Đặc điểm sản xuất - Kinh doanh của công ty điện cơ Thống Nhất

Sau khi tìm hiểu về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống nhất Hà nội, chúng ta nhận thấy rằng tình hình tiêu thụ quạt điện của Công ty trong thời gian gần đây có chững lại và tiêu thụ chậm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do mặt hàng quạt điện xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều với nhiều chủng loại, kiểu dáng, mầu sắc khác nhau làm cho sự cạnh tranh về mặt hàng ngày càng gay gắt hơn nên đã ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ của Công ty. Trước tình hình này Công ty đã đề ra những chính sách, biện pháp nhằm cải thiện tình hình tiêu thụ, trong đó công tác tiêu thụ sản phẩm được đặt lên hàng đầu.

Với sự cố gắng, nỗ lực toàn diện của Ban lãnh đạo và toàn thể Cán bộ công nhân viên của Công ty, hy vọng rằng trong thời gian tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty có nhiều hướng phát triển, từ đó có điều kiện để Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động và củng cố thêm vị thế của Công ty trên thị trường./.

 

doc21 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm sản xuất - Kinh doanh của công ty điện cơ Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ công nhân viên là 464 người, trong đó có 35 cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và bình quân bậc thợ toàn Công ty là 2,4. Đến nay Công ty đã có tổng số vốn là 25.997.390.192đ, với 205 máy móc thiết bị, 626 người và bình quân bậc thợ là 4,7. Qua 37 năm xây dựng và phát triển, với những cố gắng lỗ lực phấn đấu của tập thể Cán bộ công nhân viên qua nhiều thế hệ đã cùng nhau vượt qua những thăng trầm, những khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Liên tục tổ chức lại sản xuất cho từng giai đoạn, tăng cường các mặt quản lý, tăng cường đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, khoa học công nghệ mới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, vượt qua cơ chế quan liêu bao cấp nhanh chóng hoà nhập với cơ chế thị trường. Trên cơ sở đó đã tạo ra những bước tiến vững chắc đưa công ty ngày càng phát triển như ngày nay. Cụ thể: Trong những năm 70, Công ty mới sản xuất được 32.758 chiếc quạt (chủ yếu là quạt bàn cánh 225mm) với giá trị sản xuất công nghiệp là 3.500.000đ. Đến nay Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên là 626 người, trong đó có 56 kỹ sư - cử nhân và 64 trung cấp kỹ thuật - kinh tế, đã trang bị 194 máy công cụ các loại và 8 hệ thống thiết bị chuyên dùng, trong đó có nhiều loại thiết bị hiện đại tự động hoá, tổ chức sản xuất được chuyên môn hoá. Khối lượng sản phẩm đạt 186.012 chiếc quạt gồm 9 loại quạt, trong đó có 61.971 quạt trần, 53.214 quạt cánh 400 mm các loại, 30.941 quạt cánh 225 mm. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt: 64.058.596.194đ. Doanh thu đạt: 51.406.096.620đ. Nộp ngân sách Nhà nước: 3.050.000.000đ. Biểu số 1: Để thấy rõ sự phát triển của Công ty trong những năm qua, qua biểu đồ sau đây (Tài liệu phòng Tài vụ). Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 % 99/98 % 00/99 Giá trị SXCN (CĐ 94) Đồng 57.184.932.464 58.591.101.941 64.058.506.194 102,46 109,33 Doanh thu (chưa cộng thuế VAT) - 52.911.546.470 49.181.710.400 51.406.096.620 92,95 104,52 Nộp ngân sách - 5.280.000.000 4.250.000.000 3.050.000.000 80,49 71,76 Tổng quạt chiếc 153.438 162.039 186.012 105,60 114,79 Lao động Người 705 697 686 96,97 98,42 Thu nhập bình quân 1 người/tháng Đồng 1.048.438 968.436 899.585 92,37 92,89 Qua biểu đồ trên ta thấy: Về giá trị SXCN: Công ty luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước (năm 1999 so với năm 1998 tăng 2,46%, năm 2000 so với năm 1999 tăng 9,33%). Về doanh thu (chưa cộng thuế VAT): Trong vài năm trở lại đây mặt hàng quạt điện bị cạnh tranh mãnh liệt về mẫu mã và giá bán, do đó Công ty đã phải giảm giá nhiều lần để giữ vững và phát triển thị phần của mình trên thị trường. Vì vậy đã làm cho doanh thu của năm 1999 so với doanh thu năm 1998 giảm đi 7,05%. Nhưng bước sang năm 2000 với sự cố gắng lỗ lực, tìm mọi biệp pháp, phương thức tiêu thụ ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên nên đã đưa doanh thu của năm 2000 tăng 4,52 % so với năm 1999. * Về nộp ngân sách, thu nhập bình quân của người lao động: Do ảnh hưởng của thị trường quạt điện hiện nay và Công ty đã có giải pháp giảm giá bán để tiêu thụ sản phẩm, vì vậy đã làm ảnh hưởng mức thu nhập của người lao động và ảnh hướng tới việc nộp ngân sách Nhà nước. Nhìn chung Công ty Điện cơ Thống nhất vẫn luôn luôn duy trì và từng bước phát triển về mọi mặt như giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu tăng năm sau cao hơn năm trước, hình thức mẫu mã sản phẩm đa dạng hoá, chất lượng sản phẩm được nâng cao, giá thành, giá bán hạ đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Trong những năm qua, sản phẩm của Công ty luôn đạt Huy chương vàng tại các kỳ Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp và Hàng tiêu dùng ở Hà nội cũng như các tỉnh. Sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt nam chất lượng cao, đây là điều kiện tạo thêm sức cạnh tranh trên thị trường và mở rộng thị phần tiêu thụ. II. Đặc điểm sản phẩm và các hình thức kinh doanh của Công ty. ,.II.1. Đặc điểm sản phẩm. Là một trong những Công ty sản xuất quạt điện lớn nhất ở Việt nam, sản phẩm của Công ty Điện cơ Thống nhất Hà nội được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Các sản phẩm của Công ty mang nhãn hiệu Vinawind với hình thức, mẫu mã, mầu sắc và tiêu thụ các loại quạt như: quạt trần 1,4m; quạt đứng; quạt bàn; quạt thông gió, quạt treo tường.. Đặc điểm của sản phẩm quạt điện là mang tính thời vụ cao. Vì vậy, loại sản phẩm này được tiêu thụ mạnh và chủ yếu là vào mùa hè, còn các mùa khác thì lượng sản phẩm tiêu thụ lại không cao. Người tiêu dùng ưa chuộng quạt điện Vinawind bởi vì các sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với đặc điểm độ bền cao, lưu lượng gío lớn, tiêu thụ ít điện và hình thức trang nhã. Với sự cố gắng, phấn đấu không ngừng của đội ngũ Cán bộ công nhân viên Công ty, các sản phẩm do Công ty sản xuất đã giành được nhiều Huy chương vàng tại Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt nam và được cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhà nước cấp dấu Hợp chuẩn an toàn. II.2. Các hình thức kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ mục tiêu đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, Công ty Điện cơ Thống nhất Hà nội đã áp dụng nhiều hình thức kinh doanh để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Khách hàng có thể mua sản phẩm của Công ty bằng hình thức "mua đứ bán đoạn", có thể mua thông qua những người bán lẻ hoặc thông