Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu

Chương 1: Lý luận cơ bản về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất.

1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất (CPSX) và giá thành sản phẩm (GTSP): 3

1.1.1. Khái niệm, bản chất CFSX: 3

1.1.2. Khái niệm, bản chất của GTSP: 4

1.1.3. Phân biệt giữa GTSP với CPSX: 4

1.2. Phân loại CPSX,GTSP: 5

1.2.1.Phân loại CPSX: 5

1.2.1.1.Theo công dụng kinh tế: 5

1.2.1.2.Theo nội dung, tính chất kinh tế cuả chi phí: 6

1.2.1.3.Theo phương pháp tập hợp chi phí cho các đối tượng: 6

1.2.1.4. Theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động: 7

1.2.2. Phân loại GTSP: 7

1.2.2.1. Theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành: 7

1.2.2.2. Căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành: 7

1.3. Sự cần thiết của công tác tập hợp CPSX và tính GTSP : 8

1.4.Tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP: 9

1.4.1.Đối tượng kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP: 9

1.4.1.1.Đối tượng kế toán tập hợp CPSX: 9

1.4.1.2.Đối tượng kế toán tính giá thành: 10

1.4.1.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính GT:: 10

1.4.2.Nội dung phương pháp kế toán CPSX và tính GTSP: 11

1.4.2.1.Các Phương pháp kế toán tập hợp CFSX: 11

1.4.2.2.Các Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì: 12

1.4.2.3. Các phương pháp tính GTSP: 13

1.4.2.3.1.Tính GTSP đối với doanh ngiệp có qui trình công nghệ SX giản đơn: 13

1.4.2.3.2.Tính GTSP với doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục: 15

1.4.2.3. Các phương pháp tính GTSP:

1.4.2.3.1.Tính GTSP đối với doanh ngiệp có qui trình công nghệ SX giản đơn:

1.4.2.3.2.Tính GTSP với doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục:

1.4.2.4. Tổ chức kế toán tập hợp CFSX và tính GTSP 18

1.4.2.4.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 18

1.4.2.4.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 20

1.4.2.4.3.Kế toán chi phí sản xuất chung: 21

1.4.2.4.4.Kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP: 23

1.4.3. Tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán: 27

1.4.3.1.Đặc điểm tổ chức kế toán máy: 27

1.4.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy 27

1.4.3.4. Kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP 28

1.4.3.5 Kế toán GTSP trong điều kiện sử dụng kế toán máy: 30

Chương II: Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng

1. Đặc điểm tình hình chung của công ty Cổ Phần Viglacera Hữu Hưng. 31

1.1.Quá trình hình thành phát triển công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng: 31

1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty Cổ Phần Viglacera Hữu Hưng. 33

1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý: 33

1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất: 36

1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: 37

1.3. Tổ chức công tác kế toán của công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng 39

1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 39

1.3.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ Phần Viglacera Hữu Hưng: 41

1.3.2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty: 41

1.3.2.2 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty: 41

1.3.2.3 Hệ thống chứng từ: 42

1.3.2.4 Hệ thống tài khoản: 43

1.3.2.5 Hệ thống sổ kế toán: 44

2. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty cổ phần Viglacera Hữu hưng 46

2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty. 46

2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí ở công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng: 46

2.1.2. Đặc điểm CPSX và phân loại CPSX ở công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng 47

2.1.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất 47

2.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất 48

2.1.3. Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí sản xuất 49

2.1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 49

2.1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 63

2.1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 66

2.2. Tổ chức công tác tính giá thành 79

2.2.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành của doanh nghiệp 79

2.2.2. Công tác đánh giá sản phẩm làm dở tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng: 79

2.2.3. Phương pháp tính giá thành 80

 

Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công tycổ phần Viglacera Hữu hưng

