Đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng Công Thanh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1. Xuất xứ của dự án 7

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 8

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 14

4. Tổ chức thức hiện ĐTM 14

Chương 1 16

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 16

1.1. Tên dự án 16

1.2. Chủ dự án 16

1.3. Vị trí địa lý của dự án 16

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 17

1.5. Tiến độ thực hiện dự án 42

Chương 2. 44

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 44

2.1.Điều kiện tự nhiên và môi trường 44

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 44

2.1.2. Điều kiện khí tượng – thủy văn 50

2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường 57

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 62

2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh 62

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia 66

Chương 3 68

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 69

3.1. Đánh giá tác động 69

3.1.1. Giai đoạn xây dựng cơ bản, mở mỏ 69

3.1.2. Giai đoạn khai thác 81

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 99

3.2.1. Mức độ tin cậy của các đánh giá 99

3.2.2. Mức độ chi tiết của các đánh giá 99

Chương 4 101

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA 101

VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 101

4.1. Đối với tác động xấu 101

4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn xây dựng cơ bản và mở mỏ 101

4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giại đoạn khai thác 109

4.2. Đối với sự cố môi trường 120

4.2.1. Phòng ngừa sạt lở bờ moong khai thác 120

4.2.2. Phòng chống cháy nổ 121

Chương 5 122

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 122

5.1. Chương trình quản lý môi trường 122

5.1.1. Kế hoạch quản lý môi trường cho dự án 122

5.1.2. Thực hiện quản lý môi trường 122

5.2. Chương trình giám sát môi trường 128

5.2.1. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn xây dựng cơ bản 128

5.2.2. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn khai thác 129

CHƯƠNG 6 135

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 135

6.1. Ý kiến của UBND 135

6.1.1. Ý kiến của UBND xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh 135

6.1.2. Ý kiến của UBND xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia 136

6.2. Ý kiển của UBMTTQ 137

6.2.1. Ý kiến của UBMTTQ xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh 137

6.2.2. Ý kiến của UBMTTQ xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia 137

6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ đầu tư trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã 138

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 140

1. Kết luận 140

2. Kiến nghị 141

3. Cam kết thực hiện 141

PHỤ LỤC 144

 

 

