Chuyên đề Vận dụng phương pháp Thống Kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì

Mục lục

Lời mở đầu 1

Chương I: Khái niệm, ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh 2

I. Khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả sản xuất kinh doanh 2

1. Khái niệm chung 2

1.1.Khái niệm hiệu quả kinh tế 2

1.2. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 4

1.3. Phân biệt hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế 7

2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 7

2.1. Theo tác dụng của hiệu quả sản xuất kinh doanh. 7

2.2. Theo nội dung tính toán: 8

2.3. Theo phạm vi tính: có thể chia thành 8

2.4. Theo hình thái biểu hiện: 8

3. Quan điểm và tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả 8

3.1. Bản chất và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế 9

3.2. Bản chất và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 11

3.3. Quan điểm đánh giá về hiệu quả kinh tế và hiệu quả sản xuất kinh doanh 13

3.3.1. Hiệu quả kinh tế. 13

3.3.2. Hiệu quả xã hội 14

4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp. 15

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 16

5.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 17

5.2. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài. 19

Chương II: Hệ thống chỉ tiêu Thống Kê hiệu quả sản xuất kinh doanh 22

I. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng. 22

1. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 22

2. Yêu cầu khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu Thống Kê đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: 22

3. Nguyên tắc xây dựng: 24

II. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn phần 25

1. Cách xác lập hệ thống chỉ tiêu Thống Kê hiệu quả sản xuất kinh doanh. 25

2. Hiệu quả sử dụng nguồn lực 26

2.1. Nguồn lực lao động: 26

2.2. Nguồn lực về vốn. 28

2.3. Nguồn lực chung 31

3. Hiệu quả chi phí thường xuyên: 32

3.1. Hiệu quả chi phí lao động 32

3.2. Hiệu quả chi phí về vốn. 33

3.3. Hiệu quả chi phí chung 33

3.4. Hiệu quả tổng hợp nguồn lực-chi phí 35

3.4.1. Phương pháp tổng hợp các yếu tố khác nhau của nguồn lực và chi phí 35

3.4.2.Phương pháp xác định bằng điều chỉnh chỉ tiêu kết quả sản xuất. 36

4. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh đầu tư tăng thêm. 36

4.1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tăng thêm. 36

4.2.Các chỉ tiêu phản ánh từng mặt của hiệu quả đầu tư 37

4.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế 37

4.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội. 37

4.2.3. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của đầu tư 37

4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả vốn đầu tư tăng thêm. 38

4.3.1. Nhóm chỉ tiêu kết quả kinh tế của vốn đầu tư 38

4.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội 38

4.4. Phương pháp tính hiệu quả đầu tư tăng thêm 38

5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh 39

5.1. Khối lượng sản phẩm hiện vật hay qui chuẩn: 39

5.2. Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất (SLHHSX) 39

5.3. Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ (SLHHTT) hay doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 40

5.4. Giá trị sản xuất (GO): 40

5.5. Giá trị gia tăng (VA) 41

5.6. Giá trị gia tăng thuần (NVA): 42

5.7. Doanh thu (DT ): 42

5.8. Doanh thu thuần (DT’): 43

5.9. Lợi nhuận (M): 43

6. Các chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh 44

6.1. Chi phí về Vốn: 44

6.2.Chi phí về Lao động: 45

7. Phương pháp tính chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn phần 45

8. Các điểm cần chú ý khi phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 46

Chương III. Vận dụng phương pháp Thống Kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2003 - 2004 48

I. Đặc điểm, tình hình hoạt động của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì. 48

1. Đặc điểm tình hình hoạt động của xí nghiệp 48

2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 54

2.1. Phòng Cơ điện. 54

2.2 Phòng Kĩ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) 54

2.3. Phòng Xuất nhập khẩu và kinh doanh thị trường 55

2.4. Phòng Kế hoạch vật tư. 55

2.5.Phòng kế toán tài vụ. 55

2.6. Phòng Tổ chức lao động và tiền lương. 56

2.7. Phòng Hành chính 56

2.8. Phòng Quân sự và bảo vệ. 56

2.9. Phân xưởng sản xuất. 56

II. Vận dụng phương pháp Thống Kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì năm 2003-2004. 57

1. Các phương pháp Thống Kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 57

1.1. Phương pháp số tương đối, số tuyệt đối phân tích hiệu quả sản xuất, kinh doanh. 58

1.2. Phương pháp chỉ số 61

2. Vận dụng phương pháp Thống Kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì 61

3. Phân tích Thống Kê hiệu quả kinh tế tổng hợp của hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì 72

III. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì 73

1. Phương pháp phân tích ở trạng thái tĩnh. 73

2. Phương pháp phân tích ở trạng thái động 75

IV. Vận dụng phương pháp Thống Kê phân tích ảnh hưởng của hiệu quả đến kết quả và chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì. 75