1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 84

1.1. Những ưu điểm: 84

1.2. Những nhược điểm: 86

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà kính. Thời gian thường là 3 ngày vào mùa hè, 5 đến 6 ngày vào mùa đông. Gạch được phơi đảo theo đúng tiêu chuẩn quy định, đạt độ ẩm từ 10 đến 15% rồi được tiếp tục xếp lên các xe goòng. Trong khâu này gạch không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại ra và đưa trở lại bãi nguyên vật liệu ban đầu. - Khâu nung: Công nhân vận chuyển các xe goòng chứa gạch đã phơi đúng tiêu chuẩn vào hầm sấy tuynel rồi qua lò nung. Quá trình này được diễn ra liên tục, cứ một xe goòng thành phẩm ra khỏi lò nung thì xe goòng chứa gạch mộc khác lại tiếp tục đưa vào hầm sấy. Khi gạch chín ra lò, công nhân vận chuyển gạch ra bãi thành phẩm, phân thành các thứ hạng phẩm cấp khác nhau, xếp thành các kiêu gạch, mỗi kiêu cách nhau theo cự ly bình quân là 70 cm. Cuối cùng thủ kho cùng KCS và ban kiểm nghiệm SP kiểm tra, làm thủ tục nhập kho. Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch Nhà chứa đất Nhà chứa than Máy cấp pha than Nước Máy cấp liệu thùng Máy xa luân Máy cán mịn Bể ủ Máy xúc nhiều gầu Máy nhào 2 trục Máy nhào đùn ép liên hợp Nhà kính phơi gạch mộc Gạch xếp goòng Hầm sấy Nhập kho sản phẩm Lò nung Gạch khô Gạch PHÂN LOẠI THÀNH PHẨM Công ty cổ phần Hữu Hưng Viglacera 1.3. Tổ chức công tác kế toán của công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán Phòng TCKT công ty gồm 7 người: kế toán trưởng , phó phòng , bốn cán bộ kế toán và thủ quỹ. Mỗi một nhân viên trong bộ máy kế toán phụ trách một phần hành kế toán nhất định. Mỗi một người đều có chức năng và nhiệm vụ riêng. Cụ thể là: - Kế toán trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc của kế toán viên trong phòng. Có nhiệm vụ lập các kế hoạch tài chính, sản xuất kinh doanh, kế hoạch tín dụng ngân hàng hàng năm. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. - Kế toán thanh toán và theo dõi các khoản phải thu phải trả: Theo dõi cặp nhặt thu chi tiền mặt hàng ngày, tình hình thanh toán tạm ứng, tăng giảm tiền gửi, các khoản tiền vay, trả nợ ngân hàng và các khoản phải thu, phải trả hàng ngày. - Kế toán vật tư và các khoản phải trả khách hàng: Hạch toán chi tiết và tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn các kho nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng đang di trên đường và theo dõi công nợ, thanh toán các khoản phải trả người bán. - Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi công nợ phải thu bán hàng, hạch toán chi tiết thành phẩm nhập xuất kho, tiêu thụ và hàng tồn kho, theo dõi tình hình công nợ phải thu của người mua, xác định doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng. - Kế toán TSCĐ, thống kê tổng hợp và theo dõi trợ cấp BHXH, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao hàng tháng, tập hợp thông tin kinh tế hàng ngày, lập báo cáo thống kê định kỳ, cuối tháng quyết toán BHXH. - Phó phòng là Kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, theo dõi quỹ lương và quyết toán giao khoán chi phí, thu nhập các nhà máy: Căn cứ vào các chi phí phát sinh trong tháng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tính phân bổ tiền lương, trích BHXH trong tháng. Chịu trách nhiệm tổng hợp lập báo cáo định kỳ tháng, quý, năm - Thủ quỹ: Là người chuyên thu tiền, chi tiền khi có các nghiệp vụ liên quan tới tiền mặt phát sinh, hàng ngày lâp sổ quỹ tiền mặt và đối chiêu sổ tồn quỹ với kế toán thanh toán. - Nhân viên thống kê do nhà máy quản lý: Có nhiệm vụ theo dõi ghi chép mọi hoạt động của nhà máy về lao động, số lượng sản phẩm trong từng tổ sản xuất, tình hình tiêu hao vật tư từng bộ phận, báo cáo thông tin kinh tế hàng ngày với cấp trên. Cuối tháng kiểm kê khối kượng sản phẩm dở dang, tổng hợp các số liệu để quyết toán chi phi nhận khoán, thu nhập để tính lương cho công nhân viên nhà máy. Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG KT TSCĐ,T.KÊ T. HỢP KT THANH TOÁN,VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU,TRẢ KT VÂT TƯ THEO DÕI CÔNG NỢ PHẢI TRẢ KẾ TOÁN TỔNG HỢP CPSX, TÍNH GIÁ THÀNH VÀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ SP, THEO DÕI CÔNG NỢ PHẢI THU NHÂN VIÊN THỐNG KÊ NHÀ MÁY Thủ quỹ Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp số liệu Xuất phát từ yêu cầu đặt ra của thực tế, công ty đã đưa phần mềm kế toán vào sử dụng, phiên bản Fast 2003. Phần mềm này cho phép kế toán trưởng có thể phân công chức năng, nhiệm vụ cho từng nhân viên kế toán thông qua chức năng phân quyền. 1.3.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ Phần Viglacera Hữu Hưng: 1.3.2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty: Công ty đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Kế toán sử dụng hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật kí chung. Sở dĩ công ty áp dụng hình thức này là vì nó thuận tiện cho việc áp dụng phần mềm vi tính vào công tác kế toán, nó dễ làm dễ kiểm tra. Hệ thống sổ sách kế toán gọn, đầy đủ... Theo hình thức này thì toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật kí mà trọng tâm là sổ nhật kí chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của các nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật kí chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp phát sinh. 1.3.2.2 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty: - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: sử dụng đồng Việt Nam trong ghi chép hạch toán kế toán. - Kì kế toán : Tính theo tháng. - Phần mềm kế toán sử dụng : Fast accounting. - Các chính sách kế toán áp dụng: * Nguyên tắc xác định các khoản tiền: + Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển: Số hiện có tại thời điểm báo cáo theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam. + Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn thoả mãn thời gian thu hồi không quá 3 tháng, dễ dàng chuyển đổi thành tiền, ít rủi ro. + Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: Căn cứ vào tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. * Chính sách kế toán hàng tồn kho: + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho Theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : Theo giá gốc + Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kì: Theo phương pháp bình quân gia quuyền cả kì dự trữ. + Phương pháp tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định: áp dụng theo QĐ 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 + Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : Theo nguyên giá và giá trị còn lại . + Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. * Nguyên tắc vốn hoá các chi phí đi vay và các khoản chi phi khác: Theo chuẩn mực kế toán số 16 “ Chi phí đi vay”. * Tỷ giá sử dụng để hạch toán ngoại tệ: Sử dụng tỷ giá hối đoái của Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. * Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và các khoản thu nhập khác : Theo chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”. * Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Công ty Cổ Phần Viglacera Hữu Hưng áp dụng phương pháp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Tỷ lệ thuế suất là 10%. 1.3.2.3 Hệ thống chứng từ: Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng trong công ty được thực hiện theo chế độ chứng từ kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Để hạch toán CPSX và tính GTSP Công ty Cổ Phần Viglacera Hữu Hưng đã sử dụng các loại chứng từ sau: Chứng từ phản ánh CP vật tư: Phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, Hoá đơn GTGT, chứng từ mua nguyên vật liệu, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ... Chứng từ phản ánh CP lao động: Bảng chấm công, bảng tính và phân bổ tiền lương, BHXH, phiếu chi tiền mặt để trả lương cho công nhân viên... Chứng từ phản ánh CP khấu hao: Biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lí TSCĐ, Bảng phân bổ khấu hao. CP phản ánh CP dịch vụ mua ngoài: Hoá đơn GTGT, Hợp đồng thuê ngoài, Phiếu chi, Giấy báo có. Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số loại chứng từ nội bộ, chứng từ hạch toán tổng hợp CP và các chứng từ khác để làm căn cứ hạch toán CPSX và tính GTSP 1.3.2.4 Hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp. Căn cứ vào chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp mới; Quyết định số: 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ báo cáo tài chính . Căn cứ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Để hạch toán CPSX và tính GTSP, Công ty đã sử dụng các tài khoản như TK 621 “ CP nguyên vật liệu trực tiếp” , TK 622 “CP nhân công trực tiếp”, TK 627 “CP SX chung”, TK 154 “CPSX kinh doanh dở dang”… Bên cạnh hệ thống danh mục tài khoản kế toán tổng hợp Công ty còn quy định việc mở các tài khoản chi tiết theo yếu tố CP và giai đoạn công nghệ để phục vụ cho công tác kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng. 1.3.2.5 Hệ thống sổ kế toán: - Hệ thống sổ kế toỏn của cụng ty ỏp dụng theo Quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chớnh gồm: Sổ nhật ký chung, sổ cỏi tài khoản, cỏc sổ chi tiết, sổ tổng hợp tài khoản, sổ tiền gửi ngõn hàng, sổ quỹ tiền mặt, cỏc loại bảng kờ, cỏc bảng phõn bổ. - Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đó mua bản quyền phần mềm FAST ACCOUNTING là phần mềm cho phép nhiều lựu chọn khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp công ty đó lựa chọn hỡnh thức của sổ sỏch kế toỏn là hỡnh thức sổ nhật ký chung, hỡnh thức này đơn giản và rất phù hợp với việc sử dụng máy vi tính. Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung: Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái tài khoản Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc cuối quý Quan hệ đối chiếu * Đặc điểm phần mềm kế toán Phù hợp với yêu cầu quản lí, ghi sổ, và yêu cầu cung cấp thông tin kế toán kịp thời phòng kế toán công ty đã sử dụng phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING. Fast Accounting là một phần mềm kế toán sản phẩm của công ty phần mềm tài chính Fast , phần mềm này được rất nhiều khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực sử dụng và đóng góp ý kiến, nên chương trình đã được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu tổ chức kế toán của khách hàng. Phần mềm kế toán Fast có một số đặc điểm sau: + Fast một phần mềm kế toán có mức độ tự động hoá cao, nó giảm thiểu một khối lượng lớn công việc mà người kế toán phải thực hiện, vì thế nó đem lại hiệu quả công việc cao. +Fast kết hợp hài hoà giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp. Khi nhập dữ liệu phần mềm kế toán cung cấp một giao diện lập dữ liệu duy nhất , dữ liệu chỉ được nhập vào chương trình một lần, sau khi nhập dữ liệu vào máy phần mềm sẽ tự động lên các sổ chi tiết theo từng đối tượng chi tiết và các sổ kế toán tổng hợp của các đối tượng kế toán tổng hợp. + Fast tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp, Fast cho phép phân quyền người nhập liệu và người khai thác thông tin một cách bảo mật * Trình tự ghi sổ kế toán trong kế toán trên máy Chứng từ ban đầu Nhập dữ liệu vào máy Xử lý tự động theo chương trình Các sổ kế toán tổng hợp, các chứng từ ghi sổ Các sổ kế toán chi tiết Các báo cáo kế toán Tất cả các dữ liệu được nhập và lưu giữ trong một tệp duy nhất, từ tệp dữ liệu gốc chương trình cho phép lập sổ chi tiết các tài khoản, chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản và các báo cáo kế toán theo yêu cầu 2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HỮU HƯNG 2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty. 2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí ở công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp. Việc xác định đúng đối tượng để tiến hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng cũng như hiệu quả của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đặc biệt nó còn thể hiện khả năng vận dụng tối đa việc hạch toán trực tiếp các chi phí phát sinh vào giá thành sản phẩm . Cũng như các công ty khác cùng ngành, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng được xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ, trình độ và yêu cầu của công tác quản lý…. Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí giúp cho việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất . Quá trình sản xuất gạch thành phẩm ở công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng được tổ chức và thực hiện tại các tổ của phân xưởng sản xuất như: tổ máy, tổ phơi đảo, tổ xếp goòng, tổ đun đốt, tổ ra goòng, tổ bốc xếp…. Bên cạnh đó còn có một số tổ của phân xưởng phục vụ sản xuất như: tổ than, tổ cơ khí… và tổ bảo vệ, tổ xe. Công tác sản xuất được tiến hành theo kế hoạch của phòng điều hành cùng trên dây chuyền công nghệ sản xuất ra nhiều loại gạch khác nhau: gạch 2 lỗ, gạch đặc, gạch 6 lỗ, gạch Nem, gạch Blốc, gạch chịu lửa với dây truyền sản xuất hiện đại của Ucraina. Quy trình công nghệ phức tạp, liên tục giữa các khâu, chu kỳ sản xuất ngắn, số lượng sản phẩm sản xuất lớn, do đó công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ. 2.1.2. Đặc điểm CPSX và phân loại CPSX ở công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng 2.1.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng nói riêng cũng như trong ngành sản xuất gạch nói chung thì chi phí sản xuất phát sinh bao gồm nhiều loại khác nhau có những khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung … * Trong đó đối với chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, trong chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp thì có chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu … như đất sét, than, dầu… * Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm như: lương chính, lương phụ, phụ cấp có tính chất lương các khoản đóng BHYT, BHXH, KPCĐ, ở công ty các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội được tính theo tỷ lệ 17% (bảo hiểm xã hội 15%,bảo hiểm y tế 2%) trên tổng tiền lương cơ bản và kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất * Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất của công ty dùng để quản lý và phục vụ sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, chí phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng, chi phi công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, điện thoại, nước …, chi phí bằng tiền khác . 2.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất Để sản xuất ra gạch thành phẩm công ty phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau. Vì vậy để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng phân loại chi phí sản xuất theo hai tiêu thức sau: phân loại chi phí theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí và phân loại theo mục đích công dụng của chi phí * Phân loại chi phí theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí phát sinh công ty chia chi phí thành các yếu tố sau: + Chi phí nguyên vật liệu: gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính: đất sét + Chi phí nhiên liệu động lực: than, dầu, điện… + Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương BHYT, BHXH, KPCĐ phải trả cho công nhân viên hoạt động sản xuất trong kỳ + Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của công ty + Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm số tiền mà công ty trả cho nhà cung cấp về điện, điện thoại …phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty + Chi phí bằng tiền khác :bao gồm toàn bộ các chi phí khác bằng tiền ngoài các khoản chi phí nêu trên * Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí gồm có: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chí phí như: đất sét, dầu, than… sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm + Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất + Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh ở các phân xưởng như: tiền lương của nhân viên phân xưởng ,chi phí vật liệu sử dụng ở phân xưởng, chi phí KHTSCĐ, chi phí điện , điện thoại… 2.1.3 Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí sản xuất Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng đó là chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục, số lượng sản phẩm sản xuất nhiều, sản xuất hàng loạt, trong ngày luôn có sản phẩm nhập kho và hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo phương pháp này các khoản chi phí sản xuất được kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng tháng để phù hợp với kỳ tính giá thành sản phẩm là vào cuối tháng của mỗi tháng. Trên cơ sở số liệu của các bộ phận kế toán đã tập hợp được . 