Chuyên đề Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng

Trang

Phần I: Giới thiệu về xí nghiệp khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng 4

I. Quá trình hình thành và phát triển 4

II. Nhiệm vụ và quyền hạn 5

1. Nhiệm vụ 5

2. Quyền hạn 6

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện SXKD 6

1. Đặc điểm tổ chức sản xuất 6

2. Đặc điểm tổ chức quản lý 8

3. Đặc điểm của Bộ máy kế toán 9

Phần II. Hạch toán chi phí SXKD và tính giá thành sản phẩm 14

I. Ý nghĩa - vai trò nhiệm vụ tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 14

1. Ý nghĩa - của việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất Z SP. 14

2. Vai trò của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính Z SP. 16

3. Nhiệm vụ của tổ chức hạch toán. 16

II. Phân loại chi phí. 17

1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 17

a - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí. 17

b - Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích công dụng của chi phí. 18

b.1. Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm. 18

b.2. Chi phí bán hàng 19

b.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 19

b.4. Chi phí hoạt động khác. 19

2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 20

a - Giá thành kế hoạch 21

b - Giá thành định mức. 21

c- Giá thành thực tế. 21

3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là tính giá thành sản phẩm. 22

a - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 22

b - Đối tượng tính giá thành. 23

c. Phân biệt đối tượng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính z sản phẩm. 24

III. Nội dung của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp. 24

1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 24

2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 27

3. hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung. 28

4. Tập hợp chi phí sản xuất đánh giá dở dang. 29

a - Đánh giá sản phẩm làm dở dang chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30

b - Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức. 30

c - Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp HT - Tương đương. 30

IV. Các phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất. 31

1. Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng. 32

2. Phương pháp tính giá thành giản đơn. 33

3. Phương pháp tính giá thành phân bước. 33

a - Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. 33

b - Phương pháp tính giá thành phân bớc không tính z nửa thàn phẩm. 34

 

 

 

Phần III: Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp khai thác kinh doanh VLXD. 36

1. Đặc điểm chi phí sản xuất - cách phân loại chi phí ở xí nghiệp. 36

a - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT). 36

b - Chi phí sản xuất chung (SXC). 36

2. Đối tượng tổ chức hạch toán chi pghí sản xuất và tính z sản phẩm ở xí nghiệp. 37

a - Đối tượng là phương pháp tổ chức hạch toán ở xí nghiệp (XN). 37

a.1 - Hạch toán chi phí NVLTT. 38

a.2 - Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) 43

a.3 - hạch toán chi phí sản xuất chung. 49

b - Tổ chức hạch toán, tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp. 55

