Đặc điểm bệnh nhân béo phì tại khoa dinh dưỡng bệnh viện nhi đồng I

61,8% bệnh nhân là béo phì nặng so với 35,2% của Phạm Thị Thục [ 3 ] và 64,4% của Lê Quang Hùng [3]. Như vậy so với Hà Nội thì bệnh nhân của chúng tôi đi khám và điều trị béo phì muộn hơn. 97,2% bệnh nhân tới khám là béo phì ngoại vi, tương tự vơi lô nghiên cứu của Lê Quang Hùng [3] trẻ em chủ yếu là béo phì toàn thân chứ không béo phì kiểu trung tâm như người lớn. Tuy nhiên, theo Mo – Suwan L[6] thì vòng eo của trẻ béo phì cao hơn trẻ bình thường một cách có ý nghĩa.

Đây là một lợi điểm cho sức khỏe của trẻ, có lẽ do trẻ hoạt động nhiều hơn người lớn hoặc chưa có sự thống nhất chỉ số vòng eo/ vòng hông để đánh giá béo phì trung tâm ở trẻ em, điều này cần được nghiên cứu thêm.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh nhân béo phì tại khoa dinh dưỡng bệnh viện nhi đồng I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7%, năm 1999 là 1,1%, năm 2000 là 2,7% [3]. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995 tỉ lệ trẻ em ở một quận nội thành bị béo phì 4- 5 tuổi là 2,5%, 3 - 4 tuổi là 1,1% nhưng đến năm 2000 tỉ lệ này là 8,4% và 3,5% với tuổi tương đương [2]. Theo Nguyễn Thị Kim Hưng [2] tỉ lệ trẻ em béo phì dưới 5 tuổi tăng từ 2,0% (1996) đến 2,1%( 1999), 3,1% ( 2000 ) và 3,2% ( 2001). Những hiểu biết của phụ huynh về béo phì trẻ em và ý thức phòng chống còn hạn chế. Nhiều người còn cho rằng trẻ em béo là khoẻ, là tốt và không muốn điều trị cho con. Họ chỉ quan tâm khi có những biến chứng lâm sàng, thực sự điều này đã muộn và khó điều trị. Xuất phát từ tình hình như vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần tìm hiểu thêm về đặc điểm bệnh nhân béo phì đến khám và điều trị tại khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I đồng thời bước đầu nhận xét hiệu quả phương pháp tham vấn cá nhân để điều trị trị béo phì . 1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mô tả những đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân béo phì tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I 2. Tìm yếu tố nguy cơ của béo phì nặng và biến chứng của béo phì nặng. 3. Đánh giá kết quả điều trị béo phì bằng phương pháp tham vấn dinh dưỡng và luyện tập của Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I. 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả và phân tích cho mục tiêu mô tả và phân tích Mô tả theo chiều dọc cho mục tiêu xác định hiệu quả điều trị Cỡ mẫu : 330 bệnh nhân béo phì đến khám tại khoa dinh dưỡng cho mục tiêu 1 và 2. Riêng cho mục tiêu 3 , chúng tôi tổng kết 81 bệnh nhân béo phì hiện đang điều trị tại Khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng I từ 01-01-1996 đến tháng 4 -2002. Phân tích dữ kiện: Dữ kiện được phân tích bằng phầm mềm EPI-INFO 6.04c. Sử dụng tần số và tỉ lệ % cho những thống kê mô tả. Phép kiểm c2 ở mức ý nghĩa a = 0,05 được sử dụng để xác định các mối liên quan cho những so sánh yếu tố nguy cơ và biến chứng của béo phì nặng. Mức độ liên quan được đo lường bằng tỉ số số chênh (OR: odds ratio) và khoảng tin cậy 95% của OR. Với biến số liên tục sự so sánh được thực hiện với phương pháp phân tích phương sai (ANOVA). Trong trường hợp phương sai của các nhóm không đồng nhất thì phép kiểm Krusmal Wallis được áp dụng. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm bệnh nhân béo phì : Tổng số bệnh nhân là 330 3.1.1. Đặc điểm dịch tễ, gia đình và tiền căn nuôi dưỡng Bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ ( 62,3% so với 37,7%). Lứa tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là lứa tuổi tiểu học ( 56%), sau đó là lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông ( 28,5%) và ít nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Vì Bệnh viện Nhi đồng I ở Thành phố Hồ Chí Minh, nên đa số bệnh nhân ( 73,9% ) ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại ( 26,1%) . Dân tộc Kinh chiếm 94,8%, 5,2% là dân tộc Hoa, 24,2% cân nặng lúc sanh cao, đa số bệnh nhân là con cưng ( 93,9% là con út, con một ) của gia đình ít con ( 78,3% gia đình có từ 1 đến 2 con ). Đa số trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ ( 65,2% ). Những đặc điểm trên phù hợp với những nghiên cứu khác trong nước ( 3. ). 69,3% bệnh nhân được cha mẹ tự đưa con đến khám, Trần Thị Hồng Loan [2] 80,8% cha mẹ trẻ em thừa cân bíêt là “béo phì là không tốt”, nhưng trong số họ 25% phụ huynh không biết con mình bị thừa cân và đáng nói hơn , khi biết con mình bị thừa cân thì 19,2% không muốn con giảm cân. Theo Nguyễn Thìn [24], 67,7% cha mẹ của trẻ béo phì cho béo phì là đẹp và 32,3% không muốn điều trị cho con. Quek CM [8 ], 62% cha mẹ có con béo phì không muốn giảm cân cho con. Như vậy, tương tự như ngoài cộng đồng 1/3 bậc phụ huynh không muốn điều trị béo phì cho con. Tương tự giữa nước ta và các nước đang phát triển – nền kinh tế mới trải qua một thời kỳ khó khăn, mối lo sợ suy dinh dưỡng còn đang ám ảnh mọi người thì ý thức về béo phì còn rất hạn chế nên đây cũng là một trở ngại cho công tác phòng chống béo phì [ 2]. Đây cũng là một yếu tố nguy cơ cho béo phì trẻ em vì nếu điều trị muộn thì khó thành công và hậu quả sức khỏe của trẻ vẫn bị ảnh hưởng và có lẽ đây cũng là lý do khiến tỉ lệ béo phì nặng cao ở những trung tâm điều trị [3]. Học vấn của cha và mẹ rải đều từ tiểu học tới trên trung học phổ thông . Như vậy không nhất thiết người có trình độ học vấn thấp con mới bị béo phì mà ngay cả những người có học vấn cao con cũng bị béo phì. Tỉ lệ 23,5% cha và 10,3% mẹ của bệnh nhân béo phì có học vấn trên Đại học lại là một gợi ý về thu nhập gia đình ổn định hoặc cao nên trẻ dễ bị béo phì tương đương với các nghiên cứu khác [ 2,3]. Nhưng,theo Nguyễn Thìn [3], 38,9% cha mẹ bệnh nhân có bằng đại học và trung học chuyên nghiệp so với 78,4% nhóm chứng. Sự khác biệt này có thể cần nghiên cứu thêm về hiểu bíết béo phì của phụ huynh. 