2.1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại doanh nghiệp là những chi phí về nguyên vật liệu như: đất sét, than, dầu …được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm + Tài khoản sử dụng: để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty mở tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như: TK152-nguyên liệu vật liệu (chi tiết TK1521- nguyên vật liệu chính, TK1522- nhiên liệu, TK1523- phụ tùng thay thế, TK1524 – nguyên vật liệu XDCB, TK1525 – nguyên vật liệu khác ), TK153- Công cụ dụng cụ Do công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá ghi trên hóa đơn là giá chưa có thuế GTGT VD: Mua than của công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội theo hóa đơn GTGT số 0231704 ngày 29/12/2008: - Số lượng: 107,3 tấn - Đơn giá: 285.600 đ - Thành tiền: 30.644.880đ Đây cũng chính là giá thực tế của lô hàng này. Biểu số 01: HOÁ ĐƠN ( GTGT ) Mẫu số : 01 GTKT-3LL Liên 2 : (Giao khách hàng) AA/2003T Ngày 29 tháng 12 năm 2008 Số 0231704 Đơn vị bán : Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội Địa chỉ : Số 5 - Phan Đình Giót - Hà Nội Số tài khoản: Điện thoại : MS : 01001006890011 Họ tên người mua hàng : Nguyễn Văn Thắng Đơn vị : Công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng Địa chỉ : Đại mỗ - Từ Liêm - Hà nội Số tài khoản : Hình thức thanh toán : Tiền mặt + Séc MS : 0100107243 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Than cám 5 Tấn 107,3 285.600 30.644.880 Cộng tiền hàng : 30.644.880 Thuế suất GTGT : 5 % Tiền thuế GTGT : 1.532.244 Tổng cộng tiền thanh toán : 32.177.124 Số tiền viết bằng chữ : Ba mươi hai triệu một trăm bảy mươi bảy ngàn một trăm hai mươi tư đồng. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Văn Thắng Biểu số 02: CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HỮU HƯNG Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội Ban hàng QĐ Số 15/2006. QĐ Ngày 20 tháng 03 năm 2006 Của Bộ trưởng Bộ tài chính PHIẾU NHẬP KHO Số: 389 Ngày 29 tháng 12 năm 2008 Người giao hàng : Nguyễn Văn Thắng Đơn vị : CT00083 - Công ty chế biến & kinh doanh than Hà Nội Địa chỉ : Số 5 - Phan Đình Giót - Hà Nội Số hoá đơn : 1704 Seri: AA/2003T Ngày:29/12/2008 Nội dung : Nhập than SX Nhận vào kho : Kho vật tư Ngãi Cầu Tài khoản có : 331 - Phải trả cho người bán Mã kho Tên vật liệu TK ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền VT03 TC05 - Than cám 5 1523 TAN 107,3 285.600 30.644.880 Tổng cộng 1523 107,3 285.600 30.644.880 - - Tổng cộng Tổng cộng tiền hàng Chi phí Thuế giá trị gia tăng 30.644.880 0 1.532.244 Tổng cộng thanh toán 32.177.124 Bằng chữ : Ba mươi hai triệu một trăm bảy mươi bảy nghìn một trăm hai mươi bốn đồng. Nhập ngày 29 tháng 12 năm 2008 Người lập biểu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Phụ trách (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Ta có thể thấy giao diện phiếu nhập kho như sau : Sau khi nhập đầy đủ các nội dung trên kế toán ấn nút "Lưu" để lưu phiếu nhập vào máy và máy sẽ tự động tính giá vốn thực tế của số nguyên vật liệu nhập kho. Mỗi phiếu nhập kho được sử dụng cho một lần nhập, ngoài việc lưu ở máy thì phiếu nhập kho còn được in ra thành 2 liên và mỗi liên đều có sự kí nhận của người lập biểu, người giao hàng, phụ trách mua vật tư, kế toán trưởng và thủ kho. Trong trường hợp liên quan đến tiền và vật tư như trong trong trường hợp mua bán vật tư thanh toán bằng tiền mặt, do chứng từ tiền và chứng từ vật tư chứa các thông tin khác nhau nên phương pháp cập nhập cho chứng từ này