Chuyên đề Xây dựng thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương ( Ocean Bank )

MỤC LỤC

Lời mở đầu .1

Chương 1.Tổng quan về marketing ngân hàng 3

1.1 Khái quát về marketing ngân hàng 3

1.1.1 Sự cần thiết của marketing trong hoạt động của ngành ngân 3

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Marketing ngân hàng 7

1.1.3 Mối quan hệ giữa marketing và xây dựng thương hiệu 16

1.2 Thương hiệu 18

1.2.1 Khái niệm 18

1.2.3 Những yếu tố tác động đến thương hiệu 20

1.2.4 Xác định giá trị thương hiệu 21

1.2.6 Các chiến lược thương hiệu 29

1.3 Công cụ xây dựng thương hiệu 31

1.3.1 Hoạt động PR( public relation ) 31

1.3.1.1.Khái niệm 31

1.3.1.2 Các loại hình PR 33

1.3.1.3.Các hoạt động của PR 34

1.3.2 Hoạt động quảng cáo 39

1.3.2.1 Khái niệm 39

1.3.2.2 Những phương tiện quảng cáo 41

1.3.3 Các công cụ xây dựng thương hiệu khác 43

1.4.1 Điều kiện chủ quan .45

1.4.2 Điều kiện khách quan 47

Chương 2 : Thực trạng hoạt động xây dựng .

thương hiệu Ocean bank .49

 

2.1 Khái quát về OceanBank 49

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của OceanBank 49

2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự 51

2.1.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu 52

2.2. Ý nghĩa thương hiệu 57

2.3 Chiến lược marketing mix 58

2.3.1 Sản phẩm 58

2.3.2 Giá 62

2.3.3 Phân phối 63

2.3.4 Xúc tiến hỗn hợp 64

2.3.5 Con người 64

2.3.6 Dịch vụ khách hàng 65

2.4 Hoạt động PR và quảng cáo tại Ocean bank 65

2.4.1 Hoạt động PR 66

2.4.2 Hoạt động quảng cáo 69

Chương 3 : Giải pháp xây dựng thương hiệu Ocean bank 73

3.1 Nhận định vấn đề 73

3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp 73

3.2.1. Mục tiêu 73

3.2.2. Phân tích SWOT 74

3.2.2.1. Điểm mạnh và điểm yếu 74

3.2.2.2. Cở hội và thách thức 75

3.2.2.3 Phố hợp OS, TS, OW, TW 76

3.2.3 Đề xuất giải pháp 78

3.3 Nội dung triển khai 79

3.4 Đề xuất ngân sách 81

Kết luận 83

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 85

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU 86

 

