Công ty thực phẩm Miền Bắc

Trong năm 2004 tình hình kinh tế đất nước và diễn biến thị trường sẽ còn nhiều khó khăn và phức tạp. Vì vậy, Tổng công ty đã chủ trương đạt ra kế hoạch và tổ chức thực hiện bằng các biện pháp thiết thực, nhằm hoàn thành kế hoạch như đã đặt ra.

Tăng cường giáo dục chính trị, tuyên truyền pháp luật sâu rộng tới từng nhân viên.

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư mạnh hơn cho công tác sản xuất chế biến, chú trọng về hoạt động dịch vụ, chi tiết là:

- Đẩy mạnh kinh doanh nội địa

- Củng cố và mở rộng mặt hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt xuất khẩu trong đó chú trọng các sản phẩm nông sản thực phẩm mà Tổng công ty đang có thế mạnh.

- Đầu tư mạnh hơn, toàn diện hơn vào lĩnh vực chế biến.

- Chú trọng về lĩnh vực hoạt động khách sạn và cho thuê kho bãi.

- Tăng cường công tác quản lý tài chính

- Hoàn thành công tác quản lý cán bộ và lao động tiền lương.

- Tổ chức công tác thi đua khen thưởng.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh hoạt động đoàn thể quần chúng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công ty thực phẩm Miền Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết của mình về tình hình thực tế của các doanh nghiệp nước ta hiện nay. Được sự giúp đỡ của Viện Đại học Mở Hà Nội, cụ thể là sự giúp đỡ của khoa kinh tế, đã tạo điều kiện cho em được tham gia thực tập tại Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc. Với mục đích bước đầu làm quen với những kiến thức đã học ở trường để tiến hành tìm hiểu những hoạt động tại Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc. Với sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa, và các cô chú anh chị trong Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc. Trực tiếp là phòng kế toán đã tạo điều kiện cho em hoàn thành quá trình thực tập tổng hợp đầy ý nghĩa này. Qua đây cho em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô, và tới ban lãnh đạo công ty đã cho phép em được thực tập tại đây. Em xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyền đề, báo cáo thực tập tổng hợp này. Phần thứ nhất Tổng quan về tổng công ty thực phẩm Miền bắc I. Lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm kinh doanh của công ty thực phẩm miền bắc 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty thực phẩm Miền Bắc. Công ty thực phẩm Miền Bắc được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ thương mại số 699/TM - TCCB ngày 13/8/1996 trên cơ sở sáp nhập các công ty: - Công ty thực phẩm Miền Bắc - Công ty xuất nhập khẩu Hà Nam - Công ty bánh kẹo Hữu nghị - Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc (gồm xí nghiệp thực phẩm Thăng Long, trại chăn nuôi Thái Bình chi nhánh thực phẩm Hà Nội). Công ty thực phẩm Miền Bắc là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ thương mại thực hiện kinh doanh trên cả ba lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Công ty có hệ thống hạch toán kế toán độc lập, hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng nhà nước và được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của nhà nước. - Tên giao dịch quốc tế là: The Northern Food stuff Company. - Tên viết tăt: FONEXIM. - Giấy chứng nhận kinh doanh số 111342 ngày 9/11/1996 với tổng số vốn đăng ký là: 9.540.000.000đ. Vốn cố định: 4.266.048.198đ. Vốn lưu động: 4.599.459.532đ. Cấp quản lý: Chính phủ và Bộ thương mại - Trụ sở chính tại: 203 - Minh Khai - Hà Nội - Điện thoại: (84.4) 6360663 - Fax: (84.4) 8623204 - 8255354 - Nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng, văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước. Quyết định 127/HĐBT về việc giao dịch chủ động trong kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dần thoát khỏi cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đây là cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc nói riêng, nhưng đây cũng là một thách thức không nhỏ với Tổng công ty. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường, trong xu thế hội nhập của đất nước, của thế giới, Tổng công ty đã từng bước bố trí, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp với quy mô và khả năng sản xuất kinh doanh. Không ngừng nâng cao năng lực, trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo, năng lực tác phong trong công việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và toàn nhân viên cho phù hợp với sự thay đổi chung trên thị trường, theo định hướng của Đảng, của nhà nước và sự vận động của các nước trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường mới tìm tòi nhằm đổi mới sản phẩm cho thích nghi với sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, mở rộng mặt hàng xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh. 2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Quyết định số 945/TM - TCCB ngày 3/10/1996 của Bộ thương mại quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của công ty. Theo đó công ty hoạt động theo luật pháp của nước CHXHCNVN, theo luật doanh nghiệp Nhà nước và các điều lệ quy định của Bộ thương mại. 2.1. Đặc điểm kinh doanh và chức năng của Tổng công ty. - Thông qua hoạt động kinh doanh, thực hiện liên doanh liên kết hợp tác đầu tư, tổ chức thu mua, gia công chế biến đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem về nguồn ngoại lệ cho đất nước - Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm công nghệ (như: bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá, nước giải khát, đường các loại, sữa các loại, bột ngọt…) thực phẩm tươi sống, lương thực, nông lâm sản, cao su… - Trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm, cao su, thuỷ hải sản và các mặt hàng do liên doanh liên kết tạo ra. - Trực tiếp nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, hàng tiêu dùng, phương tiện vận chuyển theo quy định của nhà nước. Qua đây ta thấy được lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty là thực phẩm, đây là một lĩnh vực lớn đầy tiềm năng, phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Do mức sống của người tiêu dùng ngày một được nâng cao, họ không chỉ quan tâm tới chất lượng, giá cả của sản phẩm, mà họ còn quan tâm tới bao bì mẫu mã của sản phẩm, quan tâm tới thời gian cũng như sự tiện lợi của nó khi sử dụng. Điều này mở ra cho Tổng công ty những cơ hội mới nhưng cũng có không ít những thách thức đặt ra. Quá trình hội nhập giao lưu kinh tế đã cho người tiêu dùng cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hoá đến từ nhiều nước. Từ đó đòi hỏi Tổng công ty phải nhanh nhạy, khéo léo, tự tin vào năng lực, tiềm năng của chính mình. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn tham gia kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, cho thuê kho bãi, văn phòng. Đây là một lĩnh vực kinh doanh rất tiềm năng. Trong thời gian gần đây thị trường bất động sản có nhiều biến động theo chiều hướng có lợi cho ngành kinh doanh này và nó đem về cho Tổng công ty một nguồn lợi không nhỏ. 2.2. Nhiệm vụ của Tổng công ty. Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, ban Tổng giám đốc đã chỉ đạo cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng và tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện xuất nhập khẩu, cung cấp các dịch vụ của Tổng công ty theo pháp luật hiện hành của nhà nước, theo hướng dẫn của Bộ thương mại và các ngành hữu quan để thực hiện đúng mục đích và nội dung hoạt động. - Quản lý, sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước giao cũng như các nguồn vốn khác. - Chấp hành đầy đủ chính sách của nhà nước, các quy định của Bộ thương mại trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. - Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng mua bán, các hợp đồng liên doanh, liên kết sản xuất, đầu tư, kinh doanh dịch vụ với các thành phần kinh tế. - Quản lý sử dụng tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên theo phân cấp quản lý của Bộ thương mại. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, phát huy quyền làm chủ tập thể, khả năng sáng tạo trong kinh doanh, không ngừng sáng tạo trong kinh doanh, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, phân phối lợi nhuận theo kết quả lao động một cách hợp lý. II. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty Trong quá trình hoạt động, để phù hợp với những yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường tính tự chủ, chủ động và nhanh nhạy trước thị trường. Tổng công ty đã nghiên cứu và thành lập thêm các xí nghiệp, trạm, chi nhánh, cửa hàng hoạt động độc lập trên mọi miền đất nước. Hiện nay Tông công ty đã có tới 21 đơn vị trực thuộc vừa hạch toán độc lập vừa hạch toán phụ thuộc. Bộ máy quản lý của Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc bao gồm các phòng: + Ban giám đốc: bao gồm có giám đốc và hai phó giám đốc Tổng giám đốc: là người đứng đầu Tổng công ty do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm sắp xếp, tổ chức, điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Tổng công ty trước pháp luật, Bộ thương mại, tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty về việc tồn tại phát triển của Tổng công ty. Giám đốc được tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty. Phó tổng giám đốc: do Tổng giám đốc công ty lựa chọn và đề nghị Bộ thương mại bổ nhiệm. Phó Tổng giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các lĩnh vực được giao. Trong đó một Phó Tổng giám đốc phụ trách về hoạt động kinh doanh, một Phó Tổng giám đốc phụ trách vệ hoạt động xuất và một Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực phía Nam. + Hệ thống phòng ban chức năng của Tổng công ty gồm: 1. Phòng tổ chức lao động tiền lương 2. Phòng tài chính kế toán 3. Phòng đầu tư 4. Phòng kế hoạch tổng hợp 5. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp 6. Phòng hành chính quản trị 7. Ban thi đua 8. Phòng Đường (các sản phẩm liên quan đến đường) Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất: giúp việc cho Tổng giám đốc các công tác kỹ thuật, công tác nâng cao bồi dưỡng trình độ công nhân, điều hành kế hoạch tác nghiệp của Tổng công ty. Phó Tổng giám đốc kinh doanh: giúp việc cho Tổng giám đốc các công tác về kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, công tác thị trường… Phó Tổng giám đốc phụ trách công việc phía Nam: chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty. Phòng tổ chức lao động tiền lương: tổ chức bộ máy sản xuất điều động nhân sự, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, soạn thảo các nội quy, quy chế quản lý, các quyết định, công văn chỉ thị về lao động, tuyển dụng lao động, thực hiện bảo hộ lao động, giải quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động. Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công tác tài chính của toàn bộ Tổng công ty. Phòng đầu tư: chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư của toàn bộ Tổng công ty. Phòng kế hoạch tổng hợp: xây dựng chiến lược ngắn hạn, dài hạn, kế hoạch tác nghiệp, điều động sản xuất hàng ngày. Phòng kinh doanh XNK tổng hợp: thực hiện hoạt động xúc tiến XNK. Phòng hành chính quản trị: thực hiện theo dõi các hoạt động hành chính quản trị, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. - Ban thi đua: thực hiện theo dõi hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát động các phong trào thi đua, khen thưởng, khuyến khích người lao động nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất trong Tổng công ty. - Phòng đường: chịu trách nhiệm về các sản phẩm liên quan tới đường. Mọi hoạt động trong công ty đều có sự nhất quán từ trên xuống dưới, các bộ phận hoạt động độc lập nhưng có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận khác tạo thành một hệ thống thống nhất. Tổng công ty có mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi, được khách hàng tín nhiệm. Mô hình của Tổng công ty Tổng giám đốc Phó Tổng GĐ Phó Tổng GĐ PhóTổng GĐ Phòng tổ chức lao động tiền lương Phòng hành chính kế toán Phòng đầu tư Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng kinh doanh XNK tổng hợp Phòng hành chính quản trị Ban thi đua Phòng đường Sơ đồ bộ máy kế toán của Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán vật tư Tài sản cố định Kế toán chi phí giá thành thống kê Kế toán tiêu thụ kết quả kinh doanh Kế toán TGNH, huy động vốn Kế toán tiền mặt, lương và các khoản trích Người phụ trách: Họ tên Trần Tú Lan Người trực tiếp giúp sinh viên thực tập: Trần Thu Hằng: 8622947 Số điện thoại của bộ phận nơi sinh viên thực tập: 6360504. Phần II Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc I. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc (2001 - 2004) Sau 5 năm sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và định hướng mục tiêu kinh doanh của công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Nhất là 3 năm gần đây (2001 - 2004) Nhìn vào bảng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 I. Tổng doanh thu Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch II. Tổng kim ngạch XK Tổng kim ngạch NK Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch III. Tổng hợp ngân sách Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch IV. Tổng lợi nhuận Lợi nhuận bình quân đầu người Tỷ suất lợi nhuận V. Tổng đầu tư XDCB VI. Bình quân thu nhập đầu người VII. Tổng số người Triệu đồng % Triệu đồng Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng 1000 đồng % Triệuđồng 1000 đồng Người 1234315 210,6 16,78 1,33 212,8 40280 146,8 2360 2668 17,3 1300 700 823 2050000 274 25,5 0,855 298 50260 160 2970 3072 17,3 3125 1000 890 2994600 282 30,2 1,43 286 854200 172 3420 3120 18,2 3795 1200 942 Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm qua từ 2001 đến 2003 ta thấy - Tổng doanh thu bán hàng của Tổng công ty qua các năm sau đều tăng so với năm trước. Doanh thu năm 2002 tăng so với năm 2001 là 166,08 % tăng 66,08% tương ứng với số tiền là 815,685 tỷ đồng. Doanh thu năm 2003 tăng so với năm 2002 là 46,08% tương ứng với số quy mô sản xuất kinh doanh và mở rộng thị phần tiêu thụ để tăng doanh thu vào các năm tới theo kế hoạch đặt ra. Đây là một nỗ lực vượt bậc của cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty. - Lợi nhuận hàng năm của Tổng công ty cũng tăng lên sau khi đã trừ đi các khoản chi phí và các nghĩa vụ đối với nhà nước. Năm 2001 lợi nhuận công ty là 2,360 tỷ đồng tăng lên 2,97 tỷ năm 2002 và 3,42 tỷ năm 2003. - Về đầu tư xây dựng cơ bản: trước năm 2001 là năm 2000 Tổng công ty bỏ ra một số tiền mặt rất lớn, chủ yếu là đầu tư dây chuyền sản xuất bánh quy cao cấp do CHLB Đức sản xuất và dây chuyền sản xuất rượu vang. Chính vì vậy đầu tư xây dựng cơ bản trong 3 năm tiếp theo là không đáng kể, năm 2002 đầu trư xây dựng cơ bản tăng 1,825 tỷ so với năm 2001. Là do Tổng công ty đã xây dựng thêm một số kho bãi để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình. Năm 2003 đầu tư thêm 670 triệu động nhằm tu sửa, nâng cấp một số thiết bị sản xuất và nhà nghỉ của công ty. - Tổng số lao động thường xuyên trong Tổng công ty tăng đều qua các năm. Năm 2001 là 823 người năm 2003 là 942 người. (Thường vụ có khi tới 1000 người). Mức thu nhập bình quân theo đầu người trong Tổng công ty đã tăng dần lên, điều này chứng tỏ công ty đang có xu hướng phát triển mơroongj cả về chất lượng và quy mô sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Tổng số lao động Người 823 890 942 Lao động trực tiếp Người 626 709 723 Lao động phục vụ phụ trợ Người 169 157 160 Lao động quản lý Người 75 90 95 2. trình độ chuyên môn Người Trình độ ĐH và trên ĐH Người 167 183 197 Trình độ CĐ và trung cấp, sơ cấp Người 123 145 178 Còn lại Người 533 526 567 Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc đã phát huy được những thuận lợi của mình (thể hiện ở mạng lưới hoạt động, uy tín và trong quan hệ với các bạn hàng) với số vốn Nhà nước cấp ban đầu là rất nhỏ, để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay. Tổng công ty đã thực hiện nhiều biện pháp huy động như trích từ lợi nhuận hàng năm, vay ngân hàng, đặc biệt do số vốn của nhà nước cấp cho Tổng công ty quá ít, ban đầu chỉ là 8,865 tỷ đồng, sau nhà nước cấp thêm 4,8 tỷ đồng. Do vậy để số vốn của Tổng công ty luôn ổn định phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh Tổng công ty đã thực hiện nhiều biện pháp huy động thêm các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn vay từ ngân hàng còn sử dụng nguồn vốn huy động từ cán bộ công nhân viên, nguồn tín dụng thương mại. II. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trước năm 1998 gặp nhiều khó khăn, kinh doanh không ổn định, sản xuất kém phát triển dẫn đến người lao động không đủ việc làm thu nhập thấp dẫn đến đời sống còn nhiều khó khăn. Trước tình hình đó ban Giám đốc cùng với ban chấp hành công đoàn Tổng công ty đã phối hợp tìm ra hướng đi cho đơn vị với tinh thần trách nhiệm năng động, sáng tạo, giám nghĩ giám làm với những bước đi thích hợp. Do vậy từ năm 2000 tới nay Tổng công ty liên tục kinh doanh có lãi, sản xuất mở rộng, bảo toàn và phát triển vốn. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, người lao động có việc làm ổn định, đời sống của công nhân viên được cải thiện cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Có được kết quả trên là do Tổng công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã mạnh dạn thực hiện các giải pháp: - Đầu tư mở rộng phát triển sản xuất từ năm 2000 đến năm 2003 với tổng số vốn là 53,933 tỷ đồng trong đó + Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bánh kẹo trên dây chuyền sản xuất hiện đại của CHLB Đức nhằm tạo năng suất chất lượng, hình thức hấp dẫn người tiêu dùng trong cả nước (đặc biệt từ Quảng Bình trở ra) và bước đầu xuất khẩu sang Lào hàng ngàn tấn bánh kẹo, tạo thu nhập ổn định cho gần 450 lao động mới là cán bộ công nhân viên của Tổng công ty và lao động ngoài xã hội. + Xây dựng mới 8000m2 và sửa chữa lớn 10000 m2 kho để kinh doanh và bảo quản hàng hoá. + Sửa chữa và nâng cấp 2 khách sạn ở Hà Nội và Việt Trì Phú Thọ. + Mua 30 xe ôtô vận tải để vận chuyển hàng hoá và kinh doanh. - Đẩy mạnh kinh doanh, kết hợp kinh doanh nội địa với xuất khẩu, duy trì kinh doanh có hiệu quả các mặt hàng truyền thống, đồng thời mạnh dạn kinh doanh tổng hợp khi có đủ điều kiện và thời cơ thuận lợi. - Mở rộng chiếm lĩnh thị trường trong nước. Hiện nay công ty đã có 28 nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh, trạm, cửa hàng, khách sạn và 180 đại lý tại các tỉnh thành kể cả ở vùng sâu vùng xa đặc biệt là từ Quảng Bình trở ra. - Đối với thị trường nước ngoài: như là Trung Quốc, Nhật, ấn Độ, Lào…tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm thị trường nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các thị trường đầy tiềm năng này. Đẩy mạnh công tác xúc tiến để tăng kim ngạch xuất khẩu nhằm từng bước thâm nhập, chiếm lĩnh các thị trường này vì đây là thị trường tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. - Không chỉ hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà từ năm 1997 đến nay Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. + Tài sản, tiền vốn của Tổng công ty được bảo toàn và phát triển, quy mô của Tổng công ty đã lớn gấp nhiều lần kể từ khi thành lập. + Chấp hành các chủ trương các chính sách của Đảng, pháp luật quyết định của địa phương trong quá trình sản xuất và kinh doanh. + Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, địa phương đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho người lao động. Phần III Nhận xét và kết luận I. Nhận xét về môi trường kinh doanh tại Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc. Trong những năm qua tình hình kinh tế, xã hội nước ta tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ song vẫn trong tình trạng khó khăn lạc hậu, đặc biệt hành lang pháp lý chưa ổn định, vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế cũ, nạn quan liêu. Nguyên tắc của cơ chế chữ đã làm hạn chế tình năng động, sáng tạo của người công nhân trong thời đại mới. Trong vài năm gần đây tình hình kinh tế của các nước trong khu vực có những biến động lớn, sự không ổn định của thị trường khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc nói riêng. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thương mại. Bên cạnh những khó khăn trên, sự cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài, một mặt đem lại động lực phấn đấu nhằm hoàn thiện sản phẩm, thúc đẩy công tác nghiên cứu các phương pháp mới trong kinh doanh nhằm tiếp cận và đáp ứng tốt nhất thị hiếu người tiêu dùng, mặt khác các sản phẩm có chất lượng cao được sản xuất từ các doanh nghiệp bạn là một thách thức không nhỏ đối với Tổng công ty, bên cạnh đó nạn hàng giả, hàng lậu, sự yếu kém trong công tác quản lý thị trường …vẫn đang gây sức ép, và là cản trở lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty nói riêng. Trong tình hình khó khăn của cả nước. Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc cũng không là ngoại lệ. Cơ chế quản lý chồng chéo, nguyên tắc đã hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó tình trạng thiếu vốn, thiếu lao động, nguyên liệu sản xuất, cơ sở vật chất… Đứng trước tình hình khó khăn đó Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc đã nỗ lực không ngừng và kết quả sản xuất kinh doanh là một minh chứng rõ nhất cho những cố gắng của Tổng công ty. Thêm vào đó, các đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường xuất hiện ngày càng nhều, lại là những công ty lớn, có tiềm lực như: Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. Công