qua đại lý. Với những người "mua đứt bán đoạn" , trực tiếp mua sản phẩm của Công ty với số lượng ít, Công ty sẽ áp dụng giá bán lẻ. Nếu họ mua sản phẩm của Công ty theo từng lô hàng thì sẽ được Công ty thưởng khuyến khích từ 0,2% - 0,5% giá trị từng lô hàng. Ngoài việc kinh doanh trực tiếp, Công còn kinh doanh thông qua những người bán lẻ. Những người này mua sản phẩm của Công ty sau đó bán cho người tiêu dùng. Thông thường những người này kinh doanh nhiều mặt hàng của nhiều hãng sản xuất khác nhau, cạnh tranh với nhau nên đòi hỏi Công ty phải có những ưu đãi và biện pháp kích thích để khuyến khích, thúc đẩy họ tiêu thụ sản phẩm của mình. Chính vì vậy, Công ty đã mở rộng các hình thức thanh toán như: - Mua những lô hàng khác nhau, có các khung giá khác nhau với tỷ lệ giảm dần từ 2% đến 7%. - Thanh toán lô hàng ứng trước, lấy lô hàng sau. - Thanh toán trước 1/2 giá trị lô hàng, còn lại 1/2 trả chậm. Ngoài hai hình thức kinh doanh trên, đặc biệt đến năm 1999, Công ty đã mở thêm hình thức kinh doanh mới thông qua đại lý kinh tiêu. Đây là loại đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi phí của mình. Thù lao của họ là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Sự ra đời của đại lý là rất cần thiết để mở rộng khả năng chi phối thị trường, thúc đẩy việc tiêu thị sản phẩm của Công ty. Vì vậy, Công ty đã đưa ra các biện pháp, đưa ra những ưu đãi đặc biệt cho các đại lý kinh doanh sản phẩm của Công ty như giảm giá 25% giá trị sản phẩm đối với sản phẩm để trưng bày cho các đại lý, hỗ trợ cho các đại lý trong việc trưng bày sản phẩm, vận chuyển sản phẩm, trang trí biển hiệu, giới thiệu khách hàng đến mua sản phẩm của Công ty ở các đại lý. sự II.3. Phương hướng phát triển SXKD của Công ty trong những năm tới. Để thích ứng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và hoà nhập với công cuộc XD công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hoà nhập với xu thế tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới, đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh thích ứng, thường xuyên đổi mới kỹ thuật công nghệ, hợp lý hoá sản xuất nhằm hoàn thiện sản phẩm, thích ứng với thị trường. Công ty Điện cơ Thống nhất đã lập Kế hoạch cho những năm tới với các mục tiêu chủ yếu: - Không những nâng cao chất lượng sản phẩm, luôn luôn đổi mới, cải tiến sản phẩm về hình thức, mầu sắc, mẫu mã bao bì.v.v.. - Từng bước đổi mới kỹ thuật công nghệ, tăng cường đầu tư trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại phù hợp với công nghệ cao. - Không ngừng khuyến khích tiết kiệm vật tư, nguyên nhiên vật liệu. - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. - Tập trung các biện pháp quản lý, sắp xếp ổn định cơ cấu tổ chức, chú trọng tới nguồn lực lao động trẻ có trình độ, tay nghề để tiếp cận với trang thiết bị mới. Đảm bảo cải thiện nâng cao đời sống cho người lao động. III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý . Cơ cấu tổ chức quản lý theo nghĩa rộng là thành phần các phòng ban, phân xưởng, cán bộ công nhân viên trong bộ máy quản lý ở các cấp. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phân bố theo kiểu trực tuyến chức năng, thực chất của cơ cấu này là các phòng chỉ chuẩn bị các quyết định, các phân xưởng nhận và thực hiện quyết định trực tiếp của giám đốc hoặc phó giám đốc chức năng. Các phòng chức năng cũng có thể giao lệnh cho các phân xưởng nhưng chỉ giới hạn trong những vấn đề nhất định. (Kèm theo sơ đồ bộ máy quản lý trang sau). III.1. Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. III.1.1. Giám đốc: Có nhiệm vụ chủ yếu sau: - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, lãnh đạo tập thể cán bộ nhân viên thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao. - Chỉ đạo xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của Công ty. - Trực tiếp chỉ đạo và quản lý: phòng KCS, Kỹ thuật, Tổ chức, Hành chính, Tài vụ và phòng Bảo vệ. - Quản lý chặt chẽ tài chính, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện việc nộp ngân sách theo luật định. - Tổ chức chỉ đạo bổ xung thiết bị, cải tiến thiết bị và xây dựng chương trình tiến bộ kỹ thuật hàng năm. - Tổ chức áp dụng tiêu chuẩn hoá kỹ thuật trong sản xuất. - Chủ tịch hội đồng nâng cấp, hội đồng chất lượng của Công ty. - Chỉ đạo hội đồng thanh lý phế phẩm, phế liệu. III.1.2. Phó giám đốc sản xuất. - Tổ chức chỉ đạo xây dựng tiến độ sản xuất hàng ngày, tháng cho toàn Công ty. - Giao kế hoạch hàng tháng cho các phân xưởng. - Chỉ huy sản xuất toàn diện (các đơn vị sản xuất chính và sản xuất phụ trợ). - Tổ chức chỉ đạo quản lý kho bán thành phẩm. - Chỉ đạo, theo dõi, điều chỉnh và ban hành thực hiện các định mức lao động. III.1.3. Phó giám đốc kinh doanh. - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức cung ứng vật tư, nhiên liệu, dụng cụ từ ngoài về Công ty. Đảm bảo phục vụ sản xuất kịp thời, đồng bộ, liên tục. Xây đựng kế hoạc và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ quan. - Đôn đốc các cơ quan cung ứng vật tư và các đơn vị gia công có trách nhiệm cung cấp hàng gia công cho Công ty. Đảm bảo đúng thời gian, đúng số lượng, qui cách theo hợp đồng kinh tế đã ký. - Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hội nghị khách hàng để tìm hiệu thị hiếu người tiêu dùng. - Tổ chức tốt việc vận chuyển vật tư, thủ tục kiểm tra vật tư nhập vào Công ty, quản lý các kho tàng, tổ chức thực hiện chế độ xuất nhập kho, có kế hoạch quản lý vật tư khi chuyển về Công ty chống tham ô mất mát. Hàng quý, năm tổ chức kiểm kê thanh toán vật tư, chỉ đạo các phòng chức năng về định mức tiêu hao vật tư, xác định vật tư thừa thiếu không để ứ đọng. Tổ chức tốt việc thu hồi phế liệu phế phẩm để tận dụng hoặc bán. III. 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng. Tham mưu cho Giám đốc theo đúng chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của từng phòng. III.2.1. Phòng kế hoạch - vật tư (gồm 14 người) - Xây dựng kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, gia công ngoài. - Tổ chức và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, đảm bảo cho sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng đều đặn trong toàn Công ty. - Tổ chức và quản lý kho bán thành phẩm vật tư đảm bảo cho dây truyền sản xuất được liên tục. - Lập kế hoạch hạn mức tiêu hao vật tư - bán thành phẩm, xác định lượng sử dụng vật tư hàng tháng cho các phân xưởng và đơn vị gia công ngoài. - Liên hệ với các đơn vị để mua vật tư, đặt và nhận gia công các chi tiết sản phẩm bên ngoài. Biểu số 2: Tình hình thực hiện kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh năm 1999 - 2001. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Tổng sản lượng Chiếc 199.200 186.012 215.000 131.223 161.000 132.049 Doanh thu 1000đ 56.000.000 51.403.096 50.000.000 36.789.437 40.000.000 38.687.772 Nộp ns 1000đ 3.962.000 3.050.000 2.619.850 897.000 1.820.250 800.000 III.2.2. Phòng Tổ chức. (Gồm 7 người) - Bố trí tổ chức sắp xếp lao động cho hợp lý. - Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương. - Xây dựng định mức lao động, theo dõi thực hiện và điều chỉnh định mức khi phát hiện thấy bất hợp lý. - Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ nhân viên. - Lập kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức học và thi nâng bậc cho cán bộ nhân viên. Quản lý hướng dẫn đoàn học sinh các trường gửi đến thăm quan, thực tập tại Công ty. III.2.3. Phòng Tiêu thụ sản phẩm (gồm 21 người) - Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường. - Thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. - Quản lý kho thành phẩm. Biểu số 3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm từ năm 1999 - 2001. TT Tên sản phẩm 1999 2000 2001 Sản xuất tiêu thụ Sản xuất tiêu thụ Sản xuất tiêu thụ 1 QB 225 25.970 23.072 19.612 19.531 18.843 19.546 2 QB 300 3.879 3.346 3.561 3.306 1.024 2.028 3 QTT 400 9.433 9.199 8.792 8.177 11.948 11.047 4 QB 400 14.700 9.795 7.964 5.255 1.302 4.882 5 QĐ 400 39.760 36.825 30.569 21.663 27.487 22.681 6 QT1,4m 88.200 84.061 81.428 74.917 91.553 88.656 7 Quạt hút đẩy 4.110 3.794 3.851 3.018 2.192 2.587 S 186.052 170.092 131.213 135.867 132.049 151.427 III.2.4. Phòng Kế toán- Tài chính (gồm7 người ). - Giúp Giám đốc về lĩnh vực tài chính, đồng thời có trách nhiệm trước Nhà nước, theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch, các chế độ chính sách tài chính trong Công ty. III.2.5. Phòng Kỹ thuật (gồm 11 người ). - Giúp Giám đốc nghiên cứu thực hiện các chủ trương và biện pháp về kỹ thuật dài hạn, ngắn hạn. - Thiết kế và theo dõi chế thử mặt hàng mới, cải tiến mặt hàng cũ. - Xây dựng quy trình công nghệ, chế tạo chi tiết sản phẩm. - Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong Công ty. Biểu 4: Quy trình công nghệ chế tạo quạt. (Trang sau) III.2.6. Phòng KCS (gồm 25 người ). - Tổ chức quản lý các dụng cụ đo, mẫu chuẩn và các phương tiện đo lường, hướng dẫn sử dụng cách bảo quản, tu sửa các dụng cụ kiểm tra về cơ và điện trong toàn Công ty. - Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng gia công ngoài, các chi tiết và sản phẩm xuất xưởng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. - Hướng dẫn các phòng ban, phân xưởng trong việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO - 9002. III.2.7. Phòng Hành chính - Tổng hợp (gồm 8 người). - Giúp Giám đốc điều hành mọi công việc thuộc phạm vi hành chính trong nội bộ Công ty. - Tổ chức thực hiện tốt công tác văn thư, đánh máy, photô, theo dõi đôn đốc các phòng, phân xưởng thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh của Giám đốc. - Quản lý việc sử dụng con dấu và tổ chức bộ phận lưu trữ, công văn, giấy tờ. - Thường trực công tác thi đua của Công ty. - Tiếp khách và bố trí giao dịch với cơ quan bên ngoài công ty. - Ngoài ra, còn tổ chức khám và chăm sóc sức khoẻ cán bộ nhân viên trong toàn Công ty. III.2.8. Phòng Bảo vệ ( gồm có 17 người). - Thường trực kiểm tra người ra vào Công ty. - Tuần tra bảo vệ tài sản của Công ty trong và ngoài giờ sản xuất. - Chỉ đạo tổ chức ngăn ngừa và chấn áp các vụ gây mất an ninh trật tự trong Công ty. - Trông xe cho cán bộ nhân viên trong Công ty và khách vào liên hệ công tác với Công ty. - Thực hiện công tác phòng chống cháy nổ trong toàn Công ty. III.3. Nhiệm vụ các phân xưởng Toàn công ty có 6 phân xưởng sản xuất và được phân thành 2 nhóm: Các phân xưởng sản xuất chính và các phân xưởng sản xuất phụ trợ. III.3.1. Nhiệm vụ các phân xưởng sản xuất chính. III.3.1.1. Phân xưởng Đột dập (gồm có 65 người) : - Pha cắt tôn lá và tôn Silíc. - Dập cắt các lá tôn Roto và Stato quạt các loại. - ép tán Roto và Stato quạt các loại. - Dập cắt vuốt hình các chi tiết và phụ kiện khác của chi tiết quạt. III.3.1.2. Phân xưởng Cơ khí( gồm có 111 người ). Gia công tiện, nguội, khoan, mài các chi tiết quạt: - Gia công Cơ khí hoàn chỉnh nắp trên, nắp dưới quạt trần, xương đế quạt 400. Tiện thô, tiện tinh Roto quạt 400, mài trục các loại v.v... - Đúc nhôm và tiện, khoan, Taro, nắp dưới quạt trần, gối trước, sau quạt 400, quạt 300, quạt 250. - Đúc Roto lồng sóc quạt các loại. - Đúc các chi tiết quạt bằng nhôm. III.3.1.3. Phân xưởng Sơn - mạ - nhựa (gồm có 74 người ): - Mạ kẽm, mạ bóng các chi tiết quạt. - Hoàn thiện lưới bảo vệ quạt. - Nhộm cánh quạt bàn 400. - Sản xuất một số chi tiết bằng nhựa. - Sơn trang trí bề mặt các chi tiết quạt. III.3.1.4. Phân xưởng Lắp ráp (gồm có 160 người) : - Phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ quấn bin vào bin Stato các loại quạt. - Tẩm sấy, lắp ráp hoàn chỉnh các loại quạt. - Đóng gói nhập kho thành phẩm các loại quạt. III.3.2. Các phân xưởng sản xuất phụ trợ. III.3.2.1. Phân xưởng dụng cụ (gồm có 51 người ) - Sản xuất các loại khuôn mẫu, khuôn đúc áp lực, khuôn ép nhựa, khuôn đột, sản xuất các gá lắp, các dụng cụ dao cắt, các dụng cụ đo kiểm phục vụ cho các phân xưởng sản xuất chính. - Thực hiện các đề tài nghiên cứu, chế thử, cải tiến kỹ thuật theo chương trình tiến độ kỹ thuật. - Sửa chữa lớn và phục hồi các loại khuôn gá, dụng cụ đo kiểm trong toàn Công ty. III.3.2.2. Phân xưởng Cơ điện (gòm có 41 người ): - Căn cứ vào lịch xích sửa chữa máy móc thiết bị của Công ty để tổ chức sửa chữa lớn, vừa các thiết bị trong toàn Công ty. - Duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị hàng ngày. - Thiết kế thi công các chi tiết máy dự phòng. - Thiết kế thi công các máy tự trang, tự chế và lắp đặt vận hành các máy móc thiết bị mới. - Quản lý hệ thống điện, nước, sửa chữa nhà xưởng trong toàn Công ty. - Thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động trong toàn Công ty. IV. Hoạt động Marketing và các chính sách căn bản. IV.1. Hoạt động Marketing. Nhìn và tốc độ phát triển trong những năm qua cũng có thể đánh giá sự năng động và nhạy bén trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty luôn chớp lấy thời cơ để có thể nhanh chóng bước lên vị trí dẫn đầu, luôn được người tiêu dùng tín nhiệm. Công ty có đội ngũ kinh doanh năng động, có lực lượng công nhân cần cù tận tuỵ, có trách nhiệm; có tình hình tài chính lành mạnh, có mục tiêu kinh doanh rõ ràng, có khả năng nghiên cứu phát triển có hiệu quả và chất lượng nên đã chiếm được thị phần cao. Qua phân tích vị trí hiện tại của Công ty, ta có thể đưa ra những nhận xét về điểm mạnh của Công ty trong hoạt động tiêu thụ sau đây: IV.1.1. Về sản phẩm. Công ty có lợi thế về đa dạng sản phẩm. Hiện nay, Công ty đang tăng cường chế tạo thêm một số mẫu mã mới có chất lượng