Đào tạo luật ở Liên Bang Nga và những kinh nghiệm cho đào tạo luật ở Việt Nam

Đào tạo sau đại học ở Nga khá phát triển so với các nước bởi đối với những người muốn khẳng định vị trí công tác của mình hoặc muốn trở thành giảng viên tại các cơ sở đào tạo đại học thì học tập và nghiên cứu sau đại học là một việc bắt buộc.

 

Để phù hợp với hệ thống giáo dục chung của các nước Châu Âu, từ năm 1993 Liên bang Nga đã tham gia Hiệp định Bôlônhơ (Bologna) quy định về hệ thống giáo dục đại học gồm 02 giai đoạn (02 bậc): bậc cử nhân (бакалавр, Bachelor's degree) và bậc Thạc sỹ (hoặc Chuyên gia - магистр, Master's degree).

 

Chính phủ Liên bang Nga đã ban hành Luật giáo dục đại học và sau đại học, trong Luật này có những thay đổi về cơ cấu khóa học, thời hạn và trình độ đào tạo so với những năm trước đó. Các trường đại học được quyền lựa chọn thời hạn đào tạo khác nhau. Trong những năm từ 1996 đến nay, nhiều cơ sở đào tạo luật đại học vẫn giữ nguyên thời hạn đào tạo 5 năm, nhiều cơ sở khác chuyển sang đào tạo đại học theo 02 giai đoạn (02 bậc). Tính không nhất quán trong hệ thống đào tạo đại học đó dẫn đến việc ngày 29/10/2007 Tổng thống Nga V.V. Putin đã ký ban hành Luật sửa đổi Luật giáo dục đại học và sau đại học (phần giáo dục đại học) trong hệ thống giáo dục của LB Nga. Theo Luật này từ ngày 01/09/2009 tất cả các cơ sở đào tạo đại học tại LB Nga (trừ một số trường chuyên đào tạo các chuyên gia (специалист) phục vụ cho những ngành nghề đặc thù – danh sách và chương trình đào tạo của những trường này sẽ do Chính phủ Nga trực tiếp quy định) đều phải triệt để chuyển sang hệ thống đào tạo 02 trình độ (02 bậc).

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3037 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo luật ở Liên Bang Nga và những kinh nghiệm cho đào tạo luật ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đào tạo luật ở Nga và những kinh nghiệm cho VN ĐÀO TẠO LUẬT Ở LIÊN BANG NGA  VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHO ĐÀO TẠO LUẬT Ở VIỆT NAM TS. Phạm Trí Hùng Khoa Luật Thương mại - ĐH Luật TP. HCM Đào tạo luật ở Liên bang Nga là điển hình cho việc đào tạo luật ở các nước trong dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa. Mặc dù nghiên cứu về dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa đã có thể được coi là nghiên cứu lịch sử, nhưng rõ ràng là nước Nga không dễ dàng thoát khỏi những di sản của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, nước Nga sẽ còn sống với các dấu ấn của tư tưởng pháp luật xã hội chủ nghĩa trong một thời gian dài nữa . Các dấu ấn này - một cách tất nhiên - cũng được thể hiện trong đào tạo luật ở Liên bang Nga. Đào tạo luật ở Nga có lịch sử dài lâu (từ hơn 150 năm trước - khi diễn ra cuộc “Cải cách Vĩ đại” dưới thời Nữ hoàng Ekaterina Đệ Nhị ), trải qua những năm tháng phát triển tươi đẹp dưới thời xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu nhất định. Chương trình đào tạo cử nhân Luật của Việt Nam được xây dựng chủ yếu dựa trên chương trình của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay. Theo chúng tôi, việc nghiên cứu tổng quan về đào tạo Luật ở Liên bang Nga, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho đào tạo Luật ở Việt Nam là việc cần thiết. I. ĐÀO TẠO LUẬT Ở LIÊN BANG NGA 1. Khái quát chung Đào tạo luật với chuyên ngành Luật học từng là một “món hàng” bán chạy trên thị trường giáo dục Nga. Số lượng sinh viên muốn theo học tại các Khoa Luật, trường Đại học Luật tăng vọt và theo quy luật của kinh tế thị trường, số các cơ sở giáo dục đại học có thể cấp bằng đại học Luật cũng tăng theo một cách tương ứng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế và xã hội Nga đã làm nảy sinh nhu cầu đối với đào tạo luật. Trong xã hội Nga hiện tại, nghề luật được coi là một trong những nghề sáng giá nhất, trong nhận thức chung của xã hội Nga, nó được gắn với mức thu nhập cao, ảnh hưởng quyền lực... Trước đây, trong cuộc chạy đua để được vào học Khoa Luật của bất cứ một trường đại học nào, một ứng viên cũng phải chọi với ít nhất 18-20 ứng viên khác. Để có thêm thu nhập cho các giáo viên, một số trường đại học khoa học tự nhiên cũng tìm mọi cách để xin được giấy phép mở Khoa Luật và cũng tổ chức thi tuyển rầm rộ. Đến nay, chất lượng đào tạo luật tại Khoa Luật ở các trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow mang tên Lomolosov (MGU), Học viện Quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO), Học viện Tư pháp (MGIUA) vẫn được đánh giá cao và các kỳ thi vào khoa luật các trường đại học nói trên vẫn không kém phần trang trọng, nghiêm túc và vẫn thu hút được một lượng lớn các ứng viên. Khoảng ba bốn năm trở lại đây, nhu cầu tuyển dụng luật sư hoặc các chuyên vấn luật chững lại một cách đột ngột. Nếu như khoảng từ 1998-1999 riêng trong lĩnh vực luật và tư vấn luật, cung không thể đáp ứng nổi cầu thì bắt đầu từ 2001 trở đi, cầu đã gần như vượt gấp đôi cung. 2. Các cơ sở đào tạo luật Hiện nay trên toàn nước Nga có khoảng 50 cơ sở giáo dục đại học có thể cấp bằng Đại học Luật. Các cơ sở đào tạo luật của Nga có thể phân thành 2 loại như sau: - Khoa Luật, Đại học tổng hợp: Đại học tổng hợp chiếm vị trí đặc biệt trong hệ thống giáo dục Nga như trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục và giáo học pháp trong hệ thống giáo dục của nước Nga, là căn cứ địa bồi dưỡng nhân tài và nguồn giáo viên chuyên môn, là trung tâm tuyên truyền khoa học phổ cập và phát huy tác dụng về phương diện nâng cao trình độ toàn diện của nền giáo dục. Khoa Luật các trường đại học tổng hợp Nga có cơ sở vật chất tương đối tốt, có lực lượng giáo viên tương đối mạnh và kinh phí cũng tương đối sung túc. Nổi tiếng nhất là Khoa Luật MGU, Khoa Luật Trường Đại học tổng hợp Saint Peterburg. - Học viện Luật và Trường đại học Luật dưới các tên gọi như Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp Nga, Học viện Luật Moscow, Viện Sở hữu trí tuệ Nga... Cũng giống như ở Đức, ở Nga không có mô hình đào tạo cho từng nghề luật (như nghề thẩm phán, nghề luật sư...) mà chỉ có mô hình đào tạo chung cho tất cả các nghề luật. Bất kỳ ai muốn trở thành thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên, trọng tài viên... đều phải thi tuyển vào học tại các khoa Luật, trường Đại học Luật. Trong kỳ thi tuyển, sinh viên đạt điểm giỏi sẽ được miễn học phí và thậm chí còn được học bổng, còn lại sẽ phải đóng học phí với mức từ 500 đến 2500 USD/năm. Ở Nga có cơ sở đào tạo Luật đi sâu vào chuyên ngành cụ thể, ví dụ như Viện sở hữu trí tuệ Nga là cơ sở đào tạo luật được phát triển lên từ Viện nghiên cứu về sở hữu trí tuệ. 3. Các môn học và phương pháp đào tạo Theo quy định của Bộ Giáo dục Nga, các khoa Luật, trường Đại học Luật chỉ phải tuân thủ khung chương trình chung về đào tạo luật, trên cơ sở đó, mỗi Khoa, mỗi Trường có thể quy định các chương trình đào tạo chi tiết khác nhau dựa trên thế mạnh, khả năng trong nghiên cứu, đào tạo của mình. Ngày 27/3/2000, Bộ Giáo dục Nga thông qua Chương trình khung cho chuyên ngành 021100 Luật học với chương trình 5 năm và mục tiêu chunglà cung cấp những kiến thức nền tảng và chuyên ngành trong lĩnh vực luật học. Định hướng nghề nghiệp của chuyên ngành này là hướng đến áp dụng pháp luật và đảm bảo trật tự pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Yêu cầu đối với nội dung