Chuyên đề Tổng hợp kiến thức thực tập giáo trình sản xuất giống một số loài cá nước ngọt

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1. Đặc điểm sinh học một số loài cá 3

2.1.1. Cá Rô đồng 3

2.1.2. Cá Chép 4

2.1.3. Cá Sặc Rằn 7

2.1.4. Cá Trê 9

2.1.5. Cá Mè Vinh 11

2.2. Giới thiệu tình hình sản xuất giống 13

2.3. Kích dục tố dùng trong sinh sản một số loài cá nước ngọt 15

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1. Thời gian và địa điểm thực tập 19

3.2. Vật liệu nghiên cứu 19

3.2.1. Trong sinh sản nhân tạo 19

3.2.2. Trong thử nghiệm ương cá chép 21

3.2.3. Trong tham quan các mô hình nuôi và sản xuất giống 21

3.3. Phương pháp nghiên cứu 22 3.3.1. Trong sinh sản nhân tạo 11

3.3.1. Bố trí thí nghiệm 22

3.3.1.1 Cá Rô đồng 22

3.3.1.2.Cá Chép 23

3.3.1.3. Cá Sặc Rằn 24

3.3.1.3. Cá Trê 25

3.3.1.3. Cá Mè Vinh 26

3.3.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu trong sản xuất giống một số loài cá nước ngọt 27

3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán trong sản xuất giống một số loài cá nước ngọt 28

3.4. Trong thử nghiệm ương cá chép 29

3.4.1. Bố trí thí nghiệm 29

3.4.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu trong ương cá chép 29

3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán 30

3.4.4. Trong tham quan các mô hình sản xuất giống 31

3.5. Xử lý số liệu 31

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32

4.1 Trong sinh sản nhân tạo 32

4.1.1. Các yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp 32

4.1.2. Cá chỉ tiêu trong sinh sản một số loài cá nước ngọt 32

4.2. Thử nghiệm ương cá chép .42

4.2.1 Ảnh hưởng của môi trường 42

4.2.2 Các chỉ tiêu của cá 43

4.3. Kết quả tham quan thực tế .44

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 51

5.1 Kết luận 51

5.2. Đề xuất 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC A

PHỤ LỤC B

PHỤ LỤC C

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2713 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tổng hợp kiến thức thực tập giáo trình sản xuất giống một số loài cá nước ngọt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y. Sau đó kích thích sự rụng trứng của cá với liều lượng cao 1500 và 2500/kg cá. Sức sinh sản giao động 9.870 - 74.050 trứng/kg cá cái. Tỷ lệ thụ tinh 20,2 - 87,7 và tỷ lệ nở từ 50,6-63,7 (Lê Sơn Trang và csv, 1999). Ø Não Thùy Cá Chép Não thùy thể (Cá chép) được lấy từ những cá chép thành thục còn tươi sống, càng gần thời điểm sinh sản thì hoạt tính kích dục của não thùy càng cao. Cá đẻ nhờ kích thích bằng GnRH hoặc các loại antiestrogen như clomiphen citrate, tamoxifen thì não thùy hình như không còn hoạt tính kích dục. kích dục tố nội tiết từ tuyến yên chủ yếu đã tiết ra đẻ gây chín, rụng trứng hoặc tiết tinh cho chính nó. Ngược lại cá đã sinh sản bằng kích dục tố ngoại sinh hoặc cá loại hormon steroid thì não thùy vẫn còn hoạt tính kích dục (Nguyễn Tường Anh, 1999) Việc định lượng não thùy cho cá bố mẹ tùy thuộc vào nhiều yếu tố chất lượng hoạt tính của não thùy, mức độ thành thực của cá được tiêm, nhiệt độ nước …Việc sử dụng não thùy đẻ kích thích sinh sản tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể và kinh nghiệm của kỹ thuật viên. Một số ứng dụng não thùy đẻ kích thích sinh sản nhân tạo cá giống, Theo Phạm Văn Khánh (Viện nghiên cứu NTTS II) trên đối tượng cá lóc dùng não thùy cá chép tiêm hai lần: liều sơ bộ 1 - 1,5 mg/kg, liều quyết định 6 - 8 mg/kg. Ø DOM Trong tuyến yên của cá, ngoài các hormone sinh dục, còn tiết ra một chất quan trọng khác có tác dụng ức chế quá trình tiết kích dục tố cơ bản (sản ra kích dục tố tự phát) mà còn ức chế cả sự tiết kích dục tố dưới ảnh hưởng của LH - GHA, đó là chất Dophamin. Để làm giảm tác dụng của chất ức chế, người ta tiêm thêm chất kháng Dopamin là Doperidom (DOM). CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm thực tập Thời gian thực tập kéo dài từ ngày 03/6/2011 đến ngày 03/7/2011. Môn học được thực hiện tại “Trại sản xuất giống thủy sản” thuộc khoa Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Tây Đô, KV Thanh Mỹ, phường Lê Bình, quận Cái Răng Thành phố Cần Thơ; tham quan một số tỉnh ở ĐBSCL (Cần Thơ, An Giang và Tiền Giang). Trại sản xuất giống thủy sản khoa Sinh học Ứng dụng trường Đại học Tây Đô được xây dựng năm 2010, và là trại sản xuất giống thuộc chuyên ngành thủy sản đầu tiên của trường. Với diện tích là S = 16,4 x 8,2 = 134,48m2 gồm 2 phần: phòng trực và trại thực nghiệm. Trại được thiết kế 2 mái (hay một mái) được lộp xen kẻ tol sáng và tối; xung quanh trại có phủ bạt để chắn mưa và gió. 3.2. Vật liệu nghiên cứu 3.2.1. Trong sinh sản nhân tạo 3.2.1.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị Trại sản xuất được lợp tôn tối, sáng xung quanh được che đậy bằng các tấm bạt lớn; Lắp đặt hệ thống điện và máy phát điện (trường hợp bị cúp điện); Hệ thống nước phục vụ sản xuất, máy bơm nước công suất 80W; Hệ thống sục khí và máy sục khí 24/24 giờ; Bể chứa nước thể tích 250 - 4000 lít; Bể đẻ, bể ấp trứng, bể ương; 3.2.1.2. Dụng cụ cho cá sinh sản Thau, xô, bể, vợt,….. Cân điện tử, cân đồng hồ; Kính hiển vi, giấy ôli, cốc thủy tinh, ống hút; Nhiệt kế, đĩa Petri, khay nhựa, bộ giải phẫu; Khay/vỉ ấp trứng cá đẻ trứng dính; Và một số dụng cụ khác cần thiết cho môn học. a) b) c) d) Hình 3.1: Một số hình ảnh trang thiết bị và vật liệu trong sản xuất giống a) Các loại vợt và túi lọc b) Xô nhựa (60L) c) Máy bơm (80W) d) Dụng cụ sinh sản cá đẻ trứng dính 3.2.1.3. Các loại kích dục tố và hóa chất a. Các loại kích dục tố dùng cho sinh sản Ø LRH - a (Luteotropin Releasing Hormoned - Ala Analog) Ø HCG ( Human Chorionic Goradotropina) Ø Não thùy thể cá (Hypophysis) ngâm trong acetone Ø DOM (Doperidom) b. Hóa chất Nước muối sinh lí 9‰ Dung dịch nước muối urê (pha 1 lít dung dịch): (3g Urê + 4g Nacl) + nước sạch Hoặc (3g Urê + 4g Nacl) + nước muối sinh lí 9‰ Hình 3.2: Dung dịch muối + urê 3.2.2. Trong thử nghiệm ương cá chép Bể composite có thể tích 600 lít; Bể nuôi tảo, bể chứa nước sạch; Hệ thống sục khí; Cân điện tử, thước đo; Ống nhựa dùng siphon đáy; Thau, xô nhựa; Đĩa Petri, nhiệt kế, test pH; Và một số dụng cụ khác. 3.2.3. Trong tham quan Phiếu phỏng vấn, viết, loa, sổ tay và máy ảnh… 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Bố trí thí nghiệm trong sinh sản 3.3.1.1. Cá Rô đồng a. Chuẩn bị cho cá sinh sản Chuẩn bị nguồn nước sạch, cấp nước vào bể 40 - 50cm và có hệ thống sục khí. b. Tiêu chuẩn chon cá bố mẹ tham gia sinh sản Chọn những cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị xây xát, không dị hình, dị tật. Ø Cá cái: bụng to, mềm, nổi rõ gờ buồng trứng hai bên lường bụng; Lỗ sinh dục: lồi, hình vành khuyên, màu hồng. Ø Cá đực: lỗ sinh dục hơi khuyết, khi vuốt nhẹ lỗ sinh dục thấy có tinh màu trắng sữa chảy ra. c. Kích thích cá tham gia sinh sản Loại kích dục tố: HCG Liều dùng: có thể thay đổi tùy vào mức độ thành thục của cá bố mẹ. Ø Cá cái: 3000UI/kg Ø Cá đực được tiêm bằng 1/3 liều của cá cái. d. Kỹ thuật tiêm Vị trí: tiêm ở gốc vi ngực, tránh trúng tim cá Thể tích tiêm: 0,5 ml/con (tùy vào khối lượng của cá) e. Bố trí cá vào bể đẻ Sau khi tiêm kích dục tố xong thì nhốt cá cái và cá đực chung với nhau như sau: Bố trí: cá sau khi tiêm xong được bố trí vào xô nhựa với tỉ lệ 1đực: 1cái. Bể lớn: 13 cặp đực, cái Theo dõi và ghi nhận: sau khi tiêm kích dục tố thân cá đổi sang màu nhạt, 1giờ sau cá có dấu hiệu bắt cặp. f. Thu và ấp trứng Khi cá đẻ xong tiến hành vớt trứng và chuyển qua bể ấp đã chuẩn bị sẵn. Bể ấp: mực nước sâu khoảng 60 - 80cm, phải điều chỉnh sục khí để trứng cá không gom lại một chỗ. 3.3.1.2. Cá Chép a. Chuẩn bị cho cá sinh sản Có thể sử dụng các bồn xi măng, bồn Composite. Đánh bắt cá: nên đánh cá vào buổi sáng và giữ trong bồn có phun nước vài giờ sau cho cá khỏe. Chuẩn bị giá thể cho trứng bám: Giá thể cho trứng bám có thể là rễ lục bình đã rữa sạch hoặc đóng khung lưới. Chuẩn bị dung dịch thụ tinh: là một hỗn hợp bao gồm Muối ăn (Nacl) 4g + Urê 3g + Nước cất (1 lít). Chuẩn bị dụng cụ ấp: bao gồm bồn composist, giá để ấp trứng và hệ thống phun nước (trong trường hợp ấp trứng trên cạn). b. Tiêu chuẩn chon cá bố mẹ tham gia sinh sản Vào đầu mùa mưa, khi cá đã thành thục sinh dục, sẵn sàng đẻ trứng, tiến hành chọn cá cho đẻ. Tiến trình chọn cá bố mẹ được thực hiện như sau: Hình thái bên ngoài: chọn những cá bố mẹ khỏe mạnh, cơ thể hoàn chỉnh, không có dấu hiệu bệnh tật.Cá cái bụng cá to, mềm, da dụng mỏng, lỗ sinh dục lồi và có màu đỏ. Cá đực cơ thể thon dài, dấu hiệu sinh dục: nắp mang hơi nhám, khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra. Trước khi cho cá đẻ, rất hạn chế tiếp xúc lâu với cá bố mẹ để tránh stress cho cá. Bởi nếu cá bị stress, cá có thể không đẻ hoặc dẫn đến kết quả đẻ không cao c. Kích thích cá tham gia sinh sản Tiêm liều sơ bộ: não thùy họ cá chép với liều lượng 1 cái/kg cá cái (chỉ tiêm cá cái). Liều quyết định: (tiêm sau liều sơ bộ cách 3h00): LRH-a kết hợp với Domparidon. Ø Cá cái: 100µg + 10mg DOM/kg. Ø Cá đực: tiêm một nửa liều của cá cái. d. Kỹ thuật tiêm Vị trí: tiêm ở gốc vi ngực, tránh trúng tim cá Thể tích tiêm: 1 ml/con (thể tích kích dục tố tùy vào cách pha chế nhưng tránh pha quá loãng) e. Bố trí cá vào bể đẻ Sau khi tiêm xong liều quyết định cá đực và cá cái nhốt riêng, theo dõi và ghi nhận. f. Vuốt trứng Sau khi tiêm liều xong liều quyết định khoảng 5 - 6 giờ và tùy theo nhiệt độ nước có thể kiểm tra mức độ rụng trứng của cá để định giờ vuốt trứng. Thông thường, sắp tới thời điểm rụng trứng cá sẽ có hoạt động khác thường như rượt đuổi nhau. Khi kiểm tra thấy trứng đã rụng nên chờ khoảng 30 - 45 phút sau thì vuốt trứng. Trứng được vuốt vào dụng cụ khô và sạch, sau đó vuốt tinh dịch của cá đực cho trực tiếp vào trứng. Dùng long gà khuấy đều, nhẹ khoảng 1 - 2 phút để trứng thụ tinh, tiếp tục rửa 2 - 3 lần với dung dịch muối urê. Lúc này trứng đã hoàn tất quá trình thụ tinh và có thể ấp trứng. g. Ấp trứng Trứng thụ tinh xong rãi đều lên khay ấp (tránh trứng cá không tiếp xúc được với oxy trong nước), khay ấp đặt vào bể nước đã chuẩn bị sẵn. Bể ấp mực nước khoảng 40 - 50cm và có sục khí. Mật độ ấp 50 - 56 trứng/cm2. Nguyên lý ấp nở: Trứng sau khi thụ tinh, được chứa ngay trong bể ấp để ấp nở. Đặc điểm sinh lý hô hấp của trứng là tự động, theo nguyên lý: O2 từ môi trường sẽ trao đổi với O2 trong trứng do có hàm lượng cao hơn, ngược lại CO2 từ trứng sẽ thoát ra môi trường nước do nồng độ CO2 trong nước thấp hơn. “Tạo môi trường (nước ấp) có nồng độ O2 cao và CO2 thấp, các chất thải của trứng và cá con sau khi nở (chủ yếu CO2) được dẫn khỏi môi trường bằng cách tạo dòng nước sạch chảy qua các hạt trứng. Như vậy về nguyên tắc, không cần khối lượng nước chảy nhiều mà cần nước giàu O2”. 3.3.1.3. Cá Sặc Rằn a. Chuẩn bị cho cá sinh sản Có thể sử dụng các bồn xi măng, bồn Composite. Chuẩn bị nguồn nước sạch đã được lọc qua lưới lọc. Cấp nước vào bể đẻ từ 30 - 50cm và bể ấp mực nước sâu khoảng 40 - 60cm có hệ thống sục khí. b. Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ Chọn cá khỏe mạnh, không xây sát, không dị hình. Cá cái: bụng cá to, mềm, phần da bụng mỏng, lỗ sinh dục lòi có màu hồng. Cá đực: phần tia mềm ở lưng dài khỏi góc vi đuôi, màu sắc trên cơ thể rõ ràng (sặc sỡ). c. Kích thích cá tham gia sinh sản Loại kích dục tố: HCG + não thùy. Liều dùng: có thể thay đổi tùy vào mức độ thành thục của cá bố mẹ Cá cái: [2.500UI (HCG) + 2 não thùy]. Cá đực: (tiêm 1/2 liều của cá cái). d. Cách tiêm Vị trí: tiêm ở góc vi ngực. Thể tích tiêm: 0,5 ml/con. (thể tích kích dục tố tùy vào cách pha chế nhưng tránh pha quá loãng). e. Bố trí cá vào bể đẻ Sau khi tiêm kích dục tố cá xong thì tiến hành bố trí cá vào bể cho sinh sản. Theo dõi và ghi nhận lại các biểu hiện của cá cho đến khi cá đẻ. f. Thu và ấp trứng Khi cá đẻ xong tiến hành vớt trứng và chuyển qua bể ấp đã chuẩn bị trước. Phải điều chỉnh sục khí để cung cấp đầy đủ oxy để trứng nở và để tránh trứng gom lại một chỗ. 3.3.1.4. Cá Trê a. Chuẩn bị cho cá sinh sản Có thể sử dụng các bồn xi măng, bồn Composite Đánh bắt cá: nên đánh cá vào buổi sáng và giữ trong bồn có phun nước vài giờ sau cho cá khỏe. Chuẩn bị giá thể cho trứng bám: Giá thể cho trứng bám có thể là rễ lục bình đã rữa sạch hoặc đóng khung lưới. Chuẩn bị dung dịch Muối + Urê: 4g Nacl + 3g Urê + 1 lít nước sạch. Chuẩn bị dụng cụ ấp: bao gồm bồn composist, giá để ấp trứng và hệ thống phun nước (trong trường hợp áp trứng trên cạn). b. Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ Chọn cá có độ tuổi khoảng 8 tháng trở lên, cá khỏe mạnh, không xay xát, không dị hình. Đối với cá cái: bụng to, mềm; phần da bụng mỏng; Lỗ sinh dục hình vành khuyên và phồng to thường có màu hồng nhạt Đối với cá đực: Cơ thể thon dài; gai sinh dục dài, hình tam giác, phía đầu gai sinh dục ngọn và nhỏ, phần nhô ra phía sau rất dài thường có màu trắng hay vàng nhạt, vào mùa sinh sản có màu hồng nhạt. c. Kích thích cá tham gia sinh sản Loại kích dục tố: HCG kết hợp với não thùy; Liều dùng: có thể thay đổi tùy vào mức độ thành thục của cá bố mẹ Liều sơ bộ: 3 não thùy/1 kg cá cái (cá đực thì không tiêm liều sơ bộ) Liều quyết định (tiêm sau liều sơ bộ 6 giờ) Ø Cá cái: 3.500UI HCG/kg Ø Cá đực: tiêm bằng một nửa liều của cá cái. d. Cách tiêm Vị trí: tiêm ở cơ lưng của cá Thể tích tiêm: 0,5 ml/con (thể tích kích dục tố tùy vào cách pha chế nhưng tránh pha quá loãng) e. Bố trí cá vào bể đẻ Sau khi tiêm xong liều quyết định cá đực và cá cái nhốt riêng, theo dõi và ghi nhận. f. Vuốt trứng Sau khi tiêm liều xong liều quyết định khoảng 16 - 18 giờ và tùy theo nhiệt độ nước có thể kiểm tra mức độ rụng trứng của cá để định giờ vuốt trứng. Khi kiểm tra thấy trứng đã rụng nên chờ khoảng 30 - 45 phút sau thì vuốt trứng. Trứng được vuốt vào dụng cụ khô và sạch, giải phẫu cá đực, lấy tinh sào (giải phẫu trước khi tiến hành vuốt trứng cá cái), cắt và nghiền tinh sào. Tinh sào cho vào cái khăn sữa dùng tay nghiền với nước muối sinh lí, dùng lông gà khô, sạch đảo nhẹ và đều trong 3 phút để trứng thụ tinh. Rửa 2 - 3 lần bằng dung dịch nước muối urê, trải đều trứng vào khung lưới đã đặt sẵn trong bể ấp. Lúc này trứng đã hoàn tất quá trình thụ tinh và có thể ấp trứng. g. Ấp trứng Trứng thụ tinh xong rãi đều lên khay ấp (tránh trứng cá không tiếp xúc được với oxy trong nước), khay ấp đặt vào bể nước đã chuẩn bị sẵn. Bể ấp mực nước khoảng 15 - 20cm và có sục khí. Mật độ ấp từ 20.000 - 30.000 trứng/m2 3.3.1.5. Cá Mè vinh a. Chuẩn bị cho cá sinh sản Chuẩn bị dụng cụ cho cá sinh sản là khâu đầu tiên trong qui trình sản xuất giống, nó góp phần không nhỏ đến sự thành công của một đợt sản xuất. Chuẩn bị nguồn nước sạch đã được lọc qua lưới lọc. Cấp nước vào bể đẻ (50 - 60cm) và bể ấp với mực nước sâu khoảng (0,8 - 1m), có hệ thống sục khí. b. Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ Chọn cá phải khoẻ mạnh, không xây xát, không dị hình. Cá cái: phải có dấu hiệu bụng to, mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục lồi và có màu hồng. Cá đực: cơ thể phải thon dài, thân và nắp mang hơi nhám, lỗ sinh dục hơi khuyết, khi vuốt nhẹ gần như có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra. c. Kích thích cá tham gia sinh sản Loại, liều lượng hormone sử dụng Loại: Loại: LHR-a + DOM Liều dùng: có thể thay đổi tùy vào mức độ thành thục của cá bố mẹ Cá cái: [100mg (LHR-a) + 1DOM]/kg. Cá đực (1/2 liều cá cái): [500mg (LHR-a) + 0,5 DOM]/kg. d. Cách tiêm Vị trí tiêm: ở gốc vi ngực, tránh tiêm trúng tiêm. Thể tích tiêm: 1 ml/con (thể tích kích dục tố tùy thuộc vào cách pha chế nhưng tránh pha quá loãng). e. Bố trí cá vào bể đẻ Sau khi tiêm kích dục tố cá xong thì tiến hành bố trí cá vào bể cho sinh sản. Theo dõi và ghi nhận lại các biểu hiện của cá cho đến khi cá đẻ. f. Thu và ấp trứng Khi cá đẻ xong tiến hành vớt trứng và chuyển qua bể ấp đã chuẩn bị trước. Nên giữ mực nước trong bể ấp khoảng 80 - 100cm, phải điều chỉnh sục khí để cung cấp đầy đủ oxy giúp trứng nở và tránh thiếu oxy cục bộ do trứng gom lại một chỗ. 3.3.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu trong sản xuất giống một số loài cá nước ngọt a. Phương pháp cân cá Đối với cá bố mẹ: Sử dụng cân đồng hồ b. Phương pháp tính sức sinh sản tuyệt đối Cá đực và cái đem cân khối lượng trước khi mổ, sau đó đem cân khối lượng buồng tinh và buồng trứng, tiếp tục cân 1g trứng để đếm số trứng có trong 1g trứng. Tính sức sinh sản tuyệt đối (tính trên một cá thể cá cái). c. Phương pháp tính các tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống Bố trí trứng cá vào 3 khay nhựa, mỗi khay 100 trứng đảm bảo yếu tố môi trường giống như trong bể ấp. Quan sát trứng trên kính hiển vi thấy trứng phân cắt ở giai đoạn đầu phôi vị, đếm tỉ lệ thụ tinh: ØTrứng không thụ tinh sẽ có màu trắng đục ØTrứng được thụ tinh sẽ có màu vàng trong Tiếp theo đó, quan sát đến khi cá nở để tính tỷ lệ nở. Khoảng 3 ngày sau cá hết noãn hoàn thì tính tỷ lệ sống. d. Phương pháp tính sức sinh sản tương đối Ø Nhóm cá đẻ trứng dính (cá chép, cá trê): Cân khối lượng cá cái trước khi vuốt trứng và cân khối lượng trứng mới vừa vuốt được. Đếm số lượng trứng có trong 1g. Tính sức sinh sản tương đối (tính trên một kilogam cá cái tham gia sinh sản). Phương pháp xử lý giá thể (khung lưới) trước khi đưa vào bể ấp Khung lưới được đóng khung hình vuông diện tích khoảng 200cm2, ngâm trong nước khoảng 2 – 3 giờ, sau đó rửa sạch và phơi khô. Ø Nhóm cá đẻ trứng nổi (cá Rô đồng, cá Sặc Rằn): Cân khối lượng cá cái trước khi cho tham gia sinh sản, khi cá đẻ tiến hành thu trứng. Đong số trứng cá thu được bằng cốc thủy tinh 80ml, hút 1ml trứng mang đi đếm. Tính sức sinh sản tương đối (tính trên một kilogam cá cái tham gia sinh sản). Ø Nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi (cá mè vinh): Cân khối lượng cá cái trước khi cho tham gia sinh sản, khi cá đẻ tiến hành thu trứng. Đong số trứng cá thu được bằng cốc thủy tinh 1000ml, lấy 40ml trứng mang đi đếm, quy ra số trứng có được trong 1ml. Tính sức sinh sản tương đối (tính trên một kilogam cá cái tham gia sinh sản). 3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán trong sản xuất giống một số loài cá nước ngọt Ø Sau khi tiêm kích dục tố một số loài cá có thân biến đổi từ màu xậm đến nhạt dần. Ø Nhiệt độ, oxy, … Thời gian tiêu hết noãn hoàng, quá trình phát triển phôi. Đo kích thước trứng lúc chưa trương nước và lúc trương nước. Theo dõi quá trình cá sinh sản. Ø Thời gian hiệu ứng thuốc (giờ) là thời gian tính từ lúc tiêm liều quyết định đến khi cá đẻ. Thời gian nở (giờ) tính từ lúc cá đẻ đến lúc trứng nở. Ø Tỷ lệ cá sinh sản (%) = Ø Tỷ lệ thụ tinh(%) = Số cá thu được x 100 Số trứng nở Ø Tỷ lệ nở (%) = Ø Tỷ lệ sống (%) = Số trứng cá đẻ Cá thể cá cái Ø Sức sinh sản tuyệt đối ( trứng/cá thể ) = Tổng số trứng thu được Khối lượng ca cái tham gia sinh sản Ø Sức sinh sản tương đối (trứng/kg) = 3.4. Trong thử nghiệm ương cá chép 3.4.1. Bố trí thí nghiệm a. Khâu chuẩn bị Chuẩn bị nguồn nước sạch: nước hệ thống được cấp vào bể 1000 lít qua lưới lọc và có sục khí, để cấp nước cho bể ương khi thay nước. Chuẩn bị bể nuôi tảo: bằng cách thả cá Sặc Rằn vào bể lớn (1000 lít) thể tích nước nuôi tảo khoảng 600 lít, cho cá ăn hằng ngày, bể đặt nơi có ánh sáng tốt, khoảng 3 ngày thì nhóm tảo màu xanh phát triển tốt ( Anabaena, merismopedia,Oscilatoria,…) nguyên liệu gây màu nước rất tốt cho bể ương. Chuẩn bị nguồn thức ăn tự nhiên: bằng cách nuôi sinh khối Moina. Bể nuôi Moina được đặt nơi có ánh sáng thích hợp và có bổ sung bột cá, vài ngày sau thì Moina sẽ gia tăng về sinh khối. Chuẩn bị bể ương: bể ương thể tích 600 lít được vệ sinh sạch sẽ, cấp nước vào bể qua lưới lọc. Sau đó gây màu nước bằng nước tảo đã chuẩn bị và đều chỉnh sục khí nhẹ. b. Khâu ương Cá Chép bột sau khi hết noãn hoàn khoảng 4 ngày tuổi đem ương với mật độ 5 con/lít, thể tích nước trong bể ương là 400 lít. Ba ngày đầu ương, cá bột chết được bổ sung bằng cá bột còn dự trữ. Hàng ngày, cá được cho ăn 4 lần, theo dõi nhiệt độ, oxy, pH và khoảng 2 ngày đáy bể tích tụ vật chất hữu cơ thì siphon đáy. 3.4.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu trong ương cá chép a. Phương pháp cân khối lượng và đo chiều dài cá Cân khối lượng cá bột bằng cân điện tử, để tính khối lượng trung bình của cá đem ương và đo chiều dài của cá bột bằng thước có vạch mm để tính chiều dài của cá đem ương. Thu >= 30 cá bột tiến hành cân và đo để xác định chiều dài và khối lượng ban đầu của cá trước khi bố trí thí nghiệm. b. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường Ø Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế bách phân. Ø Đo pH bằng hộp so màu pH test của Thái Lan. Theo dõi ngày 2 lần vào các thời điểm 7 giờ và 14 giờ c. Phương pháp cho cá ăn và xử lý thức ăn Cá bột khi bố trí vào bể ương phải xác định số lượng và trọng lượng để tính lượng thức ăn. Lượng thức ăn phải tính theo từng giai đoạn và loại thức ăn, ngày cho cá ăn 4 lần (7 giờ, 10 giờ, 14 giờ, 18 giờ) Ø Giai đoạn cá bột 15 ngày đầu ương: thức ăn là lòng đỏ trứng + bột đậu nành được hòa tan vào nước và sử dụng một đường ống dài khoảng 5cm để đưa thức ăn vào bể cá. Buổi tối bổ sung thức ăn bằng Moina, tránh thức ăn thừa. Ø Giai đoạn cá bột từ ngày 15 về sau: thức ăn công nghiệp dạng mịn với lượng đạm 40%. d. Phương pháp Siphon đáy, thay nước và cấp nước cho bể ương Khi bể ương được gây màu nước bằng tảo và cho cá ăn bằng thức ăn hàng ngày theo thời gian ở dưới đáy sẽ tích tụ một lớp vật chất hữu cơ (tảo tàn và phân thải từ cá). Tiến hành siphon đáy bể bằng ống hút cặn bã hữu cơ ra thau nhựa, kiểm tra kỹ tránh cá bị thất thoát. Sau khi siphon thay 1/3 nước trong bể (khoảng 2 ngày thay nước 1 lần), cấp thêm nước tảo mới và nước sạch đã sục khí có chuẩn bị sẵn. 3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán a. Ghi nhân thời gian ương và thu hoạch cá bột Thời gian ương cá bột: ngày 20/6/2011 Thời gian thu hoạch cá bột: ngày 20/7/2011 b. Ghi nhận các yếu tố môi trường Đo nhiệt độ, test pH ngày 2 lần (7 giờ, 14 giờ) c. Các chỉ tiêu về tăng trọng Tăng trọng (g) W = Wc - Wđ Wc - Wđ T Tốc độ tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) DWG = [ln(Wc) - ln(Wđ) T Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) SGR = 100 x Lc - Lđ T Tăng chiều dài DLG = 3.5. Trong tham quan 3.5.1. Trong sản xuất giống Ø Đối tượng đang được quan tâm: Lươn, cá Lóc, cá Tra, cá Rô phi dòng GIFT. Ø Tỷ lệ thành công: đang được nghiên cứu. Ø Hướng phát triển trong tương lai: Các đối tượng trên sẽ được cho sinh sản nhân tạo thành công và nhân giống với mật độ cao, cung cấp nguồn cá giống bố mẹ cho các trại sản xuất giống. 3.5.2. Thời gian nuôi thương phẩm Ø Đối tượng: Lươn, cá Lóc, cá Tra. Ø Quy trình kỹ thuật: Lươn được nuôi bằng bể xi măng lót bạt. Cá Lóc nuôi bằng bể lót bạt được gia cố bằng lưới B40. Cá Tra được nuôi theo quy trình GAP. Ø Thị trường tiêu thụ và hướng phát triển trong tương lai: sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các nước trên thế giới để thu nguồn ngoại tệ cao. 3.6. Xử lý số liệu Trong sản xuất giống và ương cá chép số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê, phương pháp tính toán thông thường và phần mềm Accel 2003. CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Trong sinh sản nhân tạo một số loài cá nước ngọt 4.1.1. Các yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp Các yếu tố môi trường như nhiệt độ và pH trong bể đẻ và bể ấp của các đối tượng đã được trình bày ở bảng 4.1 Bảng 4.1: Một số yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp của các loài cá cho sinh sản Yếu tố Rô Chép Sặc rằn Trê Mè vinh Nhiệt độ (0C) 28 – 33 27 – 30 27,5 – 29,5 28 – 33 28 – 30 pH 7,8 – 7,9 7,88 – 7,95 7,8 – 7,9 7,7 – 7,9 7,8 – 7,9 Qua bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ dao động từ 28 – 330C tuy có cao nhưng tăng từ từ sẽ không gây bất lợi cho cá sinh sản và sự phát triển của phôi. Theo Phạm Minh Thành - Nguyễn Văn Kiểm (2009), nhiệt độ thích hợp cho cá đẻ và ấp trứng là 25 - 330C. Như vậy với giá trị nhiệt độ ở bảng 4.1 là giá trị dao động từ từ nên không gây bất lợi cho cá sinh sản cũng như sự phát triển của tế bào trứng cá. Bên cạnh nhiệt độ, pH cũng không kém phần quan trọng liên quan đến quá trình sinh sản và ấp trứng các loài cá. Theo Trần Ngọc Tuyền (2009), pH thích hợp cho cá đẻ và ấp trứng từ 7 – 8. Qua kết quả ghi nhận ở bảng 4.1, pH dao động từ 7,7 - 7,9 thích hợp cho cá sinh sản và ấp trứng. 