Chuyên đề Tổ chức hoạt động của hải quan điện tử ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 3

1.1. Khái niệm, đặc điểm ,chức năng của hải quan điện tử: 4

1.1.1 Khái niệm: 4

1.1.2 Đặc điểm của hải quan điện tử: 4

1.1.3 Chức năng của hải quan điện tử: 4

1.1.4 Mô hình tổ chức hoạt động của hải quan điện tử: 6

1.2 Lợi ích của hải quan điện tử: 6

1.2.1 Rút ngắn thời gian,tiết kiệm được chi phí: 6

1.2.2 .Giảm bớt các thủ tục hành chính: 7

1.2.3 Tăng trách nhiệm của doanh nghiệp 7

1.2.4 Lợi ích với riêng cơ quan hải quan: 8

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới ứng dụng hải quan điện tử: 10

1.3.1. Yếu tố cơ cở hạ tầng cho hải quan điện tử: 10

1.3.2 Yếu tố nhân lực cho hải quan điện tử : 11

1.3.3 Hệ thống chính sách,pháp luật: 12

1.3.4. Yếu tố tâm lí của doanh nghiệp khi làm thủ tục qua hải quan điện tử: 12

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 13

2.1 Lộ trình ứng dụng của hải quan điện tử 13

2.2. Nội dung của việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử 14

2.2.1 Nội dung thực hiện thí điểm: 14

2.2.2 Quy trình thủ tục hải quan đầy đủ để thông quan hàng hoá XNK theo hợp đồng mua bán theo quyết định của Tổng cục hải quan gồm các bước sau: 16

