Chuyên đề Vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ PETEC 2

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec. 2

1.1.Giới thiệu chung về Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec. 2

1.2. Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ của Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec. 3

1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty. 5

2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec. 9

2.1.Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty. 9

2.2. Các khoản nộp ngân sách và nghĩa vụ xã hội. 11

3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec. 11

3.1.Đặc điểm sản phẩm. 11

3.2.Đặc điểm thị trường. 12

3.3.Đặc điểm lao động. 12

3.4.Đặc điểm tài chính. 12

3.5.Đặc điểm cơ sở vật chất. 13

Chương II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ PETEC. 14

1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 14

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. 17

2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. 17

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. 18

2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. 22

2.4. Hiệu qủa của việc sử dụng Vốn lưu động của công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec. 35

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ PETEC. 38

1. Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới. 38

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. 40

2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 40

2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 43

2.3. Thực hiện tốt công tác dự toán Ngân quỹ. 44

2.4 Các biện pháp kinh tế khác. 45

3. Kiến nghị . 46

3.1. Kiến nghị với cơ quan chủ quản. 46

3.2. Đối với nhà nước. 47

KẾT LUẬN 48

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 52,18 58,64 85,90 12,38 46,48 6 Mức sinh lợi của TSCĐ (2)/(3) đơn vị Đồng 2,8 1,68 0,67 -40 -60,12 7 Suất hao phí TSCĐ (3)/(1) đơn vị đồng 0,02 0,0017 0,01 -91,5 488,23 8 Hiệu suất sử dụng VCĐ (1)/(4) đơn vị Đồng 0,03 0,04 0,56 33,33 1300 9 Hiệu quả sử dụng VCĐ (2)/(4) đơn vị đồng 0,0019 0,0016 0,0004 -15,79 -75 Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta không chỉ căn cứ vào tính hiệu quả trong sử dụng vốn cố định mà còn phải đánh giá năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định ... So với năm 2004, năm 2005 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và mức sinh lợi của tài sản cố định đều tăng và do đó suất hao phí tài sản cố định (bằng nghịch đảo của sức sinh lợi của tài sản cố định) giảm đi. Năm 2004 một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tạo ra được 52,18 đồng doanh thu, tương ứng tạo ra được 2,8 đồng lợi nhuận. Đến năm 2005 các con số tương ứng là 58,64 đồng và 1,68 đồng. Suất hao phí TSCĐ giảm đi 91,5% trong năm 2005 (để có một đồng doanh thu thuần cần 0,0017 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định). Đến năm 2006 thì có sự gia tăng trong hiệu suất sử dụng nhưng sức sinh lợi của TSCĐ lại giảm xuống, đồng thời kéo theo sự gia tăng suất hao phí TSCĐ. Đặc biệt sức sinh lợi của TSCĐ giảm 60,12%, từ 1,68 giảm xuống còn 0,67, chứng tỏ trong năm 2006 lợi nhuận lại giảm đi một cách rõ rệt do nguyên giá tài sản cố định không tăng lên. Điều này là dễ hiểu vì trong năm 2006 do sự biến động giá cả xăng dầu trên thế giới mạnh mẽ dẫn đến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc bình ổn giá cả thị trường làm cho mức sinh lợi của tài sản cố định giảm xuống. Về hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp: các chỉ tiêu hiệu suất tăng lên trong khi đó hiệu quả sử dụng vốn cố định lại giảm trong năm 2005 và 2006. Do sự thay đổi nguyên giá tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác làm vốn cố định bình quân giảm dần trong khi doanh thu thuần tăng chậm và lợi nhuận giảm rất nhanh. Năm 2005 vốn cố định bình quân giảm xuống 5,66 % trong khi doanh thu thuần tăng 4,16 % làm hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên là 0,04 so với 0,03 của năm 2004 ( tương ứng tăng 33,33 % ). Tức là một đồng vốn cố định bình quân thu về được 0,04 đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng vốn cố định không tăng do lợi nhuận trước thuế giảm. Năm 2006, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng nhẹ song hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm rất lớn. Cứ một đồng vốn cố định bình quân tạo ra được 0,0004 đồng lợi nhuận, so với mức 0,0016 đồng của năm 2005 và 2004 tỷ suất này đã giảm tới 75 %. Năm 2006, do biến động thị trường cùng cơ chế hội nhập lam cho doanh nghiệp không đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nguyên giá bình quân tài sản cố định giảm xuống 13,74% so với năm 2005 nhưng hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân chính là do các máy móc thiết bị đã phát huy được năng lực sản xuất trong khi giá cả thị trường tăng mạnh, mức khấu hao không phản ánh đúng thực tế mức sử dụng máy móc thiết bị. Năm 2006, một số xe tec chở dầu chưa sử dụng nhưng vẫn tính khấu hao. Một số thiết bị có giá trị lớn có tỷ lệ khấu hao cao nhưng ít khi sử dụng như: hệ thống đường ống chữa cháy, đội xe chữa cháy,… Do đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng lên. Tương tự như vậy các năm 2005 và 2006 doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn làm tăng vốn cố định bình quân trong khi doanh thu và lợi nhuận tăng chậm. Do đó khiến cho hiệu suất sử dụng và hiệu quả sử dụng của vốn cố định giảm đi. Thực tế cho thấy, trong thời gian gần đây thị trường công việc có phần chững lại các doanh nghiệp cạnh tranh nhau gay gắt để bình ổn giá cả thị trường cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường, các doanh nghiệp tìm mọi cách để có thể tìm nguồn hàng nhập khẩu với giá rẻ, có khi chấp nhận lỗ sau đó xin cấp bù lỗ. Ngoài ra, công ty phải vay ngân hàng để đầu tư máy móc mà chưa đưa được vào sử dụng trong khi đó công ty vẫn phải trả lãi ngân hàng. Máy móc thiết bị chưa phát huy được năng lực sản xuất mà phải trích khấu hao lớn. Tất cả các yếu tố đó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong thời gian tới những máy móc thiết bị mới đầu tư sẽ phát huy năng lực sản xuất, doanh nghiệp sẽ khai thác sử dụng ở mức cao hơn tạo điều kiện nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định. Trên đây là những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một trong những hoạt động mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đó là công tác quản lý, bảo toàn vốn cố định và đầu tư đổi mới tài sản cố định của doanh nghiệp. 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. 2.3.1. Nguồn vốn lưu động của công ty. Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec có tổng số vốn sản xuất kinh doanh năm 2006 là 1.795.153.532 nghìn đồng.( Phòng kinh doanh Công ty Petec). Trong đó: - Vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn: 1.478.770.535 nghìn đồng.. - Vốn cố định và đầu tư dài hạn: 316.382.997 nghìn đồng.. Như vậy Vốn lưu động của công ty chiếm 82,38 % tổng vốn, vốn cố định chiếm 17,62 %. Nhu cầu Vốn lưu động của Công ty là khá lớn và để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, công ty vay ngắn hạn số tiền là 409 tỷ đồng đồng, chiếm 27,66 % tổng Vốn lưu động. Căn cứ vào thời gian huy động vốn thì nguồn vốn Vốn lưu động được chia thành: Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên. Trong đó: Nguồn Vốn lưu động thường xuyên = Vốn lưu động – Nợ ngắn hạn = 1.478.770.535 – 1.471.349.056 = 7.421.479 nghìn đồng. Cụ thể nguồn Vốn lưu động của công ty được sắp xếp bằng số liệu của bảng sau: Bảng 10 : Nguồn Vốn lưu động. ĐVT: Nghìn đồng. Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) I. Vốn lưu động. 1.478.770.535 100,00 II. Nguồn VLĐ thường xuyên. 1.478.770.535 100,00 1. Nợ ngắn hạn. 1.471.349.056 99,5 2. Nguồn VLĐ thường xuyên. 7.421.479 0,5 Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2006. Theo số liệu tính toán ở trên cho thấy, hầu hết Vốn lưu động thường xuyên của công ty là nợ ngắn hạn, chiếm 99,5% tổng số Vốn lưu động được huy động vào sản xuất kinh doanh. Nếu xem xét tính ổn định của nhu cầu thì 99,5% nguồn Vốn lưu động có tính chất tạm thời và 0,5% được đảm bảo bằng nguồn Vốn lưu động thường xuyên, ổn định. Như vậy, Vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và Vốn lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Đây là mô hình tài trợ của Vốn lưu động khá phổ biến của các Doanh nghiệp. Và quy mô này có ưu điểm là xác lập được sự cân bằng về thời hạn sử dụng vốn và nguồn vốn, do đó có thể hạn chế các chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi do có thể gặp trong kinh doanh của công ty. Hơn nữa, mô hình này cũng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là khi nhập khẩu dầu nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất kinh doanh cũng như khi nhập khẩu dầu thường là nhập khẩu một tàu lớn nên công ty sẽ cần nhiều vốn để đáp ứng tại thời điểm đó. Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp đi vay nợ là việc đương nhiên và tất yếu. Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec cũng vậy, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cũng phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Đến ngày 31/12/2006, nợ ngắn hạn của công ty là 1.471.349.056 nghìn đồng. Đây là nguồn Vốn lưu động chủ yếu của công ty nên cần phải xem xét kỹ kết quả đó bao gồm các khoản nào, số tiền và tỷ trọng của từng loại bao nhiêu để thấy rõ tầm quan trọng của từng loại đối với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Có thể chi tiết hóa nợ của công ty ở bảng sau: Bảng 11: Tình hình nợ ngắn hạn của Petec năm 2006. ĐVT: Nghìn đồng. Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Vay ngắn hạn. 409.000.000 27,78 Phải trả người bán. 801.823.231 54,50 Người mua ứng trước. 4.643.575 0,31 Các khoản nộp ngân sách. 153.502.170 10,44 Phải trả công nhân viên. 8.195.908 0,56 Chi phí phải trả. 86.636 0,01 Phải trả nội bộ. Phải trả phải nộp khác. 94.097.535 6,40 Cộng 1.471.349.056 100,00 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006. Số liệu trên Báo cáo tài chính năm 2006 của công ty cho thấy: Khoản vay ngắn hạn là 409.000.000 nghìn đồng, chiếm 27,78 % tổng nợ ngắn hạn. Đây là nguồn vốn quan trọng của công ty đảm bảo nhu cầu Vốn lưu động của mình. Khoản vay nợ này của công ty sẽ phải trả lãi, vì vậy cần phải sử dụng sao cho nó đem lại hiệu quả cao nhất, đủ bù đắp chi phí sử dụng vốn nhưng vẫn có lợi. Phải trả cho người bán chiếm 54,5 % tổng nợ ngắn hạn. Đây là hình thức tín dụng thương mại mà công ty nhận được tài sản dịch vụ của người cung cấp song chưa phải trả tiền ngay, mặt khác công ty không phải trả chi phí cho việc sử dụng khoản tiền này nên khi chưa đến hạn trả thì có thể dùng để bổ sung cho nhu cầu Vốn lưu động khi cần. Khi sử dụng tài khỏan này công ty cũng phải sử dụng sao cho hợp lý, giữ được uy tín với người mua, người bán để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và không bị gián đoạn. Ngoài ra công ty còn chủ động huy động vốn từ một số nguồn vốn khác, cụ thể là: Người mua ứng trước 4.643.575 nghìn đồng, chiếm 0,31 % tổng nợ ngắn hạn. Các khoản nợ ngân sách Nhà nước nhưng chưa đến hạn nộp 153.502.170 nghìn đồng, chiếm 10,44 % tổng nợ ngắn hạn. Phải trả công nhân viên nhưng chưa đến hạn trả 8.195.908 nghìn đồng, chiếm 0,56 % tổng nợ ngắn hạn… Đây là những nguồn thứ yếu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ ngắn hạn của công ty, nhưng nó cũng góp phần giúp công ty đảm bảo nhu cầu Vốn lưu động khi cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn chiếm dụng là một hiện tượng phổ biến. Việc công ty chiếm dụng vốn của người bán thì công ty cũng bị khách hàng chiếm dụng vốn của mình. Mặt khác để thấy công tác thu hồi nợ của công ty như thế nào ta cần so sánh nợ ngắn hạn (các khoản phải trả) với nợ phải thu của công ty. Dựa vào Báo cáo tài chính