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương ( Ocean Bank ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược chính là sự nhiệt tình của nhân viên, phân tích nhạy bén, thái độ tiếp đón niềm nở nhiệt tình...Sau khi đã là khách hàng của ngân hàng họ muốn được nhận sự quan tâm của ngân hàng như: gửi thiệp chúc mừng sinh nhật, tặng lịch ngày lễ tết... Đối với khách hàng tổ chức: cần ngân hàng cung cấp dịch vụ bất kì lúc nào, bất kì khoản tiền giao dịch nào họ yêu cầu. Các ngân hàng nên cho các nhân viên đến tư vấn, xem xét giấy tờ thủ tục và xử lí giấy tờ thật nhanh chính là yếu tố đem lại lòng trung thành của đối tượng này. 9. Tài sản, vốn điều lệ, dư nợ tín dụng Một ngân hàng hoạt động tốt là một ngân hàng có vốn điều lệ và tổng tài sản tăng hàng năm. Khách hàng thường nhìn vào chỉ tiêu vốn điều lệ để đánh giá xem ngân hàng có phải là ngân hàng hoạt động đáng tin cậy để họ “ chọn mặt gửi vàng “ không. Mà chính sự tin cậy của khách hàng sẽ làm nên thương hiệu cho ngân hàng. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng là chỉ tiêu chính để xem xét tính hiệu quả hoạt động ngân hàng. Vì hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu của ngân hàng là cho vay. Khi ngân hàng tạo được lợi nhuận tốt thì chắc chắn vị thế ngân hàng cũng sẽ được nâng cao. Nhưng khi xem xét chỉ tiêu này cần kết hợp xem thêm tỉ lệ nợ xấu để có một cái nhìn toàn diện về ngân hàng. 1.2.6 Các chiến lược thương hiệu Các ngân hàng gặp khó khăn rất lớn khi muốn khác biệt họ so với đối thủ. Vì có một điều chắc chắn rằng, họ có những sản phẩm và dịch vụ cũng tương tự như đối thủ - một ngân hàng cũng có những tiện nghi như họ. Nhưng chỉ có một điều duy nhất mà họ không thể nào tiện nghi hóa được – đó là thương hiệu. Thương hiệu là vũ khí sau cùng giúp họ chiến đấu chống lại số mệnh tiện nghi hóa. Thương hiệu tạo ra sự yêu mến và sự khác biệt trong trái tim và suy nghĩ của khách hàng. Những yếu tố cốt lõi cần thiết phải có cho ngân hàng nếu muốn tạo dựng cho mình một thương hiệu mạnh: 1. Phù hợp: Đây chính là phù hợp với kỳ vọng của khách hàng. Chỉ khi nào một thương hiệu xuất phát từ mong đợi của khách hàng, đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng thì mới có cơ may được khách hàng để ý đến . 2. Khác biệt: Chính là sự khác biệt giữa thưong hiệu chúng ta với các ngân hàng khác có cùng đối tượng khách hàng. Trong thị trường có nhiều nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng, khách hàng chỉ chịu chọn thương hiệu có thể đem lại các giá trị khác với các ngân hàng khác phù hợp với nhu cầu của mình. 3. Tin cậy: Chỉ những ngân hàng tạo dựng được niềm tin với khách hàng mới duy trì được sự gắn bó, lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của mình. Và chỉ có lòng trung thành của khách hàng mới giúp ngân hàng đứng vững trước những đối thủ mạnh hơn mình rất nhiều về tiềm lực tài chính, công nghệ, mạng lưới, kinh nghiệm, v.v Và việc đưa ra chiến lược thương hiệu là một vấn đề sống còn . Chiến lược sát nhập thương hiệu Mục đích của việc sát nhập là tăng giá trị của ngân hàng bằng cách này hoặc cách khác.Vì thế, chiến lược thương hiệu của các ngân hàng cũng phải đặt mục tiêu làm tăng giá trị thương hiệu lên hàng đầu.  Bên cạnh đó, ngân hàng sau khi sát nhập buộc phải thuyết phục được khách hàng cũ, vì khách hàng chính là món lợi của ngân hàng, đó là nguồn đầu tư khá nhạy cảm của khách hàng cũ sau khi ngân hàng được sát nhập.  Có 4 chiến lược thương hiệu cơ bản, mỗi chiến lược đều tận dụng được những thuận lợi vốn có của ngân hàng.  