Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam

Trên cơ sở xem xét một số điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm hoặc điều ước quốc tế về

tương trợ tư pháp có nội dung về dẫn độ tội phạm được ký kết giữa Việt Nam và một số quốc

gia khác như: Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt Nam – Ba Lan năm 1993, Hiệp định Tương

trợ Tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga năm 1998, Hiệp định Tương trợ Tư pháp về Dân sự

và Hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân

dân Lào năm 1998, Hiệp định dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam – Hàn Quốc năm 2003, Hiệp

định dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam – Australia năm 2012.

Các điều ước song phương này bao gồm các quy định liên quan đến: Nghĩa vụ dẫn độ tộ

phạm; Đối tượng của hoạt động dẫn độ; Căn cứ từ chối dẫn độ; Thủ tục dẫn độ và các tài liệu

cần thiết; Quy định bắt khẩn cấp; Quy định dẫn độ đơn giản; Quy định về giải quyết các

trường hợp đặc biệt trong dẫn độ (nhiều yêu cầu dẫn độ đối với một cá nhân, hoãn thi hành

quyết định dẫn độ, dẫn độ lại, quá cảnh); Quy định về chi phí dẫn độ tội phạm.

Những quy định về dẫn độ tội phạm trong các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và một số

quốc gia nêu trên đã thể hiện được sự tương thích với các quy định của pháp luật quốc tế về

dẫn độ tội phạm (về nguyên tắc dẫn độ tội phạm, các trường hợp từ chối dẫn độ, trình tự, thủ

tục dẫn độ tội phạm.). Phù hợp với điều kiện của các quốc gia về chế độ kinh tế, chính trị và

hệ thống pháp luật, Việt Nam và các quốc gia này đã xây dựng các điều khoản phù hợp nhằm

đạt được hiệu quả tốt nhất trong hợp tác dẫn độ tội phạm.

Tuy nhiên, hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam với các quốc gia vẫn còn

một số tồn tại cần khắc phục là

Một là: số lượng các điều ước song phương được ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia khác có

liên quan trực tiếp đến dẫn độ tội phạm còn rất hạn chế. Hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm

giữa Việt Nam và các quốc gia chủ yếu vẫn dựa trên các hiệp định tương trợ tư pháp mà ít các

