Đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng huyện Lục Nam, Bắc Giang

Nguồn gây tiếng ồn, rung chủyếu phát sinh từhoạt động của các thiết bị

trong dây chuyển nghiền sàng như: Mô tơ, quạt gió, bánh đà, lồng quay, máy

nghiền côn các thiết bịphụtrợ. Các hoạt động chếbiến đá của yếu diễn ra tại

khu vực HổLao thuộc xóm Làng.

Ảnh hưởng do tiếng ồn: Tiếng ồn có ảnh hưởng tới thính giác của công

nhân. Khi người công nhân bịtác động của tiếng ồn có cường độcao, trong một

thời gian dài sẽlàm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghềnghiệp. Ngoài ra,

tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các hệcơquan khác của cơthểnhưlàm rối loại chức

năng thần kinh, gây bệnh đau đầu, chóng mặt có cảm giác sợhãi. Tiếng ồn cũng

gây tổn thương cho hệtim mạch và tăng một sốbệnh khác. Tuy nhiên ồn do nổ

mìn gây ra chỉdiễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, khu vực thi công không

gần khu dân cưvì vậy tác động này chủyếu chỉgây ảnh hưởng tới công nhân thi

công tại công trường.

pdf56 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6734 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng huyện Lục Nam, Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mất trật tự an toàn xã hội khu vực khai trường. III.3.1.2. Tác động đến môi trường tự nhiên: 1/ Ô nhiễm môi trường không khí do bụi và khí thải: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO a. Khí thải: Khí thải được thải ra do các máy, các thiết bị xây dựng chuyên dùng, các phương tiện giao thông vận chuyển vật liệu xây dựng và phế thải, các động cơ này dùng nhiên liệu là dầu DO, khi được đốt cháy trong động cơ, những loại nhiên liệu này sẽ sinh ra các chất khí có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: Hydrôcarbua (HC), CO, NOx, SOx và bụi. Hệ số ô nhiễm trong trường hợp này phụ thuộc vào công xuất và chế độ vận hành của các loại phương tiện (chạy không tải, chạy chậm, chạy nhanh, chạy bình thường). Do nguồn phát thải các khí thải trong giai đoạn thi công của Dự án đều là nguồn thấp nên khả năng phát tán đi xa của chúng rất kém. Mặt khác, khu vực núi Bồ Các xung quanh là các đồi núi bao quanh. Vì vậy, chúng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân đang làm việc trong khu vực và trong vùng bán kính ảnh hưởng (200m) theo chiều hướng gió chính. b. Bụi: Quá trình san nền và làm đường được xem là nguồn phát sinh bụi đáng kể nhất trong giai đoạn thi công xây dựng đối với mọi công trường xây dựng. Bụi cũng phát sinh trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng. Đây là loại bụi có kích thước lớn, nên không phát tán xa. Vì vậy, chúng chỉ gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực thi công và các khu vực cuối hướng gió, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân tham gia thi công trên công trường. Do đặc điểm của khu vực núi Bồ Các là có các đồi núi bao quanh, nó như hàng rào ngăn cản phát tán bụi ra diện rộng. Ở phía Đông Nam của núi Bồ Các có dân cư sinh sống không tập trung và cách rất xa khu vực Dự án; cho nên ảnh hưởng của bụi đến người dân là không đáng kể. 2/ Tác động ô nhiễm tiếng ồn: Trong quá trình xây dựng, san nền, đào