Chuyên đề Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tùng Giang

 

Mục lục

Lời mở đầu

Phần I: Cở sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

I. Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ hạch toán.

1. Khái quát về hoạt động sản xuất công nghiệp

2. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh

2.1. Khái niệm

2.2. Phân loại chi phí sản xuất

3. Khái niêm và phân loại giá thành sản phẩm

3.1 Khái niệm

3.2. Phân loại giá thành sản phẩm

4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

5. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

II. Hạch toán chi phí sản xuất

1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

 

3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

4. Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất

5. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

5.1. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

5.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

5.3 Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

5.4. Hạch toán chi phí trả trước

5.5. Hạch toán chi phí phải trả

5.6. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

5.7. Tổng hợp chi phí sx

6. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

6.1. Hạch toán chi phí nguyên, vật liêu trực tiếp

6.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

6.3. Hạch toán chi phí sc chung

6.4. Tổng hợp chi phí sản xuất

7. Xác định kỳ tính giá thành, kiểm kê và tính giá thành SP dở dang

7.1. Kỳ tính giá thành

7.2. Kiểm kê sản phẩm dở dang

7.3. Tính giá sản phẩm dở dang

III. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

1. Phương pháp trực tiếp (giản đơn)

2. Phương pháp tổng cộng chi phí

3. Phương pháp hệ số

4. Phương pháp tỷ lệ

5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

6. Phương pháp loại trừ

7. Phương pháp phân bước (giai đoạn công nghệ)

8. Phương pháp liên hợp

IV. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất

1. Chứng từ chi phí

2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp.

2.1. Tổ chức sổ chi tiết

2.2. Tổ chức hệ thống sổ tổng hợp

V. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong chuẩn mực kế toán quốc tế và trong hệ thống kế toán một số nước trên thế giới.

1. Kế toán chi phí sản xuất trong chuẩn mực kế toán quốc tế

1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Việt Nam trong mối quan hệ Với kế toán một số nước trên thế giới.

2.1 . Kế toán Mỹ

.2.2. Kế toán Pháp

VI. ý nghĩa và nội dung phân tích chi phí và giá thành sản phẩm đối với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp

1. ý nghĩa của việc phân tích thông tin chi phí và giá thành sản phẩm đối với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp.

2. Nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

2.1. Phân tích chi phí sản xuất

2.2. Phân tích giá thành sản phẩm

3. Các biện pháp giảm giá thành

Phần II

Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tùng Giang

I. Khái quát chung về Công ty TNHH Tùng Giang

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh tại công ty

3. Đặc điểm về tổ chức quản lý

4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty

4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

4.2. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

4.3. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán

4.4. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán

4.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty

5.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại công ty

II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tùng Giang

1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tùng Giang

1.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

1.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty

2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung

2.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty TNHH Tùng Giang

III. Vai trò của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tới việc tăng cường công tác quản trị trong công ty

1. Phân tích chi phí sản xuất tại công ty

2. Phân tích giá thành sản phẩm tại công ty

3. Vai trò của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

 

Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tùng Giang

1. Những nhận xét chung về thực trạng kế toán tại công ty

1.1. Những thành tựu và tồn tại của doanh nghiệp

1.2. Nhận xét về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tùng Giang.

2. Những kiến nghị về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

2.1. Về tổ chức bộ máy và thiết lập hệ thống sổ kế toán quản trị.

2.2. Về sử dụng chứng từ kế toán

3.3. Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

2.4. Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán

 

2.5. Về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

2.6. Về công tác tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu

2.7. Về hạch toán, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.8. Về tổ chức lập dự toán chi phí sản xuất và phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.

 

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tùng Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a công ty, lập các phương án sản xuất cho các năm tiếp theo, phê chuẩn các quyết định của Hội đồng thành viên. - Chủ tịch hội đồng thành viên: Được Hội đồng thành viên thông qua biểu quyết bầu ra. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc (Tổng giám đốc) công ty. - Tổng giám đốc: Là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện cho pháp luật của công ty. Đồng thời còn là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu mọi trách nhiệm trước hội đồng thành viên. - Hai phó tổng giám đốc: Gồm phó tổng giám đốc kỹ thuật và phó tổng giám đốc hành chính giúp việc cho Tổng giám đốc. - Kế toán trưởng: Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của phòng tài vụ, kiểm tra, tổng hợp số liệu gửi cho cấp trên. - Ban kiểm soát: Gồm 3 người do Hội đồng thành viên bầu ra, trong đó có 1 thành viên thành thạo về chuyên môn kế toán. Ban kiểm soát sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, thẩm định báo cáo tài chính của công ty. - Các phòng ban cụ thể: + Phòng kỹ thuật: ỹ Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chất lượng và quy trình sản xuất sản phẩm, nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, xử lý các vấn đề phát sinh trong sản xuất. ỹ Nghiên cứu đề tài cải tiến chuyển giao công nghệ, tham gia hướng dẫn tay nghề cho công nhân. + Phòng tổ chức lao động: ỹ Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc bố trí tuyển dụng lao động. ỹXây dựng và ban hành các tiêu chuẩn lao động... + Văn phòng công ty: Quản lý và kiểm tra các văn bản tài liệu, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng, quản lý theo dõi công tác đời sống. + Phòng kinh doanh: Thăm dò mở rộng thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. + Phòng tài vụ: Quản lý toàn bộ tài sản của công ty, kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty. + Phòng bảo vệ: Kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ, bảo quản, tự vệ ở cấp công ty và các đơn vị thành viên + Phòng đầu tư, xây dựng: Lập kế hoạch tổ chức nghiệm thu, đầu tư, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp, làm mới các công trình của công ty. + Phòng y tế: Tổ chức, theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức chế độ bồi dưỡng độc hại tại công ty. 4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Căn cứ vào khối lượng công tác kế toán nghĩa là căn cứ vào từng giai đoạn của quá trình hạch toán, khối lượng công việc hạch toán tổng hợp và khối lượng công việc hạch toán chi tiết cho các đối tượng hạch toán cụ thể, mục đích cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng; căn cứ vào phần hành kế toán, bộ máy kế toán của Công ty TNHH Tùng Giang được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung- còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng Tài vụ là phòng kế toán trung tâm của công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị tại các phân xưởng, không mở sổ sách và hình thành bộ máy kế toán riêng; toàn bộ công việc ghi sổ, lập báo cáo kế toán đều thực hiện ở phòng tài vụ; các đơn vị trực thuộc có thể trở thành đơn vị thực hiện hạch toán ban đầu theo chế độ báo sổ. ở các phân xưởng có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê hạch toán ban đầu kết quả sản xuất, giờ công, chi phí… lập thành báo cáo chuyển về Phòng Tài vụ vào cuối tháng. Để bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá trong hạch toán, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền & tiêu thụ Kế toán vật tư &TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương tổng hợp Thủ quỹ Các nhân viên kinh tế Sơ đồ 6: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Tùng Giang Quan hệ chỉ đạo Quan hệ tác nghiệp Quan hệ báo sổ Trong đó: - Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức các phần hành kế toán. Kiểm tra, tổng hợp số liệu kế toán trình cấp trên, giám đốc toàn bộ các mặt hoạt động kinh tế tài chính tại đơn vị, tham mưu cho giám đốc để có thể đưa ra các quyết định hợp lý. Ngoài ra, kế toán trưởng còn phụ giúp người kế toán tổng hợp một số công việc hàng ngày và lập các báo cáo cuối quý nếu cần thiết. - Một kế toán viên vừa làm công việc của người kế toán phần hành, vừa làm công việc của người kế toán tổng hợp, phụ trách về các khoản vốn bằng tiền, các khoản phải thu và mảng tiêu thụ- kết quả, phụ trách về vật tư và TSCĐ, phụ trách hạch toán các khoản phải trả với các đối tác của doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của Nhà Nước, hạch toán tiền lương, tổng hợp số liệu tính giá thành, lập các báo cáo liên quan. - Người thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi lượng tiền mặt hiện có của công ty, thực hiện nhiệm vụ thu, chi tiền, kiểm tra các chứng từ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giúp đỡ người kế toán viên trong một số công việc hàng ngày. Các nhân viên kinh tế tại các phân xưởng thành viên có nhiệm vụ thống kê số liệu ban đầu cung cấp cho Phòng Tài vụ vào cuối tháng. 4.2. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp - Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: VNĐ - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: khấu hao tuyến tính - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá: đánh giá theo giá thực tế. + Giá vốn thành phẩm xuất kho: do phần mềm kế toán máy chưa hoàn chỉnh, nên kế toán công ty vẫn dùng giá hạch toán để tính giá vốn hàng xuất. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp giá thực tế đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập (Giá bình quân liên hoàn) - Kỳ kế toán của đơn vị: quý - Phương pháp tính thuế GTGT: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ. - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm của Công ty thường được tính vào cuối kỳ hạch toán (quý). Do đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm, Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí. 4.3. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán Căn cứ vào quy mô sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đặc điểm loại hình kinh doanh công ty đã sử dụng các loại chứng từ cần thiết cho hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Hệ thống chứng từ của công ty được áp dụng theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1 - 11 – 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp chỉ sử dụng thêm chứng từ: Phiếu nhập kho Xi măng, Biên bản kiểm kê Xi măng, và phiếu xuất kho Xi măng. Do phương pháp tính thuế GTGT doanh nghiệp áp dụng là phương pháp khấu trừ cho nên doanh nghiệp chỉ sử dụng chứng từ: Hoá đơn GTGT. 4.4. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán Căn cứ vào phương pháp hạch toán được doanh nghiệp áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên và chế độ kế toán hiện hành - được ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính (đã sửa đổi bổ sung), Hệ thống tài khoản của Công ty nhìn chung theo đúng chế độ. Công ty không lập dự phòng cho hàng tồn kho, cho các khoản đầu tư chứng khoán nên không có các tài khoản dự phòng. Là Doanh nghiệp sản xuất nhưng Công ty không có các TK 151,157, mà xem các khoản hàng mua đang đi đường, và hàng gửi bán như đang nằm trong kho. Công ty hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại bằng cách trừ ngay trên hoá đơn bán hàng nên Công ty TNHH Tùng Giang không sử dụng các tài khoản 521,531,532. Hiện nay, công ty luôn cập nhật các chế độ kế toán mới do Bộ Tài chính ban hành, và đã theo dõi “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên tài khoản 3353 và tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Với TSCĐ dưới 10 triệu không đủ điều tấn ghi nhận TSCĐ như trước đây, kế toán đưa vào TK1538 “TSCĐ chuyển thành CCDC”. Công ty còn sử dụng thêm tài khoản 1382 “Phải thu tiền mua hộ bảo hiểm phẫu thuật nằm viện cho công nhân viên” để hạch toán trong trường hợp thanh toán tiền mua hộ công nhân viên bảo hiểm phẫu thuật nằm viện. Ngoài ra, tuy là Doanh nghiệp sản xuất nhưng Công ty vẫn có một số loại hàng hoá như: gốm sứ, vật liệu xây dựng(cát, đá, sỏi), than mỏ… nên trong hệ thống tài khoản của công ty có TK 156. 4.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty Căn cứ vào đặc điểm của công ty là một doanh nghiệp sản xuất, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, quy mô sản xuất lớn, thị trường tiêu thụ rộng lớn, yêu cầu trình độ quản lý cao, trình độ nhân viên kế toán bậc cử nhân đại học, trang thiết bị vật chất tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán, công ty đã lựa chọn hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật ký chứng từ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ tại Công ty TNHH Tùng Giang được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ7: Hình thức ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Tùng Giang Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ, sổ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Trong đó: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối quý : Đối chiếu 5.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại công ty Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp tiến hành lập các Báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của Công ty được lập theo mẫu mới nhất do Bộ Tài chính quy định. Hiện nay, Công ty TNHH Tùng Giang đang sử dụng bốn loại báo cáo tài chính là Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN), Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN). Ngoài bốn loại báo cáo trên, Công ty còn lập các báo cáo sau: - Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập - Báo cáo quyết toán thuế - Quyết toán thuế TNDN - Quyết toán thuế GTGT II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tùng Giang 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tùng Giang 1.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1.1.1. Phân loại chi phí sản xuất Là một doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất trong kỳ của công ty phát sinh thường xuyên, có giá trị lớn và bao gồm nhiều loại khác nhau, tuy nhiên để thuận tiện cho công tác hạch toán, kiểm soát chi phí, chi phí sản xuất trong kỳ ở công ty được phân loại theo công dụng của nó, bao gồm các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CFNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CFNCTT) và chi phí sản xuất chung (CFSXC). Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi về:đá vôi, đất sét, quặng sắt, Apatit, phụ gia (chất lượng), than cám… là những nguyên vật liệu trực tiếp tạo thành sản phẩm Xi măng Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về lương, các khoản phụ cấp,… các khoản trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm theo chế độ hiện hành. Chi phí sản xuất chung là chi phí bao gồm các khoản chi phí nhân viên, vật liệu, công cụ, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), các chi phí khác phải bỏ ra tại các tổ, các phân xưởng mang tính chất quản lý và phục vụ sản xuất chung trong công ty. 1.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Xi măng của công ty theo quy trình chế biến liên tục, hoạt động sản xuất, chế tạo diện ra ở cac phân xưởng kế tiếp nhau, các đơn vị sản xuất vận động từ phân xưởng sản xuất này qua phân xưởng sản xuất khác một cách liên tục cho đến khi hoàn thành. Cụ thể quá trình sản xuất như sau: Tại phân xưởng nghiền liệu, phụ gia đầu vào qua cân bằng định lượng được đưa vào nghiền liệu trộn ẩm rồi chuyển sang phân xưởng nung luyện. Tại phân xưởng nung luyện bột liệu được đồng nhất chuyển qua bộ phận nung luyện ra Clanke đưa vào xilô chứa để ổn định Clanke. Tại phân xưởng nghiền xi, tiếp tục đưa Clanke vào nghiền cùng phụ gia đầu ra tạo thành xi măng rời, xi măng rời được đóng bao và đưa ra tiêu thụ. Với đặc thù như vậy, nên đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Nếu bán thành phẩm có bán ra ngoài thì doanh nghiệp còn phải tổ chức tính giá thành cho cả bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất. 1.1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Do doanh nghiệp lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng phân xưởng thành viên nên doanh nghiệp tiến hành hạch toán và tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cho từng phân xưởng mà cụ thể là phân xưởng nghiền liệu, phân xưởng nung luyện, phân xưởng nghiền xi. Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo từng phân xưởng là kế toán mở sổ (thẻ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến từng phân xưởng, hàng quý, tổng hợp chi phí có liên quan đến từng phân xưởng phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. 1.2.- Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty 1.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất trong kỳ đã được tập hợp theo từng khoản mục chi phí chi tiết theo từng phân xưởng tạo cơ sở và điều tấn cho công tác tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. Do đặc điểm quy trình công nghệ như đã trình bày ở trên, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu hạch toán quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, Công ty xác định đối tượng tính giá thành là các bán thành phẩm ‘(bột liệu, Clanke), và thành phẩm xi măng bao, đơn vị tính giá thành bán thành phẩm và thành phẩm xi măng là Tấn. 1.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty được bố trí theo quy trình chế biến liên tục. Phương pháp tính giá thành sản phẩm công ty hiện đang sử dụng là phương pháp tính giá thành phân bước có bán thành phẩm (kết chuyển tuần tự). Theo phương pháp này, để tính được giá thành sản phẩm trước hết phải căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp riêng cho từng phân xưởng, sau đó tính ra giá thành các bộ phận chi tiết của sản phẩm ở các phân xưởng khác nhau theo phương pháp trực tiếp. Cuối cùng căn cứ vào số sản phẩm đã hoàn thành, lắp ráp ở khâu cuối cùng để tổng cộng chi phí của các bộ phận, chi tiết cấu thành nên thành phẩm ta sẽ tính được giá thành thành phẩm. Công thức: ZTTi = DĐKi + CTKi - DCKi Trong đó: ỹ ZTTi : Tổng giá thành sản xuất thực tế của chi tiết sản phẩm ở từng phân xưởng ỹ DĐKi, DCKi : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của chi tiết sản phẩm ở từng phân xưởng. ỹ CTKi : Chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ của từng chi tiết sản phẩm ở từng phân xưởng. Từ đó ta có: ZTT = SZTTi Trong đó : ZTT : Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho 2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Công ty thực hiện hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Quá trình tập hợp chi phí tại công ty được tiến hành theo trình tự như sau: Hàng ngày, hàng tháng khi nhận được các chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ xuất vật tư, công cụ dụng cụ cho sản xuất, trích khấu hao TSCĐ, tính lương phải trả công nhân viên, chi tiền cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất… kế toán sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu các chứng từ, cập nhật vào máy tính cho các phần hành tương ứng, từ đó máy tính sẽ kết xuất ra sổ chi tiết các tài khoản, các bảng tổng hợp, các bảng kê, nhật ký chứng từ, và sổ cái các tài khoản liên quan… Cụ thể như sau: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty chiếm khoảng 51% trong tổng chi phí sản xuất, bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu xuất dùng vào sản xuất trực tiếp trong kỳ. Nguyên vật liệu thường sử dụng trong sản xuất ở công ty bao gồm: Nguyên vật liệu tham gia vào sản xuất sản phẩm được hạch toán trên tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu, chi tiết: Nguyên vật liệu chính như: Đá vôi, đất sét, quặng sắt, Ba rít, Apa tít, thạch cao, cát … phụ gia (chất lượng) và phụ gia trơ khác. Nguyên vật liệu phụ: Như vỏ bao Xi măng phân bổ trực tiếp cho sản phẩm các loại vật liệu phụ khác hạch toán theo mục đích sử dụng phân bổ theo tiêu thức hợp lý như gạch chịu lửa, bi đạn, dầu bôi trơn. Nhiên liệu: Than theo hoạt động của lò nung. Phụ tùng thay thế vật tư kỹ thuật, băng tải, bánh răng, dây đai … 2.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các phân xưởng viết giấy đề nghị xin lĩnh vật tư, phòng Kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lý và viết “Phiếu lĩnh vật tư”. Phiếu này được lập thành ba liên: Liên 1: Lưu quyển tại phòng Kinh doanh Liên 2: Thủ kho sử dụng để ghi chép vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật tư ghi sổ. Liên 3: Giao cho đơn vị nhận vật tư làm căn cứ ghi sổ nơi sử dụng Tại kho, khi nhận được Phiếu lĩnh vật tư từ phòng Kinh doanh chuyển xuống, thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của Phiếu lĩnh vật tư để tiến hành xuất vật tư. Sau đó, thủ kho ghi số lượng vào cột thực phát, ghi ngày tháng năm và cùng người nhận vật tư ký vào Phiếu lĩnh vật tư (Phiếu lĩnh vật tư sử dụng thay cho cả Phiếu xuất kho). Phiếu lĩnh vật tư Số: 187 Ngày 31 tháng 10 năm 2004 - Tên đơn vị lĩnh: Đ/C Trung phân xưởng Nung luyện - Lý do lĩnh : Phục vụ sản xuất tháng 10/2004 - Người duyệt: Đ/C Tùng Lĩnh tại kho: Hà TT Tên Vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo C.Từ Thực xuất 11 Xẻng xúc 045 Cái 15 15 15.600 234.000 22 Búa tạ 4 kg 049 Cái 2 2 25.800 51.600 3 Vồ gỗ 058 Cái 3 3 10.900 32.700 Cộng 318.300 Cộng thành tiền (bằng chữ): Ba trăm mười tám ngàn ba trăm đồng chẵn. Xuất ngày 31 tháng10 năm 2004 Phụ trách đơn vị Người nhận Thủ kho Người lập hoá đơn Kế toán vật tư hàng ngày nhận được Phiếu lĩnh vật tư do thủ kho chuyển lên tiến hành cập nhật vào máy tính, máy tính sẽ dựa vào các mã vật liệu để tự động tính giá xuất nguyên vật liệu cho sản xuất theo phương pháp bình quân liên hoàn (bình quân sau mỗi lần nhập). Công thức tính như sau: Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập x Số lượng vật liệu thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập Giá trị thực tế vật liệu sau mỗi lần nhập = Cứ mỗi lần xuất kho vật tư, máy tính tự động căn cứ vào số vật tư tồn và nhập vào trước của mỗi lần xuất để tính giá đơn vị bình quân cho từng loại vật tư sau đó áp giá cho từng loại vật tư vào cột đơn giá và cột thành tiền trong Phiếu lĩnh vật tư. Lấy ví dụ cụ thể về việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn như sau: Tính giá xuất kho cho hoá chất làm Xi măng là Dầu CN20: (Quý IV năm 2004) Chỉ tiêu Số lượng (T) Đơn giá Thành tiền Tồn đầu kỳ 800 1300 6.240.000 Xuất (31/10) 100 7.800 780.000 Xuất (30/11) 50 7.800 390.000 Tồn sau 2 lần xuất 650 7.800 5.070.000 Nhập (12/12) 700 16.670 11.669.000 Xuất (31/12) 75 Giá bình quân Dầu CN20 xuất kho vào ngày 31/12 là: = (5.070.000 + 11.669.000) / (650 + 700) = 12.399,25 (đ/kg) Giá trị Dầu CN20 xuất kho vào ngày 31/12 là : = 75 x 12.399,25 = 929.944 (đ) Sau khi cập nhật các chứng từ xuất vật tư, tự động tính đơn giá bình quân cho từng loại vật tư, áp giá vào cột đơn giá tính ra giá trị vật tư xuất dùng, máy tính sẽ kiết xuất ra các sổ chi tiết vật liệu cho từng loại vật tư, bảng kê tổng hợp chi tiết vật liệu, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản 621... Dưới đây là biểu số 2: Sổ chi tiết vật tư: Dầu CN2 quý IV năm 2004 Sổ này cung cấp đầy đủ thông tin về số lượng, đơn giá, thành tiền của từng loại vật tư tồn đầu kỳ, nhập vào, xuất ra sử dụng trong kỳ và số tồn cuối kỳ. Từ số liệu của sổ này, máy tính cho ra Bảng kê xuất theo đối tượng (Biểu số 3). Bảng này cung cấp thông tin tổng hợp về số lượng, đơn giá, thành tiền của tất cả các loại vật tư trong một kho nhất định. Ví dụ: Tại Phân xưởng Nghiền xi, bảng kê cung cấp thông tin về 15 loại vật tư xuất dùng để trực tiếp sản xuất Xi măng với tổng giá trị xuất là: 1.162.951.613 đồng. Số liệu trên chứng từ xuất vật tư (Phiếu lĩnh vật tư), chứng từ bán phế liệu thu hồi (HĐGTGT), sau khi cập nhật vào máy tính, tính toán giá trị vật tư xuất dùng cho từng loại vật tư, kế toán lập sổ chi tiết TK 621 chi tiết cho từng phân xưởng. Biểu số 02: Công ty TNHH tùng giang Phân xưởng: Nghiền Xi Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá Tên vật tư: Dầu CN20 Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2004 Đơn vị tính: Tấn, Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH NT SL TT SL TT SL TT 31/10 31/11 12/12 31/12 187 213 328 276 31/10 31/11 12/12 31/12 Tồn đầu kỳ Lĩnh Dầu CN20 Lĩnh Dầu CN20 Nhập Dầu CN20 Lĩnh Dầu CN20 6211 6211 3311 6211 7.800 7.800 16.670 12.399,25 700 11.669.000 100 50 75 780.000 390.000 929.944 800 700 650 1350 1275 6.240.000 5.460.000 5.070.000 16.739.000 15.809.056 Cộng phát sinh Tồn cuối kỳ 700 11.669.000 225 2.099.944 1275 15.809.056 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 03: Công ty TNHH tùng giang Bảng kê xuất theo đối tượng Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2004 TT Tên vật tư ĐVT đơn giá Ghi có tài khoản 152 Số lượng Số tiền I Phân xưởng nghiền liệu 1 Mỡ TC2 Kg 15.920 79,8 1.270.416 2 Đá vôi Tấn 18.620 6.673,34 124.257.591 3 Đất sét Tấn 28.936 895,75 25.922.109 4 Cát đen Tấn 35.246 134,36 4.735.652 5 Quặng sắt Tấn 135.464 134,36 18.200.943 6 Apatít Tấn 295.426 89,58 26.464.261 7 Than cám Tấn 343.979 1.031,11 354.680.187 Cộng 555.531.159 I Phân xưởng nung luyện 1 Mỡ TC2 Kg 15.920 35,7 568.344 2 Dầu CN 20 Kg 510 95 1.283.450 Cộng 1.851.794 II Phân xưởng nghiền xi 1 Mỡ HTC2 Kg 15.920 46,5 740.280 Đá đen Tấn 59.259 270 15.999.930 Thạch cao Tấn 415.000 108,5 45.027.500 Xỉ lò cao Tấn 190.000 409,5 77.805.000 Vỏ bao giấy PP Cái 3.150 147,635 465.050.250 Dầu CN20 Kg 13.510 70 945.700 Cộng 605.568.660 Tổng cộng 1.162.951.613 Ngày 31 tháng 01 năm 2004 Kế toán trưởng người lập Chi phí NVLTT trong kỳ Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ Trị giá NVL kỳ trước dùng không hết không nhập lại kho Trị giá NVL còn CK chưa sử dụng hết Giá trị phế liệu thu hồi = + - - Chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất dùng cho các phân xưởng được xác định như sau: Vật liệu xuất dùng cho sản xuất nếu không sử dụng hết, công ty không nhập lại kho mà để lại phân xưởng kỳ sau sử dụng tiếp và hạch toán ghi giảm trên tài khoản 621. Giá trị phế liệu thu hồi bao gồm Đá vôi, xỉ lò cao..., kế toán công ty chỉ hạch toán ở phân xưởng Nghiền xi, các phân xưởng khác giá trị phế liệu không đáng kể, và ghi giảm trên TK6211, kế toán định khoản như sau: Nợ TK1311 : 4.954.961 Có TK6211 : 4.504.510 Có TK 3331 : 450.45 Biểu số 04: Công ty tnhh tùng giang Phòng Tài vụ Sổ chi tiết TK 6211 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng Nghiền xi Tháng 10 đến tháng 12 năm 2004 ĐVT:Đồng Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải ĐƯ PSNợ PSCó SPP50 5/10/04 5/10/04 Bán Clanke 1311 1.159.060 PL187 30/10/04 30/10/04 Lĩnh Dầu CN20 152 80.06.704 PL188 30/10/04 30/10/04 Lĩnh Mỡ HTC2 152 1.481.850 PL189 30/10/04 30/10/04 Lĩnh Thạch cao 152 114.288.006 PL190 30/10/04 30/10/04 Lĩnh Vỏ bao giấy PP 152 55.683.480 PL191 31/10/04 31/10/04 Lĩnh Dầu CN20 152 147.861.578 SPP51 31/11/04 31/11/04 Bán Clanke 1311 1.672.725 ... ... ... ... ... ... ... 31/12/03 31/12/03 Kết chuyển chi phí NVLTT của XN Nghiền xi 1541 943.017.303 Tổng cộng 947.521.813 947.521.813 Cuối tháng kế toán vật tư lập “Bảng kê xuất vật tư” căn cứ vào các phiếu xuất vật tư trong tháng, trong đó những nguyên liệu, vật liệu cùng tên sẽ được cộng lại với nhau, như vậy tổng số thực xuất các phiếu xuất kho (chỉ tiêu cho mỗi loại vật tư) sẽ là tổng số xuất trong kỳ cho mỗi loại vật tư. Trên bảng kê xuất vật tư, mỗi loại tài khoản chi tiết nguyên vật liệu được mở riêng 1 trang và có dòng chỉ rõ loại vật tư này phục vụ phân xưởng nào. Riêng các nguyên vật liệu chính căn cứ cân bằng định lượng in ra số liệu căn cứ vào đó phòng quản lý lập phiếu xuất vật tư chuyển cơ quan tài chính kế toán vật tư lập bảng phân bổ vật tư sử dụng cho sản xuất.(Xem biểu số 5 và biểu số 6) ở bảng kê xuất vật tư chi phí đã được tập hợp theo đối tượng và chi tiết theo khoản mục tính giá thành cho từng đối tượng. Cuối tháng kế toán vật tư sẽ căn cứ vào bảng kê xuất để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ vào sổ kế to

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca15 (2).doc
Tài liệu liên quan