Chuyên đề Triển vọng mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Singapore

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG 2

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 8

LÝ LUẬN TRUNG VỀ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỀ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ CỦA VIÊT NAM – SINGAPORE 8

 1.1. lý thuyết về thương mại và đầu tư quốc tế: 8

1.2 Sự cần thiết phải phát triển mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Singapore trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 11

1.2.1 Sự cần thiết phải phát triển mối quan hệ kinh tế quốc tế: 11

1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Singapore trong thời gian tới. 11

1.3 Tổng quan về đất nước Singapore 12

1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 12

1.3.2 Tình hình chính trị, pháp luật và xã hội 13

1.3.3 Tình hình kinh tế 15

1.3.3.1 Một số thành tựu kinh tế của Singapore 15

Dịch vụ tài chính ngân hàng 20

1.3.3.2 Hoạt động thương mại và đầu tư của Singapore 22

1.2 Lịch sử quan hệ Việt Nam- Singapore 26

1.2.1 Về chính trị 26

1.2.2 Về quan hệ kinh tế 28

1.2.3 Quan hệ giáo dục và văn hóa: 32

1.3 Vị trí của Singapore trong quan hệ kinh tế với Việt Nam 33

Với Việt Nam, quan hệ thương mại đầu tư đã thực hiện trong vòng 3 thập kỷ qua và đặc biệt tăng trưởng mạnh mẽ từ sau năm 1991. Trong khoảng thời gian 5 năm (1993-1997);

CHƯƠNG 2 35

THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC VỀ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ SINGAPORE TRONG THỜI GIAN QUA 35

2.1. Thực trạng quan hệ thưong mại giữa Việt Nam và Singapore trong thời gian qua 35

2.1.1 Tình hình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore 35

2.1.1.1 Về Kim ngạch : 35

2.1.1.2 Cơ cấu xuất khẩu 37

2.1.1.3 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Singapore 41

2.2 Quan hệ đầu tư của Singapore vào Việt Nam 44

2.2.1 Thực trạng đầu tư của Singapore tại Việt Nam 44

2.2.2 Hình thức đầu tư 46

2.3 Lĩnh vực đầu tư 49

2.4 Đánh giá về thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore: 51

2.4.1 Những thuận lợi của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore: 51

2.4.2 Những khó khăn của mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore 54

CHƯƠNG 3 59

NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM-SINGAPORE TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ KINH TẾ 59

THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ SINGAPORE 59

3.1. Những cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam Singapore trong hội nhập kinh tế quốc tế 59

3.1.1. Cơ hội 59

3.1.2 Thách thức: 62

3.2. Một số giải pháp và kiên nghị nhằm thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam-Singapore. 63

3.2.1. Giải pháp: 63

3.2.1.1. Giải pháp của chính phủ. 63

3.2.1.2. Giải pháp của doanh nghiệp 64

3.2.2 Kiến nghị : 65

KẾT LUẬN 74

PHỤ LỤC THAM KHẢO 76

Phụ lục1 Một số chỉ tiêu kinh tế của Singapore 76

Phụ lục 2: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Việt Nam 77

Phụ lục 3: Các mặt hàng xuất khẩu năm 2007 sang Singapore 78

Phụ lục4: Các mặt hàng nhập khẩu năm 2007 từ Singapore 79

Phụ lục 5. Các mặt hàng nhập khẩu từ Singapore trong tháng 4/2008 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Triển vọng mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân, hải sản, hàng dệt may, giầy dép, đá xây dựng... và hàng phục vụ cho chuyển khẩu sang nước thứ ba như: gạo, tinh bột sắn, lạc, thủ công mỹ nghệ... Chủng loại hàng Việt Nam xuất sang thị trường này đa dạng nhưng số lượng ít, chiếm tỉ phần nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của Singapore. Điểm một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam có thể đánh giá như sau: Dầu thô: Mặt hàng này luôn chiếm kim ngạch cao nhất (khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu sang Singapore của ta trong những năm gần đây). Năm 1995 - 252,6 triệu S$ (1S$ = 0,556 USD), năm 2000 – 959,22 triệu S$, năm 200 - 378,2 triệu S$, năm 1998 - 386,98 triệu, năm 1999 - 413,78 triệu S$ kim ngạch. Năm 2000, nhờ lợi thế về giá dầu trên thị trường thế giới nên mặc dù khối lượng xuất khẩu chỉ là 2.206,5 nghìn tấn nhưng kim ngạch của mặt hàng này lên tới 959,22 triệu S$. Năm 2001 xuất khẩu dầu thô tăng mạnh cả về kim ngạch lẫn khối lượng, số liệu tương ứng là 3.355,33 nghìn tấn và 1,1 triệu S$ tăng 23,9% so với năm 2000. Tương lai, đây là mặt hàng chủ lực trừ khi nhà máy lọc dầu Dung Quất của ta đi vào hoạt động. Lạc nhân: Lượng tiêu thụ nội địa không nhiều, chủ yếu tái xuất sang Indonexia, Philipin, Malayxia. Trong những năm 80 và đầu những năm 90, sản lượng lạc của ta nhiều và chất lượng tốt, ổn định, giá cạnh tranh nên lượng lạc tiêu thụ tại Singapore hàng năm khoảng 30.000 tấn giá trung bình từ 600 - 700 USD/tấn C&F, thời điểm cao nhất là 850 USD/tấn. Nhưng những năm qua lượng lạc của Việt Nam xuất sang thị trường này giảm đáng kể do nhu cầu khu vực và do chất lượng lạc của ta không đồng đều, độ ẩm cao, hay bị mốc trên đường vận chuyển, làm phát sinh chất Aflatoxin - tác nhân gây ung thư nên các công ty không dám mua vì nếu lượng Aflatoxin vượt quá 5 phần tỷ (5 PPB) thì hàng không được nhập vào Singapore, nếu đã nhập vào thì sẽ bị tịch thu và tiêu huỷ. Vụ lạc năm 2002 xuất 12.053 tấn và 5,664 triệu S$. Tuy nhiên đến năm 2002 mặc dù khối lượng lên tới 12.680 tấn nhưng kim ngạch giảm xuống còn 5,325 triệu S$ do bất lợi về giá cả. Và đến năm 2006 khối lượng tăng đến 13.000 tấn đat 6,72 triêu S$ đến hết năm 2007 đã tăng đến 14,523 và kim ngạch đạt 7,53 S$ do giá mặt hàng lạc nhân tăng. Cao su: Singapore nhập cao su sơ chế hoặc phẩm chất thấp để sản xuất hoặc tái chế để bán sang các nước công nghiệp phát triển như Nhật, Mỹ và Tây Âu. Giá giao dịch qua sở giao dịch hàng hoá Singapore (SICOM) nhưng chủ yếu dựa trên giá cả Hội cao su Malaysia. Giá biến động từng ngày, thậm chí từng buổi trong ngày và theo từng chủng loại. Trong những năm 80 và đầu những năm 90 cao su của ta chủ yếu bán sang thị trường này hoặc qua thị trường này sang nước thứ ba. Kim ngạch của mặt hàng này từ năm 2000 đến nay chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu và biến động lên xuống phức tạp. Năm 2000 là 16,046 triệu S$; đến năm 2002 còn 12,874 triệu S$ giảm tới 19,77%. Sang năm 2003, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại tăng lên 16,117 triệu S$ tăng 25,1%; nhưng năm 2004 chỉ đạt xấp xỉ 8,01 triệu S$ giảm hơn 51,3%. Đến năm 2006 khối lượng cao su xuất sang thị trường Singapore đạt 10,2 triệu S$ tăng 25,93% và đến năm 2007 đạt 16,52 triệu S$ tăng 61,96% . Thịt, hải sản và rau quả: Hầu hết các loại thịt, hải sản, rau quả Singapore phải nhập để tiêu dùng nội địa. Cục Quản lý Sản xuất Cơ bản thuộc Bộ Phát triển quốc gia kiểm soát việc xuất nhập khẩu thực phẩm, kể cả động vật sống, hoa và cây các loại. Singapore có quy định và quy chế chặt chẽ về việc nhập khẩu này. Riêng các loại thịt gia cầm, gia súc, trứng, các sản phẩm sữa, Cục Quản lý Sản xuất Cơ bản trực tiếp đến các nước muốn xuất khẩu thực phẩm vào Singapore để kiểm tra hệ thống chăn nuôi, chuồng trại để đảm bảo an toàn tối đa về vệ sinh thực phẩm, không có các loại dịch bệnh, độc tố sau đó cấp phép và chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng khi hàng nhập vào Singapore. Chỉ có những nước được cấp giấy phép sau khi Cục này kiểm tra mới được xuất khẩu sản phẩm vào Singapore, hiện nay có 27 nước đã được cấp phép. Do vậy, trước mắt nếu ta muốn xuất khẩu thực phẩm sang thị trường này thì trước hết phải quy hoạch và tổ chức lại sản xuất trong nước, sau đó mời Cục Quản lý này sang kiểm tra tại chỗ để cấp phép. Tuy nhiên ta khó cạnh tranh với các nước láng giềng của Singapore như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và các nước sản xuất nông nghiệp phát triển như Mỹ, úc, New Zealand, Pháp... đang cung cấp cho Singapore hàng chất lượng cao, giá cạnh tranh do vận chuyển thuận lợi, số lượng không hạn chế. Quần áo, giầy dép: Tuy số lượng bán vào thị trường này ngày một tăng nhưng cũng không đáng kể và hầu như đều gắn mác của các hãng có tên tuổi trên thế giới như "Crocodile" hay "Nike". Một số cũng được tái xuất sang thị trường khác. Từ năm 1996, kim ngạch mặt hàng này luôn đạt mức tăng trưởng cao; năm 1995 kim ngạch chỉ đạt 5,223 triệu S$, sang năm 96 đã là 14,183 triệu S$ tăng 171,5%. Năm 97 tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định là 98,6% với kim ngạch lên tới 28,170 triệu. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, năm 98 xuất khẩu giày dép sang thị trường Singapore chỉ đạt 22,566 triệu S$, giảm tới 19,9% so với năm trước; song đến năm 99 đã kịp phục hồi với mức tăng trưởng kim ngạch là 29,2% vượt mức trước khủng hoảng (29,156 triệu S$) và tiếp tục tăng 23,1% trong năm 2000 đạt 35,885 triệu đô la kim ngạch. Tuy nhiên năm 2001 lại là năm không thành công khi kim ngạch giảm 8.3% xuống còn 32,880 triệu S$. Nguyên nhân của sự giảm sút này có thể do kinh tế Singapore năm 2001 đã gặp suy thoái, đạt mức tăng trưởng âm -2%. Nhưng đến năm 2002 đạt 37,642 triệu S$ do sự hồi phục của nền kinh tế Singapore tăng 14,48% và đến năm 2004 kim ngạch đạt 42,283 triêu S$ tăng 12,32% và đến hết năm 2006 kim ngạch tăng 32% so với năm 2004 đạt 55,814 triệu S$. Năm 2007 đạt 59,763 S$ tăng 7.07%. Thủ công mỹ nghệ: Do dân số ít, khả năng và chủng loại của ta không đa dạng như của Trung Quốc, Thái Lan, ấn Độ nên khó có khả năng tăng kim ngạch tại thị trường này. Một số do các công ty Singapore mua nhưng lại tái xuất sang nước khác. Tuy nhiên năm 2006 chúng ta cũng đã xuất được 8,43 triệu S$. Gạo: Mặt hàng này Singapore chủ yếu nhập khẩu để tái xuất. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng khoảng 10 lần trong năm 1996 -1999 (năm 1996 - 4,087 triệu S$, năm 1998 - 9,613 triệu, 1999 - 44,057 triệu S$). Sở dĩ có sự tăng đột biến là một số lượng lớn được nhập cho Indonesia, Singapore phải đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, khách hàng Singapore phàn nàn gạo của ta chất lượng không đều, nhiều hạt vàng, hay giao thiếu đầu bao nên giá cả khó cạnh tranh với cùng chủng loại của các nước khác. Do đó năm 2000 kim ngạch giảm 27,8% còn 31,8 triệu S$. Năm 2003 xuất khẩu gạo đã hồi phục tăng 35,33% đạt 43,035 triệu S$.và đến năm 2006 xuất khẩu đạt 49,856S$ tăng 15,85% .Năm 2007 do giá cả tăng cao, nên tuy khối lượng nhập từ sing tăng không đáng kể nhưng kim ngạch đạt 57,21 triệu S$ tăng 14,75%. Cà phê: là một mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Năm 1995 kim ngạch của mặt hàng này sang Singapore đạt tới 117,386 triệu S$, song từ đó trở đi kim ngạch xuất cà phê sụt giảm liên tục và nhanh chóng. Cho đến năm 2001 chỉ còn 5,882 triệu S$. Ngoài nhóm mặt hàng chính đã kể ở trên, chúng ta còn xuất khẩu sang Singapore những mặt hàng khác như: - Đồ nội thất (năm 2007 đạt xấp xỉ 25,783 triệu S$) - Các mặt hàng nhựa (năm 2007 – 12,13 triệu S$) - Các mặt hàng giấy (năm 2007 – 5,53 triệu S$) - Hàng hoá du lịch (năm 2007 – 17,645 triệu S$) - Thiết bị máy bơm (năm 2007 – 15,538 triệu S$) - Thiết bị điện (năm 2007 - 17,730 triệu S$) - Thiết bị mạch điện (năm 2007 - 12,798 triệu S$) (Số liệu từ tháng 1 đến cuối tháng 11 năm 2007). Trong khi kim ngạch của một số mặt hàng nông sản truyền thống như cà phê, gia vị, ... có xu hướng giảm sút thì một số nhóm hàng công nghiệp lại tăng trưởng khá mạnh về kim ngạch. Có thể kể đến như nhóm thiết bị thu truyền hình năm 2007 tăng 134,9% đạt kim ngạch 25,124 triệu đô la. Năm 2007 là một năm phát triển mạnh của nền kinh tế Singapore, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của ta sang thị trường này đều thuận lợi do nhu cầu tiêu dung tăng cao và sự tăng trưởng của mặt hàng này là một điều đáng mừng. Hơn nữa, chúng ta có thể thấy cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng nâng cao tỷ trọng các mặt hàng chế biến và hàng công nghiệp có giá trị cao. Những tín hiệu đầu tiên này báo hiệu thương mại Việt Nam đang đi đúng hướng. 2.1.1.3 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Singapore Máy móc, thiết bị: Để tiến tới một nước công nghiệp hiện đại chúng ta cần có máy móc hiện đại. Máy móc hiện đại sẽ tạo ra những sản phẩm năng suất cao, chất lượng cao mà giá thành lại hạ. Điều này có ý nghĩa thiết thực lớn mang lại tính cạnh tranh cho sản phẩm- một yếu tố sống còn trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nhận thấy được vai trò quan trọng của máy móc thiết bị đồng thời cũng do yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua Việt Nam đã nhập khẩu một lượng máy móc thiết bị khá lớn và Singapore là một trong những thị trường cung cấp chính cho Việt Nam. Trong năm 2002 chúng ta nhập 394,345 triệu USD máy móc thiết bị phụ tùng, chiếm 15,5% kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này. Từ những năm 2003 trở di kim ngạch nhập khẩu hnagf thiết bị máy móc không ngừng tăng đến tháng 9 năm 2007 kim ngạch đã đạt 7.224 triệu USD vượt hơn so với năm 2006 là 4.665 triệu USD chiếm 16.9% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007. Xăng dầu tinh lọc Đây là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam và thường là rất cao. Năm 2002 kim nghạch nhập khẩu là 1,002,261 triệu $, thì đến năm 2006 tăng lên là 1,320,2 triệu $. Năm 2007 kim nghạch nhập khẩu xăng dầu các loại lên tới 1,508,21 triệu USD.Cùng với việc kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về xăng dầu ở Việt Nam ngày càng tăng . Hàng điện tử: Hàng điện tử từ Singapore vào Việt Nam ngày càng nhiều. Năm 1995 kim nghạch nhập khẩu đạt 62,3 triệu S$, đến năm 1996 đã tăng lên là 87,8 triệu S$ chiếm 40,9% kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam. Năm 