Đề án Ảnh hưởng của vận động hành lang tới vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu 3

Chương 1: Ảnh hưởng của vận động hành lang trong vụ kiện cá tra, cá basa. 4

1.1 Tổng quan về vụ kiện cá tra, cá basa của Mỹ đối với Việt Nam 4

1.2 Quá trình vận động hành lang trong vụ kiện 8

Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của vận động hành lang trong vụ kiện cá tra, cá basa. 13

2.1 Khái niêm về vận động hành lang 13

2.1.1 Định nghĩa vận động hành lang 13

2.1.2 Phương thức vận động hành lang trên thị trường Mỹ 13

2.1.3 Tác dụng và ý nghĩa của vận động hành lang 15

2.1.3.1 Tác dụng 15

2.1.3.2 Ý nghĩa 17

2.1.4 Sự cần thiết của vận động hành lang 18

2.2 Vận động hành lang trong vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam 19

2.2.1 Sự vận động hành lang của vụ kiện cá tra, cá basa 19

2.2.2 Ảnh hưởng của vận động hành lang trong vụ kiện 24

2.3 Nguyên nhân, ưu điểm, nhược điểm của Việt Nam trong vụ kiện 26

2.3.1 Ưu điểm 26

2.3.2 Nhược điểm 26

2.3.3 Nguyên nhân 27 Chương 3: Bài học kinh nghiệm và giải pháp về vận động hành lang đối với chính phủ và các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế 29

3.1 Bài học kinh nghiệm 29

3.2 Giải pháp 31

Kết luận 33

Danh mục tài liệu tham khảo 34

 

