Chuyên đề Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH hỗ trợ đầu tư hợp tác kinh tế và chuyển giao công nghệ

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ HỢP TÁC KINH TẾ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (IET CO ., LTD) 2

1. Quá trình hình thành: 2

2. Quá trình phát triển : 3

3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty : 4

3.1. Tư vấn , hỗ trợ về chuyển giao công nghệ: 4

3.2 Tư vấn ,hỗ trợ về đầu tư và phát triển : 4

3.3 Tư vấn về đấu thầu theo thông lệ quốc tế: 5

3.4 Tổ chức và đại diện pháp lý về sở hữu công nghiệp : 5

3.5 Đào tạo : 5

3.6 Cung cấp thông tin : 5

4 .Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty IET ( Sơ đồ 1 ) 5

4.1 Tổ chức bộ máy kế toán và các phần hành kế toán : ( Sơ đồ 2 ) 6

4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán : ( Sơ đồ 3 ) 6

4.3 Tổ chức hạch toán chứng từ và luân chuyển chứng từ của công ty : 6

5. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004- 2005 6

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ HỢP TÁC KINH TẾ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (IET CO.,LTD) 8

I. KẾ TOÁN BÁN HÀNG Ở CÔNG TY IET 8

1. Các phương thức bán hàng 8

2. Kế toán bán hàng 12

2.1. Kế toán doanh thu bán hàng : 12

2.2. Kế toán giá vốn hàng bán . 12

2.3. Kế toán chi phí bán hàng: 13

2.4. Kế toán chi phí quản lý. 14

II. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY IET.CO., LTD 15

PHẦN III: HẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG QUY MÔ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ, HỢP TÁC KINH TẾ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ (IET .CO .,LTD) 17

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY IET. 17

1.1. Nhận xét chung. 17

1.2. Đánh giá công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty IET. 17

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY IET. 19

III. MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG. 20

1. Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng tiêu thụ để tính chính xác kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng. 20

2. Sử dụng tỷ giá hạch toán trong thanh toán có dùng ngoại tệ: 21

3. Trích trước chi phí bảo hành 22

KẾT LUẬN 24

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH hỗ trợ đầu tư hợp tác kinh tế và chuyển giao công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kho, khi nhận được hoá đơn, thủ kho sẽ ghi vào sổ kho theo số lượng hàng được bán. Sổ kho do thủ kho mở hàng quý và mở chi tiết cho từng loại hàng hoá. Thủ kho có nhiệm vụ theo dõi chi tiết hàng hoá nhập, xuất, tồn và sau ghi vào sổ kho, thủ kho mang hoá đơn GTGT đến cho phòng kế toán. Đến cuối tháng, thủ kho tính số tồn kho từng loại hàng hoá để đối chiếu với phòng kế toán. ở phòng kế toán: Sau khi nhận được chứng từ về bán hàng do thủ kho mang tới, kế toán kiểm tra tính pháp lý rồi ký duyệt. Mỗi vật tư đều được kế toán cho một mã riêng nên khi nhận được hoá đơn giá trị gia tăng kế toán phải tra mã của mặt hàng được bán để nhập vào máy vi tính. Kế toán bán hàng sử dụng sổ chi tiết hàng hoá, bảng tổng hợp nhập xuất tồn, sổ chi tiết doanh thu bán hàng để theo dõi hàng hoá về số lương và giá trị. Ví dụ: Cụ thể: Ngày 5 Tháng 1 Năm 2005. Giữa Công ty IET và Công ty VINEXAD có hợp đồng mua bán máy photo rich FT 5840, kèm mực, từ và DevelopmentUnit với giá bán 56 896 364đ chưa thuế (thuế VAT 10%) . ( Biểu số 1, 2 ) Theo như hợp đồng ký kết giữa hai bên, Công ty VINEXAD sẽ thanh toán cho Công ty IET theo hình thức tiền mặt .Do vậy căn cứ vào hợp đồng và hoá đơn GTGT kế toán hàng hoá hạch toán như sau: Nợ TK 632: 46 227 615đ Có Tk 156: 46 227 615đ Đồng thời ghi: Nợ TK 131: 62 586 000đ Có TK 511: 56 896 364đ Có TK 33311: 5 689 636đ Do hàng ngày phát sinh nhiều các nghiệp vụ thu chi tiền hàng nên để tiện theo dõi cộng nợ phải thu, phải trả kế toán Công ty sử dụng TK131 – “Phải thu của khách hàng” và TK 331 – “ Phải trả cho người bán”. Do đó tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến thu tiền hàng kế toán đều phản ánh qua Nợ TK 131, khi sự phát sinh nghiệp vụ thu tiền thì kế toán mới phản ánh bên có TK131. Theo ví dụ trên. Cũng trong ngày 5/1/2005 Công ty nhận được tiền do Công ty VINEXAD trả tiền hàng. Khi đó kế toán thu chi tiền mặt lập phiếu thu hàng. Căn cứ vào phiếu thu ngày 5/1/2005, kế toán công nợ ghi định khoản: ( Biểu số 1 ) Nợ TK 1111: 62 586 000đ Có TK 131: 62 586 000đ Kế toán bán hàng theo phương thức bán lẻ. Theo phương thức này viêc bán lẻ chủ yếu diễn ra tại văn phòng của Công ty, và thường khách hàng xem hàng nếu đồng ý về chất lượng và giá cả thì sẽ mua hàng và trả tiền ngay, tuy nhiên doanh thu bán lẻ thường không lớn. Nếu việc bán lẻ phát sinh qua điện thoại hoặc qua Fax nghĩa là khách hàng gọi điện trực tiếp tới phòng kinh doanh của công ty về việc mua một loại hàng hoá nào đó và yêu cầu chuyển tới tận nơi, khi đó phòng kế toán sẽ viết HĐGTGT và xé 2 liên( liên 2 và liên 3) cho người giao hàng( thường là nhân viên phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật) và yêu cầu người mua hàng ký vào để thể hiện tính hợp lệ, hợp pháp của hoá đơn. Ví dụ: Ngày 16/1/2005 Công ty công trình giao thông 246 tới văn phòng của công ty xem hàng và đã mua 01 máy in LBP 800. Đơn giá 4.303.636 đ( chưa VAT) kèm mega data. printer cabble. Công ty công trình giao thông đồng ý mua và sẽ thanh toán bằng tiền mặt. Khi đó kế toán hàng hoá lập định khoản: ( Biểu số 4 ) Nợ TK 632 : 3 839 400đ Có TK 156 : 3 839 400đ Và kế toán công nợ lập định khoản: Nợ TK131 : 4 734 000đ Có TK 511 : 4 303 636đ Có TK 33311 : 430 364đ Tới ngày 17/1/2005 khách hàng thanh toán tiền máy in căn cứ vào phiếu thu số 17 ngày 17/1 kế toán công nợ ghi: Nợ TK : 1111 4 734 000đ Có TK : 131 4 734 000đ Kế toán bán hàng theo phương thức gửi qua đường bưu điện . Phương thức này thường phát sinh với những khách hàng buôn hay bạn hàng quen thuộc của Công ty, đã có sự tin cậy và hiểu biết về nhau. Trong trường hợp các khách hàng của Công ty đều là khách hàng ở Thành Phố Hồ Chi Minh, TP Đã Nẵng… Ví dụ như : Công ty VT, Công ty Phát Triển Công nghệ Thái Bình Dương. Ví dụ : Ngày 16/1/2005 Công ty VT đã mua của Công ty IET 01 máy photo FT 5640 với đơn giá 36.340.000đ.Theo như thường lệ Công ty IET sẽ viết hoá đơn ( GTGT) sau đó xé liên 2 gửi kèm hàng hoá vào cho Công ty VT, việc chuyển hàng này thực hiện bởi nhân viên phòng kinh doanh. Hàng sẽ được đóng hộp sau đó chuyển ra ga Hà Nội và gửi vào Công ty VT.( Biểu số 4 ) Về hình thức thanh toán: Công ty VT sẽ thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Khi phát sinh nghiệp vụ bán máy FT 5640 kế toán hàng hoá lập định khoản sau: Nợ TK 632 : 35 312 420đ Có TK 156 : 35 314 420đ Đồng thời kế toán công nợ lập định khoản: Nợ TK 131 : 39 974 000đ Có TK 511 : 36 340 000đ Có TK 33311 : 3 634 000đ Khi phát sinh một nghiệp vụ bán hàng hoá nào đó kế toán hàng hoá đều viết hoá đơn ( GTGT) để phản ánh doanh thu của số hàng đã xuất bán. Hoá đơn (GTGT) sẽ được làm căn cứ để cuối tháng kế toán lên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra. Trên bảng kê này mỗi khách hàng được ghi trên một dòng bảng kê. Mục đích của việc lập bảng kê chứng từ dịch vụ hàng hoá bán ra là nhằm quyết toán thuế ( GTGT) đầu ra và thuế (GTGT) đầu vào. Cụ thể: Vào ngày31/1/2005 để phục vụ cho công việc quyết toán thuế GTGT kế toán công ty đã lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra như sau: ( Kèm theo tờ khai, Thuế GTGT).( Biểu số 3, 4. ) Việc bán hàng cuả Công ty có thể thu được tiền ngay cũng có thể khách hàng chấp nhận nợ, vì vậy để việc theo dõi công nợ với người mua được chính xác, kế toán Công ty IET đã sử dụng TK 131 – “ Phải thu của khách hàng” để theo dõi công nợ. Điều này có nghĩa là mọi nghiệp vụ liên quan đến công nợ phải thu đều được thể hiện qua TK 131. Để phục vụ cho việc cung cấp thông tin về công nợ một cách nhanh chóng, chính xác, kế toán công ty còn sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ chi tiết TK 131, bảng tổng hợp TK 131. 2. Kế toán bán hàng 2.1. Kế toán doanh thu bán hàng : Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng và đã xác định được doanh thu thì để phản ánh doanh thu bán hàng kế toán sử dụng TK5111. Tài khoản 511 được chia làm 3 tiểu khoản như sau: TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá. TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm. TK 5113: Doanh thu của dich vụ . Để theo dõi doanh thu bán hàng thì kế toán Công ty sử dụng số chi tiết tài khoản, báo cáo chi tiết bán hàng, sổ cái tài khoản. Là một doanh nghiệp áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nên doanh thu bán hàng không bao gồm thuế VAT. Ví dụ: Ngày 5 Tháng 1 Năm 2005. Giữa Công ty IET và Công ty VINEXAD có hợp đồng mua bán máy photo rich FT 5840, kèm mực, từ và DevelopmentUnit với giá bán 56 896 364đ chưa thuế (thuế VAT 10%) . Nợ TK 111: 62 586 000đ Có TK 511 : 56 896 364đ Có TK 3331: 5 689 636đ Kết cấu của các sổ và báo cáo được thể hiện qua Biểu số 2, 5, 6. Số liệu tổng hợp của sổ cái TK511 sẽ được sử dụng để xác định kết quả kinh doanh trong tháng. 2.2. Kế toán giá vốn hàng bán . Để tổng hợp giá vốn số hàng đã xuất bán kế toán căn cứ vào số lượng và ghi trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn của hàng hoá để xác định giá vốn của số hàng đã xuất kho. Giá vốn của hàng xuất kho tiêu thụ được tính theo giá trung bình hàng xuất kho: Đơn giá bình quân = Trị giá mua thực tế hàng còn đầu kỳ + Trị giá mua thực tế hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng còn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ * = Trị giá mua thực tế Đơn giá Số lượng hàng hàng xuất trong kỳ bình quân xuất trong kỳ Mọi chi phí phát sinh khi mua hàng được tính vào giá vốn hàng bán. Giá vốn của hàng đã tiêu thụ được dùng để xác định lãi gộp của số hàng đã bán, để theo dõi giá vốn ngoài bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho của hàng hoá, kế toán Công ty IET còn sử dụng sổ cái TK 632 và sổ chi tiết TK 632. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như bán hàng hoá . Ví dụ : Ngày 16/1/2005 Công ty Thiên Phú đã mua của Công ty IET 01 máy photo FT 5640 với đơn giá 36.340.000đ.Trong đó giá vốn hàng bán là: 35312420đ Kế toán phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 : 35312420 Có TK 156 : 35312420 vào sổ chi tiết TK 632 cuối tháng tiến hành ghi sổ cái. ( Biểu số 5, 6. ) 2.3. Kế toán chi phí bán hàng: Trong điều kiện hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp nào chiếm được thị phần lớn doanh nghiệp đó sẽ có thế mạnh hơn trong quá trình tiêu thụ hàng hoá Công ty IET cũng vậy, để bán được hàng hoá Công ty thường phải chi ra các khoản chi phí được gọi là chi phí bán hàng. Để hạch toán chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 641 “chi phí bán hàng” trong TK này các chi phí như: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí bao bì, chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, chi phí vận chuyển hàng tiêu thụ … Việc hạch toán chi phí bán hàng Công ty không sử dụng sổ chi tiết chi phí bán hàng mà khi có nghiệp vụ chi phí phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng, kế toán tập hợp chứng từ sau đó ghi vào sổ cái TK 641. Mọi chi phí bán hàng được tập hợp và phân bổ vào cuối mỗi tháng. Chi phí bán hàng được theo dõi theo từng chứng từ phát sinh và được kết chuyển sang TK 911 - "Xác định kết quả kinh doanh". Ví dụ: Tháng 1 năm 2005 Công ty có một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng như sau: Nợ TK 6417: 370 563đ Có TK 1123: 370 563đ - Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân viên bán hàng: Nợ TK 6411: 6 078 000đ Có TK 334: 6 078 000đ - Chi tiền gửi hàng: Nợ TK 6418: 135 238đ Có TK 111: 135 238đ Cuối kỳ tập hợp chi phí bán hàng, phân bổ 100% cho hàng bán ra và được kết chuyển vào TK 911 - " Xác định kết quả kinh doanh". Nợ TK 911: 18 627 608đ Có TK 641: 18 627 608đ Để theo dõi chi phí bán hàng kế toán sử dụng sổ cái TK 641.( Biểu số 7 ) 2.4. Kế toán chi phí quản lý. Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí phát sinh có liên quan chung đến mọi hoạt động của Công ty, chi phí quản lý bao gồm: Chi phí nhân viên văn phòng, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí hội nghị, tiếp khách, khấu hao TSCĐ, chi phí điện nước … Các chi phí này được hạch toán vào TK642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”. Căn cứ vào chứng từ minh chứng cho nghiệp vụ chi liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán ghi vào sổ chi tiết TK642 và ghi sổ cái TK642. Chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ và tập hợp 100% cho hàng còn lại và hàng bán ra vào cuối mỗi tháng , sau đó chi phí quản lý sẽ được kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả. Để theo dõi chi phí quản lý doanh nghiệp , kế toán mở sổ theo dõi chi phí quản lý. Ví dụ: Trong tháng 1/2005 Công ty có các khoản chi phí quản lý như sau: ( Biểu số 8, 9. ) - Lương phải trả cho bộ phận quản lý . Nợ TK 6421 : 57 550 240đ Có TK 334 : 57 550 240đ - Bảo hiểm xã hội phải trích theo lương. Nợ TK 6421 : 15%* 57.550.240 = 7 542 500đ Có TK 338 : 7 542 500đ - Chi phí đồ dùng văn phòng, khắc dấu, mua hoá đơn…cho công ty. Nợ TK 6423 : 3 215 206đ Có TK 153 : 3 215 206đ - Chi phí điện nước, điện thoại, Fax… phục vụ quản lý. Nợ TK 6427 : 5 204 360đ Có TK 111 : 5 204 360đ ………. Cuối kỳ tổng hợp chi phí quản lý và kết chuyển sang TK 911 - " Xác định kết quả kinh doanh" Nợ TK 911 : 106 646 266đ Có TK 642 : 106 646 266đ II. Kế toán xác định kết quả bán hàng ở công ty IET.CO., LTD Tại Công ty, xác định kết quả bán hàng được thực hiện theo từng tháng. Hàng tháng căn cứ vào kết quả bán hàng, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển sau: Kết chuyển doanh thu thuần (số liệu TK511) sang bên có TK911. Kết chuyển giá vốn hàng bán (số liệu TK632) sang bên nợ TK911. Kết chuyển chi phí hàng bán (số liệu TK641) sang bên nợ TK911. Kết chuyển chi phí QLDN (số liệu TK642) sang bên nợ TK911. Việc xác định kết quả bán hàng được xác định như sau: Kết quả hoạt động bán hàng = Doanh thu thuần - Trị giá vốn hàng xuất bán - Chi phí BH của hàng đã bán - Chi phí QLDN của số hàng đã bán Ví dụ: Tháng 1/2005 Công ty xác định kết quả bán hàng như sau: ( đơn vị tính:VND). ( Biểu số 10 ) - Kết chuyển giá vốn hàng đã bán. NợTK 911: 1 345 145 759đ Có TK 632: 1 345 145 759đ - Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ. NợTK 911: 18 627 608đ Có TK 642: 18 627 608đ - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. NợTK 911: 106 646 266đ Có TK 642: 106 646 266đ - Kết chuyển doanh thu thuần của số hàng đã bán. Nợ TK 511: 1 509 749 916đ Có TK 911: 1 509 749 916đ - Xác định kết quả bán hàng. Nợ TK 911: 39 330 283đ Có TK 4212: 39 330 283đ Phần IIi Nhận xét và đánh giá chung quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH hỗ trợ đầu tư, hợp tác kinh tế và chuyển giao công nghệ (IET .Co .,LTD) I. đánh giá chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty IET. 1.1. Nhận xét chung. Trong những năm vừa qua, Công ty IET đã trải qua những giai đoạn thuận lợi và khó khăn, những bước thăng trầm và nhiều biến động của thị trường. Tuy nhiên, Công ty IET vẫn gặt hái được nhiều thành tích to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá. Có được thành tích như trên, Công ty IET đã không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác triệt để các vùng thị trường tiềm năng, đồng thời có các biện pháp thoả đáng đối với các khách hàng quen thuộc nhằm tạo ra sự gắn bó hơn nữa để tạo ra một nguồn cung cấp hàng hoá dồi dào và một thị trường tiêu thụ luôn ổn định. Ngoài ra, để có thể đạt được kết quả như trên phải có sự cố gắng nỗ lực không ngừng của tất cả các thành viên của công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng tài chính kế toán. Với cách bố trí công việc khoa học, hợp lý như hiện nay, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán hàng hoá, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty IET đã đi vào nề nếp và đã đạt được những hiệu quả nhất định. 1.2. Đánh giá công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty IET. * Ưu điểm: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty IET được tiến hành tương đối hoàn chỉnh. - Đối với khâu tổ chức hạch toán ban đầu: + Các chứng từ được sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ. + Các chứng từ đều được sử dụng đúng mẫu của Bộ tài chính ban hành, những thông tin kinh tế về nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi đầy đủ, chính xác vào chứng từ. + Các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời. + Công ty có kế hoạch lưu chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ thống hoá theo các nghiệp vụ, trình tự thời gian trước khi đi vào khâu lưu trữ. - Đối với công tác tổ chức hạch toán tổng hợp: + Kế toán đã áp dụng “ Hệ thống chế độ kế toán Doanh nghiệp” mới được Bộ tài chính ban hành. Để phù hợp với tình hình và đặc điểm của Công ty, kế toán đã mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 nhằm phản ánh một cách chi tiết, cụ thể hơn tình hình biến động của các loại tài sản của Công ty và giúp cho kế toán thuận tiện hơn trong việc ghi chép một cách đơn giản, rõ ràng và mang tính thuyết phục, giảm nhẹ được phần nào khối lượng công việc kế toán, tránh được sự chồng chéo trong công việc ghi chép kế toán. + Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho là hợp lý, vì Công ty IET là một Công ty kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng hoá nhiều không thể định kỳ mới tiến hành hạch toán - Đối với công tác tổ chức hệ thống sổ sách: + Công ty đã áp dụng chương trình phần mềm kế toán trên máy nên đã giảm bớt khối lượng công việc ghi chép trên sổ sách, đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác. + Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Tuy nhiên hình thức này cũng được kế toán Công ty thay đổi, cải tiến cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm theo dõi một số loại tài khoản riêng, nhất định, thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu và kiểm tra, giúp cho kế toán trưởng nắm bắt được nhanh chóng các khoản mục phát sinh. Nói tóm lại, tổ chức hạch toán hàng hoá, bán hàng và xác định kết quả bán hàng là nội dung quan trọng trong công tác kế toán hàng hoá của Công ty. Nó liên quan đến các khoản thu nhập thực tế và cần nộp cho Ngân Sách Nhà Nước, đồng thời nó phản ánh sự vận động của tài sản, tiền vốn của Công ty trong lưu thông. II. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty IET. Bên cạnh những kết quả trong công tác tổ chức kế toán hàng hoá, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ mà kế toán Công ty IET đã đạt được, còn có những tồn tại mà Công ty IET có khả năng cải tiến và cần hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu trong công tác quản lý của Công ty. Mặc dù về cơ bản, Công ty đã tổ chức tốt việc hạch toán bán hàng, bán hàng và xác định kết quả bán hàng nhưng Công ty vẫn còn có một số điểm nên khắc phục như sau: - Thứ nhất: Công ty IET là một Công ty kinh doanh thương mại, đặc biệt chủ yếu kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, có nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, nhưng trong thực tế Công ty không sử dụng tài khoản 413 “ Chênh lệch tỷ giá” và tài khoản 007 “ Nguyên tệ các loại” để phản ánh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hạch toán hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ của các mặt hàng được thanh toán bằng ngoại tệ. - Thứ hai: Công ty thường phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho hàng tiêu thụ vào cuối mỗi tháng, không phân bổ chi phí này cho từng mặt hàng tiêu thụ, vì vậy không xác định được chính xác kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng để từ đó có kế hoạch kinh doanh phù hợp. - Thứ ba: Do đặc điểm kinh doanh của Công ty IET có một số khách trả chậm với số lượng tiền khá lớn nhưng Công ty không tiến hành trích khoản dự phòng phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn vốn và xác định kết quả bán hàng. - Thứ tư: Công ty IET là một đơn vị kinh doanh thương mại, để tiến hành kinh doanh không nhiều trường hợp Công ty phải tiến hành mua hàng nhập kho sau đó mới đem đi bán. Điều này không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên của hàng trong kho. Tuy nhiên kế toán công ty lại không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. III. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện tổ chức hạch toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. 1. Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng tiêu thụ để tính chính xác kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng. Một trong những vấn đề quan trọng nhất để tổ chức kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là việc lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý, khoa học. Bởi vì mỗi nhóm hàng có tính chất thương phẩm khác nhau, dung lượng chi phí quản lý doanh nghiệp có tính chất khác nhau, công dụng đối với từng nhóm hàng cũng khác nhau nên không thể sử dụng chung một tiêu thức phân bổ mà phải tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản mục chi phí để lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp. - Đối với các khoản chi phí bán hàng có thể phân bổ theo doanh số bán: - Tương tự ta sẽ có tiêu thức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp theo doanh số bán như sau: Chi phí QLDN phân bổ cho nhóm hàng thứ i = Chi phí QLDN cần phân bổ x Doanh số bán nhóm hàng thứ i Tổng doanh số bán Khi phân bổ được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng nhóm hàng, lô hàng tiêu thụ, ta sẽ xác định được kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, lô hàng theo công thức: Chi phí BH phân bổ cho hàng "i" nhóm hàng thứ "i" = Chi phí bán hàng cần phân bổ x Doanh số bán nhóm hàng thứ "i" Tổng doanh số bán 2. Sử dụng tỷ giá hạch toán trong thanh toán có dùng ngoại tệ: Công ty IET là một công ty kinh doanh Thương Mại và XNK nên việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán là rất thường xuyên, tuy nhiên thực tế hiện nay kế toán Công ty không sử dụng tỷ giá hạch toán để hạch toán ngoại tệ. Do vậy, khi xuất bán hàng nhập khẩu và được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng được xác định là tiêu thụ. Có TK 156 : Hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Nếu việc thanh toán không thu được tiền ngay thì kế toán ghi: Nợ TK 131 : Tổng số tiền phải thu của khách. Có TK 511 : Doanh thu theo tỷ giá thực tế. Có TK 33311 : Thuế GTGT phải nộp. Như ta đã biết tỷ giá ngoại tệ trên thị trường thường xuyên biến động, nếu việc thu tiền hàng không được thực hiện ngay thì kế toán sẽ tính sai kết quả bán hàng, từ đó phản ánh không đúng thực trạng bán hàng của Công ty. Do vậy, để theo dõi ngoại tệ và xác định kết quả bán hàng một cách chính xác kế toán của Công ty nên dùng tỷ giá hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. • Ví dụ cụ thể: Ngày 7/2 Công ty IET bán cho Công ty Lập Thanh 01 Máy Photo Ricoh FT 4422, 01 Máy Photo Ricoh FT 5640 . Tổng cộng số tiền phải thu là 7 960 USD . Tuy nhiên, việc thanh toán không được thực hiện ngay mà tới ngày 22/2 mới có giấy báo có của Ngân hàng về việc Công ty Lập Thanh thanh toán tiền hàng. Tỷ giá thực tế ngày 22/2 với 1 USD =15 500 Vậy nếu Công ty sử dụng tỷ giá hạch toán này thì số tiền mà Công ty thu được sẽ là : 7 960USD *15 500 VNĐ = 123 380 000 VNĐ. Còn nếu sử dụng tỷ giá thực tế thì số tiền thu được là: 7 960 USD * 15 400VNĐ = 122 584 000 VNĐ Số tiền chênh lệch là : 123 380 000đ - 122 584 000đ = 796 000đ, vậy do không sử dụng tỷ giá hạch toán đã làm Công ty thất thu một khoản là :796 000 VNĐ. Nếu sử dụng tỷ giá hạch toán, kế toán sẽ hạch toán như sau: Nợ TK131 : 135 638 400đ Có TK511 : 122 584 000đ Có TK33311 : 12 258 400đ Có TK413 : 796 000đ Khi thu được tiền kế toán hạch toán : Nợ TK112 : 135 638 400đ Có TK131 : 135 638 400đ 3. Trích trước chi phí bảo hành Là một Công ty kinh doanh các loại máy văn phòng nên thường xuyên phát sinh các khoản chi phí bảo hành. Với khối lượng máy bán ra ngoài thị trường là rất lớn nên việc bảo hành cũng nhiều, việc bảo hành máy chỉ xảy ra khi khách hàng yêu cầu. Máy móc chỉ được bảo hành khi phát sinh các vấn đề về không bình thường: như hỏng, trục trặc kỹ thuật, và công ty cũng không thể đoán trước được bao giờ thì sẽ phải bảo hành, nó thường xảy ra một cách đột ngột. Chính vì vậy, với lượng máy bán ra trên thị trường lớn như vậy nếu Công ty không có kế hoạch trích trước chi phí bảo hành máy móc thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định kết quả bán hàng một cách chính xác. Như vậy, với số lượng máy móc tiêu thụ lớn Công ty cần phải trích trước chi phí bảo hành. Kế toán trích trước chi phí bảo hành sử dụng các tài khoản sau: TK 335 : Chi phí trả trước TK 641: Chi phí bán hàng ................... Đầu năm, căn cứ vào khả năng bán hàng của Công ty, kế toán tiến hành trích trước chi phí bảo hành theo một tỷ lệ phần trăm được xác định: Tỷ lệ phần trăm này là tuỳ thuộc vào sự tính toán của kế toán Công ty.Ví dụ, với các mặt hàng có giá trị cao kế toán tiến hành trích trước chi phí bảo hành là 4% của giá vốn hàng xuất bán ( các loại máy photocopy Ricoh ), cũng có thể là 2% của giá vốn xuất ra ( như các loại máy vi tính, máy Fax, máy in ). Việc xác định tỷ lệ trích trước không phải đơn thuần là lấy bao nhiêu phần trăm của giá vốn hàng xuất bán cũng được mà nó còn phụ thuộc vào khả năng thu được lãi từ việc bán sản phẩm đó là bao nhiêu, từ đó mới tính toán và xác định tỷ lệ trích trước chi phí bảo hành. Khi đã tính toán được tỷ lệ trích trước kế toán tiến hành lập định khoản: Nợ TK 641: Theo tỷ lệ xác định Có TK 335: Khi phát sinh nghiệp vụ bảo hành máy móc, kế toán tiền hành phân bổ dần: Nợ TK 335 Có TK 1111,1112...... Kết Luận Bán hàng có một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt trong ngành kinh doanh thương mại, bán hàng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì vậy tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả nói riêng là một phương thức quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là một công việc phức tạp lâu dài . Trong thời gian nghiên cứu và thực tế tại Công ty IET em đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về cơ sở ly luận của tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Từ cơ sở lý luận đã nêu góp phần làm sáng tỏ hơn những tồn tại trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phương hướng hoàn thiện. Đó là quá trình nghiên cứu được trình bày trên cơ sở lý luận cơ bản và đựơc vận dụng vào thực tế ở Công ty. Các nhận xét này mong góp một phần nhỏ vào hoàn thiện công tác kế toán của doanh nghiệp. Thời gian thực tập ở Công ty là cơ hội để em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế trong thời gian này. Em đã cố gắng học hỏi trao đổi kiến thức để hoàn thành chuyên đề với đề tài: “Tổ chức kế toỏn bỏn hàng và xỏc định kết quả kinh doanh tại Cụng ty TNHH Hỗ Trợ Đầu Tư Hợp Tỏc Kinh Tế Và Chuyển Giao Cụng Nghệ” Tuy vậy trong bài viết này sẽ không tránh khỏi những sai sót qua cách trình bày và nhận xét vấn đề em mong được các thầy cô, các cán bộ của Công ty thông cảm. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Trần Thị Kim Oanh và các anh chị trong phòng kế toán đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề này . Em xin chân thành cảm ơn ! Phụ lục Sơ đồ 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty IET Văn phòng đại diện tại TPHCM Văn phòng đại diện tại Đức Ban sở hữu công nghiệp Ban tài chính kế toán Ban thông tin tư liệu Phòng nghiên cứu dự án Phòng marketing Phòng phân tích đầu tư Phòng sáng chế Phòng nhãn hàng Phòng thư viện Phòng thông tin kinh tế Phòng Giám đốc Phòng phó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32671.doc
Tài liệu liên quan