Chuyên đề Xây dựng chiến lược thị trường của công ty Thiết Bị Đo Lường và Kiểm Nghiệm đến năm 2010

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

TỔNG QUAN VỀ VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM NGHIỆM 3

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 3

1.1.1. Các quan điểm về thị trường 3

1.1.2. Đặc trưng của thị trường 4

1.1.3. Vai trò của thị trường đối với hoạt động của doanh nghiệp 4

1.1.4. Chiến lược và tầm quan trọng của chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp 5

• Khái niệm về chiến lược kinh doanh 5

• Phân loại chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 9

• Vai trò của chiến lược kinh doanh 10

• Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp : 11

1.1.5. Chiến lược thị trường của doanh nghiệp 13

• Khái niệm và phân loại chiến lược thị trường 13

• Nội dung của chiến lược thị trường 15

• Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược thị trường 16

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG Ở CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM NGHIỆM ĐẾN NĂM 2010 19

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 19

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 20

1.2.3. Phương thức kinh doanh và sản phẩm của công ty 20

• Phương thức hoạt động kinh doanh của công ty 20

• Sản phẩm kinh doanh của công ty 21

1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM NGHIỆM ĐẾN NĂM 2010 22

1.3.1. Vai trò của chiến lược thị trường đối với sự phát triển của doanh nghiệp 22

1.3.2. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược thị trường của công ty TNHH Thiết Bị Đo Lường và Kiểm Nghiệm 23

CHƯƠNG II 25

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM NGHIỆM 25

2.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG VÀ CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM NGHIỆM THỜI KỲ 2004 – 2008 25

2.1.1. Tình hình quản lý các mặt hoạt động của công ty những năm vừa qua 25

• Cơ cấu tổ chức của công ty 25

• Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận 26

• Nội quy và chế độ làm việc : 36

• Cơ chế thưởng, phạt chung của công ty 38

• Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 38

2.1.2. Thực trạng chiến lược thị trường của công ty 40

• Đặc điểm hoạt động thị trường của công ty những năm vừa qua 40

• Thực trạng chiến lược thị trường trong thời gian qua 41

2.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM NGHIỆM 43

2.2.1. Nhân tố môi trường vĩ mô tác động đến chiến lược của công ty 43

• Môi trường kinh tế 43

• Nhân tố về pháp luật và quản lý nhà nước 43

• Các yếu tố về văn hoá - xã hội 44

• Các yếu tố về công nghệ và tự nhiên 44

2.2.2. Nhân tố môi trường ngành tác động đến chiến lược của công ty 44

• Đối thủ cạnh tranh: 44

• Phân tích khách hàng 45

• Phân tích nhà cung cấp 46

• Phân tích các đối thủ tiềm ẩn 46

• Sản phẩm thay thế 47

2.2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty 48

• Khả năng phát triển thương hiệu và xúc tiến thị trường 48

• Khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm 49

• Khả năng cạnh tranh về giá cả 49

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM NGHIỆM 49

2.3.1. Những thành tựu đạt được của công ty trong thời gian qua 49

• Thị trường trong nước 49

• Thị trường nước ngoài 50

2.3.2. Những mặt còn hạn chế của công ty 50

• Đối với thị trường trong nước 50

• Đối với thị trường nước ngoài 50

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của công ty trong thời gian qua 51

• Nguyên nhân khách quan. 51

• Nguyên nhân chủ quan. 51

CHƯƠNG III 55

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM NGHIỆM ĐẾN NĂM 2010 55

3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẾN 2010 55

3.1.1. Mục tiêu và định hướng của công ty 55

• Quan điểm phát triển của công ty 55

• Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 55

• Mục tiêu phát triển của công ty 56

3.1.2. Chiến lược thị trường của công ty đến năm 2010 56

• Định hướng phát triển thị trường 56

• Nội dung của chiến lược thị trường 57

3.2. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM NGHIỆM ĐẾN NĂM 2010 58