ty bánh kẹo Hải Châu, công ty bánh kẹo Hải Hà… Đây là một thách thức không nhỏ đối với Tổng công ty ta. II. Những ưu điểm, khó khăn tồn tại, phương hướng phát triển và biện pháp khắc phục. Trong cơ chế thị trường đầy năng động hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng với nhau trước pháp luật. Bên cạnh đó, nhà nước còn ban hành nhiều chính sách về kinh tế, tài chính, pháp luật cởi mở nhằm tạo điều kiện, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp đều cố gắng hết sức để đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy vậy trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mình và Tổng công ty cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng - Công tác thị trường, tìm kiếm, duy trì và gắn kết bạn hàng đã làm tốt nhưng so với tiềm năng thì vẫn còn chứ xứng. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác marketing, xúc tiến tìm kiếm thị trường nhằm đảm bảo đầu ra ổn định, không ngừng nâng cao doanh số và lợi nhuận. Thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc khách hàng, tạo uy tín ngày một cao trong lòng khách hàng. - Chưa xây dựng được mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Vì vậy cần chú trọng công tác nghiên cứu tìm kiếm thị trường ngoại, tận dụng ưu thế về giá, ưu đãi về thuế, nhân công… Để tăng cường cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Tổng công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, do vậy được hưởng sự ưu đãi của nhà nước trong việc khuyến khích xuất khẩu. - Tổng công ty được sự giúp đỡ tận tình có hiệu quả của các cơ quan cấp trên như chính phủ và Bộ thương mại… Các cơ quan này luôn tạo điều kiện cho cơ quan hoạt động. Đặc biệt trong năm 1999, ngoài nhiệm vụ kinh doanh thông thường, Tổng công ty được Bộ thương mại giao nhiệm vụ tạm trữ và chuẩn bị tiêu thụ đường (theo tinh thần nghị quyết hội nghị TW 4 đến năm 2000 nước ta không những không phải nhập khẩu đường mà còn có thể xuất khẩu đường). Tổng công ty đã nghiêm túc triển khai đến các đơn vị thành viên, thành lập ban đường và trực tiếp đi các địa phương điều tra khảo sát, chuẩn bị cơ sở nhằm thiết lập mạng lưới sản xuất và tiêu thụ nội địa, tích cực tìm kiếm thị trường ngoại chuẩn bị xuất khẩu đủ các điều kiện cho phép. Trong năm 2004 tình hình kinh tế đất nước và diễn biến thị trường sẽ còn nhiều khó khăn và phức tạp. Vì vậy, Tổng công ty đã chủ trương đạt ra kế hoạch và tổ chức thực hiện bằng các biện pháp thiết thực, nhằm hoàn thành kế hoạch như đã đặt ra. Tăng cường giáo dục chính trị, tuyên truyền pháp luật sâu rộng tới từng nhân viên. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư mạnh hơn cho công tác sản xuất chế biến, chú trọng về hoạt động dịch vụ, chi tiết là: - Đẩy mạnh kinh doanh nội địa - Củng cố và mở rộng mặt hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt xuất khẩu trong đó chú trọng các sản phẩm nông sản thực phẩm mà Tổng công ty đang có thế mạnh. - Đầu tư mạnh hơn, toàn diện hơn vào lĩnh vực chế biến. - Chú trọng về lĩnh vực hoạt động khách sạn và cho thuê kho bãi. - Tăng cường công tác quản lý tài chính - Hoàn thành công tác quản lý cán bộ và lao động tiền lương. - Tổ chức công tác thi đua khen thưởng. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh hoạt động đoàn thể quần chúng. - Chăm lo đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Kết luận Qua quá trình thực tập tổng hợp tại Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc em đã có dịp tìm hiểu cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp. Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ thương mại. Thực hiện kinh doanh trên các lĩnh vực: kinh doanh, sản xuất các mặt hàng liên quan tới thực phẩm và các mặt hàng khác, kinh doanh nhà hàng khách sạn và cho thuê kho bãi. Lĩnh vực kinh doanh hết sức rộng và đầy tiềm năng, đặc biệt với đất nước ta một đất nước nông nghiệp thì việc tìm đầu ra cho nông sản thực phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phẩn thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước. Quá trình thực tập tại đây em nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này, cảm ơn những người đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề, báo cáo thực tập tổng hợp này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC443.doc
Tài liệu liên quan