Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN MỘT: CƠ SỞ Lí LUẬN CHUNG 6

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 6

1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 6

1.2. Vai trũ của FDI với phỏt triển kinh tế ở Việt Nam. 6

2. Việc làm và Tạo việc làm. 8

2.1. Một số khỏi niệm. 8

2.1.1. Khỏi niệm việc làm. 8

2.1.2. Khỏi niệm tạo việc làm. 9

2.1.3. Khỏi niệm thất nghiệp. 9

2.2. Vai trũ của tạo việc làm. 9

2.3. Các yếu tố tác động đến tạo việc làm cho người lao động. 10

2.3.1. Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ. 10

2.3.2. Hệ thống chính sách điều tiết của Nhà nước. 11

2.3.3. Số lượng và chất lượng cung lao động. 11

3. Toàn cầu húa. 12

4. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề tạo việc làm cho người lao động. . 13

4.1. Doanh nghiệp DFI giải quyết việc làm trực tiếp cho người lao động. 13

4.2. FDI cũng giải quyết việc làm cho người lao động thông qua tác động gián tiếp. 13

4.3. FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động trong nước. 14

PHẦN HAI: THỰC TRẠNG VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC FDI TRONG TIẾN TRèNH TOÀN CẦU HểA. 15

1.Tỡnh hỡnh thu hỳt FDI vào Việt Nam những năm qua. 15

1.1. Những thành tựu đạt được. 15

1.1.1. FDI đó bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển 15

1.1.2. Việc tăng cường thu hút FDI hướng về xuất khẩu đó tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam. 16

1.2. Một số hạn chế. 17

2. FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trỡnh toàn cầu húa. 18

2.1. Những kết quả đạt được. 18

2.1.1. Cầu lao động trong khu vực FDI liên tục tăng lên qua các năm. 18

2.1.2. Cơ cấu lao động trong khu vực FDI 19

2.1.3. Chất lượng lao động được nâng cao. 21

2.1.4. Việc phân bổ và sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả hơn. 21

2.2. Một số mặt hạn chế. 22

2.2.1. Nguy cơ giảm cầu lao động, nhất là lao động phổ thông, gia tăng thất nghiệp. 22

2.2.2. Chất lượng lao động Việt Nam cũn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. 22

2.2.3. Các kênh thông tin trên thi trường lao động làm việc đạt hiệu quả chưa cao. 23

2.3.4. Cũn tồn tại tỡnh trang tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp FDI. 23

PHẦN BA: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC FDI TRONG TIẾN TRèNH TOÀN CẦU HểA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 24

1.Tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam, tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cầu lao động. 24

1.1. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư. 24

1.2.Hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam 24

2.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI đối với vấn đề tạo việc làm cho người lao động. 25

3. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động. 25

3.1. Đổi mới nội dung, phương pháp quản lý của Nhà nước 25

3.2. Phát triển các cơ sở dạy nghề. 26

4. Phát triển thị trường lao động, gắn cung với cầu lao động. 27

4.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý để phát triển hệ thống giao dịch trờn thị trường lao động. 27

4.2. Thúc đẩy các giao dịch trên thị trường lao động 27

 5. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI. 28

 KẾT LUẬN 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

 

 

 