đắp và làm đường sẽ tập trung các phương tiện máy móc khi tham gia thi công xây dựng và các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển nguyên vật liệu do đó sẽ phát sinh tiếng ồn với mức áp âm lớn (70 ÷ 90dbA) và diễn ra liên tục trong quá trình xây dựng. Với mức áp âm như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các cán bộ thi công trên công trường và có tác động đến hiệu quả thi công. 3/ Tác động rung do thi công: Khi thi công sẽ sử dụng một lượng lớn các phương tiện, trang bị để đào đắp, lu đầm và vận chuyển nguyên vật liệu nên sẽ có các rung động ảnh hưởng đến môi trường. Cũng như các hoạt động tiếng ồn, các tác động này chủ yếu xảy ra trên bề mặt và tốc độ lan truyền không cao, công trường xây dựng lại cách xa khu dân cư và mật độ dân cư ở các khu vực này thưa thớt nên nhìn chung các tác động rung do thi công tới môi trường là nhỏ và ảnh hưởng không đáng kể. 4/ Tác động đến môi trường nước: a. Tác động đến môi trường nước ngầm: Trong quá trình san lấp và tạo mặt bằng, do yêu cầu kỹ thuật khu vực Dự án được gia cố nền đất dẫn đến giảm độ tơi xốp của đất, hạn chế giảm diện tích thấm của nước mặt xuống tầng chứa nước ngầm, ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm. Tuy nhiên trong khu vực Dự án không khai thác nước ngầm quy mô lớn TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO mà chỉ sử dụng nước giếng khoan để phục vụ sinh hoạt của công nhân nên tác động là không lớn. b. Tác động đến môi trường nước mặt: * Tác động tới môi trường nước mặt trong giai đoạn này chủ yếu là việc tăng độ đục của nguồn nước do sự rửa trôi đất đá trong quá trình thi công. * Trong quá trình xây dựng, thường xuyên có khoảng 20 công nhân làm việc trên công trường. Tổng lượng nước sử dụng (mức bình quân 60 lít nước/người/ngày): 60lít x 20 người = 1.200lít/ngày = 1,2 m3 /ngày Lượng nước thải sinh hoạt bằng 90% lượng nước cấp. Do vậy lượng nước thải sinh hoạt của công nhân tham gia xây dựng dự khoảng: 1m3/ngày. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các hoá chất tẩy rửa, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5 ), các chất dinh dưỡng (NO3-, PO43-) và các vi sinh vật. Theo tính toán và thống kê cho thấy, khối lượng chất ô nhiễm của mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử lý) sẽ là: Bảng III.1:Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Định mức cho 1 người/ngày) STT Chất ô nhiễm Khối lượng (gam/người/ngày) Vi sinh (NPK/100ml) 1 BOD5 44 - 54 - 2 COD 72 - 102 - 3 TSS 70 - 145 - 4 Tổng Nitơ 6 - 12 - 5 Amoni 2,4 - 4,8 - 6 Tổng Phốt pho 0,8 - 4 - 7 Tổng Coliform - 106 - 109 Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của Dự án trong giai đoạn xây dựng với khoảng 20 công nhân như sau: Bảng III.2: Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Định mức cho 20 người/ngày) STT Chất ô nhiễm Đơn vị Tải lượng 1 BOD5 kg/ngày 0,88 – 1,08 2 COD kg/ngày 1,44 – 2,04 3 TSS kg/ngày 1,4 – 2,9 4 Tổng Nitơ kg/ngày 0.12 - 0.24 5 Amoni kg/ngày 0.048 - 0.096 6 Tổng Phốt pho kg/ngày 0.016 - 0.008 TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Chủ Dự án phải có các biện pháp giảm thiểu tác động này (được trình bày trong phần