hiệp định riêng về dẫn độ tội phạm

pdf13 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
châu Âu về dẫn độ năm 1957, Hiệp định mẫu về dẫn độ của Liên hợp quốc năm 1990, Hiệp ước dẫn độ giữa các quốc gia thành viên Cộng đồng Kinh tế Tây Phi năm 1994..); Các điều ước quốc tế song phương (Hiệp định dẫn độ tội phạm giữa Hoa Kỳ và Pháp năm 1996, Hiệp định dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc năm 2003..) Tập quán quốc tế có thể kể đến như: nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình, nguyên tắc có đi có lại.. Luật quốc gia bao gồm các văn bản pháp lý quốc gia điều chỉnh hoạt động hợp tác về dẫn độ tội phạm (thẩm quyền, trình tự, thủ tục...) của chính quốc gia trong quan hệ với quốc gia khác như: Luật dẫn độ năm 1999 của Canada, Đạo luật dẫn độ của Trung Quốc năm 2000) Về đối tượng dẫn độ: Đối tượng chính của hoạt động dẫn độ là các tội phạm mà cá nhân thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia mình và đang hiện diện trên lãnh thổ của quốc gia khác. Khoa học Luật Hình sự quốc tế ghi nhận 3 hình loại: tội phạm quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế, tội phạm hình sự chung. Trên thực tế, hoạt động dẫn độ tội phạm chủ yếu được thực hiện với các cá nhân phạm tội có tính chất quốc tế hoặc một số tội phạm hình sự chung mang tính chất quốc tế. 1.3. Các nguyên tắc pháp lý về dẫn độ tội phạm Các nguyên tắc pháp lý về dẫn độ tội phạm là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có già trị bắt buộc đối với các chủ thể khi áp dụng chúng trong hoạt động dẫn độ 1.3.1. Nguyên tắc có đi có lại Đây là một trong những nguyên tắc rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế. Nội dung của nguyên tắc có đi có lại đối với hoạt động dẫn độ tội phạm quy định rằng các quốc gia được yêu cầu dẫn độ chỉ tiến hành các hoạt động dẫn độ tội phạm, nếu nhận được sự bảo đảm chắc chắn từ phía quốc gia yêu cầu rằng trong trường hợp dẫn độ tương tự phát sinh thì quốc gia này cũng sẽ đảm bảo chắc chắn trong thực tế sẽ thực hiện dẫn độ tội phạm cho quốc gia đối tác hữu quan theo yêu cầu của quốc gia này 1.3.2. Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình Xuất phát từ chủ quyền quốc gia đối với dân cư và xuất phát từ việc nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo các quyền và lợi ích của công dân (cá nhân mang quốc tịch của quốc gia đó), thì nội dung nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình là quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối không thực hiện yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác, nếu cá nhân bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước mình (người mang quốc tịch của quốc gia được yêu cầu). 1.3.3. Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị Đây là một trong những nguyên tắc gây ra khá nhiều tranh cãi về việc áp dụng nguyên tắc này trong thực tế quan hệ giữa các quốc gia. Nội dung của nguyên tắc này là quốc gia được yêu cầu có thể từ chối yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác đối với các cá nhân mà quốc gia này cho rằng đã phạm các tội về chính trị (có lý do hoạt động và tư tưởng chính trị đối lập tại quốc gia yêu cầu). Việc lý giải được “tính chính trị” của các loại tội phạm này phụ thuộc vào quan điểm chính trị của chính quốc gia được yêu cầu. 1.3.4. Nguyên tắc định danh kép Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc quan trọng và không thể thiếu được của hoạt động dẫn độ tội phạm. Nội dung của nguyên tắc này hoạt động dẫn độ chỉ được tiến hành khi hành vi do cá nhân bị dẫn độ thực hiện được định danh là hành vi phạm tội theo