như sau: Hạch toán qua tài khoản công nợ phải trả. Theo phương pháp này thì mặc dù việc mua bán được thanh toán ngay nhưng hạch toán như trường hợp mua bán trả chậm. Theo phương pháp này cả 2 chứng từ chi và chứng từ mua vật tư, hàng hóa đều được cập nhật. Trong trường hợp vật tư, hàng hóa được mua bằng tiền tạm ứng. Khi thanh toán tiền tạm ứng thường có 2 chứng từ: Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng và hóa đơn (kèm phiếu nhập kho) thì chỉ cập nhập chứng từ liên quan đến vật tư, không cập nhật giấy đề nghị thanh toán vật tư. + Nguyên tắc xuất dùng nguyên vật liệu : Hàng tháng căn cứ vào sản lượng kế hoạch nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu ở bộ phận thí nghiệm căn cứ vào bài phối liệu đã được duyệt viết phiếu định mức nguyên vật liệu cần sử dụng trong ngày chuyển lên phòng kế toán. Kế toán trưởng ký duyệt và viết phiếu xuất kho, phiếu này được lập thành ba liên: - Liên 1: Liên gốc được lưu trữ tại bộ phận viết phiếu xuất (phòng kế toán) - Liên 2: Làm căn cứ để thủ kho xuất kho nguyên vật liệu và vào thẻ kho - Liên 3: Người nhận vật tư giữ Số lượng vật = Định mức VL x Số lượng SP + Số lượng VL trả liệu thực lĩnh trên mỗi SP sản xuất lại kỳ trước + Công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền gi = Tdi + Tni Sdi + Sni Trong đó : gi :đơn giá nguyên vật liệu ,CCDC loại i xuất dùng trong tháng Tđi : trị giá thực tế của nguyên vật liệu , CCDC loại i tồn đầu tháng Tni : trị giá thực tế của NVL, CCDC loại i nhập trong tháng Sđi : số lượng nguyên vật liệu ,CCDC loại i tồn đầu tháng Sni : số lượng nguyên vật liệu ,CCDC loại i nhập trong tháng Trị giá thực tế NVL,CCDC = Số lượng NVL, CCDC * Đơn giá NVL, Loại i xuất dùng trong tháng loại i xuất dùng trong tháng CCDC loại i * Quy trình tính giá vốn thực tế vật liệu xuất kho: Cuối tháng kế toán tính đơn giá trung bình nguyên vật liệu xuất kho để tính trị giá vốn thực tế vật liệu xuất kho. Thao tác như sau : Từ màn hình giao tiếp chọn "Kế toán hàng tồn kho/Cập nhập ban đầu/Tính giá trung bình", sau khi nhập các thông tin cần thiết ấn nút "Nhận". Căn cứ vào số liệu trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu tháng 12/2008 của công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng: Tồn đầu kỳ : SL:4.756 (m3) , GT: 115.095.200(đ) Nhập trong kỳ : SL:132.480 (m3) , GT: 3.245.760.000(đ) Xuất trong kỳ : SL:135.343 (m3) Đơn giá xuất của đất sét = 115.095.200 + 3.245.760.000 = 24.489,6(đ/m3) 4.756 + 132.480 Trị giá của đất sét xuất dùng =135.343 x 24.489,6 = 3.314.459.933(đ) Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán vật tư tiến hành như sau: Hàng ngày căn cứ vào bài phối liệu đã được duyệt cho từng lô hàng cần sản xuất. Bộ phận thí nghiệm sẽ viết phiếu định mức nguyên vật liệu cần sử dụng trong ngày, sau khi được giám đốc ký duyệt sẽ gửi lên phòng kế toán đề nghị xuất vật liệu phục vụ cho sản xuất. Kế toán vật tư sẽ viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Căn cứ vào giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất ghi trên các phiếu xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất Kế toán vào sổ theo định khoản : Nợ Tài khoản 621 3.314.495.933 Có Tài khoản 152 3.314.495.933 Cuối tháng căn cứ vào báo cáo sử dụng vật tư của các bộ phận, trên báo cáo ghi: số đầu kỳ, số đã lĩnh, số đã sử dụng, cuối kỳ, theo dõi về mặt số lượng của từng loại vật tư, kế toán vật tư làm thủ tục nhập lại số vật tư chưa sử dụng hết của kỳ này, nhập lại kho tiếp tục sử dụng cho kỳ sau và ghi bút toán giảm . *Quy trình nhập liệu: Ở phòng kế toán, sau khi nhận được báo cáo vật tư tiêu hao cho sản xuất, giấy đề nghị lĩnh vật tư, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy vi tính theo trình tự sau : Từ màn hình giao tiếp chọn : "Kế toán hàng tồn kho/cập nhập số liệu/phiếu xuất kho". Bấm phím ESC rồi kích chuột vào nút “ Mới ”, sau đó lần lượt khai báo các thông tin cần thiết trên giao diện nhập liệu: + Loại phiếu xuất :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng.doc
Tài liệu liên quan