Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê vào phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư Công đoàn BIDV giai đoạn 2003 -2008

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH & HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3

1. Hoạt động sản xuất kinh doanh 3

1.1. Khái niệm: 3

1.2. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh 3

1.3. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất kinh doanh 3

2. Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh 3

2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3

2.2 Hệ thống các chỉ tiêu thống kê đo lường kết quả sản xuất kinh doanh: 5

3. Chi phí sản xuất kinh doanh 8

3.1. Khái niệm: 8

3.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chi phí sản xuất 8

II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 9

1. Khái niệm: 9

2. Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9

3. Biểu hiện của hiệu quả sản xuất kinh doanh 9

4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 10

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 10

5.1. Các nhân tố bên trong: 10

5.2. Các nhân tố bên ngoài: 11

6. Những vấn đề có tính nguyên tắc cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 11

7. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 12

8. Tính tất yếu của việc phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 12

9. Hệ thống các chỉ tiêu đo hiệu quả sản xuất kinh doanh 13

9.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung: 13

9.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bộ phận 13

CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG ĐOÀN BIDV. 20

I. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN 20

1. Khái niệm: 20

2. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích 20

2.1. Mức độ bình quân qua thời gian: 20

2.2. Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối 20

2.3. Tốc độ phát triển 20

2.4. Tốc độ tăng ( giảm) 21

2.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng ( giảm ) liên hoàn 21

3. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 21

3.1. Mở rộng khoảng cách thời gian: 21

3.2. Dãy số bình quân trượt 21

3.3. Hàm xu thế: 21

3.4. Biểu hiện biến động thời vụ: 22

II. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ 22

1. Khái niệm, phương pháp và tác dụng của chỉ số 22

1.1. Khái niệm : 22

1.2. Đặc điểm. 23

1.3. Tác dụng của chỉ số thống kê 23

1.4. Phân loại: 23

2. Hệ thống chỉ số 24

2.1. Khái niệm: 24

2.2. Tác dụng của hệ thống chỉ số 24

III. PHÂN TÍCH HỒI QUY TƯƠNG QUAN 24

1. khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa: 24

1.1. Khái niệm: 24

1.2. Nhiệm vụ: 25

1.3. Ý nghĩa: 25

2. Một số mô hình hồi quy tương quan thường gặp: 25

2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa 2 tiêu thức số lượng 25

2.2. Mô hình hồi quy và tương quan phi tuyến tính giữa 2 tiêu thức số lượng 26

2.3. Hồi quy và tương quan tuyến tính bội: 27

CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG ĐOÀN BIDV GIAI ĐOẠN 2003-2008 28

I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG ĐOÀN BIDV GIAI ĐOẠN 2003-2008 28

1. Những kết quả mà công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV đã đạt được trong giai đoạn 2003- 2008. 29

1.1. Đối với doanh thu: 29

1.2. Đối với lợi nhuận ( lợi nhuận sau thuế ) 32

2. Các chi phí mà công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV phải bỏ ra trong giai đoạn 2003 – 2008. 34

2.1. Phân tích biến động tổng chi phí của công ty trong giai đoạn 2003-2008. 35

2.2. Phân tích biến động của tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2003-2008. 36

2.3. Phân tích biến động của số công nhân viên bình quân trong năm. 37

2.4. Phân tích biến động quỹ lương của công ty trong giai đoạn 2003-2008. 38

2.5. Phân tích biến động tài sản cố định của công ty giai đoạn 2003-2008. 39

II- VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG ĐOÀN BIDV. 40

1. Phân tích biến động hiệu quả sử dụng lao động của công ty cổ phần công đoàn BIDV. 42

1.1. Phân tích biến động hiệu quả sử dụng lao động của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV năm 2007 so với năm 2006 42