1. Ảnh hưởng của hiệu quả đến kết quả sản xuất kinh doanh 75

2. Ảnh hưởng của hiệu quả đến chi phí sản xuất kinh doanh 76

V. Phương hướng và biện pháp phát huy các măt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì 77

VI. Kiến nghị 81

Kết luận 82

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng phương pháp Thống Kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất ra chúng và đồng nhất các dạng chi phí đó về mặt thời gian. Tổng nguồn lực bình quân: H = Trong đó: f: Tiền lương bình quân năm T’: số năm chênh lệch giữa giới hạn trênvà giới hạn dưới của tuổi lao động 31.2. Hiệu quả chi phí thường xuyên: Chi phí thường xuyên là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá dùng để sản xuất ra sản phẩm đã chuyển dịch vào giá trị sản phẩm được sản xuất ra và được tính vào chi phí sản xuất. Chi phí thường xuyên chủ yếu gồm chi phí về lao động ( thời gian hoặc chi phí bằng tiền), chi phí trung gian (bao gồm cả chi phí sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ). Đây là chỉ tiêu thời kỳ vì vậy khi so sánh phải đảm bảo yêu cầu về độ dài thời kỳ ghiên cứu, tức là các chỉ tiêu kết quả và chi phí có thời kỳ tính toán giống nhau. Ngoài hai loại chi phí trên có thể thêm loại thứ 3: chi phí yếu tố trung gian vì chúng không phải là yếu tố nguồn lực hay chi phí, chẳng hạn vốn đầu tư cơ bản là yếu tố trung gian tạo nguồn: TSCĐ, tiến bộ kỹ thuật công nghệ là yếu tố đầu vào và yếu tố quản lý cũng được xem xét với tư cách là yếu tố trung gian. Gọi là yếu tố trung gian vì cuối cùng cũng được túnh vào chi phí hoặc nguồn. Chi phí trung gian không được tính vào giá thành. Hiệu quả của chi phí trung gian cũng mang tính chất trung gian để tăng hiệu quả sử dụng chi phí hoặc nguồn lực, tuy nhiên chúng cũng có tính độc lập tương đối nào đó và quan trọng với sự phát triển của sản xuất kinh doanh. 31.2.1. Hiệu quả chi phí lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả chi phí lao động. Cần phân biệt ba khái niệm: năng suất lao động , năng suất lao động xã hội, năng suất lao động vật hoá. Năng suất lao động xã hội là biểu hiện tổng hợp của cả hai loại năng suất trên. Nó được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả sản xuất hoặc lưu thông sản phẩm (GDP,VA) với nguồn lực lao động ( thường biểu hiện bằng số lao động bình quân), phản ánh hiệu quả không chỉ của tiết kiệm lao động vật hoá mà cả tiết kiệm chi phí trung gian. Chỉ tiêu biểu hiện năng suất lao động vật hoá là tiết kiệm chi phí trung gian, nhờ đó với lượng chi phí trung gian nhất định có thể mang lại nhiều kết quả. Tuỳ thuộc vào việc lựa chọn gốc so sánh, năng suất lao động được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu thuận và nghịch. Cả hai chỉ tiêu này đều biểu hiện mức tăng năng suất lao động nhưng có tác động phân tích khác nhau. Chỉ tiêu theo dạng thuận cho phép phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động đến các chỉ tiêu kết quả tương ứng đạt được, chỉ tiêu theo dạng nghịch cho phép phân tích ảnh hưởng của tăng năng suất lao động đến biến động của chỉ tiêu chi phí về lao động bỏ ra. -Lượng lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm: là chỉ tiêu phản ánh hao phí lao động cần thiết để làm ra một đơn vị sản phẩm, có thể được tính bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Xác định bằng cách so sánh tỷ số giữa số lao động bình quân hay số ngày-người (giờ-người) lao động bình quân với lượng sản phẩm tạo ra. -Mức chi phí tiền lương bình quân cho một đơn vị sản phẩm: cho biết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cần chi phí bao nhiêu đơn vị tiền lương hay phản ánh mức lương mà một lao động nhận được. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng cuộc sống của người lao động trong doanh nghiệp. 