Chuyên đề Vốn kinh doanh và vấn đề khai thác, tạo lập vốn kinh doanh của công ty đầu tư hợp tác kinh tế Việt - Lào

Như vậy, năm 2004 vốn cố định của Công ty đã tăng 28,25% so với năm 2003, vốn cố định chủ yếu tăng bằng nguồn vốn vay. Trong nền kinh tế thị trường trong những năm gần đây các doanh nghiệp ít được Nhà nước cấp vốn cố định từ nguồn ngân sách nhà nước. Vì vậy, muốn đầu tư vào tài sản cố định phải huy động chủ yếu từ nguồn vốn đi vay hoặc liên doanh, liên kết. Đây là một khó khăn cho Công ty khi nhu cầu đầu tư tăng lên sẽ thiếu vốn phải huy động từ nguồn vốn bên ngoài. Tài sản cố định năm 2003 bằng nguồn vốn chủ sở hữu là: 1.063 triệu đồng trên tổng số là 5.981 triệu đồng, tỉ suất tự tài trợ tài sản cố định là: 17,77%. Tỉ suất này thấp so với quy mô tài sản cố định của doanh nghiệp, điều đó nói lên khả năng tài chính của doanh nghiệp để đầu tư vào tài sản cố định vẫn còn chủ yếu là nguồn vốn vay.

Năm 2004, tài sản cố định bằng nguồn vốn chủ sở hữu là: 1.488 triệu đồng trên tổng số 7.761 triệu đồng, tỉ suất tự tài trợ tài sản cố định là 19,39%. Nhìn vào số liệu trên ta thấy năm 2004 các chỉ tiêu đều tăng so với năm 2003, tài sản cố định bằng nguồn vốn chủ sở hữu tăng từ 1.063 triệu đồng lên 1.488 triệu đồng, tăng 425 triệu đồng, tổng vốn cố định tăng từ 5.981 triệu đồng lên 7.671 triệu đồng tăng 1.690 triệu đồng, tỉ suất tự tài trợ cũng tăng lên so với năm 2003, điều đó nói lên doanh nghiệp bước đầu đã quan tâm tới việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu cùng với việc tăng tài sản cố định nhằm từng bước làm lành mạnh nền tài chính của doanh nghiệp.

 

doc55 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn kinh doanh và vấn đề khai thác, tạo lập vốn kinh doanh của công ty đầu tư hợp tác kinh tế Việt - Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVốn kinh doanh và vấn đề khai thác, tạo lập vốn kinh doanh của Công ty Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt- Lào.doc
Tài liệu liên quan