Đánh giá dự án đầu tư Bưu Chính Viễn Thông

MỤC LỤC

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

1.1 ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 1

1.1.1 Khái niệm đầu tư 1

1.1.2 Các loại đầu tư: 2

1.1.3 Các hình thức đầu tư 3

1.1.4 Thủ tục đầu tư 4

1.1.5 Điều kiện đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông: 5

1.2 DỰ ÁN VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 7

1.2.1 Khái niệm dự án 7

1.2.2 Dự án đầu tư 8

1.2.3 Đặc điểm của dự án đầu tư trong bưu chính viễn thông 9

Chương 2: TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 11

2.1 Nghiên CỨU PHÁT HIỆN CƠ HỘI ĐẦU TƯ: 11

2.1.1 Mục đích 11

2.1.2 Căn cứ phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư 11

2.2 Đánh giá tình hình kinh TẾ xã HỘI liên quan ĐẾN DỰ án ĐẦU tư 12

2.3 Nghiên CỨU THỊ TRƯỜNG BCVT: 12

2.4 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ: 13

2.4.1 Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình 13

2.4.2 Lập dự án đầu tư 13

2.4.3 Nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật của công trình xây dựng 15

2.5 Hình THỨC TRÌNH BÀY MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ: 15

2.5.1 Bố cục thông thường của một bản dự án đầu tư 15

2.5.2 Khái quát các trình bày các phần của một bản dự án đầu tư 15

Chương 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 18

3.1 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ 18

3.2 NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ BCVT 18

3.2.1 Mô tả sản phẩm của dự án 18

3.2.2 Xác định công suất của dự án 18

3.2.3 Phân tích lựa chọn công nghệ của dự án 19

3.2.4 Chọn máy móc thiết bị 19

3.2.5 Cơ sở hạ tầng 20

3.2.6 Lao động và trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài. 20

3.2.7 Phân tích việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án 21

3.2.8 Phân tích kỹ thuật xây dựng công trình của dự án 22

3.2.9 Lịch trình thực hiện dự án 22

Chương 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 24

4.1 MỤC ĐÍCH VÀ TÁC DỤNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 24

4.1.1 Tác dụng của phân tích tài chính dự án đầu tư 24

4.1.2 Mục đích phân tích tài chính của dự án đầu tư: 24

4.2 GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN THEO THỜI GIAN 24

4.2.1 Khái niệm về giá trị thời gian của tiền: 24

4.2.2 Tiền lãi và lãi suất 24

4.2.3 Giá trị hiện tại và giá trị tương lai của đồng tiền 26

4.2.4 Dòng tiền tệ 27

4.3 XÁC ĐỊNH TỶ SUẤT TÍNH TOÁN VÀ THỜI ĐIỂM TÍNH TOÁN 32

4.3.1 Xác định tỷ suất tính toán (r) 32

4.3.2 Chọn thời điểm tính toán 35

4.4 XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DỰ ÁN 35

4.4.1 Xác định tổng mức đầu tư 35

4.4.2 Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ 43

4.5 LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ KIẾN CHO TỪNG NĂM HOẶC TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA ĐỜI DỰ ÁN. 44

4.5.1 Xác định doanh thu dự kiến hàng năm từ hoạt động của dự án 44

4.5.2 Dự tính chi phí hàng năm của dự án 45

4.5.3 Dự tính mức lỗ lãi của dự án 46

4.5.4 Dự trù cân đối kế toán của dự án 46

4.5.5 Dự tính cân đối thu chi (cân đối dòng tiền của dự án) 46

4.6 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH MẶT TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 47

4.6.1 Phân tích chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của dự án 47

4.6.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá quy mô lãi của dự án 48

4.6.3 Phân tích chỉ tiêu hệ số hoàn vốn (RR) 50

4.6.4 Phân tích chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (Payback method) 50

4.6.5 Phân tích chỉ tiêu tỷ lệ lợi ích trên chi phí B/C (Benefit – Cost rate) 52

4.6.6 Phân tích chỉ tiêu tỷ lệ thu hồi nội tại IRR (Internal rate of return) 54

4.7 ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN VỀ MẶT TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 55