tốt hơn với kiểu dáng đẹp hơn, do đó Công ty có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. IV.1.2. Về giá cả. Việc xây dựng giá dựa trên cơ sở chi phí là hợp lý vì nó đảm bảo được mức lợi nhuận cho Công ty. Công ty luôn quan tâm và đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn cho khách hàng nhằm tạo ra lợi nhuận hợp lý để thu hút khách hàng và sự trung thành của họ đối với sản phẩm của Công ty. Do đó khối lượng sản phẩm của Công ty được tiêu thụ tăng lên liên tục qua các năm. Công ty áp dụng chiến lược giảm giá mạnh mẽ nhằm gia tăng sản lượng bán và cạnh tranh với chính sách giá của đối thủ. IV.1.3. Về phân phối. Do nhận thức tầm quan trọng của hệ thống phân phối nên Công ty đã sớm chú trọng việc phát triển hệ thống phân phối trên toàn quốc. Hệ thống phân phối đi trước đã giúp cho Công ty có trong tay những nhà phân phối mạnh nhất đó là yếu tố quan trọng để giữ vững mạng lưới phân phối và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty chú trọng đến lợi nhuận của đại lý bằng việc tính toán phần chênh lệch (lãi gộp) hợp kích thích được đại lý tập trung đầu tư vào kinh doanh sản phẩm của Công ty. Ngoài ra công ty cũng có những chính sách tác dụng cởi mở tạo điều kiện cho các đại lý mở rộng khả năng kinh doanh thâm nhập sâu vào thị trường và tăng sản lượng bán. Thêm vào đó, Công ty đã đưa ra mức lợi ích hấp dẫn để thu hút đại lý của đối thủ về phía mình. IV.1.4. Về truyền thông và khuyến mại. Hoạt động khuyến mại của Công ty có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các đại lý. Các công cụ truyền thông và khuyến mại đã được Công ty tận dụng khá triệt để. Do đó Công ty đã tạo được uy tín và mối quan hệ tương đối gắn bó với các đại lý và khách hàng. Các loại sản phẩm của Công ty đã tạo được vị trí vững chắc trên thị trường đặc biể là thị trường miền Bắc. Sản phẩm của Công ty đã được khách hàng đón nhận, họ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, chủng loại mặt hàng cũng như dịch vụ cung cấp. IV.2. Tồn tại và nguyên nhân trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty. IV.2.1. Tồn tại: - Về sản phẩm : Sản phẩm quạt của Công ty tuy có chất lượng tốt nhưng mẫu mã và kiểu dáng chưa đẹp, chưa thực sự thu hút được khách hàng. - Về giá cả: Trên thị trường hiện nay các loại quạt của các nước khác tuy chất lượng không tốt nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận vì giá thành rẻ. Vì thế, trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quạt, việc tạo ra một mức giá mềm dẻo và linh hoạt là hết sức cần thiết để giữ vững và tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. - Về truyền thông và khuyến mại: Nhìn chung hoạt động này ở Công ty còn yếu chưa được chú trọng nhiều, mới chỉ có hình thức khuyến mại theo doanh thu đối với đại lý và hội thảp thương mại đối với khách hàng mua công nghiệp. - Về phân phối: Trong hệ thống phân phối của Công ty , kênh phân phối trực tiếp chiếm tỷ trọng sản lượng bán còn thấp dó đó sản lượng bán phụ thuộc vào khả năng bán của kênh gián tiếp. Thế nhưng trong loại kênh này, vai trò kiểm soát của Công ty còn yếu. Những phát sinh gây khó khăn gần đây đã làm bộc lộ mặt yếu trong quản lý và thiết kế kênh của Công ty. IV.2.2. Nguyên nhân: - Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức, phân tích thông tin thị trường chủ yếu là thông qua tài liệu, biện pháp