các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của Báo cáo ĐTM). Khu vực núi Bồ Các cách rất xa dân cư, không có sông suối nào chảy liên tục, chỉ vào những ngày mưa mới có các hố nước đọng lại nhưng với lượng rất ít. Do vậy, ảnh hưởng của Dự án khi đi vào hoạt động là không đáng kể. 5/ Tác động tới hệ sinh thái: Cả hai khu Mỏ có tổng diện tích: 8,4ha: + Khu vực núi Bồ Các, xã Lục Sơn, Trường Sơn với diện tích là: 5,4ha; + Khu vực Hổ Lao, xóm Làng, xã Lục Sơn với diện tích là: 3ha; Mỏ đá vôi là phần địa hình núi dạng chỏm đây là phần ven rìa phía ngoài vùng đệm của khu rừng bảo tồn Tây Yên Tử. Hiện nay đã được chuyển giao cho dân thuê và quản lý. Hiện trạng thảm thực vật chủ yếu cây vải thiều, sắn, cây dẻ (phía Tây núi Bồ Các), lúa (phía Đông Nam núi Bồ Các)…do dân trồng và một số cây bụi nhỏ. Để tạo được mặt bằng thi công cần thiết phải nổ mìn, san gạt mặt bằng, như vậy sẽ ảnh hưởng thảm thực vật; phải chặt phá đi một diện tích cây vải, sắn do người dân trồng và các cây bụi. Tuy nhiên các tác động này nhỏ và không thể tránh khỏi. 6/ Tác động do chất thải rắn: a. Chất thải rắn xây dựng: Đất, cát, đá... trong quá trình xây dựng sẽ làm thu hẹp dòng chảy của cống thoát nước chung trong khu vực. Mức độ gây ảnh hưởng phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và quản lý thi công. Các vỏ bao, giấy bóng, sắt thép thừa, mảnh gỗ vụn,... nếu không được thu gom sẽ tác động tiêu cực đến môi trường và gây lãng phí. b. Chất thải rắn sinh hoạt: Công trường xây dựng sẽ tập trung khoảng 20 người. Lấy tiêu chuẩn xả rác thải là 0,3kg/người/ngày, dự báo lượng rác thải sẽ là 6 kg/ngày, trong đó thành phần hữu cơ (rau, củ quả, cơm thừa...) chiếm từ 55 đến 70%. Do khối lượng chất thải sinh hoạt không nhiều cho nên ảnh hưởng đến môi trường là không đáng kể. III.3.2. Các tác động tới môi trường trong giai đoạn khai thác III.3.2.1. Tác động đến các yếu tố KT – XH: Khi Dự án đi vào hoạt động, ngoài những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực như: Sự gia tăng các lưu lượng giao thông vận tải dẫn tới sự ảnh hưởng đến độ an toàn cho lái xe và người tham gia giao thông, một số bệnh nghề nghiệp nảy sinh... còn có nhiều mặt tích cực như sau: - Góp phần cải thiện hiện trạng cơ sở hạ tầng của địa phương. Một vài tuyến đường sẽ được nâng cấp. Ngoài ra, mạng lưới cấp điện, thông tin liên lạc cũng sẽ được cải tạo phục vụ các hoạt động của Dự án. Hoạt động của Dự án cũng sẽ kéo theo sự hình thành của các ngành nghề và dịch vụ mới. - Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho gần 50 người. - Đóng góp thêm cho ngân sách địa phương qua các khoản thuế, phí... III.3.2.2. Tác động đến môi trường không khí: 1. Tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên: * Nguồn thải: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Nguồn phát sinh khí thải chính khi Mỏ đi vào hoạt động là quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các động cơ của các thiết bị xây dựng Mỏ, các thiết bị khai thác, các phương tiện giao thông vận tải, nổ mìn. * Ước tính thải lượng: Như phần trên đã xác định, khí thải sinh ra từ hai nguồn chính: Do đốt cháy nhiên liệu của các động cơ, trang thiết bị Mỏ và