Lỗ đen. Với chiến lược Lỗ Đen, sẽ có một thương hiệu được sử dụng – thường là thương hiệu của ngân hàng đứng ra sát nhập – và một thương hiệu nhanh chóng mất đi, giống như biến vào một cái lỗ đen. Một minh chứng cho chiến lược này là sự thôn tính của một ngân hàng Mỹ, ngân hàng Fleet Bank.  Thu Hoạch. Trong chiến lược này, tài sản của một thương hiệu sẽ được rút ra theo thời gian cho đến khi nó chỉ còn là một chiếc vỏ sò rỗng. Với thương hiệu này, sẽ không có một hoạt động xây dựng thương hiệu hay một nguồn lực, ngân sách nào được cung cấp cho nó. Vì thế, nó sẽ hao mòn dần theo thời gian. Về mặt lý thuyết, những đặc tính, thuộc tính tốt của thương hiệu được thu hoạch này là người hộ tống thương hiệu còn lại, nhằm mục đích chuyển giao từ từ lòng trung thành của khách hàng cho thương hiệu đó.  Kết hôn. Trong chiến lược Kết Hôn, việc kết hợp hai thương hiệu đồng nghĩa với việc tìm kiếm những điểm khác biệt thích hợp và ý nghĩa trong tâm trí khách hàng của cả hai thương hiệu. Một ví dụ rất gần đây về việc sử dụng chiến lược này ở miền Đông Bắc đất nước là ngân hàng Toronto-Dominion và Banknorth, nay là ngân hàng TD Banknorth.  Ở cấp độ đa quốc gia, có thể nghĩ đến JPMorgan/Chase.  Khởi đầu mới. Trong chiến lược này, cả hai thương hiệu của hai ngân hàng được sát nhập đều không mang lại tài sản to lớn nào, vì thế họ xây dựng nên thương hiệu mới. Chiến lược này thường thích hợp với những ngân hàng nhỏ, chưa có một nhận thức hay tài sản thương hiệu lớn của riêng họ. Khi có hơn 2 ngân hàng nhỏ sát nhập, chiến lược này là giải pháp hiệu quả để xây dựng nên tài sản thương hiệu. Ngân hàng NewAlliance ở bang Conecticut là một ví dụ điển hình cho chiến lược này. 1.3 Công cụ xây dựng thương hiệu 1.3.1 Hoạt động PR( public relation ) 1.3.1.1.Khái niệm a.Khái niệm Theo Bách khoa toàn thư thế giới thì “public relations” (hay “PR”) là một hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp, truyền thông và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức hoặc cá nhân với một hoặc nhiều nhóm được mệnh danh là công chúng. Theo Edward Bernay thì Quan hệ công chúng là một chức năng của quản lý nhằm tìm hiểu thái độ của công chúng, xác định chính sách, quy trình kinh doanh và lợi ích của tổ chức, theo đó là việc thực hiện một chương trình hành động nhằm tạo ra sự hiểu biết về sản phầm cho công chúng và đi đến chấp nhận. Một số quan điểm khác cho rằng PR được hiểu là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng quan hệ tích cực với những tầng lớp, đối tượng của tổ chức đó. Qua các khái niệm trên có thể rút ra mục đích cao nhất của bất kỳ một nỗ lực PR nào đều nhằm phục vụ cho một tập đoàn, một thể chế, một tổ chức hoặc một cá nhân nào đó để dành được sự ưu ái của toàn bộ công chúng. Để làm được điều này, cần phải nắm rõ những sở thích và những gì công chúng quan tâm. Một kế hoạch truyền thông tốt là nền tảng để thành công của mọi chiến dịch PR. b. Sự cần thiết của PR PR là một công cụ truyền thông mạnh mẽ mà khi nó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả sẽ giúp các ngân hàng nhỏ đạt được những thành công lớn và giúp những ngân hàng lớn duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực của mình. Đối với bất kỳ mô hình ngân hàng nào, PR hiệu quả có thể đẩy nhanh kết quả bán hàng, đẩy mạnh thương hiệu và làm tăng nhận thức, tạo ra sự chia sẻ hiểu biết của công chúng đối với ngân hàng và sản phẩm của ngân hàng trong môi trường thông tin có nhiều “nhiễu” hiện nay. Quan hệ công chúng chính là quan hệ mang tính nhân bản và là một mặt thiết yếu trong sự lớn mạnh của ngân hàng. Mọi việc ngân hàng làm đều là một phần của chiến dịch P.R. Đó chính là hình ảnh mà ngân hàng xây dựng hàng ngày đối với tất cả khách hàng. Đó là hình ảnh về ngân hàng và trở thành một “lực lượng” trong mắt công chúng dựa trên một nền tảng cơ bản. “Làm P.R” nghĩa là giúp chính ngân hàng mình thực hiện những bước đơn giản nhất để thúc đẩy ngân hàng phát triển và được mọi người biết đến mà không cần phải đầu tư quá nhiều tiền của. Như vậy PR giúp: • Nâng cao tinh thần trong nội bộ của ngân hàng • Giúp bạn xây dựng tầm nhìn cho ngân hàng • Giúp bạn nâng cao truyền thông nội bộ • Giúp bạn nâng cao danh tiếng về t ngân hàng rong cộng đồng • Giúp bạn nâng cao khả năng bán hàng và tăng lợi nhuận • Giúp bạn tránh các khủng hoảng 1.3.1.2 Các loại hình PR PR tăng cường khả năng kinh doanh. Các tập đoàn và những ngân hàng nhỏ có xu hướng sử dụng PR để tăng cường khả năng kinh doanh của họ. Những tập đoàn lớn cũng có một phòng PR riêng, (gọi là “in-house PR”) gồm các chuyên gia của riêng họ hay những chuyên gia được thuê để giải quyết các vấn đề liên quan tới truyền thông và đóng vai trò ngôn luận của ngân hàng. Những chủ ngân hàng nhỏ thường sử dụng hoạt động này một cách độc lập hoặc thuê một công ty PR nhỏ thực hiện. Mục tiêu là để tạo ra càng nhiều bài báo mang tính tích cực về ngân hàng càng tốt. Rất nhiều công ty thực hiện những hành động mang tính cống hiến như từ thiện, quỹ học bổng và các tổ chức phi lợi nhuận khác nhằm đạt được những tình cảm tốt đẹp từ đại đa số công chúng. PR kêu gọi tài trợ. Rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận sử dụng truyền thông nhằm kêu gọi đầu tư cho những nỗ lực của họ. Những hoạt động mang giá trị tin tức – như lễ ký kết trang trọng giữa những nhân vật danh tiếng hay lễ trao tài trợ chính thức – luôn lôi kéo sự quan tâm của giới truyền thông. Trong những sự kiện như vậy, tất cả mọi đối tượng đều có lợi… Các công ty hay các nhà tổ chức đều dành được sự trân trọng của công chúng, sự tham gia của họ giúp kêu gọi thêm nhiều tài trợ hoặc làm dày thêm danh sách những người đóng góp, và hoạt động từ thiện bản thân nó đã kêu gọi được tài trợ cần thiết để hoạt động. Củng cố hình ảnh trước công chúng. Các chính trị gia, những người đứng đầu các tập đoàn và những nhân vật danh tiếng chỉ là một số ít người sử dụng PR nhằm đạt được sự nể vị của công chúng. Những cá nhân này trở thành những nhân vật có lòng bác ái và có nhiều nỗ lực trong việc làm giàu mạnh cho cộng đồng . Các ngân hàng cũng sử dụng mẹo mực này để củng cố danh tiếng của họ trong mắt công chúng bằng cách góp tiền vào các nỗ lực hỗ trợ cộng đồng như xây dựng thư viện hoặc cải tạo công viên công cộng. Xuẩt hiện trước công chúng. Nhận thức của công chúng là phần cốt lõi của mọi chiến dịch PR. Điều quan trọng là phải đưa được thông tin tới công chúng về những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng . Cho dù ngân hàng làm gì, thì ngân hàng vẫn cần phải liên lạc với một đối tượng thứ ba về công việc của ngân hàng : nói cho họ biết ngân hàng đã đóng góp gì cho cộng đồng. Đây sẽ là mạch ngầm cho tất cả những nỗ lực PR và quảng cáo . 1.3.1.3.Các hoạt động của PR a.Quan hệ báo chí. Hoạt đông quan hệ báo chí bao gồm các hoạt động tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí, thu xếp các buổi phóng vấn, lấy tin thậm chí thành lập lập tờ báo riêng cho mình. Mục đích: Quan hệ tốt với báo chí là chiếc cầu nối ngắn nhất, hiệu quả nhất giữa khách hàng với doanh nghiệp. Nhờ vào báo chí, thông tin về Doanh nghiệp được trình bày trên các trang báo sẽ đến với hàng triệu bạn đọc, số lượng truyền tai nhau càng không thể đến được mà chi phí so với quảng cáo là nhỏ hơn rất nhiều. Ví dụ: VCB Mời các phóng viên đến lấy tin, phỏng vấn khi khai trương các phòng giao dịch mới, các buổi kí kết hợp đồng tín dụng với các doanh nghiệp(có hình) Phát hành tạp chí “Thông tin VCB” mỗi tháng một lần. Mục tiêu: Mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động này là xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với báo chí. Đây là một mục tiêu vô cùng quan trọng vì hoạt động quan hệ với báo chí có mối liên kết chặt chẽ với các hoạt động PR còn lại, tất cả các hoạt động như tài trợ cộng đồng, tổ chức sự kiện nếu không có sự hiện diện của báo chí sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Thực tế cho thấy, những ngân hàng có mối quan hệ “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với giới báo chí thì cũng sẽ có mối quan hệ với công chúng không được tốt. b.Tổ chức sự kiện Bao gồm các hoạt động: Khai trương văn phòng, chi nhánh mới, động thổ công trình đầu tư, khánh thành, các lễ kỷ niệm, các hoạt động văn nghệ, giao lưu của công nhân viên chức... Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của công chúng về ngân hàng đó, thể hiện cho công chúng hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng ( như tiềm năng, khả năng cạnh tranh, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên). Sự kiện càng thành công, ấn tượng về ngân hàng trong con mắt công chúng cũng như các đối tác càng mạnh và sâu đâm, điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho ngân hàng trong các kế hoạch phát triển sau này. Ví dụ : Việc khai trương các chi nhánh mới của ngân hàng được tổ chức một cách trang trọng, rầm rộ, công chúng thường xuyên được báo trước và liên tục trong một thời gian dài . Khai trương phòng giao dịch khu vực Lê Thanh Nghị: Thông báo trước khi khai trương 2 tháng bằng băng rôn khổ lớn. Khai trương các phòng giao dịch tại Bắc Giang, Thái Bình (phòng giao dịch Trần Phú),Thành phố Hồ Chí Minh (phòng giao dịch Nguyễn Hữu Cảnh)... Tổ chức liên hoan văn nghệ Ngân Hàng Ngoại Thương Trung ương.(2005) Tham gia các hoạt động thể thao: + VCB TP HCM tham gia giải bóng đã Mini 2007 + Hội thao VCB khu vực miền trung và tây nguyên năm 2007. c. Đối phó với các rủi ro. Bao gồm các hoạt động: Xử lí các khiếu nại của khách hàng, các tranh chấp của ngân hàng, hoặc các lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm của ngân hàng. Trong thị trường nóng bỏng và cạnh tranh hiện nay, thật khó có ngân hàng nào có thể tự tin sẽ không bao giờ dính đến khủng hoảng.Khi khủng hoảng xảy ra, những hậu quả sẽ thật khó lường như mất lòng tin của khách hàng đi kèm với sự mất uy tín của ngân hàng, giảm giá trị của nhãn hiệu và thương hiêu. Chính vì vậy các hoạt động đối phó, phòng ngừa các rủi ro trên là hết sức cần thiết trong hoạt động PR. Ví dụ: Sự cố của ngân hàng ACB năm 2003 là một ví dụ điển hình của hoạt động PR về đối phó với các sự cố, rủi ro xảy ra. Thực tế là trước khi thông tin Tổng giám đốc của ACB bỏ trốn được lan tin rộng rãi thì các cán bộ cấp cao của ACB đã nhận được tin này. Ngân hàng đã có thể ngăn chặn được khủng hoảng nếu liên hệ sớm hơn với với các công ty PR chuyên nghiệp, nơi có những chuyên gia được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong tiếp xúc với báo chí nói riêng và đối mặt với khủng hoảng nói chung. Tuy nhiên thay vì có những sách lược đối phó như trên để dập tắt tin đồn thì ACB lại cho rằng tin đồn này không đáng ngại và sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.Kết quả là khi tin đồn này lan rộng thì khách hàng đến rút tiền ồ ạt và gây ra thiệt hại rất lớn cho ACB, ACB chỉ có thể trụ được khi có sự xuất hiện của thống đốc Ngân Hàng Lê Đức Thuý và sự giúp đỡ của các ngân hàng khác. Uy tín của ACB dù chưa sụp đổ nhưng cũng bị ảnh hưởng nặng và phải rất khó khăn mới lấy lại uy tín đã có ban đầu. Những hướng dẫn giải quyết khủng hoảng: - Xây dựng cẩm nang, quy trình xử lý khủng hoảng: xem xét mọi nguy cơ tiềm ẩn có thể gây khủng hoảng; chuẩn bị và tập dượt quy trình xử lý khủng hoảng; xác định trách nhiệm của bộ phận xử lý khủng hoảng. - Khi khi tình huống xấu xảy ra, quan trọng nhất là bình tĩnh, khởi động bộ phận giải quyết khủng hoảng. Tổng hợp, phân tích thông tin, xây dựng chiến lược, phương thức xử lý khủng hoảng. - Liên hệ với các công ty đối ngoại chuyên nghiệp.Việc giải quyết khủng hoảng có thể được thực hiện 24/7. - Tôn trọng tuyệt đối quy tắc phát ngôn chính thức, đồng bộ, nhanh chóng thiết lập kênh thông tin với báo chí, và các bên liên quan: cơ quan quản lý, khách hàng... Tổng giám đốc thường là người phát ngôn cho công ty, có bộ phận cố vấn về pháp lý, có người chuyên phụ trách quan hệ chính phủ, quan hệ khách hàng, quan hệ báo chí, người trực điện thoại đường dây nóng, người chuyên sàng lọc, báo cáo thông tin… - Khi quyết định hành động, chấp nhận những mất mát tạm thời, coi trọng uy tín và hiệu quả lâu dài. Lên kế hoạch xây dựng lại uy tín thời “hậu khủng hoảng”. d.Tài trợ cộng đồng Bao gồm: Các hoạt động xã hội từ thiện, tài trợ cho hội nghị kinh tế ... Mục đích: Tương tự như các hoạt động tổ chức sự kiện, các hoạt động tài trợ cộng đồng cũng được thực hiện với mục đích xây dựng một hình ảnh đẹp của ngân hàng trong mắt của công chúng (thông qua những việc làm có ích làm cho công chúng nhớ đến ngân hàng mà không cần quảng cáo một cách lộ liễu) Ví dụ : Các hoạt động tài trợ xã hội: -Vietcombank tài trợ chính cho Đội Tuyển Bóng Đá Việt Nam năm 2004 đến 2005 -Các hoạt động từ thiện nhân kỷ niệm 60 năm ngày Thương Binh-Liệt Sĩ + Vietcombank Quảng Nam: Nhân kỷ niệm 60 năm ngày Thương Binh-Liệt Sĩ, ngày 24/7/2007 Vietcombank Vĩnh Phúc đã tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho một số gia đình Thương binh liệt sĩ trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên ,Vĩnh Phúc, mỗi suất quà trị giá 250.000đ. + Vietcombank Vĩnh Phúc: Vietcombank Quảng Nam phối hợp cùng Ủy ban nhân dân xã Tam Thăng tỉng Quảng Nam xây dựng căn nhà tình nghĩa cho mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Tân(Mẹ Tân có con và chồng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ) Các hoạt động tài trợ kinh tế: Tài trợ cho hội nghị các tổng giám đốc các nước APEC. e. Quan hệ với các nhà đầu tư: ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng thì cần phải quan hệ tốt với các nhà đầu tư là các cổ đông, người gửi tiền,... Chăm sóc họ như thế nào, chính sách ưu đãi gì phụ thuộc vào mục đích của hoạt động PR cũng như đối tượng thực hiện PR. f. Quan hệ với chính phủ. Hoạt động này cũng rất quan trọng đối với nhiều ngân hàng. Bộ phận PR của ngân hàng có thể cử một người chuyên lo mảng đối ngoại với chính phủ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Có một mối quan hệ tốt với chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt cho ngân hàng phát triển. g. Quản lý danh tiếng. Hoạt động này là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng trong viêc xây dựng, phát triển thương hiệu. Nó có phạm vi rộng lớn, từ từng cá nhân trong ngân hàng đến toàn bộ ngân hàng. h. Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng Thông qua việc tổ chức: hội nghị khách hàng, Chương trình huấn luyện về sử dụng và vận hành sản phẩm, chương trình sử dụng thử hàng hoá và lấy ý kiến người tiêu dùng, triển lãm…là các nhóm hoạt động đôi khi có chi phí không quá cao nhưng hiệu quả mang lại lớn. 1.3.2 Hoạt động quảng cáo 1.3.2.1 Khái niệm Quảng cáo là phương thức truyền thông đại chúng mà doanh nghiệp phải trả tiền để chuyển tải các thông tin. Một ngân hàng khi tiền hành quảng cáo sẽ đặt ra câu hỏi đầu tiên “ Liệu quảng cáo sẽ làm giúp làm hài lòng hơn khách hàng