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
éo theo nhiều tác động tích cực khác. - Đối với cá nhân người lao động, tạo việc làm góp phần tăng thu nhập, tạo cơ hội cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó quyền cơ bản nhất là quyền được làm việc, nhằm nuôi sống bản thân và gia đình. Có việc làm, có thu nhập, người lao động mới có khả năng trang trải cuộc sống, chăm sóc con cái và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần. -Đối với xã hôi, tạo việc làm góp phần ổn định đời sống của mọi người dân, từ đó ổn định chính trị xã hội. Người lao động trong gia đình là người tru cột, họ không chỉ kiếm tiền nuôi sống bản thân mà còn có trách nhiệm với gia đình. Khi không có việc làm, trong khi vẫn phải tiêu dùng, đời sống gia đình gắp khó khăn, tác động tiêu cực đến mọi mặt của cuộc sống gia đình. Đây chính là nguyên nhân và nguồn gốc của những phức tạp xã hội. Khi nghiên cứu nguyên nhân của tệ nạn xã hội người ta thấy rằng những người thất nghiệp tham gia đáng kể vào các tệ nạn đó. Vì vậy, tạo việc làm không những tạo điều kiện để phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy sự ổn định của xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tạo việc làm có tác động lớn đến sự phát triển bền vững, mục tiêu mà Việt Nam cũng như các nước đang theo đuổi. Tạo việc làm làm tăng thu nhập cho người lao động, giảm thất nghiệp. Từ đó góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm người trong xã hội. Mặt khác, người lao động có thu nhập, có điều kiện chăm sóc y tế, dinh dưỡng, giáo dục, văn hóa tinh thần cho con cái hơn, nâng cao sức khỏe, tuổi thọ và trình độ học vấn cho bản thân và gia đình. Tạo việc làm làm tăng vị thế của người lao động trong gia đình và ngoài xã hội. 2.3. Các yếu tố tác động đến Tạo việc làm cho người lao động. 2.3.1. Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ. Tạo việc làm chính là tạo ra cầu lao động. Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Cầu lao động là cầu dẫn xuất, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mới có nhu cầu về lao động để sản xuất ra sản phẩm. Bởi vậy, khi sản xuất được mở rộng về quy mô sẽ có tác dụng làm tăng cầu về lao động, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Nhưng muốn mở rộng quy mô sản xuất lại phải phụ thuộc lớn vào tiền đề vật chất, tài nguyên thiên nhiên là nguồn nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, vốn đầu tư là yếu tố cần thiết để tiến hành và duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và công nghệ, các máy móc thiết bị là công cụ sản xuất. Các yếu tố nay càng dồi dào, khả năng mở rộng sản xuất càng cao và nhu cầu tuyển dụng lao động càng nhiều. Ngoài ra, công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật còn tác động đến vấn đề tạo việc làm ở tính năng của công nghệ đó. Sử dụng công nghệ sản xuất dây chuyền sẽ cần ít lao động hơn, ngược lại, sử dụng công nghệ cần nhiều lao động sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động. 2.3.2. Hệ thống chính sách điều tiết của Nhà nước. Một trong các nhân tố vô cùng quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động chính là các sơ chế chính sách của Chính phủ, chính quyền địa phương và các quyết định của doanh nghiệp. Tùy vào từng thời kỳ, Chính phủ sẽ đề ra chính sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải thiện đời sống cho người lao động. Hệ thống chính sách điều tiết của nhà nước luôn hướng vào cầu lao động thông qua các chính sách: - Chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước định hướng phát triển kinh tế tập trung vào ngành công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ. Tùy từng ngành nghề cụ thể mà nhu cầu lao động là khác nhau. - Chính sách kích thích thu hút lao động và các nguồn phục vụ đời sống dân sinh. Ví dụ chính sách khuyến khích đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm, hay các vùng sâu vùng xa: ưu đãi đầu tư, cho vay vốn đầu tư với lãi suất thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mở rộng quy mô đầu tư, Từ đó tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. - Hệ thống chính sách về tiền lương, tiền công, điều chỉnh mức tiền lương giữa các loại hình doanh nghiệp, quy định mức lương tối thiểu, 2.3.3. Số lượng và chất lượng cung lao