2.3. Kết quả đạt được tại các tỉnh thành phố thực hiện thí điểm khai hải quan điện tử: 20

2.4 Định hướng đến năm 2011 và những năm tiếp theo: 23

2.5 Một số khó khăn gặp phải khi triển khai thực hiện hoạt động hải quan điện tử: 24

2.5.1 Các chương trình phần mềm chưa hoàn thiện: 24

2.5.2. Trục trặc khi tính toán: 25

2.5.3. Năm hạn chế của hải quan điện tử cần khắc phục: 26

PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ THỜI GIAN TỚI 28

3.1. Dự báo về tình hình Xuất Nhập Khẩu hàng hoá qua hải quan Việt Nam thời gian tới 28

3.1.1 Vài nét về tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 6 tháng đầu năm 2010: 28

3.2 Giải pháp hoàn thiện ứng dụng hải quan điện tử tại Việt Nam: 33

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp: 38

3.3.1 Về phía ngành hải quan: 38

3.2.2 Về phía doanh nghiệp: 39

KẾT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức hoạt động của hải quan điện tử ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường truyền hay không. - Luồng vàng (hàng hóa cần kiểm tra hồ sơ giấy) thì doanh nghiệp mang hồ sơ đến Chi cục Hải quan điện tử để kiểm tra theo 2 nội dung: nếu thuộc luồng xanh thì doanh nghiệp mang tờ khai đi lấy hàng bình thường, còn thuộc Luồng đỏ (cần phải kiểm tra thực tế) thì phải có sự kết hợp giữa Hải quan điện tử và Hải quan cửa khẩu để kiểm tra thực tế. Nếu kiểm tra thực tế đúng hết thì thông quan ngay. Thông quan điện tử không phải là một ưu đãi về thuế hay về thủ tục mà là thay đổi phương pháp quản lý. Từ việc quản lý thủ công từng lô hàng xuất nhập khẩu chuyển sang quản lý bằng trang thiết bị hiện đại. Và điều đó sẽ thuận tiện cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp. Cách làm này giúp cơ quan hải quan chuyển từ kiểm tra, kiểm soát từng lô hàng sang quản lý toàn bộ thông tin về quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hạn chế thất thu thuế. Giảm sự ách tắc trong quá trình làm thủ tục thông quan hàng hóa khiến cho hàng hóa phải bị lưu kho tại cảng hoặc cửa khẩu, tốn thêm chi phí, thời gian, còn cơ quan Hải quan cũng phải vất vả khi phải tiến hành thông quan thủ công một khối lượng hàng hóa khổng lồ như hiện nay. Thay vì phải đến từng chi cục hải quan cửa khẩu để khai báo lô hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ khai báo qua hệ thống mạng điện tử. Trung tâm dữ liệu thông tin hải quan tỉnh, thành phố sẽ tiếp nhận và xử lý dữ liệu. Các khâu kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu được trợ giúp bằng máy móc, hạn chế việc kiểm hóa tràn lan. Cụ thể mô hình thí điểm hải quan điện tử hiện nay được áp dụng cho các loại hình hàng hoá phương tiện sau: _ Hàng hoá xuất nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ; _ Hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công vơi thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài ; _ Hàng hoá xuất khẩu , nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu ; _ Hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất; _ Hàng hoá đưa ra đưa vào doanh nghiệp chế xuất ; _ Hàng hoá xuất khẩu , nhập khẩu tại chỗ; _ Hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư _ Hàng hoá xuất khẩu , nhập khẩu chuyển cửa khẩu _ Phương tiện vận tải đường biển, đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh , quá cảnh, chuyển cảng. 2.2.2. Quy trình thủ tục hải quan đầy đủ để thông quan hàng hoá XNK theo hợp đồng mua bán theo quyết định của Tổng cục hải quan gồm các bước sau: . Bước 1: Kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai điện tử Hệ thống tự động kiểm tra, tiếp nhận tờ khai hải quan điện tử. Trường hợp hệ thống yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan trong hệ thống. Công việc của bước này gồm: 1.1 Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa dữ liệu điện tử về tên hàng và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do doanh nghiệp khai báo. 1.2. Kiểm  tra sự  đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục VIII quyết định 52/2007/QĐ-BTC. Cụ thể: Căn cứ vào tên hàng và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, công chức kiểm tra đầy đủ các tiêu chí cần phải có cho mặt hàng đó như: thông tin giấy phép, thông tin cần thiết cho thủ tục miễn hoàn thuế...Trường hợp thông tin khai chưa có các tiêu chí cần có của mặt hàng, công chức hướng dẫn người khai hải quan khai đủ các thông tin này. Việc hướng dẫn được thực hiện thông qua hệ thống. 