Chuyên đề Tố tụng kinh tế tại toà án nhân dân: Thực trạng giải pháp

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

I,NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TOÀ ÁN 2

1.KHÁI NIỆM ,ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ 2

. 2

1.1. khái niệm tranh chấp kinh tế. 2

1.2Đặc điểm 2

1.3 Giải quyết tranh chấp kinh tế 3

1. 4.Phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế. 4

2.Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế thông qua tố tụng tại Tòa án 5

2.1.Sơ lược về sự ra đời của Toà kinh tế-cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế ở việt Nam hiện nay 5

2.2. Tố tụng kinh tế. 7

2.2.1. Khái niệm 7

2.2.2. Đặc điểm. 8

2.2.3. Các nguyên tắc của tố tụng kinh tế ( nguyên tắc của việc giải quyết các vụ án kinh tế) 8

3.Thẩm quyền của Tòa kinh tế 11

3.1.Thẩm quyền xét xử theo tính chất ,nội dung vụ việc 11

3.2.Thẩm quyền theo cấp Tòa án 12

3.3.Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ 13

4.Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn 13

5.TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TOÀ ÁN 14

5.1.Khởi kiện vụ án 14

5.2Thụ lý vụ án 14

5.3.Chuẩn bị xét xử 15

5.4 Phiên toà sơ thẩm 15

5.5Thủ tục phúc thẩm 17

5.6. Thủ tục xem xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật 18

II.THỰC TRẠNG ,NHỮNG BẤT CẬP ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TỐ TỤNG KINH TẾ TẠI TÒA ÁN 20

1.Tình hình giải quyết các vụ án kinh tế tại Tòa án 20

2.Những khó khăn vướng mắc từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp kinh tế . 22