động. - Số lượng cung lao động lớn, giá cả lao động thấp, nhà đầu tư sẽ có điều kiện thuê nhiều lao động hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn. - Chất lượng cung lao động cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, họ mong muốn thuê lao động hơn. Đồng thời, chất lượng cung lao động tốt sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể sử dụng ngay lao động của nước ta vào các vị trí quản lý mà không cần đưa chuyên gia nước ngoài sang. Chất lượng lao động cao sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho chính người lao động. 3. Toàn cầu hóa. Khu vực hóa và toàn cầu hóa là những xu hướng tất yếu mà mọi nền kinh tế đều bị cuốn vào. Đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là quá trình đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới thông qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế như ASEAN, AFTA, và gần đây là Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Đồng thời, mở rộng quan hệ song phương, đa phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức hợp tác khu vực, các quốc gia, chủ yếu là thương mại và đầu tư. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007. WTO là Tổ chức Thương mại Thế giới ra đời trên cơ sở kế thừa và phát huy các nguyên tắc, luật lệ của tổ chức tiền thân đã tồn tại gần 50 năm trước đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Để tiếp tục thực hiện mục tiêu chung của GATT trước đây, WTO đã xác định ba mục tiêu cụ thể: - Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới. - Giải quyết các bất đồng, tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trrong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương. - Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho các nước thành viên. Để thực hiện các mục tiêu trên một cách có hiệu quả, WTO đã đặt ra một loạt các nguyên tắc mang tính ràng buộc mà tất cả các nước thành viên WTO phải tuân thủ. Trong đó có 3 nguyên tắc quan trong nhất là: - Nguyên tắc “Tối huệ quốc” (MNF), được hiểu là nếu một nước dành cho nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó, thì nước này cũng phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. - Nguyên tắc “đối xử quốc gia” (NT), được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém phần thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại trong nước. - Nguyên tắc “cạnh tranh công bằng”, thể hiện tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau. Gia nhập WTO, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện các nguyên tắc trên. Đồng thời Việt Nam cũng được các nước thành viên WTO đối xử theo những nguyên tắc đó. Vì vậy, chúng ta đã khắc phục được tình trạng bị một số nước phân biệt đối xử, tạo dựng và dần dần nâng cao vị thế của Việt Nam; tạo dựng được môi trường phát triển kinh tế công bằng, nâng cao tính hấp dẫn đầu tư và công nghệ bên ngoài, nâng cao khả năng tiếp thu kinh nghiệm quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, trong tiến trình toàn cầu hóa, Việt nam cũng gặp phải một số khó khăn do trình độ chuyên môn, chất lượng lao động còn thấp kém, doanh nghiệp trong nước còn non trẻ, nhiều doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài nên phải chấp nhận phá sản. 4. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề tạo việc làm cho người lao động. 4.1. DFI giải quyết việc làm trực tiếp cho người lao động. - Thu hút được nguồn vốn FDI lớn, Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế thuộc mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới ra đời cần rất nhiều lao động, kể cả lao động phổ thông và lao động có trình đọ chuyên môn kỹ thuật cao. Nhiều ngành nghề, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, tạo ra nhiều cơ hội cho những người đang đi tìm việc. 4.2. FDI cũng giải quyết việc làm cho người lao động thông qua tác động gián tiếp. Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khu vực này thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cũng phát triển theo. Từ đó nâng cao khả năng tạo việc làm cho người lao động. 4.3. FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động trong nước. - Thông qua hoạt động FDI, người lao động đã được đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học công nghệ và có khả nang thay thế chuyên gia nước ngoài; được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng công nghệ tiên tiến; được làm việc trong môi trường lao động an toàn, vệ sinh; được rèn luyện tác phong lao động công nghiệp, kỷ luật lao động và thích ứng dần với cơ chế lao động mới. - Yêu cầu về trình độ lao động trong các doanh nghiệp FDI cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Yêu cầu này đã gián tiếp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam nói chung. Một mặt, Nhà nước từ đó mà có các kế hoạch đào tạo lao động Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của cá doanh nghiệp có vốn FDI, và để tạo mở nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động. Mặt khác, từng cá nhân muốn xin được việc, làm tốt công việc của mình hay để thăng tiến trong công việc cũng có ý thức tự mình trang bị kiến thức, nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu của nhà tuyển dụng, yêu cầu của doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp khác muốn cạnh tranh được với doanh nghiệp FDI, ngoài các chiến lược kinh doanh cũng cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp mình không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, PHẦN HAI: THỰC TRẠNG VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC FDI TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA. 1.Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào Việt Nam những năm qua. 1.1. Những thành tựu đạt được. Trong tiến trình toàn cầu hóa, Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, hệ thống luật pháp và chính sách đầu tư không ngừng được cải thiện theo hướng ngày càng minh bạch, thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư. Các nhà lãnh đạo cũng tích cực thực hiện các hoạt động đối ngoại quốc tế, quảng bá hình ảnh của Việt Nam tạo nên sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế. Nhờ đó, thu hút FDI vào Việt Nam đã tăng nhanh về chất và lượng. 1.1.1. FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế. Năm 2006 được coi là năm bội thu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam khi nguồn FDI đạt 10,2tỷ USD. Tính lũy kế tình hình đầu tư nước ngoài từ 1998 đến tháng 10/2006, cả nước có 6.716 dự án còn hiệu lực với tổng vốn dăng ký 57,3 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt trên 28,5 tỷ USD. FDI được thu hút chủ yếu vào các thành phố lớn, có điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội như: Hồ Chí Minh (chiếm 30,57% về số dự án; 23,97% tổng vốn đăng ký và 22,9% tổng vốn thực hiện); Hà Nội (chiếm 11,09% về số dự án; 17,33% tổng vốn đăng ký và 12,2% tổng vốn thực hiện); Đồng Nai (chiếm 11,54% về số dự án; 15,81% tổng vốn đăng ký và 14,2% tổng vốn thực hiện); Bình Dương (chiếm 18,56% về số dự án; 10,65% tổng vốn đăng ký và 6,8% tổng vốn thực hiện); Bà Rịa – Vũng Tàu (chiếm 18,04% về số dự án; 10,65% tổng vốn đăng ký và 4,4% tổng vốn thực hiện). - Phân theo ngành : lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất (67,5% về số dự án và 61,8% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ (chiếm 20,1% về số dự án và 31,3% tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Năm 2007, chỉ trong 8 tháng đầu năm Việt Nam đã thu hút trên 8,3 tỷ USD vốn FDI, tăng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 7 tỷ là vốn đầu tư mới và 1,3 tỷ là vốn bổ sung. Thông qua nguồn vốn FDI, nhiều nguồn lực trong nước (lao dộng, tài nguyên, đất đai) được khai thác và đưa vào sử dụng tương đối có hiệu quả. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng dần qua các năm: Năm 1993 1995 1998 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng GDP (%) 8,10 9,54 5,76 6,8 7,12 7,24 7,60 Tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP (%) 3,6 6,3 10,1 13,3 13,1 13,9 14,3 14,5 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 1.1.2. Việc thu hút FDI đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Những năm đầu, ngoài dầu khí, hoạt động FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản (khách sạn, văn phòng cho thuê,) thì trong thời kỳ từ 1995 – 2004 đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ vốn FDI thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế tăng từ 58% năm 1995 lên 82% năm 2004. Thông qua FDI đã thúc đẩy hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, góp