1.2. Phân tích biến động hiệu quả sử dụng lao động của công ty cổ phần công đoàn BIDV năm 2008 so với năm 2007 50

2. Phân tích biến động hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV. 59

2.1. Phân tích biến động hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV năm 2007 so với năm 2006 59

2.2. Phân tích biến động hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV năm 2008 so với năm 2007. 68

III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG ĐOÀN BIDV 76

1. Đánh giá về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV. 76

 2. Khuyến nghị đối với công ty .76

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 78

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê vào phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư Công đoàn BIDV giai đoạn 2003 -2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hàm xu thế hyperbon: - Hàm xu thế hàm mũ: .. 3.4. Biểu hiện biến động thời vụ: - Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính chất lặp đi lặp lại tromg từng thời gian nhất định trong năm. Phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện biến động thời vụ là tính chỉ số thời vụ - Ý nghĩa của phương pháp biểu hiện biến động thời vụ: Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những biện pháp phù hợp, kịp thời hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ dối với sản xuất và sinh hoạt của xã hội. II. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ 1. Khái niệm, phương pháp và tác dụng của chỉ số 1.1. Khái niệm : - Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của 1 hiện tượng nghiên cứu. - Chỉ số là phương pháp phân tích thống kê, nghiên cứu sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp, bao gồm nhiều phần tử mà các đại lượng biểu hiện không thể trực tiếp cộng với nhau được. 1.2. Đặc điểm. - Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. - Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số, việc phân tích biến động của 1 nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi. 1.3. Tác dụng của chỉ số thống kê - Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian - Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua điều kiện không gian khác nhau - Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu - Phân tích vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố. 1.4. Phân loại: a. Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh - Chỉ số phát triển : Chỉ số phát triển phân tích biến động của hiện tượng theo thời gian. - Chỉ số không gian: Chỉ số không gian phân tích sự thay đổi của hiện tượng giữa các điều kiện không gian khác nhau. - Chỉ số kế hoạch: Chỉ số kế hoạch phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu. So sánh kết quả thực tế đạt được với kế hoạch đề ra. b. Căn cứ vào phạm vi tính toán - Chỉ số đơn: Là chỉ số phản ánh biến động của từng phần tử, từng đơn vị trong một tổng thể. - Chỉ số tổng hợp: Là chỉ số phản ánh biến động chung của nhóm đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghiên cứu. c. Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu - Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: Được thiết lập đối với chỉ tiêu khối lượng, là những chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng chung của hiện tượng nghiên cứu. - Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: Được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng như chỉ số giá, chỉ số giá thành, chỉ số năng suất lao động. 2. Hệ thống chỉ số 2.1. Khái niệm: Hệ thống chỉ số là 1 dãy các chỉ số có mối liên hệ với nhau hợp thành 1 phương trình cân bằng sử dụng để phân tích biến động trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tổng hợp cần phân tích Một hệ thống chỉ số bao gồm 1 chỉ số toàn bộ phản ánh sự biến động của hiện tượng phức tạp và các chỉ số nhân tố phản ánh ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với hiện tượng phức tạp 2.2. Tác dụng của hệ thống chỉ số - Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố. Trong đó, ảnh hưởng của từng nhân tố được biểu hiện bằng số tương đối hoặc tuyệt đối. Căn cứ vào so sánh ảnh hưởng của các nhân tố có thể đánh giá được nhân tố nào có tác dụng chủ yếu đối với biến động chung nhằm phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động và giải thích được nguyên nhân cơ bản đối với sự biến động của 1 hiện tượng. - Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định được 1 chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống. III. PHÂN TÍCH HỒI QUY TƯƠNG QUAN 1. khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa: 1.1. Khái niệm: Phân tích hồi quy và tương quan là ta đi phân tích mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. Cứ 1 giá trị của tiêu thức nguyên nhân có thể cho 1 hoặc nhiều giá trị của tiêu thức kết quả. 1.2. Nhiệm vụ: Phân tích hồi quy tương quan giải quyết 2 nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ - Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan 1.3. Ý nghĩa: - Là phương pháp thường được dùng trong thống kê để nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng. - Nó còn được vận dụng trong một số phương pháp nghiên cứu thống kê khác như phân tích dãy số thời gian, dự doán thống kê 2. Một số mô hình hồi quy tương quan thường gặp: 2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa 2 tiêu thức số lượng Mô hình có dạng: Trong đó: là giá trị của tiêu thức kết quả được tính từ mô hình hồi quy là hệ số tự do, phản ánh ảnh hưởng của các nguyên nhân khác ngoài x tới y là hệ số góc, phản ánh ảnh hưởng trực tiếp của x tới y. Khi x tăng thêm một đơn vị thì y tăng thêm b1. Hệ số tương quan tuyến tính: = b - Nếu = 1 :Giữa x và y có mối liên hệ hàm số - Nếu r = 0 : Giữa x và y không có mối liên hệ tương quan tuyến tính - Nếu 1: Giữa x và y có mối liên hệ càng chặt chẽ - Nếu r dương thì giữa x và y có mối liên hệ thuận, còn nếu r âm thì x và y có mối liên hệ nghịch. 2.2. Mô hình hồi quy và tương quan phi tuyến tính giữa 2 tiêu thức số lượng a. Mô hình dạng parabol: Mô hình có dạng b. Mô hình dạng hypebon: Mô hình có dạng: c. Mô hình dạng hàm mũ: Mô hình có dạng: *Tỷ số tương quan: - Dùng để đánh giá mức độ chặt chẽ mối liên hệ tuơng quan phi tuyến và tuyến tính giữa 2 tiêu thức số lượng. - Công thức: - Nếu =1: Giữa x và y có mối liên hệ hàm số - Nếu =0: Giữa x và y không có mối liên hệ - Nếu 1 : Giữa x và y có mối liên hệ càng chặt chẽ. 2.3. Hồi quy và tương quan tuyến tính bội: a. Mô hình hồi quy: b. Hệ số tương quan tuyến tính bội: - Nếu R=1, thì giữa và y có mối liên hệ hàm số - Nếu R=0, thì giữa và y không có mối liên hệ tương quan tuyến tính - Nếu R1, thì giữa và y có mối liên hệ tương quan tuyến tính càng chặt chẽ CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG ĐOÀN BIDV GIAI ĐOẠN 2003-2008 I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG ĐOÀN BIDV GIAI ĐOẠN 2003-2008 Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh tế của công ty giai đoạn 2003-2008: Đơn vị: triệu đồng. Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 18.604 36.412,5 55.080 76.265 114.871,6 118.145,6 Lợi nhuận trước thuế 10.972 22.917 37.430 56.000 91.000 91.390 Lợi nhuận sau thuế 7.900 16.500 26.950 40.320 65.520 65.800 Tổng chi phí 9.082 11.295,5 13.450 13.265 14.671,6 14.755,6 Tổng nguồn vốn 810.000 1.520.000 2.500.000 3.400.000 4.760.000 4.780.000 Tổng quỹ lương 679,2 2.113,2 4.272 4.709,6 7.734 8.376 Số cán bộ công nhân viên bình quân 17 32 52 68 83 85 Tài sản cố định 7.850 8.570 10.200 11.350 15.560 16.050 1. Những kết quả mà công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV đã đạt được trong giai đoạn 2003- 2008. Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 6 năm: Đơn vị: triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 18.604 36.412,5 55.080 76.265 114.871,6 118.145,6 Lợi nhuận sau thuế 7.900 16.500 26.950 40.320 65.520 65.800 Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 6 năm doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng, và tăng với những tốc độ khác nhau. Riêng từ năm 2007 đến năm 2008 thì tốc độ tăng chững lại. Ta sẽ đi vào phân tích cụ thể như sau: 1.1. Đối với doanh thu: Ta có bảng biểu hiện sự biến động doanh thu của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV trong giai đoạn 2003 – 2008. Bảng 3: Biến động doanh thu của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV giai đoạn 2003 – 2008 Năm Doanh thu i ( tr.đ) ti( % ) ai( % ) 2003 18.604 - - - 2004 36.412,5 17.808,5 195,72 95,72 2005 55.080 18.667,5 151,27 51,27 2006 76.265 21.185 138,46 38,46 2007 114.871,6 38.606,6 150,62 50,62 2008 118.145,6 3.274 102,85 2,85 Bình quân - 19.908,32 144,73 % 44,73 % Lượng tăng tuyệt đối bình quân của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV giai đoạn 2003 – 2008: ( triệu đồng ) Tốc độ phát triển bình quân của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV giai đoạn 2003 – 2008: (lần ) hay 144,73 % Tốc độ tăng bình quân của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV giai đoạn 2003 – 2008: (lần) hay 44,73 % Nhận xét: Qua bảng số liệu phân tích như trên ta thấy : Doanh thu của công ty liên tục tăng trong các năm. Trong vòng 6 năm từ năm 2003 đến năm 2008 doanh thu của công ty đã tăng 535,05 % tương ứng với 99.541,6 triệu đồng. Với: - Lương tăng tuyệt đối bình quân hàng năm 19.908,32 triệu đồng một năm. - Tốc độ phát triển bình quân là 144,73 % một năm và tương ứng với nó là tốc độ tăng (giảm) bình quân 1 năm là 44,73 % một năm. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007 tốc độ tăng doanh thu của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV là rất cao. Song sang đến năm 2008 thì tuy doanh thu của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng là rất thấp. Dạng đồ thị biểu diễn sự biến động của doanh thu: Nhìn vào đồ thị ta thấy doanh thu của công ty tăng dần qua các năm Từ 2003 đến năm 2008. Đặc biệt là năm 2007 so với năm 2006, ta thấy độ dốc của đồ thị tăng lên, điều này chứng tỏ trong năm 2007 việc kinh doanh của công ty rất thuận lợi. Nhưng sang đến năm 2008 thì đồ thị lại bị gãy đột ngột, làm cho độ dốc của đồ thị giảm mạnh, điều này chứng tỏ sang đến năm 2008 việc kinh doanh của công ty gặp rất nhiều bất lợi. Doanh thu của công ty vẫn tăng nhưng lượng tăng so với các năm trước đã giảm rất nhiều. Theo kết quả phân tích bằng công cụ SPSS ta thu được dạng hàm xu thế mà doanh thu của công ty biến động theo là hàm xu thế tuyến tính. Dạng hàm cụ thể: yt = -5.530,58 + 21.550,58 . t ( triệu đồng ) Trong đó: yt là doanh thu của công ty ở các năm t tương ứng. t = 1,2,3,4 Với 1 ứng với năm 2003 1.2. Đối với lợi nhuận ( lợi nhuận sau thuế ) Ta có bảng biểu diễn sự biến động lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư công ty công đoàn BIDV giại đoạn 2003 – 2008. Bảng 4: Biến động lợi nhuận của công ty qua các năm: Năm Lợi nhuận i ( tr.