quy định hiện hành của pháp luật cả hai quốc gia (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ), đồng thời hành vi phạm tội phải được định án ở mức trừng phạt cụ thể theo ý chí của các quốc gia hữu quan và được ghi nhận trong pháp luật nước mình, hoặc được các nước này thoả thuận nhất trí và được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các quốc gia hữu quan. 1.4. Các trường hợp không dẫn độ tội phạm 1.4.1. Không dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kết án đối với tội phạm khác Theo đó, cá nhân được yêu cầu dẫn độ sẽ chỉ bị truy tố và xét xử đối với hành vi phạm tội trên cơ sở định danh tội phạm được áp dụng tại thời điểm xảy ra hành vi phạm tội đó, hành vi này đã được cung cấp như là cam kết để được dẫn độ của quốc gia yêu cầu. Quốc gia được yêu cầu hoàn toàn có thể từ chối dẫn độ tội phạm nếu quốc gia yêu cầu tiến hành xét xử đối với tội phạm khác mà cá nhân đó đã thực hiện trong quá khứ (không nằm trong yêu cầu dẫn độ). 1.4.2. Không dẫn độ trong trường hợp cá nhân sẽ bị kết án tử hình Trong quan hệ hợp tác dẫn độ tội phạm, các quốc gia có thể đưa ra thoả thuận về trường hợp quốc gia được yêu cầu sẽ từ chối dẫn độ nếu như cá nhân được dẫn độ sẽ bị kết án tử hình đối với hành vi vi phạm của mình tại quốc gia yêu cầu hoặc quốc gia đó sẽ chấp nhận dẫn độ nếu nhận được sự cam kết của quốc gia yêu cầu rằng cá nhân đó sẽ không bị lĩnh án tử hình. 1.4.3. Một số trường hợp khác Một số trường hợp không dẫn độ tội phạm khác bao gồm: Không dẫn độ trong trường hợp cá nhân bị xét xử về cùng một tội; Không dẫn độ nếu hành vi phạm tội của cá nhân được thực hiện ở quốc gia này mà quốc gia khác lại đưa ra yêu cầu dẫn độ; Cá nhân không bị dẫn độ nếu thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã chấm dứt; Cá nhân sẽ không bị dẫn độ nếu các hành vi phạm tội được ghi nhận trong đề nghị dẫn độ thuộc sự điều chỉnh đặc biệt của quốc gia được yêu cầu; Một số trường hợp từ chối dẫn độ khi cân nhắc các vấn đề nhân đạo đối với cá nhân bị dẫn độ. Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ DẪN ĐỘ TỘI PHẠM 2.1. Các quy định trong một số điều ước quốc tế đa phương về dẫn độ tội phạm Các quy định về dẫn độ tội phạm nằm trong các điều ước đa phương đa phương khu vực và toàn cầu có vai trò rất quan trọng với các quốc gia thành viên trong việc áp dụng các quy định của điều ước trong quan hệ với các quốc gia thành viên khác. Có thể kể đến một số điều ước quốc tế đa phương như Hiệp định mẫu về dẫn độ tội phạm năm 1990 của Liên hợp quốc, Luật mẫu về dẫn độ năm 2004 của Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003, Công ước châu Âu về dẫn độ năm 1957 và các Nghị định thư bổ sung năm 1975, 1978, 2010 2.1.1. Về nghĩa vụ dẫn độ tội phạm Nghĩa vụ dẫn độ tội phạm trong các điều ước quốc tế đa phương quy định khi nhận được một yêu cầu dẫn độ của bên ký kết khác, các quốc gia thành viên được yêu cầu sẽ tiến hành dẫn độ một cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình nhằm thực hiện việc xét xử hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực đối với cá nhân đó theo pháp luật của quốc gia đưa ra yêu cầu. Nghĩa vụ này được ghi nhận trong tất cả các điều ước quốc tế đa phương về dẫn độ tội phạm (Hiệp định mẫu về dẫn độ của Liên hợp quốc, Luật mẫu về dẫn độ năm 2004 của Liên hợp quốc, Công ước châu Âu về dẫn độ năm 1957 2.1.2. Về đối tượng của hoạt động dẫn độ Những quy định về đối tượng dẫn độ trong các điều ước quốc tế đa phương sẽ giúp các quốc gia thành viên đưa ra yêu cầu dẫn độ đối với các loại tội phạm phù hợp được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm. Thông thường các điều ước quốc tế chuyên môn sẽ quy định đối tượng dẫn độ cụ thể là các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực chuyên môn đó. Còn các điều ước quốc tế khác cũng sẽ ghi nhận đối tượng dẫn độ theo sự thoả thuận của các quốc gia thành viên. 2.1.3. Về các trường hợp không dẫn độ tội phạm Đây là một trong những quy định không thể thiếu trong các điều ước quốc tế đa phương về dẫn độ tội phạm, để giúp các quốc gia thành viên căn cứ vào đó đưa ra yêu cầu hoặc từ chối dẫn độ đối với yêu cầu của quốc gia khác. Thông thường các điều ước quốc tế đưa ra các trường hợp như: không dẫn độ công dân nước mình, không dẫn độ nếu án tử hình có thể được áp dụng đối với cá nhân bị dẫn độ, không dẫn độ nếu hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, không dẫn độ nếu ảnh hưởng đến quan điểm của quốc gia được yêu cầu về nhân đạo, sức khoẻ hoặc hoàn cảnh của cá nhân đó.. 2.1.4. Về thủ tục dẫn độ tội phạm Mỗi quốc gia khi tham gia quan hệ quốc gia lại viện dẫn các quy định về trình tự, thủ tục trong các văn bản pháp luật của quốc gia và việc đáp ứng riêng rẽ như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các quốc gia khác trong việc đưa ra yêu cầu dẫn độ. Các điều ước quốc tế đa phương về dẫn độ tội phạm chính là giải pháp hiệu quả cho những khó khăn này. Hầu hết các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm hoặc có quy định về dẫn độ tội phạm đều đưa ra các yêu cầu bao gồm: Mô tả về cá nhân bị yêu cầu dẫn độ, quốc tịch và các thông tin về nhân thân (nhận dạng, lai lịch..); các văn bản quy định của pháp luật quốc gia yêu cầu về tội danh, khung hình phạt đối với tội phạm đó; lệnh bắt giữ; bản mô tả hành vi phạm tội, chứng cứ Các thông tin này có thể được bổ sung nếu quốc gia được yêu cầu cho rằng còn thiếu và được chuyển thông qua con đường ngoại giao, có điều ước quốc tế thì yêu cầu chuyển qua con đường khác (chuyển fax..) 2.1.5. Một số quy định khác Các quy định khác ở đây bao gồm: quy định về quá cảnh, quy định về chi phí dẫn độ trong một số các điều ước đa phương. 2.2. Một số điều ước song phương về dẫn độ tội phạm Trong các loại điều ước quốc tế, các điều ước quốc tế song phương luôn tỏ rõ vai trò điều chỉnh cụ thể, chi tiết các quyền và nghĩa vụ giữa hai bên ký kết. Đồng thời thể hiện được vị trí của các bên ký kết so với vai trò của họ tại các điều ước quốc tế đa phương. Một số điều ước quốc tế được tìm hiểu trong chương này là: Hiệp ước dẫn độ giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu năm 2003, Hiệp ước dẫn độ giữa Trung Quốc và Tây Ban Nha năm 2006. 2.2.1. Hiệp ước dẫn độ giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu năm 2003 Hiệp ước dẫn độ giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) ký năm 2003, có hiệu lực vào năm 2010 được đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ giữa các bên liên quan đến hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Nội dung cơ bản của Hiệp ước bao gồm các quy định liên quan đến: Phạm vi áp dụng của Hiệp ước (những vấn đề nào sẽ áp dụng điều ước song phương giữa Hoa Kỳ và quốc gia thành viên, những vấn đề nào sẽ áp dụng các quy định trong Hiệp ước về dẫn độ giữa Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ); Đối tượng dẫn độ; Thủ tục yêu cầu dẫn độ (được xây dựng trên cơ sở các điều ước song phương giữa các thành viên EU với Hoa Kỳ) 2.2.2. Hiệp ước dẫn độ giữa Trung Quốc và Tây Ban Nha năm 2006 Hiệp ước về dẫn độ giữa Trung Quốc và Tây Ban Nha có hiệu lực năm 2006 với 21 điều khoản với các quy định liên quan tới nghĩa vụ dẫn độ, đối tượng dẫn độ, căn cứ từ chối dẫn độ, trình tự, thủ tục của yêu cầu dẫn độ.. 2.3. Quy định về dẫn độ trong pháp luật của một số quốc gia 2.3.1. Đạo luật dẫn độ năm 1999 của Canada Đạo luật dẫn độ gồm 4 phần, trong đó có quy định cụ thể về trường hợp dẫn độ từ Canada và quy định về dẫn độ tới Canada. Về nghĩa vụ dẫn độ: đạo luật quy định nghĩa vụ dẫn độ của Canada sẽ xuất hiện trong trường hợp giữa các quốc gia yêu cầu và Canada có thoả thuận dẫn độ được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương hoặc trong từng trường hợp cụ thể có thoả thuận về dẫn độ. Về đối tượng dẫn độ: Đối tượng dẫn độ là những tội phạm mà cá nhân tiến hành được quy định trong pháp luật của cả hai quốc gia, với mức hình phạt tù từ 2 năm trở lên hoặc một hình phạt nặng hơn, tối thiểu là 6 tháng đối với việc dẫn độ để thi hành hình phạt tù. Về thẩm quyền dẫn độ: Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Toà án sẽ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét và quyết định việc thực hiện các yêu cầu về dẫn độ. Về căn cứ từ chối dẫn độ: Đạo luật đưa ra 5 trường hợp mà Canada sẽ từ chối dẫn độ tội phạm Về quy trình dẫn độ: Hoạt động dẫn độ được quy định trong Đạo luật dẫn độ của Canada được thực hiện qua hai giai đoạn là: Bộ trưởng Tư pháp sau đó đến Toà án. 2.3.2. Luật dẫn độ năm 1953 của Nhật Bản Luật dẫn độ của Nhật Bản gồm 34 điều với các vấn đề liên quan đến phạm vi dẫn độ, thủ tục dẫn độ, giam giữ cá nhân bị yêu cầu dẫn độ.. Về các trường hợp từ chối dẫn độ: Luật dẫn độ Nhật Bản quy định 6 trường hợp từ chối dẫn độ tội phạm (Điều 2) Về thủ tục dẫn độ: Bộ trường Ngoại giao tiếp nhận văn bản yêu cầu dẫn độ thông qua con đường ngoại giao và chuyển cho Bộ Tư pháp kèm theo các tài liệu có liên quan, Bộ trưởng Tư pháp sẽ chuyển tài liệu này tới Công tố viên giám sát của Văn phòng Công tố cấp cao Tokyo và cơ quan này sẽ liên hệ với Toà án tối cao Tokyo để xem xét việc dẫn độ. Công tố viên giám sắt văn phòng công tố cấp cao Tokyo sẽ giao nộp cá nhân bị yêu cầu dẫn độ trong trường hợp đồng ý dẫn độ. Trường hợp quyết định không dẫn độ, Bộ trưởng Tư pháp sẽ thông báo và yêu cầu Công tố viên giám sắt Văn phòng Công tố cấp cao Tokyo thả cá nhân bị yêu cầu dẫn độ. 2.3.3. Luật dẫn độ năm 2000 của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Luật dẫn độ năm 2000 của Trung Quốc gồm 4 chương với 55 điều. quy định cụ thể về điều kiện dẫn độ, thủ tục của yêu cầu dẫn độ, hoãn dẫn độ, quá cảnh.. Về căn cứ từ chối dẫn độ: Luật dẫn độ Trung Quốc quy định 8 trường hợp từ chối dẫn độ Về thủ tục của yêu cầu dẫn độ: Quy định về một yêu cầu dẫn độ nằm trong Điều 11 và 12 của Luật dẫn độ năm 2000 của Trung Quốc. Yêu cầu dẫn độ phải được lập bằng văn bản kèm theo bản dịch sang tiếng Trung Quốc, yêu cầu phải được đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu Về thẩm quyền dẫn độ: Bộ Ngoại giao có trách nhiệm kiểm tra tình hợp pháp của yêu cầu dẫn độ, Toà án nhân dân cấp Tỉnh có trách nhiệm xem xét sự phù hợp của yêu cầu dẫn độ. Nhìn chung các quy định trong pháp luật của một số quốc gia về dẫn độ đã đáp ứng được các quy định của Luật quốc tế (các điều ước quốc tế song phương và đa phương, các tập quán quốc tế..). Các quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia về dẫn độ tập trung vào các vấn đề cơ bản như: các nguyên tắc hợp tác dẫn độ tội phạm; các căn cứ từ chối dẫn độ tội phạm; các thủ tục liên quan đến yêu cầu dẫn độ, quá cảnh, chi phí dẫn độ.. Trong các quy định được đưa ra, vấn đề khác nhau lớn nhất chủ yếu liên quan đến thẩm quyền và trình tự trong việc từ chối hoặc đáp ứng yêu cầu dẫn độ, các quốc gia quy định thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu dẫn độ thuộc về các cơ quan khác nhau (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an..). Tuy nhiên, các cơ quan kể trên đều là các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng tố tụng hoặc ngoại giao. Hầu hết các quốc gia đều công nhận thẩm quyền xem xét và ra quyết định dẫn độ cho toà án nhân dân câp tỉnh hoặc viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. 2.4. Hoạt động dẫn độ thông qua vai trò của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (INTERPOL) Được thành lập trên cơ sở Uỷ ban Cảnh sát Hình sự quốc tế (1923), với 190 quốc gia thành viên hiện nay, INTERPOL được coi là tổ chức quốc tế đa phương toàn cầu lớn thứ hai sau Liên hợp quốc về số lượng thành viên tham gia. Với 5 cơ quan chính cùng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. INTERPOL đã có những đóng góp không nhỏ vào hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm của các quốc gia thành viên tổ chức. Biểu hiện vai trò của tổ chức này trong hoạt động hợp tác dẫn độ tội phạm thông qua các loại “thông báo quốc tế”, trong đó thông báo đỏ là loại phổ biến nhất, được coi là giấy chứng nhận bắt giữ của INTERPOL gửi tới các quốc gia thành viên, nếu INTERPOL điều tra và phát hiện cá nhân đó xuất hiện tại một quốc gia khác thì INTERPOL có quyền yêu cầu quốc gia đó bắt giữ và dẫn độ cho quốc gia đưa ra yêu cầu truy nã Với hơn 80 năm hoạt động với những nỗ lực không mệt mỏi, INTERPOL vẫn luôn nắm giữ được vai trò hết sức quan trọng đối với các quốc gia thành viên và cả cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong tương lai, kể cả từ phía tổ chức cũng như các quốc gia thành viên cần phải tập trung hơn nữa đến quá trình tìm kiếm và chia sẻ thông tin về tình trạng tội phạm trong cộng đồng quốc tế một cách thống nhất, khắc phục hạn chế từ sự không tích cực trong khi các quốc gia còn thể hiện tính bị động trong việc thi hành nghĩa vụ thành viên của INTERPOL, còn INTERPOL thì rất tích cực trong việc cung cấp thông tin mới nhất cho các quốc gia hữu quan mà không cần các đề nghị đặc biệt nào được gửi tới Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG DẪN ĐỘ TỘI PHẠM TẠI VIỆT NAM 3.1. Các quy định trong điều ước quốc tế về dẫn độ giữa Việt Nam với một số quốc gia khác Trên cơ sở xem xét một số điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm hoặc điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp có nội dung về dẫn độ tội phạm được ký kết giữa Việt Nam và một số quốc gia khác như: Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt Nam – Ba Lan năm 1993, Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga năm 1998, Hiệp định Tương trợ Tư pháp về Dân sự và Hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1998, Hiệp định dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam – Hàn Quốc năm 2003, Hiệp định dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam – Australia năm 2012.. Các điều ước song phương này bao gồm các quy định liên quan đến: Nghĩa vụ dẫn độ tội phạm; Đối tượng của hoạt động dẫn độ; Căn cứ từ chối dẫn độ; Thủ tục dẫn độ và các tài liệu cần thiết; Quy định bắt khẩn cấp; Quy định dẫn độ đơn giản; Quy định về giải quyết các trường hợp đặc biệt trong dẫn độ (nhiều yêu cầu dẫn độ đối với một cá nhân, hoãn thi hành quyết định dẫn độ, dẫn độ lại, quá cảnh); Quy định về chi phí dẫn độ tội phạm. Những quy định về dẫn độ tội phạm trong các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và một số quốc gia nêu trên đã thể hiện được sự tương thích với các quy định của pháp luật quốc tế về dẫn độ tội phạm (về nguyên tắc dẫn độ tội phạm, các trường hợp từ chối dẫn độ, trình tự, thủ tục dẫn độ tội phạm..). Phù hợp với điều kiện của các quốc gia về chế độ kinh tế, chính trị và hệ thống pháp luật, Việt Nam và các quốc gia này đã xây dựng các điều khoản phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong hợp tác dẫn độ tội phạm. Tuy nhiên, hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam với các quốc gia vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục là Một là: số lượng các điều ước song phương được ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia khác có liên quan trực tiếp đến dẫn độ tội phạm còn rất hạn chế. Hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và các quốc gia chủ yếu vẫn dựa trên các hiệp định tương trợ tư pháp mà ít các hiệp định riêng về dẫn độ tội phạm Hai là: phạm vi hợp tác song phương còn hẹp. 3.2. Một số quy định của pháp luật Việt Nam về dẫn độ 3.2.1. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua ngày 26/11/2003. Toàn bộ nội dung của Bộ luật Tố Tụng Hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm Văn bản này quy định về vấn đề dẫn độ trong Điều 343 và 344 với các vấn đề về thẩm quyền tiến hành các hoạt động hợp tác dẫn độ và các trường hợp từ chối dẫn độ. Về thẩm quyền tiến hành hoạt động hợp tác dẫn độ: Các cơ quan có thẩm quyền về tố tụng của Việt Nam (các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Toà án nhân dân các cấp) sẽ là chủ thể đại diện cho Việt Nam đưa ra các yêu cầu về dẫn độ trên cơ sở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế khi tiến hành các hoạt động hợp tác dẫn độ (Điều 343) Về căn cứ từ chối dẫn độ: Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 của Việt Nam đưa ra 6 căn cứ từ chối dẫn độ (Điều 344). Bao gồm: trường hợp cá nhân là công dân Việt Nam; trường hợp hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc lý do hợp pháp khác; trường hợp cá nhân đã bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc đã bị đình chỉ; trường hợp cá nhân bị yêu cầu dẫn độ có khả năng bị truy bức ở quốc gia yêu cầu dẫn độ vì lý do chính trị, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, thành phần xã hội; trường hợp theo pháp luật của Việt Nam, hành vi của cá nhân bị yêu cầu dẫn độ thực hiện không phải là tội phạm; trường hợp cá nhân bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi được nêu trong yêu cầu dẫn độ. 3.2.1. Luật Tương trợ Tư pháp 2007 Luật Tương trợ Tư pháp được ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007. Với 7 Chương và 71 Điều, trong đó quy định về Dẫn độ tội phạm nằm trong Chương IV với 17 Điều (từ Điều 32 đến Điều 48). Gồm các nội dung: Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án; trường hợp bị dẫn độ; không truy cứu trách nhiệm hình sự, dẫn độ cho quốc gia thứ ba; từ chối dẫn độ cho nước ngoài; hồ sơ yêu cầu dẫn độ; văn bản yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo; tiếp nhận yêu cầu dẫn độ; xem xét yêu cầu dẫn độ của nhiều quốc gia đối với một cá nhân; Quyết định dẫn độ; thi hành quyết định dẫn độ; áp giải người bị dẫn độ; hoãn thi hành quyết định dẫn độ và dẫn độ tạm thời; dẫn độ lại; chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án; quá cảnh; chi phí về dẫn độ. Luật Tương trợ Tư pháp 2007 đã hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật quốc gia liên quan đến hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm hết sức quan trọng này. Bên cạnh việc quy định về các nguyên tắc, thẩm quyền, căn cứ dẫn độ và từ chối dẫn độ, trình tự, thủ tục dẫn độ, các biện pháp tạm thời, quá cảnh là cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đáp ứng hoặc đưa ra yêu cầu đối với các cá nhân là đối tượng của hoạt động dẫn độ. Tuy nhiên, một số vấn đề cần thiết chưa được Luật quy định cụ thể: Một là, chưa có quy định cụ thể về trình tự của hoạt động dẫn độ từ Việt Nam và dẫn độ đến Việt Nam. Hai là, chưa có quy định về cụ thể bắt giữ tạm thời (thẩm quyền, thủ tục, thời hạn..) mà chỉ sử dụng thuật ngữ “các biện pháp tạm thời”, để hỗ trợ cho hoạt động dẫn độ tội phạm. Ba là, hiệu lực của Luật Tương trợ Tư pháp 2007 chưa được phát huy một cách hiệu quả, các hoạt động bắt giữ, giao và tiếp nhận các đối tượng phạm tội chủ yếu được thực hiện thông qua INTERPOL và ASEANPOL. 3.3. Thực tiễn dẫn độ tại Việt Nam 3.3.1. Một số hoạt động dẫn độ thực hiện tại Việt Nam Các hoạt động dẫn độ được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà đặc biệt là sự đóng góp của Văn phòng INTERPOL Việt Nam đã khẳng định được vai trò quan trọng của Việt Nam trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm qua các vụ việc điểm hình như: vụ việc lực lượng an ninh Việt Nam phối hợp với phía Trung Quốc dẫn độ nguyên đại tá Lê Quốc Thuỵ về nước để xét xử, các vụ việc tại Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh... 3.3.2. Một số khó khăn khi thực hiện hoạt động dẫn độ tại Việt Nam Thứ nhất, Việt Nam chưa có được một văn bản riêng quy định về dẫn độ mà các quy định về dẫn độ chỉ nằm trong các văn bản luật khác (Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, Luật Tương trợ Tư pháp 2007); Thứ hai, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tương trợ Tư pháp còn chậm; Thứ ba, nhiều Hiệp định được ký kết trước khi Luật Tương trợ Tư pháp 2007 được ban hành đã thể hiện sự không phù hợp với quy định của Luật Tương trợ Tư pháp 2007 nhưng chưa thể đàm phán sửa đổi; Thứ tư, chế độ, chính sách, kinh phí, trang thiết bị cho các hoạt động về tương trợ tư pháp nói chung và về dẫn độ nói riêng còn rất hạn hẹp; Thứ năm, đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động dẫn độ tội phạm còn hạn chế về số lượng và khả năng làm việc; 3.3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dẫn độ tại Việt Nam Giải pháp đối với các văn bản pháp lý: Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, lấy ý kiến và đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể để bổ sung một số vấn đề còn thiếu trong Luật Tương trợ Tư pháp 2007; Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm, mà cụ thể là dẫn độ tội phạm; Một số giải pháp khác: Một là, giải pháp liên quan đến nhân lực; Hai là, giải pháp đối với trang thiết bị kỹ thuật Ba là, giải pháp tài chính; Bốn là, giải pháp về sự phối hợp đồng bộ KẾT LUẬN Sự phát triển và biến đổi không ngừng của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong những năm qua đã ghi nhận sự cố gắng và nỗ lực vì cộng đồng quốc tế phát triển, ổn định và bền vững. Bên cạnh sự phát triển thuận lợi đó, các quốc gia cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức và khó khăn. Một trong những khó khăn đó là sự gia tăng của các loại tội phạm, nó không chỉ diễn ra trong phạm vi của một quốc gia, mà còn lan rộng ra khắp toàn cầu. Trách nhiệm đấu tranh phòng chống các loại tội phạm này không phải chỉ thuộc về riêng mỗi quốc gia mà còn phải được tiến hành trên cơ sở sự hợp tác của các quốc gia khác. Hoạt động hợp tác dẫn độ tội phạm đang được các quốc gia coi là hoạt động hợp tác hiệu quả nhằm trấn áp các loại tội phạm. Bên cạnh những nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cùng với các biện p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050001567_4855_2009917.pdf
Tài liệu liên quan