1.23.2. Hiệu quả chi phí về vốn. Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh, quy mô vốn cố định cũng như trình độ quản lý và sử dụng nó là một nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật, vì vậy việc quản lý sử dụng vốn cố định được coi là vấn đề quan trọng của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể thấy được các nguyên nhân của việc sử dụng vốn cố định không có hiệu quả thường là đầu tư TSCĐ quá mức cần thiết, TSCĐ không sử dụng chiếm tỷ trọng lớn, sử dụng TSCĐ với công suất thấp hơn mức cho phép Vốn lưu động dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sử dụng vốn càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm bấy nhiêu. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý hơn từng đồng vốn của mình. Các chỉ tiêu về hiệu quả chi phí vốn: -Mức khấu hao bình quân cho đơn vị sản phẩm: cho biết lượng hao mòn về vốn cố định cho một đơn vị sản phẩm, tính thông qua chỉ tiêu khấu hao TSCĐ -Năng suất bình quân của đơn vị thiết bị thời gian thiết bị hay phương tiện sản xuất: cho biết một đơn vị thiết bị hay phương tiện sản xuất trong 1 đơn vị thời gian tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả, được tính bằng cách lấy tỷ số giữa số thời gian làm việc của thiết bị, máy móc, phương tiện sản xuất và kết quả sản xuất -Suất vật tư hao phí cho sản phẩm: một đơn vị sản phẩm sản xuất ra phải tiêu tốn bao nhiêu đơn vị vật tư. 1.23.3. Hiệu quả chi phí chung Hiệu quả chi phí chung được biểu hiện thông qua chỉ tiêu giá thành. Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí vật chất, dịch vụ, tiền tệ và lao động đã chi ra để làm ra kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị trong kỳ nghiên cứu. Nó là căn cứ quan trọng để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị -Giá thành đơn vị sản phẩm sản xuất, tiêu thụ: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ, lao động, tiền tệ đã chi ra để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm của đơn vị trong kỳ nghiên cứu -Giá thành đơn vị tiền tệ sản lượng hàng hóa (SLHH) cho biết để làm ra 1 đơn vị tiền tệ SLHH (sản xuất hoặc tiêu thụ ) thì cần chi ra bao nhiêu tiền ZSLHH = Trong đó: åzq: Tổng chi phí sản xuất sản phẩm (hoặc tổng giá thành hoàn toàn sản phẩm tiêu thụ) kỳ nghiên cứu åpq: Tổng giá trị SLHH (sản xuất hoặc tiêu thụ) kỳ nghiên cứu - Giá thành một đơn vị tiền tệ GO: cho biết để làm ra một đơn vị tiền tệ Go thì cần phải chi ra bao nhiêu tiền Tổng chi phí đã chi ra trong kỳ nghiên cứu ZGO = GO của kỳ nghiên cứu -Trong nghiên cứu về xuất, nhập khẩu hàng hoá, cần quan tâm đến Giá xuất khẩu hàng hoá. Theo hình thức xuất khẩu người ta phân thành giá gia công xuất khẩu và giá bán trọn gói xuất khẩu ( bán đứt). Theo phương thức giao nhập, phân thành Giá FOB: là giá mua hàng cộngcác loại chi phí khác bao gồm lãi vay ngân hàng (nếu có), chi phí quản lý, thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, chi phí lưu thông, lãi dự tính… Giá CIF: là giá FOB cộng với chi phí vận chuyển và chi phí xuất khẩu hàng hoá. Giá CIF được xác định khi khách hàng yêu cầu hàng được vận chuyển về tận cảng của họ Để tính toán giá xuất khẩu chung cho 1 nhóm hàng nhất định, ta tính chỉ tiêu giá xuất khẩu bình quân ( biểu hiện mức độ điển hình của giá cho 1 nhóm hàng trong một thời kỳ nhất định, từ đó có thể định ra 1 mức giá chung cho phù hợp để có thể so sánh được các mức giá xuất khẩu bình quân của từng nhóm hàng khác nhau). Chỉ tiêu này được xác định trên 2 chỉ tiêu: đơn giá xuất khẩu của từng mặt hàng và lượng xuất khẩu của mặt hàng đó Pi: đơn giá xuất khẩu của mặt hàng i trong nhóm hàng nghiên cứu qi: lượng hàng xuất khẩu i 3.4. Hiệu quả tổng hợp nguồn lực-chi phí Đây là nhóm chỉ tiêu chủ yếu nhất, tổng hợp nhất và cũng là nhóm chỉ tiêu có nhiều ý kiến khác nhau về mặt phương pháp luận. Hiện nay đang được chia thành hai hướng giải quyết: -Tổng hợp các yếu tố khác nhau của nguồn lực và chi phí nhằm phản ánh đúng nhất nguồn lực và chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả kinh tế trong kỳ -Điều chỉnh kết quả sản xuất nhằm đảm bảo tính so sánh được giữa kết quả và chi phí. 3.4.1. Phương pháp tổng hợp các yếu tố khác nhau của nguồn lực và chi phí Tuỳ thuộc vào p ptổng hợp khác nhau mà ta có các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau. Có 2 hướng để giải quyết vấn đề tổng hợp các yếu tố khác nhau của chi phí và nguồn lực: -Đưa các yếu tố về đơn vị tiền tệ: đại diện cho chi phí là giá thành (c+v), đại diện cho nguồn lực là tài sản sản xuất (V) Khi đó tổng hợp nguồn lực-chi phí bằng: c+v+V H = GDP (c+v)+V Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng, nhưng tổng hợp theo phương pháp này vi phạm các nguyên tắc so sánh được, trước hết là do chi phí là chỉ tiêu thời kỳ còn nguồn lực, như đã nói trên là chỉ tiêu thời điểm, mặt khác đây là hai nhóm yếu tố không đồng nhất về thời gian. Chi phí thường xuyên là chỉ tiêu thì kỳ có thời gian tương ứng với thời gian tính kết quả, nguồn lực là chỉ tiêu thời điểm phù hpj với kết quả thu được trong toàn bộ vòng đời hoạt động của nó. Như vậy theo phương pháp này chỉ tiêu tổng hợp hiệu qủa nguồn-chi phí có tính giả định quy ước rất lớn. Phản ánh chi phí thường xuyên về lao động sống qua thù lao lao động (v) có nhược điểm tính trùng do ảnh hưởng của tiết kiệm hao phí lao động quá khứ. Giá tính chi phí không phản ánh đầy đủ năng suất lao động, theo phương pháp này khi năng suất lao động tăng, chi phí không giảm tương ứng nên chỉ tiêu hiệu quả giảm đi một cách giả tạo. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong doanh nghiệp. -Đưa các yếu tố khác nhau về đơn vị lao động tức là dựa vào năng suất lao động (W), đây là quan điểm hợp lý hơn cả. Cho rằng đại diện cho chi phí là chi phí thời gian lao động, đại diện cho nguồn lực là tài sản sản xuất được đưa về cùng quy mô thời gian như chi phí nhờ hệ số hiệu quả định mức E. Khi đó tổng chi phí-nguồn lực bằng: Và Phương pháp này có ưu điểm là biểu hiện chi phí lao động bằng thời gian lao động, do đó không chịu các nhược điểm như khi biểu hiện chi phí đó bằng thù lao lao động, đảm bảo thống nhất về thời gian giữa nguồn lực và chi phí. Phương pháp này hợp logic hơn vì nó tỷ lệ thuận với năng suất lao động vàtỷ lệ nghịch với lượng tài sản sản xuất cho 1 đơn vị GDP. 3.4.2.Phương pháp xác định bằng điều chỉnh chỉ tiêu kết quả sản xuất. Vì chưa có phương pháp tổng hợp các yếu tố khác nhau cảu nguồn lực và chi phí nên có thể xác định chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp bằg cách so sánh kết quả kinh tế sau khi đã loại bỏ phần đạt được do nguồn lực hoặc chi phí với phần còn lại của chi phí và nguồn lực. Ví dụ có thể so sánh kết quả kinh tế đạt được sau khi trừ đi phần nhờ nguồn lực (GDP-E.V) với chi phí (T). Cụ thể: H = GDP-EV T Nhược điểm của phương pháp này là ở chỗ chỉ tiêu hiệu quả phụ thuộc vào các nhân tố không thuộc hiệu quả ( như lượng tài sản sản xuất cho một đơn vị GDP kỳ gốc) 4. . Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh đầu tư tăng thêm. 4.1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tăng thêm. Hiệu quả vốn đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với vốn đầu tư để đạt được kết quả đó; khác với hiệu quả khác quan hệ so sánh trong hiệu quả vốn đầu tư được hiểu là so sánh tương đối (chia) chứ không gồm so sánh tuyệt đối (trừ). Cũng khác với các chỉ tiêu hiệu quả khác (hiệu quả lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả tài sản cố định…) do vốn đầu tư bỏ ra chỉ mang lại hiệu quả sau một thời gian (kết quả trực tiếp và kết quả gián tiếp). Vì vậy, khi xác định hiệu quả vốn đầu tư phải tính đến độ trễ của đầu tư, tức là so sánh vốn đầu tư không phải với kết quả của thời kỳ đầu tư mà là của thời kỳ sau đó, hay so sánh với kết quả nhận được của kỳ này không phải với chính vốn đầu tư trong kỳ này mà với vốn đầu tư bỏ ra trong kỳ trước. Phân biệt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh kết quả đạt được với vốn đầu tư tương ứng đã bỏ ra; hiệu quả xã hội xác định bằng cách so sánh kết quả xã hội đạt được với vốn đầu tư tương ứng đã bỏ ra. Theo mối quan hệ kết quả - chi phí cần phân biệt hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp, liên kết và liên đới (tác động của hiệu quả). Hiệu quả trực tiếp xác định bằng cách so sánh kết quả trực tiếp đạt được với vốn đầu tư tương ứng đã bỏ ra; hiệu quả gián tiếp được xác định bằng cách so sánh kết quả gián tiếp đạt được với vốn đầu tư tương ứng đã bỏ ra. Theo nội dung chi phí, cần phân biệt hiệu quả vốn đầu tư, hiệu quả vốn đầu tư phát triển, hiệu quả vốn đầu tư cơ bản… Theo tính chất tổng hợp, cần phân biệt hiệu quả từng mặt và hiệu quả tổng hợp. Theo đặc tính cần phân biệt chỉ tiêu hiệu quả dạng thuận và chỉ tiêu hiệu quả dạng nghịch. Chỉ tiêu hiệu quả dạng thuận là chỉ tiêu được xác định bằng cách so sánh kết quả đạt được với vốn đầu tư tương ứng, chỉ tiêu này tăng biểu hiện hiệu quả tăng. Chỉ tiêu hiệu quả dạng thuận được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của hiệu quả đến kết quả. Chỉ tiêu hiệu quả dạng nghịch được xác định bằng cách so sánh vốn đầu tư bỏ ra với kết quả đạt được tương ứng, sử dụng để phân tích ảnh hưởng của hiệu quả đến chi phí. 4.2.Các chỉ tiêu phản ánh từng mặt của hiệu quả đầu tư 4.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trực tiếp: Hệ số huy động, suất đầu tư. Hệ số huy động là chỉ tiêu thuận, được xác định bằng cách so sánh kết quả kinh tế trực tiếp TSCĐ mới tăng thêm, nguồn lực mới tăng thêm với vốn đầu tư tương ứng bỏ ra. Suất đầu tư là chỉ tiêu nghịch được xác định bằng cách so sánh vốn đầu tư bỏ ra với kết quả kinh tế trực tiếp tương ứng đạt được. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế gián tiếp: hệ số hiệu quả kinh tế gián tiếp: Hệ số hiệu quả / hệ số thu hồi (hoàn) vốn đầu tư, tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, RR, NPV, tỷ suất sinh lời của vốn tự có, hệ số hoàn vốn nội bộ IRR, Suất đầu tư theo kết quả gián tiếp, ICOR, thời hạn thu hồi vốn đầu tư, thời hạn thu hồi vốn đầu tư giảm, tổng mức chi phí cho cả đời dự án. Các chỉ tiêu hiệu quả liên quan-liên đới: số vòng quay của vốn lưu động, số vồng quay tăng thêm của vốn lưu động, điểm hoà vốn, mức vốn giảm, mức vốn tăng, năng suất lao động, tỷ suất sinh lời của vốn tự có. 4.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội. Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội trực tiếp: Số chỗ làm việc tăng thêm của một đồng vốn đầu tư, mức độ tăng cao trình độ nghề nghiệp trên một đồng vốn đầu tư, suất đầu tư cho một chỗ làm việc tăng thêm, suất đầu tư cho mức nâng cao trình độ nghề nghiệp. Các chỉ tiêu liên quan liên đới: Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư, số ngoại tệ thực thu từ hoạt động đầu tư, tác động đến môi trường, số lao động có việc làm tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư, suất đầu tư cho một lao động có việc làm tăng thêm. 4.2.3. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của đầu tư Để đánh giá một cách khách quan, tổng hợp hiệu quả đầu tư, nghiên cứu thay đổi nói chung của vốn đầu tư trong thời gian và không gian, cần có chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của đầu tư. Hiệu quả đầu tư được xác định bằng cách tính bình quân cộng nhiều chiều hiệu quả từng mặt của vốn đầu tư như đã nói ở trên, bình quân nhiều chiều có thể tính theo công thức bình quân giản đơn hay gia quyền. Do vai trò các chỉ tiêu từng mặt của hiệu quả có khác nhau nên tốt hơn là tính theo gia quyền. 4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả vốn đầu tư tăng thêm. 4.3.1. Nhóm chỉ tiêu kết quả kinh tế của vốn đầu tư -Kết quả trực tiếp: Kết quả trực tiếp lần đầu: kết quả trực tiếp nhận được từ hoạt động đầu tư, gắn liền với mục đích trực tiếp của đầu tư: quy mô TS/TSCĐ được huy động (G), năng lực sản xuất được huy động (N), cơ cấu TS/TSCĐ được huy động, cơ cấu năng lực sản xuất được huy động. -Kết quả gián tiếp: Kết quả gián tiếp là kết quả không trực tiếp nhận từ hoạt động đầu tư, không gắn liền với mục đích trực tiếp của hoạt động đầu tư. Đó là kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất kinh doanh (khai thác, sử dụng cxác kết quả trực tiếp của hoạt động đầu tư, tức là kết quả gián tiếp, kết quả cuối cùng của hoạt động đầu tư do kết quả trực tiếp của hoạt động đầu tư là làm tăng thêm tài sản, nguồn lực, còn kết quả sản xuất là kết quả khai thác, sử dụng tài sản, nguồn lực tăng thêm cho nên khác với kết quả sản xuất (tính toàn bộ kết quả nhận được) đặc điểm của chỉ tiêu kết quả sản xuất là phần tăng thêm (biến động) của kết quả sản xuất kinh doanh, giá trị tăng thêm, giá trị gia tăng tăng thêm, lợi nhuận tăng thêm. -Kết quả liên đới: Kết quả liên đới bao gồm quy mô xây dựng dở dang, cơ cấu xây dựng dở dang, mức độ xây dựng dở dang, mức độ thực hiện/ hoàn thành công trình. hệ số mức độ huy động, độ dài xây dựng, cường độ xây dựng, mức độ xây dựng. 4.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội Chỉ tiêu trực tiếp: số chỗ làm việc tăng thêm, trình độ tăng thêm… Chỉ tiêu gián tiếp: số thất nghiệp giảm, môi trường được cải thiện… 4.4. Phương pháp tính hiệu quả đầu tư tăng thêm Các công thức tổng quát tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh riêng cho phần đầu tư tăng thêm (hay cận biên) có dạng: Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tăng thêm dưới dạng thuận: E = DKQ DCP Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tăng thêm dưới dạng nghịch: E = DCP DKQ Trong đó: KQ - kết quả sản xuất kinh doanh. CP - chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh. DKQ - Sự gia tăng kết quả; DKQ =KQ1-KQ0 với KQ0 là kết quả ở kỳ gốc, KQ1 là kết quả ở kỳ báo cáo. DCP -Sự gia tăng chi phí; DCP =CP1-CP0 với CP1 là chi phí cho quá trình sản xuất, kinh doanh kỳ báo cáo, CP0 là chi phí cho sản xuất kinh doanh ở kỳ gốc. 25. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp là sản phẩm hữu ích của doanh nghiệp được biểu hiện dưới 2 hình thái sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ, do lao động của doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Để đánh giá về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta có thể đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: 25.1. Khối lượng sản phẩm hiện vật hay qui chuẩn: Là tổng số sản phẩm của từng mặt hàng do các bộ phận của doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ. Có thể tính bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị qui chuẩn nếu các sản phẩm là khác loại. Sản phẩm là kết quả của hoạt động sản xuất, của 1 hoạt động lao động có mục đích cụ thể, sản phẩm trước hết phải có ý nghĩa với 1 nhu cầu tiêu dung.. Sản phẩm chỉ được coi là kết quả hoạt động của doanh nghiệp khi đạt 2 yêu cầu: do chính lao động của doanh nghiệp làm ra và có tính hữu ích, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng nhất định của sản xuất và tiêu dùng, phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh tiêu dùng xã hội. Ví dụ như xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì sản xuất các sản phẩm như: áo phông, áo Jacket, bộ đò trượt tuyết… đây là các sản phẩm khác nhau, không thể tổng hợp thành một dạng, vì vậy có thể tính sang sản phẩm quy chuẩn, lấy áo Jacket làm chuẩn là 1 QHVQC= åQi = åKiqi Trong đó: Ki hệ số tính đổi sản phẩm Qi sản lượng quy ước sản phẩm qi số lượng thực tế sản phẩm 25.2. Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất (SLHHSX) Là tổng giá trị các mặt hàng sản phẩm do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất đã hoàn thành của doanh nghiệp, là nội dung chính của giá trị sản xuất GO. Nguyên tắc tính theo giá thị trường, nguyên tắc thường trú và thời kỳ sản xuất. SLHHSX = åpiqi Trong đó: pi Giá sản xuất sản phẩm qi số lượng sản phẩm i sản xuất hoàn thành trong kỳ 25.3. Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ (SLHHTT) hay doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị các mặt hàng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đã tiêu thụ và thanh toán trong kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh theo doanh số thực tế thu được, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Tính theo thời kỳ thanh toán, nguyên tắc thường trú và giá thị trường. DT = åpi’ qi’ Trong đó: pi’ là giá bán đơn vị sản phẩm qi’ Lượng sản phẩm i tiêu thụ được trong kỳ 52.4. Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ. Đây là chỉ tiêu phản ánh qui mô về kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và là cơ sở tính các chỉ tiêu VA và NVA và các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp GO phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm được sản xuất, bao gồm đầy đủ (C+V+M) Trong đó: C = C1 (Khấu hao TSCĐ )+ C2 ( chi phí trung gian IC) V: Thù lao lao động M: Thặng dư sản xuất (số dư kinh doanh) -Nội dung của GO: Theo số liệu sản xuất bao gồm: giá trị sản phẩm sản xuất bằng nguyên liệu của doanh nghiệp, giá trị chế biến thành phẩm làm bằng nguyên ,vật liệu của khách hàng, giágái trị sản phẩm của hoạt động sản xuất phụ, giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi đã tiêu thụ, chênh lệch sản phẩm trung gian, công cụ, mô hình tự chế giữa cưới và đầu kỳ, giá trị sản phẩm công nghiệp hoàn thành cho bên ngoài, giá trị cho thuê máy móc, thiết bị và nhà xưởng trong dây chuyền sản xuất Theo số liệu tiêu thụ: gồm doanh thu tiêu thụ thành phẩm do lao động của doanh nghiệp tạo ra, doanh thu tiêu thụ thành phẩm, doanh thu từ hợp đồng chế biến sản phẩm cho khách hàng, doanh thu tiêu thụ sản xuất của hoạt động sản xuất phụ, thu nhập từ hàng hoá mua vào bán ra không qua chế biến, doanh thu bán phế liệu phế phẩm, chênh lệch giá trị sản phẩm trung gian và công cụ mô hình tự chế giữa đầu kỳ và cuối kỳ, chênh lệch giá trị thành phẩm tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ, doanh thu cho thuê nhà xưởn, máy móc, thiết bị trong dây truyền sản xuất của doanh nghiệp Kết quả tính toán theo hai cách trên có thể số liệu không khớp nhau do mỗi cách dựa vào nguồn số liệu khác nhau và sử dụng các loại giá khác nhau. -Phương pháp tính GO: tuỳ thuộc vào loại ngành sản xuất mà có phương pháp tính khác nhau, như tính cho ngành nông nghiệp được phép tính trùng, nhưng khi tính GO cho ngành công nghiệp không được phép tính chu chuyển trong nội bộ doanh nghiệp… GO = C1 + C2 + V + M 52.5. Giá trị gia tăng (VA) -VA là phần giá trị tăng thêm của kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng trong SNA phản ánh phần còn lại của tổng giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian dùng cho sản xuất, đó là giá trị mới do lao động của doanh nghiệp tạo ra