do nổ mìn. Do vậy thải lượng khí thải do khai thác chủ yếu là do 2 loại hình kể trên. - Thải lượng khí thải do đốt dầu DO: Để tính lượng tải ô nhiễm, dùng phương pháp đánh giá nhanh dựa trên hệ số ô nhiễm khi đốt cháy các nhiên liệu khác nhau. Tải lượng ô nhiễm được xác định dựa theo công thức sau: Q = B x K Trong đó: Q- là tải lượng ô nhiễm (kg) B- là lượng nhiên liệu đốt (kg) K- là hệ số ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WTO), hệ số ô nhiễm (K) khi đốt cháy 1 tấn dầu DO thải ra 0,6 kg Bụi, SO2= Sx10 (S là % lưu huỳnh trong dầu), NOx = 2,6 kg; CO = 0,7 kg; THC = 0,354kg; anđehyt = 0,24kg. Để đảm bảo các hoạt động của Dự án tổng nhu cầu nhiên liệu cho việc xúc, vận tải phục vụ khai thác đá cần sử dụng: 30.000 lít dầu/năm. Với tỷ trọng là 0,8 kg/lít. Tương ứng là: 24.000 kg/năm = 24 tấn/năm. Bảng III.3: Ước tính thải lượng các chất khi đốt: 24 tấn dầu DO trong một năm Thông sô Hệ số ô nhiễm (K) Khi đốt 1 tấn dầu DO Thải lượng/năm Đơn vị Bụi 0,6 14,4 kg NOx 2,6 62,4 kg CO 0,7 16,8 kg THC 0,354 8,5 kg Andehyt 0,24 5,76 kg - Thải lượng khí thải do nổ mìn: Lượng khí thải sinh ra do nổ mìn, thực chất là cháy nổ AD1. Thuốc nổ AD1 (amonit) có chứa tới 79% Amonnitrat và 21% TNT. Khi cháy nổ AD1 chính là cháy nổ TNT, còn Amon nitrat là chất xúc tác, có nhiệm vụ cấp ôxy cho phản ứng cháy. Phản ứng cháy nổ AD1 như sau: 21NH4NO3 + 2C6H2 (NO2)3CH3 = 47 H2O + 14CO2 + 24 N2 Như vậy lượng phát thải khí từ quá trình cháy nổ AD1 bao gồm khí CO2 và khí N2 tuy nhiên, chỉ quan tâm đến khí CO2 mà thôi. Để đảm bảo các hoạt động của Dự án tổng lượng thuốc nổ cần cho nhu cầu 1 năm theo dự tính là: 2.000 – 2.500kg thuốc nổ/năm. Theo phương trình phản ứng thì lượng CO2 sản sinh trong quá trình nổ mìn là: 0,579 – 0,724 tấn CO2/năm. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Như vậy tải lượng ô nhiễm khí thải trong Mỏ gồm 2 phần: Thải lượng ô nhiễm sinh ra do đốt nhiên liệu (dầu) và do nổ mìn. Áp dụng công thức trên ta tính được thải lượng ô nhiễm sinh ra do đốt nhiên liệu và nổ mìn như sau: Bảng III.4:Ước tính tải lượng ô nhiễm khí thải do đốt nhiên liệu, nổ mìn và các hoạt động khai thác đá trong 1 năm TT Chất ô nhiễm Thải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO Thải lượng ô nhiễm do nổ mìn Đơn vị Bụi 14,4 kg NOx 62,4 kg CO 16,8 kg CO2 0,579 – 0,724 tấn THC 8,5 kg Andehyt 5,76 kg * Tác động Nói chung, qui mô khai thác và chế biến của Dự án không lớn nên thải lượng khí thải không đáng kể. Chủ yếu là gây tác động cục bộ đến công nhân trên công trường. 2. Tác động của bụi: * Nguồn phát thải Bụi phát sinh do các hoạt động khai thác bao gồm: - Nổ mìn; - Xúc bốc; - Vận chuyển; - Nghiền sàng. * Ước tính thải lượng Để ước tính thải lượng bụi sinh ra trong khai thác khoáng sản, dựa vào hệ số thải lượng bụi sinh ra do các công đoạn theo WHO là: 0, 40 kg bụi/tấn đất, đá trong công đoạn nổ mìn khai thác; 0, 17 kg bụi/tấn đất, đá trong công đoạn xúc bốc, vận chuyển. Bảng III.5: Ước tính tải lượng bụi sinh ra hàng năm do các hoạt động khai thác Nguồn Khối lượng (tấn) Hệ số Thải lượng (kg ) Do Khoan nổ mìn 133.000 0,4 53.200 Do xúc bốc, vận chuyển đất đá 133.000 0,17 22.610 Tổng 75.810 TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Từ bảng trên cho thấy tải lượng bụi sinh ra hàng năm do các hoạt động khai thác đá là: 75.810kg /năm, tương đương là: 75,81tấn/ năm. * Mức độ ô nhiễm: Mức độ ô nhiễm bụi phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Khi thời tiết khô, nắng, gió nhiều, bụi sẽ sinh ra nhiều và phạm vi ảnh hưởng cũng lớn hơn là khi thời tiết ít nắng, gió. Nồng bụi trong không khí ở phạm vi khai trường dự báo đạt mức trung bình từ 5-10mg/m3 trong những ngày thời tiết khô, nắng và có thể lên đến 30-50mg/m3 tại các vị trí đổ đất, bốc xúc đá. Trong khoảng cách 200m tính từ khai trường, nồng độ bụi trong không khí dự báo ở mức 1-5 mg/m3 và cao hơn so với mức cho phép theo TCVN – 5937 - 2005. Nồng độ bụi trong không khí sẽ giảm xuống đáng kể với mức dự báo khoảng 0,3-0,5 mg/m3 trong những ngày có mưa. Hoạt động khai thác và chế biến đá tại hai khu Mỏ thuộc xã Lục Sơn và xã Trường Sơn cách xa khu vực dân cư nên mức độ ảnh hưởng đến người dân trong khu vực là rất ít, chỉ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trong khu vực Dự án. Tuyến đường vận chuyển đá từ khu vực chế biến phải đi qua khu vực dân cư. Bụi sẽ phát sinh do đất, đá rơi vãi trên mặt đường và khuyếch tán vào không khí mỗi khi có phương tiện vận tải đi qua. Đặc biệt là khi vận chuyển đá từ khu vực núi Bồ Các, phải đi qua đoạn đường và hai bên dân cư tập trung rất đông. Tuyến đường liên xã chưa được trải nhựa, đường đất cấp phối nên khi có phương tiện giao thông qua lại, nồng độ bụi trong không khí hai bên đường sẽ tăng cao, dự báo ở mức trung bình 5-10mg/m3. Ô nhiễm bụi còn ảnh hưởng đến tuyến đường từ Mỏ đến đường Tỉnh lộ với chiều dài khoảng 4km, đây là tuyến đường đất nên mỗi khi có phương tiện giao thông đi qua, nồng độ bụi trong không khí sẽ tăng cao. 3. Tác động của tiếng ồn: * Nguồn gây ồn: Tiếng ồn xẩy ra do các hoạt động: Khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển. * Mức ô nhiễm do tiếng ồn: - Tại khu vực khai thác: Tiếng ồn lớn trên khai trường chủ yếu sinh ra do hoạt động của các phương tiện giao thông, máy thi công khai thác như máy ủi, xúc, gạt... và nổ mìn và chủ yếu gây ảnh hưởng trong phạm vi khai trường mà không gây tác động lớn đến khu dân cư do khoảng cách khá xa. Mức áp âm trung bình tại các khai trường dự báo khoảng 70-85dBA, mức áp âm cực đại có thể đạt 95-100 dBA, thậm chí 115 dBA khi nổ mìn hoặc khi có nhiều động cơ cùng lúc hoạt động. Mức dự báo trên được đưa ra dựa trên các số liệu đo đạc thực tế nói chung, mức ồn cục bộ có thể vượt giới hạn cho phép theo TCVN-5949-1998, qui định về mức ồn trong môi trường lao động, nhưng thời gian không kéo dài. Mức áp âm sinh ra từ một số phương tiện giao thông và thiết bị phục vụ khai thác và chế biến đá được thống kê trong Bảng III.6: Bảng III.6:Tiếng ồn khi khai thác và chế biến Phương tiện Mức ồn phổ biến (dBA) Mức ồn lớn nhất (dBA) TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Ôtô tải trọng tải <3,500 kg 85 95 Ôtô tải trọng tải >3,500 kg 90 105 Máy ủi 93 115 Máy khoan 87-90 100 Máy xúc 80-85 100 Nổ mìn 100 115 - Tại khu vực sàng tuyển: Nguồn gây tiếng ồn, rung chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các