đ) ti ( % ) ai( % ) 2003 7.900 - - - 2004 16.500 8.600 208,86 108,86 2005 26.950 10.450 163,33 63,33 2006 40.320 13.370 149,61 49,61 2007 65.520 25.200 162,50 62,50 2008 65.800 280 100,43 0,43 Bình quân - 11.580 152,8 52,8 Lượng tăng tuyệt đối bình quân: ( triệu đồng ) Tốc độ phát triển bình quân: (lần) hay 152,8 % Tốc độ tăng bình quân: = 1,528 – 1 = 0,528 ( lần ) hay 52,8 % Nhận xét: Trong thời gian 6 năm lợi nhuận mà công ty cổ phần đầu tư công đoàn lên tục tăng. Lợi nhuận của công ty tăng từ 7.900 triệu đồng năm 2003 lên 65.800 triệu đồng năm 2008. Tức là tăng 57.900 triệu đồng hay 732,91 %.Với: - Lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm là 11.580 triệu đồng một năm. - Tốc độ phát triển bình quân một năm là 152,8 %. Tương ứng với tốc độ tăng 52,8 % một năm. Trong đó, tốc độ tăng lợi nhuận của công ty năm 2008 giảm hơn rất nhiều so với các năm trước. Dạng đồ thị biến động lợi nhuận của công ty: Ta thấy đồ thị lợi nhuận của công ty cũng có dạng tương tư như doanh thu. Lợi nhuận của công ty cũng luôn tăng theo xu thế tuyến tính. Riêng đến năm 2007 lợi nhuận của công ty tăng vọt làm cho đồ thị bi gãy khúc theo hướng độ dốc của đồ thị tang lên. Song đến năm 2008, thì lợi nhuận của công ty lại bị suy giảm đột ngột lam cho đồ thị bị gãy gấp theo hướng độ dốc giảm mạnh. Theo kết quả phân tích bằng SPSS ta có hàm xu thế của lợi nhuận của công ty có dạng: yt = -7.808 + 12.863,71 . t ( triệu đồng ) Trong đó: yt là lợi nhuận của công ty trong năm t tươg ứng. t = 1,2,3 Với 1 ứng với năm 2003. 2. Các chi phí mà công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV phải bỏ ra trong giai đoạn 2003 – 2008. Bảng 5: Các chi phí mà công ty đã chi ra trong giai đoạn 2003-2008 Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng chi phí (TCP) Tr.đ 9.082 11.296,5 13.450 13.265 14.671,6 14.755,6 Tổng nguồn vốn (TNV) Tr.đ 810.000 1.520.000 2.500.000 3.400.000 4.760.000 4.780.000 Lượng CNV bình quân Người 17 32 52 68 83 85 Quỹ lương ( F ) Tr.đ 679,2 2.113,2 4.272 5.709,6 7.734 8.376 Tài sản cố định (K) Tr.đ 7.850 8.570 10.200 11.350 15.560 16.050 2.1. Phân tích biến động tổng chi phí của công ty trong giai đoạn 2003-2008. Bảng 6: Các chỉ tiêu thể hiện sự biến động tổng chi phí của công ty: Năm Tổng chi phí i ( tr.đ) ti ( % ) ai( % ) 2003 9.082 - - - 2004 11.295,5 2.213,5 124,37 24,37 2005 13.450 2.154,5 119,07 19,07 2006 13.265 -185 -98,62 -1,38 2007 14.671,6 1.406,6 110,60 10,60 2008 14.755,6 84 100,57 0,57 Bình quân - 1.134,72 110,19 10,19 Lượng tăng tuyệt đối bình quân: ( triệu đồng ) Tốc độ phát triển bình quân: ( lần ) hay 110,19 % Tốc độ tăng bình quân: (lần ) hay 10,19 % Nhận xét: Trong giai đoạn 2003 – 2008, tổng chi phí công ty phải bỏ ra hàng năm tăng từ 9.082 triệu đồng năm 2003 lên 14.755,6 triệu đồng năm 2008. Tức là, bình quân 1 năm tổng chi phí mà công ty phải chi ra tăng 1.134,72 triệu đồng hay tốc độ phát triển bình quân 1 năm là 110,19 %. Ta thấy càng về sau thì mức chi phí tăng thêm hàng năm của công ty giảm dần. nguyên nhân là do những năm đầu công ty phải đầu tư cơ sở vật chất nhiều làm cho tổng chi phí công ty phải bỏ ra cao. Càng về sau thì mức chi cho cơ sở vật chất càng nhỏ đi làm cho phần chi phí tăng thêm của năm sau so với năm trước cũng giảm theo. 2.2. Phân tích biến động của tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2003-2008. Bảng 7: Các chỉ tiêu thể hiện biến động tổng nguồn vốn của công ty: Năm Tổng nguồn vốn i ( tr.