4.8 PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 57

4.8.1 Khái niệm 57

4.8.2 Phương pháp tính toán nhằm phòng ngừa rủi ro về mặt tài chính của dự án gồm: 58

4.9 PHÂN TÍCH DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ TRƯỢT GIÁ VÀ LẠM PHÁT. 60

4.10 SO SÁNH LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 62

4.10.1 Trình tự các bước so sánh lựa chọn phương án như sau: 62

4.10.2 So sánh lựa chọn phương án đầu tư theo chỉ tiêu thu nhập thuần 63

4.10.3 So sánh lựa chọn dự án theo tỷ lệ thu nội tại IRR. 64

4.10.4 Phương pháp tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C – Benefit – Cost rate) 66

4.10.5 So sánh lựa chọn dự án bằng phương pháp chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (có xét yếu tố thời gian của tiền tệ) 67

4.10.6 So sánh lựa chọn phương án đầu tư theo chỉ tiêu chi phí (trong trưòng hợp các phương án đưa ra so sánh đều tạo ra cùng một lợi ích như nhau). 68

Chương 5: PHÂN TÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 70

5.1 KHÁI NIỆM LỢI ÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÀ TÁC DỤNG CỦA PHÂN TÍCH KT – XH VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 70

5.1.1 Khái niệm lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường 70

5.1.2 Mục tiêu và tác dụng của phân tích kinh tế – xã hội và môi trường 70

5.2 SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI. 71

5.2.1 Về mặt quan điểm: 71

5.2.2 Về mặt tính toán 71

5.3 CÁC CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 72

5.3.1 Chỉ tiêu giá trị gia tăng 72

5.3.2 Vấn đề tạo công ăn việc làm của dự án. 73

5.3.3 Tác động điều tiết thu nhập. 73

5.4 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 74

Chương 6: QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG BCVT 75

6.1 KHÁI NIỆM, TÁC DỤNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 75

6.1.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư 75

6.1.2 Tác dụng của quản lý dự án 76

6.1.3 Phân cấp quản lý dự án BCVT 76

6.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN 76

6.3 CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 77

6.3.1 Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án 77

6.3.2 Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án 78

6.4 CÔNG CỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 79

6.4.1 Công cụ quản lý vĩ mô dự án 79

6.4.2 Công cụ trong quản lý vi mô các dự án. 79

6.5 THỜI GIAN DỰ TRỮ CỦA CÔNG VIỆC 91

 