3.2.1. Định hướng phát triển chung của công ty 58

3.2.2. Dự báo xu hướng một số thị trường chủ yếu của công ty TNHH Thiết Bị Đo Lường và Kiểm Nghiệm đến năm 2010 58

• Thị trường trong nước 58

• Thị trường nước ngoài 59

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM NGHIỆM 59

3.3.1. Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường 59

3.3.2. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm 60

3.3.3. Xây dựng mặt hàng chiến lược của công ty 61

3.3.4. Chính sách quảng cáo và xúc tiến thị trường 61

• Về quảng cáo 62

• Xúc tiến thị trường 62

• Xây dựng mạng lưới phân phối. 62

3.3.5. Phát triển thương hiệu 62

3.3.6. Chính sách về đội ngũ lao động 63

3.4. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 63

3.4.1. Hoàn thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp 63

3.4.2. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc dự báo thị trường và mạng lưới thông tin 64

3.4.3. Tạo môi trường pháp lý huy động vốn đầu tư 64

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chiến lược thị trường của công ty Thiết Bị Đo Lường và Kiểm Nghiệm đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trách nhiệm cung cấp và công bố các thông tin, tài liệu cần thiết; trả lời các câu hỏi chất vấn của Ban kiểm soát, các cổ đông và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo luật định và theo điều lệ này. Chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và tổ chức các cổ đông góp vốn định kỳ, bất thường hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để các cổ đông góp vốn thông qua quyết định. HĐQT phải trình một báo cáo cho các cổ đông góp vốn về các hoạt động của mình và đặc biệt về việc giám sát đối với giám đốc và các nhân viên quản lý tài chính khác trong năm tài chính. Báo cáo tài chính của Công ty chỉ có giá trị khi được HĐQT thông qua. Trình các cổ đông góp vốn quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền các cổ đông góp vốn. b) Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát Tham vấn cho HĐQT về việc chỉ định kiểm toán, phí kiểm toán và mọi vấn đề lien quan đến huỷ bỏ hợp đồng kiểm toán; thảo luận với kiểm toán viên về tính chất và phạm vi kiểm toán. Trưởng Ban kiểm soát có trách nhiệm phân công các thành viên phụ trách từng loại công việc kiểm soát. Mỗi thành viên dưới sự chỉ đạo và phân công của Trưởn Ban kiểm soát có trách nhiệm và quyền hạn như sau: + Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, và các sổ sách quan trọng khác như: sổ danh sách cổ đông , sổ ghi tên biên bản họp các cổ đông góp vốn, họp HĐQT… và kiến nghị xử lý, khắc phục các sai phạm nếu có. + Thẩm định báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động Công ty. . Khi các thành viên Ban kiểm soát xét thấy cần thiết; . Khi có quyết định của các cổ đông góp vốn; . Khi có yêu cầu của HĐQT; . Khi có yêu cầu của cổ đông đa số, cổ đông sáng lập. + Việc kiểm tra quy định trên không được gây cản trở hoạt động bình thường của HĐQT, không được gây gián đoạn trong điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. + Hàng quý thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động kiểm soát – tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình bày các báo cáo, kết luận và kiến nghị với các cổ đông góp vốn. + Báo cáo với các cổ đông góp vốn: . Về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ, lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác. . Về tính trung thực, hợp pháp – tính tuân thủ Điều lệ trong việc ban hành các quy chế, quyết định quản lý, đièu hành hoạt động của Công ty. Kiến nghị biện pháp bổ xung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Được quyền yêu cầu các Thành viên HĐQT, giám đốc và các nhân viên quản lý, phòng ban nghiệp vụ cung cấp và giải trình tất cả những thông tin