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Theo nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 2,7% bệnh nhân bị cao huyết áp. 86,7% bệnh nhân có tỉ lệ mỡ cao, có 39,1% bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, 18,3% bệnh nhân có rối loạn đường máu thì 6,1% có mức đường máu thấp và 12,2% có mức đường máu cao, 74,3% bệnh nhân tăng triglycerides, 12,3% bệnh nhân tăng cholesterol, 13,9% bệnh nhân tăng LDL cao hơn mức bình thường và 11,7% bệnh nhân giảm HDL thấp hơn mức bình thường. Các biến chứng lâm sàng khác như đau đầu, ngủ ngáy, thở mệt, đau khớp gối, đau lưng thì có đến 69,8% bệnh nhân có ít nhất một trong các biến chứng này; 26,8% bệnh nhân thở mệt, 42,8% ngủ ngáy. Sự khác biệt có thể do cỡ mẫu và mức độ béo phì khác nhau, nhưng tỉ lệ bất thường về những thành phần lipid trong máu của bệnh nhân chúng tôi là một trong những biến chứng của béo phì trẻ em cần phải lưu ý vì nó làm tăng yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Và điều quan trọng là huyết áp người lớn liên quan nhiều tới những biến đổi béo phì lúc nhỏ hơn là cân nặng lúc trưởng thành. Và nếu sự thay đổi lipid máu của bệnh nhân khi còn trẻ là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do tim mạch khi trưởng thành như một số nghiên cứu khác [33] thì bệnh nhân của chúng tôi đã có những nguy cơ này và đây là điều cần được lưu ý khi điều trị và khuyến cáo với cha mẹ bệnh nhân “ không nên chủ quan với tình trạng béo phì của con em mình”. so với 64,4% của Lê Quang Hùng [3]; so với 100% béo phì nặng ngủ ngáy của Loder LT [ 7], 13,3% bệnh nhân béo phì nặng bị ngưng thở lúc ngủ của Chay- OM[ 7]. Những biến chứng này là những dấu hiệu muộn của tình trạng dư cân do tăng khối lượng mỡ cơ thể làm giảm thể tích phổi, hẹp đường thở làm giảm chức năng hệ hô hấp và gây cản trở hoạt động của bệnh nhân góp phần làm béo phì nặng thêm. Thường bệnh nhân đi khám khi có những dấu hiệu này và thường khám các chuyên khoa khác sau đó mới được gởi tới khám béo phì . Các biến chứng khác ( đau đầu, đau lưng, đau khớp gối ) thì tỉ lệ ít hơn có lẽ do bệnh nhân mới bị béo phì chưa có biến chứng hoặc bệnh nhân đang được điều trị tại chuyên khoa khác. 3.1.3. Mức độ và loại béo phì 61,8% bệnh nhân là béo phì nặng so với 35,2% của Phạm Thị Thục [ 3 ] và 64,4% của Lê Quang Hùng [3]. Như vậy so với Hà Nội thì bệnh nhân của chúng tôi đi khám và điều trị béo phì muộn hơn. 97,2% bệnh nhân tới khám là béo phì ngoại vi, tương tự vơiù lô nghiên cứu của Lê Quang Hùng [3] trẻ em chủ yếu là béo phì toàn thân chứ không béo phì kiểu trung tâm như người lớn. Tuy nhiên, theo Mo – Suwan L[6] thì vòng eo của trẻ béo phì cao hơn trẻ bình thường một cách có ý nghĩa. Đây là một lợi điểm cho sức khỏe của trẻ, có lẽ do trẻ hoạt động nhiều hơn người lớn hoặc chưa có sự thống nhất chỉ số vòng eo/ vòng hông để đánh giá béo phì trung tâm ở trẻ em, điều này cần được nghiên cứu thêm. 3.2. Mối liên quan giữa mức độ béo phì với các đặc điểm cuả bệnh nhân 3.2.1. Mối liên quan giữa mức độ béo phì với những yếu tố dịch tễ Bảng 3.2.1. Mối liên quan giữa mức độ béo phì và những yếu tố dịch tễ Mứùc độ béo phì Nặng Nhẹ OR KTC 95% p n % n % Tuổi 2 – < 6 tuổi 6 -< 10 tuổi 10 – 15 tuổi 23 116 49 48,9 66,3 57,0 24 59 37 51,1 33,7 43,0 0,06 Giới Nam Nữ 124 64 65,3 54,2 66 54 34,7 45,8 1,58 1,1-2,6 0,05 Dân tộc Kinh Hoa 171 13 59,6 81,3 116 3 40,4 18,8 0,34 0,06-1,28 0,08 Địa phương Tp Hồ chí minh Tỉnh 136 52 59,9 64,2 91 29 40,1 35,8 0,83 0,47-1,45 0,49 Số con < 2 con > 2 con 146 41 60,1 66,1 97 21 39,9 33,9 0,77 0,41 – 1,43 0,38 Thứ tự con Con đầu Con út Con thứ 121 55 12 60,5 61,8 66,7 79 34 6 39,5 38,2 33,3 0,86 Cân nặng lúc sanh < 2500 gr 2500 – 3500gr > 3500 gr 10 128 48 52,6 60,7 64,0 9 83 27 47,4 39,8 36,0 0,65 Nhận xét : Không có sự khác biệt về béo phì nặng và béo phì nhẹ ( p > 0,05) giữa các yếu tố Tuổi , Dân tộc, Địa phương, Số con trong gia đình, Thứ tự con và Cân nặng lúc sanh Trẻ nam béo phì nặng nhiều hơn trẻ nữ một cach đáng kể ( 65,3% so với 54,2%) với ( p = 0,05). Nguy cơ béo phì nặng của trẻ nam cao gấp 1,58 lần so với trẻ nữ với khoảng tin cậy 95% (1,1 – 2,6) 3.2.2. Mối liên quan giữa mức độ béo phì với những yếu tố gia đình Bảng 3.2.2. Mối liên quan giữa mức độ béo phì với yếu tố gia đình Mức độ béo phì Nặng Nhẹ OR KTC95% p n % n % TTDD của cha Thừa cân Không thừa cân 51 116 63,0 61,1 30 74 37,0 38,9 1,08 0,96-3,65 0,76 TTDD của mẹ Thừa cân Không thừa cân 45 135 72,6 59 17 94 27,4 41,0 1,84 1,01 -3,48 0,05 Học vấn cha Cấp I Cấp II Cấp III > Cấp III 8 65 74 39 72,7 63,7 61,7 56,5 3 37 46 30 27,3 36,3 38,3 39,7 0,67 Học vấn mẹ Cấp I Cấp II Cấp III > Cấp III 21 84 61 21 70,0 65,1 52,1 67,7 9 45 56 10 30,0 34,9 47,9 32,3 0,09 Nghề cha CNV Doanh nghiệp tư nhân Khác 44 59 84 59,5 62,1 62,2 30 36 51 50,5 37,9 37,8 0,91 Nghề mẹ CNV Doanh nghiệp tư nhân Khác 18 26 144 66,7 57,8 61,3 9 19 91 33,8 42,2 38,7 0,75 Lý do khám Tự đến Bác sĩ gởi 132 54 63,5 55,7 76 43 36,5 44,3 1,38 0,82-2,32 0,19 Anh em BP Có Không 30 145 57,7 62 22 89 42,3 38 0,84 0,744-1,63 0,56 Nhận xét : Không có khác biệt giữa béo phì nặng và béo phì nhẹ trong các yếu tố gia đình như Tình trạng dinh dưỡng của cha, Học vấn cha và mẹ, Nghề cha và mẹ, Ý thức về khám béo phì cho con, Có Anh (chị) em béo phì ( p > 0,05) Mẹ bị thừa cân có nhiều con béo phì nặng hơn mẹ có cân nặng bình thường ( 72,6% so với 59,0% %) một cách đáng kể ( p = 0,05). Nguy cơ béo phì nặng của trẻ có mẹ thừa cân cao gấp 1,84 lần so với trẻ không có mẹ thừa cân với KTC 95% ( 1,01 – 3,48) Tuy chưa tìm thấy những nghiên cứu tương tự để so sánh nhưng có nhiều