Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành hoạt động kinh doanh buồng ngủ ở Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên

Trong quá trình kinh doanh buồng ngủ, Công ty khách sạn Du lịch Kim Liên đã sử dụng cả tư liệu lao động (yếu tố vật chất) và lao động sống (yếu tố con người). Toàn bộ các chi phí đó bao gồm các khoản mục chủ yếu sau:

- Tiền lương cán bộ công nhân viên.

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn.

- Chi phí khấu hao TSCĐ.

- Chi phí nguyên vật liệu.

- Chi phí điện nước.

- Chi phí công cụ lao động nhỏ.

- Chi phí học tập đào tạo.

- Chi phí quản lý hành chính.

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành hoạt động kinh doanh buồng ngủ ở Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Có TK621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" Đối với chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Có TK622 "Chi phí nhân công trực tiếp" Đối với chi phí sản xuất chung, kế toán ghi Nợ TK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Có TK627 "Chi phí sản xuất chung" Sau khi tập hợp chi phí xong, kế toán tiến hành tính giá thành theo đối tượng phải tính giá. Do đặc điểm của kinh doanh buồng ngủ là không có sản phẩm dở dang tức TK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" không có số dư cuối kỳ. Khi đó ta có: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ = Tổng giá thành Trong chế độ kế toán hiện nay còn có nhiều vấn đề chưa quy định rõ cho từng loại ngành nghề kinh doanh đặc biệt là trong ngành du lịch thương mại. Do vậy, tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng đơn vị, kế toán tự mở sổ chi tiết để phản ánh cụ thể, chính xác các khoản chi phí từ đó làm cơ sở tính giá thành cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phát sinh chi phí kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hàng ngày ghi vào sổ chi tiết có liên quan của từng loại hình hoạt động kinh doanh. Nếu một loại chi phí mà có liên quan đến nhiều loại hoạt động thì phải tiến hành phân bổ cho thích hợp. Cuối tháng dựa vào các sổ chi tiết chi phí kinh doanh theo từng đối tượng và các sổ liên quan tới việc phân bổ chi phí, kế toán chi phí vằ tính giá thành sẽ tập hợp chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch (theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK Lq TK 621 TK 154 TK 632 TK 911 TK 622 TK 642 TK 627 K/c giá thành sản xuất dịch vụ Đối với doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp kiểm kê định kỳ, cách tập hợp chi tiết vào TK621, TK622, TK627 tiến hành theo định kỳ, trình tự và cách làm giống như kê khai thường xuyên. Cuối kỳ không kết chuyển chi phí trực tiếp sang TK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" mà kết chuyển sang TK631 vào đầu kỳ sau. Cách tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giống như phương pháp kê khai thường xuyên chỉ khác là theo định kỳ. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp du lịch dịch vụ (theo phương pháp kiểm kê định kỳ). TK Lq TK 621 TK 631 TK 632 TK 911 TK 622 TK 642 TK 627 TK 154 K/c cp sxkd dở dang đầu kỳ K/c cpsx dở dang cuối kỳ phần ii tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành kinh doanh buồng ngủ ở công ty khách sạn du lịch kim liên i. đặc điểm chung của công ty khách sạn du lịch kim liên . Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trực thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam với nhiệm vụ chính của Công ty là cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách du lịch như: tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, phục vụ hội nghị và các dịch vụ khác ... Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/05/1961 Cục Chuyên gia đã ra quyết định số 49 TC-CCG trên cơ sở sát nhập Khách sạn Bạch Mai và Khách sạn Bạch Đằng và lấy tên là Khách sạn Bạch Mai. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của khách sạn là đảm bảo điều kiện ăn ở cho các chuyên gia và gia đình họ sang công tác tại Việt Nam. Đến năm 1971 tức là sau 10 năm đi vào hoạt động, Khách sạn Bạch Mai đang trên đà đi vào ổn định trong việc phục vụ các chuyên gia thì được cấp trên quyết định cho đổi tên thành Khách sạn Chuyên gia Kim Liên. Lúc này nhiệm vụ của khách sạn chủ yếu cũng để phục vụ các chuyên gia. Vào đầu năm 1993 Cục Chuyên gia sát nhập Khách sạn Chuyên gia Kim Liên vào Tổng cục Du lịch Việt Nam theo quyết định của Chính phủ. Cũng từ đây khách sạn Chuyên gia Kim Liên sau 32 năm phục vụ chuyên gia nay đã tiến sang một bước ngoặt mới, hoạt động trong ngành du lịch và trực thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Vào ngày 19/7/1993, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã quyết định đổi tên thành Công ty Du lịch Bông Sen Vàng (QĐ 276/QĐ-TCDL). Lúc này nhiệm vụ của Công ty có khó khăn và phức tạp hơn do sự chuyển đổi cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường. Mặc dù vậy tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên và lúc này Công ty Du lịch Bông Sen Vàng không còn phục vụ chuyên gia nữa mà bước vào một thời kỳ mới, đó là phục vụ khách du lịch. Để thực hiện truyền thống của Công ty đồng thời thể hiện được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Công ty, ngày 16/10/1996 lãnh đạo Tổng cục Du lịch đã quyết định đổi tên thành Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên theo quyết định số 454/QĐ - TCDL. Với mục tiêu đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, Công ty đã tổ chức, sắp xếp, hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ với đội ngũ nhân viên ân cần, chu đáo trong công việc. Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên tổ chức kinh doanh những nhóm nghiệp vụ sau: *. Kinh doanh các dịch vụ lưu trú (buồng ngủ). Để thực hiện dịch vụ này có các tổ như tổ trực buồng, lễ tân ... *. Kinh doanh các dịch vụ ăn uống. Để thực hiện dịch vụ này có các tổ như tổ bàn, tổ bếp ... *. Kinh doanh các dịch vụ vận chuyển. Để thực hiện dịch vụ này có các bộ phận chuyên chở ... *. Kinh doanh các dịch vụ khác như dịch vụ cho thuê kiốt, dịch vụ điện thoại, dịch vụ tenis, giặt là cho khách, masage ... Trong bốn nhóm nghiệp vụ trên, nghiệp vụ kinh doanh buồng ngủ là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty. Doanh thu chủ yếu của nghiệp vụ kinh doanh buồng ngủ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của khách sạn và lợi nhuận thu được cao hơn hẳn các nghiệp vụ khác. Trong cơ chế thị trường, khách hàng là thượng đế, vì vậy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Công ty không ngừng nâng cấp phòng ở, cải tạo nội thất trong các phòng và khu vệ sinh khép kín, trang bị thêm các thiết bị ngoại nhập và lắp thêm các phương tiện hiện đại như: tivi màu, điều hoà nhiệt độ, điện thoại, sopanh, tủ lạnh, đệm ... Từ những phòng bình thường, Công ty đã nâng cấp dần lên thành những phòng hiện đại phục vụ khách nước ngoài để thu ngoại tệ. Chỉ tính riêng trong hai năm 1991 - 1992 Công ty đã nâng cấp được hơn 100 phòng. Nhờ có sự đổi mới như vậy nên hiện nay Công ty đã có khu A (gồm 3 khu vực) phục vụ khách quốc tế và được Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là khách sạn 3 sao. Hiện nay Công ty có 379 phòng cho thuê được chia làm 3 loại: Phòng đặc biệt (giành cho khách quốc tế) gồm 52 phòng. Phòng loại I gồm 185 phòng. Phòng loại II gồm có 135 phòng. Công ty luôn đặt mục tiêu hàng đầu là lấy thu bù chi và có lãi nên giá cả cho thuê rất mềm dẻo, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Giá phòng đặc biệt là 500.000 VNĐ/1 phòng/ 1 ngày đêm. Bình quân các phòng còn lại giá từ 140.000đ/ 1 phòng/ 1 ngày đêm Trong năm 2001 nghiệp vụ kinh doanh buồng ngủ ở Công ty đã hoạt động với công suất là 75,25% và số khách lưu trú tại khách sạn trung bình là hai ngày. Tính chất hoạt động của Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên cũng giống như các khách sạn khác là thời gian kéo dài suốt cả ngày lẫn đêm, kể cả ngày lễ và ngày chủ nhật. Do đó, Công ty đã tính toán để bố trí các ca làm việc phù hợp, đảm bảo việc phục vụ khách một cách thuận lợi nhất tại mọi thời điểm. Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 451 người trong đó 40 người là lao động gián tiếp còn 411 người là lao động trực tiếp. Hầu hết nhân viên phục vụ đã được đào tạo qua trường lớp nghiệp vụ nên có trình độ chuyên môn cao, năng động trong công việc, phục vụ khách tận tình chu đáo cùng với đội ngũ lãnh đạo Công ty luôn đôn đốc, trực tiếp xuống các phòng ban để nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty để từ đó có biện pháp thích hợp, không ngừng đưa Công ty ngày càng đi lên phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nhờ vậy mà trong năm 2001 Công ty đã đạt doanh thu là 33.023.900.000đ tăng 20% so với năm trước trong đó doanh thu buồng ngủ là 13.542.773.543đ chiếm 41% tổng doanh thu của Công ty và lợi nhuận sau thuế là 1.049.218.305đ. Hiện nay Công ty đang được xếp 1 trong 10 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Đặc điểm quy trình kinh doanh buồng ngủ của Công ty. Quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh buồng ngủ của Công ty theo các giai đoạn sau: Khách đến (đăng ký) Quầy lễ tân (làm thủ tục) Đưa khách lên phòng Thanh toán và tiễn khách Cụ thể nội dung các giai đoạn trên như sau: Khách đến: đây là giai đoạn gặp gỡ, đón tiếp và sắp xếp chỗ ở cho khách. Giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình phục vụ khách vì đây là bước đầu tiên gây thiện cảm với khách. Quầy lễ tân: Khách đến sẽ tiến hành đăng ký tại quầy lễ tân, quầy lễ tân đón khách với các nhân viên tổ lễ tân trẻ, đẹp, ân cần lịch sự và sắp xếp chỗ ở theo yêu cầu của khách. ở Công ty khách sạn Du lịch Kim Liên đối với khách lẻ (không đi theo đoàn) việc thanh toán tiền phòng được tiến hành luôn ở giai đoạn này. Số tiền khách phải thanh toán căn cứ vào loại phòng khách thuê và số ngày khách lưu lại. Còn đối với khách đi theo đoàn, thì công việc đầu tiên là đại diện của đoàn khách với khách sạn tiến hành làm hợp đồng trong đó ghi rõ số lượng phòng, loại phòng khách sử dụng, thời gian khách lưu lại, phương thức thanh toán và các yếu tố cần thiết khác. Sau đó quầy lễ tân lập một phiếu giao cho tổ buồng. Đưa khách lên phòng: giai đoạn này do tổ buồng thực hiện từ việc đưa khách lên phòng đến việc phục vụ các yêu cầu của khách trong thời gian khách lưu lại. Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty cho nên ngoài việc đáp ứng yêu cầu, Công ty còn tìm kiếm nhu cầu, thị hiếu, sở thích của từng đối tượng khách để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ, xứng đáng với niềm tin yêu của khách. Thanh toán và tiễn khách: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình tổ chức phục vụ khách. Công việc chủ yếu trong giai đoạn này là tiễn khách và thanh toán với khách theo phương thức thanh toán đã ghi trong hợp đồng. Sau khi khách trả phòng, nhân viên phục vụ kiểm tra phòng và viết phiếu báo trả phòng đưa cho khách, sau đó khách nộp qua phòng lễ tân. Công đoạn tiễn khách do bộ phận lễ tân thực hiện. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty. Hoạt động kinh doanh của Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên là hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty bao gồm : 1. Kinh doanh lưu trú (buồng ngủ). 2. Kinh doanh ăn uống. 3. Kinh doanh hướng dẫn du lịch. 4. Kinh doanh bán hàng. 5. Kinh doanh vận chuyển. 6. Kinh doanh cho thuê phòng làm việc, nhà ở , kiốt. 7. Kinh doanh dịch vụ tennis, bóng bàn, bể bơi, masage ... Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty. Công ty khách sạn Du lịch Kim Liên là đơn vị hạch toán độc lập với hệ thống bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thành phòng ban, thực hiện chức năng quản lý nhất định. Ban giám đốc: chịu trách nhiệm chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động của Công ty và quyết định mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch được Tổng cục Du lịch phê duyệt. Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm tổ chức quản lý cán bộ, giải quyết chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng kế hoạch: có chức năng lập kế hoạch kinh doanh cho giám đốc Công ty và giao nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch đề ra. Phòng kế toán: chịu trách nhiệm quản lý tiền vốn, tài sản của Công ty, tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chế độ thống kê của Nhà nước, giúp cho giám đốc thực hiện công tác giám đốc tài chính đảm bảo cho Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả. Bộ phận buồng: có trách nhiệm chăm lo nghỉ ngơi cho khách trong thời gian khách nghỉ tại Công ty. Bộ phận lễ tân: chịu trách nhiệm quan hệ trực tiếp với khách hàng để đáp ứng nhu cầu của khách và là cầu nối giữa khách với các bộ phận trực tiếp khác như nhà buồng, chế biến .... Bộ phận tu sửa: chịu trách nhiệm sửa chữa những tài sản, thiết bị của Công ty khi bị hỏng. Bộ phận giặt là: chịu trách nhiệm giặt là cho khách khi có yêu cầu. Bộ phận bảo vệ: chịu trách nhiệm về sự an toàn cho khách và tài sản của Công ty. Bộ phận nhà ăn: Bộ phận này phục vụ nhu cầu ăn uống, các cuộc liên hoan, tiệc cưới, hội nghị ... theo yêu cầu của khách. Trung tâm công nghệ thông tin: có chức năng tham mưu cho giám đốc, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý sử dụng các thiết bị điện tử, hệ thống điện, tổng đài, mạng vi tính để đảm bảo thông tin thông suốt trong quá trình hoạt động của Công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch Phòng kế toán Bộ phận buồng Bộ phận lễ tân Bộ phận tu sửa Bộ phận giặt là Bộ phận nhà ăn Bộ phận bảo vệ Trung tâm công nghệ TT Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty. Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, tự chủ trong kinh doanh tài chính, được sử dụng con dấu riêng và hạch toán kế toán thống nhất theo sự hướng dẫn của Bộ tài chính, được sự hướng dẫn của Bộ tài chính và Tổng cục Du lịch Việt Nam. Trong quá trình kinh doanh, Công ty luôn tuân thủ nguyên tắc lấy thu bù chi, trả lương cho người lao động tại Công ty theo kết quả kinh doanh (700đ tiền lương/1000đ tiền lãi) và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên là một doanh nghiệp du lịch kinh doanh dịch vụ cho nên các mặt hàng kinh doanh của Công ty rất đa dạng. Công ty luôn coi trọng công tác tổ chức sắp xếp đội ngũ kế toán phù hợp với chức năng nhiệm vụ nhằm phát huy hết vai trò của kế toán nói chung và khả năng của từng nhân viên kế toán nói riêng. Để quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất, Công ty đã áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán tổng hợp được thực hiện tại phòng kế toán từ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết đến việc phân tích kiểm tra kế toán. Còn các bộ phận kinh doanh ăn uống có các nhân viên kế toán chịu trách nhiệm tập hợp chứng từ ban đầu sau đó tổng hợp số liệu và gửi về phòng kế toán của Công ty. Về mặt nhân sự, nhân viên kế toán ở các bộ phận này chịu sự quản lý của phòng kế toán. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung ở Công ty đảm bảo nguyên tắc tập hợp số liệu chính xác tạo điều kiện cho phòng kế toán tập hợp được các số liệu kịp thời phục vụ cho công tác quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty. Hình thức kế toán áp dụng. Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kinh tế tài chính và phù hợp với điều kiện kinh doanh của Công ty nhất là trong điều kiện hiện nay Công ty trang bị máy vi tính phục vụ cho công tác kế toán đồng thời để phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung và phương pháp kế toán hàng tồn kho mà Công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên với hệ thống sổ chi tiết, sổ tổng hợp, báo cáo kế toán đầy đủ theo quy định của Bộ Tài chính và pháp lệnh thống kê của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi Công ty, giúp lãnh đạo Công ty thực hiện hạch toán kinh tế, phân tích kinh tế và quản lý kinh tế tài chính. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung, thống nhất mọi hoạt động thì bộ máy kế toán của Công ty đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Nhiệm vụ của từng bộ phận ở phòng kế toán như sau: Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi công việc của phòng kế toán đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp): chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả số liệu do kế toán viên cung cấp, định kỳ lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của các cơ quan quản lý. Ngoài ra còn theo dõi toàn bộ giá thành và vốn chủ sở hữu của Công ty. Kế toán tiền mặt: chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt và thực hiện phần hành kế toán với ngân hàng như vay vốn, trả nợ. Kế toán hàng tồn kho và công nợ: với nhiệm vụ chính là theo dõi tình hình tăng, giảm nhập xuất kho hàng hoá, hàng tồn kho và tình hình công nợ của Công ty. Kế toán TSCĐ, CCLĐ nhỏ, vật rẻ tiền: có nhiệm vụ chủ yếu là theo dõi tình hình tăng giảm, nhập xuất và quá trình sử dụng các loại tài sản, công cụ lao động nhỏ, vật rẻ tiền của Công ty. Kế toán theo dõi chi phí nhà hàng và kinh doanh buồng ngủ: có nhiệm vụ tập hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh ở nhà hàng và ở phòng ngủ. Kế toán theo dõi các dịch vụ khác: có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chi phí phát sinh ở các dịch vụ khác như dịch vụ điện thoại, cho thuê kiôt, dịch vụ tennis, giặt là cho khách ... Kế toán theo dõi doanh thu: có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ doanh thu của Công ty. Thủ quỹ: quản lý các khoản vốn bằng tiền của Công ty, phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt của Công ty và tiến hành phát lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty khách sạn Du lịch Kim Liên được khái quát theo sơ đồ sau: Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Kế toán tiền mặt Kế toán theo dõi doanh thu Kế toán theo dõi CP các dịch vụ khác KT theo dõi cp nhà hàng và KD phòng ngủ Thủ quỹ Kế toán TSCĐ và CCLĐ nhỏ Kế toán hàng tồn kho và công nợ Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty được áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng với đội ngũ nhân viên tương đối đồng đều, có năng lực chuyên môn, hầu hết đã qua các lớp đào tạo cơ bản về nghiệp vụ kế toán, hăng say trong công việc, đoàn kết hợp đồng tốt giữa các bộ phận kế toán với nhau, nhờ vậy đã giúp cho Giám đốc Công ty nắm sát được tình hình hoạt động kinh doanh để có quyết định quản lý kịp thời cho Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Thực tế kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành buồng ngủ ở công ty khách sạn du lịch kim liên. Nội dung chi phí. Trong quá trình kinh doanh buồng ngủ, Công ty khách sạn Du lịch Kim Liên đã sử dụng cả tư liệu lao động (yếu tố vật chất) và lao động sống (yếu tố con người). Toàn bộ các chi phí đó bao gồm các khoản mục chủ yếu sau: Tiền lương cán bộ công nhân viên. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn. Chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí nguyên vật liệu. Chi phí điện nước. Chi phí công cụ lao động nhỏ. Chi phí học tập đào tạo. Chi phí quản lý hành chính. Chi phí khác bằng tiền như: chi bảo hộ lao động, chi hoa hồng, môi giới, chi quảng cáo ... Phương pháp kế toán tập hợp chi phí kinh doanh buồng ngủ ở Công ty khách sạn du lịch Kim Liên. Tài khoản sử dụng. Để tập hợp chi phí kinh doanh buồng ngủ, kế toán công ty sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Tài khoản cấp 2: TK 1544 "Kinh doanh buồng ngủ" Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: - Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương công nhân, BHXH, BHYT, KPCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh buồng ngủ trong kỳ. - Chi phí sản xuất chung phân bổ cho hoạt động kinh doanh buồng ngủ trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí sản xuất sang tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" và tài khoản cấp 2: Tài khoản 6324 "Giá vốn kinh doanh buồng ngủ" để tính giá thành thực tế của lượt buồng cho thuê trong kỳ. - Trị giá vật liệu thu hồi sau quá trình kinh doanh buồng (nếu có) Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản 627 "Chi phí sản xuất chung" Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: - Trị giá thực tế của chi phí sản xuất chung bao gồm: tiền điện nước, khấu hao TSCĐ, CCDC, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí học tập đào tạo. Bên Có: - Các khoản giảm chi phí sản xuất chung. - Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành dịch vụ trong kỳ. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các tài khoản khác trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành để phục vụ cho công tác hạch toán như các tài khoản: TK 111, TK112, TK152, TK153, TK334, TK338, TK214, TK142, TK632 b. Trình tự ké toán tập hợp chi phí hoạt động kinh doanh buồng ngủ ở công ty. Trình tự kế toán tập hợp chi phí kinh doanh của nghiệp vụ kinh doanh buồng ngủ ở Công ty khách sạn Du lịch Kim Liên được tập hợp trên sổ cái tài khoản 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Vào cuối quý dựa trên cơ sở số liệu ở sổ nhật ký chung, sổ chi tiết chi phí kinh doanh, tổng hợp chi phí kinh doanh. Kế toán tập hợp chi phí kinh doanh của Công ty khách sạn Du lịch Kim Liên theo từng hình thức "Nhật ký chung" có trình tự luân chuyển sau: Bảng tổng hợp số liệu chi tiết CP kinh doanh Sổ kế toán chi tiết chi phí kinh doanh Sổ cái tài khoản Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Bảng