năm 2006 của công ty có thể xác định được nợ phải thu của công ty đầu năm và cuối năm như sau: Nợ phải thu đầu năm: 237.952.962 nghìn đồng. Nợ phải thu cuối năm: 247.967.640 nghìn đồng. Vậy tỷ lệ giữa số tiền phải thu và phải trả ngắn hạn của công ty là: Tỷ lệ đầu năm = 17,23 (%) Tỷ lệ cuối năm = = 16,85 (%) Kết quả cho thấy : Nợ phải trả ngắn hạn luôn lớn hơn nợ phải thu, mặc dù công ty cũng đã có những biện pháp để đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản nợ cũng như để hạn chế tối đa việc bị chiếm dụng vốn nhằm giảm các khoản nợ phải thu, đẩy nhanh vòng quay của vốn nhưng ta thấy tỷ lệ phải thu trên phải trả giảm từ 17,23 % xuống 16,85 %. Con số trên cũng cho thấy là công ty chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng. Các khoản phải thu và phải trả đều tăng nhưng tốc độ tăng của các khoản phải thu là 4,21 % nhỏ hơn tốc độ tăng của các khoản phải trả là: 6,53 %, đây là một dấu hiệu không tốt đối với công ty bởi nó làm mất đi sự tự chủ về tài chính của công ty. Hơn nữa nó cũng làm cho việc sử dụng Vốn lưu động không có hiệu quả do công ty vẫn phải đi vay ngắn hạn trong khi nếu làm tốt công tác thu hồi các khoản phải thu thì công ty sẽ có được nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh cũng như Vốn lưu động thường xuyên cần thiết của mình từ đó nâng cao hiệu quả của việc sử dụng Vốn lưu động. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các khoản phải trả đối với tình hình tài chính của công ty cần xác định tỷ trọng của nó chiếm trong tổng số Vốn lưu động. Tỷ trọng đầu năm = = 99,46 % Tỷ trọng cuối năm = = 99,5 % Tỷ trọng cảu các khoản nợ phải trả trên tổng Vốn lưu động của công ty là rất lớn và đầu năm là 99,46 %, cuối năm đã tăng lên là 99,5 %. Cả nợ phải trả và tổng Vốn lưu động đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của tổng số Vốn lưu động ( 6,48 % ) chậm hơn tốc độ tăng của nợ phải trả ( 6,53 % ) nên tỷ lệ này đã tăng lên. Để có một cái nhìn tổng quát, toàn diện về hiện trạng công tác quản lý và sử dụng Vốn lưu động của công ty, chúng ta đi xem xét mối quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn để thấy được chất lượng trong quản lý Vốn lưu động tại công ty. 2.3.2. Tình hình Vốn lưu động. Bảng 12: Kết cấu Vốn lưu động của công ty năm 2006. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền ( nghìn đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền ( nghìn đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền ( nghìn đồng ) Tỷ lệ (%) 1. Tiền 380.177.194 23,82 342.270.925 20,97 -37.906.269 -9,97 2. Các khoản phải thu 237.952.960 14,91 247.967.640 15,20 10.014.680 4,21 3. Hàng tồn kho 759.983.406 47,62 802.333.923 49,17 42.350.517 5,57 4. Tài sản lưu động khác 217.938.081 13,65 239.281.704 14,66 21.343.622 9,79 5. Tổng cộng 1.596.051.641 100,00 1.631.854.192 100,00 35.802.551 2,24 Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2006 Qua bảng trên cho ta thấy, Vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty, đầu năm là 1.596.051.641 nghìn đồng, cuối năm là 1.631.854.192 nghìn đồng, tăng 35.802.551 nghìn đồng (tương ứng tăng 2,24%) so với đầu năm. Trong cơ cấu Vốn lưu động đầu năm, Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất 47,62 % kế đến là tiền chiếm 23,82 %. Đến cuối năm cơ cấu Vốn lưu động có sự thay đổi, dịch chuyển theo hướng vốn bằng tiền giảm xuống. Cụ thể Hàng tồn kho tăng 42.350.517 nghìn đồng tương ứng tăng 5,57 %, trong khi tiền giảm 37.906.269 nghìn đồng tương ứng giảm 9,97 %, các khoản phải thu tăng 10.014.680 nghìn đồng tương ứng tăng 4,21 % và Tài sản lưu động khác tăng 21.343.622 nghìn đồng tương ứng tăng 9,79 % so với đầu năm. Như vậy, nhu cầu hàng tồn kho tăng, xét trên tổng thể, Vốn lưu động trong khâu lưu thông ( đặc biệt là vốn trong thanh toán) chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vốn của công ty bị chiếm dụng quá lớn, nhất là khoản phải thu của khách hàng chiếm tới 15,2 % Vốn lưu động trong khi đó công