thiết bị trong dây chuyển nghiền sàng như: Mô tơ, quạt gió, bánh đà, lồng quay, máy nghiền côn… các thiết bị phụ trợ. Các hoạt động chế biến đá của yếu diễn ra tại khu vực Hổ Lao thuộc xóm Làng. Ảnh hưởng do tiếng ồn: Tiếng ồn có ảnh hưởng tới thính giác của công nhân. Khi người công nhân bị tác động của tiếng ồn có cường độ cao, trong một thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các hệ cơ quan khác của cơ thể như làm rối loại chức năng thần kinh, gây bệnh đau đầu, chóng mặt có cảm giác sợ hãi. Tiếng ồn cũng gây tổn thương cho hệ tim mạch và tăng một số bệnh khác. Tuy nhiên ồn do nổ mìn gây ra chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, khu vực thi công không gần khu dân cư vì vậy tác động này chủ yếu chỉ gây ảnh hưởng tới công nhân thi công tại công trường. III.3.3. Tác động đến môi trường nước a. Nguồn gây tác động: Các nguồn gây tác động đến môi trường nước bao gồm: - Nước mưa chảy tràn trên khai trường; - Nước thải sinh hoạt; b. Đánh giá tác động do nước thải trên khai trường: * Thải lượng: Nước thải trên khai trường xuất phát từ nguồn rò rỉ từ các moong, bãi chứa chất thải rắn và nước mưa chảy tràn bề mặt từ khai trường. Có một vài mô hình tính toán nước thải từ khai trường, song thực tế, rất khó đánh giá chính xác được tải lượng nước thải từ khai trường vì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: thời tiết, điều kiện thủy văn, địa chất, sự xâm nhập của các dòng chảy bề mặt, diện tích khai thác… Một phương pháp tính thường được áp dụng là dựa trên lượng mưa 1 ngày của tháng có lượng mưa lớn nhất và diện tích khai thác theo công thức: Qmax = Amax . F (m3/ ngđ) Trong đó: Qmax: Lưu lượng nước của khai trường Amax: Lượng nước mưa lớn nhất trong ngày được tính là: 3,36.10-3m/ngđ. F: Diện tích bề mặt tiếp nhận (8,4ha =84.000 m2) Do vậy: Qmax = 3,36. 10-3m/ngđ x 84.000m2 = 282 m3/ngđ. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO (Lượng nước này tính cho ngày mưa lớn nhất trong năm) Tuy nhiên, phép tính này chỉ đánh giá được phần nước mưa chảy tràn mà chưa tính đến lượng nước rò rỉ từ các mạch nước ngầm hoặc bản thân độ ẩm của đất. * Tác động do nước thải khai trường: Đặc tính của nước rò rỉ từ các moong, nước mưa chảy tràn bề mặt là có hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước tương đối cao. Thành phần chất rắn lơ lửng trong nước chủ yếu là đất, cát. Chất rắn trong nước sẽ làm tăng độ đục các nguồn nước bề mặt, để lại lớp đất, cát trên bề mặt đất canh tác dẫn đến làm giảm chất lượng đất và năng suất cây trồng. Độ đục nước gia tăng còn tác động xấu đến đời sống của các thủy sinh vật do khả năng xuyên thấu của ánh sáng mặt trời bị hạn chế, ức chế quá trình quang hợp của thực vật thuỷ sinh kéo theo sự suy giảm hàm lượng oxy hoà tan trong nước. Do đó. Nguồn nước này phải được kiểm soát và xử lý bằng cách xây dựng các hố để lắng cặn trên dòng chảy trước khi thải ra các thủy vực xung quanh Mỏ. * Nước thải sinh hoạt: Khi Dự án đi vào hoạt động số cán bộ công nhân viên có khoảng 47 người lao động tại khu vực Mỏ. Nước thải sinh hoạt phát sinh do vệ sinh của công nhân và nước phục vụ cho ăn ca. Lượng nước thải sinh hoạt thải