doc144 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5231 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng Công Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ thương mại: 600.000.000 đồng Chăn nuôi: 950.000.000 đồng Thu khác: 3.000.000 đồng Thu nhập bình quân đầu người: 2.867.000 đồng/người/năm. b.Chăn nuôi: - Đàn Trâu: 832 con, bằng so với cùng kỳ. - Đàn Bò: 563 con, giảm so với cùng kỳ là 560 con. - Đàn Dê: 468 con, giảm so với cùng kỳ 37 con. - Đàn Lợn: 896 con, giảm so với cùng kỳ là 778 con. - Đàn gia cầm: 8.716 con, giảm 3.428 con so cùng kỳ. c. Công tác lâm nghiệp: Với đặc thù địa lý tự nhiên trong toàn xã là vùng núi phù hợp với việc phát triển kinh tế đồi rừng, cũng là mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế bền vững của địa phương và các hộ gia đình, phát triển kinh tế vườn rừng là trọng tâm và chiến lược lâu dài bảo vệ môi trường. Thực hiện dự án 47 năm 2009 trên địa bàn trồng được 83ha tập trung tại 3 thôn Đồng Tâm, Đồng Tiến, Bái Sim, trồng ngoài dự án 25 ha. d. Công tác quản lý đất đai: Thực hiện dự án đền bù ngập lụt lòng hồ Yên Mỹ, giải phóng mặt bằng đã tiến hành kiểm đếm, rà soát lại toàn bộ diện tích ngập, hồ sơ giải phóng, kiểm đếm hoa màu trên đất thuộc lòng hồ Yên Mỹ, lập danh sách cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ cho các đối tượng chính thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có công 428 hộ, trong đó hộ nghèo là 441 hộ, hộ gia đình có công là 41 hộ. e. Công tác xây dựng cơ bản: Thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2, xây dựng trạm biến áp 50KVA, đường điện 0,4KV tại thôn Đồng Tâm, tổng giá trị công trình: 700.000.000 đồng. f. Công tác văn hóa xã hội: + Văn hóa: Gia đình văn hóa: 285/925 hộ, đạt 30,8% Làng văn hóa: 04 làng công nhận làng văn hóa, cấp huyện: 03 làng, cơ quan văn hóa: 03 làng. + Giáo dục và đào tạo: Học sinh mẫu giáo ra lớp đầu năm: 195 em, đạt 100% kế hoạch. Học sinh tiểu học: 347 học sinh, đạt 100% THCS: 326 học sinh, đạt 100% kế hoạch. Giáo viên dạy giỏi cấp trường của 3 cấp: 20 giáo viên Giáo viên dạy giỏi cấp huyện của 3 cấp: 04 giáo viên Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh của 3 cấp: 01 giáo viên Giáo viên dạy giỏi cấp trường của 3 cấp: 17 học sinh Học sinh giỏi cấp huyện: 03 học sinh + Công tác y tế dân số và sức khỏe: - Công tác y tế: Hoạt động được đổi mới về cơ chế quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường. Năm 2009 trạm y tế đã tham mưu cho chính quyền địa phương tốt, phối hợp lồng ghép, công tác tuyên truyền cho nhân dân về công tác vệ sinh môi trường, phòng chống các loại dịch bệnh. Kết quả khám chữa bệnh cho nhân dân: 2.742 lượt người, trong đó: + Điều trị nội trú: 422 lượt người + Điều trị ngoại trú: 2.156 lượt người + Điều trị y hoạch cổ truyền: 164 người + Cho trẻ dưới 6 tuổi uống vitamin A là: 183 trẻ, đạt 100% kế hoạch, cấp phát thuốc BHYT cho nhân dân: 25.747.000 đồng. + Công tác chính trị xã hội: -Đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên là: + Thương binh 21-90% là: 29 đối tượng + Tuất liệt sỹ: 24 đối tượng + Người hoạt động kháng chiến, nhiễm chất độc hóa học 10, trong đó gián tiếp là 05 đối tượng. + Hưu trí: 21 đối tượng. + Cứu trợ xã hội: 69 đối tượng. Tổng chi trả chế độ cho các đối tượng là: 502.479.000 đồng. Chi trả 1 lần (mai táng phí): 44.238.000 đồng. Dụng cụ chỉnh hình 06 đối tượng thương binh: 6.764.000 đồng. Điều dưỡng tại nhà 08 đối tượng người có công: 5.600.000 đồng. Chi trả chính sách học sinh hộ nghèo 04 cấp học: 96.750.000 đồng Học sinh các trường đại học, cao đẳng: 48.831.000 đồng. 