẾT 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình hình lao động, việc làm và thất nghiệp của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng trong điều kiện thị trưòng. - Cấu trúc nguồn nhân lực Việt Nam phân bổ rất bất hợp lý , phần lớn lực lượng lao động ở nông thôn , mà ở đây việc làm không đầy đủ và thất nghiệp trá hình rất cao. Những lao động này tự do đến thành phố và những khu cộng nghiệp mới với mục đích tìm kiếm việc làm làm tăng hơn nữa về cung lao động. - Những bất cập trong chính sách và cấu trúc đầu tư, cùng với việc soạn thảo chiến lược đổi mới cộng nghệ không đầy đủ , và sự chậm chạp dịch chuyển cấu trúc ngành kinh tế trong nền kinh tế đang chuyển đổi đã kéo theo sự mất cân đối nghiêm trọng trong cấu trúc việc làm ở Việt Nam. Ở khu vực miền núi , đồng bằng song Cửu Long lại rất thiếu hụt cán bộ nhưng việc di dân đến đó lại rất hạn chế. Những chính sách hỗ trợ việc làm hầu như không đến được với các doanh nghiệp tư nhân. - Sự phân hoá thu nhập của các tầng lớp dân cư ngày càng tăng giữa các vùng lãnh thổ trên cả nước theo các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn chung mức tiền công lao động rất thấp , điều này ngay từ khởi đầu đã làm biến dạng những thành phần quan trọng nhất của thị trường lao động là cung và cầu. - Các chủ thể trên thị trường lao động vẫn chưa thích ứng được với những nguyên tắc hoạt động trong điều kiện thị trường. Có thể đánh giá chung: Thị trường lao động Việt Nam ở thế không cân bằng , cung lao động dư thừa so với cầu và có nhiều bất hợp lý về mặt cơ cấu cũng như những hạn chế trong quản trị thị trường. Chúng ta dư thừa lớn lao động phổ thông nhưng lại thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao. Sự vận động của thị trường lao động ( dù còn sơ khai và bị chia cắt) gắn liền với phát triển quan hệ lao động và các dòng di chuyển lao động đặc trưng cho quá trình chuyển hoá nền kinh tế.Tuy nhiên còn quá nhiều rào cản cả về thể chế , chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng để thị trường lao động có thể làm tốt các chức năng phân bổ lao động, điều tiết thu nhập và hạn chế rủi ro . Thất nghiệp ở Việt Nam khá nghiêm trọng , biểu hiện với các hình thức đa dạng , phức tạp , đặc biệt dưới dạng dư thừa lao động, thất nghiệp trá hình lớn và tiền công lao động rất thấp. b. Một số nguyên nhân cơ bản của tồn tại - Việt Nam vẫn là một nước nghèo , khả năng huy động và đáp ứng nhu cầu kinh phí hỗ trợ đối với các hoạt động phát triển thị trường lao động còn nhiều hạn chế. - Kinh tế Việt Nam mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong cùng một lúc tồn tại hai nền kinh tế( nền kinh tế truyền thống và nền kinh tế hiện đại , nền kinh tế thị trường ) . Trong khi đó , lại phải điều chỉnh cơ cấu , chính sách , luật pháp phù hợp hợp với yêu cấu hội nhập, gia nhập WTO , điều kiện kinh tế -xã hội cho thị trường lao động luôn luôn biến động. - Tư duy và nhận thức về thị trường lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đầy đủ , còn bị ảnh hưởng của tư duy cũ trong nền kinh tế kế hoạch hoá , tập trung quan liêu , bao cấp trước đây trong hoạch định chính sách thị trường lao động, đặc biệt , chưa có nhận thức rõ và đúng về vai trò trách nhiệm của nhà nước ( trong tôt chức , hỗ trợ và điều tiết thị trường lao động) cũng như của các chủ thể khác trên thị trường lao động. - Tổ chức bộ máy quản trị thị trường lao động còn phân tán , chồng chéo , một số thiết chế của thị trường lao động chưa được đủ mạnh(thiết chế đại diện các bên trong quan hệ lao động , thiết chế thoả ước lao động tập thể , thiết chế tổ chức quan hệ ba bên….) ;cán bộ quản lý nhà nước thiếu năng lực , kinh nghiệm và kém thích nghi với điều kiện mới… 1.4. Một số biện pháp nhắm hạn chế và giải quyết tình trạng thất nghịêp và tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nước ta thời gian qua. 1.4.1. Chính sách dân số. Chính sách dân số đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm và tổ chức thực hiện ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX. Chính sách dân số là một chính sách quốc gia mang tầm chiến lược lâu dài và đã được thực hiện đồng bộ ở tất cả các ngành , các cấp và các địa phương trong cả nước . Mục đích của chính sách này là giảm tỉ lệ sinh để đảm bảo cho cả nước quy mô và cơ cấu dân số hợp lý , từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các tầng lớp dân cư , phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững . Kết quả đạt được từ việc thực hiện chính sách này đã làm cho tỉ lệ tăng dân số giảm từ 2.44% năm 1986 và 1.64 năm 2007. Chính vì chính sách dân số được thực hiện từ rất sớm nên khi chuyển sang kinh tế thị trường hệ quả này được phát huy tích cực. 1.4.2. Trợ cấp thôi việc và mất việc làm . Có hai đối tượng khi thu hẹp sản xuất dễ bị cho nghỉ việc nhất là lao động không đạt yêu cầu và hết hạn hợp đồng. Trong cơ cấu lao động Việt Nam, lao động chưa qua đào tạo,không có tay nghề, lao động thủ công luôn chiếm tỉ trọng lớn, chiếm tới 76%. Cũng vì thế mà tỉ lệ thất nghiệp của đối tượng này luôn ở mức cao và khả năng tìm lại được việc trong bối cảnh các doanh nghiệp ra sức cắt giảm chi phí như thế này là hết sức khó khăn. Lượng thất nghiệp hiện nay cũng chiếm gần một nửa là lực lượng lao động trẻ. Khi thất nghiệp, do kinh nghiệm chưa nhiều, khả năng thích ứng chưa cao, khó tìm được công việc mới và rất cần sự hỗ trợ của nhà nước.Hiện tại, giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp đang được hy vọng nhiều nhất vẫn là triển khai hiệu quả gói kích cầu của Chính phủ nhằm giúp doanh nghiệp tiếp tục quay vòng sản xuất, duy trì việc làm cho người lao động hoặc giảm tối đa khả năng cắt giảm lao động. Theo một số nghiên cứu thế giới mà chúng tôi tham khảo, như báo cáo của Zandi (2004) thì gói kích cầu tập trung vào trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp mang lại hiệu ứng cao nhất. Theo đánh giá của bài báo cáo, những người có thu nhập cao thường chỉ dùng một phần nhỏ khoản tiền có thêm (nhận được thông qua hoàn/miễn thuế hoặc tiền trợ cấp) để chi tiêu (do nhu cầu thiết yếu của họ đã được đáp ứng), còn lại tiết kiệm đề phòng rủi ro. Ngược lại những người có thu nhập thấp sẽ có nhu cầu chi tiêu cao hơn từ một đồng nhận được thêm để tiêu dùng nhiều khoản thiết yếu mà còn chưa được đáp ứng đầy đủ. Thời gian qua nhà nước ta đã có nhiều chính sách và biện pháp nhằm hỗ trợ người lao động mất việc: Quyết định 217/HĐBT về giải quyết trợ cấp cho người lao động bị thôi việc, Quyết định 176/HĐBT về việc chi trả trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm, Nghị định số 96/1988/NĐ-CP quy định về chế độ thôi việc đối với cán bộ công chức, Nghị định số 41/2002 NĐ-CP quy định về các chế độ ưu đãi đối với người lao động bị mất việc làm, Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC về quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước…Những chính sách này nhìn chung đã tích cực góp phần khắc phục và tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ chế và giúp người lao động thuộc diện dôi dư mất việc làm ốn định cuôc sống và có cơ hội tìm kiếm những công việc mới thích hợp. Tuy nhiên những chính sách và biện pháp trên chỉ phù hợp với giai đoạn đầu của thời kì chuyển đổi nền kinh tế và đồng thời cũng chỉ là những biện pháp tình thế, tính ổn định không cao, chưa mang tầm chiến lược lâu dài. Vì qua những chính sách này người lao động bị mất việc chỉ nhận được những khoản tiền trợ cấp