Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích Diện tích, Năng suất, Sản lượng lúa huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1998-2005 và dự đoán đến năm 2007

 MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA 2

1- Vị trí, vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân: 2

2- Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 2

3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp 5

4 – Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hóa : 7

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY TRỒNG 10

I – HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY TRỒNG: 10

1- Nhóm chỉ tiêu về diện tích đất: 10

1.1 Diện tích gieo trồng : 10

1.2 Hệ số sử dụng ruộng đất : 11

1.3 Năng suất đất đai : 12

1.4 Bình quân các loại đất trên đầu người : 12

1.5 Tỉ trọng các loại đất nông nghiệp : 13

2 – Nhóm chỉ tiêu về năng suất cây trồng : 13

2.1 Năng suất ước tính : 13

2.2 Năng suất tại gốc ( năng suất điều tra ) : 13

2.3 Năng suất thực thu : 14

2.4 Năng suất tính trên diện tích gieo trồng : 14

2.5 Năng suất tính trên diện tích thu hoạch : 15

2.6 Năng suất tính trên diện tích canh tác : 15

3 – Nhóm chỉ tiêu về sản lượng cây trồng : 16

II – CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỀ DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY TRỒNG: 16

1 – Những vấn đề chung về phân tích thống kê : 16

1.1 – Khái niệm : 16

1.2 – Nhiệm vụ của phân tích thống kê : 16

1.3 – Ý nghĩa : 16

1.4 – Yêu cầu đối với phân tích thống kê : 17

2-Phương pháp dãy số thời gian: 17

2.1Các khái niệm chung: 17

2.2 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian: 18

2.3 Các phương pháp biểu hiện biến động xu hướng của hiện tượng : 22

3- Phương pháp chỉ số: 26

3.1 – Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của chỉ số trong thống kê: 26

3.2 – Phương pháp tính chỉ số: 28

3.3 – Hệ thống chỉ số: 29

4- Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn: 33

4.1 – Khái niệm: 33

4.2 - Một số phương pháp đơn giản để dự đoán thống kê ngắn hạn: 34

CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT LÚA HUYỆN THỌ XUÂN GIAI ĐOẠN 1998-2005 VÀ TIẾN HÀNH DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2007 39

I – ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THỌ XUÂN 39

1 - Về mặt xã hội : 39

2 - Về mặt kinh tế : 41

II – PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ DIỆN TÍCH LÚA HUYỆN THỌ XUÂN TRONG THỜI KÌ 1995-2005 44

1 – Diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm: 44

2 - Diện tích và cơ cấu các loại đất của Huyện Thọ Xuân: 44

3- Phân tích các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng lúa huyện Thọ Xuân qua các năm 46

III- PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT LÚA HUYỆN THỌ XUÂN THỜI KÌ 1998-2005 49

1- Tốc độ phát triển của năng suất lúa qua các năm: 49

2 - Phân tích biến động năng suất lúa bình quân 50

III – PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ SẢN LƯỢNG LÚA HUYỆN THỌ XUÂN GIAI ĐOẠN 1998-2005 53

1 – Phân tích biến động sản lượng lúa huyện Thọ Xuân trong giai đoạn 1998-2005 bằng phương pháp dãy số thời gian: 53

2- Sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích biến động sản lượng lúa huyện Thọ Xuân thời kì 1998-2005 : 55

3 – Dự đoán sản lượng lúa huyện Thọ Xuân đến năm 2007: 57

IV- MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THỌ XUÂN TRONG THỜI KÌ TỚI 60

1- Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Thọ Xuân trong những năm vừa qua: 60

2 – Giải pháp đặt ra cho sự phát triển của nông nghiệp huyện Thọ Xuân trong thời kì sắp tới: 61