đ) ti ( % ) ai( % ) 2003 810.000 3.970.000 590,12 490,12 2004 1.520.000 710.000 187,65 87,65 2005 2.500.000 980.000 164,47 64,47 2006 3.400.000 900.000 136 36 2007 4.760.000 1.360.000 140 40 2008 4.780.000 20.000 100,42 0,42 Bình quân - 794.000 142,62 42,62 Lượng tăng tuyệt đối bình quân: ( triệu đồng ) Tốc độ phát triển bình quân: ( lần ) hay 142,62 % Tốc độ tăng bình quân: (lần ) hay 42,62 % Nhận xét: Trong 6 năm từ 2003 đến năm 2008, tổng nguồn vốn của công ty đã tăng lên 3.970.000 triệu đồng ( từ 810.000 triệu đồng lên 4.780.000 triệu đồng ) hay tăng 490,12 %. Như vậy, bình quân 1 năm công ty tăng 794.000 triệu đồng nguồn vốn. Với tốc độ phát triển bình quân là 142,62 %. Trong đó, có tốc độ tăng của nămm 2008 giảm hẳn so với các năm trong giai đoạn 2003 – 2007. 2.3. Phân tích biến động của số công nhân viên bình quân trong năm. Bảng 8: Các chỉ tiêu thể hiện sự biến động số công nhân viên bình quân của công ty. Năm Số công nhân viên bình quân i ( người) ti ( % ) ai( % ) 2003 17 - - - 2004 32 15 188,24 88,24 2005 52 20 162,50 62,50 2006 68 16 130,77 30,77 2007 83 15 122,06 22,06 2008 85 2 102,41 2,41 Bình quân - 14 137,97 37,97 Lượng tăng tuyệt đối bình quân: ( người ) Tốc độ phát triển bình quân: ( lần ) hay 137,97 % Tốc độ tăng bình quân: (lần ) hay 37,97 % Nhận xét: Khi mới thành lập ( năm 2003 ) công ty mới chỉ có 17 cán bộ công nhân viên, nhưng đến năm 2008 lương cán bộ công nhân viên của công ty đã lên đến 85 người. Như vậy, sau 6 năm số cán bộ công nhân viên của công ty tăng 68 người, tương ứng với 400 %. Với mỗi năm tăng xấp xỉ 14 người, tốc độ phát triển bình quân 1 năm là 137,97 %. 2.4. Phân tích biến động quỹ lương của công ty trong giai đoạn 2003-2008. Bảng 9: Các chỉ tiêu biểu hiện sự biến động quỹ lương của công ty. Năm Quỹ lương i ( tr.đ) ti ( % ) ai( % ) 2003 679,2 - - - 2004 2.113,2 1.434 311,13 211,13 2005 4.272 2.158,8 202,16 102,16 2006 5.709,6 1.437,6 133,65 33,65 2007 7.734 2.024,4 135,46 35,46 2008 8.376 642 108,30 8,30 Bình quân - 1.539,36 165,28 65,28 Lượng tăng tuyệt đối bình quân: ( triệu đồng ) Tốc độ phát triển bình quân: ( lần ) hay 165,28 % Tốc độ tăng bình quân: (lần ) hay 65,28 % Nhận xét: Quỹ lương của công ty năm 2008 so với năm 2003 tăng 1133,22 % , tương ứng với 7.696,8 triệu đồng. Với mức tăng bình quân 1 năm 1.539,36 triệu đồng, tương ứng với tốc độ phát triển bình quân 1 năm là 165,28 %, hay tốc độ tăng 65,28 % một năm. 2.5. Phân tích biến động tài sản cố định của công ty giai đoạn 2003-2008. Bảng 10: Các chỉ tiêu biểu hiện sự biến động của tài sản cố định: Năm Tài sản cố định i ( tr.đ) ti ( % ) ai( % ) 2003 7.850 - - - 2004 8.570 720 109,17 9,17 2005 10.200 1.630 119,02 19,02 2006 11.350 1.150 111,27 11,27 2007 15.560 4.210 137,09 37,09 2008 16.050 490 103,15 3,15 Bình quân 1.640 115,38 65,38 Lượng tăng tuyệt đối bình quân: ( triệu đồng ) Tốc độ phát triển bình quân: ( lần ) hay 115,38 % Tốc độ tăng bình quân: (lần ) hay 65,28 % Nhận xét: Tài sản cố định của công ty năm 2008 so với năm 2003 tăng 65,28 % , tương ứng với 1.640 triệu đồng. Như vậy, tài sản cố định của công ty bình quân 1 năm tăng 1.640 triệu đồng, hay tốc độ phát triển bình quân của công ty là 115,38 % 1 năm. II- VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG ĐOÀN BIDV. Bảng 11: Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế tổng hợp của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 DT Tr.đ 18.604 36.412,5 55.080 76.265 114.871,6 118.145,6 LN Tr.đ 7.900 16.500 26.950 40.320 65.520 65.800 TCP Tr.đ 9.082 11.296,5 13.450 13.265 14.671,6 14.755,6 TNV Tr.đ 810.000 1.520.000 2.500.000 3.400.000 4.760.000 4.780.000 CNV Người 17 32 52 68 83 85 F Tr.đ 679,2 2.113,2 4.272 5.709,6 7.734 8.376 K Tr.đ 7.850 8.570 10.200 11.350 15.560 16.050 1. Tr.đ/tr.đ 0,023 0,024 0,022 0,023 0,024 0,025 2. Tr.đ/tr.đ 2,048 3,223 4,095 5,749 7,83 8,007 3. Tr.