4.1.2. Cá chỉ tiêu trong sinh sản một số loài cá nước ngọt 4.1.2.1. Cá Rô đồng a. Một số chỉ tiêu sinh sản của cá Rô đồng Cá sau khi tiêm xong kích dục tố, bố trí vào bể đẻ, tiến hành quan sát và ghi nhận một số chỉ tiêu sinh sản ở bảng 4.2 dưới đây Bảng 4.2: Một số chỉ trong sinh sản cá Rô đồng Chỉ tiêu Kết quả ghi nhân Sự biến đổi màu thân Từ màu sậm chuyển sang nhạt dần Tỷ lệ cá đẻ (%) 100 Thời gian hiệu ứng thuốc (giờ) 6 giờ 25 phút Sức sinh sản tương đối (trứng/kg cá cái) 547.071 Sức sinh sản tuyệt đối (trứng/cá cái) 29.246 Tỷ lệ thụ tinh (%) 85,7 Tỷ lệ nở (%) 66,6 Tỷ lệ sống (%) 42,8 Đường kính trứng sau khi trương nước (mm) 0,77 Qua bảng 4.2 cho thấy, cá Rô sau khi được tiêm kích dục tố cá sẽ có hiện tượng biến đổi màu sắc cơ thể. Cơ thể cá trở nên nhạt hơn. Sau 6 giờ tiêm, cá có hiện tượng rượt đuổi nhau và đến khoảng 6 giờ 25 phút cá đẻ đồng loạt hay nói cách khác thời gian hiệu ứng thuốc của cá Rô trong thí nghiệm này là 6 giờ 25 phút. Theo Trần Ngọc Tuyền năm (2009), thời gian hiệu ứng thuốc 10 – 12 giờ. Như vậy kết quả ở đây sớm hơn do kỹ thuật tiêm tốt và khi bố trí vào bể đẻ nhiệt độ nước trong bể cao (330C) cùng với việc đậy bạt làm cho nhiệt độ nước tăng lên. Bên cạnh đó, vào buổi chiều trời có mưa làm thay đổi nhiệt độ kích thích cá sinh sản sớm hơn Trong quá trình chọn cá bố mẹ cho tham gia sinh sản do chọn được cá bố mẹ có chất lượng sinh sản tốt và kỹ thuất tiêm tốt dẫn đến kết quả tỷ lệ cá đẻ cao đạt 100%. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của một loài. Ở bảng 4.2, sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của cá lần lượt là 547.071 trứng/kg cá cái và 29.246 trứng/cá cái. Theo Trần Ngọc Tuyền (2009), sức sinh sản của cá Rô là 300.000 - 1.000.000 trứng/kg cá cái. Như vậy kết quả ghi nhận ở bảng 4.2 hoàn toàn hợp lý bởi cá được chọn đúng tiêu chuẩn; sử dụng kích dục tố đúng chủng loại và liều lương; mặc khác kỹ thuật tiêm đạt yêu cầu. Qua bảng 4.2 cũng đã cho thấy tỷ lệ thụ tinh của cá rô đạt 85,7%, một tỷ lệ khá cao. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật bởi cá cho sinh sản đúng thời vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của cá thấp và điều này có thể được lý giải với nguyên nhân chủ yếu do thao tác kỹ thuật trong khâu thay nước đã làm thất thoát một số lượng không nhỏ, mặt khác do thao tác mạnh tay đã dẫn đến một số trường hợp cá bột chết do va chạm mạnh. b. Thời gian phát triển phôi của trứng cá rô Toàn bộ khoảng thời gian phát triển phôi của cá Rô đồng được thể hiện ở bảng 4.3. Bảng 4.3: Thời gian phát triển phôi của cá Rô đồng Giai đoạn phôi Thời gian (phút) Trứng thụ tinh 0’ Hình thành đĩa phôi 10’ Hai tế bào 14’ 4 tế bào 19’ 8 tế bào 26’ 16 tế bào 38’ 32 tế bào 91’ 64 tế bào 99’ Phôi dâu 160’ Phôi nang cao 196’ Đầu phôi vị 237’ Cuối phôi vị 341’ Đốt cơ 467’ Xuất hiện điểm mắt 614’ Phôi cử động 677’ Cá nở 874’ Tổng thời gian 14h34’ Qua bảng 4.3, thời gian phát triển phôi của trứng cá Rô đồng là 14 giờ 34 phút. Theo Trần Ngọc Tuyền (2009), thời gian phát triển phôi của trứng cá Rô đồng là 12 - 14 giờ. Như vậy với nhiệt độ 28 - 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai chinh.doc
  • docbiabaocao.doc
  • dochoan chinh cua phan dau bc.doc
  • docPHU BANG AA.doc
  • docPHU LUC A.doc
  • docphuluc B.doc
  • docPHULUC C.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan