Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997-2004 dự đoán đến năm 2007

Hiệu quả sử dụng vốn của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là hiệu quả kinh tế biểu hiện bởi mức lợi nhuận có thể thu được. Là hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ biểu hiện bằng mức tăng năng suất lao động, khả năng chuyển sang sử dụng các công nghệ tiên tiến.

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm mục tiêu tái sản xuất tài sản cố định đòi hỏi chi phí lớn và chỉ mang lại kết quả trong thời gian dài. Do đó, điều quan trọng đối với xã hội nói chung cũng như đối với nhà đầu tư nói riêng là phải biết tiền vốn bỏ ra lúc nào thì vốn đầu tư sẽ đươc hoàn lại. Vấn đề sử dụng hợp lý, nhanh chóng hoàn lại vốn đầu tư được giải quyết trên cơ sở xem xét chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể đánh giá tài chính của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ở các giai đoạn kế hoạch hoá, nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật cải tạo và trang bị các xí nghiệp hiện có.

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997-2004 dự đoán đến năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới đầu tư theo chiều rộng. Đầu tư theo chiều rộng chính là đầu tư xây dựng mới, đó là việc đầu tư xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng theo thiết kế được phê chuẩn lần đầu tiên. Các nhà cửa, cấu trúc hạ tầng này là các tài sản cố định trước đây chưa có trong bảng cân đối TSCĐ của ngành. b. Đầu tư theo chiều sâu bao gồm các hình thức mở rộng xây dựng lại và hiện đại hoá, đầu tư duy trì năng lực đã có 2.4. Theo cơ cấu của công nghệ Hình thức phân bổ này căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của các yếu tố của vốn đầu tư trong quá trình tái sản xuất các TSCĐ. Theo hình thức phân tổ này, vốn đầu tư được phân thành vốn xây dựng; vốn lắp đặt thiết bị máy móc; vốn mua sắm thiết bị máy móc, dụng cụ, công cụ vốn đầu tư cơ bản và các chi phí khác. 2.5. Theo phân cấp quản lý: Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 12/CP tháng 4/2001 phân thành 3 nhóm A, B và C tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án, trong đó nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhóm B và C do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Tung ương quyết định. 2.6. Phân theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, vốn đầu tư được phân thành a. Vốn đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định b. Vốn đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất 2.7. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư, có thể phân chia vốn đầu tư thành đầu tư ngắn hạn (các lĩnh vực đầu tư sản xuất, đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng). 2.8. Theo quan hệ quản lý của các chủ đầu tư, vốn đầu tư có thể phân thành vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp a) Vốn đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đó là việc các Chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại với lãi suất thấp cho các chính phủ của các nước khác vay để phát triển kinh tế - xã hội. b. Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư mà trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kêt quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp được phân thành 2 loại: đầu tư chuyển dịch và đầu tư phát triển. Đầu tư chuyển dịch là loại đầu tư trong đó người có tiền mua lại một số cổ phần đủ lớn để nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển là loại bỏ vốn đầu tư tạo nên những năng lực sản xuất phục vụ mới về lượng và chất. 2.9. Theo nguồn vốn a) Vốn huy động trong nước (vốn tích luỹ của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư) b) Vốn huy động từ nước ngoài (vốn đầu tư gián tiếp, vốn đầu tư trực tiếp) Phân loại này cho thấy tình hình huy động vốn từ mỗi nguồn và vai trò của mỗi nguồn với sự phát triển kinh tế. 2.10. Theo vùng lãnh thổ (theo tỉnh và theo vùng kinh tế của đất nước) Cách phân loại này phản ánh tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. 