doc96 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2662 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá dự án đầu tư Bưu Chính Viễn Thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u: GXD = GXDCT1 + GXDCT2 +... + GXDCTn (32) Trong đó: n là số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được tính như sau: (33) Trong đó: m: Số công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phân kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. j: Số thứ tự công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j =1÷m). QXDj: Khối lượng công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Zj: Đơn giá công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ đơn giá theo bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ, hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước), hoặc đơn giá đầy đủ theo bộ phận kết cấu của công trình. Trường hợp Zj là đơn giá xây dựng không đầy đủ thì chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình được tổng hợp theo Bảng 2.2 Phụ lục số 2 của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng. GQXDK: Chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/ bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu/ tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình. Tuỳ theo từng loại công trình xây dựng mà ước tính tỷ lệ (%) của chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/ bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình. TGTGT – XD: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. Xác định chi phí thiết bị của dự án Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định chi phí thiết bị của dự án. Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về dây chuyền công nghệ, số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng các công trình thì chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình được xác định theo phương pháp lập dự toán hướng dẫn tại mục 2 Phụ lục số 2 của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng. Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây chuyền công nghệ (bao gồm các chi phí nêu tại mục 1.1.2 phần II của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng) của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này. Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, và được xác định theo công thức (1.10) tại phần II của Phụ lục số 2 Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng Xác định chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng và tái định cư Chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư (GGPMB) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các qui định hiện hành của Nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành. Xác định chi phí quản lý‎ dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác của dự án Các chi phí như chi phí quản lý‎ dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác (GK) được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (xem mục 3, 4, 5 Phụ lục số 2 của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng). Hoặc tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) có thể được ước tính từ 10¸15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án. Vốn lưu động ban đầu (VLD) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (LVay) (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì tùy theo điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định. Xác định chi phí dự phòng của dự án Đối với dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, và chi phí khác. Chi phí dự phòng được tính theo công thức: GDP = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK) × 10% (34) Đối với các dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: yếu tố khối lượng công việc phát sinh và yếu tố trượt giá, theo công thức: GDP = GDP1 + GDP2 (35) Trong đó: GDP1: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh: GDP1 = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK) × 5% (36) GDP2: Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá: GDP2 = (V’ – Lvay) × (IXDbq ) (37) Trong đó: V’: Tổng mức đầu tư chưa có dự phòng. IXDbq: Chỉ số giá xây dựng bình quân. Chỉ số giá xây dựng bình quân được lấy bằng chỉ số giá xây dựng công trình của nhóm công trình có chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức đầu tư. Chỉ số giá xây dựng công trình của nhóm công trình này được tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình của không ít hơn 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán. : Mức dự báo biến động giá khác so với chỉ số giá xây dựng bình quân đã tính. Trường hợp đối với công trình thiết kế một bước thì tổng mức đầu tư xây dựng công trình được xác định theo phương pháp tính dự toán xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng và bổ sung các chi phí khác có liên quan chưa tính trong dự toán. Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình Trường hợp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (SXD) và suất chi phí thiết bị (STB) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng cho từng công trình thuộc dự án và tổng mức đầu tư của dự án được xác định theo công thức (1.1) tại phần I nêu trên. Việc xác định tổng mức đầu tư được thực hiện như sau: Xác định chi phí xây dựng của dự án Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức (32) Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình (GXDCT) được xác định như sau: GXDCT = SXD × N + GCT – SXD (38) Trong đó: SXD: Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ/ hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. GCT – SXD: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. N: Diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Xác định chi phí thiết bị của dự án Chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT) được xác định theo công thức sau: GTBCT = STB × N + GCT – STB (39) Trong đó: STB: Suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ hoặc tính cho một đơn vị diện tích của công trình thuộc dự án. CPCT – STB: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị của công trình thuộc dự án. Các chi phí gồm chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý‎ dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định như hướng dẫn tại mục 1.3, 1.4, 1.5 phần I của Phụ lục I Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng. Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự đã thực hiện Các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự là những công trình xây dựng có cùng loại, cấp công trình, qui mô, công suất của dây chuyền thiết bị, công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau. Tuỳ theo tính chất, đặc thù của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thông tin, số liệu của công trình có thể sử dụng một trong các cách sau đây để xác định tổng mức đầu tư cuả dự án. Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự đã thực hiện thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức: Trong đó: GCTTTi: Chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i của dự án (i = 1÷n). Ht: Hệ số qui đổi về thời điểm lập dự án. Hkv: Hệ số qui đổi về địa điểm xây dựng dự án. GCT-CTTTi: Những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i. Trường hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương tự đã thực hiện chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình và qui đổi các chi phí này về thời điểm lập dự án. Trên cơ sở chi phí xây dựng và thiết bị của dự án đã xác định được, các chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý‎ dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định tương tự như hướng dẫn tại mục 1.3, 1.4, 1.5 phần I của Phụ lục I Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư Đối với các dự án có nhiều công trình, tuỳ theo điều kiện cụ thể của dự án và nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình. Khi lập dự án cần xác định vốn đầu tư cần thực hiện từng năm và toàn bộ dự án trên cơ sở kế hoạch tiến độ thực hiện đầu tư dự kiến. Trong tổng số vốn đầu tư trên cần tách riêng các nhóm: Theo nguồn vốn: vốn góp, vốn vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với lãi xuất theo từng nguồn). Theo hình thức vốn: bằng tiền (Việt Nam, ngoại tệ), bằng hiện vật, bằng tài sản khác (licence, know – how)... Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn này được chia ra thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động ban đầu (chỉ tính cho 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên). Để tính toán chúng ta có thể lập bảng sau đây: BẢNG DỰ TRÙ VỐN ĐẦU TƯ Đơn vị tính: ......... Hạng mục Năm hoạt động 1 2 ... n 1. Vốn cố định 2. Vốn lưu động 3. Vốn dự phòng 4. Tổng vốn đầu tư Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ Các nguồn tài trợ cho dự án có thể là ngân sách cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác. Vì vốn đầu tư phải được thực hiện theo tiến độ ghi trong dự án, để đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc chung của dự án và để tránh tình trạng ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà cả thời điểm nhận được tài trợ. Sự đảm bảo này phải có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế. Chẳng hạn nếu nguồn tài trợ là nguồn ngân sách cấp hoặc ngân hàng cho vay thì phải có sự cam kết của các cơ quan này bằng văn bản, sau khi các cơ quan này đã ký vào biển bản hồ sơ thẩm định dự án. Nếu là vốn góp cổ phần hoặc liên doanh phải có sự cam kết về tiến độ và số lượng vốn góp của các cổ đông hoặc các bên liên doanh và được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Nếu là vốn tự có thì phải có bản giải trình về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở 3 năm trước đây và hiện tại chứng tỏ rằng cơ sở đã, đang và sẽ tiếp tục hoạt động có hiệu quả, có tích luỹ và do đó đảm bảo có vốn để thực hiện được dự án. Sau khi xác định được các nguồn tài trợ cho dự án cần xác định cơ cấu nguồn vốn của dự án (tỷ lệ từng nguồn vốn chiếm trong tổng mức đầu tư dự kiến). Trên cơ sở nhu cầu vốn, tiến độ thực hiện các công việc đầu tư (trong phần phân tích kỹ thuật công nghệ) và cơ cấu nguồn vốn, lập tiến độ huy động vốn hàng năm đối với từng nguồn cụ thể. Các nguồn vốn cũng cần được phân chia dưới dạng tiền mặt hay hiện vật. Việc thiết lập bảng dự trù các nguồn vốn thường được thiết lập cùng với bảng dự trù tổng vốn đầu tư, đôi khi cũng có thể lập thành bảng riêng. BẢNG DỰ TRÙ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ Đơn vị tính: ......... Hạng mục Năm hoạt động 1 2 ... n 1. Tổng vốn đầu tư 2. Các nguồn vốn 2.1 Vốn ngân sách cấp 2.2. Vốn vay Vay dài hạn Vay ngắn hạn 3. Vốn góp cổ phần 4. Vốn liên doanh 5. Vốn tự có LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ KIẾN CHO TỪNG NĂM HOẶC TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA ĐỜI DỰ ÁN. Sau khi xác định tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, bước tiếp theo của quá trình phân tích đánh giá mặt tài chính của dự án là tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án. Việc tính toán các chỉ tiêu này được thực hiện thông qua việc lập bảng chi phí hàng năm, doanh thu, bảng dự tính mức lỗ lãi, bảng dự trù cân đối kế toán, bảng dự tính cân đối thu chi cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án. Các báo cáo tài chính giúp cho chủ đầu tư thấy được tình hình hoạt động tài chính của dự án và nó là nguồn số liệu giúp cho việc tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án. Xác định doanh thu dự kiến hàng năm từ hoạt động của dự án Doanh thu từ hoạt động của dự án BCVT gồm doanh thu cung cấp dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng,. Doanh thu này được tính cho từng năm hoạt động và dựa vào kế hoạch sản lượng – doanh thu hàng năm của dự án để xác định. Ví dụ 1: Đối với dự án đầu tư trong viễn thông (lắp mới, mở rộng dung lượng tổng đài,...) doanh thu của dự án được xác định như sau: Tổng doanh thu cho dự án: Tổng doanh thu cước: DC = (i = 1, 2, 3, ...) Trong đó: Di – Doanh thu cước năm thứ i, được xác định căn cứ vào số thuê bao có vào cuối năm thứ (i – 1) và số thuê bao phát triển thêm trong năm thứ i, dự kiến doanh thu trung bình của một thuê bao trong một năm. Doanh thu cước năm đầu = (Số thuê bao chuyển mạng + 1/2 số thuê bao phát triển thêm trong năm đầu) × Doanh thu trung bình dự kiến của một thuê bao trong một năm. Doanh thu cước năm thứ 2 = (Số thuê bao có vào cuối năm thứ nhất + 1/2 số thuê bao phát triển thêm trong năm thứ 2) × Doanh thu trung bình dự kiến của một thuê bao trong một năm. ..... Doanh thu cước năm thứ i = (Số thuê bao có cuối năm (i – 1) + 1/2 số thuê bao phát triển thêm trong năm i) × Doanh thu trung bình dự kiến của một thuê bao trong một năm. Tổng doanh thu thuộc dự án (đầu tư mở rộng, lắp mới tổng đài,...) trong một năm: Di.DA = Di × k Trong đó: k – Hệ số phụ thuộc vào loại công trình. Hệ số này được quy định cho các dự án thành phố, thị xã theo: Dự án chuyển mạch và trung kế liên đài nội tỉnh; Dự án mạng cáp nội hạt; Phần còn lại thuộc liên tỉnh, quốc tế và các dự án đầu tư khác. Với các huyện, cụm dân cư quy định theo: Dự án chuyển mạch; Dự án truyền dẫn nối về trung tâm tỉnh; Phần còn lại thuộc liên tỉnh, quốc tế và các dự án khác. Ví dụ 2: Đối với dự án đầu tư “đầu tư dịch vụ Internet công cộng” thì doanh thu của dự án sẽ bao gồm doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ Internet và doanh thu từ dịch vụ in ấn. Doanh thu từ dịch vụ Internet = Số lượng máy khai thác × Thời gian sử dụng bình quân dịch vụ × Đơn giá Doanh thu từ dịch vụ in ấn = Số lượng trang in × Đơn giá Dự tính chi phí hàng năm của dự án Chi phí hàng năm của dự án được dự tính trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án. Chi phí hàng năm của dự án bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, lãi vay phải trả, … Khi dự tính chi phí hàng năm của dự án cần chú ý chi phí khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất. Vì vậy, mức khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm phải nộp. Nếu khấu hao tăng, lợi nhuận giảm và do đó thuế thu nhập doanh nghiệp giảm và ngược lại. Việc xác định chính xác mức khấu hao có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính dự án đầu tư. Mức khấu hao hàng năm lại phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao, chính vì vậy cần lựa chọn phương pháp khấu hao như thế nào để tiền nộp thuế càng nộp về sau càng nhiều càng tốt. Thông thường phải chọn phương pháp tính khấu hao nhiều ở những năm đầu và về sau càng ít dần. Tuy nhiên việc áp dụng tính khấu hao theo phương pháp nào phải được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép nhằm vừa khuyến khích đầu tư, tạo thuận lợi cho việc tính thuế, đảm bảo thu hồi đủ vốn để tái đầu tư. Hiện nay có 3 phương pháp khấu hao theo quy định của Bộ tài chính là: Khấu hao đều theo thời gian sử dụng, khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, khấu hao theo số lượng, sản lượng sản phẩm sản xuất. BẢNG CHI PHÍ HÀNG NĂM CỦA DỰ ÁN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Đơn vị tính Các yếu tố Năm hoạt động 1 2 ... n 1. Chi phí vật liệu, vật tư 2. Chi phí khấu hao 3. Chi phí nhân công: - Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương. - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn 4. Chi phí bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ 5. Chi phí dịch vụ mua ngòai 6. Chi phí khác 7. Lãi vay tín dụng Tổng chi phí Lưu ý: Các khoản chi phí dự tính trong bảng không có thuế VAT đầu vào. Dự tính mức lỗ lãi của dự án Trên cơ sở số liệu dự tính về tổng doanh thu, chi phí từng năm tiến hành dự tính mức lãi lỗ hàng năm của dự án. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất trong từng năm của đời dự án. Việc tính toán các chỉ tiêu này được thực hiện theo bảng sau đây: BẢNG DỰ TRÙ LỖ LÃI CỦA DỰ ÁN Đơn vị tính: ......... Các chỉ tiêu Năm hoạt động 1 2 ... n 1. Tổng doanh thu chưa có thuế VAT 2. Các khoản giảm trừ (giảm giá, hàng bán bị trả lại,...) 3. Doanh thu thuần (3 = 1 – 2) 4. Tổng chi phí 5. Lợi nhuận trước thuế (5 = 3 – 4) 6. Thuế thu nhập doanh nghiệp (5 × % thuế suất thu nhập) 7. Lợi nhuận sau thuế (7 = 5 – 6) Dự trù cân đối kế toán của dự án Dự trù cân đối kế toán được tính cho từng năm hoạt động của dự án. Nó mô tả tình trạng tài chính hoạt động kinh doanh của dự án thông qua việc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong từng năm hoạt động của dự án (bảng cân đối kế toán). Đây là nguồn tài liệu giúp cho chủ đầu tư phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính của dự án. Dự tính cân đối thu chi (cân đối dòng tiền của dự án) Các nhà quản trị dự án rất quan tâm đến lượng tiền đi vào (lượng tiền thu vào) và đi ra (số tiền chi ra) từ dự án. Một trong những mục tiêu quan trọng của dự án là phải đảm bảo cân đối thu chi (cân đối dòng tiền vào và dòng tiền ra). Việc dự tính cân đối thu chi của dự án được thực hiện theo bảng mẫu sau: BẢNG DỰ TRÙ CÂN ĐỐI DÒNG TIỀN Các yếu tố Năm thực hiện 0 1 2 ... n A. Dòng tiền vào 1. Vốn tự có (vốn chủ sở hữu) 2. Vốn vay + Vay nội tệ dài hạn + Vay dài hạn ngoại tệ + Vay ngắn hạn 3. Doanh thu thuần 4. Giá trị còn lại 5. Thu khác B. Dòng tiền ra 1. Vốn cố định 2. Vốn lưu động 3. Chi phí sản xuất (không bao gồm khấu hao) 4. Trả nợ gốc 5. Trả lãi vay 6. Thuế phải nộp 7. Chi khác Cân đối Luỹ kế PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH MẶT TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN Phân tích chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của dự án Khi phân tích tiềm lực tài chính của dự án thường dùng các chỉ tiêu sau: Hệ số vốn tự có so với vốn vay: Hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1. Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi. Tỷ trọng vốn tự có trong tổng mức đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với các dự án có triển vọng, hiệu quả rõ ràng thì tỷ trọng này có thể là 40%, thì dự án thuận lợi. Tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Tỷ lệ giữa tổng thu từ lợi nhuận thuần và khấu hao so với nợ đến hạn phải trả. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá quy mô lãi của dự án Chỉ tiêu lợi nhuận thuần (ròng) Chỉ tiêu lợi nhuận thuần được tính từng năm hoặc từng giai đoạn hoạt động của đời dự án. Chỉ tiêu này chỉ có tác dụng so sánh giữa các năm hoạt động của dự án và để tính chỉ tiêu tổng lợi nhuận thuần, lợi nhuận thuần bình quân năm của cả đời dự án. Lợi nhuận thuần từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án Li = Di – Ci Trong đó: Di – Doanh thu thuần năm i Ci – Các chi phí ở năm i, bao gồm tât cả các chi phí ở năm i có liên quan đến sản xuất kinh doanh: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phi khấu hao, chi phí trả lãi vốn vay, thuế thu nhập doanh nghiệp và các chi phí khác. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần từng năm chỉ có tác dụng so sánh quy mô lãi giữa các năm hoạt động của bản thân dự án chứ không so sánh được giữa các dự án. Tổng lợi nhuận thuần cả đời dự án. Chỉ tiêu này có tác dụng so sánh quy mô lãi giữa các dự án. Để tính tổng lợi nhuận các năm của đời dự án trước hết phải tính chuyển lợi nhuận thuần hàng năm về cùng một mặt bằng thời gian ở hiện tại hoặc tương lai. Trong thực tế thường chỉ tính chuyển lợi nhuận thuần thu được hàng năm về mặt bằng thời gian hiện tại tức đầu thời kỳ phân tích. (41) Trong trường hợp lợi nhuận thuần các năm bằng nhau, tổng lợi nhuận thuần của cả đời dự án theo mặt bằng hiện tại Chỉ tiêu lợi nhuận thuần bình quân từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án cũng tính theo mặt bằng thời gian ở hiện tại (42) Chỉ tiêu lợi nhuận thuần bình quân có tác dụng so sánh khi đánh giá lựa chọn dự án đầu tư. Chỉ tiêu thu nhập thuần (thu nhập ròng) NPV, NFV Để đánh giá đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án trong phân tích tài chính thường sử dụng chỉ tiêu thu nhập ròng (thuần). Thu nhập ròng của dự án là thu nhập còn lại sau khi đã trừ các khoản chi phí của cả đời dự án. Bởi vậy chỉ tiêu này bao gồm cả giá trị thu hồi thanh lý TSCĐ ở cuối đời dự án, thu hồi vốn lưu động bỏ ra ban đầu. Khi phân tích, thu nhập ròng của dự án cũng được tính chuyển về mặt bằng hiện tại (NPV) hoặc thời điểm cuối của dự án (NFV). NPV (Net present value) – Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (còn gọi là hiện giá thu nhập ròng) là tổng thu nhập ròng của dự án quy về thời điểm đầu kỳ phân tích (năm 0). NFV (Net future value) – Giá trị tương lai của thu nhập ròng là tổng thu nhập ròng của dự án quy về thời điểm cuối kỳ phân tích (năm n). Khi tính tổng thu nhập ròng của dự án, có thể dựa vào dòng tiền tệ ròng của dự án (Cash flow): (43) Hoặc (44) Trong đó: CFi (Cahs flow) – dòng tiền tệ ròng năm i CFi = Bi – Ci Bi (Benefit) – lợi ích năm i. Bi có thể là doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định) và ở cuối đời của dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về cuối đời dự án. Ci (Cost) – chi phí năm i của dự án. Chi phí này bao gồm vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm đầu và tạo ra tài sản cố định ở các thời điểm trung gian, chi bảo dưỡng, sữa chữa, chi trả thuế và lãi vay,... n – Số năm hoạt động của đời dự án r – Tỷ suất chiết khấu được chọn. Tại thời điểm 0, thu nhập của dự án chưa có, chi phí của dự án chính là vốn đầu tư ban đầu (Kv0). Bởi vậy công thức tính giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV) cũng có thể biến đổi thành: (45) Trong đó: Kv0 – Là vốn đầu tư ban đầu tại thời điểm dự án đi vào hoạt động. SV (Salvage value) – Giá trị thu hồi thanh lý tài sản ở cuối đời dự án bao gồm cả vón lưu động bỏ ra ban đầu. Khi trị số Bi và Ci hàng năm là không đổi thì NPV sẽ được tính như sau: (46) Chỉ tiêu NPV (NFV) là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá dự án đầu tư. Nếu NPV (NFV) ³ 0 thì dự án đầu tư hoà vốn hoặc có lãi. Ngược lại khi NPV (NFV) £ 0 thì dự án không được chấp nhận. Khi đó tổng thu của dự án không bù đắp được chi phí của dự án. Trong trường hợp các phương án của dự án có lợi ích như nhau thì phương án nào có giá trị hiện tại với chi phí nhỏ nhất thì phương án đó đáng giá nhất về mặt tài chính. Ưu điểm: Chỉ tiêu Thu nhập ròng (NPV, NFV) chỉ rõ được quy mô số tiền lãi thu được. Nhược điểm: Thu nhập ròng (NPV, NFV) của dự án không gắn trực tiếp với tổng số vốn đã bỏ ra. Vì vậy, khó có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án có vốn đầu tư khác nhau. Chỉ tiêu NPV (NFV) phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu dùng để tính toán. Việc xác định chính xác tỷ suất chiết khấu là một công việc tương đối khó khăn trong thị trường vốn đầy biến động. Phân tích chỉ tiêu hệ số hoàn vốn (RR) Hệ số hoàn vốn nói lên mức độ thu hồi vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận thuần thu được hàng năm. Chỉ tiêu này được tính như sau: Nếu tính cho từng năm hoạt động: (47) Trong đó: LiPV – Lợi nhuận nhuần thu được năm i tính theo mặt bằng hiện tại (t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá dự án đầu tư Bưu Chính Viễn Thông.doc
Tài liệu liên quan