Chuyên đề Xác định giá trị Công ty Thương mại và Sản xuất vật tư thiết bị Giao Thông Vận Tải

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I. 3

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 3

I. DOANH NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP. 3

1. Doanh nghiệp và các giá trị đặc trưng của doanh nghiệp. 3

2. Giá trị doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp . 5

2.1 Khái niệm giá trị doanh nghiệp. 5

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. 5

2.2.1.Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh. 6

2.2.2.Các nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp. 9

2.3. Xác định giá trị doanh nghiệp . 14

1. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản thuần. 18

1.1. Cơ sở lý luận. 18

1.2. Phương pháp xác định. 18

1.3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp. 21

2. Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính tương lai. 23

2.1. Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần. 23

2.1.1. Cơ sở lý luận. 23

2.1.2. Phương pháp xác định. 24

2.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp. 25

2.2. Phương pháp hiện tại hoá dòng tiền thuần. 27

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận. 27

2.2.2. Phương pháp xác định. 27

2.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp. 29

2.3. Phương pháp định lượng Good will ( lợi thế thương mại ) 30

2.3.1. Cơ sở lý luận. 30

2.3.2. Phương pháp xác định. 31

2.3.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp 33

PHẦN II. 35

KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỔ PHẦN HOÁ 35

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM. 35

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY. 37

III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. 40

1. Mục tiêu cổ phần hoá 40

2. Nội dung cổ phần hoá. 41

2.1. Về đối tượng cổ phần hóa. 42

2.2. Về lựa chọn hình thức tiến hành. 42

2.3. Khâu xác định giá trị doanh nghiệp 42

2.4. Xác định đối tượng mua cổ phần và cách thức chia cổ phần. 43

3. Những kết quả đã thu được ở một số công ty sau khi cổ phần hoá. 44

Năm 1999 46

PHẦN III. 49

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VẬT TƯ THIẾT BỊ GIAO THÔNG VẬN TẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CỔ PHẦN HOÁ 49

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VTTB - GTVT 49

1. Lịch sử phát triển của công ty 49

2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy sản xuất của Công ty thương mại và sản xuất VTTB. GTVT. 51

3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT. 53

II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN VÀO XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY. 54

1. Sơ lược về lý thuyết. 54

2. Phương pháp thực hiện 57

3. Các bước tiến hành. 57

4. Xác định giá trị doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. 77

PHẦN IV. 79

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 79

1. Hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động của thị trường chứng khoán. 79

2. Thành lập cơ quan độc lập chuyên thực hiện công tác định giá. 80

3. Xây dựng hệ thống thông tin giá cả thị trường. 81

4. Đào tạo các sinh viên khi tốt nghiệp đáp ứng các tiêu chí là định giá viên, đồng thời thực hiện đào tạo tại chỗ và nâng cao các cán bộ định giá hiện có. 81