và tài liệu có liên quan đến hoạt động của Công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát. Trưởng Ban kiểm soát hoặc người trong Ban kiểm soát được uỷ quyền, được tham dự các cuộc họp HĐQT, phát biểu ý kiến và có những kiến nghị nhưng không tham gia biểu quyết. Nếu có ý kiến khác với quyết định của HĐQT thì Ban kiểm soát có quyền yêu cầu ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên họp và được trực tiếp báo cáo trước các cổ đông góp vốn gần nhất. Báo cáo với các cổ đông góp vốn về những sự kiện tài chính bất thường, những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của HĐQT và Tổng giám đốc với các ý kiến độc lập của mình. Chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá và kết luận của mình. Ban kiểm soát tập hợp các thắc mắc, kiến nghị của cổ đông. Nếu Ban kiểm soát không giải quyết được thì yêu cầu HĐQT giải quyết. Ban kiểm soát có quyền yêu cầu HĐQT họp phiên bất thường, hoặc yêu cầu HĐQT triệu tập các cổ đông góp vốn bất thường khi thấy cần. Ban kiểm soát, từng thành viên Ban kiểm soát không được tiết lộ bí mật Công ty. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ của doanh nghiệp. Sau các cổ đông góp vốn thành lập, Ban kiểm soát bắt đầu tiến hành kiểm soát ngay quá trình triển khai và hoàn tất thủ tục thành lập Công ty để Công ty đi vào hoạt động chính thức. c) Ban giám đốc Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc: Quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Tổ chức thực hiện các Quyết định của HĐQT. Tuy nhiên, giám đốc có quyền từ chối thực hiện những nghị quyết của HĐQT nếu các quyết định này trái với pháp luật, Điều lệ của Công ty và các nghị quyết của các cổ đông góp vốn. Bổ nhiện, bãi nhiệm và cách chức các chức danh quản lý trong Công tytheo phê duyệt của HĐQT, trừ các chức danh do HĐQT quyết định. Đề nghị, trình mức lương, thưởng phạt và các chế độ phúc lợi đối với người lao độngtrong Công ty, kể cả các cán bộ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động vấcc phương án bảo vệ, cạnh tranh khai thác nguồn lực của Công ty – các phương án huy động vốn cho Công ty để đệ trình HĐQT phê duyệt. Xây dựng và đẹ trình HĐQT phương án kinh doanh dịch vụ của Công ty – các dự án đầu tư của Công ty nhằm hạn chế rủi ro và phù hợp theo điều kiện kinh tế từng thời kỳ. Đệ trình HĐQT phê duyệtkế hoạch đầu tư gián tiếp( mua cổ phiếu, trái phiếu ), hoặc đầu tư trực tiếp vào các dự án hợp tác đầu tư với các bên trong và ngoài nướcbằng nguồn vốn do Công ty quản lý. Xây dựng và đệ trình HĐQT ban hành các quy chế, quy định, định mức kinh tế – kỹ thuật, đơn giá nguyên vật liệu, vật tư và giá dịch vụ trong nội bộ Công ty. Thực hiện và kiểm tra các phòng ban, các đơn vị trực thuộc thực hiện quy chế, quy định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá… Chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và lập phương án phân phối, sử dụng lợi nhuân còn lại của Công ty đệ trình HĐQT phê duyệt. Xây dựng và trình HĐQT phê duyệt chế độ bộ máy Công ty và phương án điều chỉnh, tổ chức, thành lập hoặc giải thể các đưn vị trực thuộc trong Công ty. Ban hành các quyết định, ký kết các hự đồng kinh tế theo sự phân cấp của HĐQT- tổ chức, điều hành phối hựp các hoạt động của Công ty theo phương hướng kế hoạch của HĐQT đề ra. Đề xuất với HĐQT cách giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài chương trình kế hoạch. Đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khan thưởng, kỷ luật phó tổng giám đốc và kế toán trưởng Công ty. Phân công và uỷ nhiệm Phó giám đốc phụ trách từng lĩnh vực hoạt động. Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và bất thường với HĐQT và Ban kiểm soát. Xây dựng các báo cáo hoạt động, các báo cáo tài chính hành tháng, hàng quý, 06 tháng, năm để trình HĐQT phê duyệt. Chịu trách nhiệm trước HĐQT và các cổ đông góp vốn về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Phải chuẩn bị các báo cáo theo chương trình nghị sự các cổ đông góp vốn do HĐQT hoặc Ban kiểm soát yuê cầu. Đề nghị HĐQT triệu tập cuộc họp bất thường để gải quyết các vấn đề vượt quá quyền hạn giám đốc hoặc những biến động lớn của Công ty. Được đưa ra quyết định vượt quá thẩm quyền của mình trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sự cố và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời phải báo ngay cho HĐQT và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tiếp. Giám đốc không được làm việc cho bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào khác về lĩnh vực kinh tế. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác do HĐQT quy định Giúp việc cho Giám đốc có các Phó giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT , trước Giám đốc và pháp luật về các phần việc được phân công và uỷ nhiệm. d) Phòng kinh doanh Bán hàng, quảng cáo, mở rộng thị trường Nghiên cứu, khai thác thiết bị của các hãng bao gồm việc đọc các tài liệu quảng cáo của các thiết bị nhận từ các Hãng, biên dịch lại thành các tài liệu quảng cáo tiếng Việt. Theo dõi, nhận định thị trường cho các thiết bị trên, tra cứu các đối tượng khách hàng tiềm năng và tiến hành các bước quảng cáo, tiếp cận khách hàng. Lập và hoàn chỉnh các hồ sơ dự thầu. Thực hiện việc soạn thảo hợp đồng kinh tế với khách hàng đúng theo nguyên tắc, khả năng cung cấp của hãng với những điều kiện có lợi nhất cho việc giao nhận hàng và nghiệm thu thanh lý hợp đồng sau này. Lập đơn đặt hàng chính xác để thực hiện việc mua bán cho hợp đồng đúng số lượng và thời gian. Kiểm tra hàng hóa nhập về cùng với các bộ phận khác theo đúng quy chế quản lý hàng hoá. Cùng bộ phận giao hàng kiểm tra số lượng hàng hoá trước khi đóng gói giao hàng. Chịu trách nhiệm quan hệ với khách hàng cho tới khi thực hiện xong việc giao hàng và hỗ trợ bộ phận giao hàng ( nếu cần ) trong quá trình giao hàng cho khách hàng. Phối hợp với bộ phận tài chính kế toán trong việc thanh toán hợp đồng. Tham gia các đợt triển lãm và quảng cáo thiết bị theo yêu cầu của Giám đốc. e) Phòng kỹ thuật Hỗ trợ kỹ thuật, giao hàng, sửa chữa, bảo hành thiết bị Giao hàng : - Chuẩn bị thủ tục giao hàng : Căn cứ vào nội dung trong hợp đồng nội để chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết về hàng hoá, biên bản bàn giao thiết bị và các hồ sơ khác theo hợp đồng. - Chuẩn bị thiết bị : Nghiên cứu các tài liêuj kỹ thuật, thiết lập quy trình sử dụng thiết bị bằng tiếng Việt, cài đặt phần mềm, vận hành thử máy và kiểm tra đầy đủ các linh kiện đảm bảo việc giao hàng được hoàn hảo. - Làm thủ tục kiểm định thiết bị nếu cần. - Cùng với cán bộ phụ trách hợp đồng và khách hàng để lập ra lịch giao hàng. - Phải đảm bảo việc giao hàng đầy đủ theo hợp đồng và việc giao hàng chỉ được coi là hoàn thành khi khách hàng chấp nhận hàng hóa và ký vào biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị. Thực hiện việc hiệu chỉnh, sửa chữa thiết bị trong thời gian bảo hành hoặc sau bảo hành đối với các thiết bị do công ty bán ra trong thời gian sớm nhất với chất lượng đảm bảo nhất, tránh tình trạng thiết bị phải nhận thiết bị sửa lại. Có sổ theo dõi, xuất nhập thiết bị sửa chữa, bảo hành thiết bị. Sửa chữa các thiết bị nhận ngoài và bảo hành các thiết bị này. Tham gia các chiến dịch quảng cáo thiết bị hoặc triển lãm theo yêu cầu của Giám đốc. f) Phòng hành chính Quản lý hành chính, hỗ trợ hoạt động kinh doanh - Bảo quản con dấu, tài liệu, văn bản pháp nhân của công ty. - Quản lý các công việc liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty như : công văn, thư tín, trực điện thoại, mua văn phòng phẩm. - Quản lý kho hàng, vật tư, linh kiện, xuất nhập đúng quy chế quản lý hàng hoá. Phục vụ kịp thời các nhu cầu của phòng kinh doanh, sửa chữa. - Quản lý và đảm bảo hoạt động tốt cho các tài sản cố định, thiết bị trong văn phòng như : máy phôtôcopy, máy fax, điện thoại và các đồ điện thông thường khác. - Thực hiện các công việc nhận , gửi hàng trong và ngoài nước theo đúng quy chế của công ty và các văn bản quy định của nhà nước. - Tham gia các hoạt động phục vụ quảng cáo, bán hàng của công ty, kể cả việc phôtô tài liệu, chuẩn bị hàng hoá và các thủ tục hành chính khác. - Riêng chức năng thủ quỹ sẽ chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc. g) Phòng Kế hoạch, Tài chính, XNK Giúp giám đốc hoạch định phương án đầu tư phát triển công ty, kế hoạch kinh doanh, biện pháp hỗ trợ kinh doanh. Quản lý tài chính. Thiết lập, trao đổi các mối quan hệ quốc tế, xuất nhập khẩu. Bộ phận kế hoạch : Xây dựng các phương án đầu tư khả thi theo ý tưởng của ban lãnh đạo công ty. Tổng kết đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ kinh doanh. Bộ phận quan hệ quốc tế, xuất nhập khẩu : Quản lý biểu giá , chứng chỉ chất lượng, giấy đại diện độc quyền của các hãng (đặc biệt chú ý tới thời hạn hiệu lực của các chứng chỉ ). Liên hệ với các hãng để có thêm thông tin nhanh nhất phục vụ cho các nhu cầu của các phòng. Bằng mọi biện pháp để yêu cầu được các hãng đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, dự thầu, quảng cáo, triển lãm. Tuyệt đối không được bỏ xót bất cứ nhu cầu nào. Lập, thực hiện và quản lý các hợp đồng ngoại. Có những biện pháp thương thảo hợp lý về giá cả, phương thức vận chuyển và thời gian giao hàng để đáp ứng được thời hạn hợp đồng nội. Nghiên cứu luật thuế nhập khẩu để thiết lập hợp đồng ngoại với mức thuế ưu đãi nhất. Thường xuyên liên lạc với các hãng khi có hợp đồng mới để đảm bảo hàng hoá về đúng hạn, đúng chất lượng và chủng loại, yêu cầu các hãng cung cấp các bộ cứng từ kịp thời để việc nhập khẩu các hàng hoá được thuận lợi, không bị lưu kho bãi. Dịch tài tiệu cho kỹ thuật hoặc kinh doanh khi cần thiết. Bộ phận tài chính -Kế toán : Quản lý, sử dụng tiền vốn một cách hợp lý nhất. Phục vụ nhanh nhất với số lượng tốt nhất các hoạt động bán hàng như xuất hoá đơn, các phiếu thu chi, biên bản thanh lý hợp đồng, tài liệu tài chính đấu thầu, các khoản bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng cũng như bảo lãnh hàng. Theo dõi sát sao các hợp đồng nội ngoại để phân bố sử dụng đồng vốn một cách hợp lý nhất, đảm bảo không sảy ra tình trạng nợ đọng trong khâu thanh toán các hợp đồng sau này. Thường xuyên nắm vững các chế độ chính sách kể cả những chính sách mới ban hành của Nhà nước nhằm thực hiện tốt nhất và chặt chẽ về quản lý tài chính, chế độ thuế,...Phổ biến kịp thời và hướng dẫn các bộ phận thực hiện đúng luật thuế, lập chứng từ thanh toán hợp lý có lợi cho công việc hạch toán. Thực hiện nghiêm việc hoàn thiện và quản lý các sổ sách, số liệu tài chính kế toán trên máy tính cũng như các chứng từ thanh toán của công ty đúng quy định của cục thuế. Thực hiện việc theo dõi quản lý hàng hoá theo đúng chế độ kế toán và quy chế quản lý hàng hoá của công ty. Chịu trách nhiệm về độ chính xác của chứng từ, các số liệu phân bổ hạch toán cuối năm. Thường xuyên tư vấn cho Giám đốc các biện pháp tốt nhất trong công tác quản lý tài chính. Nội quy và chế độ làm việc : a) Thời gian làm việc : Sáng từ 8 giờ đến 11giờ 30 Chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ Ngày nghỉ : Chiều thứ bẩy, chủ nhật và các ngày lễ theo quy định của nhà nước. Làm thêm ngoài giờ theo yêu cầu của công ty được nghỉ bù hoặc hưởng lương. b) Chế độ lương , thưởng : Lương thử việc và khởi điểm do giám đốc và người lao động thoả thuận sau khi phỏng vấn. Tăng lương và thưởng do giám đốc quyết định dựa trên cơ sở hiệu quả làm việc