3- Kiến nghị: 63

KẾT LUẬN 65

PHỤ LỤC 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích Diện tích, Năng suất, Sản lượng lúa huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1998-2005 và dự đoán đến năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoặc giảm tuyệt đốil) Dựa theo lý thuyết chọn dạng hàm của hồi quy và tương quan. + Dạng hàm xu thế tổng quát Trong đó: giá trị lý thuyết t: Biến thời gian cụ thể là thứ tự thời gian Hàm xu thế tổng quát thường sử dụng các dạng hàm sau + Các dạng đa thức - Dạng bậc 1: Được sử dụng khi các sai phân bậc 1 xấp xỉ bằng nhau Muốn xác định tham số , thì ta dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất.Trong đó , C thoả mãn hệ phương trình sau: hoặc: Nếu > 0 thì tăng dần và ngược lại nếu < 0 thì giảm dần - Dạng bậc 2: Được sử dụng khi các sai phân bậc 2 xấp xỉ bằng nhau Khi đó Ta dùng phương pháp OLS để xác định các tham số của hệ phương trình -Dạng bậc 3: Đuợc sử dụng khi các sai phân bậc 3 xấp xỉ nhau khi đó Ta thấy khi các sai phân bậc k xấp xỉ nhau thì phương trình hồi quy theo thời gian là đa thức bậc k. Trên thực tế chúng ta phải kiểm định các mô hình hồi quy này và lựa chọn mô hình hồi quy tương quan mô tả gần đúng nhất xu thế phát triển của hiện tượng. - Dạng hàm mũ Thường được sử dụng khi dãy số có các cấp độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau Dạng hàm thường thấy: với là tốc độ phát triển trung bình Lấy Lg hai vế ta được phương trình sau: lgy= lg Việc xác định các tham số , cũng dùng phương pháp OLS có hệ phương trình sau: Tìm sau đó sẽ xác định được ao và a1 3- Phương pháp chỉ số: 3.1 – Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của chỉ số trong thống kê: * Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng nhiên cứu. * Phương pháp chỉ số là phương pháp thống kê nghiên cứu sự biến động của những hiện tượng kinh tế phức tạp bao gồm nhiều đơn vị phần tử mà các đại lượng biểu hiện không thể trực tiếp cộng được với nhau. Khi xây dựng chỉ số cho các hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. Trong khi phân tích hệ thống chỉ số, khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số, việc phân tích biến động của một nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi. * Quyền số trong chỉ số thống kê là nhân tố được gữ cố định trong công thức chỉ số chung. Quyền số nói lên tầm quan trọng, vai trò của mỗi phần tử trong tổng thể, nó có tác dụng chuyển các phần tử vốn không trực tiếp cộng được với nhau thành dạng chung để có thể tổng hợp, từ đó thiết lập quan hệ so sánh và tiến hành phân tích. * Tác dụng của chỉ số trong phân tích thống kê: - Nghiên cứu sự biến động của mức độ của hiện tượng qua thời gian. - So sánh sự khác biệt, chênh lệch về mức độ của hiện tượng qua không gian. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế. - Cho phép xác định vai trò và ảnh hưởng biến động của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động của các hiện tượng phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố. * Phân loại chỉ số: - Căn cứ vào việc thiết lập quan hệ so sánh theo thời gian hay không gian: + Chỉ số phát triển: biểu hiện quan hệ so sánh theo thời gian. + Chỉ số không gian: biểu hiện quan hệ so sánh the không gian. - Căn cứ vào phạm vi tính toán, người ta cũng chia thành 2 loại: + Chỉ số đơn: nêu lên biến động của từng phần tử, từng đơn vị trong một tổng thể. + Chỉ số chung: nêu lên biến động của cả tổng thể nghiên cứu. - Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu, người ta cũng chia thành 2 loại: + Chỉ số chỉ tiêu số lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu số lượng, là chỉ tiêu biểu hiện quy mô số lượng của hiện tượng nghiên