KẾT LUẬN 83

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xác định giá trị Công ty Thương mại và Sản xuất vật tư thiết bị Giao Thông Vận Tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự tính các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai có thể là quá phức tạp cho doanh nghiệp nhỏ. + Thứ hai, đòi hỏi phải dự tính được các giả thuyết về hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. + Thứ ba, phương pháp này được đánh giá là phương pháp phức tạp khi sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp. Vì vậy để đánh giá được kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, những người làm công tán xác định giá phải có trình độ nghiệp vụ kinh doanh và quản lý doanh nghiệp cao có thể đưa ra nhiều giả thiết thích hợp, liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Mặc dù vậy đối các nhà đầu tư trong và nước ngoài, giá trị doanh nghiệp được xác định bằng phương pháp này được đánh giá là chuẩn mực để xác định giá trị thị trường tiềm năng của doanh nghiệp mà họ quan tâm. 2.3. Phương pháp định lượng Good will ( lợi thế thương mại ) 2.3.1. Cơ sở lý luận. Xuất phát điểm của phương pháp này là xem xét doanh nghiệp như một tập thể các yếu tố kinh tế hợp thành bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp. Tài sản vô hình hay còn gọi là lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được tạo nên bởi uy tín doanh nghiệp, vị trí địa lý thuận tiện, bí quyết công nghệ, và trình độ quản lý tay nghề người lao động của doanh nghiệp … 2.3.2. Phương pháp xác định. Theo phương pháp định lượng Good will, giá trị doanh nghiệp được xác định bao gồm giá trị dòng của tài sản hữu hình sau khi kiểm kê đánh giá và giá trị của tài sản vô hình theo công thức : V=Ar +GW Trong đó: V: Giá trị doanh nghiệp Ar: giá trị dòng của tài sản hữu hình. GW: Giá trị tài sản vô hình hay lợi thế kinh doanh. GW = Bt: Lợi nhuận năm thứ t. At: giá trị tài sản đưa vào kinh doanh. r: Tỷ xuất lợi nhuận bình thường của tài sản đưa vào kinh doanh. rxAt: Là lợi nhuận bình thường của tài sản năm thứ t. Bt-r.At: Là siêu lợi nhuận năm thứ t. Việc lựa chọn các tham số Bt,r.At được tổng hợp theo ba quan điểm sau: - Theo hiệp hội chuyên gia kế toán châu âu (UEC) r: Tỷ xuất được tính trên chi phí sử dụng vốn trung bình. Bt: Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay. At: Tổng giá trị tài sản không phân biệt tài sản được tài trợ từ các nguồn nào. - Theo quan điểm Angloxaxons: r được tính theo chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Bt. Bt: Lợi nhuận thuần. At: Giá trị tài sản thuần được đánh giá lại. - Theo quan điểm ( CFNE ) vốn thường xuyên cần thiết cho kinh doanh. r:Tính trên chi phí sử dụng vốn trung bình tính riêng cho các nguồn tài trợ dài và trung hạn. Bt: Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay chung và dài hạn. At: Vốn thường xuyên được tài trợ trong các nguồn ổn định dài hạn và trung hạn * Phương pháp UEC lựa chọn tham số trên cơ sở cho rằng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng các khoản nợ. Do vậy, bổn phận của người mua phải tạo ra tỷ suất lợi nhuận tối thiểu tức là phải trả được lãi vay và mức lợi tối thiểu của các nhà đầu tư từ đó tỷ xuất lợi nhuận bình thường cần được lựa chọn. Tỷ suất lợi nhuận bình thường phải tính trên chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn trung bình và mức sinh lời tối thiểu mà các nhà đầu tư đòi hỏi ở doanh nghiệp, khoản lợi nhuận vượt trội so với mức sinh lời tối thiểu mới được coi là siêu lợi nhuận. * Phương pháp Angloxaxons: Khi lựa chọn các tham số có tính đến các yếu tố rủi ro vì ít có doanh nghiệp được tài trợ bằng 100% vốn chủ sở hữu. Khi có cơ cấu nợ tăng tức là rủi ro tăng. Vì vậy tỷ suất sinh lời tối thiểu trên vốn chủ sở hữu cũng phải tăng để bù đắp những rủi ro có thể gặp, nghĩa là khi chủ sở hữu đầu tư một lượng vốn tương ứng với giá trị tài sản thuần được đánh giá lại thì tỷ suất sinh lời cũng phải được tính trên vốn chủ sở hữu được đánh giá lại khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp đạt được phải trên mức sinh lời đòi hỏi của chủ sở hữu mới được coi là siêu lợi nhuận. * Phương pháp CFNE: Coi doanh nghiệp như một dự án đầu tư nhằm thu được siêu lợi nhuận, các hoạt động đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động một cách thường xuyên phải được đảm bảo bằng nguồn tài trợ nhất định. Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được vào những đầu tư dài hạn về những tài sản thường xuyên do vậy tỷ suất sinh lời tối thiểu phải đù bù đắp chi phí sử dụng vốn dài hạn và trung hạn nếu doanh nghiệp tạo ra khoản lợi nhuận cao hơn mới được coi là siêu lợi nhuận. 2.3.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp - Ưu điểm + Cho đến nay phương pháp định lượng GW là phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đây là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp có cơ sở lý luận vững chắc nhất, nó đã chứng minh được rằng giá trị một doanh nghiệp được cấu thành từ hai yếu tố hữu hình và vô hình. Công thức tính GW một mặt là sự minh chứng cho tiềm lực hay giá trị về mặt tổ chức của doanh nghiệp, là ở các khoản thu nhập trong tương lai. Mặt khác nó cũng là cơ sở để người ta lượng hoá yếu tố này. + Phương pháp GW tạo nên lợi thế lớn cho các chuyên gia định giá thông qua bù trừ các sai sót có thể xảy ra khi đánh giá lại tài sản thuần của doanh nghiệp vì nếu giá trị tài sản được đánh giá cao lên thì giá trị GW sẽ giảm đi một lượng ngược lại nếu đánh giá giá trị tài sản thấp đi thì sẽ bù trừ một lượng GW. At­® r. At­® GW¯ + Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp này có tính đến cả lợi ích của người mua và người bán, người mua doanh nghiệp nhằm thu được lợi nhuận cao hơn mức sinh lời bình thường của một tài sản chứ không nhằm mua lấy tài sản hiện hành. Phương pháp này chỉ ra quan niệm mức sinh lời tối thiểu của một đồng vốn đưa vào đầu tư đây là cơ sở quan trọng của mọi quyết định đầu tư. + Nếu như những cơ sở thông tin dữ liệu đạt được độ tin cậy cần thiết để tính các tham số thì phương pháp này luôn luôn mang lại sự tin tưởng vững chắc hơn các phương pháp khác. - Hạn chế của phương pháp + Siêu lợi nhuận chỉ ra khả năng sinh lời có thực của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thì khó có doanh nghiệp nào duy trì được lợi thế đó một cách lâu dài. Do vậy, việc ước lượng thời gian định lượng GW là 3-5 hoặc 7-10 năm là rất khó khăn. + Phương pháp này phản ánh sự kết hợp giữa hai phương pháp giá trị tài sản thuần và hiện tại hoá lợi nhuận. Do vậy nó đòi hỏi phải đánh giá được cả tài sản hiện tại và thu nhập trong tương lai, chính vì thế nó có hạn chế của ciố hai phương pháp đó. + Theo phương pháp GW giá trị GW có biên độ giao động rất lớn trước những thay đổi nhỏ của tham số: Do vậy khi áp dụng phương pháp này nếu thiếu sự cân nhắc kĩ lưỡng dẫn đến những kết luận sai lớn về giá trị vô hình của doanh nghiệp. + Cũng như nhiều phương pháp khác ngoại trừ phương pháp hiện tại hoá đồng tiền thuần là không cung cấp những cơ sở dữ liệu cần thiết để các nhà đầu tư đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai, thiếu cơ sở dữ liệu này các chuyên gia đánh giá phải lựa chọn các tham số mang nhiều tính chủ quan. PHẦN II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỔ PHẦN HOÁ I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM. Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được hình thành từ năm 1954 (ở miền Bắc) và từ năm 1975 (ở miền Nam). Do hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau và được xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm nên các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có nhiều đặc trưng khác biệt so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, biểu hiện ở chỗ : Quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé, cơ cấu phân tán. Năm 1992 cả nước có trên 2/3 tổng số doanh nghiệp nhà nước có số lượng lao động dưới 100 người, chỉ có 4% doanh nghiệp có số lượng lao động trên 100 người. Số lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng số lao động xã hội khoảng 5-6%. Trình độ kĩ thuật, công nghệ lạc hậu, trừ một số rất ít (18%) số doanh nghiệp nhà nước được đầu tư mới đây, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đã được sử dụng khá lâu, có trình độ kĩ thuật, công nghệ thấp kém so với các nước từ 3 đến 4 thế hệ. Có doanh nghiệp còn trang bị các thiết bị kĩ thuật từ năm 1939 và trước đó được xây dựng bằng kĩ thuật của nhiều nước khác nhau nên tính đồng bộ của doanh nghiệp thấp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp khó có khả năng cạnh tranh cả trong nước và trên thế giới. Việc phân bố còn bất hợp lý về ngành, vùng. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước không còn được bao cấp mọi mặt như trước nữa, đã thế lại bị các thành phần kinh tế khác cạnh tranh quyết liệt, nên nhiều doanh nghiệp không thể trụ nổi buộc phải phá sản, giải thể. Đặc biệt trong những năm gần đây chúng ta đã tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước. Do đó mặc dù số lượng các doanh nghiệp đã giảm từ 12.084 tính đến ngày 1/4/1994 xuống còn 6.264 doanh nghiệp nhà nước, nhờ sự đổi mới về tổ chức quản lý, về kĩ thuụat và công nghệ của các doanh nghiệp còn lại, tổng sản phẩm giá trị tuyệt đối của kinh tế nhà nước, cũng như tỷ trọng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể. Bảng sau đây cho chúng ta thấy rõ điều đó : Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (%) 1971 - 1980 0,4 1971 - 1985 6,4 1986 - 1990 3 1991 - 1997 7,8 - 8,5 Tỷ trọng kinh tế quốc doanh GDP (%) 1990 34,1 1991 36,0 1992 39,6 1993 42,9 1997 43,6 Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã tăng nhanh, đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nhiều ngành kinh tế, nhất là những ngành quan trọng đòi hỏi đầu tư lớn, kĩ thuật cao và các ngành sản xuất cung ứng các hàng hoá và các dịch vụ công cộng. Đồng thời doanh nghiệp nhà nước vẫn là thành phần kinh tế đóng góp chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Có thể nhận thấy rằng: hầu hết các doanh nghiệp nhà nước của ta hình thành từ thời quản lý tập trung quan liêu bao cấp, khi chuyển sang cơ chế mới lại thiếu kiểm soát chặt chẽ việc thành lập nên phát triển tràn lan (nhất là cấp tỉnh thành phố, quận huyện, cơ quan, trường học). Một bộ phận quan trọng doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện tối thiểu để hoạt động, thiếu vốn tối thiểu, trang thiết bị quá đơn sơ, trách nhiệm tài ssản không được phân định rõ ràng. Mặt khác trong điều kiện kinh tế tư nhân còn quá non yếu về mọi mặt chỉ mới hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp nên doanh nghiệp nhà nước chưa thể tập trung toàn lực cho yêu cầu phát triển ở những ngành, lĩnh vực then chốt. Những đặc điểm trên luôn chi phối phương hướng, bước đi, và biện pháp trong quá trình đổi mới ở nước ta. Sau 10 năm đổi nới, các doanh nghiệp nhà nước đã và đang chuyển hướng khá căn bản, đã sắp xếp lại một bước quan trọng, giảm được gần một nửa số doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp địa phương nhỏ bé, hoạt động không hiệu quả. Số lớn doanh nghiệp còn lại được tổ chức và từng bước phát huy quyền tự chủ trong kinh doanh làm ăn năng động và hiệu quả. Nhưng nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước vẫn rất còn khó khăn, hướng kinh doanh còn thấp, nhiều doanh nghiệp vẫn làm ăn thua lỗ triền miên, hoạt động cầm chừng. Sự đóng góp của doanh nghiệp nhà nước cho ngân sách nhà nước chưa tương xứng với phần đầu tư của nhà nước cho nó, cũng nhưvới tiềm lực của doanh nghiệp nhà nước tình trạng mất, thất thoát lớn về vốn đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, việc quản lý đối với các doanh nghiệp còn quá yếu kém, đặc biệt là tình trạng buông lỏng quản lý tài chính làm nhà nước mất vai trò thực sự là người chủ sở hữu, tình trạng phân hoá, chênh lệch trong thu nhập ngày càng tăng ( có nhiều doanh nghiệp thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng/1 người/1 tháng, trong khi có doanh nghiệp lương công nhân không đảm bảo nhu cầu tối thiểu ). II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY. Sự ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ trong điều kiện cạnh tranh kéo dài sự tư duy không đúng trong một mô hình xã hội trước đây. Tư duy đó đã chi phối đường lối xây dựng nền Kinh tế xã hội chủ nghĩa với cơ cấu chỉ có hai thành phần ( quốc doanh và tập thể ). Tư tưởng muốn xoá bỏ nền kinh tế tư nhân và nền kinh tế cá thể, đồng nhất với mục tiêu phương hướng xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Trước đây người ta thường xem nhẹ các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, coi thị trường là vốn có của chủ nghĩa tư bản. Từ đó dẫn đến hậu quả là việc hạch toán kinh tế ở các doanh nghiệp mang tính hình thức, các doanh nghiệp thực chất chỉ là người sản xuất, gia công