tối thiểu của chương trình đào tạo chuyên ngành luật học (Chương trình khung) bao gồm: Nhóm những môn học kinh tế - xã hội và nhân văn (1800 giờ) với các môn như: Ngoại ngữ (340 giờ), Thể dục (408 giờ), Lịch sử, Văn hoá học, Chính trị học, Logic, Tiếng Nga, Xã hội học, Triết học, Kinh tế học, Nhóm các môn học tự nhiên (400 giờ) với các môn như: Lý thuyết nhận thức tự nhiên hiện đại, Tin học, Toán học, Nhóm môn học cơ sở (6062 giờ) với các môn như: Lý luận nhà nước và pháp luật (240 giờ), Lịch sử các học thuyết chính trị và pháp lý (90 giờ), Lịch sử Nhà nước và Pháp luật (250 giờ), Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới (250 giờ), Luật Hiến pháp (240 giờ), Luật Hiến pháp các nước trên thế giới (144 giờ), Luật Dân sự (648 giờ), Luật Tố tụng Dân sự (240 giờ), Luật Hành chính (188 giờ), Luật Lao động (216 giờ), Luật Hình sự (378 giờ), Luật Tố tụng hình sự (240 giờ), Tội phạm học (188 giờ), Luật Quốc tế (132 giờ), Luật Môi trường (132 giờ), Luật Đất đai (116 giờ), Luật La Mã (100 giờ), Luật Tư pháp quốc tế (144 giờ), Luật Tài chính (144 giờ), Luật Quản lý địa phương (132 giờ), Luật Gia đình (132 giờ), Điều tra tội phạm (144 giờ), Các cơ quan bảo vệ pháp luật (108 giờ), Tâm lý học pháp lý (112 giờ), Luật Lao cải, Kiểm sát, Luật Kinh doanh, Nhóm môn học chuyên ngành (1620 giờ), Nhóm môn học tự chọn (450 giờ). Trong mỗi nhóm có sự phân chia thành thành những nội dung bắt buộc theo chuẩn liên bang và những nội dung do cơ sở lựa chọn quyết định. Trong ba năm học đầu, các sinh viên luật sẽ phải học các môn học mang tính cơ sở như: Lý luận về nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật Nga, Lịch sử nhà nước và pháp luật các nước trên thế giới và các môn luật có tính chất bắt buộc như: Luật Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Lao động... Ở hai năm tiếp theo, các sinh viên sẽ học những môn chuyên ngành sâu và các khoá học chuyên ngành tự chọn: Luật Thuế, Luật cạnh tranh, Luật phá sản... (đối với những sinh viên đi sâu vào chuyên ngành luật kinh tế); Giám định pháp y, Tâm lý học tội phạm... (đối với những sinh viên đi sâu vào chuyên ngành luật hình sự) và thực tập tốt nghiệp. Cuối mỗi năm học sinh viên phải làm khoá luận và những sinh viên đạt loại khá sẽ viết luận văn tốt nghiệp. Đào tạo luật ở Nga vẫn đang trong quá trình cải cách về phương pháp theo hướng tiếp nhận phương pháp thực tiễn như trong đào tạo luật ở các nước Anh - Mỹ, còn hiện tại ở Nga đào tạo pháp luật vẫn chủ yếu nặng về lý thuyết với rất ít thời gian dành cho việc truyền thụ các kỹ năng thực tế và dành cho thực tập. Trong Chương trình khung cho chuyên ngành Luật học ở Liên bang Nga dành 9882 giờ cho phần lý thuyết, trong tổng số 260 tuần học chỉ có 12 tuần dành cho việc thực tập. 4. Đào tạo Thạc sỹ, Phó tiến sỹ và Tiến sỹ Luật. Đào tạo sau đại học ở Nga khá phát triển so với các nước bởi đối với những người muốn khẳng định vị trí công tác của mình hoặc muốn trở thành giảng viên tại các cơ sở đào tạo đại học thì học tập và nghiên cứu sau đại học là một việc bắt buộc. Để phù hợp với hệ thống giáo dục chung của các nước Châu Âu, từ năm 1993 Liên bang Nga đã tham gia Hiệp định Bôlônhơ (Bologna) quy định về hệ thống giáo dục đại học gồm 02 giai đoạn (02 bậc): bậc cử nhân (бакалавр, Bachelor's degree) và bậc Thạc sỹ (hoặc Chuyên gia - магистр, Master's degree). Chính phủ Liên bang Nga đã ban hành Luật giáo dục đại học và sau đại học, trong Luật này có những thay đổi về cơ cấu khóa học, thời hạn và trình độ đào tạo so với những năm trước đó. Các trường đại học được quyền lựa chọn thời hạn đào tạo khác nhau. Trong những năm từ 1996 đến nay, nhiều cơ sở đào tạo luật đại học