và khấu hao TSCĐ trong thời kỳ nhất định, nó chỉ phản ánh một bộ phận giá trị sản phẩm được sản xuất. VA = C1 + V + M -Phương pháp xác định VA: Căn cứ dựa trên: Học thuyết tái sản xuất Bản chất kinh tế của VA Quá trình vận động của giá trị sáng tạo mới Phương pháp sản xuất: VA = GO – IC Phương pháp phân phối: VA = C1 + V + M Phương pháp phân phối là chỉ tiêu tính theo phương pháp SNA có ý nghĩa rất lớn, giúp đánh giá vai trò của mỗi yếu tố trong 2 yếu tố tích cực và xem xét mối quan hệ phân chia lợi ích giữa người lao động (V) với doanh nghiệp và nhà nước, phản ánh thành quả lao động của doanh nghiệp và mức đóng góp của mỗi doanh nghiệp vào kết quả sản xuất của nền kinh tế Trong đó: V - là thu nhập lần đầu của lao động là các khoản thu nhập do hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế mà có, bao gồm: thu nhập của người lao động (thù lao lao động) lương, các khoản có tính chất lương, thu nhập hỗn hợp, trích BHYT, BHXH, KPCĐ… M - Tổng thu nhập lần đầu tạo ra trong doanh nghiệp (tổng lãi gộp) gồm các khoản: thuế sản xuất (trừ trợ cấp) thuế sản phẩm, thuế sản xuất khác, lãi tiền vay ngân hàng và phần thu trên vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp… C1 - Khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh -Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ để sản xuất ra các sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm. Đó là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, được tính theo phương pháp SNA, tức là theo lãnh thổ kinh tế, phương pháp tính GO và IC phải thống nhất, giá cả dùng trong tính GO và IC phải giống nhau, khi tính IC chỉ tính các khoản chi phí thực tế dung trong sản xuất và không được tính vào IC các khoản chi phí dùng mua sắm và sửa chữa lớn thiết bị. Nội dung của IC: Chi phí vật chất: - Nguyên vật liệu chính Vật liệu phụ, bao bì Nửa thành phẩm mua ngoài Điện năng mua ngoài Nhiên liệu chất đốt Công cụ lao động nhỏ Vật tư đưa vào sửa chữa thường xuyên TSCĐ Dụng cụ bảo vệ sản xuất và phòng cháy, chữa cháy Trang phục bảo hộ lao động Chi phí văn phòng phẩm Chi phí vật chất khác Chi phí dịch vụ: - Công tác phí tiền than htoán hợp đồng hay sản phẩm dịch vụ thuê ngoài mà nguyên vật liệu do doanh nghiệp cung cấp Tiền thuê nhà cửa máy móc, thiết bị kho bãi Tiền thuê sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng TSCĐ Tiền trả công đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CNVC cước phí cho dịch vụ pháp lý, tư vấn kinh doanh Chi phí PCCC, bảo vêệan ninh, vệ sinh khu vực Các khoản chi phí dịch vụ khác 25.6. Giá trị gia tăng thuần (NVA): Là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị mới được sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (không kể phần giá trị khấu hao TSCĐ) của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đây là chỉ tiêu tính cơ cấu thu nhập của đơn vị và các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. NVA cũng được tính theo 2 phương pháp Phương pháp sản xuất: NVA = VA – C1 Phương pháp phân phối: NVA = V + M 25.7. Doanh thu (DT ): Là tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch mà đơn vị đã cung cấp và các nghiệp vụuj phát sdinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho khách hànghàng bao gồmcả các khoản phụ thu và phí thu thêem ngoài giá bán ( nếu có) trong kỳ nhờ bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ của mình -Nội dung của DT bao gồm: Sản phẩm đã giao cho người mua, dịch vụ được xác định là đã cung cấp trong kỳ không phân biệt là doanh thu đã thu được tiền hoặc sẽ thu được tiền Sản phẩm đã hoàn thành ở các kỳ trước nhưng tiêu thụ ở kỳ báo cáo Sản phẩm đã sản xuất và bán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36365.doc
Tài liệu liên quan