ty lại phải đi vay với một lượng vốn rất lớn ( chiếm 27,66 % tổng số vốn Vốn lưu động) để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn của công ty nằm trong Hàng tồn kho cũng rất lớn chiếm 49,17 %. Do vậy, công ty cần tăng cường các biện pháp thu hồi công nợ, đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để vốn nằm trong khâu lưu thông giảm bớt. Kết cấu Vốn lưu động có sự thay đổi, cuối năm tăng so với đầu năm chủ yếu là do vốn trong thanh toán tăng và tiền mặt giảm. Để thấy rõ hơn về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng Vốn lưu động ta đi phân tích tình hình Vốn lưu động của công ty theo từng khoản mục: 2.3.3. Tình hình vốn bằng tiền . Bảng 13: Kết cấu vốn bằng tiền. Tiền 2005 2006 Chênh lệch Số tiền (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Tiền mặt tại quỹ 76.235.439 20,05 68.254.185 19,94 -7.981.254 -10,47 Tiền gửi ngân hàng 303.941.755 79,95 274.016.740 80,06 -29.925.015 -9,85 Tổng cộng 380.177.194 100 342.270.925 100 -37.906.269 -9,97 Nguồn báo cáo tài chính năm 2005, 2006. Mỗi doanh nghiệp đều phải có một tỷ trọng vốn bằng tiền nhất định. Vốn bằng tiền của công ty bao gồm: Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Vốn bằng tiền của công ty năm 2006 giảm 37.906.269 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2005, với tốc độ giảm 9,97 %. Cụ thể là: Tiền mặt tại quỹ giảm rất nhiều 7.981.254 nghìn đồng với tốc độ giảm 10,47%. Tiền gửi ngân hàng giảm 29.925.015 nghìn đồng với tốc độ giảm 9,85 %. Qui mô vốn bằng tiền giảm so với năm trước, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ hợp lý là 20,97 % trong tổng số Vốn lưu động. Trên cơ sở xem xét các luồng nhập xuất ngân quỹ của công ty cho thấy tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng giảm nhiều là do phải đầu tư thêm tài sản cố định, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng do trong năm 2006 giá cả của các mặt hàng Dầu, mỡ, nhờn, Nhựa đường, Dung môi hóa chất tăng lên nên cũng với một khối lượng tiêu thụ như vậy nhưng doanh thu thu về lại lớn hơn. Tuy vậy do tình hình thị trường bất ổn nên Công ty đã tăng hàng dự trữ lên nhằm bình ổn thị trường. Việc duy trì một lượng tiền mặt như vậy một mặt sẽ tạo điều kiện cho công ty có cơ hội thu được chiết khấu thanh toán trên hàng mua trả đúng hạn, làm tăng khả năng thanh toán nhanh của mình. 2.3.4. Tình hình các khoản phải thu Các khoản phải thu của công ty bao gồm một số khoản: Phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác. Bảng 14: Kết cấu các khoản phải thu. ĐVT: Nghìn đồng. Các khoản phải thu 2005 2006 Chênh lệch Tiền (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Tiền (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Tiền (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Phải thu khách hàng 221.161.063 92,94 238.308.885 96,105 17.147.822 7,75 Trả trước cho người bán 5.252.744 2,21 7.373.830 2,974 2.121.086 40,38 Phải thu nội bộ 8.730 0,004 18.880 0,008 10.150 116,26 Các khoản phải thu khác 11.530.423 4,846 2.266.045 0,913 -9.264.387 -80,35 Tổng cộng 237.952.960 100 247.967.640 100 10.014.680 4,21 Nguồn Báo cáo tài chính năm 2006. Nhìn vào bảng trên cho thấy các khoản phải thu năm 2006 tăng 10.014.680 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2005, với tốc độ tăng là 4,21 %. Việc tăng các khoản phải thu này là một điều tất yếu bởi trong năm 2006 doanh thu tiêu thụ đạt được ( 11.413.637.242 nghìn đồng ) cao hơn rất nhiều so với năm 2005( 9.098.357.082 nghìn đồng) với tốc độ tăng là 25,45 %. Một nguyên nhân nữa cũng rất quan trọng góp phần làm cho khoản phải thu tăng đột biến trong năm 2006 đó là trong thực tế xảy ra tình trạng sau khi kết thúc thời hạn thanh toán trong hợp đồng 10 ngày thì khách hàng mới thanh toán tiền hàng. Trong đó: - Phải thu khách hàng tăng 17.147.822 nghìn đồng, với tốc độ tăng là 7,75 %. Đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các khoản phải thu. Điều này cũng phù hợp với chính sách