cho nhà nước chứ không phải một cơ sở kinh doanh. Như vậy rõ ràng doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện đó rất xa lạ với mô hình doanh nghiệp theo cơ chế trên thị trường có sự quản lý của nhà nưóc. Sự yếu kém của nền kinh tế chủ yếu là lực lượng sản xuất, nói chung các nguồn lực để phát triển sản xuất và kinh tế của ta tuy phong phú song chủ yếu mới ở dạng tiềm năng. Để biến chúng thành hiện thực và có hiệu quả, cần phải có lực lượng vốn lớn, kĩ thuật công nghệ đồng bộ, hiện đại, đội ngũ công nhân, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lý có năng lực đồng thời phải có trình độ tổ chức và quản lý thích hợp của nhà nước cũng như của doanh nghiệp. Sự yếu kém của lực lượng sản xuất của nước ta hiện nay biểu hiện rõ nhất là sự thấp kém lạc hậu của kết cấu hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế cũng như mỗi doanh nghiệp. Trình độ kết cấu hạ tầng và dịch vụ của nước ta chỉ ở dưới mức trung bình so với các nước đang phát triển. Ví dụ hệ thống giao thông liên lạc – cầu nối gắn liền nền kinh tế nước ta với thị trường thế giới đến nay vẫn vô cùng thấp kém và lạc hậu, cả nước mới có 32.595 km đường sắt nhưng chủ yếu đường khổ rộng 1m : quốc lộ có 11 vạn km thì 7% đường tốt, 47% km đường xấu và rất xấu, cảng biển và sân bay thiếu cả về số lượng và chất lượng. Những cơ sở hiện nay vẫn chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nền kinh tế của ta còn bộc lộ những yếu kém chưa có tích luỹ nội bộ, chưa có khả năng chi trả số nợ đến hạn và quá hạn. Khả năng vay vốn nước ngoài cũng không phải là thuận lợi. Bởi lẽ ta còn nợ nhiều không có khả năng chi trả trong thời gian nhất định. Mặt khác hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn quá thấp, lãi suất tiền vay còn cao. Trong khi khả năng cạnh tranh của sản phẩm và kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới còn quá yếu kém. Trình độ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế nói chung, đối với doanh nghiệp nói riêng nhìn chung còn nhiều thiếu sót, hệ thống pháp luật, chính sách quản lý chưa hoàn chỉnh, phần lớn các văn bản pháp quy, dưới luật có nhiều quy định mâu thuẫn với nhau, hệ thống toà án kinh tế chưa tổ chức kịp thời nhằm đảm bảo nghiêm chỉnh pháp luật kinh tế. Trong hoạt động quản lý nhà nước, tệ cửa quyền quan liêu, thủ tục hành chính quá phiền hà đối với doanh nghiệp và công dân còn khá phổ biến. Trong quá trình chuyển cơ chế quản lý, nhiều văn bản quản lý cũ đã lỗi thời, song chưa được huỷ bỏ, những văn bản mới có nhiều sơ hở, nhưng không kịp thời sửa đổi nên đã bị lợi dụng phục vụ lợi ích trước mắt, cục bộ của cơ sở, ngành gây nhiều tiêu cực, vô hiệu hoá những quy định mới đúng đắn của nhà nước. Một số công tác đặc biệt quan trọng về quản lý đối với doanh nghiệp như quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra, giám sát thi hành pháp luật chưa chuyển biến kịp thời trong môi trường kinh doanh mới có lúc buông lỏng, nếu nhà nước không nắm được thực trạng tài chính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại có lúc, có nơi lại có nhiều thanh tra kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp một cách tuỳ tiện. Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng và nhà nước chậm và không cương quyết trong việc cải cách chế độ sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước. Về mặt pháp ly, tài sản, tiền vốn trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu toàn dân, nhưng trên thực té tính chất toàn dân của sở hữu bị bào mòn một cách nghiêm trọng. Do các hình thức cụ thể của sở hữu toàn dân về mặt kinh tế không được xác định nên hầu hết những người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước thờ ơ và xa cách với sở hữu toàn dân. Đó là nguyên nhân của sự tham nhũng, thiếu trách nhiệm, thiếu kỷ cương và kỷ luật của người lao động, của sự giảm sút về năng suất, chất lượng, hiệu quả, thiếu minh bạch trong phân phối thu nhập ở các doanh nghiệp nhà nước. Đã có thời gian dài Việt Nam có sai lầm là trao cho người lao động và Đại hội công nhân viên chức những thẩm quyền của người chủ sở hữu. Tóm lại, các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta do yếu tố lịch sử để lại đã và đang đóng góp vai trò to lớn gần như tuyệt đối trong lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, nhưng lại hoạt động kém hiệu quả và phát sinh nhiều tiêu cực. Quá trình chuyển đất nước sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước tất yếu phải đổi mới căn bản doanh nghiệp nhà nước. Đây là mâu thuẫn lớn, song bắt buộc phải kiên quyết đổi mới, phải có giải pháp và bước đi phù hợp với trình độ thực tế cơ sở. III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. 