Chuyên đề Vận dụng Marketing hỗn hợp nhằm thu hút thị trường khách Pháp tại trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế

* Điểm mạnh: Trung tâm thuộc công ty là một doanh nghiệp nhà nước, có sự hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất kỹ thụât tạo đièu kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế có khách sạn, nhà hàng, đội xe, câu lạc bộ khiêu vũ cổ điển. Hệ thống naỳ cùng trung tâm du lịch tạo nên một dịch vụ du lịch tương đối khép kín để phục vụ khách du lịch từ khâu lưu trú ăn uống cho đến vui chơi giải trí (trên địa bàn Hà Nội). Hơn thế do thuộc một công ty nhà nước nên trung tâm được hưởng những lợi thế trong việc quảng bá hình ảnh của mình ra nước ngoài thông qua một loạt các văn phòng đại diện của công ty tại một số quốc gia trên thế giới như

• Văn phòng đại diện tại Trung Quốc

• Văn phòng đại diện tại Đức

• Văn phòng đại diện tại Ukraina

• Văn phòng đại diện tại Nga

• Văn phòng đại diện tại Malaysia

• Văn phòng chi nhánh tại Nam Phi

Đây là một điều không dễ gì có được dồi với một công ty du lịch bậc trung bởi chi phí đặt văn phòng đại diện ở nước ngoài là cao.

Việc có nhiều văn phòng đại diện ở nước ngoài của công ty giúp cho mạng lưới phân phối sản phẩm du lịch của trung tâm được rộng mởtạo điều kiện cho trung tâm thâm nhập và khai thác thi trường quốc tế.

Mặt khác với uy tín của một doanh nghiệp nhà nước trung tâm thông qua công ty đã đặt mối quan hệ ký kết hợp đồng với hầu hết các khách sạn trên khắp các tỉnh thành của đất nước( khoảng hơn 100 khách sạn nhà hàng) với giá ưu đãi hơn rất nhiều so với giá công bố. Điều này tạo điều kiện rất tốt cho trung tâm trong việc xây dựng chương trình du lịch với mức giá hợp lý (phù hợp với chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng).

 

doc69 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng Marketing hỗn hợp nhằm thu hút thị trường khách Pháp tại trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g việc thu hút thị trường khách Pháp hiện tại của trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế Khái quát về hoạt động của trung tâm. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế. Trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế được thành lập từ năm 2002 theo quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị của công ty ứng dụng công nghệ mới và du lịch. Trung tâm có trụ sở tại số 14A phố Lý Nam Đế quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Công ty du lịch và dịch vụ Đế trước là công ty du lịch thương mại TST được thành lập từ năm 1993 do trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia thành lập và đến năm 2001 được sát nhập thành công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế. Mặc dù thời gian hình thành và phát triển chưa phải là lâu dài nhưng trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế đã có những thành công đáng kể trong hoạt động kinh doanh du lịch. Không những thế quy mô của trung tâm không ngừng được củng cố và phát triển cả về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, cán bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế, đóng góp một phần vào tiến trình phát triển của nghành du lịch Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 2.1.2. chức năng, nhiệm vụ và tổ chức cơ cấu bộ máy của trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ. Trung tâm du lịch quốc tế và du học có chức năng thực hiện tất cả các dịch vụ đăng ký kinh doanh sau: Dịch vụ lữ hành trong nước và quốc tế Dịch vụ khách sạn, nhà hàng Vận tải hàng hoá hành khách bằng đường bộ Dịch vụ hàng không ( đại lý vé máy bay ), làm Visa Dịch vụ in ấn quảng cáo Tư vấn du học và đào tạo nghề. * Nhiệm vụ: Trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế hoạt động theo giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 57/2002 TCDL – GPLHQT do Tổng cục du lịch cấp cho công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế. Trung tâm du lịch quốc tế và du học có trách nhiệm bảo toàn vốn và không ngừng đầu tư phát triển, mở rộng kinh doanh và làm tròn nhiệm vụ tài chính với nhà nước. 2.1.2.2. Cơ cấu bộ máy của trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế: Sơ đồ 01: cơ cấu tổ chức trung tâm du lịch quốc tế và du học. Phòng tư vấn du học Giám đốc trung tâm Phó Giám đốc trung tâm Phòng hành chính tổng hợp Phòng thị trường Phòng điều hành hướng dẫn 2.1.2.3. Cơ cấu lao động của trung tâm Cơ cấu lao động của trung tâm được thể hiện qua bảng sau: Các bộ phận Số lượng Giới tính Trình độ học vấn Nam Nữ Ban giám đốc 2 2 1 Cao học 1 Đại học P.Hành chính 2 1 1 1 Tại chức 1 Trung cấp P.Thị trường 3 1 2 Đại học P. Điều hành hướng dẫn 2 1 1 Đại học P.Tư vấn du học 2 1 1 Đại học Tổng số 11 6 6 Bảng 1: Cơ cấu lao động của trung tâm Nhận xét: Tổng số lao động của trung tâm là 11 người trong đó có 6 nam, 5 nữ ở độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi. Hầu hết nhân viên trong trung tâm đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch. Chỉ có 2 nhân viên phòng hành chính là không tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch. Số nhân viên tốt nghiệp đại học chuyên nghành du lịch là một lợi thế của trung tâm trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong tổng số lao động này của trung tâm có 5 nhân viên có thẻ hướng dẫn trong đó 3 hướng dẫn tiếng Anh, 2 hướng dẫn tiếng Pháp. Ngoài ra trung tâm còn có đội ngũ cộng tác viên khoảng hơn 50 người tiếng Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc nhiệt tình, giàu kinh nghiệm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của trung tâm khi cần thiết. 2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế. * Nguồn vốn: Trung tâm du lịch quốc tế và du học là đơn vị trực thuộc công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế nên nguồn vốn của trung tâm phụ thuộc vào công ty. * Trang thiết bị văn phòng. - 02 máy fax - 06 máy tính - 02 máy in - 06 điện thoại cố định - Trang thiết bị văn phòng khác như: bàn, ghế, tủ... * Ngoài ra trung tâm còn được hỗ trợ bởi nguồn cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của công ty. Công ty có : - Khách sạn Liễu Giai có 40 phòng - Khách sạn Nam Đế có 60 phòng, dịch vụ nhà hàng, câu lạc bộ khiêu vũ, quán Bar - Khu biệt thự Tây Hồ có bể bơi nóng, sân Tennis, phòng hội thảo, nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản. Công ty có đội xe ( 1 xe 45 chỗ, 2 xe 15 chỗ, 2 xe 4 chỗ ngồi ), có phòng bán vé máy bay. 2.1.4. Hệ thống sản phẩm của trung tâm. * Các dịch vụ trung gian: Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay: Trung tâm thực hiện việc đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay cho phòng vé của công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế. Phòng vé này là đại lý cấp 1 của Viet Nam Airline. Trong dịch vụ này trung tâm hưởng hoa hồng 5% của phòng vé. Ngoài ra trung tâm còn thực hiện việc đăng ký đặt chỗ cho một số hãng hàng không khác để hưởng hoa hồng. Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thuỷ, đường sắt, ô tô. Đối với đường sắt trung tâm thực hiện việc đăng ký đặt chỗ qua công ty du lịch đường sắt Việt Nam hưởng hoa hồng, nhưng nhiều khi vào mùa cao điểm du lịch trung tâm không thực hiện dịch vụ này vì tình trạng khan hiếm vé. Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch: Đây là dịch vụ trung gian được trung tâm thực hiện nhiều nhất trong thời gian qua. Trung tâm thực hiện việc bán các chương trình du lịch trọn gói cho một số công ty để hưởng hoa hồng 10% (đối với khách lẻ), và 5% đối với khách đoàn. Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn. Dịch vụ này cũng được thực hiện thường xuyên tại trung tâm. Trung tâm đã ký kết hợp đồng với hơn 100 khách sạn trên toàn quốc với một mức giá thấp hơn từ 10% đến 25% (tuỳ từng loại phòng, khách sạn) so với mức giá phòng công bố của các khách sạn này. Trên cơ sở mức chênh lệch này trung tâm bán cho khách để hưởng chênh lệch. Thông thường giá mà trung tâm bán cho khách vẫn thấp hơn so với mức giá công bố của khách sạn để giữ mối quan hệ với khách hàng. * Các chương trình du lịch trọn gói gồm - Chương trình du lịch trong nước Chương trình du lịch trở về cội nguồn: Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn – thành cổ Quảng Trị - địa đạo Vĩnh Mốc - động Phong Nha – Ngã ba Đồng Lộc. 7 ngày/6 đêm. Giá 1.390.000 VNĐ Chương trình du lịch nghỉ dưỡng: Hà Nội – Tam Đảo. 2N/1Đ. Giá 325.000 VNĐ Hà Nội – bản Lác – Thuỷ điện Hoà Bình. 2N/1Đ. Giá 289.000 Hà Nội – Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động. 2N/1Đ. Giá 315.000 Hà Nội – Sapa – Hà Khẩu. 4N/3Đ. Giá 615.000 Hà Nội – Lạng Sơn – Bằng Tường. 3N/2Đ. Giá 380.000 Hà Nội – Hạ Long – Tuần Châu. 2N/1Đ. Giá 360.000 Hà Nội – Hạ Long – Trà Cổ Móng Cái - Đông Hưng. 3N/2Đ. Giá 415.000 Hà Nội – Cát Bà. 2N/1Đ. Giá 328.000 Hà Nội - Đồ Sơn. 2N/1Đ. Giá 315.000 Hà Nội – Sầm Sơn. 2N/1Đ. Giá 325.000 Hà Nội – Cửa Lò – Quê Bác. 4N/3Đ. Giá 639.000 Hà Nội – Thiên Cầm. 4N/3Đ. Giá 715.000 Hà Nội – Phong Nha – biển Nhật Lệ.4N/3Đ. Giá 799.000 Hà Nội – Huế – Đà Nẵng - Hội An. 6N/5Đ. Giá 925.000 Hà Nội – Nha Trang – Phan Thiết – Mũi Né.7N/6Đ. Giá 1.225 .000 Giá: VNĐ Tiêu chuẩn phục vụ: Bao gồm: (phụ thuộc vào chương trình du lịch) Phương tiện: Xe ôtô máy lạnh đời mới, tàu hoả ngồi cứng khứ hồi, vé máy bay, tàu du lịch, thuyền thăm quan. Dịch vụ: Bảo hiểm du lịch, vé thắng cảnh, HDV suốt tuyến. Phòng nghỉ: Phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi: điều hoà, Tivi, Điện thoại, bình tắm nóng lạnh, 2 đến 3 người/phòng. Mức ăn 67.000 đ/người/ngày (bữa chính: 30.000đ, bữa phụ: 7.000đ) Không bao gồm: Thuế giá trị gia tăng VAT. Chi phí cá nhân, ăn ngoài chương trình, đồ uống, điện thoại. Ghi chú: - Trẻ em từ 05 đến 11 tuổi 50% giá người lớn - Trẻ em dưới 05 tuổi miễn phí - Trẻ em 12 tuổi trở lên giá như người lớn (Chương trình có thể thay đổi theo yêu cầu của quý khách) - Chương trình du lịch nước ngoài Hà Nội – Bắc Kinh - Tây An – Hà Nội. 6N/5Đ. Hà Nội – Hà Khẩu – Côn Minh – Cửu Hương – Thạch Lâm – Hà Khẩu – Hà Nội. 8N/7Đ Hà Nội – Quảng Châu – Thâm Quyến – Hongkong – Ma Cao – Quảng Châu – Hà Nội. 8N/7Đ. 575 USD Hà Nội – Singapore – Hà Nội . 5N/4Đ. 310 USD Hà Nội – Kulalumpur – Malacca – Singapore. 7N/6Đ. 557 USD Hà Nội – Băngkok – Pattaya – Hà Nội. 5N/4Đ. 290 USD Hà Nội – Băngkok - Pattaya – Chiangmai – Hà Nội. 6N/5Đ. 350 USD 1. Cung cấp cho khách hàng mọi thông tin du lịch miễn phí. 2. Khách hàng có thể đăng ký chương trình du lịch trực tiếp tại văn phòng của công ty hoặc bằng Fax. Việc đăng ký tour phải được thực hiện ít nhất trước 10 ngày (Riêng với các chương trình du lịch Châu Âu thời hạn này là 45 ngày). 3. Trung tâm và khách hàng sẽ xác nhận chương trình du lịch cụ thể thông qua hợp đồng. 4. Những yêu cầu đặc biệt của khách hàng phải được thông báo ngay tại thời điểm đăng ký. Trung tâm sẽ cố gắng đáp ứng những yêu cầu này trong khả năng của trung tâm. 2.1.5 Các đối thủ cạnh tranh của trung tâm trên thị trường. Nhìn chung mọi công ty đều phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh khác nhau , ở các cấp độ khác nhau . Xét trên thị trường Quốc tế thì đối thủ mạnh nhất chính là các công ty lữ hành Quốc tế của các nước Đông Nam Á như Thái Lan , Singapore , Malaixia , Lào,Campuchia , Trung Quốc. Một thực tế hiện nay là giá tour du lịch ... không cao hơn so với các nước trong khu vực nhưng chất lượng lại thấp hơn nhiều là do vé máy bay quá cao. tại các nước vé máy bay chỉ khoảng 30-50% giá tour thì ở Việt Nam lại chiếm tới 60-70% , phần còn lại phục vụ dịch vụ ăn nghỉ thăm quan chỉ còn 30-40% làm cho chất lượng dịch vụ thấp nên tính cạnh tranh cao hơn . Ở thị trường trong nước , đối thủ cạnh tranh của Trung tâm là những doanh nghiệp lữ hành Quốc Tế như Vietnamtourism, công ty du lịch Hà Nội, Saigontourist,... thì thương hiệu và uy tín của họ trên thị trường đã được biết đến từ lâu, sự cạnh tranh giữa Trung tâm với họ dường như là không thể. Còn đối với những doanh nghiệp cỡ nhỏ hơn như công ty lữ hành Quốc Tế Phương nam Redtour, Ánh dương thì cạnh tranh trực tiếp bằng giá. Sư cạnh tranh này khiến Trung tâm luôn phả tìm ra biện pháp đảm bảo cạnh tranh lành mạnh mà vẫn duy trì được sự phát triển của mình. 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động khai thác thị trường khách Pháp tại trung tâm 2.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của trung tâm trong thời gian qua 2.2.1.1. Chiến lược kinh doanh của trung tâm trong thời gian vừa qua. Chiến lược theo các nhà quản lý du lịch là một quá trình quản lí nhằm phát triển và duy trì sự hoà hợp tối ưu giữa những nguồn lự của doanh nghiệp với những thay đổi của môi trường kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Có thể hiểu được chiến lược như phương hướng hoạt động cơ bản của công ty nhằm sử dụng tốt nhất những khả năng và điều kiện để đạt được mục đích kinh doanh. Chiến lược kinh doanh của trung tâm trong thời gian vừa qua đã áp dụng là chiến lược hạ thấp chi phí. Chiến lược này đã thực hiện dựa trên sự duy trì quỹ tiền lương ở mức thấp, ưu tiên quan hệ với những nhà cung cấp có mức giá thấp, đơn giản hoá các hệ thống thông tin, kế toán, đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên tránh các sai sót (trong việc lý kết hợp đồng , trong quá trình phục vụ khách ...), thay đổi sản phẩm để có chi phí thấp hơn. Trong cộng tác điều hành, trung tâm sử dụng quy mô tối ưu , tăng cường áp dụng kinh nghiệm để hạ bớt chi phí. Trong cộng tác marketing và bán sản phẩm, trung tâm áp dụng quy mô tối ưu trong các hoạt động quảng cáo, thu hút những đoàn khách lớn. Trong dịch vụ khách hàng loại trừ tất cả các sai sót Thực tế chiến lược này mang lại những lợi ích sau cho trung tâm : - Bảo vệ trung tâm khỏi sức ép hạ giá từ khách hàng. - Các đối thủ mới sẽ không có đủ kinh nghiệm để sản xuất ở mức giá thấp Mặt khác chiến lược hạ thấp chi phí đem lại cho trung tâm những mối nguy hiểm như : - Trong một số trường hợp, nếu công ty không có khả năng đưa ra mức giá thấp nhất, thì mọi cố gáng sẽ là vô ích, vì trong các trường hợp này chỉ có một doanh nghiệp chiến thắng. - Giảm chi phí có thể dẫn tới những hạn chế về chất lượng hơn nữa trong môi trường cạnh tranh, sự phân biẹt về giá ngày càng trở nên ít hơn. Mặt khác giảm chi phí thường dẫn đến sự suy yếu của năng lực đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp. 2.2.1.2. Thị trường mục tiêu của công ty - Đối với thị trường trong nước: Trung tâm có những mối quan hệ tốt và chặt chẽ với các công ty thuộc tổng công ty ứng dụng công nghệ mới và du lịch và những khách hàng thuộc viện khoa học công nghệ Việt nam. Thực tế riêng nguồn khách này trong thời gian qua đã được trung tâm khai thác và có hiệu quả cao. Trong thơì gian tới đây vẫn là thị trường mục tiêu số một của trung tâm . Ngoài ra trung tâm còn hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội dựa trên các mối quan hệ đối tác lâu dài của trung tâm và không ngừng mở rộng thị trường sau các doanh nghiệp mới. Đối với thị trường nước ngoài trung tâm tập trung vào một số thị trường sau : Thị trường Châu Âu gồm các nước: Đức, Pháp , Nga Thị trường Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Ngoài ra thị trường Đông Nam Á, Úc cũng là thị trường mục tiêu của trung tâm. 2.2.1.3. Chiến lược marketing của trung tâm đang áp dụng trong hoạt động kinh doanh Trong thời gian vừa qua Trung tâm đã sử dụng chiến lược marketing phân biệt cụ thể là chiến lược marketing tập trung. Trung tâm tập trung vào các đoạn thị trường mục tiêu( như phần trên đã trình bày). Và đối với mỗi một phân đoạn thị trường trung tâm có các chính sách marketing cụ thể khác nhau để đạt được mục đích kinh doanh của mình. 2.2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm qua các năm STT Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối 1 Tổng doanh thu 1000 3.012.830 3.760.150 747.320 24,8% 2 Doanh thu kinh phí 1000 918.450 1.208.900 290.450 31,62% - Tỷ trong doanh thu khách Pháp % 30,48 32,15 2 Chi phí 1000 2.842.290 3.540.630 3 Lợi nhuận 1000 142.399 187.653 698.340 24,57% 4 Hiệu quả tổng quát =SDT/SCP lần 1,06 1,062 45.254 31,78% 5 Doanh lợi =SLN/SCP % 5,01 5,03 Nguồn: Trung tâm du lịch và dịch vụ Nam Đế Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm du lịch và dịch vụ Nam Đế qua 2 năm 2003, 2004 nhìn chung đạt kết quả tốt. - Doanh thu tăng 24,8% tương ứng với 747.320.000 Trong tổng doanh thu thì doanh thu từ khách Pháp chiếm hơn 30%, cụ thể năm 2003, 30,48% và năm 2004 là 32,15% - Chi phí tăng 24,57% - nhỏ hơn mức tăng của doanh thu do trung tâm thực hiện chiến lược hạ thấp chi phí nên doanh thu tăng nhiều hơn mức tăng của chi phí. Điều này dẫn đến mức tăng lợi nuận từ 2003 - 2004 lớn hơn mức tăng doanh thu mức tăng này của lợi nhuận là mức tăng về chất do chi phí giảm. Lợi nhuận năm 2004 là 5,03% cho biết cứ 100 đồng chi phí thì trung tâm thu được 5,03 đồng lợi nhuận. Mức lợi nhuận này cao hơn so với mức lợi nhuận năm 2003 là 5,01%. Kết luận: Năm 2003, 2004 trung tâm đều đạt kết quả kinh doanh tốt 2.2.1.5. Phân tích Swot của Trung tâm trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế trên thị trường * Điểm mạnh: Trung tâm thuộc công ty là một doanh nghiệp nhà nước, có sự hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất kỹ thụât tạo đièu kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế có khách sạn, nhà hàng, đội xe, câu lạc bộ khiêu vũ cổ điển. Hệ thống naỳ cùng trung tâm du lịch tạo nên một dịch vụ du lịch tương đối khép kín để phục vụ khách du lịch từ khâu lưu trú ăn uống cho đến vui chơi giải trí (trên địa bàn Hà Nội). Hơn thế do thuộc một công ty nhà nước nên trung tâm được hưởng những lợi thế trong việc quảng bá hình ảnh của mình ra nước ngoài thông qua một loạt các văn phòng đại diện của công ty tại một số quốc gia trên thế giới như Văn phòng đại diện tại Trung Quốc Văn phòng đại diện tại Đức Văn phòng đại diện tại Ukraina Văn phòng đại diện tại Nga Văn phòng đại diện tại Malaysia Văn phòng chi nhánh tại Nam Phi Đây là một điều không dễ gì có được dồi với một công ty du lịch bậc trung bởi chi phí đặt văn phòng đại diện ở nước ngoài là cao. Việc có nhiều văn phòng đại diện ở nước ngoài của công ty giúp cho mạng lưới phân phối sản phẩm du lịch của trung tâm được rộng mởtạo điều kiện cho trung tâm thâm nhập và khai thác thi trường quốc tế. Mặt khác với uy tín của một doanh nghiệp nhà nước trung tâm thông qua công ty đã đặt mối quan hệ ký kết hợp đồng với hầu hết các khách sạn trên khắp các tỉnh thành của đất nước( khoảng hơn 100 khách sạn nhà hàng) với giá ưu đãi hơn rất nhiều so với giá công bố. Điều này tạo điều kiện rất tốt cho trung tâm trong việc xây dựng chương trình du lịch với mức giá hợp lý (phù hợp với chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng). *Điểm yếu: Trung tâm du lịch và dịch vụ Nam Đế tực thuộc công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế nên hầu hết các quyết định đều phải qua ban giám đốc công ty quyết định, như vậy làm cho tốc độ xử lý thông tin bị chậm đi rất nhiều. Mà trong thời đại ngày nay khi mà sức ép trên thi trường là vô cùng khốc liệt thì tốc độ xử lý thông tin, phát sinh trong kinh doanh là vô cùng quan trọng, đòi hỏi càng nhanh càng tốt. Hơn nữa trung tâm vẫn hạch toán phụ thuộc công ty, điều này cũng gây một khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm và chính là điểm yếu của trung tâm. Một điểm yếu khác nữa của trung tâm đó là lao động của trung tâm vẫn chưa có một phong cách làm việc chuyên nghiệp- một điều hết sức cần thiết trong hoạt động kinh doanh lữ hành đặc biệt là kinh doanh lữ hành quốc tế. * Cơ hội: Cơ hội đặt ra cho trung tâm trong hoạt động lữ hành quốc tế là rất lớn. Đất nước ta ngày càng mở rộng quan hệ quốc tế với các quốc gia khác trên thế giới về mọi mặt, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho nghành du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế phát triển. Du lịch được Đảng và nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Các ngành, cơ quan hữu quan có ảnh hưởng trực tiếp đền ngành du lịch như: Tổng cục du lịch, Hàng không, Hải quan,... có nhiều hoạt động hỗ trợ cho du lịch quốc tế phát triển như: miễn thị thực nhập cảnh, tăng số lượng chuyến bay, các hoạt động xúc tiến du lịch... Tất cả các hoạt động đó đã tạo cơ hội cho ngành du lịch phát triển trong việc khai thác khách du lịch quốc tế. * Thách thức: Thách thức lớn nhất đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên thị trường hiện nay chính là sự cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh đó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải có 1 chiến lược kinh doanh nhạy bén, linh hoạt, mềm dẻo. Trung tâm đã thành lập được gần 10 năm, nhưng vẫn ở giai đoạn đầu của sự phát triển, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên trong trung tâm còn nhiều bất cập. Trước những thách thức đặt ra đối với trung tâm, đòi hỏi trung tâm phải có những chiến lược để vượt qua thách thức, đứng vững trên thị trường. 2.2.2 Thực trạng hoạt động khai thác thị trường khách Pháp của trung tâm 2.2.2.1. Khái quát về đất nước và con người Pháp Ÿ Khái quát về nước Pháp: Tên chính thức: Cộng hoà Pháp Diện tích: 547.026 Km2 Dân số : 60.137.000 Thủ đô: Paris Pháp nằm ở phía tây châu Âu, phía Nam giáp với Địa Trung Hải, phía Tây giáp Đại Tây Dương. Địa hình: 2/3 là đồng bằng, đồi và cao nguyên thấpl; 1/3 là núi. Sông ngòi nhiều nhưng không có sông dài quá 1000 Km. Miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn. Miền trung là các cao nguyên thấp và trung bình. Miền nam là địa hình núi thuộc dãy AFFEN hùng vĩ Khí hậu mát dịu và mát châu Âu. Pháp được tiếp nhận ảnh hưởng của 3 loại biển: Biển lạnh ( Bắc Hải ), biển ôn đới (Đại Tây Dương - eo Manche ), biển nóng ( Địa Trung Hải ). Phía Đại Tây Dương: Có 2 mùa - Đông dịu và hè mát nhiều mưa. Phía lục địa: Có mùa rét lanh, mùa hè nóng. Phía Địa Trung Hải: Mùa đông dịu, mùa hè rất nóng, ít mưa. Kinh tế: Pháp là cường quốc kinh tế thứ 5, nước xuất cảng thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Nhật, Đức. Nông nghiệp được canh tác trên 2/3 lãnh thổ. sản phẩm chủ yếu là lúa mỳ, ngô, mạch, thịt, bơ sữa, cư cải đường, nho để làm rượu vang. Pháp là nước tự túc được đáng kể sản phẩm nông nghiệp và chỉ nhập khẩu hoa quả nhiệt đới, thức ăn gia súc. Ngành công nghiệp chính là dệt, hoá chất, ép, chế biến thực phẩm, xe động cơ, máy bay, điện công trình. Giờ làm việc. Một ngày làm việc ở Pháp bắt đầu từ khoảng 8 giờ đến 9 giờ và kết thúc khoảng 17 giờ đến 18 giờ. Thông thường người lao động Pháp ăn trưa vào khoảng 13 giờ tại nhà ăn của công ty hoặc ở một quán ăn nhanh. Mặc dù tỷ lệ chất béo chiếm đến 35-38% trọng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày, nhưng chỉ 8% người Pháp mắc bệnh bèo phì (ở Mỹ là 22%). Người Pháp luôn coi trọng các bữa ăn. Trong khi đó, người Mỹ coi việc ăn uống chỉ là “trạm nghỉ” giữa các sự kiện quan trọng khác trong ngày. Ÿ Tính cách dân tộc Pháp: Người Pháp thông minh, lịch thiệp và khéo léo trong giao tiếp. Họ trọng hình thức, cầu kỳ ăn mặc, mặc diện. Người Pháp rất hài hước, châm biếm trước cái gì thái quá, thích tranh biếm hoạ. Khi gặp nhau rất hay bắt tay.Khác với người Anh, người Pháp ít khi tiếp đón khách xã giao tại nhà. Lần đầu tiên người ta mời khách thường có chút trịnh trọng và phải quen biết một thời gian rồi người ta mới mời bạn đến nhà.Tính cách Pháp có hai kiểu trái ngược: hào hiệp xốc nổi, đề cao cá nhân, sống hời hợt với người xung quanh; ngược lại là nông dân, tiết kiệm, thận trọng. Trong quan hệ với người Pháp không có khía cạnh thoải mái còn ẩn dấu một ý thức phân biệt đẳng cấp, có sự phân chia rõ ràng trong cách chào, cách nói, cách viết thư và đặc biệt là cách cư xử với phụ nữ. Người Pháp kỵ hoa cúc và không thích hoa cẩm chướng. Nếu tặng hoa và đồ trang sức cho phụ nữ Pháp, bạn có thể bị hiểu lầm là "quá thân mật" hoặc "mưu đồ mờ ám". Người Pháp không thích đề cập đến việc riêng tư trong gia đình và bí mật buôn bán trong khi nói chuyện. Người Pháp đặc biệt say mê văn hoá nghệ thuật. Các hoạt động đọc sách, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, thể thao lôi cuốn đong đảo người Pháp tham gia. Ngày hội du lịch hàng năm của người Pháp được tổ chức vào 1/8. Ẩm thực Pháp. Các món ăn Pháp rất phong phú, đa dạng về số lượng, chủng loại, nhiều về số lượng nhưng lại rất ngon, tinh tế, hài hoà về hương vị, phù hợp với nhiều người. Văn hoá ẩm thực Pháp sớm được hình thành và ổn định từ thời phong kiến, ngày nay nó trở thành chuẩn mực cao trên thế giới, thành đại diện chung cho cả lối ăn Âu-Mỹ. Điểm nổi bật nhất trong văn hoá ẩm thực Pháp là họ rất ưa hình thức. Với họ, bữa ăn không chỉ ngon miệng mà phải còn ngon mắt, do đó hình thức trình bày, dụng cụ sử dụng và ăn như thế nào với họ là rất quan trọng. Người Pháp ưa một kiểu trang trí lịch sự, lãng mạn và tinh tế: một bộ đồ ăn bằng bạc, trang trí những đường cong hoa văn nổi, mô phỏng tự nhiên là đẹp nhất. Trang trí trên bàn ăn cũng rất quan trọng, một lọ hoa, một vài cây nến trên giá trạm khắc công phu… Rồi đến cách trang trí phòng ăn: phòng ăn phải thật rộng, cao, sang trọng, phải có trang trí bằng đèn chùm pha lê lung linh rực rỡ. Những người phục vụ mặc đồng phục nghiêm chỉnh sau mỗi bàn ăn. Các nghi lễ trước bàn ăn: Khi vào bàn ăn, hai tay luôn phải đặt trên bàn, người chủ tiệc bao giờ cũng được bố trí ngồi ở ghé cao hơn hoặc rộng hơn hoặc lùi lên so với các ghé khác. Khách mời luôn phải đến đúng giờ. Khi vào phòng ăn nhất thiết phải đứng chờ khi nào chủ nhân tỏ ý mời mọi người mới bắt đầu lấy thức ăn. Khi ăn xong cũng phải đợi chủ tiệc đứng lên mới được rời khỏi bàn tiệc. Thức ăn không bao giờ được dùng tay đụng vào, sờ vào mà chỉ dùng dao, dĩa, thìa để cắt hay lấy thức ăn. Lưu ý khi cắt không được gây ra tiếng động. Bánh mỳ là món ăn duy nhất có thể dùng tay bẻ và phết bơ. Mỗi khi dùng xong 1 món ăn, dao, dĩa, thìa phải được đặt ngay ngắn trên đĩa theo kiểu thể hiện muốn hay không muốn ăn nữa của thực khách. Người Pháp luôn lưu ý đến việc dùng dao, không bao giờ đưa dao lên miệng. Khi ăn súp đặc phải múc ra đĩa và dùng thìa múc từ cạnh đĩa (không múc từ giữa đĩa) và tuyệt đối không gây va chạm và tiếng ồn. Và sẽ thật thiếu lịch sự khi gần hết súp mà lại nghiêng đĩa để múc. Cách ăn: Thức ăn chia theo từng xuất, không bày vào bát đĩa ăn chung và phục vụ theo thứ tự nhất định khá nghiêm ngặt. Người Pháp cũng ăn 3 bữa chính trong ngày và ăn từ 2 đến 3 bữa phụ, trong mỗi bữa ăn trước khi ăn tráng miệng họ thường dùng pho mát. Nguyên liệu chế biến: Nguyên liệu sử dụng nhiều nhất là: mì, bơ, phomat, dầu oliu, thịt bò, gà, cừu, lợn, cá, tôm… hầu như các món ăn của người Pháp đều có sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ sữa và dầu thực vật. Kỹ thuật chế biến: Sử dụng hầu hết các phương pháp nhưng phổ biến nhất là quay, nướng, bò lò và rán. Họ chú trọng việc sử dụng các loại nước sốt cho vào chế biến, ăn kèm hoặc trộn lẫn vào các món ăn. Họ cũng rất thành công trong chế biến. Khi sử dụng các loại rượu vào món ăn từ khâu tẩm ướp tạo hương vị cho món ăn. Món ăn: Ngoài súp là món ăn có nhiều nước, còn lại các món ăn đều ở trạng thái khô, đặc ít nước. Món ăn của Pháp phong phú về chủng loại gồm các món mềm, nhừ đến món tái sống. Thức ăn không cay quá, chua quá hay ngọt quá, có vị mặn vừa phải và trang trí đẹp, hài hoà tránh rườm rà ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Thực đơn: Người Pháp rất cầu kỳ trong việc thiết kế bảng thực đơn. Quyển thực đơn của những nhà hàng sang trọng thường được đóng thành quyển bọc bằng bìa da, bố cục sắp xếp các món ăn rất rõ ràng, khoa học thường dùng tiếng Phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng Marketing hỗn hợp nhằm thu hút thị trường khách Pháp tại trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế.DOC
Tài liệu liên quan