Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội

Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong công ty, căn cứ vào các kế hoạch đầu tư trong công ty, công ty tiến hành lên kế hoạch mua sắm hoặc xây mới cho mỗi loại TSCĐ cho mỗi năm. Khi kế hoạch được Giám đốc phê duyệt, công ty tiến hành ký kết hợp đồng với những nhà cung cấp, căn cứ hợp đồng kinh tế, kế toán làm thủ tục cho cán bộ vật tư đi mua. Trong quá trình mua bán, mọi chi phí phát sinh đều được tập hợp theo dõi với đầy đủ số hoá đơn kèm theo. Khi hợp đồng mua bán hoàn thành, hai bên sẽ thanh lý hợp đồng, quyết toán, thanh toán tiền đồng thời làm thủ tục ghi tăng TSCĐ. Riêng đối với những TSCĐ có giá trị nhỏ thì không cần ký kết hợp đồng mà chỉ cần thanh toán theo hoá đơn của Bộ Tài chính. Thông thường TSCĐ sau khi được mua sắm nhập kho qua bộ phận tiến hành chạy thử, rồi mới xuất kho sang bộ phận sử dụng, sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn.

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của công ty được thực hiện ở phòng kế toán, còn ở các xí nghiệp thành viên chỉ bố trí các kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ thống kê, ghi chép ban đầu để gửi về phòng Tài chính- Kế toán . 2.1.4.1. Bộ máy kế toán của công ty. Niên độ kế toán- tài chính từ 01/01 đến 31/12. Đơn vị tiền tệ ghi sổ: CTSD VNĐ làm đơn vị tiền tệ. Phòng Tài chính- Kế toán gồm có 7 người: Đứng đầu là kế toán trưởng, một phó phòng kiêm kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ và các nhân viên kế toán. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kế toán là: - Tổ chức mọi công việc hạch toán kế toán bao gồm cả công tác hạch toán tài chính, thực hiện mọi báo cáo theo chế độ Nhà nước ban hành. - Kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. - Hướng dẫn việc ghi chép ban đầu phục vụ cho việc điều hành quản lý trong hoạt động của công ty. - Tham mưu cho giám đốc những vấn đề có liên quan nhằm đem lại lợi nhuận tối ưu. - Tham gia kiểm kê, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của kế toán, căn cứ vào yêu cầu, trình độ quản lý và trình độ hạch toán, bộ máy kế toán được tổ chức như sau: - Kế toán trưởng: Là người trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý tài chính cấp trên và giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty,có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán theo chức năng và chuyên môn, kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư theo đúng chế độ tài chính mà Nhà nước ban hành. - Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ hàng tháng căn cứ vào NKCT, bảng kê, bảng phân bổ do các kế toán thành phẩm cung cấp để vào sổ tổng hợp cân đối theo dõi các tài khoản, sau đó lập bảng cân đối kế toán, các báo cáo tài chính, và báo cáo với kế toán trưởng về việc thanh, quyết toán của công ty. - Kế toán thanh toán và TSCĐ : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi, sử dụng quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay và mở sổ theo dõi chi tiết tài sản cố định cho từng đơn vị của công ty. - Kế toán tiền lương và tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương và các khoản phụ cấp do các nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp thành viên gửi lên làm căn cứ để lập bảng tổng hợp thanh toán lương cho từng xí nghiệp, lập bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Ngoài ra theo dõi nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm và công nợ với các khách hàng. Mở sổ theo dõi nhập xuất, tồn hàng hoá thành phẩm. Theo dõi sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng, đến cuối quý lập báo cáo kết quả kinh doanh. - Kế toán nguyên vật liệu: Hàng ngày căn cứ vào các phiếu nhập xuất kho về nguyên vật liệu, dụng cụ để ghi vào sổ chi tiết vật tư, cuối tháng lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Đồng thời ghi các hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho của bên bán để vào sổ chi tiết thanh toán với người bán. - kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào các bảng phân bổ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, các bảng kê và NKCT có liên quan để tổng hợp vào sổ chi tiết sản xuất, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phẩm, mặt hàng, từng mã hàng cụ thể. - Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý bảo quản toàn bộ lượng tiền mặt của công ty. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp) Kế toán vật tư Kế toán tiền lương & tiêu thụ thành phẩm Kế toán tập hơp CP & tính GT SP Kế toán thanh toán Thủ quỹ Nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp thành viên Sơ đồ 2.5: Tổ Chức bộ máy kế toán tại công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội 2.1.4.2. Hình thức kế toán a) Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng trong công ty. Theo điều lệ tổ chức kế toán do Nhà nước ban hành thì mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải lập chứng từ theo đúng quy định trong chế độ chứng từ kế toán và phải ghi chép đầy đủ, kịp thời đúng với tình hình thực tế phát sinh. Danh mục chứng từ kế toán tại công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội bao gồm: ã Lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ, bảo hiểm xã hội, phiếu xác nhận hoàn thành công việc, phiếu báo làm thêm. ã Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá. ã Bán hàng: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, nhập kho. ã Tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy báo có, báo nợ của ngân hàng, giấy thanh toán theo dõi tiền tạm ứng. ã TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ. b) Hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính: * Hệ thống sổ sách bao gồm các sổ phù hợp với hình thức NKCT với các sổ kế toán như: Sổ chi tiết, nhật ký chứng từ, sổ tổng hợp, sổ cái theo loại sổ ngang. - Nhật ký chứng từ bao gồm: nhật ký chứng từ số 1,2,4,5,7,8,9,10. ã Nhật ký chứng từ số 1: Theo dõi phần chi của doanh nghiệp về tiền mặt ã Nhật ký chứng từ số 2: Theo dõi phần chi của doanh nghiệp về tiền gửi ngân hàng. ã Nhật ký chứng từ số 4: Theo dõi phần vay và nợ ã Nhật ký chứng từ số 5: Theo dõi phần chi đối với người bán ã Nhật ký chứng từ số 7: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp ã Nhật ký chứng từ số 8: để xác định kết quả kinh doanh ã Nhật ký chứng từ số 9: Theo dõi cho các TSCĐ ã Nhật ký chứng từ số 10: Theo dõi phần nguồn vốn Bảng kê gồm bảng số 1,2,3,4,5,8,9,10. Bảng phân bổ số 1,2,3. Sổ chi tiết số 2,3,4. Sổ cái theo loại sổ ngang * Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng của công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là: Căn cứ vào hệ thống Báo cáo tài chính Nhà nước đã ban hành theo Quyết định 1141/TC-QĐ-CĐkế toán ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính, hệ thống báo cáo tài chính của công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN ) Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02- DN ) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp trực tiếp ) Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được lập vào cuối mỗi quý kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán (từ 01/01 đến 31/12 hàng năm ) Báo cáo phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp gồm: Báo cáo công nợ (thường xuyên) Báo cáo phân tích tình hình tài chính (hàng tháng) c) Hình thức kế toán Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, Sơ đồ: 2.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sổ cái - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các chứng từ hoặc bảng kê có liên quan. Nếu hàng ngày ghi vào bảng kê thì cuối tháng phải chuyển số liệu tổng hơp vào bảng kê và nhật ký chứng từ. - Đối với các loại chi phí phát sinh nhiều lần mang tính chất phân bổ sâu đó lấy kết quả của bảng phân bổ ghi vào bảng kê nhật ký chứng từ có liên quan. - Cuối tháng khoá sổ các nhật ký chứng từ kiểm tra đối chiếu số liệu trên nhật ký chứng từ, lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái một lần. - Riêng đối với các tài khoản phải mở các sổ hoặc thể kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê được chuyển sang bộ phận kế toán chi tiết để ghi vào các sổ hoặc các thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào đó lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoả để đối chiếu với sổ cái. - Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một sổ chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập bảng cân đối kế toán với các vấn đề có liên quan. 2.1.3. Chính sách kế toán Chế độ kế toán áp dụng tại công ty Niên độ kế toán áp dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 của năm báo cáo và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm báo cáo. Đơn vị tiền tệ sử dụng là: VNĐ, công ty có tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Ngân hàng công thương khu vực II- Hai Bà Trưng- Hà Nội STK: 102 020 000 001 Mã số thuế: 0100100985-1 Công ty sử dụng phần mềm kế toán FAST 2004- đây là một trong phần mềm kế toán tiên tiến nhất và được ưu chuộng hiện nay. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán chỉ việc nhập số liệu vào máy và chương trình sẽ tự động định khoản, vào sổ, theo qui định và theo chế độ hiện hành tại công ty đã được cài đặt. Một số phương pháp hạch toán: * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Đối với công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội để hạch toán hàng tồn kho thì công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền * Phương pháp hạch toán thuế GTGT Công ty hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ nên: - Để hạch toán thuế GTGT đầu vào cuối tháng căn cứ vào các hóa đơn GTGT khi mua hàng, dịch vụ kế toán lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá mua vào. - Thuế GTGT đầu ra được kế toán phản ánh trên sổ tiêu thụ đến cuối tháng lập bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra, các bảng kê này được mở cho từng tháng, ghi theo trình tự, thời gian và theo mức thuế suất. - Sau khi lập bảng kê, kế toán lập tờ khai thuế GTGT. Tờ khai nầy phản ánh tổng hợp số thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào, hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra và tờ khai thuế tháng trước. Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra - Thuế VAT đầu vào Thuế VAT đầu ra = Giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra thuộc diện chịu thuế VAT x Thuế suất Thuế VAT đầu vào = Tổng số thuế VAT ghi trên hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội 2.2.1. Công tác quản lý TSCĐ 2.2.1.1. Đặc điểm của TSCĐ ở công ty TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội hiện nay chủ yếu là các máy móc, thiết bị công tác, các máy may, dệt…phục vụ trực tiếp cho qúa trình sản xuất tạo ra các sản phẩm. Nhìn chùng so với các công ty trong cùng ngành thì lực lượng TSCĐ tương đối lớn, đa dạng và phong phú. Tính đến hết ngày 31/12/2005 tổng giá trị TSCĐ là: 89.346.842.747 đồng. Không nằm ngoài qui định của Bộ Tài chính, TSCĐ của công ty có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên và có giá trị sử dụng trên 1 năm. Nền kinh tê phát triển, kéo theo sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, để dễ đứng vững, duy trì và mở rộng thị phần đòi hỏi nhà sản xuất phải luôn đổi mới đầu tư đúng hướng. Do đặc điểm sản xuất- kinh doanh của công ty bao gồm nhiều loại chủ yếu là của Việt Nam và nhập từ Trung Quốc và Ba Lan. TSCĐ được đầu