3. Kết quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Kết quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản biểu hiện dưới dạng sản phẩm, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Trong nền kinh tế hàng hoá sản phẩm xây dựng cơ bản hay kết quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản được nghiên cứu theo chủ đề sau: 3.1. Khối lượng thực hiện * Khái niệm: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền thực tế đãc chi để tiến hành các hoạt động đầu tư. Đó là các chi phí cho công tác đầu tư xây dựng nhà cửa và cấu trúc cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và máy móc để tiến hành công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo giai đoạn thiết kế dự án được ghi trong dự án đầu tư thực hiện. Công thức vốn đầu tư thực hiện - Vốn đầu tư thực hiện của công tác xây dựng: = + + + - Vốn đầu tư thực hiện của công tác lắp đặt máy móc thiêt bị = + + + Khi tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: Đối với các công cụ đầu tư quy mô lớn, thời gian dài thì vốn đầu tư được tính là thực hiện từ khi từng hoạt động, từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành. Đối với các công cuộc đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn thì số vốn bỏ ra được tính vào vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ công việc của quá trình đầu tư kết thúc. Đối với công cuộc đầu tư do ngân sách tài trợ để số vốn bỏ ra được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện thì các kết quả của quá trình đầu tư phải đặt được các tiêu chuẩn quy trình và được tính. - Đối với công tác xây dựng: Vốn đầu tư thực hiện được tính theo phương thức đơn giá định mức và phải căn cứ vào bảng đơn giá dự toán của nhà nước. - Đối với công tác lắp đặt máy móc thiết bị, thiết bị trên nền bệ thì phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư lắp đặt hoàn toàn như công tác xây dựng. Đối với công tác mua sắm máy móc thiết bị cần lắp, vốn đầu tư được tính căn cứ vào giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến địa điểm tiếp nhận (kho của đơn vị sử dụng) chi phí bảo quản cho đến khi giao lắp từng bộ phận (đối với thiết bị có kỹ thuật lắp giản đơn nhưng được lắp song song nhiều chiều một lúc hoặc thiết bị có kỹ thuật lắp đơn giản). Đối với công tác mua sắm máy móc thiết bị không cần lắp khối lượng vốn đầu tư thực hiện được tính căn cứ vào giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến kho của đơn vị sử dụng. Đối với những công cuộc đầu tư vay vốn tự có của dân cư thì các chủ đầu tư căn cứ vào định mức đơn giá chung của nhà nước, căn cứ vào điều kiện thực hiện đầu tư và hoạt động cụ thể của mình để tính mức vốn đầu tư thực hiện của đơn vị cơ sở của từng dự án, từng công trình xây dựng trong từng điều kiện. 3.2. Tài sản cố định huy động vốn và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm Tài sản cố định huy động là từng công trình hay hạng mục công trình đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, lắp đặt mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vào hoạt động được ngay. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ của tài sản cố định đã huy động vào sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ quy định được ghi trong dự án đầu tư. Huy động bộ phận: Là việc huy động từng hạng mục, đối tượng công trình và hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định. Huy động toàn bộ: Là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng hạng mục không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc trong dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập, đã kết thúc quá trình mua sắm và sẵn sàng sử dụng được ngay. Nói chung, đối với các công cuộc đầu tư quy mô lớn có nhiều đối tượng, hạng mục có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì được quy định áp dung hình thức huy động bộ phận, còn đối với các công cuộc đầu tư quy mô nhỏ thời gian ngắn thì áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất cả đối tượng hạng mục đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và lắp đặt. Đối với một công cuộc đầu tư xây dựng cơ bản thì các tài sản cố định huy dộng và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm thì chính là số cuối cùng của lĩnh vực này. - Các chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật như số lượng các tài sản cố định huy động: trường học, bệnh viện… hoặc công suất hay năng lực phát huy tác dụng của tài sản cố định như căn hộ, số chỗ ngồi (trường học, rạp chiếu phim) hoặc mức tiêu dùng nguyên vật liẹu trong 1 đơn vị thời gian. - Các chỉ tiêu giá trị: Các tài sản cố định huy động được tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng chúng trong công tác nghiên cứu kinh tế hoặc quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. + Giá dự toán được sử dụng trong những trường hợp: Để xác định giá thực tế của tài sản cố định Để lập kế hoạch vốn đầu tư và tính khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện, làm cơ sở để tiến