vẫn giữ nguyên thời hạn đào tạo 5 năm, nhiều cơ sở khác chuyển sang đào tạo đại học theo 02 giai đoạn (02 bậc). Tính không nhất quán trong hệ thống đào tạo đại học đó dẫn đến việc ngày 29/10/2007 Tổng thống Nga V.V. Putin đã ký ban hành Luật sửa đổi Luật giáo dục đại học và sau đại học (phần giáo dục đại học) trong hệ thống giáo dục của LB Nga. Theo Luật này từ ngày 01/09/2009 tất cả các cơ sở đào tạo đại học tại LB Nga (trừ một số trường chuyên đào tạo các chuyên gia (специалист) phục vụ cho những ngành nghề đặc thù – danh sách và chương trình đào tạo của những trường này sẽ do Chính phủ Nga trực tiếp quy định) đều phải triệt để chuyển sang hệ thống đào tạo 02 trình độ (02 bậc). Đào tạo thạc sỹ: Các sinh viên đến năm thứ tư hoặc đã tốt nghiệp khoa Luật, trường Đại học Luật có thể dự tuyển vào các chương trình đào tạo cao học luật có thời gian đào tạo ít nhất là hai năm. Kết thúc chương trình, các học viên cao học sẽ phải bảo vệ luận văn, nếu luận văn đạt yêu cầu sẽ được nhận học vị Thạc sỹ luật học. Điểm cần lưu ý là phù hợp với các quy định của Hiệp định Bôlônhơ, Luật Luật giáo dục Nga sửa đổi khẳng định bậc học để lấy bằng Thạc sỹ hoặc Chuyên gia của hệ thống giáo dục Nga chỉ là giai đoạn 2 của bậc đại học (ở Việt Nam, chương trình cao học (cấp bằng Thạc sỹ) được xếp vào chương trình sau đại học). Theo quy định mới, chỉ những người có bằng Thạc sỹ hoặc Chuyên gia mới có quyền dự thi để học tiếp chương trình sau đại học để lấy bằng Phó Tiến sỹ (Ph.D - кандидат наук) và tiếp theo là bằng Tiến sỹ khoa học Luật (Dr. of Science - доктор наук). Đào tạo Phó tiến sỹ và Tiến sỹ Luật: Học vị Phó tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học Luật (tương đương với Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học ở Việt nam) không phải là đòi hỏi chính thức đối với bất kỳ ngành nghề luật nào ở Nga nhưng nó tạo ra vị trí xã hội đáng kể và hữu ích ngay cả với những người không muốn trở thành giảng viên trong các cơ sở đào tạo đại học. Hiện tại, sinh viên tốt nghiệp khoa Luật, trường Đại học Luật và các Thạc sỹ Luật học có thể dự tuyển vào hệ đào tạo sau đại học với thời gian đào tạo ba năm. Sau khi thi các môn tối thiểu (Triết học, Ngoại ngữ và chuyên ngành), các nghiên cứu sinh viết luận án và bảo vệ trước Hội đồng khoa học, nếu luận án đạt yêu cầu sẽ được cấp học vị Phó tiến sỹ Luật. Theo quy định mới của Hội đồng khảo thí cấp cao, ít nhất năm năm sau khi được cấp học vị Phó tiến sỹ, người có những nghiên cứu có tính chất nền tảng hoặc mở ra được một hướng nghiên cứu mới có thể làm nghiên cứu sinh cao cấp với thời gian đào tạo từ hai đến bốn năm và nếu bảo vệ thành công luận án (thường dày từ 300-400 trang, đòi hỏi tính khoa học rất cao) sẽ được nhận học vị Tiến sỹ khoa học Luật. Việc đào tạo và kiểm tra đánh giá một cách hết sức nghiêm túc là thử thách lớn cho những ai muốn đạt được học vị Tiến sỹ khoa học Luật ở Nga. II. NHỮNG KINH NGHIỆM CHO ĐÀO TẠO LUẬT Ở VIỆT NAM Đào tạo luật ở Nga đang phải tích cực thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sự thay đổi này đồng thời nằm trong cuộc cải tổ toàn diện và triệt để theo xu hướng phát triển các trung tâm khoa học- giáo dục đẳng cấp quốc tế. Tháng 7 năm 2008, Tổng thống Liên bang Nga D.Medvedev tuyên bố rằng trong giai đoạn hiện nay, uy tín quốc tế của một số trường đại học ở Nga vẫn được giữ vững và Nhà nước sẽ có trách nhiệm ủng hộ những trường ấy. Trong tương lai, nước Nga sẽ loại đi khoảng 80% các trường đại học. Nếu không đạt được vị trí hàng đầu trong hệ thống giáo dục mới, các trường đại học đứng trước sự lựa chọn: hoặc là bị "hạ cấp" xuống hệ trung cấp hay dạy nghề hoặc bị đóng cửa. Tiếp