ít ỏi, hỗ trợ tạm thời và họ phải tiếp tục tự bươn chải kiếm sống. Đồng thời, những người được nhận trợ cấp một lần thì không có điều kiện để hưởng chế độ hưu trí khi về già. Đặc biệt đối với lao động trẻ, không có tay nghề, các chính sách này chưa đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của họ. Đồng thời gánh nặng chi trả trợ cấp bị dồn cho người sử dụng lao động. Thực tế nếu chỉ buộc người sử dụng lao động có trách nhiệm thì không thể giải quyết được toàn diện vấn đề thất nghiệp khi chưa thực sự có những biện pháp hiệu quả giúp người lao động tìm việc làm mới. Vấn đề đặt ra cần có một hệ thống các quy định pháp luật một cách khoa học ổn định lâu dài hỗ trợ cho người lao động bị thất nghiệp. 1.4.3.Dạy nghề . Mạng lưới cơ sở dạy nghề đã được phát triển rộng khắp trên toàn quốc , đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo ( số cơ sử dạy nghề ngoài công lập chiếm khoảng 40%). Hiện nay có khoảng 102 trường cao đẳng nghề , 265 trường trung cấp nghề , 864 trung tâm dạy nghề và trên 100 cơ sở khác có dạy nghề trên toàn quốc . Quy mô đào tạo nghề tăng nhanh (8,9%/năm cho giai đoạn 2001-2008) . Cơ cấu ngành nghề trong đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo nhu cầu thị trường . Khoảng 70% học sinh học nghề có việc làm ngay sau đào tạo , trong số đó 80% làm việc theo đúng ngành nghề được học. Tuy nhiên , hệ thống quản lý giáo dục đào tạo nghề và dạy nghề còn nhiểu chồng chéo , cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường, đặc biệt là chưa đáp ứng cho các ngành nghề đào tạo mũi nhọn , ngành kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động . Thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao , tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp , phân bố lực lượng lao động qua đào tạo cũng như cơ sở đào tạo nghề còn bất hợp lý giữa các vùng , các khu vực - đặc biệt ở vùng nông thôn , vùng sâu , vùng xa còn chưa tiếp cận đựoc dịch vụ dạy nghề. 1.4.4.Dịch vụ việc làm . Mạng lưới cơ sỏ dịch vụ việc làm đã phát triển với hai loại hình trung tâm giới thiệu việc làm nhà nước ( khoảng 160 trung tâm) và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm tư nhân (3000 doanh nghiệp) . Hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm từng bước được hoàn thiện và hiện đại hoá : từ các hoạt động thủ công chuyển sang vi tính hoá , từ phục vụ số ít sang phục vụ số đông, từ các hội chợ việc làm sang tổ chức các sàn giao dịch việc làm và các điểm giao dịch vệ tinh , từ hoạt động mang tính định kỳ sang hoạt động thường xuyên . Giai đoạn 2000-2008 , hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm nhà nước đã tư vấn được cho khoảng 300-500 ngàn lao động mỗi năm , giới thiệu việc làm cho hơn 200 ngàn lao động . Bước đầu trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên , trong thực tế , hoạt động của các trung tâm chưa thành mạng lưới , cơ chế tổ chức , đội ngũ cán bộ và đào tạo cho đội ngũ cán bộ , chính sách tài chính cho hoạt động của các trung tâm còn nhiều hạn chế . Thiếu sự phối hợp , chia sẻ thông tin và hợp tác trong hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm nhà nước và càng thiếu sự hợp tác giữa dịch vụ việc làm nhà nước và dịch vụ việc làm tư nhân . Các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức , quản lý , triển khai hoạt động của các sàn giao dịch việc làm. Hiện nay vẫn còn tình trạng: địa điểm tổ chức sàn giao dịch còn hẹp , trang thiết bị thiếu thốn , đặc biệt là trang thiết bị công nghệ thông tin , thiếu mô hình , nội dung , quy trình hoạt động, tiêu chuẩn chất lượng được chuẩn hoá , công tác tuyên truyền quảng bá cho hoạt động cả sàn vẫn chưa có hiệu quả ; đội ngũ cán bộ chuyên trách vận hành sàn giao dịch , website giao dịch việc làm còn chưa đựoc hình thành một cách có quy chế , chưa được đào tạo chuyên nghiệp …Các hoạt động giao dịch việc làm diễn ra với tần suất thấp. 1.4.5. Xúc tiến xuất khẩu lao động . Xuất khẩu lao động cũng là một chính sách kinh tễ -xã hôi được nhiêu nước trên thế giới triển khai, đặc biệt là các nước đông dân , nền kinh tế kém phát triển. Xuất khẩu lao động có vai trò kinh tế - xã hội rất lớn đông dân cư , cụ thể như: - Giảm áp lực về việc làm và thất nghiệp - Cải thiện cuộc sống của bản thân người lao động đi xuất khẩu và gia đình họ . - Mang lại một nguông thu nhập đáng kê bằng ngoại tệ cho quôc gia . - Người lao động đi xuất khẩu học hỏi them nhiều kinh nghiệm về quản lý công nghệ , kỹ năng và kỷ luật lao động… Ở nước ta , xuẩt khẩu lao động cũng được Đảng và nhà nước quan tâm ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX.Trong những năm đó thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu là Liên Xô (cũ) và một số nước Đông Âu. Khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã , chúng ta đã chuyển hướng sang những thị trường mới như Đài Loan , Hàn Quốc , Malaysia, một số nước Châu phi và Trung Cận Đông. Hàng năm , số lao động đi xuất khẩu đã tăng lên và tập trung chủ yếu ở những vùng nông thôn đông dân cư và cả các đô thị lớn. Theo số liệu thống kê của Bộ lao động Thương binh- Xã hôi, những năm gần đây bình quân có khoảng 86 vạn lao động đi xuất khẩu . Tuy nhiên do cách thức tổ chức còn hạn chế và chất lượng lao động đi xuất khẩu còn yếu kém về nhiều mặt ( như : kỹ năng , tay nghề , trình độ ngoại ngữ và cả đạo đức) nên hiệu quả đạt được còn rất khiêm tốn . Nhưng dù sao, đây cũng là một trong những chính sách có vai trò rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động trong cả nước. 1.4.6. Hệ thống thông tin quốc gia và đánh giá hoạt động của thị trường lao động. Cổng thông tin điện tử về việc làm được triển khai thí điểm tại 4 địa phương: Hà Nội , Bắc Ninh, Hải Dương , Đà Nẵng từ giữa năm 2007 nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ đăng tải thông tin về sàn giao dịch việc làm diễn ra hàng tháng . Các trang khó truy cập , thường xuyên bị lỗi , thông tin chậm , chỉ tiêu tuyển dụng cũ …khiến người lao động khó tiếp cận . Bên cạnh đó , hoạt động của các website giới thiệu việc làm chỉ tập trung cung cấp thông tin trong những lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi trình độ cao trong khi phần lớn lao động Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn , trình độ sử dụng internet còn hạn chế. Cho đến nay , hệ thống thông tin của thị trường lao động còn nhiều yếu kém và hạn chế, mới chỉ phục vụ được môtj bộ phận nhỏ trong khi đại đa số người lao động còn thiếu hiểu biết về những vấn đề lien quan trực tiếp đến mình. Cải thiện hệ thống thông tin cần sự đông bộ và mang đến cho người lao động một kênh tiếp cận gần gũi nhất với những tin việc làm thiết thực , kịp thời. - Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hoạt động thị trường lao động. Do vậy , chưa đánh giá được chính xác hoạt động thị trường lao động đang đi theo hướng nào , đang ở đâu , mức độ phát triển ra sao , còn khoảng cách nào so với các nước có trình độ quản lý và điều tiết thị trường lao động ở mức độ cao . Bên cạnh đó , công tác dự báo thị trường lao động còn yếu kém. 1.4.7. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Trong tiến trình đổi mới ở nước ta , không ai có thể phủ nhận được rẳng , vai trò của đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động là vô cùng to lớn . Hoạt động đầu tư để giúp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội một cách nhanh chóng , thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo ra những vùng kinh tế , những khu vực kinh tế ngày càng phát triển . Nhờ có hoạt động đầu tư mà lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng , phong phú và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng . Hoạt động đầu tư còn góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước , tạo thế và lực phát triển mới cho toàn bộ nề kinh tế . Thời gian qua , chính phủ nước ta đã ban hành một loạt các chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư một cách thông thoáng , cho nên lượng vốn đầu tư xã hôi ngày càng tăng . Vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài năm sau luôn cao hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng được xếp vào loại cao với các nước trong khu vực và thế giới . 1.5. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến việc làm và đời sống người lao động. Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế bị tụt hậu và phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Khi kinh tế thế giới rơi và khủng hoảng , nền kinh tế Việt Nam cũng bị chao đảo và do đó thị trường lao động , việc làm và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp , trong làng nghề và ở khu vực nông thôn nói chung cũng bị ảnh hưởng xấu và nặng nề. - Lao động trong doanh nghiệp : Do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu , năm 2008 có 24.8% và năm 2009 có 38.2% số doanh nghiệp bị giảm doanh thu . Trong bối cảnh này , nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải thu hẹp sản xuất dẫn đến nhiều người lao động bị mất việc làm , thiếu việc làm. Năm 2008 , có 22.3% số doanh nghiệp phải giảm quy mô lao động , con số này năm 2009 là 24.8%. Đồng thời cũng có nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì và phát triển sản xuất , có nhu cầu thu hút lao động vào làm việc . Năm 2008 , có 29.8% số doanh nghiệp tăng quy mô lao động, năm 2009 con số này là 28.4%. Tuy nhiên số doanh nghiệp tăng quy mô lao động có xu hướng giảm dần trong bối cảnh khủng hoảng . Do mất việc làm và khan hiếm lao động xảy ra cùng một lúc , trong số lao động bị mất việc thì 80% tìm lại được việc làm nên quy mô gia tăng người thất nghiệp ở Việt Nam không thực sụ lớn. Theo báo cáo của 41 tỉnh / thành phố , có 67 nghìn lao động bị mất việc năm 2008 , chiếm 16.3% lao động làm việc trong các doanh nghiệp , trong số đó lao động nữ bị mất việc làm chiếm 25.5%. . Trong 6 tháng đầu năm 2009 , theo báo cáo của 53 tỉnh / thành phố thì có 107 nghìn lao động bị mất việc , chiếm 18% lao động đang làm vịêc trong các doanh nghiệp . Mất việc làm đồng nghĩa với việc người lao động bị mất nguồn thu nhập thường xuyên để nuôi sống bản thân và gia đình . Tuy nhiên , thực tế còn tồi tệ hơn như vậy bởi một số chủ doanh nghiệp đã không tuyên bố chấm dứt hợp đồng với người lao động để tránh không phải đền bù một khoản tiền nhất định cho lao động bị mất việc và trong nhiều trường hợp cả những khoản tiền lương tháng , tiền đóng BHXH, BHYT mà doanh ngiệp còn nợ người lao động. Họ cho lao động nghỉ việc , hưởng 70% lương cơ bản , tức chỉ vài trăm nghìn đồng mỗi tháng . Số lao động này , sau một thời gian nhất định đành phải tự nguyện xin nghỉ việc để làm việc khác hoặc nếu là người di dân thì trở về địa phương sống nhờ gia đình. Lao động làng nghề: Làng nghề Việt Nam cũng chịu tác động tiêu cực bởi suy thoái kinh tế toàn cầu . Hệ thống lang nghề Việt Nam bắt đầu khởi sắc từ khi gia nhập WTO , cả nước hịên có 2790 làng nghề truyền thống , giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động , trong đó cả những người già , thương binh , người tàn tật và lao động lúc nông nhàn. Do thị trường của các lang nghề bị thu hẹp lại , nhiều hợp đồng đã ký nay buộc phải huỷ bỏ vì khách hàng không có khả