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia + Về dân số - Tổng dân số của xã là 5761 người với 15 thôn bản và 897 hộ - Trong xã có 2 dân tộc Kinh và Thái Đen. + Về mức sống - Thu nhập bình quân đầu người: 2.500.000 đồng/người/năm. - Tổng số hộ giàu: 18 hộ. - Tổng số hộ khá: 162 hộ. - Tổng số hộ nghèo: 717 hộ. + Về diện tích đất: diện: Tổng diện tích: 5.580,05 ha. + Về hạ tầng cơ sở: - Nguồn điện cung cấp: Điện lực Tĩnh Gia cung cấp. Tỉ lệ hộ dùng điện chiếm 65%. - Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt lấy từ: Giếng khoan, giếng đào, khe suối. - Số hộ sử dụng giếng khoan, giếng đào và nước từ khe suối là: 100% + Về giáo dục: Toàn xã có: 03 trường học - Trường mẫu giáo: 01 trường - Trường tiểu học: 01 trường - Trường THCS: 01 trường + Về y tế: - Trong địa bàn phường hiện nay có 01 trạm xá với tổng số y, bác sỹ là 06 người và 10 giường bệnh. + Về điều kiện vệ sinh môi trường - Công tác thu gom rác thải: chưa có hệ thống thu gom và vận chuyển rác, rác được đổ góc vườn và đốt. - Chưa có đơn vị hành nghề thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Nhận xét chung: Khu mở có vị trí địa lý, kinh tế, nhân văn tương đối thuận lợi cho công tác khai thác mỏ. Các điều kiện thuận lợi: - Gần thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn. - Gần trục giao thông chính. - Môi trường khai thác thuận lợi, việc khai thác không ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch cũng như di tích lịch sử. * Thông tin về các hộ dân bị di dời Đoàn khảo sát thực hiện phỏng vấn nông hộ các hộ dân trong khu vực thực hiện dự án. Kết quả điều tra được thể hiện ở phiếu phỏng vấn hộ dân được kèm ở phụ lục. Qua tổng hợp các phiếu phỏng vấn nông hộ, các hộ dân bị ảnh hưởng là các hộ làm nông nghiệp, dân tộc Thái đen. Thu nhập trung bình của các hộ dân trung bình 650.000 đồng. Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. Đánh giá tác động Quá trình triển khai dự án, có ảnh hưởng tới các hộ dân xung quanh. Các hộ dân thuộc diện di dời sẽ được ban giải phóng mặt bằng thực hiện các thủ tục theo quy định của Nhà nước. Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư là một dự án riêng, không thuộc phạm vi đánh giá tác động của báo cáo ĐTM. Do đó, nội dung đánh giá tác động báo cáo được chia thành 2 giai đoạn: + Giai đoạn xây dựng cơ bản, mỏ mỏ. + Giai đoạn khai thác. 3.1.1. Giai đoạn xây dựng cơ bản, mở mỏ 3.1.1.1. Nguồn tác động a. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng cơ bản và mở mỏ được tổng hợp tại bảng 3.1. Bảng 3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng cơ bản TT Loại tác động Hoạt động phát sinh 1 Phát sinh bụi San gạt mặt bằng Xây dựng các hạng mục công trình: nhà điều hành, nhà kho, xưởng, trạm biến áp… Vận chuyển nguyên vật liệu Bóc đất phủ. Đào hào mở mỏ. Xúc bốc. 2 Phát sinh khí thải Hoạt động của máy móc xây dựng, thiết bị thi công tại công trường Hoạt động của xe vận chuyển nguyên vật liệu.. 3 Phát sinh chất thải rắn 3.1 Chất thải rắn thông thường Cán bộ công nhân viên thi công. 3.2 Chất thải nguy hại Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện cơ giới và vận chuyển. 4 Phát sinh nước thải 4.1 Nước mưa Nước mưa chảy trực tiếp vào công trường 4.2 Nước thải sinh hoạt Cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực. b. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Nguồn phát sinh liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng cơ bản được tổng hợp tại bảng 3.2. Bảng 3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng cơ bản TT Loại tác động Hoạt động phát sinh 1 Phát sinh ồn Hoạt động của các thiết bị máy móc, xúc bốc, san gạt, vận chuyển.. 