doc34 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Ảnh hưởng của vận động hành lang tới vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ Việt Nam, và sản phẩm cá tra, cá basa đã được rất nhiều dư luận Mỹ ủng hộ. Ngày 7/8/2003, DOC chính thức công bố áp đặt thuế chống bán phá giá đối với 11 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra, cá basa filê đông lạnh sang thị trường nước này. Sau khi đưa ra quyết định, đã có rất nhiều dư luận trên thế giới phản đối kết luận này của Mỹ, trong đó có sự chỉ trích của Thủ tướng Malayxia và của Tổng Thư kí Liên Hợp Quốc. Cũng trong ngày 7/8, VASEP đã gửi đơn kiện lên Toà án Quốc tế Thương mại Hoa Kỳ, các thành viên của VASEP đều nhất trí theo đuổi vụ kiện này tới cùng . “VASEP sẽ kiện về sự bất nhất giữa quyết định sơ bộ và quyết định cuối cùng của ITC, họ không tôn trọng ngay chính kết luận và lời cam kết của họ” ( theo lời của ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Thư kí VASEP). CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG VỤ KIỆN CÁ TRA, CÁ BASA CỦA VIỆT NAM 2.1 KHÁI NIỆM VẬN ĐỘNG HÀNH LANG 2.1.1 ĐỊNH NGHĨA VẬN ĐỘNG HÀNH LANG Vận động hành lang hay còn gọi là lobby là việc các quan chức chính phủ, các cá nhân có uy tín đại diện cho một cộng đồng người đưa ra ý kiến đóng góp vào các dự thảo luật của chính phủ, kêu gọi sự ủng hộ của các cá nhân khác hoặc thương lượng các vấn đề khi xảy ra tranh chấp nhằm đạt được lợi ích của cộng đồng mà mình đại diện. 2.1.2 PHƯƠNG THỨC VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ Mỹ là quê hương của chủ nghĩa lobby(lobbism), không chỉ ở thị trương Mỹ, mà ngay tại các thị trường khác lobby được coi là một hoạt động bình thường và rất tích cực. Washington là thủ đô của dân chuyên lobby, gồm 129 cựu nghị sĩ thường xuyên “lo lắng” của những cộng đồng, chủng tộc khác nhau. Lobby ở Mỹ được thành lập thành nhóm thường được gọi là “các đại lý có ảnh hưởng”. Các nhóm lobby ở Washington đạt được rất nhiều hiệu quả, khi mỗi nhóm xuất phát từ quyền lợi bản thân tiến hành giám định kĩ thuật chi li tỷ mỉ ( và biết rằng các đối thủ cạnh tranh không hề kém cạnh) và trả giá cho việc này. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 3700 nhóm lợi ích đặc biệt đăng kí vận động hành lang. Việc vận động hành lang được thực hiện ở tất cả các khía cạnh trên đất Mỹ từ kinh tế, chính trị, pháp luật...Đối với các nghị sĩ Quốc hội Mỹ thì vận động hành lang là hoạt động cần thiết và không thêt tách rời đối với tiến trình lập pháp của Hoa Kỳ. Theo thống kê, có hơn 90% nỗ lực của các lobby hướng vào giải quyết các vấn đề đối nội, tuy nhiên cung có khoảng 600 chuyên gia thường xuyên làm việc với Quốc hội Mỹ về vấn đề đối ngoại. Đối với tiến trình lập pháp, các lobby thường trực tiếp đưa ra các dự thảo luật hoặc đóng góp ý kiến của mình cho các dự thảo luật và vận động để tranh thủ sự ủng hộ của các nghị sĩ Quốc hội khác nhằm đạt được lợi ích của nhóm cộng đồng do mình đại diện. Về chính trị, vận động hành lang ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quá trình bầu cử của một quốc gia, đặc biệt là ở Mỹ bầu cử theo phổ thông đầu phiếu và Hạ viện phải ra ứng cử định kì hai năm một lần. Các cử tri có thể thể hiện sự ủng hộ của mình cho một nghị sĩ không chỉ bằng các lá phiếu mà có thể bằng cả việc đóng góp tiền cho quỹ bầu cử của nhân vật ấy. Từ đó các nghị sĩ quốc hội nhận ra rằng trách nhiệm của họ là làm hàI lòng các cử chi đã bỏ phiếu cho họ. Để làm được điều đó, họ phải bỏ lá phiếu lập pháp phản ánh được phần lớn mối quan tâm của các cử chi hoặc chuẩn bị để bào chữa không bị bỏ phiếu phản đối khi thời gian bầu cử tới gần. Mặc dù các hạ nghị sĩ đương nhiệm thường được giới lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện chỉ thị bỏ phiếu theo quan điểm của Đảng nhưng họ vẫn chú ý tới kết quả của các cuộc thăm dò dư luận quần chúng và quan điểm của các cử tri ở các quận hoặc các bang của họ. Các hạ nghị sĩ đương nhiệm đặt tầm quan trọng rất lớn vào các quan điểm chính sách được bày tỏ trong thư, các cuộc điện thoại, các thư điện tử, các cuộc gặp gỡ cá nhân với những cử tri khu vực bầu cử. Cứ mỗi cá nhân gọi điện thoại hoặc viết một lá thư cho quan chức do mình bầu ra có thể cho rằng có thêm 10 công dân được quyền bầu cử khác ủng hộ quan điểm đó. Do vậy mà ảnh hưởng của vận động hành lang có thể được nhân lên 10 lần. ở Mỹ, nếu một Nghị sĩ Quốc hội nhận được một số lượng lớn những ý kiến phản hồi của cử tri về một vấn đề và nhà lãnh đạo yêu cầu ông ta bỏ phiếu ngược lại với những ý kiến của cử chi, thường là tiếng nói của cử tri sẽ giành được sự ủng hộ cuối cùng của lá phiếu. Các cử chi cũng có thể tăng cường ảnh hưởng của mình bằng cách tham gia một nhóm lợi ích đặc biệt hoặc một hiệp hội quốc gia. Là một thành viên của một hiệp hội quốc gia, họ tham gia vào quá trình hoạch định chính sách nội bộ và dựa vào các quan chức bầu ra hoặc những nhân viên chuyên nghiệp của hiệp hội để thay mặt cho họ vận động hành lang Quốc hội. Do vậy mà một nhà vận động hành lang cho một hiệp hội đại diện cho tiếng nói của nhiều người ủng hộ quan điểm chính sách trước quốc hội. Giữa các quốc gia cũng có thể sử dụng vận động hành lang để tranh thủ sự ủng hộ về một chính sách đối ngoại, ví dụ như cá nhân Tổng thống Mỹ đã gặp gỡ với Thủ tướng Nhật để tranh thủ sự ủng hộ của Nhật trong chiến dịch đánh Afganistan. Luật Mỹ cấm chính quyền nước ngoài tham gia vận động hànhlang nhưng không cấm người nước ngoài tham gia vận động. Vì thế các Tổng thống Mỹ vẫn có thể mời nhiều “bạn nước ngoài” vào nhà Trắng rồi vận động gây quỹ bầu cử cho đảng mình, miễn là sự ủng hộ đó phải là tư nhân. Các nhóm lobby nước ngoài cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình bầu cử ở Mỹ thông qua việc các thành viên trong nhóm góp tiền ủng hộ cho quỹ tranh cử của nghị sĩ mà họ ủng hộ. Năm 1996, đã nổ ra vụ scandal quanh nỗ lực của Bắc Kinh gây ảnh hưởng lên quá trình bầu cử, bằng việc tài trợ cho các quỹ vận động tranh cử của Bill Clinton và vài nghị sĩ. Nhưng các cuộc điều tra cho thấy không có sự dính líu của Trung Quốc vào việc này. Vận động hành lang cũng làm ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách đối ngoại, đặc biệt là các chính sách đối ngoại về kinh tế của Mỹ. Thông thường tai Mỹ các nhóm lobby nước ngoàI được thành lập theo từng quốc gia như lobby Đức, Italia, Hylap, Nga... Hoạt động của các nhóm lobby này thường là vận động để thiết lập các mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. Ví dụ như: vận động chính phủ Mỹ tăng cường đầu tư về kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng cho quốc gia mà các nhóm lobby đại diện. Không chỉ có nhóm lobby nước ngoài, ngay cả lobby trong nước cũng vận động hành lang cho nước khác. Ví dụ như, Quốc hội Mỹ tự mình bắt tay vào vận động hành lang cho Nga hay Văn phòng Nông nghiệp Mỹ đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc vận động hành lang để gia hạn quy chế tối huệ quốc cho Trung Quốc. NgoàI ra các “đại lý có ảnh hưởng” cũng vận động hành lang cho các vấn đề xã hội, điển hình như việc nhóm lobby Israel đã thành công trong việc tổ chức tốt cho 6 triệu người Do Thái ở Mỹ. 2.1.3 TÁC DỤNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VẬN ĐỘNG HÀNH LANG 2.1.3.1 TÁC DỤNG Sử dụng lobby giúp các cử chi có thể bảo đảm được lợi ích hoặc đạt được lợi ích của mình. Đặc biệt là khi một số lượng lớn các cử chi có chung một lợi ích liên kết lại