Đặc điểm, chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng

 

CHƯƠNG I 1

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BẢO LÃNH 1

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1. Khái niệm, chức năng và vai trò của Ngân hàng thương mại 1

1.1. Sự ra đời của Ngân hàng thương mại 1

1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại 3

2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 4

2.1 Hoạt động huy động vốn 4

2.2 Hoạt động sử dụng vốn 6

2.3 Hoạt động trung gian 7

II. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1. Khái niệm bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 8

2. Các yếu tố trong bảo lãnh . 8

2.1 Các bên trong bảo lãnh. 9

2.2 Phí bảo lãnh. 9

III. ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG. 10

1. Đặc điểm của bảo lãnh Ngân hàng. 10

1.1 Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau: 10

2. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng. 11

2.1 Chức năng bảo đảm. 11

2.2 Chức năng tài trợ. 12

2.3 Chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng. 12

3.Vai trò của bảo lãnh ngân hàng. 13

3.1 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng đối với doanh nghiệp: 13

3.2 Vai trò bảo lãnh đối với ngân hàng : 13

2.3 Vai trò bảo lãnh đối với nền kinh tế. 14

IV. PHÂN LOẠI BẢO LÃNH NGÂN HÀNG . 15

1. Các loại bảo lãnh ngân hàng . 15

1.1.1 Bảo lãnh dự thầu. 16

1.1.2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 17

1.1.3 Bảo lãnh hoàn thanh toán (bảo lãnh tiền ứng trước). 17

1.1.4 Bảo lãnh thanh toán 18

1.1.5 Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng. 18

1.1.6 Bảo lãnh vay vốn ( bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay) 19

1.1.7 Một số loại bảo lãnh khác: 19

1.2 Phân loại theo cách mở bảo lãnh. 21

1.2.1 Bảo lãnh trực tiếp: 21

1.2.2 Bảo lãnh trực tiếp và Ngân hàng thông báo: 23

1.2.3 Bảo lãnh gián tiếp 24

1.3.1 Bảo lãnh trong nước: 26

1.3.2 Bảo lãnh ngoài nước: 26

1.4 Phân loại theo hình thức sử dụng. 27

1.4.1 Bảo lãnh vô điều kiện ( bảo lãnh theo yêu cầu). 27

1.4.2 Bảo lãnh có điều kiện: 27

2. Một số mô hình bảo lãnh chủ yếu. 27

2.1 Mô hình một ngân hàng bảo lãnh: 28

2.2 Mô hình nhiều ngân hàng bảo lãnh: 28

2.2.2 Mô hình tái bảo lãnh. 28

3. Các hình thức phát hành bảo lãnh. 28

4.Sự cần thiết của nghiệp vụ bảo lãnh trong điều kiện ngày nay 28

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 3658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm, chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Leasing Bảo lãnh Tư vấn tài chính, môi giới II. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm bảo lãnh của Ngân hàng thương mại Trước khi đưa ra khái niệm bảo lãnh trong ngân hàng, chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm bảo lãnh ở một số lĩnh vực khác . Trong pháp luật dân sự nước ta khái niệm bảo lãnh được nêu trong điều 366 Bộ luật Dân Sự: “ Bảo lãnh là việc người thứ ba ( gọi là người bảo lãnh ) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh), nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ ...” Trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế: “ Bảo lãnh tài sản là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết ...” Từ đó ta đưa ra khái niệm chung về bảo lãnh như sau: “ Bảo lãnh là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi nếu người xin bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với bên yêu cầu bảo lãnh “. * Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: Theo điều 2 trong Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ( ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN14 ngày 25 tháng 08 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ): “ Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. . 