Tài liệu tham khảo 28

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tố tụng kinh tế tại toà án nhân dân: Thực trạng giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nhiệm, đều phải thực hiện những nghĩa vụ do pháp luật quy định. Doanh nghiệp nào bị vi phạm đều được pháp luật bảo vệ Nguyên tắc này đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án kinh tế được công bằng, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. .Nguyên tắc xét sử công khai Xét sử công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Tòa án. Việc giải quyết các vụ án kinh tế ngoài mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn có mục đích tuyên truyền giáo dục pháp luật. Do đó về nguyên tắc, các vụ án kinh tế được xét sử công khai trừ trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ. Trong hoạt động kinh doanh, người kinh doanh có thể có bí quyết kinh doanh riêng , nếu họ yêu cầu Tòa án có thể xét xử kín nếu Tòa thấy yêu cầu đó là chính đáng. Xong dù Tòa có xét xử kín thì phần quyết định của bản án cũng phải công bố. . Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ Khi giải quyết các vụ án kinh tế, Tòa án chỉ căn cứ vào những chứng cứ mà đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp quyền lợi của đương sự bị vi phạm mà đương sự không đưa ra được chứng cứ để chứng minh thì Tòa án không có trách nhiệm giải quyết. Khi cần thiết, Tòa án có thể xác minh, thu thập chứng cớ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác. Tòa án không tiến hành điều tra như trong vụ án hình sự và dân sự. . Nguyên tắc hòa giải Khi có tranh chấp kinh tế xảy ra, các bên đương sự phải chủ động gặp gỡ nhau để hòa giải, thương lượng. Khi mà sự thương lượng đó không đem lại kết quả thì bên bị vi phạm có quyền khởi kiện vụ án kinh tế ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế Tòa án nhân dân có nhiệm vụ phải hòa giải giữa các bên đương sự. Hòa giải là bắt buộc trong tố tụng kinh tế. Nếu như khi giải quyết vụ án kinh tế của Tòa án không hòa giải giữa các bên thì coi như đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tòa án chỉ đưa vụ án ra xét sử khi hòa giải không thành. Hòa giải có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai bên đương sự và với cả Tòa án. Nó giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng, đạt được yêu cầu của cả hai bên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những thỏa thuận sau này. Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường rất năng động, linh hoạt, thời gian đối với các nhà kinh doanh có ý nghĩa sống còn. Do đó khi có tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, các nhà kinh doanh cần các cơ quan giải quyết tranh chấp, không những giải quyết đúng pháp luật mà phải nhanh chóng kịp thời, dứt điểm, tránh dây dưa kéo dài. Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đơn giản hơn thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Cũng nhằm vào việc giải quyết nhanh chóng, vì vậy mà trong quá trình giải quyết các vụ án kinh tế Tòa án không cần giai đoạn điều tra, hạn chế việc quay vòng vụ án để xét sử nhiều lần 3.Thẩm quyền của Tòa kinh tế Tòa kinh tế là một cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Những tranh chấp kinh tế thuộc lĩnh vực giải quyêt của Tòa kinh tế.Nói đến thẩm quyền của tòa kinh tế tức là nói đến những thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp về kinh tế.khi xảy ra một tranh chấp kinh tế thì việc xác định nó thuộc thẩm quyền của cơ quan nào có ý nghĩa quan trọng trong việc thụ lý ,chuẩn bị hồ sơ giải quyết tranh chấp kinh tế cũng như việc thi hành quyết định bản án của tòa kinh tế. Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế được thể hiện ở các mặt sau: 3.1.Thẩm quyền xét xử theo tính chất ,nội dung vụ việc Theo điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế,Toà kinh tế có thẩm quyền giải quyết các vụ việc sau: v các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân ,giữa pháp nhân vói cá nhân có đăng ký kinh doanh; v Các tranh chấp kinh tế giữa các công ty với công ty,giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập,hoạt động ,giải thể công ty; v Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu trái phiếu ; v Các tranh chấp kinh tế khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa kinh tế. Việc quy định tòa kinh tế được :”giải quyết các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật” là một quy phạm mở,cho phép Tòa kinh tế tòa án nhân dân các cấp được giải quyết các tranh chấp liên quan đến đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ,các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế thuộc các kĩnh vực như thương mại ,hàng hải,hàng không ,bưu chính viền thông ,tài chính ,ngân hàng,bảo hiểm... và các tranh chấp thuộc thẩm quyền xem xét của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam mà các bên đương sự quyết định khởi kiện tại tòa kinh tế tòa án nhân dân các cấp khi không đồng ý với phán quyết của Trọng tài. 3.2.Thẩm quyền theo cấp Tòa án Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy đinh: v Tòa án nhân dân huyện ,quận ,thị xã,thành phố thuộc tỉnh(gọi chung là tòa án cấp huyện )giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng,trừ trường hợp có nhân tố nước ngoài. v Tòa án nhân dân tỉnh ,thành phố trực thuộc trung ương(gọi chung là Tòa án cấp tỉnh)giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án kinh tế được quy đinh tại điều 12 của pháp lệnh này,trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện.Trong trường hợp cần thiết tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án cấp huyện.Theo quy đinh này: Tại các tòa án nhân dân cấp huyện mặc dù không có tranh chấp kinh tế nhưng tòa án vẫn được giao thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp hợp đông kinh tế có giá trị tranh chấp nhỏ ,tình tiết đơn giản.Đó là các tranh chấp hợp đồng kinh tế có giá trị dưới 50 triệu đồng,còn nếu là các tranh chấp khác như tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp ,chứng khoán... dù có giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng vẫn không thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện . v Thẩm quyền của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao là giám đốc thẩm ,tái thẩm những vụ án kinh tế má bản án ,quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng (khoản3-điều23 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật tổ chức Tòa án nhân dân). 3.3.Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ Theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế là Tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú ; trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản giải quyết. 4.Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn Điều 15 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết vụ án ,gồm các trường hợp: ; Nếu không biết trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi có tài sản , nơi có rụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn để giải quyết; ; Nếu vụ án phát sinh là hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp thì có thể yêu cầu tòa án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoăc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn để giải quyết; ; Nếu vụ án phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế thì có quyền yêu cầu tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong số các bị đơn giải quyết vụ án ; ; Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bât động sản thì có quyền yêu cầu tòa án nơi có bât động sản hoặc nơi cư trú của bị đơn giải quyết ; ; Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác thì có quyền yêu cầu Tòa án của một trong số các nơi đó giải quyết . Trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền của Tòa án thì do Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết. . 5.TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TOÀ ÁN 5.1.Khởi kiện vụ án Khởi kiện vụ án kinh tế là quyền của công dân, pháp nhân có lợi ích bị xâm hại hoặc có tranh chấp cần được bảo vệ. Theo khoản 1 - điều 31- Pháp lệnh quy định: Người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ án kinh tế trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Theo khoản 2- diều 31 quy định : đơn khởi kiện phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án . Tên của nguyên đơn, bị đơn. Địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp. Quá trình thương lượng của các bên. Các yêu cầu, đề nghị Toà án xem xét, giải quyết. Ngoài ra, đơn kiện phải do nguyên đơn hoặc người đại diện của nguyên đơn ký. Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng cứ cho yêu cầu của nguyên đơn (khoản 3- điều 31) 5.2Thụ lý vụ án Thụ lý vụ án là việc Toà án chấp nhận đơn của người khởi kiện và ghi vào sổ thụ lý vụ án của Toà án. Theo điều 32 – Pháp lệnh quy định Toà án thụ lý vụ án với các điều kiện sau đây: Người khởi kiện có quyền khởi kiện . Đơn kiện gửi đúng thời hiệu khởi kiện. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đó. Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục Trọng tài. Nếu Toà án xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì thông báo ngay cho nguyên đơn biết. Trong thời hạn 7 ngày , kể từ ngày được thông báo, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật và Toà án vào sổ thụ lý vụ án vào ngày nguyên đơn xuất trình chứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí (quy định tại điều 33- Pháp lệnh) 5.3.Chuẩn bị xét xử Chuẩn bị xét xử là giai đoạn Toà án tiến hành những công việc đưa vụ án ra xét xử. Theo khoản 2 - điều 34- Pháp lệnh quy định: thời hạn chuẩn bị xét xử là 40 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với các vụ án phức tạp thì thời hạn đó không quá 60 ngày. Trong thời gian này , Toà án tiến hành các công việc sau: Thông báo việc kiện: (khoản 1- điều 34) trong thời hạn 10 ngay, kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo cho bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết nội dung đơn kiện. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được thông báo, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải gửi cho Toà án ý kiến của mình bằng văn bản về đơn kiện và các tài liệu khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Xác minh, thu thập chứng cứ (điều 35 – Pháp lệnh): Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử , nếu xét thấy cần thiết, Toà án có thể tiến hành hoặc uỷ thác cho Toà án khác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, bao gồm: Yêu cầu đương sự cung cấp , bổ sung chứng cứ hoặc trình bầy về những vấn đề cần thiết . Yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan, cá nhân cung cấp bằng chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án . Yêu cầu người làm chứng trình bầy về những vấn đề cần thiết. Xác minh tại chỗ. Yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc lập hội đồng định giá tài sản có tranh chấp. Hoà giải:( điều 36- pháp lệnh) Trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án . Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án , thì Toà án lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp các đương sự không thể thoả thuận với nhau được thì Toà án lập biên bản hoà giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. 5.4 Phiên toà sơ thẩm Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử , Toà án phải mở phiên toà. Trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó không quá 20 ngày. Phiên toà sơ thẩm được tiến hành với sự điều khiển của một Hội đồng xét xử gồm 2 thẩm phán và một hội thẩm, với sự có mặt của các đương sự hoặc người đại diện của đương sự. Nếu viện kiểm sát có yêu cầu tham gia phiên toà thì được tiến hành với sự có mặt của viện kiểm sát viên. Nếu sự có mặt của người làm chứng, người giám định , người phiên dịch là không thể thiếu được thì phiên toà chỉ đựoc tiến hành khi họ có mặt(điều 45- Pháp lệnh). Phiên toà sơ thẩm vụ án kinh tế gồm các thủ tục sau: * Thủ tục bắt đầu phiên toà(điều 46-Pháp lệnh): Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt và căn cước của những người được triệu tập đến phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên toà. Chủ toạ phiên toà giới thiệu các thành viên tham gia phiên toà. Người làm chứng phải cam đoan khai đúng sự thật. Nếu thấy người làm chứng có thể bị ảnh hưởng bởi lời khai của người khác thì chủ toạ phiên toà cho cách ly người làm chứng với những người khác trước khi lấy lời khai của người làm chứng. * Thủ tục xét hỏi tại phiên toà(điều 47- Pháp lệnh): Hội đồng xét xử xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bầy của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của đương sự, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng. Khi xét hỏi, Hội dồng xét xử hỏi trước, sau đó đến kiểm sát viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những ngời tham gia tố tụng có quyền đề xuất với Hội đồng xét xử những vấn đề cần được hỏi thêm. * Thủ tục tranh luận tại phiên toà(điều 48- Pháp lệnh): Sau khi Hội đồng xét xử kết thúc việc xét hỏi, các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án, tham gia tranh luận, có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm sát viên trình bầy ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. * Nghị án(điều 51- Pháp lệnh): Các quyết định của Hội đồng xét xử phải được các thành viên thảo luận và quyết định theo đa số. Khi nghị án phải có biên bản ghi các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. * Tuyên án(điều 52- Pháp lệnh): Chủ toạ phiên toà công bố toàn văn bản án và có trách nhiệm giải thích cho đương sự biết quyền kháng cáo và nghĩa vụ chấp hành bản án. Theo điều 55 – Pháp lệnh quy định: Toà án không được sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định đã tuyên, trừ trường hợp có sai sót rõ ràng về số liệu tính toán hoặc về chính tả và phải thông báo ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và cá nhân, tổ chức khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo khoản 2- điều 56- Pháp lệnh quy định: Sau 5 ngày, kể từ ngày tuyên án, các đương sự, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được xem biên bản phiên toà có quyền yêu cầu sửa chữa , bổ sung biên bản. Chủ toạ phiên toà, thư ký phiên toà và người có yêu cầu ký tên xác nhận những điều sửa chữa, bổ sung. Nếu yêu cầu sửa chữa, bổ sung biên bản phiên toà không được chấp nhận thì họ có quyền ghi ý kiến của mình bằng văn bản để đưa vào hồ sơ vụ án. 5.5Thủ tục phúc thẩm Phúc thẩm vụ án kinh tế là việc Toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Quyền kháng cáo, kháng nghị(điều 59- Pháp lệnh): Đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án trên một cấp xét xử phúc thẩm. Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị(điều 61- Pháp lệnh): Thời hạn kháng cáo là 10 ngày, kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Đối với những đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn này tính từ ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ hoặc được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã , phường, thị trấn nơi họ có trụ sở hoặc cư trú. Thời hạn kháng nghị của viện kiểm sát cùng cấp là 10 ngày, của viện kiểm sát cấp trên là 20 ngày, kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Nếu viện kiểm sát không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định. Nếu kháng cáo, kháng nghị quá hạn vì trở ngại khách quan, thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị là 10 ngày kể từ ngày trở ngại đó không còn nữa. Những người tham gia phiên toà phúc thẩm (điều 68- Pháp lệnh): Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị. Đối với các trường hợp khác, Viện kiểm sát tham gia phiên toà phúc thẩm nếu xét thấy cần thiết. Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị phải được triệu tập tham gia phiên toà phúc thẩm. Toà án chỉ triệu tập người giám định, ngời làm chứng khi có yêu cầu của đương sự và khi thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị. Nếu viện kiểm sát phải tham gia phiên toà hoặc có yêu cầu tham gia phiên toà mà không tham gia đưọc thì Hội đồng xét xử hoẵn phiên toà. Nếu những người khác vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì Toà án vẫn tiến hành xét xử. Theo điều 60- Pháp lệnh quy định: Người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị bằng văn bản phải nêu rõ: Nội dung phần quyết định của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Lý do kháng cáo, kháng nghị. Yêu cầu của người kháng cáo, kháng nghị. Phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực pháp luật. Phần bản án , quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật(điều 64- Pháp lệnh) Kết thúc phiên toà phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có quyền ra một trong các quyết định sau: - Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm. Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc việc xác minh, thu thập chứng cứ của Toà án cấp sơ thẩm không đầy đủ mà Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án theo quyết định của pháp luật. Theo điều 73- Pháp lệnh quy định: Khi phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị , Toà án không khải mở phiên toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần khải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định. Toà án cấp phúc thẩm phải ra quyêt định việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị. Bản án , quyết định của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án. 5.6. Thủ tục xem xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật Thủ tục giám đốc thẩm Giám đốc thẩm là một thủ tục xét xử đặc biệt trong đó Toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của những người có thẩm quyền. Theo điều 74- Pháp lệnh quy định: Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp. Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao, Phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân địa phương. Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm(điều 75- Pháp lệnh): Bản án , quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau: Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật Thời hạn kháng nghị và thời hạn xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm (điều 77- Pháp lệnh): Thời hạn kháng nghị là 9 tháng, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn một tháng , kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án , Toà án phải mở phiên toà giám đốc thẩm. Thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về Toà án cấp trên trực tiếp của Toà án đã ra bản án , quyết định bị xét xử giám dốc thẩm, cụ thể là: - Uỷ ban thẩm phán Toà án cấp tỉnh giám đốc thẩm những vụ án mà bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng nghị. – Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp tỉnh bị kháng nghị. – Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các toà thuộc Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị. – Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà quyết định của uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị. Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm(điều 80 – Pháp lệnh): - Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. – Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. – Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc việc xác minh, thu thập chứng cứ của Toà án cấp dưới không đầy đủ mà Toà án cấp giám đốc thẩm không thể bổ sung được. – Huỷ bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án. Thủ tục tái thẩm Thủ tục tái thẩm là một thủ tục xét xử đặc biệt, trong đó Toà án cấp trên tiến hành xem xét lại bản án, quyết định của Toà án cấp dưới, nếu phát hiện thấy những tình tiết mới , quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án , trên cơ sơ kháng nghị của người có thẩm quyền. * Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm( điều 81-Pháp lệnh): Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp. Chánh án Toà án cấp tỉnh, viện trưởng viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện. * Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm(điều 82- Pháp lệnh): Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ sau: - Mới khát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được khi giải quyết vụ án. – Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng. – Thẩm phán, hội thẩm, Kiểm sát viên , thư ký Toà án cố tình làm sai lệnh hồ sơ vụ án. – Bản án , quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước mà Toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ. * Thời hạn kháng nghị, thời hạn xét xử tái thẩm(điều 83, 84- Pháp lệnh): Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Toà án phải mở phiên toà tái thẩm. * Quyết định của Hội đồng xét xử tải thẩm(điều 86- Pháp lệnh): - Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. – Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại. – Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. II.THỰC TRẠNG ,NHỮNG BẤT CẬP ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TỐ TỤNG KINH TẾ TẠI TÒA ÁN 1.Tình hình giải quyết các vụ án kinh tế tại Tòa án .Kết quả giải quyết tranh chấp kinh tế của trọng tài kinh tế Nhà nước 4 năm cuối Năm 1990 : thụ lý giải quyết 6240 vụ. Năm 1991 : thụ lý giải quyết 4058 vụ. Năm 1992 : thụ lý giải quyết 1648 vụ Năm 1993 : thụ lý giải quyết 1465 vụ .Kết quả thụ lý và giải quyết của Tòa án Năm 1994 : các cơ quan Tòa án thụ lý 78 vụ. Năm 1995 : các cơ quan Tòa án thụ lý 453 vụ. Năm 1996 : đã thụ lý 532 vụ tranh chấp kinh tế trong đó có 75 bản án bị kháng cáo kháng nghị . Năm 1997 : đã thụ lý 630 vụ ,giải quyết song 528 vụ ,có 71 vụ kháng cáo kháng nghị . Có thể thấy so với trọng tài kinh tế Nhà nước trước đây thị số vụ việc giải quyết Tòa án còn khiêm tốn ,đặc biệt trong 2 năm đầu. Điều này cũng dễ hiểu bởi: - Toà kinh tế là một chế định pháp lý mới với thủ tục tố tụng kinh tế còn nhiều điều mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Do chưa quen với việc kiện tụng theo thủ tục của toà án, nhiều doanh nghiệp khi có tranh chấp đã có tâm lý e ngại, mặc cảm sợ ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh. Họ coi việc kiện ra toà án là rất nặng nề, là việc làm bất đắc dĩ. Họ cho toà án là cơ quan xét xử đối với những việc phạm pháp, chức không coi đó là nới để giải quyết các tranh chấp hoặc các vi phạm về hoạt động kinh tế. -Xuất phát từ tính đặc thù của quan hệ kinh tế thị trường (thời gian,lợi nhuận, uy tín trên thương trường ) nên khi có tranh chấp nhiều doanh nghiệp có xu hướng tự hoà giải, cùng chia xẻ rủi ro. Việc hiện ra toà án kinh tế sẽ phải tuân theo những thủ tục cứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9733.doc
Tài liệu liên quan