vào môi trường được tính như sau: + Nước dùng cho vệ sinh của người lao động trong cơ sở sản xuất: Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt theo quy định 20/TCN 33-85 của Bộ xây dựng là 60 lít/người/ngày. Q = 47 x 60 = 2.820 lít/ngày (làm tròn = 2,8 m3/ngày) + Tổng lượng nước thải sinh hoạt bằng 90% tổng lượng nước cấp là: 2,6m3/ngày đêm. - Nước thải sinh hoạt chủ yếu là nước thải sau khi phục vụ cho sinh hoạt của công nhân như: Vệ sinh, tắm rửa, nước thải từ nhà bếp, nhà ăn ca. Lượng nước thải này theo tính toán khoảng 3,6 m3/ngày đêm. - Nước thải sinh hoạt của công nhân chủ yếu chứa các chất cặn bã, các một số chất tẩy rửa, chất lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. - Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, sự ô nhiễm do các chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ chất hữu cơ. Oxy hoà tan giảm sẽ khiến cho các loài thuỷ sinh trong thủy vực thiếu oxy để sinh sống. Ngoài ra, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Để khắc phục các tác động tiêu cực của nước thải sinh hoạt, có thể sử dụng các công trình xử lý cục bộ mang tính khả thi cao và dễ thực hiện ngay cả với chi phí thấp (Bể tự hoại). III.3.4.Các ảnh hưởng do chất thải rắn Các nguồn phát sinh chất thải rắn do hoạt động khai thác của Dự án là: - Đất thải trong quá trình khai thác, mở vỉa, khoan nổ mìn. - Rác thải sinh hoạt. - Giẻ lau có dính dầu mỡ khi sửa chữa máy móc thiết bị, thùng đựng dầu mỡ.  Rác thải sinh hoạt: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Tải lượng rác thải sinh hoạt được tính toán theo công thức sau: Q=N.K (kg/ngày), trong đó: Q: Lượng rác thải sinh hoạt (kg/ngày); N: Số người; K: Lượng rác thải bình quân (K = 0.3 kg/người /ngày) Do vậy lượng rác thải sinh hoạt tạo ra là: 47 người x 0,3 kg/người /ngày = 14 kg/ngày. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có chiếm tới 50% – 70% các thành phần hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học (rau, quả, cơm thừa…). Lượng chất thải này tuy không lớn nhưng nếu không được thu gom và xử lý đúng theo quy định hiện hành sẽ gây tác động môi trường nhất định. Khi chúng phân huỷ, sẽ gây ra mùi khó chịu, là nguyên nhân làm phát sinh và lây lan các mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khẻo của công nhân lao động trên công trường. III.3.5. Tác động của rung chấn Phá đá bằng cách nổ mìn: Sau mỗi đợt nổ mìn sơ bộ đôi khi vẫn còn những tảng đá quá cỡ không thể xúc và vận chuyển lên ô tô được. Do vậy phải tiến hành nổ mìn lần hai để phá vỡ đá quá cỡ. Trường hợp này ta sử dụng các phương pháp khoan lỗ lượng thuốc nổ nạp vào lỗ khoan là 2/3 lỗ khoan và 1/3 chiều sâu để tiến hành khởi nổ, điều này cũng tạo ra các rung chấn bề mặt, sóng không khí, tiếng ồn và đá bay. Điều tiết các tác động này trong môi trường là một tiêu chuẩn để giảm nhẹ đến các công trình xung quanh. - Tính toán dự báo khoảng cách để đảm bảo an toàn do rung chấn, sóng không khí và đá văng: Nổ mìn phá đá thường gây ra ba loại rung chấn bề mặt khác nhau là: sóng P- sóng nén, sóng S - sóng đứng truyền qua khối đá và sóng R hay sóng truyền dọc theo bề mặt. Để đảm bảo an toàn về rung chấn đối với công trình lán ở của công nhân ta tính toán như sau: Tính theo cường độ rung chấn: Cường độ rung chấn này được điều chỉnh theo các chỉ tiêu giới hạn tốc độ phân tử cực đại PPV (peak particle Velocity). Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện về PPV và một số các quan hệ đã được xây đựng giữa lượng thuốc nổ và giá trị của PPV tại một khoảng cách xác định từ vị trí nổ mìn. Quan hệ này thường được sử dụng là: RPPV K W α β   =     Trong đó: PPV: Tốc độ phân tử cực đại (mm/s) R: Khoảng cách tính từ vị trí nổ mìn (m) W: Lượng thuốc nổ hiện tại lớn nhất (kg) K: Là hằng số phụ thuộc vào vị trí nổ mìn. 45,1−=α . Quan hệ này có dạng bình phương khi β= 0,5 và có dạng luỹ thừa bậc ba khi β = 0,3. Các quan hệ được Cục khai thác Mỏ Mỹ thực hiện đối với nhiều TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO loại đá khác nhau và đề suất sử dụng quan hệ dạng bình phương vì nó chính xác trong phần lớn các trường hợp đối với các hằng số là: K= 1244 và β= 0,5 Công thức là: 1,45 0,5( ) RPPV K W − = Ảnh hưởng của các rung chấn đến các công trình cũng đã được nghiên cứu nhiều và một số các giá trị giới hạn cũng đã được xác định. Tiêu chuẩn đề xuất được cho trong rất nhiều tài liệu như tiêu chuẩn của Anh - Úc. Bảng III.7:Tổng hợp các tiểu chuẩn giới hạn từ nổ mìn phá đá Loại công trình Mã. ppv (mms) Các toà nhà công nghiệp và thương mại 25 Nhà ở và các công trình dân dụng 10 Di tích lịch sử 2 Các công trình công cộng 35 Các tường ngăn và tường dốc 35 Các công trình giữ nước 13 Hệ thống máy tính 5 Tiện nghi sinh hoạt 2-5 III.3.6. Ảnh hưởng đến cảnh quan, địa hình Việc ảnh hưởng đến cảnh quan địa hình là một trong những tác động đáng quan tâm nhất của ngành khai Mỏ nói chung và của Dự án nói riêng. Quá trình khai thác sẽ làm cảnh quan, địa hình bị biến đổi, khu đồi cao chứa Mỏ hiện tại sẽ bị hạ thấp độ cao, bị biến thành những moong khai thác. Để chuẩn bị cho công tác mở Mỏ và đưa Mỏ vào hoạt động, Chủ Dự án phải tiến hành các công việc cơ bản như: Xây dựng, sửa chữa đường giao thông, xây dựng hệ thống cấp điện, xây dựng khu văn phòng, hệ thống thông tin liên lạc... Do vậy việc thay đổi địa hình cảnh quan trong khu vực là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tiêu cực trên, sau khi Dự án kết thúc khai thác và phục hồi môi trường sẽ tạo thành những khu đồi tương đối bằng phẳng có thể sử dụng làm đất canh tác nông - lâm nghiệp phát triển kinh tế, làm cho cảnh quan khu vực thay đổi theo hướng tích cực. III.3.7. Tác động đến hệ sinh thái Các khu vực dự kiến triển khai Dự án không nằm trong vùng sinh thái nhạy cảm, không có các loài động thực vật quí hiếm mà chủ yếu là rừng tái sinh, đất trồng cây lâm nghiệp. Dự án tác động không lớn đến hệ sinh thái động thực vật. Tác động lớn nhất đối với thảm thực vật là trong quá trình khai thác phải phá đi một số cây lâm nghiệp. III.3.8. Sự cố và rủi ro Khi Dự án đi vào hoạt động, cần phải phòng ngừa các sự cố, rủi ro như sau: - Sự cố liên quan tới nổ mìn, đá văng; - Sập bờ moong; TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Trượt lở tầng khai thá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng - huyện Lục Nam, Bắc Giang.pdf
Tài liệu liên quan