2 Phát sinh chấn động, rung Hoạt động của phương tiện cơ giới thi công 3 Thay đổi cảnh quan địa hình Làm tuyến đường, mở mỏ để tạo mặt bằng khai thác 4 Tệ nạn, an ninh trật tự địa phương nơi triển khai dự án Tập trung lao động 3.1.1.2. Đối tượng bị tác động a. Tác động đến môi trường không khí Các hoạt động trong giai đoạn này tác động đến môi trường không khí thông qua các hoạt động: san gạt, làm đường, xây dựng các hạng mục công trình cơ bản, mở mỏ…Các tác động đường trình bày cụ thể như sau: Bụi: Bụi tác động đến môi trường không khí từ hoạt động vận chuyển, đào hào mở mỏ, xây dựng các hạng mục cơ bản Bảng 3.3. Khối lượng bốc xúc vận chuyển Hạng mục đường mở mỏ +180m đến +300m +Đào nền đường m3 53.404 +Đào rãnh đường m3  516.00 +Đào khuân đường m3  5.078 + San đất tạo mặt bằng, máy ủi 130CV m3 41.299 Tạo vị trí khai thác đầu tiên tại +80m +Đào xúc đất tạo mặt bằng, máy đào 2m3 m3 21.861 +San gạt đất tạo mặt bằng, máy gạt 130CV m3 15.303 Xây dựng hồ lắng +Đào xúc đất lòng hồ lắng, máy đào 2m3 m3 7.225 +Đắp bờ hồ lắng m3 2.790 Tổng khối lượng bốc xúc vận chuyển 144.685m3 (Nguồn: Thuyết minh dự án) Khối lượng đất bốc xúc vận chuyển theo thuyết minh dự án là 144.685 m3. Tỉ trọng của đất đào đắp d = 1,5 tấn/m3 thì khối lượng đất bốc xúc đào đắp tương đương với 217.027,5 tấn. Thải lượng bụi của quá trình bốc xúc, vận chuyển được dự báo: Giả thiết lượng đất đào đắp được vận chuyển bằng xe tải 15 tấn thì thải lượng bụi do xe tải chạy trên đường đất được tính theo công thức sau: E= 1,7k. (Nguồn: Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995) Trong đó: E – Lượng phát thải bụi, kg bụi/(xe.km) k- Hệ số để kể đến kích thước bụi, (k=0,8, cho bụi có kích thước nhỏ hơn 30µm). s- Hệ số để kể đến loại mặt đường (đường đất, s=6,4). S- Tốc độ trung bình của xe tải (S=30km/h). W- Tải trọng của xe, 15 tấn. w- Số lốp xe của xe ô tô (10 lốp). p- Số ngày mưa trung bình năm. Bảng 3.4. Hệ số kể đến loại mặt đường - s Loại đường Giá trị Trung bình Đường dân dụng (đất bẩn) 1,6-6,8 12 Đường đô thị 0,4-13 5,7 (Theo Air Chief, chương 13, Fugitive Dust Sources) Bảng 3.5. Hệ số để kể đến kích thước bụi – k Kích thước bụi, micron <30 30-15 15-10 10-5 5-2,5 Hệ số k 0,8 0,5 0,36 0,2 0,095 (Theo Air Chief, chương 13, Fugitive Dust Sources) Dự báo thải lượng bụi do xe tải vận chuyển, bỏ qua ảnh hưởng của ngày có mưa (p=0), thay các số liệu trên vào công thức xác định E = 2,377 kg bụi/km Thải lượng bụi do gió cuốn từ mặt đường phụ thuộc vào độ bẩn của mặt đường, tốc độ luồng xe chạy, mật độ dòng xe, điều kiện thời tiết khí hậu,..Theo kết quả thực nghiệm của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ, lượng bụi phát sinh từ mặt đường tuân theo quy luật sau: K = 0,81.C. , kg bụi/km.ngày Trong đó: C – Lượng bụi mịn trên mặt đường, kg bụi/km, C = 2,377 kg bụi/km V- Tốc độ trung bình luồng xe, km/h, lấy V= 30km/h n- Số ngày mưa trong năm có lượng mưa ít hơn 254mm/ngày, ngày, lấy n=0 L – Mật độ xe trung bình – lưu lượng xe (xe/h) chia cho tốc độ luồng xe trung bình (km/h), xe/km: 0,33 xe/km Với tiến độ thực hiện quá trình bốc xúc, đào đắp được thực hiện trong 3 tháng, ngày làm việc 16 tiếng, thì số lưu lượng xe trong giờ là 10 xe, vận tốc xe trung bình là 30km/h. Thay các dữ liệu vào công thức trên => K = 0,81. 