1.3. Nếu thông tin khai báo phù hợp và đầy đủ thì chấp nhận đăng ký tờ khai điện tử, cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống để hệ thống cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai. a. Trường hợp lô hàng được Hệ thống chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử thì hệ thống chuyển tự động sang bước 4 của Quy trình này. b. Đối với lô hàng hệ thống yêu cầu phải xuất trình chứng từ hoặc xuất trình chứng từ và kiểm tra thực tế hàng hóa thì hệ thống tự động chuyển sang bước 2 để kiểm tra chi tiết  hồ sơ. 1.4. Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan gửi đến chưa phù hợp theo quy định, công chức kiểm tra thông qua hệ thống hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh cho phù hợp hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lý do bằng “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử”. 1.5. Trường hợp doanh nghiệp khai tờ khai chưa hoàn chỉnh, nợ chứng từ, và các vướng mắc (nếu có) công chức vẫn thực hiện các công việc kiểm tra tại khoản 1, 2 Bước này. Sau đó báo cáo đề xuất lãnh đạo chi cục xét xét chấp nhận theo quy định và thực hiện tiếp công việc tại Khoản 3, 4 Bước này 1.6. Đối với trường hợp chậm làm thủ tục theo qui định, công chức vẫn thực hiện các công việc kiểm tra tại khoản 1, 2 bước này sau đó thông qua hệ thống báo cáo lãnh đạo Chi cục và thực hiện tiếp các công việc tại Khoản 3, 4 Bước này. Đối với trường hợp này Chi cục trưởng phải chuyển luồng kiểm tra hồ sơ giấy hoặc kiểm tra hồ sơ giấy và kiểm tra thực tế hàng hoá. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan điện tử 2.1.  Kiểm tra chi tiết hồ sơ điện tử và nội dung kiểm tra thực hiện theo Điều 41; Điều 43 Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007. 2.2. Nếu kết quả kiểm tra phù hợp với các quy định của pháp luật thì công chức kiểm tra hồ sơ quyết định thông quan trên hệ thống. 2.3. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai, cần phải điều chỉnh thì công chức kiểm tra hồ sơ yêu cầu người khai hải quan sửa đổi bổ sung. Trường hợp có nghi vấn, công chức báo cáo đề xuất thay đổi mức độ hình thức kiểm tra trình lãnh đạo Đội, lãnh đạo Chi cục quyết định theo thẩm quyền. 2.4. Trường hợp qua kiểm tra có nghi vấn về trị giá tính thuế nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá và cần làm rõ về trị giá tính thuế sau khi cho mang hàng về bảo quản[HQ9] /giải phóng hàng, công chức kiểm tra chi tiết ghi nhận kết quả kiểm tra và nội dung nghi vấn vào hệ thống, làm tiếp các thủ tục và cho mang hàng về bảo quản/ giải phóng hàng theo quy định. Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai của người khai hải quan thì công chức ghi nhận kết quả và nội dung nghi vấn (nếu có) vào hệ thống, chuyển toàn bộ hồ sơ sang bước 3 ( nếu lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá) hoặc bộ phận chuyên trách về trị giá để kiểm tra, bác bỏ và xác định trị giá tính thuế theo qui định[HQ10] .  Căn cứ kết quả của bộ phận giá, công chức kiểm tra hồ sơ làm tiếp các thủ tục theo quy định. 2.5. Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống chuyển hồ sơ cho bước 3 của quy trình. Trường hợp Chi cục hải quan điện tử bố trí bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa tại khu vực cửa khẩu thì niêm phong hồ sơ, giao cho người khai hải quan chuyển đến bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp lô hàng phải thực hiện kiểm tra tại địa điểm làm thủ tục ngoài cửa khẩu, người khai hải quan cần được thông quan hàng hóa ngay, Công chức kiểm tra hồ sơ in hai phiếu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” lưu cùng bộ hồ sơ chuyển cho công chức kiểm tra thực tế hàng hóa.[U11]  . Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa: 3.1. Công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện việc kiểm tra theo Điều 42, Điều 43 Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định 52/2007/QĐ-BTC và quyết định hình thức mức độ kiểm tra của Chi cục trưởng ghi tại ô số 9 Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy. Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục ngoài cửa khẩu không thể cập nhật ngay thông tin vào hệ thống, công chức ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” đã được in trước tại bước 2. Công chức kiểm tra thực tế hàng hóa có trách nhiệm phải nhập kết quả kiểm tra hàng hóa vào hệ thống theo nội dung đã ghi trên phiếu.   3.2. Nếu kết quả kiểm tra tra thực tế hàng hoá phù hợp với các quy định của pháp luật thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định thông quan trên hệ thống. 3.3. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá không đúng so với khai báo của người khai hải quan thì đề xuất  biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo đội nghiệp vụ thông quan để xem xét quyết định theo quy định. 3.4. Nếu lô hàng thuộc trường hợp bác bỏ trị giá khai của người khai hải quan nêu tại khoản 4 Bước 2 thì ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá chuyển toàn bộ hồ sơ về bước 2. Bước 4: Xác nhận Đã thông quan điện tử; Giải phóng hàng; Hàng mang về  bảo quản; Hàng chuyển cửa khẩu. 4.1. Công chức được giao nhiệm vụ xác nhận Đã thông quan điện tử/ Giải phóng hàng/ Cho phép đưa hàng về bảo quản/ Hàng chuyển cửa khẩu thực hiện việc xác nhận đúng nội dung quyết định trên hệ thống vào tờ khai hải quan điện tử in. Công chức xác nhận vào 02 bản Tờ khai hải quan điện tử in, lưu 01 bản, trả người khai hải quan 01 bản, đồng thời cập nhật thông tin xác nhận vào hệ thống. 4.2. Chi cục hải quan điện tử chủ động bố trí công chức thực hiện các bước nghiệp vụ trong quy trình, đối với bước nghiệp vụ số 1, 2, 4 có thể do từng công chức thực hiện hoặc do một công chức thực hiện. Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá nếu hàng hoá được thông quan ngay thì một công chức kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện bước nghiệp vụ số 4. Bước 5: Quản lý hoàn chỉnh hồ sơ 5.1. Chi cục hải quan điện tử chủ động bố trí giao cho công chức theo dõi các lô hàng đã được thông quan/ giải phóng/ cho mang về bảo quản/ Hàng chuyển cửa khẩu mà còn nợ các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan. 5.2. Công chức đã giải quyết thủ tục cho lô hàng nêu trên phải tiếp nhận chứng từ, hoàn thiện hồ sơ hải quan và chuyển bộ phân lưu trữ theo quy định. 2. Xác nhận thực xuất 2.2.1. Việc xác nhận thực xuất được thực hiện tự động thông qua hệ thống, đối với các trường hợp cần xác nhận thực xuất cho lô hàng xuất khẩu, người khai hải quan phải khai bổ sung thông tin về vận tải đơn hoặc chứng từ có giá trị tương đương vận tải đơn, hoặc hoá đơn tài chính (đối với hàng hóa xuất khẩu bán vào khu phi thuế quan). Hệ thống tự động trả lời người khai hải quan “Thông báo đã thực xuất”. 2.2.2. Khi người khai hải quan đề nghị xác nhận thực xuất vào tờ khai hải quan điện tử in, công chức được phân công xác nhận thực xuất căn cứ thông tin thực xuất trên hệ thống ký, đóng dấu số hiệu công chức vào ô 30 trên tờ khai hải quan điện tử in (Bản của người khai HQ). 2.2.3. Trường hợp hệ thống yêu cầu người khai hải quan xuất trình một trong các chứng từ quy định tại Khoản 1 Điều 48 Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử ban hành kèm theo Quyết định 52/2007/QĐ-BTC, công chức được phân công  kiểm tra đối chiếu chứng từ với các thông tin của tờ khai trên hệ thống. Nếu kết quả kiểm tra phù hợp thì cập nhật kết quả xác nhận thực xuất vào hệ thống, lưu chứng từ theo bộ hồ sơ hải quan, xác nhận thực xuất vào tờ khai hải quan điện tử in. 2.3. Kết quả đạt được tại các tỉnh thành phố thực hiện thí điểm khai hải quan điện tử Tổng cục Hải quan cho biết, đến nay hải quan điện tử cơ bản đáp ứng được các mục tiêu đặt ra và mang lại lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thủ tục hải quan điện tử đã đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi sự điều chỉnh và thay đổi cần thiết để phù hợp với quy luật phát triển chung của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Năm 2010, ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh triển khai thủ tục hải quan điện tử theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Các kết quả đạt được cụ thể như sau: _Trong giai đoạn I (2005 - 2009) theo QĐ 149/2005/QĐ-TTg. Kết quả, thủ tục hải quan điện tử được triển khai trên 3 loại hình: hợp đồng, gia công, sản xuất kinh doanh tại Hải Phòng và Tp Hồ Chí Minh. Đã có 669 doanh nghiệp tham gia, 22.163 tờ khai được thông quan, kim ngạch xuất khẩu đạt 117.675.880.146 USD. Mô hình thông quan chủ yếu là Chi cục hải quan điện tử độc lập. Mức độ tự động hóa được áp dụng phương thức quản lý dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro để đánh giá độ tuân thủ và phân luồng hàng hóa. _Trong giai đoạn II (từ 2009 đến nay) theo QĐ 103/2009/QĐ-TTg, được triển khai trên các loại hình: hợp đồng, gia