của người lao động và kết quả kinh doanh của công ty. Với nhân viên kinh doanh nhận khoán được tính theo quy chế khoán. c) Chế độ nghỉ phép : Mỗi người khi đã ký hợp đồng làm việc chính thức của công ty đều được hưởng 10 ngày phép / 1năm làm việc. Việc đăng ký nghỉ phép của mỗi cá nhân do phòng bố trí để đảm bảo có người kiêm nghiệm công việc của người nghỉ làm sao cho không làm ảnh hưởng đến công việc của các bộ phận có liên quan. Chế độ nghỉ phép của mỗi người phải được bố trí trong năm, trường hợp để lại phép cho năm sau cũng phải được phòng thông qua và trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc chung của phòng. Không có chế độ thanh toán tiền lương bù phép. Trong các trường hợp sau phải bù vào phép: Tham dự các buổi tham quan, nghỉ mát do công ty tổ chức Đi muộn có xin phép được trừ vào phép theo số giờ đi muộn ( trừ nhân viên bán hàng nhận khoán ) Đi muộn không xin phép thì trừ phép theo quy định bổ xung về thực hiện nội quy. d) Trường hợp nghỉ việc : Trường hợp nhân viên có tinh thần chấp hành nội quy, quy chế công ty tốt nhưng do năng lực không đáp ứng được yêu cầu của công việc, giám đốc cho nghỉ việc thì với những trường hợp có thời gian làm việc tại công ty trên 1 năm sẽ được hưởng 01 tháng lương cơ bản để tìm việc. Trường hợp nhân viên không có tinh thần làm việc trong công việc hoặc có những hành vi gây thiệt hại cho công ty, cũng buộc bị thôi việc làm mà không được hưởng lương, phải đền bù thiệt hại cho công ty theo mức độ thiệt hại thì được xác nhận thời gian làm việc và đóng bảo hiểm. Trường hợp nhân viên xin thôi việc : Phải báo cáo trước 01 tháng, trong thời gian đó vẫn có trách nhiệm với công việc chung, thực hiện công tác bàn giao tốt, thanh toán hết mọi tạm ứng đối với công ty thì được làm thủ tục chuyển công tác và bảo hiểm. Trường hợp không thực hiện nguyên tắc trên sẽ không được công nhận thời gian làm việc tại công ty và xác nhận đóng bảo hiểm. e) Chế độ thế chấp khi ký hợp đồng lao động : Để ký kết hợp đồng mỗi nhân viên phải thực hiện thế chấp theo một trong hai hình thức sau và sẽ được hoàn lại nếu trong thời gian thế chấp không vi phạm nghiêm trọng nội quy, quy chế của công ty. Thế chấp bằng tốt nghiệp gốc ( có biên nhận của công ty ) Thế chấp bằng tiền : Trong sáu tháng đầu mỗi tháng công ty sẽ giữ lại 500.000đ trích từ tiền lương kỳ đầu, tổng thế chấp là : 3.000.000đ Khi hoàn lại sẽ được nhận theo lãi suất 10% / 1 năm. Thời hạn thế chấp: Đối với sinh viên mới ra trường : 03 năm Đối với những cá nhân có kinh nghiệm làm việc từ 01 năm : 01 năm Trong mọi trường hợp nghỉ trước thời hạn thế chấp đều không được số tiền đã thế chấp. Cơ chế thưởng, phạt chung của công ty a) Thưởng đặc cách : Căn cứ vào khả năng và thái độ làm việc, ngoài mức thưởng theo chế độ chung, giám đốc sẽ xét thưởng đặc cách ở mức thưởng từ 1.000.000 đến 5.000.000đ , hoặc tăng lương cho các trường hợp sau : Có tinh thần làm việc hết mình, chủ động làm việc Có tinh thần hỗ trợ các bộ phận khác, tham gia nhiều công việc chung Có nhiều sáng kiến giải quyết công việc để tránh gây thiệt hại cho công ty. Có đề xuất với giám đốc về các vấn đề cần cải tiến trong hoạt động kinh doanh của công ty. b) Phạt : Trong những trường hợp chủ quan làm tăng chi phí cho công ty như : Phạt chậm giao hàng, lưu kho bãi, khai hàng thiếu chính xác, nhầm lẫn trong soạn thảo hợp đồng, trong đặt hàng, trong thanh toán. Mức phạt từ 30% đến 100% số tiền gây thiệt hại. Vi phạm nội quy, quy chế của công ty gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của công ty, không có tinh thần phối kết hợp, chống đối lại sự phân công của người phụ trách phạt từ cảnh cáo đến hạ bậc lương hoặc buộc thôi việc. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảng kết quả sản xuất kinh doanh Công ty TNHH thiết bị đo lường và kiểm nghiệm (Đv: 1000đ) Chỉ tiêu Mã số Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ 1 19.413.071 22.303.705 28.994.816 34.793.780 Các khoản giảm trừ 3 98.001 39.094 25.325 18.345 1. Doanh thu thuần về BH và c/c DV (10=01-03) 10 19.315.069 22.264.610 28.969.491 34.775.435 2. Giá vốn hàng bán 11 16.543.092 19.284.151 25.532.716 30.876.352 3. Lợi nhuận gộp về BH và c/c DV (20=10-11) 20 2.771.977 2.980.459 3.436.775 3.899.082 4. Chi phí tài chính 22 285.236 279.159 276.352 384.472 5. Chi phí quản lý kinh doanh 25 2.321.344 2.395.862 2.671.382 2.867.945 6. LN thuần từ hoạt động KD 30 165.397 305.437 489.041 646.665 7.Thu nhập khác 31 82.022 1.432 102.367 112.603 8. Chi phí khác 32 109.277 7.326 96.354 105.872 9. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 -27.254 -5.894 6.013 6.731 10. Tổng LN kế toán (50=30+40) 45 138.142 299.542 495.054 653.397 11. Các khoản điều chỉnh tăng giảm LN để xác định LN chịu thuế TNDN 33 101.937 1.883 98.203 132.486 12. Tổng LN chịu thuế TNDN (45+33) 50 240.080 301.426 593.257 785.883 13. Thuế TNDN phải nộp 51 67.222 84.399 166.112 220.047 14. LN sau thuế (60=50-51) 60 70.920 217.026 427.145 565.836 (Nguồn: Phòng Kế toán) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, có thể thấy rằng: Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2007 công ty đã đạt được nhiều thành công, điều đó được biểu hiện qua sự gia tăng liên tục về doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty. Trong năm 2004 doanh thu của công ty chỉ đạt 19,4 tỷ đồng thì tới năm 2007 doanh thu của công ty đã đạt gần 35 tỷ đồng, tăng gần gấp hai lần so với năm 2004. Trong giai đoạn này năm 2006 là năm doanh thu của công ty đạt mức tăng trưởng cao nhất. Tuy thị trường có nhiều biến động, nhưng trong giai đoạn này lợi nhuận sau thuế của công ty luôn đạt được kết quả khá cao và tăng trưởng đều trong các năm. Cụ thể năm 2004 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt trên 70 triệu đồng, thì đến năm 2005 đã tăng lên trên 217 triệu đồng. Bước sang năm 2006, lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng gần gấp đôi và đạt trên 427 triệu đồng. Do chịu ảnh hưởng tác động về giá nguyên vật liệu đầu vào của thị trường thế giới năm 2007 nên lợi nhuận của công ty trong năm 2007 chỉ tăng gần 138 triệu so với năm 2006, điều này được thể hiện qua biểu đồ lợi nhuận sau thuế của công ty: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của Công ty trong giai đoạn 2004 – 2007 (Đv:1000đ) 2.1.2. Thực trạng chiến lược thị trường của công ty Đặc điểm hoạt động thị trường của công ty những năm vừa qua Thị trường đối với doanh nghiệp có vai trò hết sức to lớn, nó quyết định sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Căn cứ vào thị trường, doanh nghiệp có thể xác định qui mô tổng cầu của nền kinh tế để từ đó quyết định qui mô hay mức sản lượng mà mình có thể cung cấp trên thị trường. Từ khi nước ta gia nhập vào nền kinh tế thế giới WTO thì thị trường hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Giao lưu buôn bán giữa các vùng trong cả nước cũng như giữa các nước với nhau được thiết lập và tăng cường. Các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần phát triển thị trường nội địa mà còn thâm nhập thị trường các nước để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Thị trường trong nước Khi nền kinh tế phát triển, kéo theo nó là thương mại nội địa có những chuyển biến tích cực. Do mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao, việc tiếp cận với các loại hình phân phối tiên tiến cũng ngày càng trở nên dễ dàng hơn đối với người tiêu dùng trong nước. Trong những năm vừa qua công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạnh hoạt động của mình trên thị trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Đặc