năng thanh toán , sức tiêu thụ trên thị trường trong nước cũng giảm sút nặng nề , các làng nghề đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nhức nhối . Từ năm 2008 đến quý II/2009 , trên 37 nghìn lao động ở các làng nghề Việt Nam bị mất việc làm , trong đó lao động nữ chiếm 45%. Mức thu nhập của lao động làng nghề cao hơn gấp 3-4 lần so với lao động nông nghiệp . Mất việc làm , nguồn thu nhập không còn, phần lớn lao động làng nghề trở lại với việc làm nông nghiệp cung hộ gia đình trong diện tích đất canh tác hạn hẹp , làm gia tăng tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn. -Lao động nông thôn : Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động xấu đến việc làm cảu người dân nông thôn. Đa số lao động bị mất việc làm ở các khu công nghiệp , khu chế xuất là người nhập cư từ nông thôn , một số trong số họ trở về quê để sống nhờ vào gia đình và tìm việc làm mới, hầu hết lao động ở các làng nghề là người dân nông thôn, mất việc làm , họ trở thành người nông dân cần việc. Khoảng 2/3 số lao động đi làm việc ở nước ngoài là người nông thôn , nay do khủng hoảng kinh tế , họ phải quay trở về nước trước thời hạn. Những nhóm lao động này quay trở về nông thôn trong bối cảnh đất canh tác hạn hẹp , thiếu việc làm ở nông thôn còn phổ biến , số thanh niên tham gia lực lượng lao động nông thôn hàng năm là cao đã đẩy thị trường lao động nông thôn vào tình trạng ứ đọng , cung lao động vốn đã dư thừa nay lại càng dư thừa hơn. Trong 4 tháng đầu năm 2009 , tỉ lệ lao động di cư mất việc làm phải trở về địa phương là 21.7% trong tổng số lao động di cư, tỉ lệ lao động đi làm việc ở nước ngoài phải về nươic trước thời hạn là 17.2% trong tổng số lao động xuất khẩu tại các điạ phương. Với những con số đã chỉ ra ở trên , chúng ta có thể nhận thấy , tình hình suy giảm kinh tế như hiện nay và còn tiếp diễn trong thời gian tới thì sự cắt giảm lao động là điều không thể tránh khỏi . Tình trạng mất việc làm sẽ làm một vấn đề nóng bỏng cần có sự quan tâm đúng mức của cơ quan chính phủ, giúp cho những người bị mất việc vượt qua được thời kỳ khó khăn này để có thể ổn định được cuộc sống. Phần II Định hướng và các giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp và tạo việc làm cho người lao động. 2.1.Xu hướng phát triển thị trường lao động giai đoạn 2010- 2020. Phát triển thị trường lao động là quá trình biến đổi về quy mô , phạm vi không gian hoạt động và chất lượng của các yếu tố cấu thành thị trường lao động ( cung lao động, cầu lao động , giá cả lao động , thể chế về quan hệ lao động) . Xu hướng chính của thị trường lao động những năm tới là: Thứ nhất : Môi trường và các thể chế kinh tế sẽ thuận lợi hơn trong nề kinh tế thị trường phát triển dựa trên cơ sở đa sở hữu , đa thành phần kinh tế và đa hình thức sản xuất kinh doanh. Đồng thời các yếu tố thị trường được tạo lập tương đối đồng bộ ( các loại thị trường ) trong nước và hội nhập quốc tế, hoạt động theo các quy luật khách quan thị trường , năng động và cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở pháp luật thị trường lao động là một trong các thị trường quan trọng sẽ phải được hoàn thiện , vận động theo các quy luật khách quan.Thị trường lao động nước ta sẽ là một thị trường phát triển mạnh mẽ , lao động làm công ăn lương lên đến 40% tổng lực lượng lao động vào năm 2015. Thị trường lao động khu vực chính thức có xu hướng phát triển mạnh mẽ, nhất là các đô thị lớn , các vùng kinh tế trọng điểm. Thị trường lao động nông thôn , vùng kinh tế châm phát triển , khu vực phi chính thức phát triển chậm hơn . Thứ hai: Môi trường đầu tư lành mạnh và ổn định cho phát triển các loại hình doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế , các hợp tác xã , các cơ sở sản xuất kinh doanh…để tăng cầu sử dụng , thuê mướn lao động làm công ăn lương ( tăng bộ phận lao động tham gia lực lượng lao động) , bảo đảm đối xử công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp , bảo vệ lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà , ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Thị trường có xu hướng giảm phân lớp giữa các khu vực sở hữu , giữa các loại hình doanh nghiệp ( doanh nghịêp nhà nước , doanh nghiệp ngoài nhà nước , doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ) , giữa các ngành. Dự kiến thị trường lao động sẽ có những bước phát triển vững chắc theo hướng linh hoạt hơn , hài hoà hơn , và không bị phân đoạn nhiều. Thứ ba : Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên thông qua đẩy manh giáo dục , đào tạo, dạy nghề theo nhu cầu của xã hội, của thị trường lao động, bảo đảm sự tự do lựa chọn việc làm và tự do di chuyển tìm việc làm , xoá bỏ các rào cản hành chính , chia cắt thị trường lao động. Các khu vực nhà nước , sự nghiệp chuyển đổi , đổi mới để giảm ngăn cách , phân lớp để hoà vào cùng thị trường lao động. Thứ tư : Hoạt động giao dịch trên thị trường lao động sẽ thuận lợi hơn , phát triển hơn , linh hoạt hơn. Cơ sở hạ tầng của thị trường lao động sẽ được phát triển tương đối đồng bộ và hoạt động có hiệu quả ( Hệ thống đào tạo , dạy nghề , thông tin thị trường lao động , phân tích , dự báo cung cầu lao động , nhu cầu đào tạo , dạy nghề , tư vấn , giới thiệu việc làm , cung ứng lao động). Thứ năm : Hệ thống an sinh xã hội đa tầng , linh hoạt và có khả năng hỗ trợ lẫn nhau , nhất là bảo hiểm xã hội đa dạng (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện. BHXH thất nghiệp, BHXH y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp) , góp phần phòng ngừa và khắc phục rủi ro xã hội trong kinh tế thị trường , làm cho hoạt động của thị trường lao động trở nên an toàn và hiệu quả hơn. 2.2. Một số thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam những năm sắp tới. - Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực sẽ tăng nhanh : Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 đề ra mục tiêu đạt được tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 50% tổng lực llượng lao động vào năm 2010 và đạt khoảng 70% năm 2020. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với hệ thống đào tào của Việt Nam hiện hành . - Chênh lệch về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa khu vực thành thị - nông thôn tiếp tục là những thách thức lớn của nước ta : Đặc biệt trong những năm tới , khu vực nông thôn sẽ tiếp tục đối mặt với những dòng di cư , và do vậy , cần phải cần phải có những biện pháp hỗ trợ người lao động nông thôn tiếp cận đào tạo nghề cả ở nông thôn và thành thị. - Nâng cao khả năng tạo mở vịêc làm của nền kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế - cơ cấu lao động cũng là một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam trong giai đoạn tới : Theo phương án mục tiêu , tổng số việc làm sẽ đạt khoảng 49,4 triệu vào năm 2015 , bình quân mỗi năm việc làm tăng thêm khoảng 648 ngàn . Tỉ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm xuống còn 38% , hay nói cách khác quy mô lao động trong nông nghiệp sẽ giảm từ hơn 23 triệu xuống còn 19 triệu vào năm 2015. Đây là một thách thức lớn đòi hởi sự quan tâm của chính phủ và các cấp chính quyền. - Về quy mô việc làm trong khu vực chính thức : Nhằm mục tiêu mở rộng quy mô việc làm của khu vực chính thức , theo dự bảo , quy mô lao động làm công ăn lương năm 2015 sẽ đạt khoảng 21,1 triệu , chiếm 42,7% tổng số việc làm . BÌnh quân mỗi năm tăng 947

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31592.doc
Tài liệu liên quan