1. Mục tiêu cổ phần hoá Từ tình hình trên, có thể thấy khu vực kinh tế nhà nước không phải là điểm sáng như chúng ta mong đợi, đặc biệt nó vẫn chưa thực sự thể hiện tốt vai trò chủ đạo của mình. Do đó vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một loạt những giải pháp tiến hành đồng bộ. Trong đó, CPH DNNN là một trong những biện pháp được Đảng và Nhà nước đặt lên vị trí then chốt, hàng đầu. Mặt khác, CPH sẽ đem lại những lợi ích sau: * Thứ nhất : thực hiện CPH là để giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và vật liệu sản xuất. CPH góp phần thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Trước đây chúng ta xây dựng một cách cứng nhắc chế độ công hữu, thể hiện ở một số lượng quá lớn các doanh nghiệp nhà nước mà không nhậ thấy quan hệ sản xuất này không phù hợp với lực lượng sản xuất còn nhiều yếu kém, lạc hậu. Vì vậy, CPH sẽ giải quyết được mâu thuẫn này, giúp lực lượng sản xuất phát triển. *Thứ hai : Thực hiện CPH nhằm xã hội hoá lực lượng sản xuất, thu hút thêm nguồn lực sản xuất. Khi thực hiện CPH, người lao động sẽ gắn bó, có trách nhiệm với công việc hơn, họ trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp. Ngoài ra, phương thức quản lý được thay đổi, doanh nghiệp sẽ trở nên năng động, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất. *Thứ ba : Bên cạnh đó, CPH là một yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, đưa nền kinh tế hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới. *Thứ tư : Thực hiện CPH là một trong những giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực, các công ty cổ phần có điều kiện sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. *Thứ năm : CPH tác động tích cực đến đổi mới quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần không những chỉ là sự thay đổi về sở hữu, mà còn là sự thay đổi căn bản trong công tác quản lý ở cả phạm vi doanh nghiệp và ở cả phạm vi nền kinh tế quốc dân. *Thứ sáu : CPH là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tế trong quá trình đổi mới. Như vậy, đứng trước thực trạng hoạt động yếu kém của hệ thống DNNN, CPH với những ưu điểm và mục tiêu của mình đã chứng tỏ đó là một chủ trương đúng đắn phù hợp với giai đoạn quá độ đi lên CNXH ở nước ta. 2. Nội dung cổ phần hoá. Với mục tiêu như trên, tiến trình CPH đã được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và các ban ngành, chính quyền địa phương. Trong suốt gần 10 năm thực hiện, nhiều văn bản pháp quy quy định chi tiết nội dung CPH doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành nhằm đưa công tác cổ phần hoá phù hợp với từng giai đoạn. Đặc biệt Nghị định 44/CP (29/6/1998) của Chính phủ quy định chi tiết nội dung CPH bao gồm: Đối tượng CPH, hình thức CPH, xác định giá trị doanh nghiệp, đối tượng mua cổ phần và phân tích đánh giá thực trạng doanh nghiệp. 2.1. Về đối tượng cổ phần hóa. Xuất phát từ thể chế chính trị, lịch sử, để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế nước ta, đối tượng thực hiện CPH là những DNNN hội tụ đủ ba điều kiện: có quy mô vừa và nhỏ ; không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn đầu tư; có phương án kinh doanh có hiệu quả hoặc tuy trước mắt có khó khăn nhưng triển vọng tốt. Trong ba điều kiện này, điều kiện thứ hai (doanh nghiệp không thuộc diện nhà nước giữ 100% vốn đầu tư) được coi là quan trọng nhất bởi những DNNN giữ 100% vốn đầu tư là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, là đòn bẩy kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định theo đúng hướng XHCN. 2.2. Về lựa chọn hình thức tiến hành. Theo quy định thì có 4 hình thức CPH, ban cổ phần hoá sẽ lựa chọn một hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và người lao động. Các hình thức đó là: Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp; bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp; tách một bộ phận của doanh nghiệp để cổ phần hoá; bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. 2.3. Khâu xác định giá trị doanh nghiệp Đây là một khâu quan trọng và thường chiếm nhiều thời gian, công sức nhất trong quá trình CPH. Có hai nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp được đưa ra, đó là : Giá trị thực tế là giá toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Người mua và người bán cổ phần sẽ thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, đôi bên cùng có lợi. Tại các nước có nền kinh tế phát triển, thoả thuận này diễn ra trên thị trường chứng khoán, còn ở nước ta thoả thuận có thể diễn ra thông qua các công ty môi giới, kiểm toán (đã diễn ra trên thị trường chứng khoán nhưng chưa phổ biến). Trên cơ sở xác định được giá trị thực tế của doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ là phần còn lại của giá trị thực tế sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả. Cơ sở xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp đó là số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm CPH và giá trị thực tế của tài sản tại doanh nghiệp được xác định trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thị trường tại thời điểm CPH. Nguyên tắc này được đặt ra để đảm bảo tính khách quan trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Thực tế việc CPH các doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp đăng ký CPH thường có xu hướng định giá thấp giá trị doanh nghiệp, thông qua việc khai báo không chính xác như khai thấp giá trị TSCĐ của doanh nghiệp, khai không đúng lượng vốn từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc định giá trị doanh nghiệp và gây thiệt hại cho Nhà nước. Ngược lại, hiện tượng cơ quan kiểm toán định giá cao hơn giá trị thực của doanh nghiệp lại có thể làm thiệt hại cho người mua cổ phần. 2.4. Xác định đối tượng mua cổ phần và cách thức chia cổ phần. Các đối tượng được mua cổ phần đó là: các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội…công dân Việt Nam, người nước ngoài định cư ở Việt Nam trong đó CBCNV tại các DNNN là đối tượng được ưu tiên mua cổ phần. Về số lượng mua cổ phần được mua có quy định như sau: ¨ Loại doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt: Một pháp nhân được mua không quá 10%, một cá nhân được mua không quá 5% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. ¨ Loại doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt: Một pháp nhân được mua không quá 20%, một cá nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. ¨Loại DNNN không tham gia cổ phần: không hạn chế cổ phần lần đầu mỗi pháp nhân và cá nhân được mua nhưng phải đảm bảo số cổ đông tối thiểu theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp. Trên đây là mức quy định cụ thể về đối tượng mua cũng như mức mua cổ phần, tuy nhiên nghị định 44/CP đã có sự điều chỉnh nhằm khuyến khích việc mua cổ phần. Cụ thể là mọi người mua cổ phần sẽ được vay một cổ phiếu khi mua một cổ phiếu bằng tiền mặt. Với người lao động, họ sẽ được nhà nước bán cổ phần với mức giá thấp hơn 30% so với giá bán cho các đối tượng khác, mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp được mua tối đa 10 cổ phần. Đối với người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hoá, ngoài việc được mua cổ phần ưu đãi họ còn được hoàn trả tiền mua cổ phần trong 3 năm đầu mà vẫn được cổ tức, số tiền này sẽ được trả trong 10 năm không phải trả lãi. 3. Những kết quả đã thu được ở một số công ty sau khi cổ phần hoá. Sau khi tiến hành CPH, hầu hết các doanh nghiệp đều làm ăn có hiệu quả như: Theo thông tin từ bộ kế hoạch và đầu tư, một bộ phận doanh nghiệp nhà nước là phân xưởng Gạch cầu xây B của Công ty gốm xây dựng An Hoà thuộc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng chuyển thành công ty cổ phần Cầu xây từ ngày 1/5/1999. Tính từ ngày bắt đâu triển khai CPH doanh nghiệp thì tình hình sản xuất - kinh doanh có bước tiến bộ đáng kể, cụ thể: Một số chỉ tiêu đánh giá Đơn vị tính Năm 1999 Năm 2000 Từ 1/1 - 30/4 Từ 1/5 - 31/12 1. Vốn chủ sở hữu 5.900 5900 5900 - Vốn Nhà nước triệu đồng 364 346 0 - Vốn cổ đông khác triệu đồng 4000 - Vốn vay và các khoản triệu đồng 5554 5554 1900 2. Doanh thu thực hiện triệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1117.doc
Tài liệu liên quan