2. Các yếu tố trong bảo lãnh . 2.1 Các bên trong bảo lãnh. Một giao dịch bảo lãnh bao giờ cũng liên quan đến ba bên: Bên bảo lãnh, Bên được bảo lãnh, và Bên thụ hưởng. Quan hệ giữa các bên được quy định bởi các hợp đồng khác nhau, độc lập với nhau. Bên bảo lãnh: Dùng uy tín của mình để đứng ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình. Bên được bảo lãnh: là các khách hàng yêu cầu được bảo lãnh, và là bên được ngân hàng cam kết thực hiện thay nghĩa vụ khi vi phạm hợp đồng . Bên nhận bảo lãnh: khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng thì bên nhận bảo lãnh sẽ được thanh toán khi có yêu cầu. Các hợp đồng liên quan đến các bên trong bảo lãnh : + Hợp đồng cơ sở giữa bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng. + Hợp đồng bảo lãnh giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh. + Hợp đồng giữa bên bảo lãnh với bên thụ hưởng ( được gọi là thư bảo lãnh của ngân hàng - bên bảo lãnh ). 2.2 Phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh là chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng do sử dụng dịch vụ này. Phí bảo lãnh phải đảm bảo bù đắp các chi phí bỏ ra của ngân hàng có tính đến rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu. Nếu xét bảo lãnh dưới góc độ một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh chính là giá cả của dịch vụ đó. Phí bảo lãnh có thể được tính bằng một số tiền cụ thể hoặc tính bằng một tỷ lệ (tỷ lệ này tính trên số tiền được bảo lãnh). Khi tính bằng tỷ lệ thì phí bảo lãnh được tính như sau: Phí bảo lãnh = Tỷ lệ phí * Số tiền bảo lãnh * Thời gian bảo lãnh. Trong đó: + Tỷ lệ phí (%): được quy định cụ thể tuỳ thuộc vào loại bảo lãnh và tuỳ vào từng bên bảo lãnh là khác nhau. + Số tiền bảo lãnh: là số tiền mà ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng + Thời gian bảo lãnh: Là thời hạn mà bên được bảo lãnh xin bảo lãnh. III. ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG. 1. Đặc điểm của bảo lãnh Ngân hàng. 1.1 Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau: Một thư bảo lãnh là một hợp đồng giữa 2 bên, thường là giữa Ngân hàng và Người thụ hưởng. Hợp đồng này độc lập với mối quan hệ trong hợp đồng cơ sở. Tuy nhiên để hiểu cơ chế hoạt động của những công cụ này, cần thiết phải hiểu rằng bảo lãnh không chỉ là mối quan hệ hai bên. Bảo lãnh là một quan hệ tạo thành trong mối quan hệ nhiều bên, bao gồm: - Mối quan hệ hợp đồng giữa Người được bảo lãnh và Người thụ hưởng. - Mối quan hệ hợp đồng giữa Người được bảo lãnh và Ngân hàng. Hợp đồng bảo lãnh sẽ không tồn tại nếu không có hai hợp đồng trên. Dù có sự phân chia, ba mối quan hệ này liên hệ lẫn nhau và các quan hệ này có ảnh hưởng đến nhau. 1.2 Sự độc lập của thư bảo lãnh; Đặc điểm quan trọng của thư bảo lãnh là sự độc lập của nó đối với hợp đồng cơ sở. Dù rằng mục đích của thư bảo lãnh là để đền bù cho Người thụ hưởng những tổn thất do việc Người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng cơ sở gây ra, nhưng Người thụ hưởng chỉ được đòi tiền theo thư bảo lãnh nếu việc đòi tiền đó phù hợp với những điều khoản, điều kiện đã được quy định trong thư bảo lãnh. Ngân hàng không thể viện cớ do những vấn đề phát sinh từ hợp đồng cơ sở để từ chối nghĩa vụ của mình. Vấn đề “Liệu trong thực tế Người được bảo lãnh thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với Người hưởng thụ hay không? Hoặc liệu người thụ hưởng có được quyền đòi tiền bồi thường như đã quy định trong hợp đồng cơ sở hay không?” không phải là vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng khi xem xét yêu cầu đòi tiền của Người thụ hưởng. Theo đó, một khi những điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh được thỏa mãn, Người thụ hưởng về mặt pháp lý được quyền yêu cầu đòi tiền và không cần thiết phải chỉ ra các vi phạm của Người được bảo lãnh bằng cách nào khác ngoài cách quy định trong thư bảo lãnh. Tuy nhiên, qui tắc độc lập này cũng loại trừ những trường hợp lừa đảo. Đối với Ngân hàng, qui tắc độc lập cũng có những thuận lợi. Khi người thụ hưởng có yêu cầu đòi tiền theo thư bảo lãnh, ngân hàng chỉ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra xem những điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh có được thỏa mãn hay không. Nhiệm vụ này được thực hiện một cách khá dễ dàng bởi thực tế các điều kiện trả tiền thường được lập dưới dạng chứng từ. Ví dụ; việc xuất trình các chứng từ đòi tiền bằng văn bản thường đính kèm một tuyên bố đơn phương của người thụ hưởng về việc vi phạm của ngưòi được bảo lãnh (đối với trường hợp bảo lãnh trả tiền theo yêu cầu đầu tiên) hoặc việc xuất trình các văn bản xác nhận của bên thứ 3 về việc vi phạm hợp đồng cơ sở (đối với trường hợp bảo lãnh chứng từ) hoặc việc xuất trình phán quyết của tòa án, trọng tài. Do vậy, ngân hàng không liên quan đến các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở giữa Người được bảo lãnh và Người thụ hưởng nên cũng không liên quan đến những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cơ sở giữa hai bên. Tuy nhiên tính chất độc lập của bảo lãnh cũng làm tăng rủi ro phải thanh toán hộ khi không có sự trung thực của bên yêu cầu bảo lãnh. 2. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng. 2.1 Chức năng bảo đảm. Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng. theo chức năng này người thụ hưởng sẽ nhận được sự bồi thường về mặt tài chính trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm cam kết. Tuy nhiên, người thụ hưởng chỉ được phép đòi tiền theo thư bảo lãnh nếu xuất trình được những chứng từ cần thiết theo đúng các điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh. Bằng việc chấp nhận phát hành thư bảo lãnh, ngân hàng coi như đó là nghĩa vụ của chính mình vì lợi ích của người được bảo lãnh. Nhưng trong thực tế khả năng xảy ra nghĩa vụ bồi thường của ngân hàng là rất nhỏ. Mặt khác bảo lãnh thường được sử dụng cho các thoả thuận phi mua bán như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng ... Do đó bảo lãnh không có chức năng thanh toán mà có chức năng bảo đảm. 2.2 Chức năng tài trợ. Ngân hàng phát hành bảo lãnh như một công cụ tài trợ giúp cho nhà thầu tham gia thay vì mang tiền đến đặt cọc thì chỉ cần bảo lãnh của ngân hàng. Trong trường hợp người thi công công trình hay thực hiên một hợp đồng mua bán có thể sẽ phải dùng đến một số vốn lớn trong một thời gian dài, người thi công sẽ yêu cầu từ người chủ một khoản tiền ứng trước. Lúc này ngân hàng sẽ phát hành bảo lãnh để đảm bảo cho người chủ sẽ úng trước tiền cho người thi công. Vậy khi xét bảo lãnh ngân hàng ở những mặt này rõ ràng bảo lãnh ngân hàng mang chức năng tài trợ. 2.3 Chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng. Bảo lãnh cho phép người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng cam kết trong suốt thời gian có hiệu lực của bảo lãnh và khi ngân hàng phải thực hiện việc trả tiền thì ngân hàng có quyền đòi số tiền này từ bên được bảo lãnh. Do đó người được bảo lãnh luôn luôn có một áp lực thúc đẩy họ hoàn tất hợp đồng đã ký kết một cách nhanh chóng. Mặc dù người thụ hưởng sẽ được nhận khoản tiền bồi thường khi có trục trặc xảy ra nhưng cái họ muốn là hợp đồng sẽ hoàn thành nên bảo lãnh mang ý nghĩa đốc thúc hoàn thành hợp đồng hơn là việc bồi hoàn. 2.4 Chức năng đánh giá năng lực nhà thầu. Trong giao dịch khi người bán yêu cầu đối tác phải có bảo lãnh cuả ngân hàng thì mới ký kết hợp đồng do nhiều nguyên nhân như : không hiểu rõ về nhau, chưa từng làm ăn lần nào... Nếu đối tác không có được bảo lãnh của ngân hàng và họ đưa ra các lý do để từ chối điều kiện phải có bảo lãnh thì người bán có thể đánh giá được ngay rằng đối tác của mình là người không đủ tin cậy để thực hiện giao dịch.Trong trường hợp đó người bán sẽ chấm dứt ngay quan hệ làm ăn với đối tác vì họ hiểu khi ngân hàng không đồng ý bảo lãnh cho đối tác của họ, tức là đối tác là người không có đủ uy tín và năng lực để thực hiện hợp đồng. 3.Vai trò của bảo lãnh ngân hàng. Trong giao dịch bảo lãnh, mỗi một chủ thể tham gia đều được hưởng lợi ích khác nhau từ dịch vụ này. Như vậy bảo lãnh có vai trò khác nhau với các bên tham gia. 3.1 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng đối với doanh nghiệp: Trong các quan hệ kinh tế không phải lúc nào các đối tác cũng tin tưởng nhau do rất nhiều nguyên nhân. Vì thế để đảm bảo an toàn quan hệ làm ăn, bên cung cấp thường yêu cầu bên kia phải có bảo lãnh của ngân hàng thì giao dịch mới được thực hiện. Do đó bảo lãnh ngân hàng đôi khi là yêu cầu bắt buộc để bước đầu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận tới hợp đồng. Một vai trò nữa của bảo lãnh ngân hàng cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp là khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này của ngân hàng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vốn đáng kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong khi đó doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí bảo lãnh tương đối thấp. Vai trò thứ ba của bảo lãnh ngân hàng là giúp tăng thêm uy tín của doanh nghiệp với các đối tác. Bởi vì một doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh chắc chắn sẽ đáng tin cậy hơn một doanh nghiệp không được ngân hàng bảo lãnh. 3.2 Vai trò bảo lãnh đối với ngân hàng : Đối với ngân hàng bảo lãnh là một trong các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế hay nói cách khác là ngân hàng “ bán” dịch vụ bảo lãnh. Vậy việc “ bán” này đem lại gì cho ngân hàng? Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh . Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản không nhỏ, nó chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các ngân hàng hiện nay. Một ưu điểm của bảo lãnh ngân hàng là không phải trả chi phí huy động như hoạt động cho vay, không mất chi phí cơ hội cho mục đích kinh doanh khác... Và mỗi khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chắc chắn thu được khoản phí này. Không chỉ đóng góp vào lợi nhuận, bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ trong ngân hàng và giúp làm giảm sự phụ thuộc lợi nhuận vào hoạt động tín dụng tức là đã giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn. Mặt khác thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh giúp ngân hàng làm tốt hơn chính sách khách hàng, vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng truyền thống, điều này giúp ngân hàng gắn bó hơn nữa với khách hàng truyền thống , vừa thu hút các khách hàng mới. Như vậy không chỉ giúp ngân hàng tăng thêm lợi nhuận từ hoạt động này mà còn thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng: huy động vốn, thanh toán, tín dụng ... Ngoài ra bảo lãnh nâng cao uy tín và tăng cường quan hệ của ngân hàng đặc biệt là trên trường quốc tế. Thông qua bảo lãnh ngân hàng tạo được thế mạnh, uy tín giúp tăng khách hàng và lợi nhuận. 2.3 Vai trò bảo lãnh đối với nền kinh tế. Sự tồn tại bảo lãnh ngân hàng là một khách quan đối với nền kinh tế, đáp ứng nền kinh tế ngày một phát triển. Nó tồn tại được như là do vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế. Bảo lãnh ngân hàng có vai trò như một chất xúc tác làm điều hoà và xúc tiến hàng loạt các quan hệ trong hợp đồng kinh tế. Nhờ có bảo lãnh mà các bên có thể yên tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế và có trách nhiệm với hợp đồng mình đã ký kết. Bảo lãnh đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia và là công cụ để thúc đẩy trao đổi buôn bán giữa các bên do đó có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế. Bảo lãnh có vai trò quan trọng trong việc tăng thêm nguồn vốn cho các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế. Nhất là đối với những nước như nước ta hiện nay đang tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá thì vốn đầu tư là vô cùng quan trọng. Nhưng để có được vốn đầu tư của nước ngoài thì các doanh nghiệp nước ta chưa đủ uy tín do đó phải cần đến ngân hàng đứng ra bảo lãnh để các đối tác cho vay nước ngoài yên tâm bỏ vốn cho các doanh nghiệp nước ta sản xuất kinh doanh. Như vậy nhờ vào uy tín của ngân hàng bảo lãnh, bảo lãnh trở thành công cụ tiếp cận tới các nguồn vốn của nước ngoài. Nguồn vốn này thường được tập trung vào sản xuất tạo điều kiện cho doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra sản xuất phát triển kéo theo các lợi ích vế kinh tế xã hội như: giảm thất nghiệp, tăng GDP... tức là giúp nền kinh tế phát triển một cách đồng bộ . Bảo lãnh ngân hàng còn góp phần tăng cường mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia. IV. PHÂN LOẠI BẢO LÃNH NGÂN HÀNG . Những rủi ro khác nhau trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng là lý do sinh ra nhiều loại bảo lãnh khác nhau. Dù rằng về cơ bản, chúng được phát hành với cùng mục đích chung-bảo vệ người thụ hưởng đối với những rủi ro xảy ra do người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Có thể phân loại bảo lãnh theo nhiều tiêu thức khác nhau. 1. Các loại bảo lãnh ngân hàng . 1.1 Phân loại theo mục đích của bảo lãnh Đây là cách phân loại thông dụng nhất và cách này cho biết mục dích sử dụng của từng loại bảo lãnh, theo điều 5 quy chế bảo lãnh ngân hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 28/08/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước) bao gồm các loại bảo lãnh sau: 1.1.1 Bảo lãnh dự thầu. Bảo lãnh dự thầu là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Mục đích của bảo lãnh dự thầu là khẳng định việc tham gia đấu thầu là nghiêm túc và người dự thầu chắc chắn sẽ ký hợp đồng nếu trúng thầu hay nói cách khác việc phát hành bảo lãnh dự thầu bảo đảm bảo cho chủ thầu về khả năng tài chính của người dự thầu. Nếu ngân hàng đồng ý bảo lãnh thì ngân hàng sẽ phát hành một thư bảo lãnh dự thầu. Trong thư bảo lãnh này sẽ nghi rõ số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh khớp đúng với yêu cầu của chủ thầu nhưng không trái với quy chế đấu thầu. Trong các trường hợp sau chủ thầu sẽ được phép đòi tiền theo thư bảo lãnh dự thầu: + Nhà thầu (người dự thầu) rút hồ sơ dự thầu trong thời gian còn hiệu lực được nêu trong đơn dự thầu . + Nhà thầu khi được chủ thầu thông báo trúng thầu trong thời gian còn hiệu lực của đơn dự thầu mà: * Không ký hợp đồng theo phần chỉ dẫn khi được chủ thầu yêu cầu hoặc: * Không nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho chủ thầu . Các loại bảo lãnh dự thầu: - Bảo lãnh dự thầu xây lắp - Bảo lãnh dự thầu cung ứng máy móc, thiết bị, hàng hoá (dự thầu cung ứng). 1.1.2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh đảm bảo việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết . Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến nhất và có thể không phải yêu cầu một loại bảo lãnh nào khác ngoài nó trong quá trình mua bán hàng hoá hoặc dự thầu xây dựng. Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh do chủ thầu và nhà thầu quy định trong các hợp đồng. Số tiền bảo lãnh có thể giảm dần theo tiến độ hợp đồng. Thời hạn trong thư bảo lãnh được kéo dài đến khi hoàn thành hợp đồng như: hàng hoá đã giao xong, máy móc thiết bị đã được vận hành, công trình được đưa vào sử dụng ; sau đó chuyển sang giai đoạn bảo hành. Các loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng: - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây lắp - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng máy móc, thiết bị (hợp đồng cung ứng). 1.1.3 Bảo lãnh hoàn thanh toán (bảo lãnh tiền ứng trước). Bảo lãnh hoàn thanh toán là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh. Mục đích của bảo lãnh tiền ứng trước có thể rộng hơn bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Vì giả sử khi hai bên thoả thuận huỷ bỏ hợp đồng hay hợp đồng không được thực hiện do lý do khách quan thì thư bảo lãnh tiền ứng trước vẫn sẽ bị đòi tiền bởi vì việc trả tiền theo thư bảo lãnh tiền ứng trước được xem như là trả lại số tiền chủ thầu đã ứng cho nhà thầu trong khi bảo lãnh thực hiện hợp đồng lại chỉ đảm bảo những tổn thất do vi phạm hợp đồng. Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh được quy định trong hợp đồng.Số tiền bảo lãnh có giá trị bằng toàn bộ số tiền ứng trước của hợp đồng và sẽ được giảm dần theo tiến độ thực hiện công việc. Các loại bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước. - Bảo lãnh tiền ứng trước thi công công trình. - Bảo lãnh tiền ứng trước sản xuất máy móc thiết bị. 1.1.4 Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh thanh toán là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Mục đích của bảo lãnh thanh toán là nhằm tránh tổn thất cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh không thanh toán hoặc không thanh toán đủ số tiền theo đúng hợp đồng. Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh phù hợp với số tiền và thời hạn thanh toán trong hợp đồng cơ sở. Các loại bảo lãnh thanh toán: - Bảo lãnh thanh toán tiền xây lắp công trình. - Bảo lãnh thanh toán tiền đặt máy móc, thiết bị. 1.1.5 Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh . Trong trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Các loại bảo lãnh: - Bảo lãnh đảm bảo chát lượng công trình. - Bảo lãnh đảm bảo chất lượng máy móc, thiết bị và hàng hoá. Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn do Chủ thầu và Nhà thầu qui định trong Hợp đồng. 1.1.6 Bảo lãnh vay vốn ( bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay) Bảo lãnh vay vốn là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Bảo lãnh vay vốn thường có số tiền bảo lãnh lớn nên tiềm ẩn một rủi ro rất cao do đó khi quyết định thực hiện loại bảo lãnh này ngân hàng phải xem xét tính khả thi của dự án, tài sản thế chấp và tư cách người vay để quyết định có bảo lãnh hay không bởi ngân hàng chính là người có trách nhiệm trả tiền khi người vay không có khả năng hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn. Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn ghi trong thư bảo lãnh của bên đi vay phù hợp với hợp đồng vay vốn. Ngoài hình thức phát hành thư bảo lãnh ,ngân hàng có thể bảo lãnh vay vốn bằng cách mở L\C trả chậm, ký bảo lãnh trên các hối phiếu hoặc có thể là giấy nhận nợ tuỳ theo yêu cầu của người được bảo lãnh . 1.1.7 Một số loại bảo lãnh khác: * Bảo lãnh đối ứng Bảo lãnh đối ứng là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng ( Bên phát hành bảo lãnh đối ứng ) phát hành cho một tổ chức tín dụng khác ( bên bảo lãnh ) về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên phát hành bảo lãnh đối ứng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh . * Bảo lãnh nộp thuế : Bảo lãnh nộp thuế nhằm mục đích đảm bảo cho người có trách nhiệm nộp thuế tạm thời chưa phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tức là khi đã đến thời hạn nộp thuế cho cơ quan thuế nhưng người có nghĩa vụ phải nộp thuế vì một lý do nào đó chưa thể nộp thuế thì họ sẽ nhờ ngân hàng đứng ra bảo lãnh để cơ quan thuế cho phép họ nộp chậm trong một khoảng thời gian theo quy định và khi đến thời hạn này nếu người có nghĩa vụ nộp thuế vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình thì ngân hàng sẽ phải thực hiên nghĩa vụ thay cho họ * Bảo lãnh hối phiếu: Bảo lãnh hối phiếu là cam kết của ngân hàng trả tiền cho bên thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà bên được bảo lãnh không thực hiện đúng các trách nhiệm tài chính như đã thoả thuận trong hợp đồng. Với hình thức bảo lãnh này phải ghi rõ nội dung và kèm theo chữ ký của ban đại diện đứng ra bảo lãnh. * Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho việc phát hành cổ phiếu của công ty, thường là các công ty chưa có uy tín trên thị trường. Trách nhiệm của ngân hàng là phải thanh toán đủ mệnh giá của cổ phiếu đã phát hành. * Thư tín dụng dự phòng: Thư tín dụng dự phòng thường được sử dung với mục đích tương tự như bảo lãnh thanh toán nhằm bảo đảm an toàn thanh toán trong trường hợp bên được bảo lãnh có thể không thực hiện hợp đồng cam kết. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế. Người nhập khẩu thường phải cung cấp tín dụng cho người xuất khẩu dưới dạng tiền đặt cọc, ký quỹ, mở L/C... Các khoản này thường chiếm 10-15% tổng giá trị đơn đặt hàng. Vì vậy cần phải có bảo lãnh đảm bảo trả lại số tiền đó nếu bên xuất khẩu không thực hiên đúng nghĩa vụ giao hàng. * Bảo lãnh vận đơn: Bảo lãnh vận đơn có mục đích nhằm bảo vệ người có quyền lợi chính đáng trước sự lợi dụng vận đơn. Số tiền bảo lãnh thường từ 100% đến 150% giá trị hàng hoá để có thể bù đắp những thiệt hại phát sinh. Có hai loại bảo lãnh vận đơn: * Bảo lãnh vận đơn người xuất khẩu là người đề nghị phát hành: là cam kết của ngân hàng với người nhập khẩu sẽ bồi thường mọi thiệt hại có thể phát sinh đối với họ nêú vận đơn gốc không được xuất trình hoặc xuất trình không kịp thời. * Bảo lãnh vận đơn người nhập khẩu là người đề nghị phát hành: là cam kết của ngân hàng với người chủ vận tải sẽ bồi thường mọi thiệt hại nếu hàng hoá được giao cho một người không có quyền nhận hàng, do chứng từ thất lạc, chứng từ đến chậm hơn tàu... 1.2 Phân loại theo cách mở bảo lãnh. 1.2.1 Bảo lãnh trực tiếp: Đây là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa ba bên trong quan hệ bảo lãnh: Ngân hàng bảo lãnh; Người được bảo lãnh; Người thụ hưởng. Trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán không huỷ ngang, trực tiếp với người thụ hưởng không cần phải qua một ngân hàng trung gian nào cả. Cơ sở để phát hành một thư bảo lãnh luôn là mối quan hệ hợp đồng giữa Người được bảo lãnh và Người thụ hưởng, có thể là một hợp đồng đã được ký chính thức giữa hai bên hoặc có thể là một quan hệ trong giai đoạn trước khi ký hợp đồng như trường hợp của bảo lãnh dự thầu. Mối quan hệ này thường được gọi là hợp đồng cơ sở. Trong thương mại quốc tế, thư bảo lãnh được phát hành thường liên quan đến các hợp đồng cung cấp hàng hóa, thiết bị, xây lắp, chuyển giao công nghệ. Thư bảo lãnh cũng được dùng để đảm bảo nghĩa vụ trả tiền như bảo lãnh cho hợp đồng vay vốn, các cam kết tài chính. Trong nội địa, thư bảo lãnh được sử dụng để bảo đảm cho các giao dịch tương tự. Trong hợp đồng cơ sở các bên thường thỏa thuận một điều khoản theo đó một trong các bên phải có một thư bảo lãnh Ngân hàng cho bên kia thụ hưởng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH460.doc
Tài liệu liên quan