thu kinh nghiệm đào tạo luật của Liên bang Nga, cần xuất phát từ quan điểm về phương hướng và mục tiêu đào tạo luật ở Việt Nam. Theo quan điểm chung, ở bậc cử nhân, người học phải được cung cấp những kiến thức nền tảng về xã hội và pháp luật, bước đầu có đi sâu chuyên ngành và sau khi ra trường có thể làm việc ngay (làm việc tập sự) những công việc ít phức tạp. Để làm được những công việc đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp, cử nhân luật còn cần phải được tiếp tục đào tạo ở bậc Thạc sỹ, Tiến sỹ hoặc ở cơ sở đào tạo nghề. Kinh nghiệm đào tạo luật ở Liên bang Nga là kinh nghiệm đào tạo của mô hình giáo dục tập trung. Nguyên tắc tập trung hóa và thống nhất về chính trị chi phối toàn bộ hoạt động và quản lý, quy mô và nội dung chất lượng đào tạo của các trường đại học trong hệ thống giáo dục Nga. Hoạt động của tất cả các trường đại học hầu như nhờ nguồn kinh phí của nhà nước cấp. Các trường đại học được tự soạn giáo trình và chọn phương pháp giảng dạy, song phải theo chương trình và kế hoạch học tập của Bộ Giáo dục. Ưu điểm của mô hình này là Nhà nước có thể quản lý chặt chẽ và toàn diện giáo dục bậc đại học, tạo ra nền giáo dục đại học có tính đại chúng cao. Song, mặt kém của mô hình này là thiếu sự năng động và kém thích ứng trước sự biến đổi của môi trường kinh tế - xã hội quốc gia và quốc tế. Nhìn vào quy trình đánh giá kết quả học tập hàng năm, quy trình tổ chức thi tốt nghiệp, kiến thức và kỹ năng thực sự của người có Bằng tốt nghiệp Đại học Luật hiện nay có thể kết luận là đào tạo luật ở Nga có chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được với yêu cầu của thực tế đất nước Nga và của quá trình hội nhập quốc tế. Trình trạng này được có nguyên nhân là do hệ thống đào tạo luật vẫn giữ nguyên dạng từ thời xô viết vẫn quá chú trọng chuyển tải các kiến thức kinh viện, chưa hướng đến tạo dựng cách ứng xử độc lập, linh hoạt và sáng tạo và kỹ năng hành động sát thực tiễn người học, bởi không đáp ứng kịp các đòi hỏi thị trường. Ở một số cơ sở đào tạo luật thậm chí tồn tại tư tưởng “mũ ni che tai”, cố tách rời khỏi thực tại xã hội. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng những người đã tốt nghiệp các trường đại học Luật ở Nga luôn có kiến thức chuyên ngành sâu rộng, kết hợp với kiến thức khoa học nền tảng vững chắc. Ở Nga, theo truyền thống từ hàng thế kỷ nay, giáo dục đại học luôn gắn chặt với việc giảng dạy sâu các môn khoa học cơ bản, điều này đã nâng cao trình độ kiến thức lý thuyết cho sinh viên và sau khi tốt nghiệp họ trở thành chuyên gia có những kiến thức mang tính “bách khoa toàn thư”. Việc đào tạo tốt kiến thức nền tảng đó đã mang lại cho những người đã tốt nghiệp các trường đại học Luật ở Nga nhiều thành công trong lĩnh vực mà họ công tác, tạo ra những tiền đề cơ sở cho những nghiên cứu sáng tạo, cũng như tính đảm bảo đời sống xã hội cao, bởi họ có thể dễ dàng thích ứng với điều kiện mới, để thay đổi định hướng công tác của mình. Những kinh nghiệm từ đào tạo luật ở Liên bang Nga có thể rút ra cho đào tạo luật ở Việt Nam chính là kinh nghiệm của sự thay đổi. Sự thay đổi trong đào tạo luật nói riêng và đào tạo đại học nói chung phải bắt đầu và được đặt nền móng bởi những thay đổi trong hệ thống giáo dục mới của Liên bang Nga, thực hiện theo nguyên tắc vừa đảm bảo sự thống nhất không gian giáo dục toàn Liên bang vừa trao quyền tự chủ rộng rãi cho các chủ thể liên bang và địa phương cũng như các cơ sở đào tạo, kết hợp thực hiện quyền được lựa chọn của học sinh và cha mẹ học sinh./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐào tạo luật ở Nga và những kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan