Chuyên đề Xây dựng website quản lý đăng ký phòng họp cho Tổng cục Thống kê

 MỤC LỤC

 Trang

MỤC LỤC 1

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC HÌNH 4

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 6

I.1. GIỚI THIỆU TRUNG TÂM TIN HỌC THỐNG KÊ 6

I.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm tin học thống kê (TTTH thống kê) 6

I.1.2. Vị trí và chức năng của TTTH thống kê 6

I.1.3. Tổ chức và hoạt động của TTTH thống kê 7

I.1.4. Cơ chế quản lý tài chính 10

I.2. TỔNG QUAN VỀ MẠNG INTERNET 12

I.2.1. Mạng Internet là gì? 12

I.2.2. Lịch sử phát triển của Internet 12

I.2.3. Cấu trúc mạng Internet 13

I.2.4. Các dịch vụ của mạng Internet 14

I.3. BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ PHÒNG HỌP 16

I.3.1. Giới thiệu website quản lý đăng ký phòng họp 16

I.3.2. Phạm vi của bài toán 17

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT HỆ THỐNG 18

II.1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CŨ 18

II.1.1. Mô tả hệ thống cũ 18

II.1.2. Đánh giá hệ thống cũ 19

II.2. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ 20

II.2.1. Yêu cầu của hệ thống 20

II.2.2. Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ 22

II.2.3. Mẫu báo cáo thu được 23

II.3. MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT 24

II.3.1. Công nghệ ASP 24

II.3.2. Ngôn ngữ lập trình VBSCRIPT 28

II.3.3. Giới thiệu Microsoft SQL Server 2000 31

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 35

III.1. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG 35

III.2. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU 36

III.2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 37

III.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 38

III.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 40

III.3. MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT 45

III.3.1. Xác định các thực thể liên kết 45

III.3.2. Xác định các liên kết 46

III.3.3. Sơ đồ thực thể - liên kết (E - R) 47

CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 48

IV.1. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 48

IV.1.1. Danh sách bảng dữ liệu 48

IV.1.2. Mô tả chi tiết các bảng 48

IV.2. THIẾT KẾ GIAO DIỆN MÀN HÌNH 54

IV.2.1. Giao diện màn hình khi thực hiện chương trình 54

IV.2.1.1. Trang đăng nhập hệ thống 54

IV.2.1.2. Đổi Password 54

IV.2.1.3. Phiếu đăng ký 55

IV.2.1.4. Sửa phiếu đăng ký 56

IV.2.1.5. Cập nhật phòng họp 57

IV.2.1.6. Xóa phòng họp 58

IV.2.2. Một số báo cáo khi thưc hiện chương trình 59

IV.2.2.1. Thống kê phòng họp 59

IV.2.2.2. Thống kê phiếu đăng ký 59

IV.3. MỘT SỐ MODULE CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH 60

IV.3.1. Xử lý thêm phiếu đăng ký 60

IV.3.2. Xử lý sửa phiếu đăng ký 61

IV.4. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH 62

IV.4.1. Các bước cài đặt chương trình 62

IV.4.2. Hướng dẫn sử dụng chương trình 62

KẾT LUẬN 63

I. ƯU ĐIỂM 63

II. NHƯỢC ĐIỂM 63

III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng website quản lý đăng ký phòng họp cho Tổng cục Thống kê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy Modem và hiển thị tin nội dung tin nhắn bên góc trái của màn hình bởi các công cụ khác. Nó là nơi lý tưởng nhất để cho bạn tìm thông tin hoàn toàn miễn phí hoặc là lắp đặt một phần mềm không mắc tiền lắm. I.3. BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ PHÒNG HỌP I.3.1. Giới thiệu website quản lý đăng ký phòng họp Portal hay Cổng thông tin điện tử được hiểu như là một trang web xuất phát mà từ đó người sử dụng có thể dễ dàng truy xuất các trang web và các dịch vụ thông tin khác trên mạng máy tính. Ban đầu khái niệm này được dùng để mô tả các trang web khổng lồ như là Yahoo, Lycos, Altavista, AOL… Lợi ích lớn nhất mà portal đem lại là tính tiện lợi, dễ sử dụng. Thay vì phải nhớ vô số các địa chỉ khác nhau cho các mục đích sử dụng khác nhau, thì với một web portal ví như Yahoo, người dùng chỉ cần nhớ yahoo.com, ở trong đó nhà cung cấp dịch vụ đã tích hợp mọi thứ mà khách hàng cần. Với những đặc tính như “chỉ một kết nối” hay “tất cả trong một” các web portal đã trở thành một đầu mối thông tin cho mọi vấn đề, giúp người dùng trong hành trình khám phá internet. Khác với mục đích xây dựng portal bao trùm mọi lĩnh vực mà các công ty truyền thông theo đuổi, những cộng đồng chuyên môn trên mạng Internet chỉ muốn xây dựng portal phục vụ cho duy nhất một lĩnh vực mà mình quan tâm. Sức hấp dẫn của các portal không chỉ là sự tập trung thông tin mà còn ở khả năng tương tác thông tin nhiều chiều. Vì thế các portal được xây dựng cho các chính phủ, cho chính quyền tỉnh, thành phố, các cơ quan. Ngoài vai trò như một “tổng hành dinh trực tuyến”, Portal này cho phép các đối tượng khai khác thông tin một cách dễ dàng. Khái niệm portal với nguyên lý một đầu mối cho tất cả đã được áp dụng vào việc nâng cấp, cải tạo các website kiểu cũ, góp phần hình thành nên một không gian portal (portal space) đa dạng trên mạng internet. Chính vì thế, TTTH thống kê đang thực hiện nâng cấp portal của Ngành thống kê. Trước đây, công việc quản lý đăng ký phòng họp được thực hiện theo cách làm thủ công, tất cả được thực hiện trên giấy tờ. Nhưng công tác quản lý đòi hỏi một sự rõ ràng và nhanh chóng, thuận tiện cho việc tìm kiếm và xử lý thông tin khi cần. Chính vì thế Website quản lý đăng ký phòng họp được bổ xung vào portal. Hệ thống quản lý đăng ký phòng họp phải nắm giữ được số lượng phòng được dùng cho các cuộc họp, hội nghị trong đơn vị; diện tích sử dụng và các thiết bị trong phòng để có thể dễ dàng tiện cho việc truy tìm. Ngoài ra hệ thống cũng phải biết được tình trạng phòng họp hiện tại, phải được cập nhật thông tin mỗi khi bổ sung các phòng mới hoặc các phòng không được sử dụng nữa. I.3.2. Phạm vi của bài toán Website quản lý đăng ký phòng họp được lưu hành trong ngành thông kê. Hệ thống sẽ đáp ứng cho các chức năng sau: Quản lý: Quản lý cán bộ, phòng họp, phiếu đăng Đăng ký phòng: khi có yêu cầu đăng ký phải thực hiện xử lý phiếu đăng ký đó. Tìm kiếm, thống kê phiếu đăng ký theo phòng, theo đơn vị… Website này chỉ là một modul nhỏ trong portal của ngành thông kê. CHƯƠNG II: KHẢO SÁT HỆ THỐNG II.1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CŨ II.1.1. Mô tả hệ thống cũ Công tác quản lý đăng ký phòng họp của Ngành thống kê có thể được khái quát như sau: Nhà quản lý phải nắm được toàn bộ những thông tin liên quan đến phòng họp của đơn vị mình ví như số lượng phòng, những thiết bị trong phòng đó, diện tích phòng la bao nhiêu?... Khi hệ thống bắt đầu hoạt động, công việc quản lý trở lên phức tạp hơn. Nhà quản lý cần phải biết được những thông tin về các hội nghị, các cuộc họp trong cơ quan để quyết định xét duyệt đơn đăng ký sử dụng phòng sao cho hợp lý. Việc lưu trữ thông tin này được các nhà quản lý thực hiện trên giấy tờ, lưu vào kho hồ sơ, được sắp xếp theo một cách nào đó để dễ dàng cho việc tìm kiếm và sửa đổi. Khi có một phòng họp mới được bổ sung, nhà quản lý phải thêm vào danh sách phòng cùng với những thông tin liên quan đến phòng đó. Nhưng khi một phòng bị thu hồi, phục vụ cho một công việc khác thì nhà quản lý phải xóa bỏ phòng đó khỏi danh sách, nhưng những thiết bị trong phòng đó vẫn được lưu trữ lại để bổ xung và thay thế cho các thiết bị hỏng, quá hạn sử dụng… Khi có đơn đăng ký sử dụng phòng, người quản lý phải biết được phòng trong đơn đăng ký đó có còn trống hay đã được sử dụng. Đăng ký phòng phục vụ cho mục đích gì? Và người làm đơn đăng ký đó có phải là nhân viên trong đơn vị hay không? Khi đơn đã được duyệt thì các thiết bị được bàn giao cho người làm đơn đăng ký đó. Phòng sử dụng xong người quản lý lại phải kiểm kê lại tài sản, thiết bị trong phòng. Thời gian hoàn thành công việc hoàn toàn phụ thuộc vào người quản lý. Điều này rất bất cập vì nhiều khi thông tin cần phải xử lý nhanh trong những trường hợp cấp thiết nào đó: triệu tập cuộc họp khẩn, một phòng có nhiều đơn đăng ký, cuộc họp đang diễn ra nhưng thiết bị hỏng cần phải thay thế một thiết bị mới… II.1.2. Đánh giá hệ thống cũ Qua quá trình khảo sát hoạt động của hệ thống trên ta thấy rằng công việc quản lý của hệ thống cũ được tiến hành trên giấy tờ, sổ sách, bảng biểu do nhưng người quản lý chuyên trách chỉ có thể phù hợp với một hệ thống quy mô nhỏ, đối với những quy mô lớn hơn thì việc quản lý trở lên rất khó khăn trong việc truy xuất thông tin, mất thời gian, đôi khi không chính xác mà công việc lại đòi hỏi tính chính xác cao và rất cần sự nhanh nhạy. Ưu điểm của hệ thống cũ: - Hệ thống làm việc đơn giản. - Chi phí thấp. - Ít phụ thuộc sự cố đột xuất, những tác động khách quan. - Biết luôn đơn có được xét duyệt hay không? - Tất cả nhân viên trong đơn vị đều có thể đăng ký. Nhược điểm của hệ thống cũ: - Khi có yêu cầu công việc tìm kiếm và báo cáo mất nhiều thời gian. - Việc cập nhật, sửa đổi, huỷ bỏ thông tin chưa chính xác. - Lưu chuyển thông tin chậm, kém hiệu quả. - Quản lý rất phức tạp, đòi hỏi phải tỉ mỉ. - Khó khăn cho vấn đề giải quyết những công việc sảy ra đột ngột. Hiện nay máy tính đã được sử dụng rộng rãi, sắp xếp công việc, kiểm tra trên các phần mềm ưu việt, tính năng quản lý cao. Việc xây dựng hệ thống quản lý bằng máy tính dựa trên phương pháp quản lý thủ công phải khắc phục được những nhược điểm của hệ thống cũ để xây dựng hệ thống mới khả thi hơn. Dù là quản lý trên máy tính nhưng mô hình hoạt động cũng phải dựa vào phương pháp quản lý truyền thống thuần tuý. II.2. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ II.2.1. Yêu cầu của hệ thống Với tình hình hệ thống như trên, tôi đã đề ra ý tưởng xây dựng một hệ thống quản lý mới giúp giải quyết những khó khăn cho Ngành thống kê. Hệ thống mới cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: a. Yêu cầu về mặt thiết bị và phầm mềm cài đặt trên máy chủ Một máy tính làm phục vụ cấu hình tối thiểu là: RAM 64 MB và 500 Mhz Hệ điều hành: Windows 98, Windows NT, Windows XP… Cài đặt Internet Information Server (IIS) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL server b. Yêu cầu máy trạm Một máy tính làm phục vụ cấu hình tối thiểu là: RAM 64 MB và 500 Mhz Trình duyệt web: internet… c. Yêu cầu về Website Dành cho nhà quản lý: Nhà quản lý là người làm chủ ứng dụng, có quyền kiểm soát mọi hoạt động của hệ thống. Người này được cung cấp một usename và password riêng để truy cập hệ thống và thực hiện các chức năng của mình. Nếu như quá trình đăng nhập thành công thì nhà quản lý có những chức năng sau: Chức năng quản lý cập nhật (thêm, xóa, sửa) cán bộ, phòng họp. Tiếp nhận và kiểm tra phiếu đăng ký phòng họp. Hiển thị phiếu đăng ký hay xóa bỏ phiếu đăng ký không hợp lệ. Thống kê các phòng họp, phiếu đăng ký theo ngày tháng. Dành cho cán bộ, nhân viên: Cán bộ truy cập vào trang web với những mục đích riêng. Vì thế website cần phải: Hiển thị danh sách các phòng họp trong đơn vị để người làm nhiệm vụ đăng ký phòng họp có thể xem và lựa chọn. Cung cấp chức năng tìm kiếm phòng họp. Với nhu cầu của người làm nhiệm vụ đăng ký khi bước vào trang web là tìm kiếm các phòng họp thỏa mãn yêu cầu sử dụng. Các cán bộ cũng có thể vào website này mà không có nhiệm vụ đăng ký thì yêu cầu đặt ra cho hệ thống là làm thế nào để các nhân viên này có thể tìm kiếm nhanh và hiệu quả các thông tin mà họ cần. Sau khi cán bộ đăng ký xong thì hệ thống phải có chức năng hiển thị phiếu đăng ký để kiểm tra những thông tin cần thiết để kịp thời hiệu chỉnh những sai sót. Các cán bộ trong đơn vị có username và password riêng, những cán bộ này có thể tự thay đổi password của mình. Ngoài những chức năng trên trang web còn phải có tính dễ nâng cấp, bảo trì, sửa chữa khi cần bổ sung, cập nhật những tính năng mới. II.2.2. Sơ đồ hoạt động nghiệp vụ a. Sơ đồ hoạt động b. Mô tả hoạt động Khi đơn vị có nhu cầu sử dụng phòng họp, cán bộ phụ trách sẽ làm đơn đăng ký phòng với cấp trên. Lãnh đạo phụ trách duyệt đơn sẽ kiểm tra đơn đăng ký: Nếu đơn không đúng yêu càu, có sai sót sẽ không được chấp nhận và yêu cầu làm lại đơn. Nếu thỏa mãn sẽ chấp nhận đơn và cập nhật vào kho đơn chờ xét duyệt. Với đơn đăng ký được chấp thuận sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính kèm theo tình trạng của đơn (được duyệt hay không được duyệt). II.2.3. Mẫu báo cáo thu được TỔNG CỤC THỒNG KÊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: XXXX Số Phiếu: PHIẾU ĐĂNG KÝ PHÒNG HỌP Kính gửi: ...……………………………. …………………………………….. Họ và tên: ……………………………………………………………………... Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………... Đề nghị mượn một phòng họp loại: ……… chỗ, thiết bị: …………………………... Lý do: ………………………………………………………………………………... Thời gian bắt đầu: …:…:… ngày …/…/… Thời gian kết thúc: …:…:… ngày …/…/… Ngày… Tháng… Năm 2008 Ban quản lý Nhân viên (ký tên) (ký tên) II.3. MÔI TRƯỜNG CÀI ĐẶT II.3.1. Công nghệ ASP a. ASP là gì? ASP (Active Server Page) là môi trường kịch bản trên máy chủ (Server-side Scripting Environment) dùng để tạo và chạy các ứng dụng Web động, tương tác và có hiệu quả cao. Nhờ tập các đối tượng có sẵn (Built-in Object) với nhiều tính năng phong phú và khả năng hỗ trợ các ngôn ngữ Script như VBScript, Jscript cùng một số thành phần ActiveX khác kèm theo, ASP cung cấp giao diện lập trình mạnh và dễ dàng trong việc triển khai ứng dụng trên Web. Trang ASP có thể chạy trong các môi trường sau đây: - IIS trên Windows NT Server, Windows 2000, Windows XP - PWS (Personal Web Server) trên Windows 95/98 và Windows NT Workstation. Mô hình hoạt động của ASP: Hình 2.1: Mô hình tổng quát hoạt động của ASP b. Hoạt động của ASP Các script của ASP được chưa trong các text file có tên mở rộng là .asp, trong script có chứa các lệnh của một ngôn ngữ script nào đó. Khi một Web Browser gửi một request tới một file .asp thì script trong file sẽ được chạy để trả kết quả về cho browser đó. Khi web server nhận được request tới một file .asp thì nó sẽ đọc từ đầu tới cuối file .asp đó, thực hiện các lệnh script trong đó và trả kết quả về cho Web Browser dưới dạng của một trang HTML. c. Cấu trúc của một trang ASP Một trang ASP thông thường gồm có các thành phần sau: + Dữ liệu văn bản. + Các thẻ HTML. + Các đoạn mã chương trình phía Client đặt trong cặp thẻ và . + Mã chương trình ASP được đặt trong cặp thẻ . d. Các đối tượng trong ASP ASP có sẵn năm đối tượng mà ta có thể dùng được mà không cần phải tạo các instance. Chúng được gọi là các Built-in Object. Đối tượng Request Đối tượng Request cho phép lấy thông tin thông qua một yêu cầu HTTP. Chúng ta có thể dùng đối tượng Request để đọc URL, truy cập thông tin từ một form, lấy giá trị cookies lưu trữ trên máy Client. Các phương thức và thuộc tính của đối tượng Request: Query String:Nhập tất cả các giá trị trong chuỗi vấn tin Form: Thu nhặt tất cả các giá trị mà người sử dụng đã tạo ra vào Form khi nút submit của nó được bấm, nó được truyền về Server với phương thức POST. Cookies: Cho phép tập hợp các thông tin đã được kết nối với người sử dụng. Server Variables: Cung cấp thông tin từ các header của HTTP mà đã được gửi tới với yêu cầu của người dùng. Đối tượng Response Khác với đối tượng Request, Response là chìa khóa để gửi thông tin tới user, là đại diện cho phần thông tin do Server trả về cho Web browser. Các phương thức và thuộc tính của đối tượng Response: ResponseWrite để gửi thông tin trực tiếp cho trình duyệt. ResponseRedirect để hướng dẫn người sử dụng tới một URL khác hơn là yêu cầu đến URL. ResponseContent Type để điều khiển kiểu cả nội dung gửi. Response. Cookies để thiết lập một giá trị của Cookies. Response Buffer để đệm thông tin. ResponseAddHeader để thêm một phần tiêu đề mới vào HTML header với một số giá trị chọn lọc. ResponseClear để xóa toàn bộ đệm ra của HTML,(Xoá Response) Response. End để kết thúc việc xử lý ở file .asp và gửi cho Web Browser kết quả thu được Response Flush: Khi thông tin được gửi ra bộ đệm kết quả thì nó chưa được gửi ngay về Web Browser mà chỉ đến khi dùng phương thức này thông tin mới được trả ngay về Web Browser. Đối tượng Server Đối tượng Server cung cấp phương tiện truy cập đến những phương thức và thuộc tính trên server. Thường sử dụng phương thức Server.CreateObject để khởi tạo instance của một ActiveX Object trên trang ASP. Các phương thức và thuộc tính của đối tượng Server: Server.CreatObject: dùng để tạo ra các đối tượng mới trên Server. Server.HTMLEncode: cung cấp khả năng mã hoá địa chỉ URL. Server.MapPath: Trả về địa chỉ vật lý tương ứng như địa chỉ thư mục ảo trên máy chủ. Server.URLEncode: cung cấp khả năng mã hóa địa chỉ URL. Đối tượng Application Sử dụng đối tượng Application chúng ta có thể điều khiển các đặc tính liên quan đến việc khởi động và dừng ứng dụng, cũng như việc lưu trữ các thông tin có thể được truy nhập bởi các ứng dụng nói chung. Các phương thức và thuộc tính của đối tượng Application: Application.Contents(Key):Contents chứa  các khoản mục(item) do chúng ta thiết lập trong đối tượng Application Application.Unlook:Là phương thức cho phép client thay đổi giá trị của những biến lưu trong đối tượng Application đã bị khoá trước kia Application.Look:Là phương thức ngăn chặn các Client khác thay đổi giá trị của biến dùng chung trong đối tượng Application Application_Onstart: sảy ra khi phiên làm việc mới được tạo Application_OnEnd: Thoát khỏi ứng dụng Đối tượng Session Đối tượng Session dùng để lưu trữ những thông tin cần thiết trong phiên làm việc của user. Những thông tin lưu trữ trong Session không bị mất đi khi user di chuyển qua các trang của ứng dụng. Các phương thức và thuộc tính của đối tượng Session: Session.Contents(Key):chứa tất cả các khoản mục do chúng ta thiết lập cho đối tượng session mà không dùng đến thẻ Session.TimeOut[=nminutes]:Thời gian mà đối tượng Session còn tồn tại Session.Abandon: Abandon gọi đến, những đối tượng chứa trong phiên làm việc hiện hành sẽ sắp trong hàng đợi chờ xoá Session_Onstar: sảy ra khi phiên làm việc mới được tạo Session_Onend: Phiên làm việc bị huỷ bởi Abandon hoặc timeOut e. Các component của ASP ASP cung cấp sẵn 5 ActiveX Server Component, bao gồm : - Advertisement Rotator Component. - Browser Capabilities Component. - Content Linking Component. - Database Access Component. - TextStream Component. II.3.2. Ngôn ngữ lập trình VBSCRIPT a. Ngôn ngữ lập trình VBSCRIPT là gì? VBScript là một thành phần của ngôn ngữ lập trình Visual Basic, cho phép tạo ra những script sử dụng được trên nhiều môi trường khác nhau. b. Kiểu dữ liệu của VBSCRIPT VBScript có một kiểu dữ liệu duy nhất được gọi là Variant. Variant là một kiểu dữ liệu đặc biệt có thể chứa các kiểu thông tin khác nhau tuỳ thuộc vào cách sử dụng nó. Variant có thể chứa các kiểu dữ liệu Subtype như trong bảng sau: Subtype Diễn giải Empty Variant mặc định giá trị 0 đối với biến kiểu số hoặc là chuỗi có chiều dài là 0 (“”)đối với biến kiểu chuỗi. Null Variant là Null Boolean True hoặc False Byte Chứa integer từ 0 tới 255 Integer Chứa integer từ -32.768 tới 32.767 Long Chứa integer từ -2.147.483.648 tới 2.147.483.647 Single Chứa số âm từ -3.402823E38 tới -1.401298E-45 hoặc số dương từ 1.401298E-45 tới 3.402823E38. Double Chứa số âm từ -1.79769313486232E308 tới -4.94065645841247E-324 hoặc số dương từ 4.94065645841247E-324 tới 1.79769313486232E308 Date(Time) Chứa một số tượng trưng cho ngày từ 1/1/100 tới 31/12/ 9999. String Chứa một chuỗi có chiều dài có thể tới khoảng 2 triệu ký tự. Object Chứa một object. Error Chứa số của lỗi. c. Biến Biến là một vị trí xác định trong bộ nhớ máy tính có giá trị thay đổi trong lúc Script đang chạy. Ta có thể tham khảo đến giá trị của biến hoặc thay đổi giá trị của nó bằng cách dùng tên của biến. Trong VBScript biến luôn luôn là một kiểu dữ liệu cơ bản đó là Variant. Khai báo biến: Khai báo biến bằng cách dùng từ khoá Dim, Public, Private. Biến có thể được khai báo ở bất kỳ nơi nào trong Script. Quy tắc đặt tên biến: Khi ta khai báo biến trong procedure thì chỉ trong procedure mới có thể truy xuất hoặc thay đổi giá trị của nó, lúc đó nó được gọi là biến cục bộ (cấp procedure ). Đôi khi ta cần sử dụng biến ở phạm vi lớn hơn ví dụ như khi sử dụng ở tất cả procedure trong Script thì ta khai báo ở bên ngoài procedure (Cấp Script ). Thời gian sống của biến: - Cấp Script: Bắt đầu từ lúc khai báo đến lúc kết thúc Script. - Cấp Procedure: Bắt đầu từ lúc khai báo cho đến lúc kết thúc Procedure. Gán giá trị cho biến : Ví dụ : Myvar = 10 Biến dãy (Array): Ví dụ : Dim A(10) A(0) = 1 A(1) = 2 ……… A(10) = 11 Ta gán giá trị cho mỗi phần tử của dãy bằng cách sử dụng tên dãy và chỉ số. Phần tử đầu tiên của dãy có chỉ số là 0. Dãy nhiều chiều được khai báo như sau : Ví dụ: Dim MyArray() ------> Khai báo mảng động với số phần tử = 0 ReDim MyArray(20) -----> Khai báo mảng động 20 phần tử d. Hằng Tạo hằng trong VBScript bằng cách dùng từ khoá Const và gán giá trị. Lưu ý rằng giá trị của hằng chuỗi phải được đặt trong hai dấu nháy kép (“ ”). Giá trị của hằng ngày tháng phải đặt trong 2 dấu (# #). e. Toán tử Độ ưu tiên của các toán tử VBScript có đầy đủ các loại toán tử và độ ưu tiên tuần tự theo các nhóm sau : - Các toán tử: toán học, so sánh, nối chuỗi, và logic. - Các toán tử trong ngoặc ưu tiên hơn bên ngoài. - Nếu hai toán tử