1997 tiếp tục tăng lên tới 93,1 triệu S$. Năm 2002 con số này là 146,532 triệu USD. Và đến năm 2006 con số này đạt 202,463 triệu USD. Và năm 2007 vừa qua kim ngạch nhập khẩu hàng điện tử của Việt Nam từ Singgapore đạt 252,421 triệu USD dự báo trong năm 2008 kim ngạch nhập khẩu tăng 21%. Linh kiện ô tô xe máy: Đây là những mặt hàng phục vụ cho nghành công nghiệp lắp ráp. Nghành này rất được khuyến khích ở Việt Nam vì tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Theo thống kê của Tổng cục hải quan, năm 2005 Việt Nam nhập 2 nghìn linh kiện ô tô trị giá 70,049 triệu USD và 1925 bộ linh kiện xe máy loại CKD trị giá 1,981 triệu USD. Trong năm 2007 do ưu đãi về thuế quan nên Việt Nam đã nhập 2653 bộ linh kiện xe máy trị giá 2,36 triệu USD và 3250 bộ linh kiện ôtô trị giá 112 triệu USD. Dự đoán trong những năm 2008 này dù thuế nhập khẩu có tăng, nhưng trước thời điểm tăng thuế nhập khẩu thì lượng lớn linh kiện sẽ được nhập về và mức tăng sẽ là kỷ lục khoảng 47%. Ô tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc: Năm 1999 Việt Nam đã nhập từ Singapore 747 bộ ô tô nguyên chiếc với tổng trị giá 7,483 triệu USD. Kim nghạch nhập khẩu xe máy nguyên chiếc cùng năm đạt 993 bộ trị giá 8,883 triệu USD- theo thống kê của Tổng cục hải quan. Tuy nhiên kim nghạch các mặt hàng này đã giảm mạnh do nhà nước ta có chính sách hạn chế nhập khẩu để đẩy mạnh tiêu thụ hàng lắp ráp trong nước. Năm 2002 chúng ta nhập khẩu 108 ô tô nguyên chiếc các loại trị giá 4,429997USD trong đó không có ô tô dạng CKD, SKD. Xe máy dạng CKD, SKD là 100 bộ trị giá 52,586USD.(Theo thống kê của Vụ Châu Á- Thái Bình Dương). Đặc biệt những năm gần đây khi thị trường ô tô xe máy bùng nổ thì số lượng xe nhập khẩu năm 2006 lên tới 513 với tổng giá trị lên tới 7,9 triệu USD.Và năm 2007 đạt 712 ôtô nguyên chiếc với giá trị 10,2 triệu USD. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam đang là thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp xe trên thế giới. Phân bón Việt Nam là một nước mà người dân làm nông nghiệp là chủ yếu, vì vậy nhu cầu phân bón cho nông nghiệp là rất lớn để góp phần tăng năng suất cây trồng. Trước đây Liên Xô là thị trường nhập khẩu phân bón chủ yếu của chúng ta. Khi Liên Xô tan rã, Singapore đã thay vị trí của Liên Xô trong việc cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục hải quan, năm 2002 ta đã nhập 361,105 tấn phân bón, trị giá 48.406 triệu đô la Mỹ (chiếm 2,63% tổng kim nghạch nhập khẩu). Đến năm 2006 chúng ta nhập khẩu 385,105 tấn phân bón trị giá 49,203 triệu USD. Đến năm 2007 do giá cả vật tư nông nghiệp biến động mạnh theo chiều hướng tăng lên và do chúng nhập mặt hang này chủ yếu từ Trung Quốc nên chỉ đạt 325,265 tấn trị giá 59,625 triệu USD. Sắt thép là nguyên vật liệu xây dựng quan trọng. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá chúng ta phải đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy nhu cầu nhập khẩu sắt thép ngày càng tăng cao để phục vụ cho các công trình xây dựng. Năm 2002 chúng ta nhập khẩu từ thị trường Singapore 41.404 triệu USD , năm 2005 tăng lên là 60.12 triệu USD. Năm 2006 Singapore xuất sang chúng ta 172 tấn sắt thép các loại tổng trị giá là 69,58 triệu USD. Và năm 2007 chúng ta đã nhập của SIngapore. 195 tấn với giá trị là 79,15 triệu USD. Nguyên phụ liệu thuốc lá Là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore nhưng hiện đang nằm trong danh mục cần giảm dần. Năm 2002 kim nghạch nhập khẩu đạt 129,9 triệu S$. Năm 2005 giảm còn 120,9 triệu S$ và năm 2006 giảm còn 70,6 triệu S$. Ngoài các mặt hàng kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ Singapore các mặt hàng: Tân dược Nguyên phụ liệu dệt may da Săm lốp Đồ uống Nhôm Hạt nhựa Nhựa đường Các hoá chất co bản Bột mỳ…. Tuy nhiên kim nghạch nhập khẩu những mặt hàng này không đáng kể trong tổng kim nghạch nhập khẩu từ Singapore (xem phụ lục). 2.2 Quan hệ đầu tư của Singapore vào Việt Nam 2.2.1 Thực trạng đầu tư của Singapore tại Việt Nam Tính đến tháng 2/2007, Singapo có 459 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với số vốn đăng ký 8,3 tỷ USD, vốn thực hiện 3,8 tỷ USD. Singapore là một trong 4 quốc gia ASEAN đi tiên phong trong việc thăm dò thị trường đầu tư Việt Nam từ những năm 1990. Ngay sau đó, lượng vốn đầu tư từ quốc gia này vào Việt Nam đã tăng nhanh chóng, thậm chí cả ở thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, khi hầu hết các quốc gia khác đều có sự sụt giảm mạnh. Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố số liệu mới nhất cho biết, 7 tháng đầu năm nay, đã có 44 dự án của Singapore được cấp phép đầu tư mới tại Việt Nam, với tổng số vốn trên 1,3 tỷ USD. Cùng thời gian này cũng có 8 dự án của các nhà đầu tư Singapore được cấp phép tăng vốn với tổng số trên 13,3 triệu USD. Singapore đứng thứ hai trong tổng số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Như vậy, tính từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, năm 1988 đến hết tháng 7/2007, Singapore có 503 dự án được cấp phép với tổng vốn 9,6 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu ASEAN và đứng thứ 2 trong 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân mỗi dự án từ Singapore đạt 18,7 triệu USD, cao hơn mức bình quân của các dự án trên toàn quốc, thậm chí gấp đến 2-3 lần so với quy mô vốn bình quân mỗi dự án của một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Malaixia. Các nhà đầu tư Singapore có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp, tới chế biến nông-lâm-thuỷ sản; nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là lĩnh vực dịch vụ với hơn 5,5 tỷ USD. Thời gian gần đây, các nhà đầu tư Singapore đang dành sự quan tâm lớn đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam với một lượng vốn khá lớn đổ vào các dự án xây dựng quần thể nhà ở, văn phòng, khách sạn. Về điều này, một quan chức của Tổng Lãnh sự quán Singapore tại Tp.HCM cho rằng, do diện tích hạn hẹp, việc đảm bảo đủ nhà ở cho dân luôn là vấn đề được chú trọng ở Singapore. Bởi vậy, các nhà đầu tư nước này sẽ mang đến Việt Nam nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo điều tra của Cục Đầu tư nước ngoài, Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Công ty TNHH Nasteelvina, Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan đang là những dự án đầu tư triển khai có hiệu quả của Singapore tại Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh chung là tiến độ giải ngân nguồn vốn FDI tại Việt Nam thời gian qua khá chậm, số vốn giải ngân của Singapore hiện mới chỉ đạt trên 4 tỷ USD. Bởi vậy, việc giải quyết những vướng mắc để đẩy nhanh tốc độ giải ngân các dự án này đang được coi là giải pháp quan trọng cấp bách nhằm tiếp tục thu hút các nhà đầu tư Singapore đến Việt Nam. Ngoài ra, hai bên cũng đang xúc tiến điều chỉnh “Cơ chế chấp thuận nhanh trong cấp Giấy chứng nhận đầu tư” giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Cơ quan Phát triển kinh tế Singapore để phù hợp với điều kiện mới. 2.2.2 Hình thức đầu tư Singapore đầu tư tại Việt Nam dưới 3 hình thức chính: xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức xí nghiệp liên doanh: Xí nghiệp liên doanh là xí nghiệp do 2 hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ở Việt Nam, nhà nước không hạn chế mức cao nhất phần vốn góp của bên nước ngoài nhưng không dưới 30% tổng số vốn. Quyền lợi và nghĩa vụ hai bên phân chia theo tỷ lệ góp vốn. Trong các xí nghiệp liên doanh với Singapore, phía Việt