cân đối SPS Báo cáo tài chính Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối quý Đối chiếu, kiểm tra. Cụ thể kế toán Công ty tập hợp khoản mục chi phí phát sinh trong quý I năm 2001 như sau: b.1 chi phí về tiền lương công nhân viên Chi phí tiền lương phải trả cho nhân viên trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh được xác định căn cứ vào mức lương cơ bản do Nhà nước quy định và mức lương khoán của Công ty. ở Công ty khách sạn Du lịch Kim Liên, tiền lương trả cho nhân viên được chia làm 2 kỳ: Kỳ 1: Vào ngày 10 hàng tháng trả lương cơ bản Kỳ 2: Vào ngày 25 hàng tháng trả lương khoán. Khi phát sinh nghiệp vụ tính tiền lương phải trả cho công nhân viên bộ phận kinh doanh buồng ngủ, kế toán căn cứ vào lương cơ bản và lương khoán của công nhân viên để xác định tiền lương phải trả theo công thức: Tiền lương phải trả cho một công nhân viên = Lương cơ bản + Lương khoán + Phụ cấp không trong định mức + Tiền làm thêm giờ _ BHXH BHYT KPCĐ Căn cứ vào bảng tính tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" và TK 334 "Phải trả công nhân viên" theo định khoản: Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" (Chi tiết 1544 kinh doanh buồng) Có TK 334 "Phải trả công nhân viên" Đồng thời ghi vào sổ chi tiết chi phí kinh doanh theo từng khoản mục. Mẫu sổ như sau: Sổ chi tiết chi phí kinh doanh Ghi Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" (Chi tiết 1544 kinh doanh buồng ngủ) Ghi Có các tài khoản: .... Tháng năm CT Diễn giải Chi tiết các khoản mục chi phí S N Lương CNV NVL CCDC BHXH... Cộng Cộng Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí kinh doanh theo khoản mục, cuối quý ghi vào bảng tổng hợp chi phí kinh doanh theo khoản mục : Khoản mục chi phí Hoạt động kinh doanh Buồng ngủ Ăn uống ...... Cộng 1. Tiền lương CNV 2.NVL 3. BHXH, BHYT, KPCĐ ........ Cộng Trong quý I năm 2001 chi phí tiền lương nhân viên trực tiếp phải trả cho bộ phận kinh doanh buồng ngủ tập hợp được là: 1.384.650.000. 2 Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ. Trong quý I năm 2001, chi phí về BHXH, BHYT, KPCĐ được trích 19% tổng quỹ lương cơ bản của nhân viên trực tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh buồng ngủ là: BHXH = 1.384.650.000*15% =207.697.500 BHYT =1.384.650.000*2% =27.693.000 KPCD =1.384.650.000 *2% =27.693.000 Tổng cộng: 263.083.500 Căn cứ vào bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang", TK 338 "Phải trả phải nộp khác" theo định khoản: Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Có TK 338 "Phải trả phải nộp khác" Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ được theo dõi trên sổ chi tiết chi phí kinh doanh, cuối quý tổng hợp ghi vào bảng tổng hợp chi phí kinh doanh. Thực tế ở Công ty khách sạn Du lịch Kim Liên khi phát sinh chi phí về tiền lương công nhân viên, BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán tập hợp vào TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" chứ không tập hợp vào TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" vì Công ty có nhiều loại hình kinh doanh nên khi phát sinh các khoản chi phí này, kế toán chỉ tập hợp vào TK 622 cho tất cả các loại hình kinh doanh chứ không tập hợp riêng cho từng loại hình kinh doanh được. b.3 Chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh buồng ngủ ở Công ty bao gồm những khoản chi phí như chè, xà phòng, ozave, xịt muỗi, dầu gội đầu, giấy vệ sinh ... Hàng ngày khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh buồng ngủ, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" (chi tiết TK 1544 kinh doanh buồng), sổ cái TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu" theo định khoản : Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" (Chi tiết TK 1544 kinh doanh buồng ngủ) Có TK 152 "Nguyên vật liệu" Thực tế ở Công ty khách sạn Du lịch Kim Liên khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu, kế toán tập hợp vào TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" chứ không tập hợp vào TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" vì ở Công ty có nhiều loại hình kinh doanh nên khi phát sinh chi phí nguyên liệu vật liệu, kế toán chỉ tập hợp vào TK 621 cho tất cả các loại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20035.DOC
Tài liệu liên quan