2,377..0,33 = 0,381kg bụi/km.ngày. Bụi từ hoạt động san nền: Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bụi phát sinh chiếm 0,01% khối lượng đất đá bốc xúc. Tải lượng bụi khuếch tán từ quá trình san lấp, tạo mặt bằng khu vực là 21,70275 tấn bụi (làm tròn 21,703 tấn bụi). Công tác san nền tiến độ thực hiện trong 3 tháng, thì thải lượng bụi phát sinh tương đương với 241,13 kg/ngày (2,79 mg/s). Xem nồng độ bụi phát sinh tại khu vực đào đắp, bốc xúc như 1 nguồn mặt, khi đó nồng độ bụi phát sinh được áp dụng khái niệm về mô hình “Hộp cố định” với các điều kiện: + Chuyển động rối của khí quyển làm cho chất ô nhiễm được hòa trộn 1 cách triệt để và đều đặn đến độ cao hòa trộn H và sự hòa trộn không vượt quá độ cao ấy. Do đó có hòa trộn mạnh nồng độ chất ô nhiễm được phân bố đồng đều trong toàn bộ khối tích của hộp, không có sự khác biệt giữa phía đầu và phía cuối gió. + Gió thổi theo trục x song song với chiều dài của khối hộp cần tính. Vận tốc gió u là hằng số theo thời gian và không gian. + Nồng độ chất ô nhiễm đi vào hộp là hằng số và xem đó là nồng độ nền trong khí quyển. Chất ô nhiễm không đi vào hay ra khỏi hộ qua nắp hộp cũng như qua bên mặt của hộp. + Chất ô nhiễm là bụi có tính chất tồn tại vững bền trong không khí không bị phân hủy hoặc lắng đọng. Nồng độ bụi phát tán được tính theo công thức: C = b + , mg/m3 (trang 282, Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiện, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2010) Trong đó: C: là nồng độ trung bình của bụi phát tán trong khu vực bóc phủ (mg/m3) b: là nồng độ nền của bụi trong khu vực, lấy bằng nồng độ bụi đo đạc được tại đây vào tháng 10/2010. C0 = 0,2 mg/m3 q: Tải lượng bụi phát sinh từ nguồn mặt (g/s). (2,79.10-3 g/s) l: chiều dài lớn nhất của khu vực thi công, 392m. H: độ cao hòa trộn của bụi, chọn H = 10m. U: vận tốc gió, tính với các trường hợp tốc độ gió lớn nhất và nhỏ nhất tại thời điểm khảo sát. Theo tính toán thì nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp, bốc xúc được thể hiện trong bảng 3.6. Bảng 3.6. Nồng độ ô nhiễm bụi khuếch tán từ quá trình đào đắp, bốc xúc Thời điểm Tốc độ gió (m/s) Nồng độ (mg/m3) Lớn nhất tại thời điểm khảo sát 5,4 0,403 Nhỏ nhất tại thời điểm khảo sát 0,2 5,268 Khí thải: Khí thải phát sinh từ các hoạt động của máy móc và thiết bị thi công có sử dụng các nguồn nguyên nhiên liệu hóa học. Căn cứ tài liệu của WHO cung cấp về hệ số ô nhiễm của các khí thải khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơ đốt trong được liệt kê trong bảng 3.7: Bảng 3.7. Hệ số phát thải đối với động cơ sử dụng dầu DO TT Thông số Hệ số phát thải (kg/tấn dầu) 1 SO2 2,075S 2 NOx 14,4 3 HC 0,8 4 CO 2,9 (Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993) Thời gian ca máy hoạt động trong giai đoạn này là 3 tháng: tương đương với 180 ca máy (1 ngày 2 ca). Định mức dầu sử dụng được lấy theo Thuyết minh dự án. -Định mức dầu sử dụng cho công tác vận tải là 72,9 lít/ca cho công tác vận tải => lượng dầu Dienzen sử dụng = 180x72,9 = 131.22 lít. -Định mức sử dụng dầu cho công tác bốc xúc là 127,5 lít/ca => lượng dầu Diezen sử dụng cho công tác xúc bốc = 22.950 lít. Tổng lượng dầu sử dụng trong giai đoạn bốc xúc san nền và chuẩn bị thi công là 36.071 lít tương đương với 29.217,51kg (1lít=0,81kg, nguồn Petrolimex). Lượng dầu Diezel sử dụng trong 1 ngày = 324,639 kg. Từ số liệu trình bày ở bảng 3.7, dự báo được lượng khí thải của các động cơ phát sinh trong quá sinh vận chuyển đất đá với lượng dầu sử dụng bình quân trong ngày được trình bày trong bảng 3.8: Bảng 3.8. Dự báo lượng khí thải phát ra của các phương tiện thi công TT Thông số Hệ số ô nhiễm (kg/tấn dầu) Tổng lượng phát thải 1 ngày (kg/ngày) 1 SO2 2,075S 0,0003 2 NO2 14,4 4,67 3 CO 0,8 0,26 4 HC 2,9 0,94 Ghi