công, sản xuất kinh doanh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Mức độ tự động hóa được áp dụng ở nhiều khâu từ tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ, tính thuế... Hơn 1.111 doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử, chiếm tỉ lệ 2,63% số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan. Số lượng tờ khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử là 73.000 tờ, chiếm tỉ lệ 4,1% lượng tờ khai với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 13.645 triệu USD, chiếm tỉ lệ 16,38% kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn. Thời gian thông quan trung bình  đối với luồng xanh từ 3-15 phút; luồng vàng điện tử từ 10-20 phút; luồng vàng giấy từ 10-60 phút; luồng đỏ  phụ thuộc thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa thuộc các loại hình khác nhau Đáng chú ý là hệ thống quy trình thủ tục hải quan điện tử đã bao trùm lên các khâu: trước, trong và sau thông quan. Đã mở rộng thủ tục hải quan điện tử cho hàng gia công, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa xuất nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Doanh nghiệp được hưởng sự ưu tiên về thủ tục và được cơ quan Hải quan hỗ trợ kịp thời trong quá trình khai báo cũng như làm thủ tục. Số lượng giấy tờ phải nộp, xuất trình giảm hẳn so với thủ tục hải quan truyền thống. Thời gian thông quan trung bình được rút ngắn, chi phí thông quan hàng hóa giảm. Doanh nghiệp và cơ quan Hải quan có khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình luân chuyển của bộ hồ sơ cũng như việc thực hiện thủ tục hải quan của nhân viên cấp dưới. Thông tin khai hải quan cũng trở nên nhất quán, chuẩn hóa cả từ phía doanh nghiệp và hải quan, tạo thuận lợi cho công tác quản lý khâu thông quan và các khâu sau. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí làm thủ tục hải quan vì có thể chủ động trong quá trình khai báo hải quan và sắp xếp thời gian đi nhận hàng và xuất hàng.Doanh nghiệp có thể đăng ký thủ tục hải quan điện tử tại bất kỳ Chi cục hải quan điện tử nào và được chấp nhận làm thủ tục hải quan điện tử ở các Chi cục khác thay vì phải làm đăng ký tại từng Chi cục như trước đây; cũng có thể khai báo bất kỳ lúc nào và được quyền ưu tiên thứ tự kiểm tra đối với các lô hàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa... _Ví dụ cụ thể tại cục hải quan Thành phố Hồ Chí Minh:Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, kể từ khi triển khai thí điểm TTHQĐT từ năm 2005 đến nay, đã có 350 DN được cấp giấy công nhận tham gia TTHQĐT tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Sau gần 4 năm triển khai, Chi cục HQĐT TP. Hồ Chí Minh đã làm thủ tục cho 103.166 tờ khai, với kim ngạch XNK đạt 11,15 tỷ USD. Tổng số thuế, lệ phí các loại đã thu nộp vào ngân sách là 9.338 tỷ đồng. Trung bình số lượng tờ khai làm thủ tục trong ngày khoảng 140 tờ khai. Thời gian làm thủ tục trung bình đối với luồng Xanh là từ 10-20 phút; luồng Vàng là 30-40 phút; luồng Đỏ là từ 1-2 giờ. So sánh với thủ tục hải quan truyền thống, thời gian thực hiện TTHQĐT được rút ngắn ít nhất khoảng ½ đến hơn 1 ngày cho một lô hàng.  Theo số liệu của Cục Hải quan TPHCM, số lượng doanh nghiệp tham gia HQĐT tính đến thời điểm này là 409 đơn vị, chiếm 10% kim ngạch xuất nhập khẩu và 7% số thu của toàn cục. So với các tỉnh, thành hiện đang áp dụng HQĐT, số lượng doanh nghiệp của TPHCM tham gia HQĐT cao nhất cả nước  _Còn tại cục hải quan Thành phố Hải Phòng: Tính đến nay có hơn 524 DN thường xuyên làm thủ tục XNK hàng hoá tại Chi cục HQĐT Hải Phòng đối với 3 loại hình hàng hoá XNK là gia công, nhập kinh doanh và sản xuất XK. Tính đến ngày 8.4.2010, Chi cục HQĐT Hải Phòng đã thu nộp ngân sách hơn 896 tỷ đồng, đạt 28,4% so với chỉ tiêu được giao là 2.560 tỷ đồng. Các mặt hàng XK chủ yếu tại đây bao gồm: vôi sống, gioăng đệm cao su, khăn bông… Mặt hàng NK chủ yếu là thép phế liệu, quạt cây, quạt treo tường, đá Granite… Trong đó, mặt hàng may mặc, giày dép, quần áo… chiếm đa số trong các loại mặt hàng gia công và sản xuất XK. 2.4. Định hướng đến năm 2011 và những năm tiếp theo Bước sang năm 2011, Tổng cục Hải quan sẽ triển khai HQĐT cho tất cả các loại hình quy định tại Thông tư số 222/2009/TT-BTC gồm: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa; Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài; Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp ưu tiên; Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư; Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại; Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Mục tiêu: Đưa Hải quan điện tử sánh ngang các nước tiên tiến Tổng cục Hải quan cho biết, đến năm 2015, sẽ phấn đấu đưa HQĐT đạt trình độ ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại thời điểm 2010. Đồng thời, đảm bảo hệ thống thủ tục HQĐT tích hợp đầy đủ với các chức năng: xử lý tờ khai HQĐT, Manifest điện tử, thanh toán điện tử, các giấy phép điện tử. HQĐT sẽ trở thành một phương thức phổ biến tại các địa bàn trọng điểm có quy mô và lưu lượng hàng hóa XNK lớn. Để đưa HQĐT sánh ngang các nước khu vực, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục triển khai mở rộng HQĐT theo lộ trình đã phê duyệt. Thí điểm hệ thống thanh toán điện tử và Manifest điện tử để kết nối với hệ thống thông quan điện tử. Thực hiện theo đúng kế hoạch, tiến độ xây dựng cơ chế một cửa quốc gia và tham gia vào cơ chế một cửa ASEAN theo Hiệp định của Chính phủ đảm bảo triển khai tự động hóa khâu cấp phép và ghép nối vào hệ thống tự động hóa hải quan. Đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng triển khai những cấu phần trọng tâm của dự án World Bank (trong đó có gói thầu tái thiết kế quy trình và mua sắm, lắp đặt, triển khai vận hành hệ thống CNTT hải quan), đảm bảo khớp nối và tích hợp với hệ thống thông quan điện tử tới năm 2013. 2.5. Một số khó khăn gặp phải khi triển khai thực hiện hoạt động hải quan điện tử 2.5.1. Các chương trình phần mềm chưa hoàn thiện _ Trên hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử hiện tại chỉ tiếp nhận được thông tin khai báo nợ C/O, các chứng từ khác DN không khai báo nợ được Chẳng hạn, về sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan, theo quy định tại mục V- quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK, NK theo hợp đồng mua bán quy định: “Trường hợp Chi cục trưởng đồng ý cho sửa đổi, bổ sung mà người khai hải quan in tờ khai hải quan điện tử bổ sung, công chức thực hiện phải xác nhận vào tờ khai hải quan điện tử bổ sung, đồng thời ghi ô ghi chép khác tại tờ khai điện tử in nội dung “có tờ khai hải quan điện tử bổ sung đính kèm, số điều chỉnh...” ký tên, đóng dấu số hiệu công chức vào cuối nội dung xác nhận”. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi khai báo hoặc sau khi có kết quả phân luồng, DN in tờ khai và phát hiện có sai sót, nên gửi thông tin sửa chữa tờ khai. Trên thực tế có nhiều trường hợp DN sửa chữa tờ khai nhiều lần. Toàn bộ thông tin sửa chữa, bổ sung tờ khai đều được ghi nhận lại trên hệ thống. Nếu quy định DN phải in tờ khai sửa chữa, bổ sung mỗi lần có sửa chữa và công chức hải quan phải đóng dấu xác nhận lên tờ khai sẽ gây khó khăn cho cả DN và hải quan. Liên quan đến phần mềm thủ tục hải quan điện tử, theo phản ánh của cơ quan Hải quan và DN có vướng mắc trong quy định gửi thông tin đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản. Theo quy định, người khai hải quan tạo thông tin đề nghị đưa hàng về bảo quản tại địa điểm của người khai hải quan tại tiêu chí “ghi chép khác” của tờ khai hải quan điện tử. Tuy nhiên, trên phần mềm khai hải quan điện tử tại DN không có dữ liệu “ghi chép khác” để người khai hải quan có thể tạo các thông tin theo quy định. Một vướng mắc khác là trong trường hợp DN nợ chứng từ. Bởi vì, trên hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử hiện tại chỉ tiếp nhận được thông tin khai báo nợ C/O, các chứng từ  khác DN không khai báo nợ được. Bên cạnh đó, hệ thống cũng không cho phép theo dõi và tự động cảnh báo trong trường hợp hết thời hạn cho nợ chứng từ nhưng DN chưa bổ sung. _ Vấn đề rớt mạng khi thực hiện thủ tục hhải quan điện tử: hiện tại, hệ thống hạ tầng mạng đang sử dụng để triển khai hải quan điện tử được ngành hải quan thuê của Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) nên khó chủ động trong việc quản lý. Bên cạnh đó, các dữ liệu hải quan điện tử lại phải kết nối với Tổng cục Hải quan, trong khi nơi đây tập trung dữ liệu của nhiều địa phương nên việc nghẽn mạng rất dễ xảy ra. Việc rớt mạng thường xuyên gây khó khăn cho cả doanh nghiệp làm thủ tục lẫn nhân viên hải quan. Mỗi tháng mạng hải quan điện tử rớt từ 2-3 lần. Mỗi lần rớt, doanh nghiệp phải chuyển sang khai trên giấy. Tuy nhiên, ngành hải quan lại quy định chỉ được khai trên giấy sau bốn giờ từ thời điểm mạng lỗi. Điều này làm tăng chi phí cho doanh nghiệp vì để kịp tiến độ thông quan, doanh nghiệp phải huy động thêm người hoặc thuê dịch vụ làm. Về phía ngành hải quan, mỗi lần mạng rớt là nhân viên hải quan phải làm nhiều việc hơn so với bình thường. Theo đó, sau khi mở sổ tay để doanh nghiệp kê khai, nhân viên hải quan sẽ phải nhập dữ liệu trở lại vào hệ thống, tốn thời gian, công sức Phần mềm hải quan điện tử cũng được cho là chưa hoàn thiện khi thiếu sót một số danh mục. Ví dụ như danh mục về phí bốc dỡ hàng tại cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng… 2.5.2. Trục trặc khi tính toán Đại diện Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn cho biết khi làm thủ tục khai báo hải quan điện tử để nhập khẩu một lô hàng, đã được cấp số tiếp nhận, nhưng khi ra cảng làm thủ tục nhận hàng, nhân viên hải quan lại thông báo vẫn chưa nhận được hồ sơ khai báo điện tử của lô hàng trên và đề nghị doanh nghiệp về làm lại. Hoàn thành việc khai báo lần thứ hai, có số tiếp nhận trong tay, công ty ra cảng làm thủ tục thông quan hàng bình thường. Tuy nhiên, khi kiểm tra danh sách nợ thuế trong hạn, công ty lại phát hiện lô hàng trên còn nợ thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Như vậy, lô hàng này bị áp thuế hai lần với cả hai sắc thuế trên. 2.5.3. Năm hạn chế của hải quan điện tử cần khắc phục Theo tổng hợp về tình hình thực hiện dự án thí điểm thủ tục hải quan điện tử, Tổng cục Hải quan cho rằng có 5 hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. _Thứ nhất, mô hình thủ tục hải quan điện tử đang vận hành thí điểm tại TP.HCM và Hải Phòng mới được xây dựng và hoạt động độc lập tại 1 Chi cục Hải quan điện tử, không có sự nối kết, liên thông với toàn bộ hệ thống xử lý dữ liệu của các đơn vị khác, nên việc kết hợp hoạt động nghiệp vụ giữa các chi cục hải quan khác không dễ dàng, khó đáp ứng yêu cầu khi số lượng doanh nghiệp và hàng hoá tăng lên trong giai đoạn thí điểm mở rộng. _Thứ hai, mức độ xử lý tự động của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa thực hiện được hoàn toàn các khâu trong quá trình ra quyết định thông quan, vẫn cần có sự tham gia của công chức hải quan vào việc kiểm tra chính sách mặt hàng, phân luồng, tính thuế, hoàn thuế… _Thứ ba, mặc dù hiện giờ thủ tục hải quan đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho các bên tham gia nhưng mức độ điện tử hoá chưa được như dự kiến ban đầu. Hiện nay mới điện tử hoá được các chứng từ thuộc quản lý của cơ quan Hải quan, còn những chứng từ thuộc sự quản lý của các ngành khác như giấy phép của các Bộ, ngành, giấy chứng nhận xuất xứ nhập khẩu, giấy nộp tiền vào Kho bạc (chứng từ nộp thuế); giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm)… vẫn chưa điện tử hoá được. Hệ quả là hồ sơ điện tử mới điện tử hoá được một phần, kéo theo thủ tục hải quan điện tử chưa thể hiện được đúng bản chất. _Thứ tư, đối tượng tham gia thực hiện thí điểm mới chỉ là các doanh nghiệp được lựa chọn theo tiêu chí của Hải quan, do đó vẫn hạn chế số lượng doanh nghiệp tham gia. Điều này có mặt tích cực là giúp cho việc thí điểm đạt kết quả tốt, nhưng không tạo hiệu ứng lan truyền trong cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan ngôn luận trên cả nước, vì thế, không nhận được sự ủng hộ cao và đánh giá đúng về hiệu quả của thủ tục hải quan điện tử. _Thứ năm, thủ tục hải quan điện tử mới chỉ thực hiện đối với 3 loại hình thủ tục và 1 chế độ quản lý hải quan (hàng hoá xuất khẩu - nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, hàng hoá gia công, hàng hoá nhập sản xuất xuất khẩu và hàng hoá chuyển cửa khẩu) nên chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu thực hiện thủ tục hải quan của đa số doanh nghiệp bởi hoạt động xuất nhập khẩu trên thực tế liên quan đến nhiều loại hình quản lý của hải quan, dẫn đến một doanh nghiệp không thể hoàn toàn thực hiện thủ tục hải quan điện tử mà vẫn phải thực hiện thủ tục hải quan truyền thống đối với những loại hình chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử. PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ THỜI GIAN TỚI Dự báo về tình hình Xuất Nhập Khẩu hàng hoá qua hải quan Việt Nam thời gian tới 3.1.1. Vài nét về tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 6 tháng đầu năm 2010 Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/06/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26867.doc
Tài liệu liên quan