với nhau thành những hiệp hội để bảo vệ lợi ích của mình. Các quan chức cũng như các chuyên gia của hiệp hội sẽ xem xét các dự luật có liên quan, sau đó đưa ra các ý kiến đóng góp vào dự thảo luật đó theo hướng có lợi cho quyền lợi của cả hiệp hội. Hoặc tự hiệp hội sẽ đưa ra các dự thảo luật trình lên Quốc hội để bảo vệ quyền lợi của mình khi quyền lợi đó bị một nhóm cộng đồng khác đe doạ. Đảm bảo quyền lợi và mối quan tâm của các công dân trước khi một dự thảo luật trở thành luật, nó cho phép cử tri được lên tiếng đây là một cách bảo đảm quyền công dân tại Mỹ. Thông thường một dự thảo luật trước khi được quốc hội thông qua bằng việc bỏ phiếu của các nghị sĩ thì các công dân đã trực tiếp góp ý kiến hoặc đại diện của họ là các chuyên gia vận động hành lang đã góp ý kiến cho các nghị sĩ đó. Các nghị sĩ không thể không quan tâm tới những ý kiến của các cử tri của mình, vì vậy việc họ có bỏ phiếu thông qua hay không thông qua dự luật đó đã chịu sự góp ý của các cử tri đã bầu họ và nó đảm bảo quyền lợi của nhóm cử tri này. Thông thường trong một quốc gia, lợi ích của nhóm cộng đồng này sẽ là thiệt hại của cộng đồng khác nếu một dự thảo luật được thông qua. Làm giảm áp lực về công việc trong các chương trình và dự án của chính phủ. Theo nhận xét của giới chuyên môn nếu không có giới lobby, chính phủ Mỹ sẽ ngập đầu trong các chương trình và các dự án. Các nghị sĩ Quốc hội sẽ không phải nghiên cứu, phân tích các chương trình, dự án một cách cụ thể và chi tiết , họ chỉ cần xem xét tới ảnh hưởng của chương trình hay dự án đó tới nhóm cử chi đã bỏ phiếu cho họ và nhiệm vụ của họ là hướng các chương trình, dự án này theo hướng có lợi cho nhóm người đó. Việc này được thực hiện với cả các chương trình, dự án mang tính quốc gia cũng như quốc tế. Sử dụng lobby có thể dung hoà lợi ích giữa các nhóm cộng đồng. Các nhóm cộng đồng có thể sử dụng lobby nhằm đạt được lợi ích của mình, tuy nhiên trong thực tế lợi ích của các nhóm cộng đồng luôn mâu thuẫn với nhau vì vậy thường xảy ra tranh chấp giữa các nhóm người này. Để giải quyết tranh chấp này, các bên có thể sử dụng sức ép từ các lobby để giải quyế vụ việc ngoài toà án. Thông thường là cùng nhau đàm phán để dung hoà lợi ích sao cho cả hai đều có lợi, như vậy cả hai bên đều có thể đạt được lợi ích của mình đồng thời giảm chi phí nếu đưa nhau ra toà ( ở Mỹ chi phí kiện tụng thường là rất lớn). Đối với các nhóm cộng đồng mang tính quốc gia, nếu vận dụng tốt lobby sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thiết lập mối quan hệ giữa hai quốc gia, tạo điều kiện cho việc phát triển đất nước. Vận động hành lang của các nhóm cộng đồng dân tộc có khả năng tăng cường viện trợ hoặc đầu tư về nước mình nhằm phát triển đất nước về mọi mặt như về cơ sở hạ tầng, kinh tế, giáo dục, khoa hoc... ĐIũu này đã được chứng minh bằng thực tế bởi các nhóm lobby Nga, Trung Quốc, Israel... trên đất Mỹ. Các nghị sĩ Mỹ đều là những đại diện cho tiếng nói của một cộng đồng người, là những người đã bỏ phiếu cho họ giữ chức vụ đó, vì vậy tham gia vận động hành lang một mặt là để thực hiện trách nhiệm của họ đối với nhóm cử tri đã bầu họ, đồng thời đây cũng là một cách nhằm tăng khả năng ảnh hưởng, tranh thủ sự ủng hộ của các cử tri, điều này là rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới “ cái ghế” mà họ đang ngồi nhất là khi thời gian tái bầu cử sắp tới gần. 2.1.3.2 Ý NGHĨA Vận động hành lang là một mặt hoạt động cần thiết và không thể tách rời của tiến trình lập pháp Mỹ. Nó đảm bảo quyền và mối quan tâm của của công dân Mỹ được xem xét, góp ý kiến trước khi một dự thảo luật trở thành luật. Nó cho phép cử tri được lên tiếng và thông qua đó đảm bảo rằng nguyên tắc của nền dân chủ tại Mỹ được tuân thủ. Điều này là rất quan trọng đối với một nước đề cao tự do như nước Mỹ. Khi mỗi dự thảo luật được đưa ra thảo luận, các cử tri hoặc đại diện của họ sẽ đóng góp ý kiến của mình vào các dự thảo luật đó, đồng thời các nghị sĩ Quốc hội cũng đưa ra ý kiến của mình nhằm đạt được lợi ích của một nhóm người nào đó. Như vậy, vận động hành lang giúp giải quyết tốt hơn quyền và nghĩa vụ của công dân Mỹ cũng như quyền và nghĩa vụ của các nghị sĩ Quốc hội. Vận động hành lang rất có ý nghĩa trong các mối quan hệ quốc tế cả về kinh tế lẫn chính trị. Đối với kinh tế quốc tế, vận động hành lang có thể là cách dùng để khơi mào các cuộc chiến thương mại, có thể giúp các bên chiếm được ưu thế trong các cuộc tranh chấp và có thể giành được thắng lợi khi sử dụng vận động hành lang. Tuy nhiên vận động hành lang cũng là phương pháp giúp các bên tranh chấp chuyển từ đối đầu sang đối thoại, giúp cho hai bên cùng có lợi. Về chính trị, sử dụng vận động hành lang có thể làm tăng cường sự ủng hộ của các quốc gia khác, nhất là những nước có tầm ảnh hưởng rộng rãI trên thế giới, điều này đặc biệt quan trọng trong tình hình bất ổn định của thế giới như hiện nay. Vận động hành lang giúp các nước giảI quyết mối bất hoà trên bàn đàm phán, như các vấn đề về chiến tranh, hạt nhân, từ đó tháo gỡ dần các mối bất đồng tạo điều kiện cho quan hệ giũa các nước tiếp tục phát triển, tạo điều kiện cho thế giới ngày càng đi vào ổn định, tạo môi trường thuân lợi cho việc hợp tác, phát triển giữa các quốc gia. Như vậy vận động hành lang đã, đang và sẽ đóng góp rất nhiều cho sự ổn định hợp tác, phát triển cho các tổ chức trong và ngoài nước cũng như sự hợp tác giữa các quốc gia. Tuy nhiên nếu lam dụng vận động hành lang quá mức, sẽ nảy sinh nhiều bất đồng, làm cản trở tới việc hợp tác phát triển của các bên. ĐIũu này đã và đang xảy ra khi mà các nhà vận động hành lang, các tổ chức, chính phủ coi đạo đức là thứ yếu trong kinh doanh, chỉ bảo vệ hay bảo hộ quyền lợi cho một nhóm người bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Chính những hành động này sẽ làm tổn hại đến quan hệ hợp tác giữa các tổ chức, các quốc gia. 2.1.4 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẬN ĐỘNG HÀNH LANG Đối với các chính phủ, vận động hành lang giúp họ giải quyết một cách có hiệu quả các chương trình, dự án, các chính sách đối nội đối ngoại. Vận động hành lang giúp giảm thiểu gánh nặng từ công việc giúp các quan chức chính phủ minh mẫn từ đó giúp họ làm việc có hiệu quả hơn. Đồng thời vận dụng hành lang là một phương thức tốt để họ quyền và nghĩa vụ đối với người dân thông qua việc bảo vệ cho lợi ích của một cộng đồng người, đồng thời nó cũng đảm bảo quyền tự do được tham gia , đóng góp ý kiến vào việc hoạch định chính sách chính phủ của các cử chi. Vận động hành lang giúp nhà nước tiết kiệm được tiền và các nhà làm luật chỉ chờ việc quyết định phương án tối ưu. Đối với các doanh nghiệp hoặc các ngành, thì vận động hành lang sẽ giúp họ bảo vệ lợi ích của mình, chống lại sự cạnh tranh của các đối thủ khác. Thông qua vận động hành lang, các tổ chức có thể gây áp lực đối với chính phủ từ đó đưa ra các đạo luật có lợi cho hoạt động cũng như lợi ích của họ, đồng thời làm giảm lợi ích , lợi thế cạnh tranh của đối thủ. Vận động hành lang cũng là một phương thức nhằm giảI quyết các mối bất đồng giữa các bên, nếu sử dung vận động hành lang đúng cách các bên có thể giải quyết mâu thuẫn với nhau ngoài toà án ( nơi chỉ có một bên đạt được lợi ích) sao cho cả hai bên đều đạt được lợi ích và nó giúp cho các bên giảm chi phí khi đưa nhau ra toà. 2.2 VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG VỤ KIỆN CÁ TRA, CÁ BASA CỦA VIỆT NAM 2.2.1. SỰ VẬN ĐỘNG HÀNH LANG CỦA VỤ KIỆN CÁ TRA, CÁ BASA. Trong vụ kiện này, cả hai bên, Hiệp hội các nhà nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đều sử dụng hoạt động vận động hành lang để giành lấy lợi thế. Một công ty luật có uy tín đánh giá rất khách quan rằng, chưa bao giờ thấy có một vụ kiện nào được lobby sâu như vụ kiện này (theo báo Thanh Niên ngày 13/8/2003). Đúng như vậy, CFA đã tận dụng hết khả năng, kinh nghiêm và những lợi thế khác như về tổ chức, tài chính để ráo riết vận động hành lang có lợi cho mình. Ngay từ khi thấy nguy cơ bị cạnh tranh từ phía các sản phẩm cá tra, cá basa filê đông lạnh từ Việt Nam, CFA đã bắt đầu chuẩn bị tài liệu cho cuộc chiến thương mại đối với cá tra, cá basa của Việt Nam. Như vậy họ đã tính toán rất kĩ lưỡng và đã vạch rõ kế hoạch cho cuộc chiến lần này, so với phía Việt Nam CFA đã có lợi thế ngay từ ban đầu về cả thời gian chuẩn bị lẫn kế hoạch thực hiện. Vụ kiện bắt đầu vào 9/2001, CFA đã sử dụng phương thức vận động hành lang gây áp lực đối với các đại biểu miền Nam ( nơi sản xuất cá da trơn lớn nhất nước Mỹ) buộc họ phải trình lên quốc hội một dự thảo luật để tránh dùng từ catfish cho việc mua bán cá tra, cá basa trên thị trường Mỹ. Như vậy khởi thuỷ của việc khởi kiện cá tra, basa của Việt Nam chính là tác động của lobby để bảo vệ quyền lợi kinh tế của các Hiệp hội nuôi cá da trơn Mỹ. CFA đã gây áp lực trực tiếp tới các đại biểu Hạ viện, nơi mà các đại biểu phải ra ứng cử 2 năm một lần vì vậy các đại biểu miền Nam không thể không để ý tới lợi ích của cử tri đơn vị mình. Thêm vào đó, CFA đã tận dụng được lợi thế về thời gian, khi mà việc khởi sự việc tranh cử Tổng thống sẽ diễn ra trong năm tới điều đó đã làm cho áp lực của lobby càng lớn hơn. Chính vì những lí do đó mà các nghị sĩ ở các tiểu bang miền Nam không thể không bênh vực cho quyền lợi của các tập đoàn nuôi catfish. Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng: ngay cả Tổng thống Bush cũng không thể không quan tâm tới các lá phiếu của cộng đồng nuôI cá catfish ( như cuộc bầu cử lần trước ông Bush chỉ thắng Al Gore trên dưới 300 phiếu ở bang Florida). Đây là chiến lược hết sức đúng đắn và khôn ngoan của CFA, để đạt được mục đích của mình do đã gắn lợi ích đó với lợi ích của các đại biểu miền Nam. Hơn thế, dưới tác động của lobby, chính quyền liên bang đã chi 6 triệu USD để mua catfish cho chương trình ăn trưa của các trường học, khoản tiền hỗ trợ này đã làm tăng hình ảnh catfish Mỹ trên thị trường. Tháng 12/2001, Quốc hội Mỹ thông qua lệnh cấm tạm thời về tên gọi catfish đối với sản phẩm cá filê đông lạnh của Việt Nam. Lí do mà các nhà vận động hành lang của CFA đưa ra không phải là không có lý khi họ cho rằng: Việt Nam đang lợi dụng thành quả tiếp thị của những người nuôi cá Mỹ, các nhà nuôi cá Mỹ đã biết liên kết với nhau và mở chiến dịch tiếp thị cho thương hiệu catfish (chi phí đó lên tới 4,5 triệu USD vào năm ngoái) và trong khi khởi kiện về tên gọi họ lại được chính quyền liên bang hỗ trợ 6 triệu USD nhằm tăng cường hình ảnh catfish Mỹ. Ngoài ra với cách lập luận này họ đã đánh trúng vào điểm yếu của cá Việt Nam, mặc dù cá của Việt Nam cung là catfish nhưng chúng ta không có thương hiệu riêng cho sản phẩm này khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, thêm vào đó, chiến lược tiếp thị đối với cá tra, basa của chúng ta là hầu như không có, chỉ khi vụ kiện diễn ra thì mới có nhiều người biết đến sản phẩm này của Việt Nam, nhiều người dân Mỹ còn viết thư hoặc gọi điện để tìm hiểu sản phẩm này của Việt Nam. Khi Quốc hội Mỹ đưa ra lệnh cấm đối với tên gọi catfish và cá của Việt Nam không hẳn là catfish thì không chỉ Việt Nam mà ngay cả dư luận Mỹ và thế giới đều cho rằng đạo luật đó là phi lí nhưng không có lí do gì bắt bẻ họ vì quyết định đó cũng một phần do sự thiếu kinh nghiệm của Việt Nam: kinh doanh trên thị trường Mỹ mà không nắm rõ luật chơi. Sau khi chiến thắng ở cuộc chiến về nhãn hiệu sản phẩm, CFA tiếp tục chuẩn bị để đưa Việt Nam ra toà, lần nay CFA khởi kiện Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa. Ngay từ đầu năm 2002, CFA đã tiến hành các bước đi để chuẩn bị kiện Việt Nẩm toà và trong các bước di lần này CFA cũng đã đánh giá rất cao vai trò của vận động hành lang. Tháng 2/2002 các ngư dân thành phố Indianola (bang Mississipi, nơi đóng đô của CFA và chiếm tới 94% sản phẩm catfish của toàn bộ miền Nam nước Mỹ) đã thuê hẳn một vài chuyên gia tầm cỡ từ Washington để hướng dẫn các thủ tục pháp lí đồng thời thực hiện chiến dịch vận động hành lang cho catfish Mỹ. Chiêu bài mà họ đưa ra để vận động lần này là qui cho cá của Việt Nam rẻ một cách giả tạo, chất lượng sản phẩm thấp, được nuôi trong môi trường bị nhiễm chất độc màu da cam... Những lập luận mà họ đưa ra là hết sức phi lý nhưng dưới tác động của lobby, DOC đã không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đó là cơ sở cho việc xem xét việc bán phá giá của Việt Nam, từ đó không công nhận chu trình sản xuất khép kín đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Ngày 23/7/2003 ITC bỏ phiếu thuận theo đề nghị của DOC và khẳng định Việt Nam bán phá giá sản phẩm này vào thị trường Mỹ. Về phía Việt Nam, VASEP đã thuê 2 công ty để vận động hành lang cho mình. Việc vận động hành lang của VASEP cũng đã đạt được một số kết quả: được sự ủng hộ của 6 nghị sĩ Quốc hội Mỹ, được nhiều dư luân ủng hộ... tuy nhiên những kết quả đó không đủ để chúng ta bảo vệ sản phẩm của Mình trên thị trường Mỹ. Việc thương lượng giữa hai bên cũng đã không đem lại hiệu quả vì bất đồng về lợi ích. VASEP đã đề xuất việc áp dụng hạn ngạch trong 3 năm với sản phẩm cá tra, cá basa trong 3 năm, tuy nhiên đề xuất đó đã bị từ chối vì đơn giản nó không phải là giải pháp tốt để đảm bảo quyền lợi cho các nhà nuôi cá da trơn Mỹ. Theo tôi, Việt Nam thất bại trong vụ kiện này là do ảnh hưởng của vận động hành lang của CFA, tôi tin rằng giới quan chức của DOC cũng như ITC cũng biết rằng những kết luận mà họ đưa ra là vô lí nhưng họ đã bị áp lực của lobby của các tập đoàn nuôi cá nheo Mỹ và đó cũng là xuất phát từ lợi ích của bản thân họ. Tuy nhiên những kết luận đó cũng xuất phát từ những nhược điểm từ phía Việt Nam. Thứ nhất, đó là việc còn quá ít kinh nghiệm khi kinh doanh trên thị trường Mỹ, sản phẩm của chúng ta sang Mỹ mà không có thương hiệu, VASEP đã không điều chỉnh số lượng xuất khẩu làm cho lượng này tăng đột biến, chính điều này đã làm cho CFA cảm thấy nguy cơ cạnh tranh và là lí do đầu tiên cho cuộc tranh chấp. Thêm vào đó, khi vụ kiện diễn ra, việc chuẩn bị thông tin của chúng ta không chu đáo để DOC vịn vào đó và bắt bẻ chúng ta. Tôi đồng ý với quan điểm của TS. Bùi Kiến Thành (Chuyên gia tư vấn cao cấp Công Ty tư vấn Phát triển đầu tư thương mại Mỹ, trụ sở tại Việt Nam) trong cuộc trả lời phỏng vấn của VIETNAMNET: “ Tôi không khẳng định việc Việt Nam thất bại trong vụ kiện cá basa là không sử dụng lobby. Vấn đề là ta phải dùng lobby để dàn xếp vụ việc ngoài toà án, tìm phương thức giải quyết cho các bên cùng có lợi. Trong vụ kiện này, VASEP đã sử dụng lobby không đúng cách, VASEP đã sử dụng lobby nhằm mục đích thắng kiện mặc dù đã biết các vụ kiện trước Bộ Thương mại Mỹ thì kết quả là hơn 90% đều nghiêng về phía Mỹ như vậy khác nào chúng ta đang đi vào “cõi chết”. Tôi cũng đồng ý với ý kiến của ông khi cho rằng cái mà chúng ta thiếu trong vụ kiện này là thương lượng, tức là việc dàn xếp vụ kiện này ngoài toà án. Đây là một cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của VASEP cũng như tạo điều kiện cho đối phương cùng có lợi. Vậy vấn đề giải pháp nào có thể dung hoà được lợi ích của cả hai bên? Để đưa ra được một giải pháp hoàn thiện là một việc không dễ dàng nó phải dựa vào khả năng và tình hình thực tế của cả VASEP lẫn CFA, đồng thời giải pháp đó phải đủ hấp dẫn để CFA gạt vụ kiện này sang một bên mà vẫn có thể giúp VASEP phát triển được sản phẩm cá tra, cá basa trên thị trường Mỹ. TS Bùi Kiến Thành đã đưa ra giải pháp đó là: Việt Nam đề xuất với Mỹ rằng hai bên hai bên sẽ hợp tác với nhau để phát triển nghề nuôi cá basa trên sông Mississipi, Missouri, Tennesi ( đây là những con sông lớn ở miền Nam nước Mỹ, không kém gì Tiền Giang, Hậu Giang của Việt Nam và hoàn toàn có thể nuôi cá được) và cùng xuất khẩu sản phẩm này ra khắp thế giới. Theo tôi đây là một giải pháp tương đối hấp dẫn, nó kết hợp được khả năng tài chính dồi dào của CFA cùng với khả năng kĩ thuật trong việc nuôi thuỷ sản của Việt Nam như vậy lợi ích của cả hai bên đều được đảm bảo, mặt khác giảI pháp này tạo điều kiện công ăn việc làm cho một số lớn lao động Mỹ, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường khi nuôi cá trên dòng nước chảy chứ không phải trên các ao tù, đầm lầy như ở Mỹ hiện nay. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với quan điểm của ông khi cho rằng việc gia nhập WTO không ảnh hưởng gì đến kết quả của vụ tranh chấp này. Nếu Việt Nam đã là thành viên của WTO thì chắc chắn kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của chúng ta sẽ nhiều hơn so với hiện nay, tầm ảnh hưởng của Việt Nam sẽ lớn hơn, nó tạo điều kiện cho quá trình vận động hành lang như thế cơ hội để bảo đảm lợi ích cá tra, cá basa của Việt Nam sẽ tăng lên. Sau khi nhận được kết luận cuối cùng của DOC, VASEP đã khởi kiện lên Toà án Thương mại Quốc tế Mỹ, hiện nay vụ kiện này vẫn chưa kết thúc nhưng theo tôi khả năng giành thắng lợi của VASEP là rất nhỏ ngay cả dùng lobby để kiện tụng hay để thương lượng vì nước Mỹ không thể xử thắng cho Việt Nam trong cơ chế bầu cử theo phổ thông đầu phiếu như hiện nay, tất cả nghị sĩ Mỹ kể cả Tổng thống đều phải bảo vệ lợi ích cho cử chi của mình; còn dùng lobby để gây áp lực nhằm giải quyết vụ kiện ngoài toà án lúc này thì đã quá trễ. 2.2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG VỤ KIỆN Nếu theo dõi vụ kiện từ đầu có thể thấy rằng, CFA đã sử dụng hoạt động vận động hành lang trong suốt tiến trình của vụ kiện này. Và việc họ giành thắng lợi cũng chính là do tác động của vận động hành lang. Còn việc con cá của Việt Nam thua kiện trên thị trường Mỹ cũng một phần là do vận động hành lang là một khái niệm quá mới mẻ đối với không chỉ với chính phủ mà còn cả với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu loại sản phẩm này. Trong vụ kiện này, CFA đã có chiến lược và kế hoạch rõ ràng cho việc vận động hành lang, nhờ có nó CFA đã đI từ chiến thắng này tới chiến thắng khác, đầu tiên là việc lôi sản phẩm cá tra, basa filê đông lạnh lên bàn nghị sự của quốc hội, sau đó là lệnh cấm việc sử dụng tên gọi catfish và cuối cùng là áp đặt mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm của Việt Nam. Nếu không có việc vận động hành lang thì ngay cả việc các nghị sĩ miền Nam trình lên quốc hội về dự thảo luật về tên gọi catfish cũng khó có thể thực hiện được chứ chưa nói đến việc Mỹ bỏ ngoài tai búa rìu dư luận, bỏ qua những cam kết về bình đẳng trong hiệp định thương mại đã kí giữa hai nước để đưa ra các quyết định mang tính bảo hộ đối với sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam. Nếu không có vận động hành lang thì Mỹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLTV1060.doc
Tài liệu liên quan