tín dụng của doanh nghiệp là chấp nhận cho khách hàng chịu một phần trên tổng số tiền mua hàng hoặc cho khách hàng nợ với thời gian ngắn hạn để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay của Vốn lưu động. - Khoản trả trước cho người bán cũng tăng 2.121.086 nghìn đồng, với tốc độ tăng là 40,38 % so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, năm 2006 thành phẩm hàng hóa tồn kho còn khá nhiều, chưa tiêu thụ hết nhưng nguyên vật liệu tồn kho giảm, nên nhu cầu mua nguyên vật liệu tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, dẫn đến khoản phải trả trước cho người bán cũng tăng lên. Sở dĩ phải trả trước cho người bán tăng lên là do giá nguyên vật liệu trên thị trường tăng lên nên cũng với một khối lượng hàng hóa nhập mua như vậy và với một tỷ lệ trả trước cho người bán như nhau mà số tiền trả trước sẽ tăng lên. - Khoản phải thu khác giảm rất mạnh 9.264.387 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, với tỷ lệ giảm là 80,35 %. Do công ty đã thu hồi được một số khoản về hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường. 2.3.5. Tình hình hàng tồn kho. Việc dự trữ hàng tồn kho là nhu cầu thông thường đối với Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp cần phải xem xét để cân đối mức dự trữ. Nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm cho hàng hóa dư thừa gây ứ đọng làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nếu dự trữ quá thấp có thể gây thiếu hụt, làm giảm sự nhịp nhàng…, từ đó gây khó khăn cho việc đảm bảo nhu cầu kinh doanh. Do vậy, việc dự trữ Tài sản lưu động phải điều hòa sao cho vừa đảm bảo nhu cầu kinh doanh được tiến hành bình thường, liên thục, vừa tiết kiệm vốn tránh gây ứ đọng vốn. Bảng 15: Kết cấu Hàng tồn kho. ĐVT: nghìn đồng. Hàng tồn kho 2005 2006 Chênh lệch (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Hàng tồn kho 670.732.436 713.082.953 42.350.517 6,314 Xăng dầu dự trữ Quốc gia 89.250.970 89.250.970 0 0 Cộng 759.983.406 802.333.923 42.350.517 5,57 Nguồn báo cáo tài chính năm 2005; 2006. Qua kết cấu Hàng tồn kho ở bảng trên ta thấy: Hàng tồn kho trong năm 2006 tăng 42.350.517 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2005, với tỷ lệ tăng 5,57 % trong đó: Hàng tồn kho tăng 42.350.517 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 6,314 %. Xăng dầu dự trữ Quốc gia không thay đổi là 89.250.970 nghìn đồng. Hai khoản mục trên trong Hàng tồn kho tăng so với cùng thời điểm năm ngoái cho thấy công tác quản lý chi phí, công tác quản lý trong khâu dự trữ nguyên vật liệu và khâu sản xuất có hiệu quả. Thành phẩm, hàng hóa tồn kho tăng 42.350.517 nghìn đồng (6,314%) so với cùng kỳ năm 2005. Điều này cũng không có nghĩa là có thể khẳng định rằng công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của công ty chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Cũng với một khối lượng thành phẩm, hàng hóa dự trữ như vậy nhưng khi giá của thành phẩm hàng hóa tăng cao thì sẽ làm cho giá trị của hàng tồn kho tăng lên. Mạng lưới tiêu thụ cũng như thụ trường tiêu thụ của Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec rất rộng lớn trả dài trên tòan quốc và xuất khẩu ra các nước trong khu vực ( Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Autraylia, Campuchia, Lào…), sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng nhưng do quy mô kinh doanh của công ty tăng nhanh nên mặc dù công ty đã huy động rất nhiều kênh phân phối như: Bán thông qua Tổng đại lý Petec, các chi nhánh xăng dầu ở các tỉnh, kênh đại lý phân phối, đại lý tiêu thụ ngoài Petec, hoặc công ty đứng ra bán hàng trực tiếp cho khách hàng tiêu dùng ( ngành đường sắt, ngành than, ngành điện, ngành xi măng…) nhưng số lượng hàng hóa tồn kho cũng rất nhiều gây ra ứ đọng vốn và phát sinh cho các chi phí lưu kho, bảo quản… Do đó, trong thời gian tới công ty nên nhanh chóng tạo ra những kênh phân phối mới nhất là đối với ngành Nhựa đường và ngành hóa chất dung môi bởi 2 ngành này chỉ sử dụng kênh phân phối trực tiếp không sử dụng kênh phân phối trung gian, cũng như có chính sách thỏa đáng đối với các kênh phân phối để từ đó giải phóng lượng hàng hóa, thành phẩm tồn kho đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn. Hàng tồn kho năm 2006 tăng lên cũng là do trong thời gian vừa qua trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, hai nguồn cung cấp dầu mỏ lớn nhất thế giới là Iran và Irắc bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc khủng bố cũng như của cuộc chiến tranh nên sản lượng khai thác dầu mỏ bị giảm sút mạnh mẽ, thị trường đầu vào bị khan hiếm, giá dầu mỏ lên xuống thất thường nên để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng bởi nguồn nguyên vật liệu hay hay hàng hóa không đáp ứng đầy đủ, kịp thời công ty đã mua nguyên vật liệu về để dự trữ. Việc mua nhiều nguyên vật liệu cũng như hàng hóa về để dự trữ cũng là do công ty dự đoán trong thời gian tới giá cả của các yếu tố đầu vào sẽ tăng lên hoặc trong thời gian tới tỷ giá ngoại tệ sẽ biến động theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp. 2.3.6.Tài sản lưu động khác. Toàn bộ Tài sản lưu động khác của công ty là chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, thuế GTGT được khấu trừ, Thuế và các khoản phải thu Nhà nước khác… Bảng 16: Kết cấu Tài sản lưu động khác. ĐVT: nghìn đồng. Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Chi phí trả trước 819.730 914.147 94.417 11,52 Thuế GTGT được khấu trừ 215.963.147 236.467.670 20.504.523 9,5 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 157.756 Tài sản lưu động khác 1.155.204 1.742.101 586.897 50,8 Cộng 217.938.081 239.281.704 21.343.623 9,79 Nguồn báo cáo tài chính năm 2005; 2006. Năm 2006, Tài sản lưu động khác tăng 21.343.623 nghìn đồng tăng 9,79 % so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này là rất lớn, nếu công ty xem xét giảm được các khoản này thì sẽ tránh được thất thoát Vốn lưu động. Tóm laị, qua việc nghiên cứu về Vốn lưu động của công ty trong năm 2006 ta thấy kết cấu Vốn lưu động này tuy chưa hợp lý: Các khoản phải thu, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số Vốn lưu động nhưng cũng phù hợp với đặc biệt của công ty là nguồn hàng cũng như nguồn nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, mỗi lần nhập là từng tàu dầu, từng containơ với khối lượng rất lớn, hơn thế, là không phải lúc nào cũng có thể mua được nguyên vật liệu hàng hóa. Do đó, việc hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn cũng là một điều tất yếu. Có thể nói, Vốn lưu động là loại vốn linh hoạt, dưới các hình thức khác nhau, nó luôn luôn vận động, chuyển hóa để hòan thành một vòng tuần hoàn vốn. Vì vậy, muốn Vốn lưu động quay vòng nhanh thì vốn ở mỗi khâu phải quay vòng nhanh, không có vốn tồn đọng, không có vốn chết mà đồng vốn phải luôn vận động từ khâu này qua khâu khác. Nếu vốn vật tư hàng hóa quay vòng nhanh thì vốn tiền tệ cũng quay vòng nhanh. Vì vậy vòng quay của vốn còn phụ thuộc vòng quay từng khoản vốn. 2.3.7.Tình hình và khả năng thanh toán. Tình hình thanh toán. Trong Vốn lưu động , tiền là tài sản linh hoạt nhất, dễ dàng có thể chuyển hóa thành các tài sản khác, đó là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán hiện thời của Doanh nghiệp, tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng luôn luôn biến động bởi nó nằm trong dòng lưu chuyển cùng với nhịp độ sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của Doanh nghiệp. Có một lượng tiền nhiều thì các Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong kinh doanh, có thể ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được, nhưng vốn bằng tiền nhiều chưa hẳn đã tốt, mà tiền phải luôn luôn vận động, chuyển hóa đẩy nhanh vòng quay của Vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động. Mỗi Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có nhiều k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111843.doc
Tài liệu liên quan