đ/tr.đ 2,37 4,249 5,4 6,719 7,382 7,361 4. Tr.đ/tr.đ 27,391 17,231 12,893 13,357 14,853 14,105 5. Tr.đ/ng 1.094,35 1.137,89 1.059,23 1.121,54 1.383,4 1.389,95 6. Tr.đ/tr.đ 0,425 0,453 0,489 0,529 0,571 0,557 7. Tr.đ/tr.đ 0,0098 0,0109 0,0108 0,0119 0,0138 0,0138 8. Tr.đ/tr.đ 0,8699 1,4608 2,0037 3,0395 4,4658 4,4593 9. Tr.đ/tr.đ 1,0064 1,9253 2,6422 3,5524 4,2108 4,0997 10. Tr.đ/tr.đ 11,631 7,808 6,309 7,062 8,472 7,856 11. Tr.đ/tr.đ 464,706 515,625 518,269 592,941 789,397 774,118 Nhận xét: Hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả trên đều tăng dần qua các năm, và thường đến năm 2008 thì các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của công ty đều có xu hướng giảm. Cụ thể ở từng chỉ tiêu như sau: 1. Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn tính theo doanh thu: Sự tăng giảm của chỉ tiêu này thất thường: tăng ở năm 2004, giảm ở năm 2005, rồi tiếp tục tăng ở những năm tiếp theo. 2. Hiệu quả sử dụng tổng chi phí tính theo doanh thu: Với chỉ tiêu này thì hiệu quả kinh tế liên tục tăng trong cả giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008. 3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tính theo doanh thu: Chỉ tiêu này biến động theo xu thế chung của công ty: Liên tục tăng ở các năm từ 2003 đến năm 2007, và sang năm 2008 thì hiệu quả bị suy giảm 4. Năng suất lao động theo doanh thu : Năm 2004, hiệu quả sử dụng lao động của công ty tăng so với năm 2003. Sang năm 2005 thì chỉ tiêu này bị tụt giảm. Và sau đó, các năm tiếp theo hiệu quả sử dụng lao động của công ty liên tục được cải thiện. 5. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận còn lại: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn, tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định, tỷ suất lợi nhuận trên quỹ lương đều biến động theo xu hương chung là tăng dần trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007, và năm 2008 thì các chỉ tiêu hiệu quả lại suy giảm. 6. Riêng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên quỹ lương thì năm 2004, hiệu quả theo chỉ tiêu này bị giảm. Và các năm từ 2005 đến năm 2007 thì liên tục tăng, đến năm 2008 tỷ suất lợi nhuận theo quỹ lương lại bị suy giảm. Chú ý: Trên đây là những khái quát qua về xu hướng biến động hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do phạm vi bài làm có hạn nên em sẽ đi sâu vào phân tích điển hình biến động hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007 so với năm 2006 ( năm này biến động theo xu thế điển hình của công ty), và năm 2008 so với năm 2007 có chút biến động trong việc sản xuất kinh doanh ( hầu hết các chỉ tiêu hiệu quả của công ty đều giảm) để mọi người thấy rõ việc sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua. 1. Phân tích biến động hiệu quả sử dụng lao động của công ty cổ phần công đoàn BIDV. 1.1. Phân tích biến động hiệu quả sử dụng lao động của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV năm 2007 so với năm 2006 Bảng 12: Biến động của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao đông năm 2007 so với năm 2006. Năm Chỉ tiêu 2006 2007 Tốc độ phát triển t (%) Tốc độ tăng (giảm) a( % ) 1. NSLĐ tính theo doanh thu (tr.đ/ng) 1.121,54 1.383,4 123,35 23,35 2. Tỷ suất lợi nhuận của lao động ( tr.đ/ng) 592,941 789,397 133,13 33,13 3. Hiệu quả chi phí tiền lương theo doanh thu ( tr.đ/tr.đ) 13,357 14,853 111,20 11,20 4. Tỷ suất lợi nhuận tính theo lương ( tr.đ/tr.