phần phân bổ công nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư Ngoài ra, việc thu hút FDI đã chú trọng kết hợp các dự án công nghệ hiện đại với các dự án thu hút nhiều lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực. 1.2. Một số hạn chế. Bên cạnh những kết quả tích cực đa đạt được, hoạt động FDI tại Việt Nam những năm qua vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục: - Vốn đầu tư tuy tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp. Tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng : Bảng: Tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện của khu vực FDI từ 1995 – 2003. Đơn vị: % 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 KV KTNN 42 49,1 49,4 55,5 58,7 57,5 58,1 56,2 58 KV ngoài quốc doanh 27,6 24,9 22,6 23,7 24 23,8 23,5 25,3 24,2 KV FDI 30,4 36 28 20,8 17,3 18,7 18,4 18,5 17,8 Nguồn: Niên giám thống kê 2003. Nxb Thống kê HN - Cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao. Vốn FDI được đầu tư chủ yếu vào một số ngành công nghiệp và dịch vụ và tập trung ở các thành phố lớn, những địa phương có điều kiện thuận lợi, trong khi có tác động rất hạn chế đến khu vực miền núi phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi nhưng FDI đầu tư vào đây còn quá thấp. - Việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp FDI còn nhiều hạn chế, làm giảm khả năng tham gia vào quá trình nội địa hóa và xuất khẩu qua các doanh nghiệp FDI. Nhìn chung, sự liên kết giữa khu vực FDI và kinh tế trong nước còn lỏng lẻo. Nguyên nhân chính của những hạn chế trên chủ yếu là do hệ thống chính sách của Nhà nước về việc thu hút và sử dụng vốn FDI chưa thống nhất giữa các Bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương. Môi trường đầu tư chưa thông thoáng và hấp dẫn, còn tình trạng phân biết đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. 2. FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa. 2.1. Những kết quả đạt được. 2.1.1. Cầu lao động trong khu vực FDI liên tục tăng lên qua các năm. Trở thành thành viên của WTO, môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh thu hút FDI. Những năm qua, FDI vào Việt Nam liên tục tăng lên, kéo theo chỗ việc làm từ khu vực kinh tế này ngày càng lớn; và suất đầu tư cho 1 chỗ việc làm của khu vực này cũng giảm mạnh do phần lớn các doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất. Bảng: Suất đầu tư cho một chỗ việc làm của khu vực FDI giai đoạn 2000 – 2004 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn FDI thực hiện (triệu USD) 1.698,25 1.875,69 2.712,19 2.362,5 2.662,5 3.300 LĐ ở KV FDI (nghìn người) 379 450 590 665 739 870 Tốc độ tăng LĐ (%) - 18,73 31,11 12,71 11,13 17.73 Bình quân vốn/lđ (triệu USD/nghìn người) 4,48 4,1682 4,5969 3,5526 3,6028 3,7931 Nguồn: Niên giám thống kê 2005. Nxb Thống kê HN Năm 2006, tổng cầu lao động trong khu vực FDI là khoảng 1 triệu người, chiếm 2,28% tổng số lao động đang làn việc trong toàn bộ nền kinh tế. Tốc độ tăng lao động bình quân trong loại hình doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài những năm gần đây khá cao, khoảng 32%/năm. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất từ khi thành lập đến nay đã có sự đóng góp quan trọng vào vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Hiện nay, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút khoảng 60 vạn lao động trực tiếp và hơn 1 vạn lao động gián tiếp, trong đó tập trung nhiều nhất là Đồng Nai (gần 16 vạn lao động), Hồ Chí Minh (hơn 13 vạn), Hà Nội (13 vạn), Bình Dương (gần 10 vạn), Đà Nẵng (1,4 vạn), Hải Phòng (4.500 lao động). Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI còn tạo ra hàng triệu việc làm của lao động gián tiếp trong các ngành xây dựng và dịch vụ. Hiện nay, với chính sách tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong các doanh nghiệp có vốn FDI như công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy, giày da, may mặc, phân phối tiêu thụ sản phẩm.. đã hình thành một số doanh nghiệp vệ tinh cung cấp các sản phẩm và dich vụ cho các doanh nghiệp FDI, nảy sinh nhu cầu tuyển dụng thêm lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Bảng: Kết quả khảo sát việc làm trực tiếp và gián tiếp của 10 doanh nghiệp có vốn FDI. STT Doanh nghiệp Lĩnh vực hoạt động VL trực tiếp (người) VL gián tiếp (người) Trực tiếp/ gián tiếp 1 VMC SX, KD ô tô 574 1.540 1 /2,68 2 American Feed Thức ăn gia súc 130 3.010 1/23 3 Everton Chế biến nông sản 400 4.236 1/10,6 4 Cocacola Nước giải khát 1.500 18.030 1/12 5 ShellCodamo KD dầu nhờn 39 2.306 1/59,1 6 Haika-Kotobuki KD bánh hẹo 115 3.580 1/31 7 Samsung Vina Điện tử 323 3.210 1/9,9 8 Sony Việt Nam Điện tử 600 4.820 1/8 9 Visintex SX lụa tơ tằm 321 1.209 1/3,7 10 Vinataxi Vận tải taxi 686 1.350 1/1,97 ∑ 4.688 42.751 Nguồn: TS. Bùi Anh Tuấn - Tạo việc làm cho người lao động. Nxb Thống kê HN,2000. 