chú: Hàm lượng S trong dầu DO là 0,05 % Khí thải phát sinh từ công tác thi công ban đầu với lượng phát thải thấp, và trong không gian rộng, sự lan truyền của khí tác động trực tiếp đến công nhân viên lao động. Nhưng mức tác động thấp, các công nhân được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động để giảm sự tác động của khí thải. Tiếng ồn + Tiếng ồn phát ra từ việc sử dụng các loại máy móc: Khi thi công xây dựng đường lên mỏ và bạt đỉnh núi sẽ làm tăng tiếng ồn trong khu vực và vùng phụ cận. Trong giai đoạn này, tiếng ồn và độ rung chủ yếu từ hoạt động của các máy xúc, ủi, gạt và của các phương tiện vận chuyển. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đời sống sinh vật tại các khu vực xung quanh điểm nổ, sử dụng mô hình dự báo lan truyền tiếng ồn. Công thức xác định mức độ ồn tại một điểm cách nguồn x (m) được xác định như sau: Lp(x) = Lp(xo) + 10 lg(xo/xp) Trong đó: - Lp(xo) : Mức ồn cách nguồn 1m (dBA) - xo : xo = 1m - Lp(x) : Mức ồn tại vị trí tính toán (dBA) - x : Khoảng cách từ nguồn tới vị trí tính toán (m). Mức ồn tổng cộng tại một điểm được xác định theo công thức sau đây: ∑L = 10.lg, dBA Trong đó : - ∑L : tổng mức ồn (mức cường độ âm thanh) tại điểm xem xét; - Li : mức ồn của nguồn i ; - n : số nguồn ồn. Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công do Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Môi trường Thăng Long, đo thực tế và tính toán theo công thức thể hiện trong bảng 3.9. Bảng 3.9. Mức ồn của một số loại thiết bị thi công theo khoảng cách TT Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 1 m Mức ồn cách nguồn Độ ồn Trung bình 20 m 50 m 1 Máy ủi 93 93,0 67,0 59,0 2 Xe lu 72,0 – 74,0 73,0 47,0 39,0 3 Xe tải 82,0 – 94 0 88,0 62,0 54,0 - Theo TCVN 3895:1995 về mức cho phép tiếng ồn tại khu vực hoạt động thì mức ồn lớn nhất cho phép là 85 dBA trong khu vực sản xuất và mức thấp nhất là 40 dBA tại bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, trường học từ 22 h đến 6 h sáng và không vượt quá 70 dBA tại khu vực bình thường (QCVN 26:2010/BTNMT). Như vậy, với mức ồn phát ra từ hoạt động của các máy móc trong thi công chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn tại khu vực mỏ và dưới tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư. Tuy nhiên các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chỉ tác động tạm thời vì quá trình thi công cơ sở các hạng mục công trình phụ vụ cho khai thác mỏ chỉ kéo dài trong thời gian nhất định. Đối tượng bị tác động chính là cán bộ, công nhân hoạt động trên công trường. Do đó, các cán bộ công nhân viên sẽ được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động (nút tai chống ồn). * Ảnh hưởng của việc ô nhiễm tiếng ồn Tiếng ồn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con người, làm tăng các bệnh thần kinh và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi. Tác dụng liên tục của tiếng ồn có thể gây ra bệnh loét dạ dày. Khi có tác động của tiếng ồn có thể dẫn tới giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc. Khi tiếng ồn đạt tới 50dB về ban đêm, giấc ngủ bị đứt quãng, giấc ngủ sâu bị tổn thất 60%, khi tiếng ồn ban ngày từ 70-80dB sẽ gây mệt mỏi, 90-110dB bắt đầu gây nguy hiểm và 120-140dB có khả năng gây chấn thương. Do đó, ảnh hưởng của tiếng ồn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của công nhân và gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động khai thác mỏ. b.Tác động đến môi trường nước Nước thải sinh hoạt: Lượng nước cấp trong giai đoạn thi công theo định mức WHO là (30-120 l/người/ngày). Căn cứ vào điều kiện thực tế tại khu vực khai thác, cũng như tập quán sinh hoạt của lao động Việt Nam. Lượng nước cấp trong giai đoạn xây dựng cơ bản lấy định mức là 150 l/người/ngày đêm. Số lượng công nhân thi công trong giai đoạn này khoảng 30 người, thì lượng nước thải phát sinh được tính toán như sau: Q1 = = 3,6 m3/ngày Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa được xử lý (Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993) và được xử lý qua bể tự hoại (tính toán thống kê của nhiều Quốc gia đang phát triển) thể hiện trong bảng 3.10. Bảng 3.10. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Tải lượng các chất ô nhiễm (g/người-ngày) Không xử lý Đã xử lý BOD5 45 - 54 (49,5)a 10 - 20 (15) COD 85 - 102 (93,7) 18 - 36 (27) Chất rắn lơ lửng 70 - 145 (107,5) 8 - 16 (12) Tổng N 6 - 12 (9) 2 - 4 (3) Amoniac 2,3 - 4,8 (3,55) 0,5 - 1,5 (1) Tổng P 0,8 - 4,0 (2,4) 0,2 - 1,2 (0,7) Tổng coliform (MPN/100ml) 106 - 109 (b) Fecal coliform (MPN/100ml) 105 - 106 (b) Trứng giun sán (MPN/100ml) 103 (b) (Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993) Ghi chú: (a) – Giá trị tối thiểu – tối đa (giá trị trung bình) (b) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể Trên cơ sở số liệu này, có thể tính được tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt tạo ra tác động tới môi trường trong bảng dưới đây: Bảng 3.11. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân thi công dự án (30 người) Chất ô nhiễm Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) Không xử lý Đã xử lý (bể tự hoại) BOD5 1,485 0,45 COD 2,811 0,081 SS 32,25 0,36 Tổng N 0,27 0,09 Amoniăc 0,107 0,03 Tổng P 0,072 0,021 Vi sinh (Đơn vị MPN/100ml): - Tổng Coliform - Fecal Coliform - Trứng giun sán 36 x 109 36 x 106 36 x 103 (*) (*) (*) Ghi chú: (*) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể (Tải lượng các chất ô nhiễm của 30 người = 30x tải lượng ô nhiễm trung bình 1 người) Lượng nước mưa chảy tràn qua công trường thi công Qm = F x Amax/30 (Nguồn: Thuyết minh dự án) Trong đó: - Qm: Lượng nước mưa lớn nhất chảy trực tiếp trên khu vực dự án, m3/ngày đêm. - F: Diện tích khu vực xây dựng, 18.771.00m2. - Amax: Lượng nước mưa lớn nhất chảy vào moong lấy theo lượng nước mưa ngày lớn nhất theo tháng trong năm và được lấy theo số liệu thống kê từ năm 1995 - 2009 là 971,4 mm. Kết quả tính toán như sau: Qm = 1.877.100 x 0,9714/30= 60.780 m3/ngày đêm. Với nước mưa chảy tràn, nồng độ ô nhiễm phụ thuộc vào: - Thời gian giữa hai trận mưa liên tiếp và tập trung chủ yếu vào trận mưa đầu (gọi là nước mưa đợt đầu: tính từ khi bắt đầu hình thành dòng chảy bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). - Điều kiện vệ sinh bề mặt khu vực. Do vậy nếu mỏ không có những biện pháp vệ sinh bề mặt khu vực, mưa to kéo dài có thể cuốn theo một lượng lớn đất đá theo mưa xuống chân núi gây ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Để giảm tác động đó, hệ thống thoát nước của dự án được triển khai trước khi xây dựng các hạng mục công trình khác. Hệ thống mương thoát nước có các hố gas lắng chất lơ lửng trước khi chảy vào hệ thống thoát chung của khu vực. c.Tác động do chất thải rắn Trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình phục vụ cho khai thác, chất thải rắn bao gồm đất đá thải trong quá trình xây dựng, cây cối, thùng chứa… - Đất đá thải trong quá trình xây dựng ước tính bằng 0,95 khối lượng đất đá bốc xúc (217.027,5 tấn bốc xúc) = 206.176,125 tấn. - Ngoài ra còn một lượng rác thải sinh hoạt do cán bộ công nhân xây dựng thải ra hàng ngày. Lượng phát sinh trong 1 ngày là 30 người x 1kg/người/ngày = 30 kg/ngày (với 1 kg là định mức thải của 1 người trong 1 ngày – Nguồn Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường và các quy định mới nhất về bảo vệ môi trường 2008). Trong thời gian dự kiến xây dựng cơ bản (8 tháng, gồm 3 tháng công tác san nền + 5 tháng xây dựng các hạng mục phụ trợ), tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh: 30 kg/người/ngày x 240 ngày = 7200 kg. Thành phần rác thải sinh hoạt được thể hiện trong bảng 3.12. Bảng 3.12. Thành phần rác thải sinh hoạt TT Thành phần chất thải Khối lượng % kg 1 Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy 64,7 4658,4 2 Cây gỗ 6,6 475,2 3 Giấy, bao bì giấy 2,1 151,2 4 Plastic khó tái chế 9,1 655,2 5 Cao su, đế giày dép 6,3 453,6 6 Vải sợi, vật liệu sợi 4,2 302,4 7 Đất đá, bê tông 1,6 115,2 8 Thành phần khác 5,4 388,8 (Nguồn: HOW ADICO, 06/2002) - Chất thải nguy hại ước tính trong rác thải sinh hoạt khoảng 720 kg trong cả giai đoạn, khoảng 3 kg/ngày (Theo số liệu thống kê, hoạt động xây dựng, lượng CTNH phát sinh chiếm khoảng 10% rác thải sinh hoạt). Ngoài ra còn một phần chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình bảo trì, sửa chữa máy móc: giẻ lau dầu mỡ thải, ắc quy hỏng của trang thiết bị khai thác, chế biến vận chuyển. Bảng 3.13. Một số loại chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Rắn Lỏng Bùn 1 Chất thải có chứa dầu x x - 19 07 01 2 Giẻ lau, găng tay dính dầu x - - 18 02 01 3 Bóng đèn huỳnh quang thải có chứa thuỷ ngân x - - 16 01 06 Trong giai đoạn này, số lần bảo dưỡng của các phương tiện và thiết bị là 2 lần (trung bình 3- 6 tháng/lần). Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 7 lít/lần thay (Nghiên cứu tái chế nhớt thành nhiên liệu lỏng – Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự -BQP 2002). Với 10 phương tiện bốc xúc, vận chuyển nên lượng dầu nhớt thải khoản 70 lít/lần thay. Như vậy, lượng dầu nhớt thải cho giai đoạn này là 140 lít. Lượng dầu thải được thu gom vào các can nhựa 20 lít và thùng phuy 200 lít. d.Tác động do thay đổi cảnh quan địa hình Khi dự án khai thác mỏ thực hiện sẽ tác động đến cảnh quan địa hình, phạm vi tác động trong ranh giới khu mỏ đã được phê duyệt và tác động trong thời gian hoạt động của dự án. Hoạt động GPMB, bóc phủ, san gạt, xây dựng các hạng mục công trình làm mất đi lớp phủ thực vật của khu vực. Đây là tác động không thể tránh khỏi. e.Tác động đến giao thông vận tải, công nông nghiệp Quá trình thực hiện hoạt động xây dựng và chuẩn bị cho hoạt động khai thác mỏ lâu dài sẽ tác đông đến tuyến đường dẫn từ khu vực thi công ra tới đường liên xã, liên huyện, làm ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của các phương tiện lưu thông khác. Sự gia tăng mật độ xe cộ lưu thông sẽ làm xuống cấp hệ thống đường giao thông, gây tai nạn và ách tắc giao thông. Việc chuyển đổi mục đích sử đất phục vụ công tác khai thác khoáng sản nhằm mục đích tận dụng được nguồn tài nguyên của địa phương, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động nhàn rỗi, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. f. Tác động do tập trung công nhân Khi có một lượng lớn công nhân thi công tập trung sẽ có thể làm phát sinh các tệ nạn xã hội tiêu cực khác như: cờ bạc, trộm cắp, mại dâm, ma túy.... Mặt khác nếu ý thức của công nhân không được cao, không thực hiện đúng quy định trong an toàn lao động và nội quy lao động sẽ làm gia tăng tác động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐTM- Dự án khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh.doc
Tài liệu liên quan