cứu. + Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng, là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh mức độ phổ biến mối lien hệ của hiện tượng nghiên cứu. - Căn cứ vào phương pháp tính toán: + Chỉ số tổng hợp: được vận dụng để tính chỉ số chung trên cơ sở xác định tổng các mức độ của từng đơn vị phần tử trong tổng thể. + Chỉ số bình quân: được vận dụng để tính chỉ số chung từ các chỉ số đơn theo công thức số bình quân. 3.2 – Phương pháp tính chỉ số: Chỉ số thống kê được vận dụng rộng rãi trong phân tích các hiện tượng kinh tế phức tạp và nhiều thành phần, chỉ tiêu trong nhiều lĩnh vực phong phú như: CPI, chỉ số giá xuất khẩu, chỉ số khối lượng sản phẩm, chỉ số giá thành, chỉ số năng suất lao động Chỉ số được vận dụng tính toán và phân tích có thể là chỉ số đơn hoặc chỉ số chung. * Chỉ số đơn : - Chỉ số đơn giá : biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức giá của từng mặt hàng ở hai thời gian khác nhau. Trong đó : : giá bán mặt hàng kì nghiên cứu : giá bán mặt hàng kì gốc. - Chỉ số đơn lượng hàng tiêu thụ : Trong đó : : lượng hàng kì nghiên cứu : lượng hàng kì gốc * Chỉ số tổng hợp : Chỉ số tổng hợp là loại chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động của của một chỉ tiêu nào đó, của nhiều đại lượng trong những hiện tượng kinh tế phức tạp. Vì nghiên cứu các chỉ tiêu có các đơ vị tính khác nhau nên hệ thống chỉ số phải sử dụng một quyền số để quy đổi các chỉ tiêu về cùng một đơn vị và cộng lại được với nhau. Thông thường việc tính toán chỉ số tổng hợp dựa vào công thức chỉ số Laspayres, chỉ số Passche và chỉ số Fisher. Các phương pháp tính chỉ số được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 01: Các công thức chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ , chỉ số tổng hợp giá bán . Chỉ số Laspayres Passche Fisher Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ (quyền số : ) (quyền số : ) (quyền số : ) Chỉ số tổng hợp giá bán Chỉ số tổng hợp Laspayres chọn quyền số ở kì gốc, chỉ số Passche chọn quyền số ở kì nghiên cứu. Chỉ số Fisher vận dụng trong trường hợp giữa chỉ số Laspayres và Passche có sự chênh lệch nhau khá lớn. 3.3 – Hệ thống chỉ số: Hệ thống chỉ số là một đẳng thức phản ánh mối liên hệ giữa các chỉ số. Qua đó dựa vào mối quan hệ giữa các chỉ tiêu để xây dựng hệ thống chỉ số phát triển. a- Cấu thành của hệ thống chỉ số: gồm 2 phần: + Chỉ số toàn bộ: nêu lên biến động của hiện tượng phức tạp do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố cấu thành. + Các chỉ số nhân tố: bao gồm từ 2 chỉ số nhân tố trở lên trong đó mỗi chỉ số nhân tố nêu lên biến động của nhân tố đó đối với hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố. b- Tác dụng của hệ thống chỉ số: - Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp, trong đó ảnh hưởng của từng nhân tố có thể được biểu hiện bằng số tương đối hay số tuyệt đối. - Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định được một chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống. + Hệ thống chỉ số của số trung bình: Hệ thống chỉ số của số trung bình có tác dụng trong phân tích kinh tế- xã hội. Bất kỳ một sự thay đổi cơ cấu nào trong tổng thể hiện tượng cũng đều tác động đến các chỉ tiêu phản ánh các mặt của hiện tượng.Vì vậy cần có hệ thống chỉ số này để hiểu rõ cơ chế của ảnh hưởng đó và có các xử lý cần thiết. + Hệ thống chỉ số tổng hợp : Hệ thống chỉ số tổng hợp được dùng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đối với một hiện tượng phức tạp, cung cấp cho ta biết các thông tin mới về sự biến động của hiện tượng theo sự tác động của các nhân tố tác động đó. c- Công thức tính toán vận dụng trong thống kê nông nghiệp như sau: * Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới diện tích gieo trồng: Qui mô diện tích gieo trồng phụ thuộc vào hai nhân tố, đó là hệ số sử dụng ruộng đất và qui mô diện tích canh tác. Hệ thống chỉ số : Số tương đối : Số tuyệt đối: D1 – D0 = (H1d1 – H0d1) + (H0d1 –H0d0) Trong đó: H0: là hệ số sử dụng ruộng đất kỳ gốc H1: là hệ số sử dụng đất kỳ nghiên cứu D1: là diện tích gieo trồng kỳ nghiên cứu D0: là diện tích gieo trồng kỳ gốc d0: là diện tích canh tác kỳ gốc d1: là diện tích canh tác kỳ nghiên cứu. Nhận xét: Diện tích gieo trồng kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) là do hai nhân tố: - Do hệ số sử dụng ruộng đất tăng (giảm) - Do qui mô diện tích canh tác tăng (giảm) * Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch bình quân. Năng suất thu hoạch bình quân chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: - Do nhân tố bản thân năng suất thu hoạch. - Do sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng. Hệ thống chỉ số: Biến động tuyệt đối: Trong đó: là năng suất bình quân kỳ gốc là năng suất bình quân kỳ nghiên cứu Nhận xét: Năng suất thu hoạch bình quân kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) là do hai nhân tố: - Do nhân tố bản thân năng suất thu hoạch. - Do sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng. * Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa: Sản lượng lúa thu được phụ thuộc vào diện tích gieo trồng và năng suất bình quân. Sản lượng = Năng suất Diện tích Hệ thống chỉ số: Biến động tương đối: Biến động tuyệt đối: Trong đó: Q0 là sản lượng kỳ gốc Q1 là sản lượng kỳ báo cáo Nhận xét: Sản lượng kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm) là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do bản thân năng suất tăng (giảm). Do quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng tăng (giảm). 4- Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn: 4.1 – Khái niệm: Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê và áp dụng các phương pháp thích hợp. Ngày nay, dự đoán được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực khoa học- kỹ thuật, kinh tế – chính trị – xã hội với nhiều loại và phương pháp dự đoán khác nhau. Nghiên cứu thống kê không những có nhiệm vụ phản ánh quy luật biến động của hiện tượng trong thời gian đã qua, mà còn phải nhìn nhận sự phát triển của hiện tượng ở trong tương lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý quy luật tự nhiện. Trong việc phân loại dự đoán, xét theo chiều dài của thời gian dự đoán, về cơ bản chia làm ba loại: Dự đoán dài hạn, dự đoán trung hạn, và dự đoán ngắn hạn. Dự đoán thống kê dài hạn với khoảng thời gian từ 10 năm trở lên, mang tính chất chiến lược về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ... Dự đoán thống kê trung hạn với khoảng thời gian từ 3-10 năm, nhằm phục vụ cho các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Dự đoán thống kê ngắn hạn với khoảng thời gian dưới 3 năm( dự đoán hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm, 3 năm). Kết quả của dự đoán thống kê ngắn hạn là căn cứ để tiến hành điều chỉnh kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở để đưa ra những quyết định kịp thời và hữu hiệu. Tài liệu thường được sử dụng để tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn là dãy số thời gian - tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tượng trong thời gian tiếp theo. Việc sử dụng dãy số thời gian để tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn có ưu điểm là khối lượng tài liệu không cần nhiều việc xây dựng các mô hình dự đoán tương đối đơn giản và thuận tiện trong việc sử dụng kỹ thuật tính toán. Trong việc sử dụng dãy số thời gian để tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn thì yêu cầu cơ bản là tài liệu phải chính xác, phản ánh sự phát triển khách quan của hiện tượng phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được. Độ dài của dãy số thời gian: Cho dãy số thời gian có nhiều các mức độ thì dự đoán càng sát thực tế, nếu dãy số thời gian quá ngắn (ít các mức độ) thì không ảnh hưởng tới sự tác động của hiện tượng thời gian trước, dài quá lại có sức ỳ của thời gian trước. Tốt nhất là số liệu 9-10 năm liền. Trong dự đoán, tiêu chuẩn để dự đoán thời gian tốt là thường xét tổng bình phương độ lệch của thực tế và dự đoán là nhỏ nhất (phương pháp bình phương nhỏ nhất). Có nhiều phương pháp dự đoán khác nhau nhưng nó được phân thành ba nhóm phương pháp cơ bản. Đó là phương pháp dự đoán chuyên gia, phương pháp dựa vào phương trình hồi quy và phương pháp dự đoán dựa vào dãy số thời gian. Phương pháp dự đoán chuyên gia là dự đoán dựa vào ý kiến của các chuyên gia, của những người nắm được cụ thể một vấn đề cụ thể nào đó để dự đoán. Phương pháp dự vào phương trình hồi quy để dự đoán trên cơ sở biết các mức độ của biến độc lập trong tương lai. 4.2 - Một số phương pháp đơn giản để dự đoán thống kê ngắn hạn: * Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Phương pháp này có thể được sử dụng khi các lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn sấp sỉ bằng nhau . Lượng tăng hoặc (giảm) bình quân được tính theo công thức: Từ đó ta có mô hình dự đoán: Trong đó : yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian l : Tầm xa dự báo : Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân : Mức độ dự đoán thời gian thứ (n+l) * Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình hàng năm () Phương pháp dự đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Tốc độ phát triển trung bình được tính theo công thức: Trong đó : y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian Yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian Từ công thức trên ta có mô hình dự đoán sau: +Dự đoán theo năm: + Dự đoán theo các mức độ của thời gian dưới một năm (tháng, quý) Trong đó: Dự đoán của thời gian j (j = 1,2,3...,m),của năm i (i=1,2,3...,n) * Dự đoán dựa vào phương trình hồi qui theo thời gian Dựa vào dãy số thời gian ta có: Có thể tiến hành dự đoán bằng cách ngoại suy phương trình hồi qui: * Dự đoán dựa vào san bằng mũ Với một số phương pháp dự đoán trên thì các mức độ của dãy số thời gian được xem như nhau, nghĩa là có cùng quyền số trong quá trình tính toán. Do đó làm cho mô hình chở nên cứng nhắc, kém nhạy bén đối với sự biến động của hiện tượng. Vì vậy để phản ánh sự biến động này đòi hỏi khi xây dựng mô hình dự đoán, các mức độ của dãy số thời gian phải được xem xét một cách không như nhau: các mức độ càng mới càng cần phải được chú ý nhiều hơn. Và do đó mô hình dự đoán có khả năng thích nghi với sự biến động của hiện tượng. Một trong những phương pháp đơn giản để xây dựng mô hình dự đoán như vậy là phương pháp san bằng mũ. Giả sử ở thời gian t, có mức độ thực tế là yt và mức độ dự đoán là dự đoán mức độ của hiện tượng ở thời gian tiếp sau đó (t+1) có thể viết: Đặt ta có: được gọi là các tham số san bằng mũ với và nằm trong khoảng Từ các công thức trên cho thấy việc lựa chon tham số san bằng có ý nghĩa quan trọng: Nếu được lựa chọn càng lớn thi các mức độ càng cũ của dãy số thời gian càng it được chú ý và ngược lại. Để chọn phải dựa vào việc phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng và những kinh nghiệm nghiên cứu đã qua. Giá trị tót nhất là giá trị làm cho tổng bình phương sai số dự đoán nhỏ nhất. * Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên Ở mô hình này, dãy số thời gian xem như được sinh ra từ một quá trình ngẫu nhiên. Trên cơ sở đó một số mô hình quan trọng được xây dựng và tiến hành dự đoán. * Quá trình hồi quy bậc p - kí hiệu AR (p) Trong đó: : các tham số hồi quy. at là một quá trình dừng đặc biệt đơn giản. Một số quá trình AR đơn giản: Quá trình bậc 1:AR(1) hàm tự tương quan: với k =1® Quá trình bậc 2: AR(2) Hàm tương quan: Với Quá trình bình quân trượt bậc q -kí hiệu MA (q) Quá trình bậc 1:MA(1) Quá trình bậc 2: MA(2) Quá trình hồi quy bình quân trượt bậc p, q-kí hiệu ARMA (p,q) Đó là sự kết hợp giữa AR (p) và MA (q). hay Trong thực tế, ARMA(1,1) thường được sử dụng: Nhìn chung mọi kết quả dự đoán là không thể chính xác với thực tế của hiện tượng xảy ra, vẫn luôn tồn tại sai số của dự đoán với thực tế. Sau khi tính toán chọn ra mô hình có SSE nhỏ nhất để tiến hành dự đoán, khi đó kết quả dự đoán là sát với thực tế nhất, để từ kết quả dự đoán đó có thể căn cứ điều chỉnh đưa ra những quyết định kịp thời và quan trọng. CHƯƠNG III VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT LÚA HUYỆN THỌ XUÂN GIAI ĐOẠN 1998-2005 VÀ TIẾN HÀNH DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2007 I – ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THỌ XUÂN 1 - Về mặt xã hội : Thọ Xuân là một huyện bán trung du nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hóa, về vị trí địa lý, Thọ Xuân giáp với các huyện khác của tỉnh là : - Phía bắc giáp huyện Ngọc Lặc, huyện Yên Định. - Phía nam giáp huyện Triệu Sơn. - Phía Đông giáp huyện Thiệu Hóa. - Phía Tây giáp huyện Thường Xuân. Thọ Xuân có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế toàn diện và đa dạng về chủng loại sản phẩm sản xuất. Thọ Xuân có 38 xã và 3 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 30035,58 ha (theo số liệu năm 2005). Trong đó: - Đất nông nghiệp là 18211,53 ha chiếm 60,63%. - Đất phi nông nghiệp 8805,12 ha chiếm 29,32%. - Đất chưa sử dụng là 3015,9 ha chiếm 10,05%. Các loại đất khác như sau : - Đất lâm nghiệp là 2122,32 ha chiếm 7,06%. - Đất chuyên dùng là 4446,83 ha chiếm 14,8%. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 1468,36 ha chiếm 4,88%. Thọ Xuân có 5 xã miền núi đó là các xã Thọ Lâm, Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Châu, Quảng Phú. Về cơ cấu dân tộc huyện Thọ Xuân gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái chung sống tạo nên sự đa dạng cho văn hóa và nền kinh tế cũng trở nên phong phú hơn với nhiều loại hàng hóa đặc thù. Dân số trung bình năm 2005 là 235.531 người với tổng số 56.258 hộ, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 41,14% dân số của huyện Về giao thông, Thọ Xuân là huyện nằm trên trục đường quốc lộ 47 từ Thanh Hóa sang Lào với chiều dài 30 km và hàng ngàn km đường huyện lộ và đường liên xã đan xen thành một hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị với các huyện khác và giữa các xã trong huyện. Bên cạnh đó với các điều kiện thuận lợi về giao thông đường thủy và một hệ thống sông ngòi dày đặc tạo nên lợi thế lớn cho Thọ Xuân phát triển các ngành trồng trọt chăn nuôi cho năng suất cao. Về các mặt đời sống xã hội luôn được bảo đảm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhân dân như y tế, giáo dục, văn hóa thông tin... Tính đến năm 2005 toàn huyện đã có 230 làng văn hóa, trong đó có 75 làng văn hóa cấp huyện và 43 làng văn hóa cấp tỉnh; có 35.741 hộ đạt gia đình văn hóa. Về mặt giáo dục, tính đến cuối năm 2005 toàn huyện có 38 trường học đạt chuẩn quốc gia, 223 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh, 1.343 học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh, 2 em học sinh giỏi cấp quốc gia. Về y tế thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, đảm bảo chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, hỗ trợ 14 xã, thị trấn xây dựng chuẩn y tế, cho đến nay toàn huyện có 26 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế... Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Thọ Xuân cũng từng bước khẳng định sự đi lên của mình với nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của huyện, các chính sách này càng có ý nghĩa hơn trong tình hình hiện nay chúng ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. 2 - Về mặt kinh tế : Về mặt kinh tế, Thọ Xuân là một huyện sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp huyện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện hàng năm. Do điều kiện về tự nhiên cũng như tập quán sản xuất đã áp đặt cho sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính có truyền thống lâu đời đối với người lao động huyện Thọ Xuân. Nông nghiệp được phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, trong đó thế mạnh là trồng lúa nước và chăn nuôi đàn gia súc lớn như trâu, bò, lợn. Bước vào thời kì đổi mới, Thọ Xuân vẫn xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế huyện với phương châm là chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp theo xu hướng sản xuất hàng hóa ở các vùng chuyên canh, thâm canh cùng sự ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng lương thực thực phẩm. Trong những năm gần đây giá trị sản xuất trồng trọt của huyện luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ những chính sách hợp lý trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện, đó là các nghị quyết số 05, 06 của Huyện ủy về xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha/năm, hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ đã được đẩy mạnh, việc đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào đồng ruộng đã được mở rộng, các loại giống lúa lai chiếm 67,9% so với tổng số diện tích cấy lúa. Trong chăn nuôi tính đến thời điểm năm 2005 toàn huyện có các chỉ tiêu như sau: tổng đàn lợn có 97.973 con, tổng đàn trâu, bò có 37.330 con, tổng đàn gia cầm có 859 nghìn con. Riêng từ năm 2002 trở lại đây ngành chăn nuôi của huyện du nhập và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở một số xã, và thực tế đã chứng minh lối đầu tư vào chăn nuôi bò sữa có hiệu quả cao, đem lại một nguồn thu lớn cho người nông dân, góp phần đáng kể trong giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Với nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, các ngành thủ công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp cũng có một vị trí và vai trò khá quan trọng trong tổng thể kinh tế huyện. Bên cạnh đó, các nghề thủ công truyền thống cũng được quan tâm phát triển như kéo sợi, dệt vải, dệt lụa ( xã Xuân Lai ); đan lát, làm cót (xã Thọ Nguyên); làm giắng, thuyền nan, thừng, chão (xã Bắc Lương); làm bánh gai, nem chua... cũng đem lai một nguồn thu khác cho người lao động, điều đó không những giải quyết được một số lao động lớn mà còn hình thành nên các làng nghề truyền thống giúp cho các ngành nghề đó không bị mai một mà còn phát triển mở rộng thị trường ra các huyện, các tỉnh khác. Về công nghiệp, huyện có các vùng chuyên môn hóa tập trung quanh 2 nhà máy lớn là công ty cổ phần nhà máy đường Lam Sơn và công ty cổ phần nhà máy giấy Mục Sơn. Giá trị sản xuất của 2 vùng này chiếm phần lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện. Theo số liệu năm 2005 của phòng thống kê Thọ Xuân, giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện đạt 68.103 triệu đồng, tăng 9,3% so với cùng kì năm 2004. Sự phát triển của công nghiệp sản xuất mía đường là một trong những nguyên nhân đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp của toàn huyện vì nó kéo theo sự phát triển của các ngành công-nông nghiệp hỗ trợ và cả các ngành dịch vụ. Về thương mại dịch vụ ngày nay đã có bước phát triển mới với nhiều loại hình dịch vụ phổ biến như internet, bưu chính, các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch ... Tuy nhiên tiềm năng của nhóm ngành này vẫn chưa được khai thác hết, vì có điều kiện sẵn có cho nên về lâu dài các ngành này sẽ được phát triển một cách toàn diện về quy mô và chất lượng. Tóm lại, do điều kiện thiên nhiên ưu đãi và do tập quán sản xuất lâu đời Thọ Xuân đã tận dụng tốt những lợi thế đó và trở thành huyện có sản lượng lương thực lớn trong tỉnh, trong đó cây lúa là cây trồng nông nghiệp chính. Những năm gần đây, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng dần qua các năm, đóng góp nhiều cho tổng giá trị sản xuất trong kinh tế huyện. Bảng 02 : Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thọ Xuân giai đoạn 1995-2005 theo giá cố định 1994 ( Đơn vị tính : triệu đồng) Năm Giá trị sản xuất nông nghiệp 1995 345557 1996 271695 1997 315622 1998 328886 1999 380645 2000 368399 2001 441475 2002 440926 2003 524231 2004 654787 2005 667223 (Nguồn : Niên giám Thống kê Thọ Xuân qua các năm) II – PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VỀ DIỆN TÍCH LÚA HUYỆN THỌ XUÂN TRONG THỜI KÌ 1995-2005 1 – Diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm: Thọ Xuân là một huyện sản xuất nông nghiệp với trên 60% diện tích đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Cây lúa là cây trồng chủ yếu nên diện tích trồng lúa trong nông nghiệp huyện chiếm tỉ trọng lớn và ổn định qua thời gian dài. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thọ Xuân là 30.304,7 ha, tính bình quân đầu người là 776 , nếu tính cho từng loại đất thì diện tích bình quân đầu người đất nông nghiệp 682,7 / người; đất lâm nghiệp là 82,3 /người; đất chuyên dùng là 211,5 /người; đất chưa sử dụng là 69,5/người. Với một huyện đồng bằng, dân số đông như Thọ Xuân mà có diện tích bình quân đất nông nghiệp tương đối lớn là một lợi thế lớn cho việc sản xuất nông nghiệp ở Thọ Xuân. Mặt khác sự phân bố đất đai trong huyện là tương đối phù hợp với quy mô dân số. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người có sự đồng đều giữa các xã, không có sự chênh lệch lớn tạo nên sự cân bằng trong việc phân bố nguồn lao động giữa các xã và các vùng trong huyện. 2 - Diện tích và cơ cấu các loại đất của Huyện Thọ Xuân: Diện tích đất Huyện Thọ Xuân phần lớn được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, diện tích dành cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ vẫn đang được khai thác với dự đoán trong tương lai sẽ tăng nhiều. Bảng 03: Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2005: Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng số 30035,58 100 I – Đất nông nghiệp 18211,53 60,63 Đất trồng cây hàng năm 13510,78 44,98 Đất trồng cây lâu năm 1878,47 6,25 Đất nuôi trồng thủy sản 598,31 2,00 Đất nông nghiệp khác 2223,97 7,4 II- Đất phi nông nghiệp 8808,15 29,33 III- Đất chưa sử dụng 3015,93 10,04 Đất bồi chưa sử dụng 1125,95 3,75 Đồi núi chưa sử dụng 1821,62 6,06 Núi đá không có cây 68,36 0,23 Nguồn: Niên giám thống kê Thọ Xuân Như số liệu đã thu được từ bảng trên có thể nhận thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ diện tích đất huyện Thọ Xuân. So với năm 2004 diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp huyện tăng 10,01%, nguyên nhân là do chuyển diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp. Hiện tại diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm 10,04% trong tổng diện tích đất,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7720.doc
Tài liệu liên quan