2.1.2. Cơ cấu lao động trong khu vực FDI - Theo cơ cấu ngành kinh tế: các doanh nghiệp FDI thu hút lao động chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Năm 2004, số lao độngtrong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 82%, ngành nông – lâm - thủy sản chiếm 10% và ngành dịch vụ chiếm 8% tổng số lao động trong khu vực FDI. Bảng: Lao động theo ngành kinh tế trong khu vực FDI từ năm 2000 – 2002 Đơn vị: người Năm 2000 2001 2002 Nông – lâm – ngư nghiệp 33.313 40.957 63.224 Công nghiệp và xây dựng 304.418 362.068 512.189 Dịch vụ 38.469 42.959 46.085 Tổng số 376.200 445.984 621.498 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư. Nhờ đó đã góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp chung của cả nước. Bảng: Cơ cấu lao động có việc làm của cả nước theo nhóm ngành kinh tế. Đơn vị: % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông-lâm-ngư nghiệp 62,61 62,76 61,14 58,38 57,90 56,80 Công nghiệp, xây dựng 13,10 14,42 15,05 16,96 17,40 17,90 Dịch vụ 24,28 22,82 23,81 24,69 24,70 25,30 Tổng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tạp chí kinh tế và phát triển, số 98, năm 2005, tr.21 - Cơ cấu lao động theo tuổi: Đa số lao động thu hút vào khu vực FDI là lao động trể tuổi. Trong lực lượng lao động doanh nghiệp FDI, lao động từ 34 tuổi trở xuống chiếm 85% và tỷ lệ lao động ở tuổi dưới 25 còn có xu hướng tiếp tục tăng lên. - Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trong các doanh nghiệp FDI sử dụng một lực lượng lao động phổ thông và bán lành nghề khá lớn (trên 56% tổng số lao động), chủ yếu là ở một số ngành nghề chế biến thủy hải sản, may mặc, da giày,; lao động sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm gần 27%, trung cấp công nghiệp 6,26 %. Còn lại là lao động trình độ cao đẳng, đại học trở lên ( 10,09%). Như vậy, khu vực FDI đã giải quyết được việc làm cho bộ phận lớn lao động phổ thông, đào tạo, kèm căp, không những làm giảm thất nghiệp mà còn tạo điều kiện cho người lao động vừa học vừa làm. 2.1.3. Chất lượng lao động được nâng cao. Các doanh nghiệp FDI đặt ra yêu cầu đối với người lao động cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước khác, từ đó gián tiếp nâng cao chất lượng lao động Việt nam. Người lao động được đào tạo, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng quản lý, tác phong lao động, kỷ luật lao động,.. Điều kiện lao động về nhà xưởng, công cụ lao động, môi trường lao động trong các doanh nghiệp FDI cũng tốt hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước của cùng một ngành, một lĩnh vực. Do đó, người lao động làm việc hiệu quả hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và thu nhập cao hơn. Doanh nghiệp trong nước muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI, ngoài các chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường cũng phải co các kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, khuyến khích lao động trong doanh nghiệp mình nâng cao kỹ năng, trình độ. Do đó, chất lượng lao động nói chung cũng được nâng cao. 2.1.4. Việc phân bổ và sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả hơn. Chất lượng lao động nâng cao, họ có nhiều cơ hội tìm được việc làm hơn làm cho di chuyển lao động để phù hợp với trình độ hơn tăng lên, phân phối lao động hợp lý hơn. Mặt khác, hội nhập kinh tế, tăng cường thu hút đầu tư làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu lao động. Thị trường lao động sẽ có sự dịch chuyển lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị, khu vực nông nghiệp với công nghiệp và xây dựng, Đây là sự dịch chuyển theo quy luật của thị trường, từ nơi có thu nhập thấp đến nơi có thu nhập cao, từ nơi có ít cơ hội việc làm đến nơi có nhiều cơ hội việc làm, từ nơi có điều kiện việc làm kém đến nơi có điều kiếm việc làm tốt hơn. Người lao động dịch chuyển để tìm công việc phù hợp hơn, làm việc đem lại hiệu quả cao hơn. Như vậy sẽ mang lại hhiệu quả kinh tế và lợi ích cho người lao động, cho doanh nghiệp và cho toàn xã hội. 2.2. Một số mặt hạn chế. 2.2.1. Nguy cơ giảm cầu lao động, nhất là lao động phổ thông, gia tăng thất nghiệp. Doanh ngiệp FDI có lợi thế về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, trình độ tổ chức sản xuất, khi đầu tư vào Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp non trẻ, yếu kém nên quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm dần bị thu hẹp, gặp nhiều khó khăn, có thể dẫn đến phá sản. Từ đó làm cho một bộ phận lớn lao động bị mất việc, làm tăng đội ngũ thất nghiệp. Hội nhập kinh tế tạo điều kiện thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển, xuất hiện nhiều ngành công nghiệp dựa trên công nghệ cao, cần nhiều vốn nhưng sử dụng ít lao động, chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu trong doanh nghiệp FDI. Do đó, cầu lao động sẽ giảm, nhất là lao động phổ thông. 2.2.2. Chất lượng lao động Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. - Sức cạnh tranh, khả năng làm việc của nguồn lao động nhìn chung bị hạn chế do trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc còn thấp. Tính đến nay, nước ta có đến 75,21% lao động chưa qua đào tạo nghề. Còn một tỷ lệ lớn lao động đã qua đào tạo nhưng cũng không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. - Một bộ phận không nhỏ người lao động không có tác phong công nghiệp, mang nặng thói quen và tập quán sản xuất nhỏ, kỷ luật lao động lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm đối với công việc, quan hệ hợp tác yếu và hầu hết không biết ngoại ngữ. - Thể lực, tình hình sức khỏe của người lao động Việt Nam nói chung còn yếu, ít có khả năng chịu áp lực công việc và cương độ lao đông cao trong các doanh ngiệp FDI. Chất lượng lao động yếu kém một phần là do bản thân người lao đông, một phần là do hệ thống giáo dục – đào tạo nghề của chúng ta còn chưa phát triển, chưa đào tạo gắn với cầu lao động. Chất lượng đào tạo còn kém do chưa được đầu tư thích đáng, chính sách giáo dục – đào tạo của Nhà nước chưa phù hợp và hiệu quả. 2.2.3. Các kênh thông tin trên thi trường lao động làm việc đạt hiệu quả chưa cao. - Hiện nay, các trung tâm giới thiệu việc làm, các hội chợ việc làm mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các khu đô thị, chưa thường xuyên, chưa tiếp cận với vùng nông thôn có nhiều lao động. Quy mô của hệ thống giao dịch còn nhỏ, hoạt động mang tính tự phát, chưa bao quát hết toàn bộ thị trường lao động theo lãnh thổ, theo cơ cấu lao động. - Đội ngũ cán bộ làm công tác giới thiệu việc làm còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng về yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ. - Hệ thống sàn giao dịch việc làm mới đang trong giao đoạn tổ chức thí điểm, chưa lan tỏa rộng khắp trong cả nước. 2.3.4. Còn tồn tại tình trang tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp FDI. Một số trường hợp nhà đầu tư nước ngoài vì mục tiêu lợi nhuận cao đã không thực hiện đúng và đầy đủ của pháp luật lao động như công khai bảng lương, đóng bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động,gây phản ứng tiêu cực trong doanh nghiệp, dẫn đến những cuộc đình công không cần thiết. Lao động trong các doanh nghiệp FDI phải làm việc với cường độ cao, thời gian dài. Hầu hết các doanh nghiệp FDI đều thực hiện việc làm thêm ca, tăng giờ, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may, giày da, chế biến thủy hải sản, sản xuất công nghiệp. Nguyên nhân của đình công là do: thiếu hiểu biết về pháp luật, nhất là luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động; do mâu thuẫn giữa phong cách quản lý với tập quán lao động của người Việt Nam; do xung đột lợi ích giữa bgười lao động và người sử dụng lao động. PHẦN BA: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC FDI TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1.Tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam, tạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0146.doc
Tài liệu liên quan