cùng độ ưu tiên như nhau ví dụ như toán tử cộng (+) và trừ (-) hay nhân (*) và chia (/) thì theo thứ tự ưu tiên từ trái qua phải. Bảng các toán tử Toán học So sánh Logic Diễn giải Ký hiệu Diễn giải Ký hiệu Diễn giải Kí hiệu Mũ ^ So sánh bằng = Phủ định Not Đảo dấu - So sánh khác Phép và And Nhân * So sánh nhỏ hơn < Phép hoặc Or Chia / So sánh lớn hơn > Phép Xor Xor Chia nguyên \ Nhỏ hơn hoặc bằng <= Tương đương Eqv Phần dư Mod Lớn hơn hoặc bằng >= Imp Cộng + So sánh hai đối tượng Is Trừ - Nối chuỗi & II.3.3. Giới thiệu Microsoft SQL Server 2000 SQL Server viết tắt bởi: Structured Query Language – ngôn ngữ cấu trúc truy vấn. Microsoft SQL Server 2000 là một công cụ thiết kế, điều khiển và quản trị cơ sở dữ liệu, các biến cố server, các MS SQL Server Object và SQL Server với tính thực thi cao. SQL Server có 7 editions: Enterprise: Chứa đầy đủ các đặc trưng của SQL Server và có thể chạy tốt trên hệ thống lên đến 32 CPUs và 64 GB RAM. Standard: bị giới hạn một số chức năng cao cấp (advanced features) khác, edition này có thể chạy tốt trên hệ thống lên đến 4 CPU và 2 GB RAM. Personal: được tối ưu hóa để chạy trên PC nên có thể cài đặt trên hầu hết các phiên bản windows kể cả Windows 98. Developer: Có đầy đủ các tính năng của Enterprise Edition Desktop Engine (MSDE): Ðây chỉ là một engine chạy trên desktop và không có user interface (giao diện). Kích thước database bị giới hạn khoảng 2 GB. Win CE: Dùng cho các ứng dụng chạy trên Windows CE Trial: Có các tính năng của Enterprise Edition, download free, nhưng giới hạn thời gian sử dụng. a. Mô hình cơ sở dữ liệu Client - Server SQL Server là hệ quản trị cơ sở dữ liệu theo mô hình client - server. Phân chia công việc giữa client và server như sau: Client-side: - Phải xác định thông tin cần server cung cấp trước khi gửi yêu cầu tới server. - Có trách nhiệm hiển thị toàn bộ thông tin cho user. - Phải làm việc với các result set hơn là làm việc trực tiếp trên các bảng của database. - Phải làm mọi thao tác xử lý dữ liệu. - Cung cấp tất cả định dạng của dữ liệu và thông tin cần thiết để tạo report. Server-side: - Database engine đảm nhiệm việc lưu trữ (storage), cập nhật (update) và cung cấp (retrieval) thông tin trong hệ thống. - Tạo result set theo yêu cầu của ứng dụng client. - Không có giao diện người dùng (user interface). - Hoàn toàn độc lập với các ứng dụng client. - Không chịu trách nhiệm việc hiển thị thông tin cho người dùng từ các kết quả thực thi các query. b. Làm việc với SQL Server Client làm việc với SQL Server thông qua 3 phương thức sau : DB – Library ODBC SQL OLE DB – Library Interface. DB – Library hoặc gọi tắt DB – LIB là một thư viện API (Application Program Interface) cho phép làm việc trực tiếp với SQL Server. Thư viện API cung cấp nhiều tool cần thiết giúp ta có thể gửi các query và nhận thông tin trả lời từ SQL Server, cũng như cho phép trích lọc dữ liệu từ các result set. Open Database Connectivity (ODBC) ODBC là một giao diện lập trình (programming interface) cho phép ứng dụng có thể truy xuất data từ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng SQL như là phương thức chuẩn để truy xuất data. Web server là client của SQL Server cho dù cùng chạy trên một hệ thống. Các ứng dụng Web đều truy xuất database thông qua ODBC, ADO là một ví dụ, các sản phẩm front-end như Borland’s Delphi, Microsoft Visual Basic đều dùng ODBC để truy xuất SQL Server. ODBC thực sự đã trở thành một chuẩn trong việc truy xuất database. SQL OLE Interface SQL OLE interface là công cụ phát triển