điều tra khảo sát trực tiếp còn yếu, chưa đi sâu sát khách hàng. - Đội ngũ Cán bộ công nhân viên tuy năng động nhưng còn gặp nhiều hạn chế trong cơ chế thị trường. - Máy móc thiết bị của Công ty chưa được hiện đại. Trang thiết bị đầu tư vào Công ty từ năm 1990 trở lại đây tuy hiện đại nhưng còn chắp vá, thiếu đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy chất lượng sản phẩm của Công ty chưa đạt độ chính xác cao nên việc tăng cường tiêu thụ sản phẩm đang còn gặp nhiều khó khăn. - Chính sách định giá của Công ty còn cứng nhắc, kém linh hoạt khiến cho công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. - Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của Công ty chủ yếu là nguyên liệu nhập ngoại tới 90%. Vì vậy, sự biến động thị trường các loại nguyên liệu trên sẽ gây ảnh hưởng tới tiến trình sản xuất của doanh nghiệp. Do đó chi phí sản xuất sản phẩm còn cao làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ. V. Tình hình quản lý các yếu tố vật chất của kinh doanh: V.1. Tài sản cố định. Toàn bộ diện tích mặt bằng Công ty là 27000m2. Trong đó 6000 m2 nhà xưởng ,kho bãi và trên 200 thiết bị máy móc phục vụ sản xuất ,1trạm biến thế điện,2 ô tô tải loại 2 tấn phục vụ chuyên chở hàng hoá. Cơ cấu tài sản cố định năm 20002 Đơn vị tính:1000 đ Loại TSCĐ Nguyên giá Giá trị còn lại % giá tri còn lại Nhà xưởng vật kiến trúc 3.976.217 826.706 20,79 Máy móc thiết bị 20.571.407 8.138.283 39,56 Tổng cộng 24.547.624 8.964.989 36,52 Trong những năm gần đây Công ty đã tập trung vốn từ các nguồn như: Nguồn ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ xung ,nguồn vay tín dụng , nguồn xây dựng cơ bản ,nguồn tài sản thanh lý.v v. Công ty đã thay thế , lắp đặt các dây truyền mới ,công nghệ tiên tiến phục vụ cho sản xuất, từng bước thay thế các thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, đồng thơig giải phóng sức lao động thủ công, năng suất thấp. V.2. Hệ thống kho tàng: Được hình thành theo 3 hệ thống: Kho thành phẩm, kho vật tư và kho bán thành phẩm. V.2.1. Kho thành phẩm - do phòng Tiêu thụ quản lý. Kho chứa thành phẩm các mặt hàng quạt điện đã được lắp ráp, đóng bao bì hoàn thiện và tiếp nhận sản phẩm từ phân xưởng lắp ráp chờ xuất hàng. Kho phế liệu (bao gồm: phoi, kim loại mầu, bao bì ..v.v.) và các sản phẩm hỏng chờ thanh lý. V.2.2. Kho bán thành phẩm - do phòng Kế hoạch quản lý gồm 3 kho. - Kho vật tư: gồm các loại vật tư như sắt thép, dây điện, dây ê may, phôi gang, nhôm đúc ...v.v. kho này dự trữ vật tư để phục vụ sản xuất. - Kho chi tiết: gồm các chi tiết mua ngoài hoặc đặt các gia công bên ngoài phục vụ cho phân xưởng lắp ráp. - Kho phụ kiện bán sản phẩm: gồm khuôn đúc, khuôn ép nhựa, khuôn đột và các dụng cụ đo kiểm đã được sản xuất hoàn thiện chờ cấp phát cho các phân xưởng sản xuất chính. V.2.3. Kho bán sản phẩm: Các kho này được đặt tại các phân xưởng sản xuất, quản lý các chi tiết đã được sản xuất hoàn thiện tại phân xưởng, đồng thời tiếp nhận vật tư và bán thành phẩm phục vụ sản xuất tại phân xưởng. V.3. Hệ thống vận chuyển. (gồm 2 hệ thống). - Vận chuyển bán thành phẩm nội bộ từ phân xưởng này sang phân xưởng khác do đội vận chuyển tại đơn vị sản xuất đảm nhận. - Vận chuyển vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra do lực lượng vận tải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC519.DOC
Tài liệu liên quan