tư đổi mới chủ yếu là do các nguồn vốn khác như vốn vay, vốn NSNN cấp, còn nguồn vốn tự bổ sung là không đáng kể. Và cho đến nay công ty đã có một số lượng TSCĐ phong phú và đồ sộ. Về cơ cấu, do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, là công ty sản xuất nên chủ yếu là máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc, còn phương tiện vận tải, thiết bị quản lý thì chiếm tỷ trọng nhỏ. 2.2.1.2. Phân loại TSCĐ Trong các doanh nghiệp sản xuất, nhìn chung thì TSCĐ rất đa dạng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả TSCĐ, cũng như các công ty khác, công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ. Hiện nay, TSCĐ trong công ty được phân loại theo các cách chủ yếu sau: a) Phân loại theo nguồn hình thành: Hiện nay, TSCĐ của công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: - TSCĐ được hình thành từ nguồn ngân sách cấp:16.313.057.467,đ - TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung: 248.061.509,đ - TSCĐ được hình thành từ các nguồn khác (vay tín dụng) 72.185.723.770,đ Việc phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành sẽ giúp công ty có biện pháp mở rộng, khai thác các nguồn vốn, mặt khác có thể kiểm tra, theo dõi tình hình thanh toán, chi trả cho đúng hạn các khoản vay. b) Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật Theo cách phân loại này, TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội được chia làm 4 nhóm chính (số liệu lấy 31/12/2005) Nhóm 1: Nhà cửa, vật kiến trúc 18.394.580.922, đ Nhóm 2: Máy móc, thiết bị công tác 69.195.586.366, đ Nhóm 3: Phương tiện vận tải truyền dẫn 1.222.345.671, đ Nhóm 4: Thiết bị dụng cụ quản lý 218.195.096, đ Nhóm 5: TSCĐ hữu hình khác 31.761.311, đ Nhóm 6: TSCĐ vô hình: 284.373.379, đ Theo cách phân loại này, cho ta biết được kết cấu TSCĐ ở công ty theo 4 nhóm đặc trưng và tỷ trọng của từng nhóm trong tổng số TSCĐ hiện có của công ty, tuy nhiên qua cách phân loại này ta cũng có thể thấy tình hình trạng thiết bị dụng cụ quản lý là chưa cao. Cùng với sự phát triển đất nước, công ty cần phải trang bị tốt hơn để phục vụ cho công tác quản lý, tránh tình trạng bị tụt hậu so với các doanh nghiệp khác. c) Phân loại TSCĐ theo bộ phận và nhóm: - Cửa hàng xăng dầu: 605.764.471, đ - Tô Châu: 7.257.587.510, đ - Văn phòng (01): 4.050.561.134, đ - XN Vải mành (02): 29.919.203.762, đ - XN may (03): 3.482.522.234, đ - XN vải không dệt (04): 45.657.925.703, đ Và ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội hầu hết mọi TSCĐ đều được sử dụng, không có tài sản thừa. 2.2.1.3. Đánh giá TSCĐ Để hạch toán và tính khấu hao TSCĐ và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, cần tiến hành đánh giá và giá trị còn lại. a) Đánh giá theo Nguyên giá Nguyên giá của TSCĐ ở công ty được xác định theo công thức: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Các chi phí có liên quan. Trích dẫn số liệu: Ngày 20/7/2005, công ty mua một máy Biến tần Simen và BOP , với giá mua chưa có thuế là 57.251.000, đ, thuế GTGT 5%, tổng giá thanh toán 60.413.550, đ b) Đánh giá theo giá trị còn lại Giá trị còn lại của công ty được xác định theo công thức chung: Giá trị còn lại = Nguyên giá Số khấu hao trên sổ kế toán của TSCĐ - luỹ kế của TSCĐ của TSCĐ Trích dẫn số liệu: Nghiệp vụ kế toán ngày 01/01/2003, công ty có mua 1 Máy nối sợi. Nguyên giá 238.555.100 đồng. Số đăng ký khấu hao là 10 năm = == 23.855.510, đ = == 1.987.967,5, đ Như vậy tính đến ngày 01/04/2006 thì máy nối sợi đã sử dụng 26 tháng, nên: Giá trị còn lại của = 238.555.100- (1.987.967,5*26)=186.767.935, đ 2.2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ Xuất phát từ yêu cầu quản lý ngày càng cao, công tác tổ chức hạch toán tại công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội luôn được hoàn thiện nhằm đáp ứng những thông tin chính xác nhât, kịp thời nhất cho những nhà quản lý, góp phần tăng doanh thu của công ty. 2.2.2.1. Thủ tục tăng, giảm TSCĐ. Kế toán TSCĐ cũng như bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào của công ty cũng dựa trên cơ sở những chứng từ gốc để ghi sổ báo cáo và lập báo cáo kế toán . ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội việc tổ chức chứng từ kế toán đã đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ, giúp các nhà quản lý kiểm tra. Việc quản lý quá trình tăng, giảm TSCĐ được thực hiện theo một thủ tục chặt chẽ, khoa học theo dõi thường xuyên đảm bảo chính xác, thận trọng và đầy đủ. Để quản lý tốt quá trình tăng, giảm TSCĐ và để ghi sổ kế toán, kế toán căn cứ vào: Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng (GTGT), hoá đơn vận chuyển, các khế ước vay nợ, kế toán căn cứ vào biên bản bàn giao để ghi tăng, giảm TSCĐ dưới đây là thủ tục tăng, giảm TSCĐ ở công ty: a) Thủ tục tăng TSCĐ : Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong công ty, căn cứ vào các kế hoạch đầu tư trong công ty, công ty tiến hành lên kế hoạch mua sắm hoặc xây mới cho mỗi loại TSCĐ cho mỗi năm. Khi kế hoạch được Giám đốc phê duyệt, công ty tiến hành ký kết hợp đồng với những nhà cung cấp, căn cứ hợp đồng kinh tế, kế toán làm thủ tục cho cán bộ vật tư đi mua. Trong quá trình mua bán, mọi chi phí phát sinh đều được tập hợp theo dõi với đầy đủ số hoá đơn kèm theo. Khi hợp đồng mua bán hoàn thành, hai bên sẽ thanh lý hợp đồng, quyết toán, thanh toán tiền đồng thời làm thủ tục ghi tăng TSCĐ. Riêng đối với những TSCĐ có giá trị nhỏ thì không cần ký kết hợp đồng mà chỉ cần thanh toán theo hoá đơn của Bộ Tài chính. Thông thường TSCĐ sau khi được mua sắm nhập kho qua bộ phận tiến hành chạy thử, rồi mới xuất kho sang bộ phận sử dụng, sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn. Trích dẫn số liệu: a) Tăng do mua mới Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, sau khi thực hiện những thủ tục ban đầu (theo quy định của công ty và Tổng công ty dệt may Việt Nam), công ty đã ký hợp đồng mua một máy biến tần Simen và BOP của công ty tự động hoá cơ khí Hà Nội với giá mua chưa có thuế là 57.251.000, đ thuế suất 5%, công ty đã ký hợp đồng mua máy như sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Hợp đồng mua bán Căn cứ vào pháp lệnh Nhà nước ban hành ngày 25/09/1989 Căn cứ vào nghi định số 17/HĐBT của hội đồng bộ trưởng ban hành ngày 16/01/1990 qui định chỉ tiêu về việc thực hiện pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ yêu cầu của hai bên. Hôm nay 10/7/2005, chúng tôi gồm: Bên A: Công ty Tự động hoá- Cơ khí Hà Nội (bên bán) Địa chỉ: Số 2 Lô A- Thanh Nhàn- Hà Nội Điện thoại: 04 5385827. Fax: 04 53805842 Ngân hàng công thương- Hà Nội - STK: 710A 00065 Đại diện là ông: Trần Trung Thành. Chức vụ: Giám đốc Bên B: Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội (bên mua) Địa chỉ: 93- Lĩnh Nam-Hai Bà Trưng- Hà Nội Điện thoại: 04 5290321 Đại diện là ông: Phạm Hoà Bình- Chức vụ: giám đốc công ty Ngân hàng công thương khu vực II- Hai Bà Trưng- Hà Nội STK: 102 020 000 001 Mã số thuế: 0100100985-1 Sau khi bàn bạc thống nhất hai bên cùng nhất trí thoả thuận ký kết hợp đồng kinh tế với các điều khoản sau: Điều 1: Bên A đồng ý bán cho bên B, bên B đồng ý mua hàng hoá với các nôi dung sau: STT Tên hàng hóa ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Máy biến tần Simen, BOP Cái 01 57.251.000 57.251.000 57.251.000 57.251.000 Giá mua máy đã bao gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT 5%, Tổng giá trị hợp đồng: 60.413.550 Viết bằng chữ (Sáu mươi triệu, bốm trăm mười ba triệu, năm trăm năm mươi đồng chẵn) Phụ kiện kèm theo gồm có: 01 bộ đồ sửa máy, 01 chai dầu , 01 bộ sách hướng dẫn sử dụng, sữa chữa và bảo hành Điều 2: 1. Thời gian thanh toán