hành thanh quyết toán giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu. + Giá trị thực tế được sử dụng: Để kiểm tra việc thực hiện dự toán đối với công cuộc đầu tư ngân sách đi vào bảng cân đối tài sản cố định của cơ sở, được sử dụng là cơ sở để tính khấu hao hàng năm và phục vụ công tác hạch toán kinh tế của cơ sở. Sử dụng chỉ tiêu giá trị cho phép đánh giá một cách tổng hợp toàn bộ khối lượng các tài sản cố định được huy động thuộc các ngành khác nhau, đánh giá tổng hợp tình hình kế hoạch và sự biến động tài sản cố định được huy động ở mọi cấp độ khác. Sự kết hợp giữa hai chỉ tieu giá trị và hiện vật của kết qủa đầu tư xây dựng cơ bản sẽ đảm bảo cung cấp một cách toàn diện những luận cứ nhằm xem xét và đánh giá tình hình thực hiện đầu tư. Trên cơ sở đó, có thể đề ra biện pháp đẩy mạnh tốc độ xây dựng cơ bản. Tập trung hoàn thành dứt điểm, đưa nhanh công trình vào hoạt động, đồng thời việc sử dụng hai chỉ tiêu này phản ánh kịp thời quy mô tài sản cố định tăng lên trong các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nếu chỉ nghiên cứu kết quả đầu tư thì chưa đủ, nó chỉ mới phản ánh được mặt lượng. Để nghiên cứu mặt chất của quá trình sử dụng vốn đầu tư phải nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh tế của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. 4. Hiệu quả sử dụng vốn của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Hiệu quả sử dụng vốn của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là hiệu quả kinh tế biểu hiện bởi mức lợi nhuận có thể thu được. Là hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ biểu hiện bằng mức tăng năng suất lao động, khả năng chuyển sang sử dụng các công nghệ tiên tiến. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm mục tiêu tái sản xuất tài sản cố định đòi hỏi chi phí lớn và chỉ mang lại kết quả trong thời gian dài. Do đó, điều quan trọng đối với xã hội nói chung cũng như đối với nhà đầu tư nói riêng là phải biết tiền vốn bỏ ra lúc nào thì vốn đầu tư sẽ đươc hoàn lại. Vấn đề sử dụng hợp lý, nhanh chóng hoàn lại vốn đầu tư được giải quyết trên cơ sở xem xét chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể đánh giá tài chính của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ở các giai đoạn kế hoạch hoá, nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật cải tạo và trang bị các xí nghiệp hiện có. Nhiệm vụ tính toán hiệu quả tài chính ở giai đoạn thiết kế và chọn các phương án tối ưu xây dựng các xí nghiệp, các công trình. Xác định hiệu quả ở giai đoạn thiết kế và chọn các phương án tối ưu xây dựng các bộ và các ngành giúp cho việc chọn đúng hướng đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo phát triển có kết quả cho nên kinh tế quốc dân, tăng phúc lợi vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Phương án được tiếp nhận cần phải mang lại hiệu quả cao nhất không chỉ cho ngành đó, hoặc đối với từng doanh nghiệp mà còn phải nâng cao hiệu quả tài chính đầu tư xây dựng cơ bản vừa tính toán ở khâu cơ sở - nơi dự kiến thực hiện đầu tư vốn, đồng thời cũng được xem xét ở các ngành liên quan. Vì hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là một phần của hoạt động đầu tư nên một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư cũng được áp dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm: - Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư (còn gọi là hệ số thu hồi vốn đầu tư): chỉ tiêu này phản ảnh mức độ lợi nhuận thuần thu được từ một đơn vị đầu tư được thực hiện, ký hiệu là RR: + Nếu tính cho từng năm hoạt động: RRi = Wipv: là lợi nhuận thuần thu được năm i tính theo mặt bằng giá trị khi các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng. Ivo: là tổng số vốn đầu tư thực hiện tính đến thời điểm các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng. + Nếu tính cho toàn bộ công cuộc đầu tư thì tính chỉ tiêu mức thu nhập thuần toàn bộ công cuộc đầu tư tính cho một đơn vị đầu tư (npv) như sau: npv = NPV: tổng thu nhập thuần của cả một dự án đầu tư tính ở mặt bằng thời gian khi kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng. - Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời tự có: Vốn tự có là một bộ phận của vốn đầu tư, là một yếu tố cơ bản để xem xét tiềm lực tài chính cho việc tiến hành các công cuộc đầu tư của các cơ sở không được ngân sách tài trợ. Nếu vốn phải đi vay ít, tổng tièn trả lãi vay ít tỷ suất sinh lời vốn tự có càng cao và ngược lại. Ta có công thức tính: + Nếu tính cho một năm hoạt động: Re = + Nếu tính