nghiên cứu ngoài cộng đồng [11, 21] thấy rõ mối liên quan giữa tình trạng thừa cân của mẹ với tình trạng béo phì của con. Điều này rất quan trọng vì mẹ là người ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ăn uống và nếp sinh hoạt của con. 3.2.3. Mối liên quan giữa mức độ béo phì với tiền căn nuôi dưỡng Bảng 3.2.3.1. Mối liên quan giữa mức độ béo phì với tiền căn nuôi dưỡng. Mức độ béo phì Nặng Nhẹ OR KTC95% p n % n % Bú mẹ Có Không 66 120 60,6 61,5 43 75 35,9 38,5 0,96 0,58 – 1,60 0,86 Thời gian bú mẹ < 12 tháng >12 tháng 84 77 62,2 55,8 51 61 37,8 44,2 1,30 0,78 - 2,18 0,28 Thời gian búbình < 24 tháng > 24 tháng 72 40 64,9 70,2 39 17 35,1 29,8 0,79 0,37- 1,64 0,49 TiềncănSDD Có Không 27 161 50,9 63,9 26 91 49,1 36,1 0,59 0,31- 1,12 0,07 Học bán trú Có Không 97 91 67,4 55,5 47 73 32,6 44,5 1,65 1,01 – 2,71 0,03 Nhận xét: Không thấy sự khác biệt giữa béo phì nặng và béo phì nhẹ trong những yếu tố bú mẹ, Thời gian bú mẹ, Thời gian bú bình và Tiền căn suy dinh dưỡng( p > 0,05) Trẻ học bán trú béo phì nặng nhiều hơn trẻ không học bán trú ( 67,4% so với 55,5%) một cách có ý nghĩa với p = 0,03. Nguy cơ béo phì nặng của trẻ học bán trú cao gấp 1,65 lần trẻ không học bán trú với KTC 95% (1,01 – 2,71) . So với các nghiên cứu khác [11,21] trẻ học bán trú béo phì nhiều hơn trẻ không học bán trú (10,2% so với 4,3% ở trẻ 5 – 7 tuổi ; 16,5% so với 7,95 ở trẻ 6 – 11 tuổi ). Theo Lê Thị Hải, 46,2% trẻ béo phì học bán trú trong khi chỉ có 24,8% trẻ bình thường học bán trú[ 3 ]. Như vậy, học bán trú trẻ bị béo phì và béo phì nặng nhiều hơn trẻ không học bán trú. Điều này đã được tác giả Trần Thị Hồng Loan [2] giải thích vì chế độ ăn và mức chi cho ăn uống của trẻ bán trú cao hơn trẻ không học bán trú. Hơn nữa một giả thiết được nêu ra là chương trình học của trẻ chiếm hết thời gian hoạt động ngoài trời của trẻ do đó trẻ càng có nguy cơ béo phì hơn. Chính vì vậy mà Tổ chức y tế thế giới [8] khuyến cáo chương trình kiểm soát cân nặng trẻ vào nhà trường thì mới có hiệu quả. 3.2.4. Mối liên quan giữa mức độ béo phì với triệu chứng lâm sàng Bảng 3.2.4.1. Mối liên quan giữa mức độ béo phì với triệu chứng lâm sàng Mức độ béo phì Nặng Nhẹ OR KTC 95% p n % n % Đau đầu Có Không 67 119 36,0 64,0 33 84 28,2 71,8 1,43 0,84 – 2,45 0,15 Thở mệt Có Không 54 132 29,0 71,0 30 87 25,6 74,4 1,19 0,68 – 2,08 0,52 Ngủ ngáy Có Không 95 91 51,1 48,9 37 80 31,6 68,4 2,25 1,35 – 3,78 0,0009 Đau gối Có Không 28 158 15,1 84,9 25 92 21,4 78,6 0,65 0,34 – 1,24 0,15 Đau lưng Có Không 5 181 2,7 97,3 6 110 5,2 94,8 0,51 0,12 – 2,05 0,26 Nhận xét : Không có sự khác biệt về những triệu chứng đau đầu, thở mệt, đau gối, đau lưng giữa béo phì nặng và béo phì nhẹ ( p > 0,05 ). - Ngủ ngáy : 51,1% Bệnh nhân béo phì nặng ngủ ngáy so với 31,6% bệnh nhân béo phì nhẹ ( p = 0,0009 ) Nguy cơ ngủ ngáy của bệnh nhân béo phì nặng cao gấp 2,25 lần so với béo phì nhẹ với KTC 95% ( 1,35 – 3,78 ) . Ngáy khi ngủ là biểu hiện của đường thở bị cản trở gây triệu chứng thiếu Oxy khi ngủ, nặng hơn có thể bị ngưng thở lúc ngủ [7] làm trẻ mệt mỏi , kích thích lúc ban ngày. Tuy chúng tôi chưa khai thác được những triệu chứng ngưng thở nhưng cũng thấy rằng cần phải cảnh báo nguy cơ này cho cha mẹ bệnh nhân đặc biệt trẻ béo phì nặng. Tuy vậy, theo thực tế thì cha mẹ bệnh nhân lại không lo ngại triệu chứng này mà lại cho rằng “ ngủ khỏe mới ngáy” ( ? ! ) - Tuy chưa có ý nghĩa thống kê về sự khác biệt giữ béo phì nặng và béo phì nhẹ trong triệu chứng đau đầu và đau gối ở mức tin cậy 95% nhưng nếu mức tin cậy thấp hơn ( 90%) thì sẽ có ý nghĩa hoặc có thể nếu mẫu lớn hơn sẽ có sự khác biệt, trẻ béo phì nặng đau đầu và đau gối nhiều hơn trẻ béo phì nhẹ. Điều này đáng quan tâm tới những biến chứng lâm sàng sớm ở bệnh nhân béo phì của chúng ta. 3.4.5. Mối liên quan giữa mức độ béo phì với những triệu chứng cận lâm sàng Bảng 3.2.5.1 . Mối liên quan giữa mức độ béo phì với triệu chứng cận lâm sàng Mức độ béo phì Nặng Nhẹ OR KTC 95% p n % n % Gan nhiễm mỡ Có Không 66 75 46,8 53,2 20 59 25,3 74,7 2,58 1,42 – 4,81 0,001 Triglyceride Bình thường Cao 20 97 17,1 82,9 24 44 35,3 64,7 2,65 1,25 – 5,60 0,005 Cholesterol Bình thường Cao 103 16 86,6 13,4 62 8 88,6 11,4 0,83 0,29 – 2,20 0,68 HDL Bình thường Thấp 106 14 88,3 11,7 61 9 87,1 12,9 1,12 0,40 – 2,96 0,80 LDL Bình thường Cao 105 13 89,0 11,0 56 14 80,0 20,0 2,09 0,81- 5,01 0,09 - Lipid máu, béo phì nặng có tỉ lệ tăng triglycerides cao hơn béo phì nhẹ ( 82,9% so với 64,7%, p = 0,005 ) và nồng độ triglycerides, VLDL cũng cao hơn béo phì nhẹ (170,034 ¡ 155,39mg/dl so với 132,765¡ 120,31 mg/dl, p = 0,0002 và 33,791 ¡ 30,6 so với 17,424 ¡ 25,06 mg/dl, p = 0,002) (bảng 3.4.5.2). Như vậy, béo phì càng nặng thì khả năng rối loạn chuyển hóa lipid càng cao và mức độ rối loạn càng nặng và đây là một trong những yếu tố nguy cơ cuả bệnh tim mạch, cao huyết áp… Chưa thấy sự khác biệt về cholesterol, LDL và HDL của độ béo phì, nhưng có lẽ vì mẫu còn nhỏ nếu mẫu lớn hơn sẽ có khả năng có khác biệt , nhưng nếu độ tin cậy là 90% thì có sự khác biệt của cholesterol, béo phì nặng cholesterol cao hơn béo phì nhẹ. Đường máu, không có sự khác biệt giữa béo phì nặng và béo phì nhẹ. Cả 2 nhóm mức độ đường máu đều ở trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân béo phì nặng bị gan nhiễm mỡ nhiều hơn béo phì nhẹ ( 46,8% so với 25,35% ) với p = 0,001. Bệnh nhân béo phì nặng bị gan nhiễm mỡ nhiều hơn béo phì nhẹ 2,58 lần. Như vậy có thể suy ra mức độ béo phì càng nặng thì sự tích tụ mỡ tại các tổ chức càng cao và đưa tới những biến đổi chức năng các cơ quan là hậu quả tất yếu. Vì vậy phòng béo phì là tốt nhất và cũng phải phát hiện sớm béo phì khi còn nhẹ để điều trị kịp thời tránh những hậu quả xấu cho chức năng cơ thể. Không nên có ý nghĩ chỉ điều trị khi béo phì nặng như quan niệm của các bậc phụ huynh “ béo phì là đẹp” [2]. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm những thay đổi men gan và chức năng gan của những bệnh nhân này. Bảng 3.2.5.2. Mối liên quan giữa mức độ béo phì với giá trị trung bình các triệu chứng cận lâm sàng Dấu hiệu Béo phì nặng ( x K 2SD ) Béo phì nhẹ ( x K 2SD ) p Triglyceride(mg/dl) 170,034K155,39 132,765 K120,31 0,0002 Cholesterol(mg/dl) 160,261 K70,94 152,771 K78,49 0,17 HDL(mg/dl) 43,102K19,99 42,242 K16,38 0,55 LDL(mg/dl) 83,246 K56,5 84,4 K67,03 0,8 VLDL(mg/dl) 33,791 K30,6 27,424 K25,06 0,002 Đường máu(mg/dl) 81,966 K30,79 82,286 K29,57 0,88 Nhận xét : Không có sự khác biệt sự bất thường Cholesterol, HDL và LDL cũng như giá trị trung bình cuả chúng với béo phì nặng và béo phì nhẹ ( p > 0,05 ) Bệnh nhân béo phì nặng bị tăng Triglycerides nhiều hơn béo phì nhẹ ( 82,9% so với 64,7% ), p = 0,005 . Nồng độ Triglycerides và VLDL trong máu của béo phì nặng cao hơn của béo phì nhẹ một cách đáng kể ( p = 0,0004 và p = 0,006 ) Bảng 3.2.5.3. Mối liên quan giữa tỉ lệ mỡ ( định lượng) và độ béo phì Tuổi Tỉ lệ mỡ của Béo phì nặng ( %) (ïx K2SD ) Tỉ lệ mỡ của Béo phì nhẹ( %) ( x K2SD ) P 10 tuổi 11 tuổi 12 tuổi 13 tuổi 14 tuổi 31,525 K11,14 33,978 K3,55 31,944 K7,57 31,60 K 0,00 36,20 K0,00 29,844 K3,51 28,467 K9,38 32,256 K2,33 31,30K6,758 32,667 K3,84 0,04* 0,001 0,47 0,94 0,25 Chung > 10 tuổi 31,405 K10,89 30,25 K7,64 0,004* Nhận xét : *Nhóm tuổi 10 và11 Béo phì nặng có tỉ lệ mỡ cao hơn béo phì nhẹ ( 31,525% và 33,978% so với 29,844% và 28,467% ) một cách đáng kể ( p = 0,04 và p = 0,001 ) Ở các nhóm tuổi khác thì tỉ lệ mỡ giữa béo phì nặng và béo phì nhẹ không có sự khác biệt ( p > 0,05) **Béo phì nặng có tỉ lệ mỡ cao hơn béo phì nhẹ ( 31,405 % so với 30,25% ) một cách có ý nghĩa ( p = 0,004 ), Bảng 3.2.5.3. Mối liên quan giữa mức độ béo phì với với tỷ lệ mỡ ( định tình) Mức độ béo phì Nặng Nhẹ p n % n % Tỷ lệ mỡ Thấp Trung bình Cao 0 3 52 0,0 5,5 94,5 2 7 27 5,6 19,4 75,0 0,01 Nhận xét : Bệnh nhân béo phì nặng có tỉ lệ mỡ cao nhiều hơn béo phì nhẹ ( 94,5% so với 75%) ( p = 0,01) Tóm lại , độ béo phì có liên quan với những yếu tố giới, tình trạng dinh dưỡng của mẹ, học bán trú, ngủ ngáy, gan nhiễm mỡ , triglycerides, LDL, VLDL và tỉ lệ mỡ với p < 0,05 và độ tin cậy 95%. Còn một số yếu tố như tuổi, học vấn của mẹ, tiền căn có suy dinh dưỡng, đau đầu, đau gối, huyết áp tâm trương có thể có liên quan nếu lấy độ tin cậy là 90% (;= 0,1 ) 3.3. Kết quả điều trị 3.3.1. Đặc điểm bệnh nhân : Hồi cứu các hồ sơ điều trị béo phì tại khoa dinh dưỡng ít nhất là 3 tháng. Kết quả được 81 bệnh nhân, trong đócó 60 ( 74,1 %) bệnh nhân nam và 21 ( 25,9 %) bệnh nhân nữ. Với tuổi trung bình là 8 tuổi (thấp nhất: 24 tháng; cao nhất: 15 tuổi). Lứa tuổi nhỏ chiếm tỉ lệ thấùp nhất (4,9%), cao nhất là lứa tuổi tiểu học ( 67,9%), còn lại là lứa tuổi lớn ( 27,2% ). 3.3.2. Kết quả điều trị Thời gian điều trị trung bình là 11 tháng ( ngắn nhất : 3 tháng, dài nhất: 59 tháng) Số lần tái khám trung bình: 5 lần (ít nhất: 2 lần; nhiều nhất:18 lần) Bảng 3.3.2. Những biến đổi lâm sàng và cận lâm sàng Trước và Sau điều trị Dấu hiệu Trước điều trị ( xK2SD ) Sau điều trị ( x K2SD ) Hiệu số trung bình sau – trước p Cânnặng/chiềucao(%) 145,93 K31,16 142,39 K 38,77 - 6,407 0,02 BMI 23,78K6,85 23,08K7,22 - 0,772 0,0006 Tỷ lệ mỡ (%) 32,46 K5,31 30,68 K6,41 - 2,375 0,006 Huyết áp(mmHg) Tâm thu Tâm trương 98,91 K18,46 58,84 K12,62 100,37 K16,53 59,828 K 9,55 0,435 0,161 0,71 0,82 Trong nghiên cứu của chúng tôi vì bệnh nhân từ lứa tuổi nhỏ đến lớn nên phải sử dụng hai chỉ số CN/ CC và BMI để đánh giá tình trạng béo phì. Kết quả điều trị được đánh giá theo chỉ số CN/CC và BMI, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm máu về thành phần lipid, đường máu, tỉ lệ mỡ cơ thể. Về chỉ số nhân trắc: CN/ CC giảm một cách có ý nghĩa thống kê: 145,9 ¡ 31,16% trước điều trị xuống 142,39 ¡ 38,77% sau điều trị với (hiệu số sau trước là – 6,407 và p = 0,02). BMI cũng giảm một cách đáng kể: 23,78 ¡ 6,85 trước điều trị xuống 23,08 ¡ 7,22 với hiệu số sau trước là – 0,772 và p = 0,0006. Kết quả này cũng tương tự tác giả Sothern. M [76]. Biểu hiện của hiệu quả của phương pháp điều trị hiện đang áp dụng tại Bệnh viện Nhi đồng I. Như vậy, tham vấn cá nhân chính là phương pháp tiếp cận tốt để thay đổi hành vi của trẻ và trẻ tự giác tham gia điều trị . 3.3.2.Những biến đổi cận lâm sàng Bảng 3.3.2.1. Những biến đổi cận lâm sàng trước và sau điều trị Dấu hiệu Trước điều trị ( xK2SD ) Sau điều trị ( x K2SD ) Hiệu số trung bình sau – trước p Triglycerides(mg/dl) 163,58 K141,69 131,0K94,94 5,429 0,13 Cholesterol ( mg/dl) 162,28 K61,44 148,48 K63,34 -13,364 0,07 LDL ( mg/dl) 91,05 K54,52 81,39 K60,024 -12,381 0,04 VLDL ( mg/dl) 34,683 K 36,38 26,857 K18,03 - 14,5 0,12 HDL ( mg/dl) 39,72 K19,08 41,61 K10,93 + 5,045 0,01 Đường máu ( mg/dl) 90,01 K28,81 84,04K37,656 - 8,682 0,08 Nhận xét : Kết quả điều trị có hiệu quả biểu hiện sự thay đổi có ý nghĩasau điều trị : LDL giảm ( p = 0, 04) và Tăng HDL ( p = 0,01 ) Không có sự khác biệt trước và sau điều trị của Triglycerides, cholesterol, VLDL, đường máu và huyết áp ( p > 0,05 ). Tuy nhiên nếu độ tin cậy là 90% (; = 0,1 ) thì có sự thay đổi của Cholesterol và đường máu. -Tỉ lệ mỡ bệnh nhân cũng giảm một cách đáng kể sau điều trị từ 32,46 ¡ 5,31% xuống 30,68 ¡ 6,41% với hiệu số sau trước là – 2,376 và P = 0,006. - Có sự thay đổi một cách có ý nghĩa các chỉ số LDL và HDL, LDL giảm từ 91,05 ¡ 54,52 mg/dl trước điều trị xuống 81,39 ¡ 60,02 mg/dl sau đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá đặc điểm bệnh nhân béo phì tại khoa dinh dưỡng bệnh viện nhi Đồng I,.doc
Tài liệu liên quan