đ) 7,062 8,472 119,97 19,97 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy : - Về năng suất lao động tính theo doanh thu của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng từ 1.121,54 triệu đồng/người lên 123,35 triệu đồng/người. Như vậy nưng suất lao động tính theo doanh thu của công ty tăng 23,35 %. - Về tỷ suất lợi nhuận tính theo lao động của công ty, năm 2007 so với năm 2006 tăng từ 592,941 triệu đồng/người lên 789,941 triệu đồng/ người. Tức là năm 2007 so với năm 2006, tỷ suất lợi nhuận tính theo công nhân viên tăng 33,13 %. - Về hiệu quả chi phí tiền lương theo doanh thu, năm 2007 so với năm 2006 tăng 11,2 % ( Tăng từ 13,357 triệu đồng/triệu đồng lên 14,853 triệu đồng/triệu đồng). - Về tỷ suất lợi nhuận tính theo lương, năm 2007 so với năm 2006 tăng 19,97% ( tăng từ 7,062 triệu đồng/triệu đồng lên 8,472 triệu đông/triệu đồng ). Mô hình 1: Phân tích biến động năng suất lao động bình quân của công nhân viên theo doanh thu của công ty cổ phần đầu tư công đoàn BIDV năm 2007 so với năm 2006 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Hiệu quả sử dụng tài sản cố định ( HK = ) + Mức trang bị tài sản cố định bình quân cho công nhân viên ( ) Ta có : Do đó ta có mô hình: ( 1 ) Bảng các chỉ tiêu liên quan: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 (0) Năm 2007 (1) Tr.đ/người 1.121,54 1.383,4 Tr.đ/tr.đ 6,719 7,382 Tr.đ/người 166,912 187,47 Thay các giá trị vào mô hình (1) ta được: 1,2335 = 1,0983 1,1231 ( Lần ) Biến động tương đối: =1,2335 – 1 = 0,2335 ( lần ) hay 23,35 % = 1,0983 – 1 = 0,0983 ( lần ) hay 9,83 % = 1,1231 - 1 = 1,1231 ( lần ) hay 12,31 % Biến động tuyệt đối: 1.383,4 – 1.121,54 = 261,86 ( tr.đ/tr.đ ) = 1.383,4 – 1.259,61 = 123,79 ( tr.đ/tr.đ ) = 1.259,61 – 1.121,54 = 138,07 ( tr.đ/tr.đ ) Nhận xét: Năng suất lao động của công nhân viên của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 23,35 % , tương ứng với 261,86 triệu đồng/triệu đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2007 tăng so với năm 2006 9,83 % làm cho năng suất lao động của công nhân viên năm 2007 tăng 123,79 tr.đ/tr.đ so với năm 2006. + Do mức trang bị tài sản cố định cho công nhân viên năm 2007 so với năm 2006 tăng 12,31 % làm cho năng suất lao động của công nhân viên năm 2007 tăng 138,07 tr.đ/tr.đ so với năm 2006. Như vậy, cả 2 nhân tố đều làm cho năng suất lao động của công nhân viên công ty tăng, và mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố là ngang nhau. Mô hình 2: Phân tích biến động tỷ suất lợi nhuận của công nhân viên do ảnh hưởng của 3 nhân tố: + Tỷ suất lợi nhuận tính cho doanh thu ( RDT = ) + Hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo doanh thu ( HK = ) + Mức trang bị tài sản cố định cho công nhân viên của công ty ( = ) Ta có: Do đó ta có mô hình: (2) Bảng các số liệu liên quan : Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006(0) Năm 2007(1) RCNV Tr.đ/người 592,941 789,397 RDT Tr.đ/tr.đ 0,529 0,571 HK Tr.đ/tr.đ 6,719 7,382 Tr.đ/người 166,912 187,47 Ta có: Thay số vào mô hinh (2) ta được: 1,3313 = 1,0783 1,0987 1,1238 ( lần ) Biến động tương đối: ( làn ) hay 33,13 % ( lần ) hay 7,83 % ( lần ) hay 9,87 % ( lần ) hay 12,38 % Biến động tuyệt đối = 789,397 – 592,941 = 196,456 ( tr.đ/người ) = 789,397 - 732,085 = 57,312 (tr.đ/người ) = 732,085 – 666,334 = 65,751 (tr.đ/người ) = 666,334 - 592,941 = 73,393 (Tr.đ/người ) Nhận xét : Tỷ suất lợi nhuận của công nhân viên của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 33,13 % tương ứng với 196,456 triệu đồng/người do ảnh hưởng của 3 nhân tố: + Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 7,83 % làm cho tỷ suất lợi nhuận của công nhân viên tăng 57,312 triệu đồng/người. + Hiệu quả sử dung tài sản cố định năm 2007 so với năm 2006 tăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2348.doc
Tài liệu liên quan