b.1 - Chi phí NVLTT. 56

b.2 - Chi phí NCTT. 57

b.3 - CHi phí SXC. 58

b.4 - Chi phí mua hàng hoá 59

Phần IV: Kết luận. 60

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ ở các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất. b.2. Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, các chi phí này phát sinh ngoài quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm nên còn được gọi là chi phí ngoài sản xuất. b.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình quản lý và phục vụ sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp như: Chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý khác. b.4. Chi phí hoạt động khác: là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí về hoạt động tài chính và chi phí bất thường. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xác định được chi phí ra cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của từng lĩnh vực cơ sở cho việc hạch toán, lập báo cáo chi phí theo khoản mục, phân tích kiểm tra chi phí theo khoản mục. Ngoài hai cách phân loại trên còn có nhiều cách phân loại khác nhau như: Phân loại chi phí sản xuất theo từng mối quan hệ của chi phí với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chgi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm sản xuất. 2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất tính cho mỗi khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm luôn thể hiện ở mặt định lượng. + Mặt chính tính của chi phí: là các yếu tố chi pghí hiện vật hay bằng tiền tiêu hao trong quá trình chế tạo sản phẩm. + Mặt định lượng của chi phí: Thể hiện ở mức độ tiêu hao cụ thể của từng loại chi phí tham gia vào quá trình sản xuất, chế tạo để cấu thành nên sản phẩm hoàn thành thông qua thước đo tổng quát là thước đo giá trị. Như vậy bản thân của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm công việc lao vụ, nhất định đã hoàn thành. Do đó giá thành là thước đo chi phí và nó là căn cứ, là cơ sở và là điểm xuất phát để xác định giá cả và bù đắp chi phí. Mục đích của sản xuất là nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo, trang trải bù đắp chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và phải có lãi, giá bán sản phẩm lao vụ phải dựa vào cơ sở giá thành sản phẩm để xác định, thông qua đó bán sản phẩm mà đánh giá mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả chi phí. Trong doanh nghiệp sản xuất có nhiều loại giá thành khác nhaum, căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu để tính. Nếu đứng trên góc độ quản lý giá thành thì giá thành bao gồm: a) Giá thành kế hoạch: là loại giá thành do bộ phận kế hoạch tính trước khi tiến hành, sản xuất và được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Đây là căn cứ, là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. b) Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính trước khi tiến hành sản xuất dựa vào định mức là thước đo để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản như, vật tư, tiền vốn… so với địnhn mức, để đánh giá các giải pháp mà doanh nghiệp áp dụng khi tiến hành sản xuất kinh doanh. c) Giá thành thực tế: Là loại giá thành chỉ tính được sau quá trình sản xuất sản phẩm đã hoàn thành và dựa vào chi phí sản xuất thực tế đã tập hợp được trong kỳ. Giá thành thực tế chính là cơ sở để xác định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng chính là chỉ tiêu kinh tế chất lượng tổng hợp, nó phản ánh kết quả sự phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và vận dụng các giải pháp kinh tế về kỹ thuật, tổ chức để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Ở đây ta cần phân biệt giá thành sản phẩm và cghi phí sản xuất cả hai đều là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất sản phẩm, giống nhau về chất vì đều là hao phí lao động và vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Tuy vậy giữa chúng lại không giống nhau về lượng biểu hiện như: - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định, còn giá thành gắn liền với loại sản phẩm công việc lao vụ nhất định. - Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần của chi phí thực tế đã phát sinh (chi pghí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau đã ghi nhận là chi phí kỳ này (chi phí phải trả) giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phí về sản phẩm làm dở đầu kỳ). 