mới cho các nhà phát triển ứng dụng dựa trên SQL Server theo tiếp cận hướng đối tượng. SQL OLE interface cho phép ta làm việc với SQL Server thông qua sử dụng các object, method và collection của database làm việc. c. Bảo mật truy xuất dữ liệu trên SQL Server Khi xây dựng các ứng dụng Web-database, cần chú ý đến việc bảo mật, có 2 mức độ bảo mật tại 2 nơi gồm : - Web Server (do IIS đảm nhiệm) - Truy xuất dữ liệu (do SQL Server đảm nhiệm) SQL Server có 3 chế độ bảo mật gồm: - Standard - Windows NT Integrated - Mixed Mode d. Tạo và quản lý các user account SQL Server có 2 mức (level) của một user : Mức thứ nhất của user là login. Một login được phép thiết lập một connection với SQL Server. Tất cả login được lưu trữ trong bảng SYSXLOGINS (nằm trong database MASTER). Mức thứ hai của user là user. Mức này SQL dùng để quản lý các quyền truy xuất tới các object của SQL Server như: table, view, stored procedure trong một database. Khi tạo một login cũng như user của login đó ta sử dụng tiện ích SQL Enterprise e. Gán quyền cho user và group Trong SQL Server có các đối tượng như: table, view (bảng ảo), stored procedure, mỗi một user hay group sẽ có quyền hạn khác nhau đối với từng object. SQL Server có các quyền hạn sau cho mỗi user : - SELECT cho phép user có thể đọc dữ liệu từ table hoặc view. Quyền SELECT có thể được gán riêng cho từng cột trong table hoặc view. - INSERT cho phép user thêm một dòng mới vào table hoặc view. - UPDATE cho phép user thay đổi dữ liệu trong bảng hoặc view. - DELETE cho phép user xoá dữ liệu của table hoặc view. - EXECUTE cho phép user thi hành một stored procedure. - DRI/REFERENCES (Declarative Referential Integrity - DRI) là một phương thức duy trì ràng buộc toàn vẹn database - ALL cho phép user có toàn quyền trên object. Chỉ có user SA mới có quyền ALL khi sử dụng các phát biểu DLL. Sử dụng lệnh GRANT, DENY và REVOKE để gán, từ chối hay loại bỏ một quyền hạn của user hay group. - Lệnh sau sẽ cho phép user trong Public Role được quyền Select đối với table Customer trong database Northwind USE Northwind GRANT SELECT ON Customers TO PUBLIC - Lệnh sau sẽ từ chối quyền Select đối với table Customer trong database Northwind của các user trong Public Role USE Northwind DENY SELECT ON Customers TO PUBLIC - Lệnh sau sẽ xóa bỏ tác dụng của các quyền được cho phép hay từ chối trước đó USE Northwind REVOKE SELECT ON Customers TO PUBLIC CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG III.1. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG Hệ thống sẽ được phân cấp chức năng theo biểu đồ sau, mục tiêu của biểu đồ này là cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống. Hình 3.1: Biểu đồ phân cấp chức năng III.2. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU Các ký hiệu sử dụng trong mô hình luồng dữ liệu Chức năng Luồng dữ liệu Kho dữ liệu Tác nhân ngoài Tác nhân trong Định nghĩa Nhiệm vụ xử lý thông tin Thông tin vào / ra một chức năng xử lý Nơi lưu trữ thông tin trong một thời gian Người hay tổ chức ngoài hệ thống có giao tiếp với hệ thống Một chức năng hay một hệ con của hệ thống nhưng được mô tả ở trang khác Tên đi kèm Động từ (+ bổ ngữ) Danh từ (+ tính từ) Danh từ (+ tính từ) Danh từ Động từ Tên Tên Tên Biểu đồ Tên Tên Phiếu đăng ký không hợp lệ Phiếu Ví dụ Sửa phiếu Ban quản lý Cập nhật Bảng 3.2: Các ký hiệu sử dụng trong mô hình luồng dữ liệu III.2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khun

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33255.doc
Tài liệu liên quan