biệt là thị trường đô thị của công ty chủ yếu ở nội thành Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thị trường nông thôn còn ít. Thị trường ngoài nước Thị trường ngoài nước của công ty chủ yếu là các bạn hàng truyền thống là các nước ASEAN, Trung Quốc và một số nước đang phát triển khác. Thực trạng chiến lược thị trường trong thời gian qua Công ty TNHH Thiết Bị Đo Lường và Kiểm Nghiệp có trụ sở chính tại: 88 Âu Cơ-Tứ Liên-Tây Hồ-Hà Nội và có chi nhánh phía Nam: 1A Trần Nhật Duật-Phường Tân Định-Quận 1-TP Hồ Chí Minh. Tại thủ đô Hà Nội là nơi có vị trí địa lý, chính trị quan trọng, có lợi thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Nghị quyết đại hội lần thứ XIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hoá bán buôn, xuất nhập khẩu và dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, ưu tiên các hoạt động mở rộng và tăng cường quản lý thị trường. Tích cực khai thác thị trường trong nước, xây dựng các trung tâm thương mại hiện đại, hoàn thiện hệ thống chợ nhất là chợ đầu mối bán buôn. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngành công nghiệp Hà Nội phải được củng cố lại và được phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhất là đối với những ngành công nghệ chính xác. Một trong những biện pháp mà Hà Nội áp dụng là sắp xếp củng cố lại doanh nghiệp Nhà nước. Công ty TNHH Thiết Bị Đo Lường và Kiểm Nghiệp đã được thành lập để đáp ứng yêu cầu đó của thị trường, và có nhiệm vụ quan trong là xác định một thị trường chung trên địa bàn Hà Nội. Trong những năm vừa qua các đơn vị thành viên của công ty cũng đã có những nỗ lực trong việc hình thành một thị trường riêng cho mình, xây dựng một chiến lược thị trường phù hợpcho công ty. Thị trường trong nước là thị trường mà các doanh nghiệp luôn chú trọng, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Thực tế những năm qua cho thấy, Nhà nước đang chú trọng vào ngành công nghiệp nặng, xây dựng các công trình xây dựng. Do đó, lĩnh vực về các thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp nặng cũng không ngừng phát triển theo, nhất là lĩnh vực công nghẹ chính xác như ngành đo lường. Nắm rõ đặc điểm cũng như thị hiếu của xã hội và những người tiêu dùng, các đơn vị thành viên đã xây dựng chiến lược mở rộng thị trường với nhiều biện pháp nhằm đảm bảo uy tín của mình đối với khách hàng. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, đẩy mạnh hợp tác, buôn bán với các nước trên thế giới luôn được các đơn vị quan tâm. Trong đó chủ trương: tiếp tục giữ vững và nâng cao mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, tích cực đẩy mạnh khai thác các thị trường mới, ngày càng mở rộng thị trường của mình. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, công ty đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển chung đến năm 2010. Bao gồm các chiến lược bộ phận như: chiến lược về giá, chiến lược thị trường, chiến lược chất lượng sản phẩm, chiến lược con người, chiến lược về sự khác biệt…Chiến lược này mang tính khả thi cao do nó được xây dựng dựa trên việc phân tích những biến động của môi trường kinh doanh và tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua. Đặc biệt là thị trường Hà Nội, từng bước đưa hàng do Việt Nam sản xuất chiếm thị phần ngày càng cao trên thị trường trong nước và quốc tế. 2.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM NGHIỆM 2.2.1. Nhân tố môi trường vĩ mô tác động đến chiến lược của công ty Môi trường kinh tế - Mặt thuận lợi của công ty từ phía môi trường kinh tế: Kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển ngày một sâu, rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, mở rộng cơ hội phát triển xã hội, mở rộng đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20380.doc
Tài liệu liên quan