3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành. a) Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh chi phí phát sinh ở những địa điểm khác nhau với mục đích tạo ra những sản phẩm lao vụ khác nhau ở những phạm vi giới hạn nhất định. Theo qui trình sản xuất của doanh nghiệp do đó để quản lý chi phí theo những giới hạn đó cần phải xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. - Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp căn cứ vào. + Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. + Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. + Đặc điểm phát sinh chi phí, mục đích và công dụng của chi phí. + Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng kế toán tập hợpk chi phí sản xuất có thể là. + Từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp. + Từng giai đoạn (bước) công nghệ hoặc toàn bộ qui trình công nghệ. + Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình. + Từng nhóm sản phẩm. + Từng bộ phận chi tiết sản phẩm. b) Đối tượng tính giá thành. Trong doanh nghiệp sản xuất đối tượng tính giá thành phải tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp kế toán có thế dưạ vào các căn cứ sau đây khi xác định đối tượng tính giá thành. + Căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất. + Căn cứ vào qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm. + Căn cứ vào tính chất của sản phẩm. + Căn cứ vào yêu cầu trình độ hạch toán kinh tế và quản lý doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành có thể là: + Từng sản phẩm, công việc đơn đặt hàng đã hoàn thành. + Mức thành phẩm, chi tiết, bộ phận sản phẩm. + Từng công trình, hạng muc công trình. Song song với việc xác định đối tượng tính giá thành kế toán còn phải xác định kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành cho phù hợp. Kỳ tính giá thành là kỳ bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính gía thành. Đơn vị tính giá thành là đơn vị được thừa nhận trong nền kinh tế quốc dân. c) Phân biệt đối tượng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Về mặt bản chất đối tượng tổ chức chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm đều là những phạm vi giới hạn để tổ chức hạch toán chi pgí sản xuất. Tuy nhiên về cơ bản chúng hoàn toàn khác nhau. + Đối tượng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất là cơ sở để mở các tiểu khoản, sổ chi tiết, là cơ sở để tổ chức công tác ghi chép ban đầu. + Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán mở các phiếu tính giá thành, tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng. III/ NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. Theo chế độ kế toán mới ban hành (theo QĐ số 114 - TC/ QĐCĐKT) năm 1995 cho phép các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp mình lựa chọn một trong hai phương pháp kế toán - chi phí sản xuất là: phương pháp kiểm kê định kỳ. Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên tổ chức hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành như sau: 1. Hạch toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp. Chi pghí Nguyên vật liệu ( NVL) trưch tiếp bao gồm chi phí NVL chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ dùng trực tiếp cho sản xuất. Trong trường hợp mà doanh nghiệp mua nửa thành phẩm để lắp ráp gia công thêm được hạch toán vào chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp. Việc hạch toán chi phí NVL trực tiếp vào các đối tượng được tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp. - Phương pháp trực tiếp: Được áp dụng trong trường hợp có chi phíi nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến một đối tượng để hạch toán chi phí sản xuất. - Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau phaỉ tính toán phân bổ cho đối tượng đó. Để phân bổ cho các đối tượng trước hết phải lựa chọn các tiêu thức hợp lý (nghĩa là tiêu thức phân bỏ phải đảm bảo quan hệ tỷ lệ thuận với tổng chi phí phân bổ) Công thức phân bổ: Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ x Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ Trong đó: Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm). Bên nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. - Phương pháp hạch toán: Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 621 (chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 152 Giá trị thực tế xuất dùng theo từng loại. - Trường hợp nhận vật liệu không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, căn cứ giá thực tế xuất dùng. Nợ TK 621 (chi tiết theo đối tượng) Nợ TK 133 (1331) thuế giá trị gia tăng (với vật liệu mua ngoài và doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ) Có TK 331, 111, 112, vật liệu mua ngoài Có TK 411 Nhận cấp phát, nhận liên doanh Có TK 154 vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài gia công Có các TK khác (311, 336, 338…) vật liệu vay mượn. Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hay chuyển kỳ sau: Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu) Có TK 621 (chi tiết đối tượng) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành. Nợ TK 154 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 621 (chi tiết theo đối tượng) Sơ đồ hạch toán TK 151, 152, 331, 111, 112, 331, 411, 311… TK 621 TK 154 Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm tiến hành lao vụ, dịch vụ TK 152 Vật liệu dùng không hết nhập kho hay chuyển kỳ sau 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Về nguyên vật liệu chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trường hợp cần phải phân bổ thì tiêu thức phân bổ là định mức tiền lương và giờ công lao động. - Phương pháp hạch toán: Tính ra tổng tiền lương, tiền công phải trả cho nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Nợ TK 622 ( Chi phí theo đối tượng) Có TK 334 tổng số tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ qui định (tính vào chi phí - 19%) Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 338 (338.2, 338.3, 338.4) Sơ đồ hạch toán: TK 334 TK 622 TK 154 Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm tiến hành lao vụ, dịch vụ TK 338 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Các khoản đóng góp theo tỉ lệ với tiền lương của CNTTSX thực tế phát sinh Tiền lương trích trước vào chi phí và các khoản tiền lương trích trước khác. Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 335 tiền lương trích trước. Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng. Nợ TK 145 Có TK 622 (chi tiết theo đối tượng) 3. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung. - Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vị phân xưởng, khấu hao TSCĐ. + Trong trường hợp bộ phận sản xuất mộut loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chính sau tập hợp sẽ được kết chuyển sang TK 154 (chi tiết liên quan) + Trường hợp phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chính sẽ được tiến hành phân bổ dựa trên tiêu thức phân bổ hợp lý như định mức chi phí sản xuất chính, chi phí trực tiếp. - Toàn bộ chi phí sản xuất chính thực tế phát sinh được tập hợp vào TK 627 “chi phí sản xuất chung” chi tiết theo từng đối tượng liên quan. Cuối kỳ được kết chuyển phân bổ vào TK 154 theo định khoảnL: Nợ TK 154 Có TK 627 (chi tiết liên quan) 4. Tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang sau khi kế toán đã tập hợp được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và được kết chuyển phân bổ vào TK 154 Định khoản: Nợ TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TKM 622 chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627 chi phí sản xuất chung Tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang: Trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế tạo chưa hoàn thành. Để xác định được giá thành sản phẩm chính xác, một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ. Tức là xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở dang cuối kỳ phải chịu. Trong doanh nghiệp sản xuất hiện nay có thể đánh giá sản phẩm làm dở dang cuối kỳ theo một trong phương pháp sau: a) Đánh giá sản phẩm làm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp: Theo phương pháp này chi phí sản xuất của những sản phẩm làm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp còn các chi phí khác thì tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ = Chí phí đầu kỳ + trong kỳ SP hoàn thành + SP làm dở x SP dở dang Phương pháp này đơn giản nhưng độ chính xác không cao. b) Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức. Theo phương pháp này dùng chi phí sản xuất định mức ở từng công đoạn chế biến nhân với số lượng sản phẩm làm dở dang ở từng công đoạn sau đó tổng hợp chung cho qui trình sản xuất. SP dở dang cuối kỳ = Tổng chi phí định mức cho sản phẩm làm dở cuối kỳ ở từng công đoạn = Sản lượng sản phẩm ở từng công đoạn Tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể mà có thể tính toán theo định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc toàn bộ khoản mục chi phí. Phương pháp này tính toán nhanh nhưng không chính xác. c) Đánh giá sản phẩm làm dở dang cuối kỳ theo phương pháp hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Tiến hành qui đổi. SP hoàn thành tương đương = SP làm dở dang x Mức độ hoàn thành Trên cơ sở sản phẩm hoàn thành tương đương xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức. + Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp bỏ vào sản xuất một lần ngay từ đầu. SP dở dang cuối kỳ = Chi phí đầu kỳ + chi phí trong kỳ SPHT + SP dở dang x SP dở dang + Đối tượng chi phí khác (cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) bỏ dần vào quá trình sản xuất. SP làm dở cuối kỳ = Chi phí đầu kỳ + chi phí trong kỳ SPHT + SP tương đương x SPHT tương đương Phương pháp này độ chính xác cao nhưng khối lượng tính toán nhiều. IV/ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT: Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất kế toán đã tập hợp được để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm lao vụ đã hoàn thành theo các khoản mục đã qui định. Theo chế độ hiện hành giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất được tính theo các khoản mục sau. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành để sử dụng phương pháp tính thích hợp. 1. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. - Là phương pháp tính giá thành sản phẩm cho mỗi đơn đặt hàng đã sản xuất song. Những đơn đặt hàng chưa sản xuất song thì toàn bộ chi phí đã được tập hợp theo như đơn đặt hàng, đó đều là chi phí sản xuất dở dang kế toán phải mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Khi đơn đặt hàng đã sản xuất hoàn thành thì kế toán chi phí sản xuất đã tập hợp được ở bảng tính giá thành và sẽ được tính tổng giá thành cùng giá thành đơn vị của đơn đặt hàng đó. Phương pháp này áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc. 2. Phương pháp tính giá thành giản đơn. Phương pháp này còn gọi là phương pháp tính trực tiếp áp dụng ở những doanh nghiệp có đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp vơí đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với tuỳ báo cáo như các doanh nghiệp vận tải ô tô, vận tải thuỷ… - Trường hợp này giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành là toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm dịch vụ lao vụ đó. Công thức tính: Tổng giá trị SP = Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành Tổng sản lượng sản phẩm - Trường hợp cần đánh giá sản phẩm dở, khi đó giá thành được xác định bằng công thức: - + = Tổng giá thành Chi phí SP làm dở đầu kỳ Chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ Chi phí cho SP làm dở cuối kỳ 3. Phương pháp tính giá thành phân bước. - Phương pháp này là phương pháp tính giá thành theo từng giai đoạn công nghệ mà từng bước tính giá thành và nửa thành phẩm ở các giai đoạn công nghệ hay các phân xưởng. - Tuỳ thuộc vào các đặc điểm tình hình cụ thểt của từng doanh nghiệp mà đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và nửa thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Do vậy sự khác nhau về đối tượng tính giá thành như vậy nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành + Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. + Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm. a) Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Theo phương pháp này kế toán lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn sau. Cứ thế tiếp tục cho đến khi tính giá thành thành phẩm giai đoạn cuối cùng. Khái quát mô hình bằng sơ đồ Giá thành n Chi phí khác (Giai đoạn n) Chi phí nửa thành phẩm n -1 Giai đoạn n (Phân xưởng n) Giá thành nửa thành phẩm 2 Chi phí khác (Giai đoạn 2) Chi phí nửa thành phẩm 1 Giai đoạn 2 (Phân xưởng 2) Chi phí (Giai đoạn 1) Giá thành nửa thành phẩm 1 Chi phí NVL chính Giai đoạn 1 (Phân xưởng 1) + + + Giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau nó có thể kết chuyển chi phí tuần tự theo số tổng hợp hoặc cũng có thể kết chuyển tuần tự theo từng khoảng mục. Phương pháp này được áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất có qui trình công nghệ phức tạp. b) Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa TP theo phương pháp này kế toán cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm ta được giá thành của thành phẩm cụ thể của từng bước tính toán như sau. Bước 1. Tính chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm x = Chi phí sản xuất (giai đoạn 1) Sản phẩm làm dở đầu kỳ + chi phí sản xuất trong kỳ Sản phẩm hoàn thành (giai đoạn i) + sản phẩm làm dở (giai đoạn i) Thành phẩm Bước 2: Tổng cộng chi phí sản xuất của từng giai đoạn ta được giá thành của thành phẩm. Tổng giá thành thành phẩm = Chi phí sản xuất giai đoạn i Khái quát cách tính theo phương pháp sau: Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp không có yêu cầu hạch toán giá thành nửa thành phẩm. Giai đoạn n (Phân xưởng n) Giai đoạn 2 (Phân xưởng 2) Chi phí sản xuất giai đoạn 1 trong thành phẩm Chi phí sản xuất giai đoạn 1, thao khoản mục Giai đoạn 1 (Phân xưởng 1) Chi phí sản xuất giai đoạn 2 trong thành phẩm Giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất giai đoạn 2, theo khoản mục Chi phí sản xuất giai đoạn n theo khoản mục Chi phí sản xuất giai đoạn n trong thành phẩm Sau khi đã tính được chi phí của các giai đoạn nằm trong giá thành của thành phẩm, kế toán lập bảng tính giá thành thành phẩm. PHẦN III TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP KHAI THÁC VÀ KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG. 1. ĐẶC ĐIỂM CHI PHÍ SẢN XUẤT - CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ Ở XÍ NGHIỆP. - Để toạ điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chi phí sản xuất và tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp khai thacs kinh doanh vật liệu xây dựng, chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau đây. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Mỗi khoản mục trên đều bao gồm các yếu tố chi phí khác nhau kế toán phân loại cụ thể như sau. a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Gồm nhiên liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất. Khoản chi phí về nguyên vật liệu chiếm khoảng 8% đến 10% trong chi phí sản phẩm. Chi phí nhiên liệu bao gồm dầu dizen, dầu nhờn sử dụng cho máy khai thác sản xuất sản phẩm. b) Chi phí sản xuất chung Là khoản chi phí lớn gấp 3 à 4 lần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong chi phí sản phẩm bao gồm. - Tiền lương, bảo hiểm xã hội, phải trả cho bộ phận quản lý phục vụ cho đội sản xuất. - Chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chung gồm công cụ, dụng cụ, phục tùng thay thế. - Chi phí khấu hao TSCĐ gồm các khoản phải trích ở các TSCĐ như: Máy móc thiết bị phương tiện vận tải… - Chi phí bằng tiền khác như: Chi phí sửa chữa phân bổ cho sản xuất kinh doanh chính, chi phí làm thêm giờ, tiền điện phục vụ cho sản xuất. 2. ĐỐI TƯỢNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP. a) Đối tượng và phương pháp tổ chức hạch toán ở xí nghiệp. Xí nghiệp khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng là một doanh nghiệp có sản xuất ra chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác giữa dòng sông Lô và sông Hồng đó là cát vàng và cát đen. Do đặc điểm của qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm là máy xúc đặt trên pông tông làm nhiệm vụ khai thác sản phẩm ở giữa lòng sông và bốc lên đoàn xà Lan để vận chuyển vào bờ, trên bờ có máy xúc làm nhiệm vụ bốc sản phẩm từ xà Lan lên kho chứa sản phẩm hoặc lên phương tiện tiêu thụ. Chính vì vậymà đối tượng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất là theo từng phân xưởng, tổ đội sản xuất. Ở xí nghiệp khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất được hạch toán theo 3 khoản mục sau. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung a.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) theo cách phân loại chi phí sản xuất ở trên thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở xí nghiệp chỉ gồm nhiên liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó là dầu dizen và dầu nhờn. Việc xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý chặt chẽ ở từng tổ, đội sản xuất, căn cứ vào định mức chi phí nhiên liệu cho từng m3 sản phẩm và căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng (do phòng kế hoạch - kỹ thuật vật tư) lập các tổ sản xuất khi có nhu cầu sử dụng nhiên liệu sẽ ngi vào sổ kế hoạch của từng tổ sản xuất có xác nhận của tổ trưởng sau đó gửi lên phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư để trưởng phòng duyệt rồi cán bộ vật tư viết phiếu xuất kho (căn cứ vào lượng tồn kho trên khẻ kho) thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho (có đầy đủ chữ ký) để xuất kho. Nhưng trên thực tế ở xí nghiệp không có nhiên liệu tồn kho nhiều vì cơ chế của nền kinh tế thị trường, nguồn cung cấp nhiên liệu của các công ty xăng dầu phục vụ ở mọi địa điểm ven sông cũng như đường quốc lộ do đó các tổ chức sản xuất sau khi đã được trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư duyệt kế hoạch sử dụng nhiên liệu sẽ trực tiếp sang phòng chính kế toán tạm ứng tiền mặt và chịu trách nhiệm mua nhiên liệu trực tiếp tại cây xăng dầu ven sông gần nơi sản xuất, vừa tiết kiệm được chi phí vận chuyển vừa tránh được sự hao hụt nhiên liệu khi xuất nhập kho. Chính vì vậy giá thực của nhiên liệu xuất khi tiên trên hoá đơn dùng chính là giá mua thực tế tại cây xăng dầu theo phương pháp nhập trước. Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng quyết toán dầu do phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư lập đối với từng máy sản xuất để tính giá thực tế của nhiên liệu xuất dùng trong tháng ) khi mua nhiên liệu các máy phải kèm theo đầy đủ hoá đơn, chứng từ mua hàng nộp về phòng kế toán. Cụ thể như trích bảng quyết toán dầu của pông tông số 2 Số 05/KH - KTVT Mẫu a1 Ngày BẢNG QUYẾT TOÁN DẦU (từ ngày… đến …) Tên thiết bị: Pông tông số 02 Máy trưởng: Đinh khắc Lương Khối lượng thực hiện: 3.934,3 m3 Sản phẩm sản xuất: khai thác các đen Dầu dizen (lít) Dầu nhờn (DP) lít Tồn đầu Thực lĩn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2193.doc
Tài liệu liên quan