Nam chủ yếu góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng mặt đất, mặt nước, bất động sản… Điển hình của hình thức đầu tư này có tập đoàn Straist Steamship Land Limited. Đây là một tập đoàn lớn và lâu đời của Singapore. Trước đây tập đoàn này hoạt động chủ yếu là trong lĩnh vực vận tải biển và sửa chữa tàu biển. Ngày nay hoạt động kinh doanh của công ty phát triển và mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, xây dựng nhà kho bến bãi, sửa chữa lắp ráp cơ khí… Tập đoàn Straist Steamship Land Limited là một trong những tập đoàn hoạt động sôi nổi nhất ở Việt Nam. Năm 1995 vốn tài sản của công ty này là 1,9 tỷ USD. Vốn trong các dự án tại Việt Nam năm 1995 đã là 470 triệu USD. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Straist Steamship Land Limited đã liên doanh với công ty First Pacific Davies của Hồng Kông cùng hai công ty Việt Nam (công ty vận tải đường thuỷ số 2 & công ty quản lý và kinh doanh nhà ở) để tạo thành liên doanh 3 bên Singapore- Hồng Kông- Việt Nam xây dựng khu trung tâm Thương Mại Sài Gòn trên đường Lê Lợi- thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn Liang Court Group phát triển dự án đầu tư ở Hà Nội năm 1994, xây dựng khu nhà ở cho thuê Regency West Lake gồm 67 căn hộ chủ yếu là để cho thuê dài hạn. Ferland Invesment – công ty con của Straist Steamship Land Limited đã liên doanh với Công ty phát hành sách Hà Nội xây dựng Trung Tâm Quốc Tế 8 tầng tại Tràng Tiền. Toà nhà này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5/1995. Ferland Invesment còn liên doanh với Công ty khách sạn và du lịch công đoàn Hà Nội đầu tư xây dựng khu nhà nghỉ tổng hợp Hoàng Viên tại Quảng Bá, Hồ Tây trị giá hơn 70 triệu (phía đối tác Singapore cung cấp 51 triệu USD chiếm 70% tổng vốn đầu tư). Dự án cung cấp khoảng 300 phòng nghỉ tiêu chuẩn quốc tế, 20 biệt thự và 155 căn hộ cao cấp. Một ví dụ khác là hãng Hotel Propertise của Singapore đã liên doanh với hãng hàng không Việt Nam xây dựng khách sạn 302 buồng tại Hà Nội với số vốn khoảng 259 triệu USD. Công ty Burton Engineering tiến hành xây dựng tháp Hà Nội ngay ở trung tâm Hà Nội, trước đây là khu nhà tù Hoả Lò với số vốn 33210250 USD. Công trình đã đi vào hoạt động với doanh thu 1,8 triệu USD/năm. Khu Nam Thăng Long Hà Nội là liên doanh phía Singapore với Công Ty TNHH Phát triển khu mới Nam Thăng Long rộng 392 ha với số vốn lớn nhất (2,11 tỷ USD). Anzial Asia đã hợp tác với tổng công ty dầu khi Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở Đồng Bằng Sông Hồng, khu công nghiệp tỉnh Bình Dương với số vốn 216 triệu USD. Theo các quan chức trong Ban quản lý dự án (DPM) thì đây là hình thức chủ yếu của Singapore, chiếm 62% dự án đầu tư của Singapore hoạt động ở Việt Nam và chiếm hơn 88% tổng đầu tư của Singapore (Nguồn: Vietnam News Agency 8/2000). Hình thức liên doanh này tỏ ra rất hiệu quả ở Việt Nam với hơn 40% vốn đăng kí được sử dụng và đã tạo ra 13000 việc làm. Hình thức đầu tư dưới dạng xí nghiệp 100% vốn nước ngoài: Đây là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam dưới hình thức công ty TNHH, họ tự đứng ra quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Hình thức đầu tư xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm khoảng 31% dự án đầu tư của Singapore ở Việt Nam. Tổ chức hay cá nhân người nước ngoài tự thành lập xí nghiệp, tự mình quản lý , tự chịu trách nhiệm và tương ứng là hưởng các quyền lợi được ghi trong giấy phép đầu tư. Hiện nay Singapore có 35 dự án đầu tư theo hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài với tổng số vốn là 371,7 triệu USD trong đó có gần 24%vốn đăng ký được đưa vào sử dụng. Phải kể đến là công ty Ken Ken Việt Nam (công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu) có vốn đầu tư của Singapore là 4,5 triệu USD và doanh thu đạt lớn nhất 10,54 triệu USD. Ngoài ra còn có công ty TNHH sản xuất đường Rajshree có vốn đầu tư là 29 triệu USD. Công ty TNHH MINO (chuyên sản xuất các sản phẩm nhôm) có vốn lớn nhất 105 triệu USD. Các dự án đầu tư theo hình thức này đã tạo ra khá nhiều việc làm cho người lao động . Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau tiến hành 1 hoặc nhiều hoạt động ở Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một pháp nhân mới. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 7% dự án đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Trong số 12 dự án đầu tư theo hình thức này chỉ có 5 dự án đi vào hoạt động. Ví dụ: hợp đồng hợp tác kinh doanh cung cấp dung dịch khoan giữa Việt Nam và Singapore với vốn đầu tư của Singapore là 0,9 triệu USD đạt doanh thu lớn nhất là 13,3 triệu USD. Hay hợp đồng hợp tác kinh doanh hai khách sạn nổi ở Hải phòng và Hạ Long với số vốn đầu tư là 16 triệu USD. Xét về doanh thu thì riêng hình thức xí nghiệp liên doanh đã đạt trên 2,5 tỉ $ (tháng 8/2007) trong khi đó 2 hình thức còn lại chỉ đạt trên 200 triệu USD. 2.3 Lĩnh vực đầu tư Các công ty của Singapore đầu tư vào nhiều lĩnh vực ở Việt Nam như đầu tư vào bất động sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, lĩnh vực dịch vụ… Lĩnh vực điển hình thứ nhất: lĩnh vực kinh doanh bất động sản: khách sạn văn phòng, nhà ở, công sở… Trong lĩnh vực này Singapore đầu tư 4079,406 triệu USD, chiếm 60% tổng vốn đầu tư của Singapore ở Việt Nam. Ví dụ: công ty liên doanh Ferland Investment xây dựng toà nhà 8 tầng ở trung tâm quốc tế phố Tràng tiền, Hà Nội. Hay công ty Straits Steamships Land xây dựng Trung Tâm Thương Mại Sài gòn, Thành Phố Hồ Chí Minh. Lĩnh vực đầu tư thứ hai của Singapore tại Việt Nam là đầu tư vào nghành công nghiệp. Chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng nhỏ và ít vốn. Singapore đã đầu tư 883,87 triệu USD chiếm 13% số vốn đầu tư tại Việt Nam trong đó nghành có quan hệ hợp tác đầu tiên là nghành dệt. Ví dụ: nhà máy dệt 19/5 thành lập vào tháng 10/1992 là liên doanh giữa nhà máy dệt 19/5 thuộc sở công nghiệp Hà Nội với công ty Việt Sin Investment Pte.Ltd. Sản phẩm của nhà máy: quần jeans và quần áo chất lượng cao chủ yếu là để xuất khẩu. Ngoài ra nhà máy còn cung cấp các dịch vụ giặt là, tẩy khô cho các khách sạn lớn ở Hà Nội. Trong nghành công nghiệp nặng có liên doanh NATSTEEL VINA ở tỉnh Bình thuận giữ Công ty TNHH NATSTEEL Singapore với nhà máy thép Thái Nguyên. Thứ 3 là nghành công nghiệp thực phẩm: đây là một trong những nghành Singapore khá chú trọng đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Singapore trong nghành này là 819,87 triệu đô la Mỹ, chiếm 12,5 tổng vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam. Ví dụ: liên doanh chế biến gạo Tiền Giang với số vốn 3 tỷ USD, 2 nhà máy bột ở thành phố Hồ Chí Minh với 18,5 triệu USD… công ty Ken ken Việt Nam chế biến thực phẩm xuất khẩu. Kết quả của việc đầu tư là có hàng loạt các nhà máy sản xuất đồ uống ra đời: ví dụ công ty ASIA Pacific Brewe liên doanh với công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh lập dự án xây dựng nhà máy bia Việt Nam với tổng vốn đầu tư 49,5 triệu đô la Mỹ. Trong lĩnh vực viễn thông- một nghành đang phát triển ở Việt Nam. Các công ty của Singapore như Calling, Mobile net đã ký các hợp đồng hợp tác kinh doanh với bưu điện ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Trong lĩnh vực xây dựng và cơ khí: có tập đoàn Econ Group là một tập đoàn lớn về cơ khí và xây dựng của Singapore. Hiện tập đoàn này có khoảng trên 40 công ty con hoạt động khắp khu vực C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28493.doc
Tài liệu liên quan