cho toàn bộ cuộc đầu tư: npve = - Trong đó: Ei là vốn có trong năm i Epv là vốn có bình quần của cả một thời kỳ đầu tư tính ở mặt bằng thời gian khi công cuộc đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng. - Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: là thời gian mà các kết quả của quá trình đầu tư cần hoạt động để thu hồi vốn đã bỏ ra từ lợi nhuận thuần thu được. Công thức tính như sau: Trong đó: : là lợi nhuận thu được bình quân một năm T : là thời gian thu hồi vốn đầu tư theo tháng, quí, năm - Số lần quay vòng của vốn lưu động: vốn lưu động quay vòng càng nhanh, càng cần ít vốn và do đó càng tiết kiệm vốn đầu tư. Trong những điều kiện không đổi thì tỷ suất sinh lời vốn đầu tư càng cao. Nó được tính bởi công thức sau: Trong đó: Oi là doanh thu thuần năm i : là vốn lưu dộng bình quân năm Mô hình Tiêu dùng Có việc làm _ + + + + Thuế Tiết kiệm _ + + Xuất khẩu Thu nhập Thất nghiệp Mức lương + _ + Tiêu dùng nhà nước Mức giá Nhập khẩu + + + Đầu tư _ + Tỷ giá hối đoái thực + + Tỷ lệ lãi suất thực Lượng cung tiền danh nghĩa Tỷ giá hối đoái danh nghĩa _ + Lượng cung tiền thực _ Dấu (+) biểu thị sự thay đổi của yếu tố thứ nhất sẽ làm thay đổi yếu tố thứ 2 theo cùng hướng. Dấu (-) biểu thị sự thay đổi yếu tố thứ 2 theo chiều ngược lại với sự thay đổi của yếu tố thứ nhất. II. Một số phương pháp thống kê vận dụng để phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1. Cơ sở lựa chọn phương pháp thống kê để phân tích tình hình thưc hiện và dự đoán vốn đầu tư xây dựng cơ bản Khái niệm, ý nghĩa của phân tích và dự đoán thống kê phân tích và dự đoán thống kê là nêu một cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính qui luật của các hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể, qua biểu hiện bằng số lượng và tính toán các mức độ của hiện tượng và tương lai nhằm đưa ra các căn cứ cho hoạt động quản lý. ý nghĩa: - Căn cứ vào kết quả sử lý số liệu và phân tích sơ bộ ở phần trên kết hợp với mục tiêu nghiên cứu, ta thành lập các bài toán thống kê đặc trưng, trong đó các ý nghĩa thực tế của các chỉ tiêu thống kê hoặc các nội dung kinh tế xã hội được chuyển hoá và mô tả bằng những thuật ngữ toán học. Chẳng hạn như bài toán phân tích, kiểm định tính độc lập hay phụ thuộc vào các đặc điểm số lượng hay đặc điểm thuộc tính. - Nêu rõ nội dung, đặc điểm của phương pháp phân tích thống kê được sử dụng, những điều cần lưu ý, chương trình máy tính cần dùng và các lệnh cần thiết, cách nhập các số liệu cần dùng cho phương pháp. Vì việc phân tích càng đi sâu càng phong phú nên thông thường trong mô hình toán học cần sử dụng một số phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp làm bộc lộ những khía cạnh khác nhau của bản chất hiện tượng, làm cho hiệu quả phân tích càng cao. Mô hình nghiên cứu thống kê Xác định mục tiêu nghiên cứu phân tích đối tượng, xác định nội dung vấn đề nghiên cứu Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu thống kê - Định hướng các công tác điều tra Điều tra thống kê Xử lý số liệu ban đầu - Trình bày số liệu - Phân tích thống kê sơ bộ Chọn các chương trình nhập và xử lý số liệu trên máy vi tính Lựa chọn các phương pháp thống kê thích ứng Phân tích, tổng hợp giải thích các kết quả. Chọn các mô hình mới Báo cáo truyền đạt các kết quả nghiên cứu Với những chỉ tiêu thống kê vốn đầu tư xây dựng cơ bản như qui mô vốn, cơ cấu vốn… và yêu cầu phân tích biến động vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Hải Dương giai đoạn 1997-2004 và dự đoán đến năm 2007 ta lựa chọn phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê để thấy được sự biến động trong hiện tại và tương lai của vốn. Ngoài ra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch qui mô và cơ cấu vốn đầu tư ta vận dụng bảng thống kê để sắp xếp tài liẹu có hệ thống, hợp lý, rõ ràng. Đồ thị thống kê giúp ta nhận thức được những đặc điểm của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. 2. Phương pháp thống kê phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2.1. Phương pháp dãy số thời gian để phân tích tình hình biến động vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2.1.1. Vai trò, ý nghĩa của dãy số thời gian vận dụng vào phân tích tình hình biến động qui mô và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản Qui mô và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thường xuyên biến động qua thời gian. Để nghiên cứu sự biến dộng này ta dựa bào dãy số thời gian bởi vì dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê sắp xếp theo thứ tự thời gian. Ví dụ có tài liệu khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua một số năm như sau: Đơn vị: triệu đồng Năm 1997 1998 1999 Khối lượng vốn đầu tư XDCB 654.582 728.448 775.468 Để vạch rõ được xu hướng và tính quy luật của sự biến động hay phát triển của vốn đầu tư XDCB đồng thời để dự đoán được khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tương lai thì dãy số thời gian là một công cụ đắc lực. Trong ví dụ trên thì dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thu được là một số tuyệt đối và nó được gọi là mức độ của dãy số. Độ dài giữa các năm nghiên cứu liền nhau là khoảng cách thời gian. Trong khoảng cách này vốn có thể tăng hoăc giảm nhưng tại những thời điểm nhất định khối lượng của vốn đầu tư XDCB bao gồm toàn bộ khối lượng trong khoảng thời gian đó. Khi áp dụng dãy số thời gian phân tích biến động của vốn đầu xây dựng qua các năm phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa khối lượng vốn trong dãy số. Khoảng cách thời gian là bằng nhau. 2.1.2. Một số chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian của qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản Để phản ánh được tình hình biến động qua các năm của qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản ta áp dụng các chỉ tiêu sau của dãy số thời gian. *) Mức độ trung bình theo thời gian Cũng vào số liệu thu nhập được về qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản là dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà ta có các công thức khác nhau. áp dụng chỉ tiêu này để phân tích qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản nó phản ánh được mức độ đại biểu của qui mô vốn qua thời gian. - Nếu số liệu thu thập được của vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một dãy số thời kỳ. Thì áp dụng công thức: yi (i = 1, 2…n) là qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản của dãy số thời kỳ - Nếu số liệu thu thập được của vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một dãy số thời điểm có các khoảng cách thời gian bằng nhau thì ta có công thức sau đây để tính mức độ trung bình.  Trong đó: yi (i = 1, 2, …, n) là qui mô vốn đầu tư XDCB của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. - Nếu số liệu thu thập được của qui mô vốn đầu tư XDCB là một dãy số thời điểm có khoảng cách có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính: Trong đó ti lần lượt là độ dài thời gian có qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản. áp dụng chỉ tiêu này vào phân tích biến động qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản ta sẽ thấy được tại những thời điểm nhất định, qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng hay giảm đi so với mức độ trung bình đánh giá được quá trình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các năm. *) Phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản giữa 2 thời điểm nghiên cứu. Nếu vốn đầu tư mà tăng len thì trị số của chỉ tieu này mang dấu (+) và ngược lại mang dấu (-). Vì phân tích tình hình biến dộng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ta có các chỉ tiêu tính lượng tăng, giảm sau: - Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (hay từng năm) là hiệu số giữa qui mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm nghiên cứu và qui mô vốn đầu tư XDCB đứng trước. Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng hoặc giảm qui mô vốn đầu tư XDCB giữa 2 năm liền nhau. di = yi - yr-1 (r = 2, 3,…, n) di: lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn - Lượng tăng hoặc giảm tuyệt dối định gốc (hay tính dồn) là hiệu số giữa qui mô vốn đầu tư XDCB kỳ nghiên cứu và qui mô vốn đầu tư XDCB kỳ được chọn làm gốc, kỳ gốc này là năm đầu tiên trong dãy số thời gian mà ta nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng hoặc giảm tuyệt đối các qui mô vốn đầu tư XDCB trong một thời gian dài: Di = yi - y1 (i = 2, 3, …, n) - Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình là mức trung bình của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn. *) Phân phối vốn đầu tư xây dựng cơ bản dựa vào tốc độ phát triển Để phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của vốn đầu tư XDCB qua thời gian ta áp dụng phân tích dựa vào tốc độ phát triển, được biểu hiện bằng lần hoặc %. - Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động qui mô vốn đầu tư giữa hai thời gian liền nhau. ti = (i = 2, 3…, n) ti: Tốc độ phát triển liên hoan của thời gian i so với thời gian i-1 yi-1: vốn đầu tư XDCB ở thời gian i-1 yi: vốn đầu tư XDCB ở thời gian i - Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của vốn đầu tư XDCB trong một thời gian dài Ti = (i = 2,3 …, n) Ti : Tốc độ phát triển định gốc y1 : Qui mô vốn đầu tư XDCB của năm đầu tiên trong dãy số thời gian. Để biết được mối quan hệ giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc ta có: Tính các tốc độ phát triển liên hoàn của vốn đầu tư XDCB bằng tốc độ phát triển định gốc của vốn đầu tư XDCB. Và thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian gần nhau. Mối quan hệ này phản ánh đầy đủ và chính xác sự phát triển của nguồn vốn đầu tư XDCB mà ta phân tích trong bài. * Phân tích quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản dựa vào tốc độ tăng hoặc giảm. - Nó được xác định bằng các tốc độ tăng giảm như: tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.Tốc độ tăng (giảm) định gốc và tốc độ tăng giảm trung bình. Với chỉ tiêu này ta sec biết được quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản giữa hai thời gian là tăng (+) hay (-) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. * Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân tích dựa vào giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm). Cứ 1% tăng lên của tốc độ tăng giảm quy mô vốn đầu tư thì tương ứng với một giá trị tuyệt đối. Giá trị đó chính bằng quy mô vốn đầu tư XDCB của các năm trong dẫy số thời gian chia cho 100. Chỉ tiêu này chỉ xem xét trên góc độ tốc độ tăng giảm liên hoàn của vốn đầu tư XDCB chỉ không tính cho tăng giảm định gốc. Vì giá trị tuyệt đối luôn là một số không đổi bằng Y1/100, phản ánh sự biến động * Xác định phương trình hồi qui của quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Sự biến động đó qua thời gian có dạng: Trong đó: quy mô vốn đầu tư XDCB a0, a1 … ,an: các tham số t: thứ tự thời gian Một số dạng phương trình mà ta cần tính toán khi viết vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Phương trình đường thẳng: Để xác định các tham số a0 và a1 ta có: ồy = na0 + a1 ồt ồty = a0ồt + aiồt2 Phương trình Parabol bậc 2: Xác định a0 và a1, a2 cùng được xây dựng trên hệ phương trình ồ= na0 + ai ồt + a2 ồ t3 ồty = a0 ồt + aiồ t2 + a2 ồ t3 ồt2 y = a0.ồt2 + ai ồt3 + a2ồt4 Với tài liệu thu thập được và với phương pháp tính toán tiền ta sẽ thu được một kết quả chính xác nhất sự biến động của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Với các chỉ tiêu của dãy số thời gian phân tích biến động của quy mô vốn cơ bản qua các năm cho ta bao quát được toàn bộ tổng thể và đi đến kết luận đúng nhất cho nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Để lựa chọn được đúng dạng phương trình hồi quy mà quy mô vốn biến động đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm của hiện tượng qua thờigian, đồng thời kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác như dựa vào đồ thị thống kê, dựa vào bảng thống kê để thấy rõ hơn quy luật biến động của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 2.2. Phương pháp dự đoán thống kê để phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của phân tích và dự đoán thống kê a. Khái niệm của phân tích và dự đoán thống kê: Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể, tính quy luạt của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định biểu hện bằng số lượng tính toán mức độ trong tương lai của hiện tượng nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý Nói một cách cụ thể, phân tích thống kê là xác định các mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm phương pháp nghiên cứu. Còn dự đoán thống kê là hình thức dự đoán tình huống có thể xảy ra trong tương lai của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội gắn với việc đề ra các nguyên tố, lập dự toán và vận hành nó. b. ý nghĩa của phân tích và dự đoán thống kê Phân tích và dự đoán thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp luận phong phú mà qua thống kê ta có thể vạch ra được những nguyên nhân chính, phụ để tạo nên kết quả thông qua việc phân tích ảnh hưởng các nhân tố để việc sử dụng các nguồn nhân lực, các yếu tố đầu vào thông qua việc xác định các mối liên hệ, các quy luật chung của hệ thống. Thông qua kết quả phân tích ta xây dựng các dự đoán thống kê bằng nhiều phương pháp khác nhau nhằm xác định các mục tiêu phát triển, các nguồn tiềm năng, xây dựng các phương án để phục vụ cho việc ra quyết định quản lý. Vai trò của phân tích và dự đo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34199.doc
Tài liệu liên quan