Bên mua thanh toán cho bên bán 100% tổng giá trị hợp đồng sau khi ký hợp đồng va sau khi nhận máy 2. Đồng tiền thanh toán: Bên mua thanh toán cho bên bán bằng đồng tiền Việt Nam, tiền chuyển khoản được qui đổi theo giá bán ra đô la Mỹ của ngân hàng Ngoại thương TW tại thời điểm thanh toán. Người hưởng lợi: công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội Điều 3: Thời gian và địa điểm giao hàng: 1.Thời gian giao hàng: giao ngay sau khi ký hợp đồng 2. Địa điểm giao hàng: Tại công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội Điều 4: Phương thức giao và bảo hành: Xếp lắp đặt tại phân xưởng sử dụng. Bảo hành 1 năm, nếu có hư hỏng bên A chịu trách nhiệm sữa chữa Điêù 5: Điều kiện khác: Hai bên cam kết cùng nhau thực hiện đầy đủ những điều kiện đã ghi trong hợp đồng này. Nếu có khó khăn vướng mắc thì phải gặp nhau để cùng bàn bạc trao đổi, giải quyết trên cơ sở các văn bản kèm theo hợp đồng này. Bên nào vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong trường hợp hai bên không tự giải quyết được, sẽ thống nhất trọng tài kinh tế Hà Nội giải quyết, bên thua sẽ phải chịu hoàn toàn kinh phí gải quyết. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản và có giá trị pháp lý như nhau. Đại diện bên A Đại diện bên B Trần Trung Thành Phạm Hoà Bình Sau đó công ty Tự động hoá cơ khí Hà Nội đã gửi hoá đơn GTGT tới công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội để làm cơ sở thanh toán Hoá đơn GTGT Mẫu số: 01 GTKT-3LL KC/2005B Liên 2: Giao khách hàng 0004160 Ngày 20 tháng 7 năm 2005 Đơn vị bán hàng Công ty tự động hoá cơ khí Hà Nội Địa chỉ: Số 2 Lô A- Thanh Nhàn- Hà Nội Điện thoại: 04 5385827 Fax: 04 53805842 Ngân hàng công thương- Hà Nội - STK: 710A 00065 Tên người mua hàng: Nguyễn Văn Long Tên đơn vị: Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội STK: 102 020 000 001 tại Ngân hàng công thương khu vực II- Hai Bà Trưng- Hà Nội 0 1 0 0 1 0 0 9 80 50 10 Hình thức thanh toán tiền mặt Mã số thuế: STT Tên,hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 Máy biến tần Simen, BOP Cái 01 57.251.000 57.251.000 Cộng tiền hàng 57.251.000 57.251.000 Thuế suất: 5% tiền thuế GTGT: 3.162.550 Tổng cộng: : 60.413.550,đ Viết bằng chữ: (Sáu mươi triệu, bốn trăm mười ba nghìn, năm trăm năm mươi đồng chẵn). Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị Nguyễn Văn Long Cao Thái Trần Quang Minh (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao nhận háo đơn) Sau khi mua TSCĐ, nhập kho vào bộ phận kiểm tra, sau khi thử nghiệm thấy hoạt động bình thường thì mới xuất kho sang bộ phận sử dụng, biên bản giao nhận TSCĐ như sau: Biên bản giao nhận TSCĐ Ngày 23/7/2005 Chúng tôi gồm: Đại diện bên giao (A): Ông: Trần Trung Thành- Chức vụ: Giám đốc công ty Ông: Nguyễn Đức Bắc- Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật Đại diện bên nhận (B): Ông: Nguyễn Đức Thái- Chức vụ: Quản đốc phân xưởng cơ điện Ông: Phạm Đức Viêm- Chức vụ: Cán bộ phân xưởng cơ điện Đã cùng nhau kiểm tra, xem xét thiết bị bên giao hàng đã chuyển đến, bàn bạc thống nhất 1. Tên: Máy biến tần Simen 55 KW và BOP 65 SE 6440. OBEOD-OAAD 2. Ký hiệu thiết bị: Simen + BOP 3. Nhãn hiệu: SB 4. Xuất xứ: Nhật Bản 5. Số lượng: 01 6. Nguyên giá: 57.251.000, trong đó giá mua: 56.200.000, đ; chi phí vận chuyển bốc dỡ: 1.051.000, đ. 7. Thiết bị được bên A giao cho bên B tại xưởng B sau khi chạy thử và thấy hoạt động bình thường Đại diện bên giao Đại diện bên nhận Nguyễn Đức Bắc Phạm Đức Viêm Sau khi việc giao nhận TSCĐ và hoàn thành việc thanh toán, hai bên ( mua và bán) tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế theo đúng quy định. Tiếp đó, công ty nộp các khoản thuế trước bạ và các chi phí liên quan khác liên quan đến nghiệp vụ mua máy. Trong suốt quá trình mua sắm TSCĐ cho đến khi đưa TSCĐ ra sử dụng, ngoài việc tham gia trong quá trình mua sắm TSCĐ, kế toán phải tập hợp đầy đủ các chứng từ có liên quan khác như: Phiếu thu tiền (do phòng thuế trước bạ và thuế khác giao cho), báo giá (của công ty bán), tờ khai nguồn gốc TSCĐ, phiếu kiểm tra chất lượng....để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán và quản lý TSCĐ sau này. Trên cơ sở hồ sơ của TSCĐ, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy để ghi tăng TSCĐ theo quyết định của Giám đốc. b) Tăng do xây dựng cơ bản Trong tháng 07 năm 2005 công ty có tiến hành xây mới: Xây tường bảo vệ. Hồ sơ tài liệu bao gồm: Hợp đồng giao khoán trực tiép, bảng tổng hợp dự toán công trình, biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng, bản quyết toán công trình, hoá đơn GTGT B xuất cho A. Trích hợp đồng giao khoán trực tiếp xây tường bảo vệ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Hợp đồng giao khoán trực tiếp xây tường bảo vệ - Căn cứ pháp lệnh kinh tế ngày: 25/09/1989 của Hội đồng Nhà nước và NĐ 7/HĐBT 16/10/1990 của Hội đồng Bộ trưởng qui định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế. - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội - Căn cứ nhu cầu sử dụng phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty Chúng tôi gồm: Đại diện bên giao khoán: Ông: Trần Kim Cương. Chức vụ: Phó giám đốc Địa chỉ: Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội- 93- Lĩnh Nam- Hai Bà Trưng Đại diện bên nhận khoán: Ông: Nguyễn Ngọc Quang Địa chỉ: Hai Bà Trưng Chúng tôi thoả thuận ký hợp đồng với các điều khoản sau: Điều1: Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội giao B tiến hành xây mới tường bảo vệ. Bên B chịu trách nhiệm thi công, quản lý, cung cấp vật tư.. Điều 2: Hạng mục gồm: Bản vẽ thiết kế, dự toán B lập A chấp thuận 11/7/2005. Điều 3: Đại diện nhận chịu mọi trách nhiệm về tiến độ, an toàn lao động. Điều 4: Vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng đều phải được đem ra bàn bạc công khai. Điều 5: Giá trị tạm tính A chấp nhận 11.500.000, đ Điều 6: Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt khôi lượng thực tế thi công được A-B xác nhận. Sau đó có biên bản nghiệm thu bàn giao công trình theo thủ tục hiện hành. Điều 7: Hợp đồng được chia làm 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản Đại diện bên A Đại diện bên B b) Thủ tục giảm TSCĐ Hàng năm, công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội luôn tổ chức kiểm kê định kỳ TSCĐ, để quản lý và phân loại TSCĐ trên cơ sở đó có biện pháp khai thác sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả nhất, đồng thời có biện pháp xử lý những TSCĐ cần thanh lý, hoặc nhượng bán những TSCĐ không cần dùng đến để thu hồi vốn. Căn cứ vào bảng Tổng hợp kết quả kiểm kê định kỳ TSCĐ, những TSCĐ hư hỏng, không sử dụng được, không sửa chữa được cần nhượng bán, thanh lý...được theo dõi vào mục riêng. Giám đốc công ty căn cứ vào bảng tổng hợp này và tờ trình do bộ phận sử dụng kiến nghị để ra quyết định thanh lý. Thủ tục được thực hiện như sau: - Lập hội đồng thanh lý, hội đồng thanh lý của công ty xem xét đánh thực trạng chất lượng, giá trị còn lại của TSCĐ từ đó xác đinh thu hồi - Xác định phí thanh lý của công ty xem xét đánh giá thực trạng chất lượng, giá trị còn lại của TSCĐ từ đó xác định thu hồi. - Lập hồ sơ thanh lý trình giám đốc duyệt - Khi công việc thanh lý TSCĐ hoàn thành kế toán căn cứ vào các chứng từ để ghi sổ nghiệp vụ giảm TSCĐ, giảm giá trị hao mòn TSCĐ và hạch toán các khoản thanh lý, thu hồi và xoá sổ TSCĐ đăng ký TSCĐ và sổ chi tiết Trích dẫn số liệu: Trong tháng 07/2005 công ty có quyết định thanh lý máy tiện T6M6. Hồ sơ thanh lý bao gồm: Giấy xin thanh lý, quyết định nhượng bán của giám đốc công ty, biên bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32423.doc
Tài liệu liên quan