Chuyên đề Tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần nhôm Đô Thành

Mục lục

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1. 1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 3

2.1 Cơ sở lý luận 3

2.1.1 Một số vấn đề lý luận về kênh phân phối 3

2.1.1.1 Khái niệm 3

2.1.1.2 Vai trò của phân phối trong hoạt động Marketing 4

2.1.1.3 Chức năng của kênh phân phối 5

2.1.1.4 Phân loại kênh phân phối sản phẩm dịch vụ 6

2.1.1.5 Cấu trúc kênh phân phối 7

2.1.1.6 Các dòng chảy trong kênh 10

2.1.1.7 Các loại trung gian trong kênh phân phối 11

2.1.1.8 Phương thức phân phối 14

2.1.2 Tổ chức kênh phân phối 15

2.1.2.1 Tổ chức (thiết kế) kênh phân phối 15

2.1.2.2 Cơ sở để lựa chọn kênh phân phối 17

2.1.2.3 Tuyển chọn các thành viên kênh 20

2.1.3 Quản lý kênh phân phối 23

2.1.3.1 Đánh giá các thành viên kênh 23

2.1.3.2 Khuyến khích động viên các thành viên trong kênh phân phối 25

2.2 Cơ sở thực tiễn 26

2.2.1 Tình hình phân phối sản phẩm ở một số doanh nghiệp trên thế giới 26

2.2.2 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm nhôm của một số doanh nghiệp trong nước 30

 

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 32

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 32

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 33

3.1.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý. 33

3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ: 34

3.1.3 Tình hình lao động của công ty 36

3.1.4. Tình hình tài sản của công ty 38

3.1.5 Tình hình nguồn vốn của công ty 41

3.1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 43

3.2 Phương pháp nghiên cứu 45

3.2.1 Phương pháp chung 45

3.2.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng 45

3.2.1.2 Phương pháp duy vật lịch sử 45

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 45

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 46

3.2.3.1 Phương pháp phân tích số liệu 46

3.2.3.2 Phương pháp so sánh 46

PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU 47

4.1 Môi trường kinh doanh của công ty 47

4.1.1 Môi trường chính trị xã hội 47

4.1.2 Môi trường kinh tế: 47

4.1.3 Môi trường luật pháp 48

4.1.4 Môi trường công nghệ 48

4.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 48

4.2.1 Các sản phẩm của công ty 48

4.2.2 Tình hình sản xuất của công ty 49

4.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 49

4.2.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 52

 

4.2.4 Thị phần của công ty trên thị trường 54

4.3 Tình hình tổ chức và quản lý kênh phân phối của công ty 56

4.3.1 Căn cứ để lựa chọn kênh phân phối 56

4.3.1.1 Các nhân tố bên trong 56

4.3.2.2 Các nhân tố bên ngoài 58

4.3.2 Cấu trúc kênh phân phối của công ty 60

4.3.3 Tuyển chọn các thành viên kênh 62

4.3.4 Khuyến khích các thành viên kênh 65

4.3.4.1 Tìm ra các nhu cầu và khó khăn của các ĐL 65

4.3.4.2 Giúp đỡ và khuyến khích các ĐL 66

4.4 Đánh giá hiệu quả tổ chức và quản lý kênh phân phối 70

4.4.1 Ưu điểm 70

4.4.2 Nhược điểm 71

4.5 Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối 72

4.5.1 Định hướng 72

4.5.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý kênh phân phối của công ty cổ phần Đô Thành 73