của họ nếu họ dùng đúng khoản tiền đó dành cho việc làm ra một sản phẩm tốt hơn, hay phát triển các dịch vụ ngân hàng, mở rộng thương hiệu cũ ?’’Câu trả lời ở đây là các ngân hàng nên đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình hơn là cố gắng lôi kéo khách hàng. Sản phẩm dịch vụ càng tốt thì chi phí dành cho quảng cáo càng ít hơn. Một quảng cáo tôt nhất là quảng cáo được tạo ra bởi sự hài lòng cho khách hàng. Nếu khách hàng càng trung thành thì càng ít phải quảng cáo hơn. Đầu tiên, khách hàng sẽ quay lại mặc dù bạn chẳng làm bất kì hoạt động quảng cáo nào. Thứ hai, Chính bởi vì sự hài lòng của khách hàng mà họ sẽ quảng cáo cho ngân hàng. Còn với những người yêu thích quảng cáo, muốn phát triển hoạt động quảng cáo của mình thì cần phải có những quyết định sau về: Nhiệm vụ, thông điệp, truyền thông, tiền, và sự đo lường. Nhiệm vụ của quảng cáo có thể là một trong bốn điều sau: Thông tin (inform) thuyết phục (persuade), nhắc nhở (remind), và củng cố (reinforce) một quyết định mua bán. Với một sản phẩm dịch vụ mới, ngân hàng sẽ muốn inform hay Persuade. Với một sản phẩm dịch vụ cũ ngân hàng lại muốn remind.Với một số loại sản phẩm mà chưa có thương hiệu mạnh thì ngân hàng lại muốn củng cố (reinforce) hơn quyết định sử dụng của khách hàng. Câu hỏi kiểm tra thông diệp quảng cáo Thông điệp chính mà ngân hàng nhận từ quảng cáo là gì ? Bạn nghĩ những nhà quảng cáo muốn bạn biết ,tin tưởng , làm gì ? Liệu có chắc chắn rằng quảng cáo sẽ ảnh hưởng tốt cho ngân hàng của ban ? Trong quảng cáo đó có gì làm tốt và có gì chưa tốt ? Quảng cáo đó làm bạn cảm thấy như thế nào? Nơi nào là nơi tốt nhất mà thông điệp đến được với bạn – Nơi nào là nơi mà bạn chắc chắn sẽ chú ý đến nó ? Thông điệp (message) mà ngân hàng muốn đưa đến khách hàng cần phải có mối liên hệ với sự giá trị khác biệt của thương hiệu trong từ ngữ và hình ảnh. Bất kì một thông điệp nào cũng nên được thử nghiệm vớ nhóm khách hàng mục tiêu và đặt ra các câu hỏi sau: Truyền thông phải được lựa chọn cho phù hợp với khả năng của ngân hàng .Bên cạnh các phương tiện truyền thông cũ như: báo, tạp chí, đài, tivi, bảng dán thông báo thì có một phương tiện truyền thông mới đang được ưa chuộng là email, faxes, chào hàng qua điện thoại, báo điện tử, những quảng cáo bây giờ còn xuất hiện trên thang máy của những toà nhà chọc trời, hay trong phòng tắm. Lựa chọn các phương tiện truyền thông bây giờ được xem là thử thách chính. Tiền – ngân sách quảng cáo có thể bị tăng lên do sự tăng lên của giá cả, điều này sẽ tác động đến các quyết định quảng cáo. Ngân sách này được lấy từ tài khoản của ngân hàng, dùng để chi trả cho quảng cáo và những chi phí khác. Sự đo lường: một chiến dịch quảng cáo cần được đo lường trước và sau khi quảng cáo. Những mô hình quảng cáo có thể kiểm tra hiệu quả việc truyền đạt thông tin thông qua sử dụng việc đo lường khả năng ghi nhớ, khả năng nhận diện, và sự thuyết phục. Đo lường sau giúp tính toán sự truyền đạt thông tin, hoặc doanh số người sử dụng dịch vụ sau khi quảng cáo được diễn ra. Đây là một điều không phải dễ làm. Nhiều người nghĩ rằng quảng cáo giúp xây dựng thương hiệu nhưng thật ra quảng cáo chỉ giúp kêu gọi sự chú ý cho thương hiệu, còn chính chất lượng sản phẩm dịch vụ mới tạo nên thương hiệu. 1.3.2.2 Những phương tiện quảng cáo 1. Truyền hình Ưu điểm: Có thể kết hợp nghe, nhìn, từ ngữ và hành động. Gây chú ý cao, bắt mắt hấp dẫn. Thích hợp với các sản phẩm cần chứng minh hoặc giải thích bằng hình ảnh, cho việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh ngân hàng. Nhược điểm: Chi phí cao, cách quảng cáo bất đắc dĩ đến người xem. 2. Truyền thanh Ưu điểm: Dễ nhắm vào một đối tượng nghe nào đó (bằng cách chọn đài, chọn chương trình), chi phí quảng cáo không đắt như đối với truyền hình. Thích hợp với các sản phẩm ăn nhanh, và các sản phẩm khác. Nhược điểm: Không nhìn thấy, không chứng minh được sản phẩm. Khách hàng không phải bao giờ cũng tập trung chú ý. Không thích hợp với việc quảng cáo các sản phẩm cần chứng minh bằng hình ảnh. 3. Báo Ưu điểm: Đến rộng rãi được với công chúng, quảng cáo có thể sử dụng hình ảnh, có thể nhắm tới một đối tượng khách hàng nào đó dựa trên yếu tố địa lý. Thích hợp với các lĩnh vực tiêu dùng hằng ngày, quảng cáo về giá. Nhược điểm: Hình ảnh chất lượng thấp( số lượng các quảng cáo trên một tờ báo quá nhiều nên đọc giả thường không quan tâm). Khó nhắm tới một đối tượng khách hàng khác ngoài yếu tố địa lý. 4. Tạp chí Ưu điểm: Có thể nhắm vào một đối tượng người đọc nhất định. Thời gian có hiệu lực lâu. Số lượng quảng cáo trên tạp chí ít nên người đọc thường quan tâm hơn so với các quảng cáo trên báo. Thích hợp cho xây dựng thương hiệu, quảng cáo hình ảnh sản phẩm, giải thích một dịch vụ... Nhược điểm: Không thích hợp với các sản phẩm, dịch vụ mau lỗi thời, việc xúc tiến thương mại trong thời gian ngắn. 5. Bảng ngoài trời, trạm xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng Bảng ngoài trời , trạm xe buýt Ưu điểm: Có thể nhắm vào một khu vực địa lý nhất định, nhìn thấy nhiều lần. Thích hợp cho việc bổ sung cho các hình thức quảng cáo khác, thích hợp cho lĩnh vực kinh doanh trong địa phương, thích hợp với các sản phẩm, dịch vụ thúc giục mua ngay. Nhược điểm: Không thích hợp với các sản phẩm, dịch vụ mang tính dài hạn, cần giải thích dài dòng. Thông điệp quảng cáo phải ngắn gọn, hình ảnh quảng cáo phải bắt mắt. Khó đo lường hiệu quả. Quảng cáo trên các phương tiện giao thông công cộng: Thích hợp với các sản phẩm dịch vụ mang tính dài hạn, khó đo lường tính hiệu quả của nó, cho phép khuyếch trương nhãn hiệu. 6. Internet Ưu điểm: Người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo( khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm, thậm chí mua sản phẩm), hình thức tiếp thị toàn cầu. Có thể xác định hiệu quả của một quảng cáo. Tính linh hoạt và khả năng phân phối cao( quảng cáo được truyền tải 24/24h, dễ thay đổi, sửa chữa). Chi phí thấp. Nhược điểm: Do số lượng quảng cáo trên mạng quá nhiều nên dễ bị bỏ qua, không thích hợp với các sản phẩm cần thôi thúc mua hàng ngay 7. Email Ưu điểm: Cho phép nhắm chính xác vào một đối tượng khách hàng nào đó, tiết kiệm thời gian, chi phí thấp. Có thể kèm theo thông tin sản phẩm, dịch vụ, phiếu giảm giá mua hàng. Có thể mang lại những đơn đặt hàng bất ngờ. Thích hợp với các khách hàng truyền thống. Nhược điểm: Có thể bị coi là thư rác, xoá ngay trước khi đọc. 1.3.3 Các công cụ xây dựng thương hiệu khác Tên Tên của sản phẩm dịch vụ là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định huớng cho khách hàng tìm đến mua và sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Tên gọi của một sản phẩm cần phải đáp ứng đuợc những yếu tố như đơn giản, dễ nhớ, dễ đọc và mang tính quốc tế do vậy tên gọi không nên có dấu của địa phuơng để có thể phát âm dễ dàng qua mọi thứ tiếng. Logo Logo đuợc thể hiện qua hình vẽ, hoa văn, kiểu chữ hoặc một dấu hiệu đặc biệt để tạo sự nhận biết qua mắt nhìn của khách hàng. Logo cần phải tạo đuợc sự khác biệt, dễ nhận biết và phân biệt với các logo khác, có khả năng làm cho nguời xem nhớ đến nó và liên tuởng đến ngân hàng. Logo cần đuợc thiết kế đơn giản để dễ tái tạo chính xác trên các hình thức in ấn, bảng hiệu, băng rôn, biểu tuợng khác nhau. Khác với tên gọi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương ( Ocean Bank ).DOC
Tài liệu liên quan