4.5.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 73

4.5.2.2 Mở rộng kênh phân phối tới các thị trường Miền Trung và Miền Nam 75

4.5.2.3. Quản trị và kiểm soát có hiệu quả hệ thống kênh phân phối 76

4.5.2.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến 77

4.5.2.5 Hoàn thiện chính sách tiêu thụ của Công ty 77

4.5.2.6. Xây dựng nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực quản lý kênh 78

PHẦN V: KẾT LUẬN 79

5.1 Kết luận 79

5.2 Khuyến nghị 79

5.2.1 Đối với Nhà nước 79

5.2.2 Đối với công ty 80

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần nhôm Đô Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên (khoáng sản). Do quy mô vẫn còn hạn chế nên hiện nay công ty chỉ đi vào sản xuất nhôm thanh định hình là chủ yếu. Những ngày đầu mới thành lập, công ty chỉ có một vài cửa hàng phân phối các sản phẩm nhôm thanh định hình nhập khẩu, việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Bằng tất cả lòng quyết tâm và kiên định theo ý tưởng “Cam kết về chất lượng và đem lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng” công ty CP nhôm Đô Thành đã từng bước khắc phục khó khăn, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Hà Nội và sau đó là thị trường của khắp các tỉnh thành trên cả nước. Từ năm 2004 sau khi dự án xây dựng nhà máy nhôm Đô Thành hoàn thành, Công ty CP Đô Thành bắt đầu trở thành một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các loại nhôm thanh định hình cao cấp với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước. Với ba phân xưởng sản xuất và một phân xưởng đóng gói gồm: - Phân xưởng đùn ép nhôm thanh định hình chất lượng cao - Phân xưởng anode xử lý bề mặt thanh nhôm bằng phương pháp Anode hoá. - Phân xưởng cơ khí, sản xuất và gia công khuôn mẫu, gia công cơ khí. Với hệ thống thiết bị hiện đại và đồng bộ, được bố trí khoa học, đảm bảo cho nhà mày vận hành đạt công suất 2400tấn/năm. Hiện nay, công ty vừa cho xây dựng xong một hệ thống kho hàng mới có diện tích 2000m2 tại Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội để có thể tăng năng lực sản xuất của nhà máy. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 3.1.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý. Công ty cổ phần Đô Thành là một công ty có quy mô vừa do đó việc tổ chức bộ máy hoạt động của công ty tương đối đơn giản. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty TNHH Đô Thành được biểu diễn qua sơ đồ sau: Hội đồng thành viên Giám đốc Phó giám đốc phụ trách sản xuất Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phòng TCKT Phòng KD Phòng Kĩ thuật PX Đùn ép PX Mạ PX Cơ khí Phòng HCQT Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của công ty 3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ: * Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên của công ty, là cơ quan quyết định cao nhất, quyết định chiến lược phát triển của công ty, kế hoạch kinh doanh, tăng giảm vốn điều lệ, quyết định phương thức đầu tư,dự án đầu tư… * Giám đốc: Quyết định phương hướng kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh, quyết định hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, phân chia lợi nhuận… * Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Chịu trách nhiệm chỉ đạo kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra giám sát các mặt công nghệ, sản phẩm, quy cách sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá theo các hợp đồng. * Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được giao đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, đạt năng suất cao. Đề xuất các phương án quản lý, tuyển dụng nhân lực, mua sắm trang thiết bị, điều động tài sản, phương tiện vận tải, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất….. * Phòng hành chính quản trị: Tham mưu cho ban giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. Tuyển dụng nhân sự, hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ, lý lịch của cán bộ công nhân viên. Quản lý lao động, tiền lương, làm thủ tục xét hết thử việc, nâng lương cho CBCNV theo quy định. Xử lý các công văn giấy tờ, sổ sách hành chính, công tác lưu trữ tài liệu, công tác giữ gìn trật tự trị an khu vực * Phòng kinh doanh: Nắm bắt xử lý các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh các mặt hàng truyền thống. Xây dựng kế hoạch bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, công tác Marketting, tiếp thị sản phẩm, mở rộng thị trường Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty hàng tháng, quý, năm trình lên giám đốc. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, nhận các đơn đặt hàng Nghiên cứu thị trường, dự báo các nhu cầu khách hàng, chủng loại mặt hàng cần ưu tiên để chủ động đề xuất phương án kinh doanh. Lập kế hoạch dự trù mua sắm vật tư phục vụ cho sản xuất Làm báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh, điều hành hoạt động của tổ lái xe, bốc xếp… * Phòng Tài chính Kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của công ty. Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác, có hệ thống diễn biến nguồn vốn, vốn vay, giải quyết các laọi vốn phục vụ cho việc huy động vật tư, nguyên liệu, hàng hoá cho sản xuất kinh doanh . Theo dõi công nợ,phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác, thực hiện thanh toán nội bộ và thanh toán thuế. Làm các báo cáo số liệu kế toán định kì về công nợ, nhập xuất tồn, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh... Thủ quỹ thực hiện các nghiệp vụ thu chi, nhập xuất tiền mặt theo quy định, khi có đầy đủ chứng từ. * Phòng kĩ thuật: Là phòng chuyên môn giúp cho ban giám đốc với chức năng nhiệm vụ: Quản lý hồ sơ, tài liệu về máy móc thiết bị công nghệ, triển khai chế thử sản phẩm mới. Kiểm tra theo dõi, giám sát về chất lượng sản phẩm, quy trình công nghệ và bảo quản trang thiết bị. Tổ chức công tác sửa chữa sự cố mấy móc, lạp kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kì toàn bộ dây chuyền, hệ thống điện nước. * Các phân xưởng: phân xưởng đùn ép, phân xưởng mạ, phân xưởng cơ khí. Các phân xưởng này tổ chức sản xuất đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao đúng tiến độ, kế hoạch, đúng chất lượng. Đồng thời bảo đảm an toàn cho con người, máy móc, tài sản chung, không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. 3.1.3 Tình hình lao động của công ty Qua bảng số liệu cho thấy tình hình lao động của công ty cổ phần nhôm Đô Thành tăng dần qua các năm. Cụ thể tổng số lao động năm 2006 là 185 người, năm 2007 tăng 5 người so với năm 2006 tức là tăng 2.7%. Đến năm 2008 tăng lên 210 người, tăng 20 người tương ứng với tăng 10.5% so với năm 2007. Số lao động của công ty liên tục tăng qua 3 năm cho thấy công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm lao động. Để cụ thể hơn về tình hình biến động lao động chúng ta đi vào phân tích tình hình lao động trên các khía cạnh khác nhau: - Cơ cấu lao động theo giới tính: Cơ cấu lao động theo giới tính cho chúng ta thấy tỉ lệ lao động nam và nữ của công ty. Nhìn vào bảng ta thấy rõ tỷ lệ lao động nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với lao động nữ. Sở dĩ như vậy là do đặc thù của công ty. Đô Thành là công ty sản xuất nên chủ yếu là lao động kĩ thuật và cần có sức khoẻ tốt. Bởi vậy lao động nam chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động. Lao động nữ chủ yếu là nhân viên văn phòng, làm công việc bàn giấy như nhân viên kế toán, nhân viên xuất nhập khẩu hoặc tạp vụ. Năm 2006, số lượng lao động nam là 165 người chiếm 89.19%, số lao động nữ là 20 người chiếm 10.81% tức là tỷ lệ nam gấp 8 lần tỷ lệ nữ. Đến năm 2007 thì lao động nữ tăng 8 người, tức tăng 40% so với năm 2006, trong khi đó lao động nam giảm 3 người, tức giảm 1.12% so với năm 2006. Do đó tỷ lệ lao động nam và nữ trong công ty có biến đổi chút ít nhưng không đáng kể. Đến năm 2008 thì cả lao động nam và nữ đều tăng, trong đó lao động nam tăng nhanh hơn, tăng 18 người so với năm 2007 tức tăng 11.11%, còn lao động nữ tăng 2 người tương đương với tăng 7.14%. So với năm 2007 thì tỷ lệ giữa lao động nam và nữ hầu như không biến đổi. Bảng 1: Tình hình lao động của công ty Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu 2007/2006 2008/2007 (người) (%) (người) (%) (người) (%) ± % ± % Tổng sô 185 190 210 5 102.7 20 110.5 1. Theo giới tính Nam 165 89.19 162 85.26 180 85.71 -3 98.18 18 111.11 Nữ 20 10.81 28 14.74 30 14.29 8 140 2 107.14 2. Theo trình độ Đại học 33 17.83 38 20 40 19.05 5 115.15 2 105.26 Cao đẳng 51 27.57 57 30 67 31.90 6 117.76 10 117.54 Trung cấp 30 16.22 34 17.89 36 17.15 4 113.33 2 105.88 CN lành nghề 71 38.38 61 32.11 67 31.90 -10 85.92 6 109.84 3. Theo độ tuổi =<30 146 78.92 148 77.89 150 71.43 2 101.37 2 101.35 30 – 45 35 18.92 38 20 55 26.19 3 108.57 17 144.74 46 - 65 4 2.16 4 2.11 5 2.38 0 100 1 125.00 - Theo trình độ lao động: Nhìn vào bảng ta thấy lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm một tỷ lệ lớn, trên 60%, còn lại là công nhân lành nghề. Số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp liên tục tăng qua các năm. Trong đó, lao động có trình độ cao đẳng tăng nhanh hơn cả. Điều này cho thấy công ty không chỉ phát triển về mặt số lượng lao động mà còn quan tâm, chú trọng phát triển về mặt chất lượng lao động. -Theo độ tuổi: Nhìn vào bảng ta thấy công ty có một đội ngũ lao động trẻ trung. Tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi chiểm tỷ lệ cao và liên tục tăng qua các năm. Lao động dưới 30 tuổi năm 2006 là 146 người, năm 2007 là 148 người tăng 2 người, tức tăng 1.37% so với năm 2006. Đến năm 2008 số lượng này là 150 người tức đã tăng 1.35% so với năm 2007. Mặc dù tỉ lệ lao động dưới 30 tuổi đều tăng qua các năm nhưng nhìn vào cơ cấu thì ta thấy tỉ lệ này có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2006 là 78.92%, năm 2007 là 77.89%, năm 2008 là 71.43%). Bên cạnh đó thì tỉ lệ lao động có độ tuổi 30-45 và 46-50 có xu hướng tăng dần. Điều này cho thấy bên cạnh đội ngũ lao động trẻ trung, năng động công ty còn chú trọng đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, có kinh nghiệm. 3.1.4. Tình hình tài sản của công ty Tài sản là một yếu tố quan trọng không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, là tiền đề cơ sở vật chất cho sự ra đời và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Giá trị tài sản là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quy mô, mức độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty năm 2007 tăng 2585.2 triệu đồng tương ứng với tăng 1.37%, năm 2008 tăng 4736.8 triệu đồng tương đương với tăng 2.48% so với năm 2008. Như vây tổng tài sản liên tục tăng qua 3 năm cho thấy quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng. Dựa vào số liệu chi tiết, việc tăng quy mô tài sản chủ yếu là tăng về tài sản lưu động. Tài sản lưu động năm 2007 so với năm 2006 tăng 2942.8 triệu đồng tương đương với tăng 3.02%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 4736.8 triệu đồng tương đương với tăng 2.48%. Ta đi sâu vào cụ thể các khoản trong tài sản lưư động: Qua 3 năm ta thấy lượng tiền của công ty đều tăng: năm 2007 tăng 2.21% so với năm 2006, năm 2008 tăng vọt lên 38.02% so với năm 2007, cho thấy công ty đã đi vay để đầu tư thêm. Nhưng các khoản phải thu cũng tăng mạnh (năm 2007 tăng 27.49% so với năm 2006, năm 2008 tăng 42.86% so với năm 2007) cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn lớn, cần phải có biện pháp thu hồi vốn tích cực, tránh tình trạng ứ đọng vốn nhiều. Đối với hàng tồn kho: năm 2007 giảm 7286.4 triệu đồng tương đương với giảm 12.27% so với năm 2006, năm 2007 giảm 5140.8 triệu đồng tương đương với giảm 9.86% so với năm 2007. Điều này cho thấy công ty đã có chính sách bán hàng tốt nên tiêu thụ được nhiều sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho qua các năm. Tài sản dài hạn của công ty giảm qua các năm. Trong đó năm 2008 giảm nhiều hơn cả, giảm 9549.2 triệu đồng so với năm 2007 tương đương với giảm 10.58%. Sở dĩ có điều này là do năm 2008 công ty đã thanh lý một số tài sản cố định và bổ sung thêm vào lượng tiền mặt của công ty làm tăng tiền mặt. Qua số liệu về bảng tình hình tài sản của công ty ta thấy công ty hoạt động có hiệu quả, việc phân bổ tài sản khá hợp lý. Tuy nhiên chưa có chính sách thu hồi vốn tích cực. Bảng 2: Tình hình tài sản của công ty Chỉ tiêu Năm So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 giá trị (triệu đồng) cơ cấu (%) giá trị (triệu đồng) cơ cấu (%) giá trị (triệu đồng) cơ cấu (%) ± % ± % Tổng tài sản 188,197.60 100.00 190,782.80 100.00 195,519.60 100.00 2,585.20 101.37 4,736.80 102.48 A. Tài sản lưu động 97,546.00 51.83 100,488.80 52.67 114,774.80 58.70 2,942.80 103.02 14,286.00 114.22 1. Tiền 7,403.60 3.93 7,567.20 3.97 10,444.40 5.34 163.60 102.21 2,877.20 138.02 2. Các khoản phải thu 29,099.20 15.46 37,098.80 19.45 53,000.80 27.11 7,999.60 127.49 15,902.00 142.86 3. Hàng tồn kho 59,398.00 31.56 52,111.60 27.31 46,970.80 24.02 (7,286.40) 87.73 (5,140.80) 90.14 4. TSLĐ khác 1,645.20 0.87 3,711.20 1.95 4,358.80 2.23 2,066.00 225.58 647.60 117.45 B. TSCĐ và ĐT dài hạn 90,651.60 48.17 90,294.00 47.33 80,744.80 41.30 (357.60) 99.61 (9,549.20) 89.42 1. Tài sản cố định 84,382.40 44.84 84,619.60 44.35 76,667.20 39.21 237.20 100.28 (7,952.40) 90.60 2.Các khoản ĐTTC dài hạn 40.80 0.02 40.80 0.02 40.80 0.02 - 100.00 - 100.00 3. Tài sản DH khác 6,228.40 3.31 5,633.60 2.95 4,036.80 2.06 (594.80) 90.45 (1,596.80) 71.66 3.1.5 Tình hình nguồn vốn của công ty Qua tình hình nguồn vốn của công ty ta có thể thấy được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ hay những khó khăn công ty phải đương đầu. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của công ty đều tăng qua các năm. Cụ thể nguồn vốn năm 2007 tăng 2582.2 triệu đồng tương đương với tăng 1.37% so với năm 2006. Năm 2008 nguồn vốn tăng mạnh hơn, tăng 4736.8 tương đương với tăng 2.48% so với năm 2007. Nợ phải trả năm 2007 giảm so với năm 2006 là 20808 triệu đồng, tức giảm 17.37%. Nợ phải trả giảm là do nợ ngắn hạn giảm nhiều, năm 2007 giảm 17730.4 triệu đồng tương đương với giảm 15.98%, các khoản vay ngắn hạn và phải trả cho người bán giảm.Năm 2008, nợ phải trả tiếp tục giảm so với năm 2007 là 5934.8 tương đương với 9.996%, trong đó nợ ngắn hạn giảm 4567.2 tương đương với 4.898%. Điều này cho thấy công ty đã không chiếm dụng được vốn từ các đối tượng bên ngoài nên khoản phải trả cho người bán của công ty giảm nhiều. Còn các khoản nợ dài hạn năm 2007 giảm 3077.6 triệu đồng tương đương với giảm 34.92% so với năm 2006, đến năm 2008 nợ dài hạn giảm 1367.6 tương đương với giảm 23.846% so với năm 2007. Như vậy các khoản nợ dài hạn đều giảm qua các năm cho thấy công ty làm ăn có lãi nên đã thanh toán được các khoản vay dài hạn trước đây. Nhóm nguồn vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2007 tăng 34.2% so với năm 2006, năm 2007 tăng 11.62% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh của công ty ngày một cao vì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được bổ sung từ lợi nhuận. Bảng 2: Tình hình tài sản của công ty Chỉ tiêu Năm So sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu(%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu(%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) ± % ± % Tổng nguồn vốn 188,197.60 100.00 190,782.80 100.00 195,519.60 100.00 2,585.20 101.37 4,736.80 102.48 A. Nợ phải trả 119,792.00 63.65 98,984.00 51.88 93,049.20 47.59 (20,808.00) 82.63 (5,934.80) 94.00 1. Nợ ngắn hạn 110,979.20 58.97 93,248.80 48.88 88,681.60 45.36 (17,730.40) 84.02 (4,567.20) 95.10 2. Nợ dài hạn 8,812.80 4.68 5,735.20 3.01 4,367.60 2.23 (3,077.60) 65.08 (1,367.60) 76.15 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 68,405.60 36.35 91,798.80 48.12 102,470.40 52.41 23,393.20 134.20 10,671.60 111.62 1. Vốn chủ sở hữu 68,363.60 36.33 91,739.60 48.09 102,409.20 52.38 23,376.00 134.19 10,669.60 111.63 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 42.00 0.02 59.20 0.03 61.20 0.03 17.20 140.95 2.00 103.38 Qua cơ cấu nguồn vốn ta thấy nợ phải trả năm 2006 và năm 2007 chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu nhưng đến năm 2008 thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả không chênh lệch nhau quá nhiều cho thấy công ty đã giảm dần lượng vốn huy động từ bên ngoài. 3.1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện quy mô kết quả mà doanh nghiệp đạt được về số lượng và mức độ trong kì kinh doanh. Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng 25574.4 triệu đồng tương đương với tăng 25.36% so với năm 2006, năm 2008 tăng 30044.6 tương đương với tăng 23.77% so với năm 2007. Điều này cho thấy công tác tiêu thụ của công ty khá tốt. Tuy nhiên có năm 2007 các khoản giảm trừ doanh thu của công ty tăng mạnh do hàng lỗi bị trả lại. Năm 2007, doanh thu thuần tăng 25482.8 triệu đồng tương với tăng 25.27% so với năm 2006, giá vốn hàng bán cũng tăng 25.15% so với năm 2006. Như vậy tỉ lệ tăng của giá vốn và tỉ lệ tăng của doanh thu thuần là gần như nhau, điều này là hoàn toàn hợp lý. Bởi vậy, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng 3063.2 triệu đồng tương đương với tăng 26.25 % so với năm 2006. Đến năm 2008 thì tỷ lệ tăng của giá vốn (27.98%) nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần (23.8%) nên đã làm lợi nhuận gộp năm 2008 giảm 1152.56 triệu đồng tương đương với giảm 7.82% so với năm 2007, cho thấy doanh nghiệp cần có biện pháp làm hạ giá thành. Chi phí bán hàng của công ty đều tăng qua 3 năm cho thấy công ty đã có những chính sách bán hàng nhằm làm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó công ty đã thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí. Điều này thể hiện việc chi phí quản lý doanh nghiệp giảm qua 3 năm. Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 2008/2007 ± % ± % 1. Doanh thu BH & CCDV 100,843.00 126,417.40 156,462.00 25,574.40 125.36 30,044.60 123.77 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 17.00 108.60 85.42 91.60 638.824 (23.18) 78.66 3. Doanh thu thuần BH & CCDV 100,826.00 126,308.80 156,376.58 25,482.80 125.27 30,067.78 123.8 4. Giá vốn hàng bán 89,157.40 111,577.00 142,797.33 22,419.60 125.15 31,220.33 127.98 5. LN gộp về BH & CCDV 11,668.60 14,731.80 13,579.24 3,063.20 126.25 (1,152.56) 92.18 6. Doanh thu HĐTC 104.40 86.60 375.80 (17.80) 82.950 289.20 433.95 7. Chi phí TC 2,602.80 3,237.20 3,178.20 634.40 124.37 (59.00) 98.18 8. Chi phí bán hàng 1,055.40 1,153.20 1,306.20 97.80 109.27 153.00 113.27 9. Chi phí quản lý DN 8,052.60 7,026.40 5,132.20 (1,026.20) 87.26 (1,894.20) 73.04 10. LN thuần từ HĐKD 62.20 3,401.60 4,338.44 3,339.40 5468.81 936.84 127.54 11. Thu nhập khác 2,002.80 934.80 1,426.20 (1,068.00) 46.67 491.40 152.57 12. Chi phí khác 385.80 430.00 386.00 44.20 111.46 (44.00) 89.77 13. Lợi nhuận khác 1,617.00 504.80 1,040.20 (1,112.20) 31.22 535.40 206.06 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 1,679.20 3,906.40 5,378.64 2,227.20 232.63 1,472.24 137.69 15. Chi phí thuế TNDN 470.18 1,093.79 1,506.02 623.62 232.64 412.23 137.69 16. LN sau thuế 1,209.02 2,812.61 3,872.62 1,603.58 232.64 1,060.02 137.69 Lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng qua 3 năm, cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả. Như vậy công ty muốn tăng lợi nhuận sau thuế thì chỉ có thể làm tăng lợi nhuận trước thuế, đặc biệt là lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, công ty cần tiết kiệm các khoản chi phí trong sản xuất kinh doanh để hạ giá thành, đảm bảo chất lượng sản phẩm . Từ đó làm tăng doanh thu bán hàng đồng thời làm tăng doanh thu thuần. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chung 3.2.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng Là phương pháp nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét, đánh giá vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó và ràng buộc lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Trong đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần nhôm Đô Thành và mối quan hệ giữa các yếu tố vật chất với nhau, giữa yếu tố vật chất với yếu tố con người và yếu tố con người với nhau. 3.2.1.2 Phương pháp duy vật lịch sử Là phương pháp xem xét, đánh giá các sự vật hiện tượng kinh tế xã hội theo quan điểm lịch sử. Trong đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần nhôm Đô Thành, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và các quy luật vận động của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ các tư liệu đã công bố như: các báo cáo tổng kết, kế hoạch bán hàng, các số liệu báo cáo tổng hợp của phòng Kế toán, phòng Kinh doanh, phòng Hành chính của công ty. Tập hợp và sử dụng số liệu này cho đề tài 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, sau khi thu thập số liệu, tôi tiến hành sắp xếp theo các chỉ tiêu khác nhau để nghiên cứu mối liên hệ và ảnh hưởng lân nhau giữa các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu. 3.2.3.1 Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp này sử dụng lý luận, các kiến thức đã học và những dẫn chứng cụ thể để phân tích sự biến động của các sự vật, hiện tượng. Qua đó rút ra những nhận xét về nhân tố làm hạn chế hoặc thúc đẩy hoạt động của các hiện tượng nghiên cứu. Cụ thể trong để tài, ngoài việc phân tích sự biến động của các yếu tố như lao động, nguồn vốn… còn đi sâu vào phân tích hệ thống kênh phân phối sản phẩm, công tác quản lý kênh. 3.2.3.2 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp thông dụng và phổ biến. Đó là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kĩ thuật đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tổ chức tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của hiện tượng. Ví dụ như thông qua số tuyệt đối, số phần trăm để thấy được sự vận động của hiện tượng. PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU 4.1 Môi trường kinh doanh của công ty Việc sản xuất kinh doanh của công ty chịu tác động của môi trường quản lý vĩ mô như: môi trường chính trị - xã hội, môi trường kinh tế, môi trường pháp luật, môi trường công nghệ. 4.1.1 Môi trường chính trị xã hội Hiện tại, môi trường chính trị – xã hội Việt Nam tương đối ổn định. Trong nước chỉ có một Đảng, không có sự tranh quyền lãnh đạo giữa các Đảng phái như trên thế giới. Đường lối chính của Đảng và chính phủ là mở cửa, tiếp thu văn hoá khoa học tiến bộ của thế giới đồng thời giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, “hoà nhập chứ không hoà tan”. Vì thế các công ty tham gia vào thị trường nhôm Việt Nam có những cơ hội học tập và ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật trên thế giới. Qua đó nâng cao kỹ năng quản lý cũng như kỹ năng sản xuất, giữ vững và mở rộng thêm thị trường tiêu thụ. 4.1.2 Môi trường kinh tế: Trong mấy năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta đã tăng lên, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, người tiêu dùng có những đòi hỏi mới. Đứng trước tình trạng cơ sở hạ tầng, giao thông thấp kém do chiến tranh để lại, nhà nước ta đã có những chính sách cải tạo nâng cấp để theo kịp mức sống ngày càng cao của người dân. Các khu đô thị mới dần được quy hoạch và đưa vào hoạt động hết. Về giao thông đường bộ, đường thuỷ cũng như hàng không được nâng cấp cải tạo một cách nhanh chóng. Chính điều này đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển hơn và mở ra các hướng kinh doanh mới cho các doanh nghiệp nói chung và các nhà máy nhôm nói riêng. Với sự xâm nhập của các tập đoàn kinh doanh nhôm lớn trên thế giới vào Việt Nam đã làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp phải nhưng khó khăn lớn.Cùng với đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra làm cho giá nguyên liệu đầu vào biến động dẫn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn hơn. Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn. 4.1.3 Môi trường luật pháp Các bộ luật kinh doanh, luật doanh nghiệp, luật thuế… đã và đang được các cơ quan chức năng hoàn thiện và xây dựng mới. Vì thế môi trường này chưa thực sự ổn định mà còn có những thay đổi, điều chỉnh trong thời gian tới. Để hoà nhập với nền kinh tế thế giới, cơ chế xuất nhập khẩu nước ta ngày càng thông thoáng hơn. Điều này một mặt đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước, nhưng mặt khác các doanh nghiệp nước ta cũng chịu sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Công ty cổ phần nhôm Đô Thành cũng không nằm ngoài quy luật đó. 4.1.4 Môi trường công nghệ Môi trường công nghệ thay đổi một cách nhanh chóng nhất là trong lĩnh vực điện tử. Ngày nay, hầu hết các thiết bị máy móc đều được tự động hoá. Sự trợ giúp của máy móc đã làm cho năng suất tăng lên đáng kể, chi phí bình quân giảm, chất lượng sản phẩm tăng. Chính điều này đã thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất. 4.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 4.2.1 Các sản phẩm của công ty Nguyên liệu billet và phôi nhôm được công ty nhập khẩu về được đưa vào sản xuất thành các thanh nhôm định hình, sản phẩm được phân phối tới các đại lý, các thanh nhôm định hình sẽ được chế tạo thành các bộ cửa cuốn, khung nhôm, cửa kính…Sản phẩm của côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao tot nghiep.doc
Tài liệu liên quan