Đề án Bàn về kế toán tài sản cố định thuê tài chính và các giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC

 

Mở đầu 0

Nội dung 1

Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán TSCĐ thuê tài chính. 1

I) Khái niệm, đặc điểm, phân loại và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ thuê tài chính. 1

1.1) Khái niệm về TSCĐ thuê tài chính. 1

1.2) Đặc điểm của TSCĐ thuê tài chính và yêu cầu quản lý. 1

a) Đặc điểm của TSCĐ thuê tài chính. 1

b) Yêu cầu quản lý. 2

1.3)Phân loại TSCĐ thuê tài chính. 2

1.4) Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ thuê tài chính. 2

II) Nội dung chuẩn mực kế toán TSCĐ thuê tài chính (VSA 06) 3

2.1) Nội dung chuẩn mực kế toán TSCĐ thuê tài chính của Việt Nam. 3

a) Phân loại thuê tài sản. 3

c) Giao dịch bán và thuê lại tài sản. 5

d) Trình bày báo cáo tài chính. 5

2.2) Nội dung Chuẩn mực kế toán quốc tế về TSCĐ thuê tài chính 6

( IAS 17 ). 6

a) Phân loại thuê tài sản. 6

b)Việc kế toán TSCĐ thuê tài chính. 6

c) Giao dịch bán và cho thuê lại. 7

d) Công bố. 7

2.3) So sánh Chuẩn mực kế toán TSCĐ thuê tài chính của Việt Nam (VAS 06 ) với Chuẩn mực kế toán quốc tế về TSCĐ thuê tài chính (IAS 17 ). 7

 a) Những điểm giống nhau. 7

b) Những điểm khác biệt 8

III) Nội dung hạch toán TSCĐ thuê tài chính. 9

3.1) Thủ tục chứng từ. 9

3.2) Tài khoản sử dụng. 9

3.3) Phương pháp hạch toán 11

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH 15

Phần II: Đánh giá thực trạng hoạt động thuê tài chính và hạch toán TSCĐ thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay 18

I. Một số quy định đối với đơn vị đi thuê 18

1.1 Một số quy định chung 18

1.2 Các quy định về thuế GTGT 19

II. Thực trạng hoạt động thuê tài chính TSCĐ hiện nay. 19

2.1. Những kết quả đạt được 19

2.2. Những vướng mắc còn tồn tại 20

III. Thực trạng hạch toán TSCĐ thuê tài chính 23

Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán TSCĐ thuê tài chính 24

I. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán TSCĐ thuê tài chính 24

1.1 Đối với nền kinh tế 24

1.2 Đối với doanh nghiệp đi thuê 25

II. Phương hướng hoàn thiện 26

2.1Về phía Nhà nước 26

2.2 Về phía doanh nghiệp 26

2.3 Về Chế độ kế toán 26

Kết luận 26

Tài liệu tham khảo 26

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về kế toán tài sản cố định thuê tài chính và các giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế hơn và đón trước vấn đề có thể xảy ra . Về việc công bố của bên đi thuê: trong VAS 06 có đưa thêm thông tin về căn cứ xác định tiền thuê phát sinh thêm, điều khoản gia hạn hợp đồng thuê hoặc quyền được mua lại tài sản. Còn IAS 17 quy định cung cấp thêm một số thông tin như: các khoản nợ đối ứng với các tài sản thuê phải được trình bày tách biệt với các khoản nợ khác và phải phân biệt phần nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, nhưng yêu cầu về khấu hao đối với nhà xưởng, máy móc, thiết bị cho thuê, số tiền thanh toán thuê lại tối thiểu trong tương lai dự tính thu được dưới hình thức cho thuê lại không thể huỷ bỏ vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. Những sự khác biệt trên là do IAS đưa ra những quy định chung nhất cho tất cả các nước. Khi đưa vào áp dụng ở mỗi nước, nó phải chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội, cùng với chế độ chính trị... của nước đó. Do vậy mỗi nước phải có hệ thống Chuẩn mực kế toán riêng phù hợp với thực tiễn, không thể áp dụng máy móc Chuẩn mực kế toán quốc tế. Đó là sự áp dụng sáng tạo để phù hợp và từng bước hoàn thiện. IAS s là những quy định chung còn VAS s là những quy định cụ thể áp dụng cho Việt Nam. III) Nội dung hạch toán TSCĐ thuê tài chính. 3.1) Thủ tục chứng từ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục do vậy mà TSCĐ nói chung và TSCĐ thuê tài chính nói riêng của doanh nghiệp cũng thường xuyên biến động. Điều này thuỳ thuộc vào đường lối chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các đối thủ cạnh tranh. Để quản lý tốt TSCĐ, đặc biệt là TSCĐ thuê tài chính, kế toán phải phản ánh theo dõi chặt chẽ đầy đủ mọi trường hợp biến động. Khi có tài sản tăng do bất kỳ nguyên nhân nào đều phải có ban kiểm nghiệm TSCĐ làm thủ tục nghiệm thu, đồng thời cùng với bên giao lập “Biên bản giao nhận TSCĐ ” ( Mẫu số 01- 01 TSCĐ /BB) theo mẫu quy định trong “Chế độ ghi chép ban đầu” cho từng đối tượng ghi TSCĐ.Đối với những TSCĐ cùng loại ,giao nhận cùng lúc, đo cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản .Sau đó phòng kế toán phải sao lại cho mọi đối tượng một bản để lưu vào sổ hồ sơ riêng .Hồ sơ này bao gồm;hợp đồng thuê tài sản, biên bản giao nhận TSCĐ,các bản sao tài liệu kỹ thuật ,các hoá đơn ,giấy vận chuyển ... Căn cứ vào đó, phòng kế toán mở thẻ hoặc sổ để hạch toán chi tiết TSCĐ thuê tài chính theo mẫu thống nhất .Thẻ TSCĐ thuê tài chính lập làm một bản và để lại phòng kế toán để theo dõi ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Sau đó, thẻ TSCĐ thuê tài chính được đăng ký vào sổ TSCĐ. Sổ này lập chung cho toàn doanh nghiệp một quyển và cho từng đơn vị sử dụng mỗi nơi một quyển thẻ hoặc sổ TSCĐ sau khi lập xong phải được sắp xếp bảo quản trong hòm thẻ TSCĐ và giao cho kế toán TSCĐ giữ, ghi chép và theo dõi. Mỗi đơn vị hoặc bộ phận (phân xưởng, phòng ban) thuộc doanh nghiệp phải mở một sổ để theo dõi tài sản. Trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất kinh doanh và từng kỳ lập “ Bảng phân bổ khấu haoTSCĐ” . Khi hết hạn hợp đồng thuê, căn cứ trên các điều khoản hợp đồng quy định kế toán ghi tăng TSCĐ và xoá sổ TSCĐ thuê tài chính ( nếu doanh nghiệp mua lại) hoặc xoá sổ TSCĐ thuê tài chính (nếu doanh nghiệp trả lại đơn vị cho thuê). 3.2) Tài khoản sử dụng. Hạch toán TSCĐ thuê tài chính sử dụng tài khoản 212 – TSCĐ thuê tài chính.TK này phản ánh sự biến động và giá trị hiện có của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. Đơn vị thuê dùng TK này để hạch toán nguyên giá TSCĐ thuê tài chính . Những tài sản này chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp. Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính là giá chưa có thuế GTGT do bên thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê. Nếu TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản suất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì số thuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào bên nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ ( 1332). Nếu TSCĐ này dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trường hợp bên thuê nhận nợ cả số thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê thì số thuế GTGT được theo dõi trên tài khoản 138 – phải thu khác và số phân bổ để khấu trừ thuế GTGT hoặc chi phí kinh doanh trong kỳ theo từng kỳ nhận hoá đơn thanh toán tiền thuê. Tài khoản này không phản ánh giá trị của các TSCĐ đi thuê hoạt động. Nó được mở chi tiết để theo dõi từng loại, từng tài sản đi thuê. Việc ghi nhận nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm khởi đầu thuê đựoc thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 06 “ Thuê tài sản”. Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu đuợc tính theo công thức: = Trong đó : PV là giá trị hiện tại T là thời gian thuê i là lãi suất ngầm định hoặc lãi suất biên đi vay ngân hàng của bên thuê tại thời điểm thuê. a là khoản thanh toán tiêng thuê tối thiểu Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu được tính theo từng trường hợp của hợp đồng. Nếu hợp động quy định bên thuê có quyền mua lại tài sản với giá thấp hơn giá trị hợp lý tại ngày mua thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu bao gồm: tiền thuê tối thiểu ghi trong hợp đồng và các khoản thanh toán cần thiết để mua lại tài sản thuê tại thời điểm mua. Nếu hợp đồng không có điều khoản quyền được mua lại tài sản thuê với giá trị thấp hơn giá trị hợp lý tại ngày mua khi hết hạn hợp đồng thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu bao gồm: Tiền thuê tối thiểu ghi trong hợp đồngvà giá trị còn lại của tài sản thuê đựoc đảm bảo thanh toán bởi bên thuê hoặc bên liên quan đến bên cho thuê. Cần lưu ý là khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu không bao gồm chi phí dịch vụ và thuế bên cho thuê đã trả hộ bên đi thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm. Sau thời điểm thuê, kế toán TSCĐ thuê tài chính trên TK 212 được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 03 “ TSCĐ hữu hình”. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 212 – TSCĐ thuê tài chính. Bên nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng. Bên có: Phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp. Số dư bên nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có của doanh nghiệp. Ngoài TK 212 doanh nghiệp còn phải sử dụng các TK sau: TK 342 – Nợ dài hạn. TK 315 – Nợ dài hạn đến hạ trả TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn. TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính. 3.3) Phương pháp hạch toán a) Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến TSCĐ thuê tài chính trước khi nhận TS thuê như chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng... ghi: Nợ TK 142- chi phí trả trước Có TK 111, 112... b) Khi doanh nghiệp chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính, ký quỹ, ký cược để đảm bảo việc thuê TS, ghi: Nợ TK 242- chi phí trả trước dài hạn( số tiền thuê trả trước – nếu có ) Nợ TK 244- Ký quỹ, ký cược dài hạn Có TK 111,112... c.1) Nếu nợ gốc phải trả về thuê tài chính theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ cho thuê thì trình tự hạch toán như sau: Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi: Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính ( giá chưa có thuế GTGT) Có TK342 – Nợ dài hạn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ ( - ) số nợ gốc phải trả kỳ này. Có TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả (số nợ gốc phải trả kỳ này) Các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi: Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính Có TK 142- Chi phí trả trước Có TK 111, 112 (số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận TSCĐ thuê tài chính) . Cuối niên độ kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi: Nợ TK 342- Nợ dài hạn Có TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả Định kỳ, nhận hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính + Nếu TSCĐ thuê tài chínhdùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tih theo phương pháp khấu trừ thuế - Khi xuất tiền trả nợ gốc ,tiền lãi cho thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê ,ghi; Nợ TK635-chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả kỳ này ) Nợ TK315-Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc phải trả kỳ này ) NợTK133-ThuếGTGT được khấu trừ(1332) CóTK111,112... -Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay ,căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT vào TK 315 – nợ dài hạn đến hạn trả, ghi: Nợ TK 635- Chi phí tài chính ( tiền lãi thuê) Nợ TK133- Thuề GTGT được khấu trừ (1332) Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả . + Nếu TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp : Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi: Nợ TK 635- Chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả kỳ này) Nợ TK315-Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gổc trả kỳ này ) Nợ TK 623,627, 641, 642( số thuế GTGT trả kỳ này) Có các TK 111, 112... Khi nhân được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT phải trả vào TK 315 – nợ dài hạn đến hạn trả ghi: Nợ TK 635- Chi phí tài chính ( Tiền lãi thuê) Nợ TK 623, 627, 641, 642 (số thuế GTGT trả kỳ này) Có TK 315- nợ dài hạn đến hạn trả c.2) Nếu số nợ phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê : Khi nhận TSCĐ thuê tài chính bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mà TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi: Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính ( giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 138- Phải thu khác ( số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính) Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả ( số nợ phải trả kỳ này có cả thuế GTGT Có TK 342- Nợ dài hạn (giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) số nợ phải trả kỳ này cộng (+) số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê) . Các chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi: Nợ TK 212- TSCĐ thuê tài chính Có TK 142- Chi phí trả trước Có TK 111,112 ( Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt động thuê tài chính khi nhận TSCĐ thuê tài chính). Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi: Nợ TK 342- Nợ dài hạn Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính: + Khi chi tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị cho thuê, ghi: Nợ TK 635- Chi phí tài chính( tiền lãi thuê trả kỳ này) Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (nợ gốc phải trả kỳ này có cả thuế GTGT). Có các TK 111, 112.... + Căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải thanh toán cho bên thuê trong kỳ, ghi: Nếu TSCĐ thuê tài chính được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi: Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ ( 1332 ) Có TK 138- Phải thu khác. Nếu TSCĐ thuê tài chính được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642. Có TK 138- Phải thu khác. + Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số lãi thuê tài chính phải trả kỳ này vào TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi: Nợ TK 635- Chi phí tài chính. Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả ( tiền lãi thuê phải trả kỳ này ). Căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ hoặc tính vào chi phí trong kỳ giống như trường hợp chi tiền trả nợ khi nhận được hoá đơn. d) Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên thuê tài sản, ghi: Nợ TK 635- Chi phí tài chính. Có các TK 111, 112... e) Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang, ghi: Nợ TK 623, 627, 641, 642 241... Có TK 214- Hao mòn TSCĐ thuê tài chính (2142) Đồng htời ghi đơn bên nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao TSCĐ. TSCĐ thuê tài cũng phải áp dụng chính sách khấu hao tương tự như chính sách khấu hao TSCĐ cùng loại thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Do đo, việc áp dụng khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/ QĐBTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính (khấu hao theo phương pháp tuyến tính). Việc đầu tiên, quan trọng là phải xác định rõ giá trị khấu hao và thời gian khấu hao. - Giá trị phải khấu hao tài sản thuê tài chính là nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính trừ đi(-) giá trị thanh lý ước tính. - Thời gian khấu hao TSCĐ thuê tài chính có 2 trường hợp sau: + Nếu hợp đồng thuê kết thúc bằng việc quyền sở hữu tài sản thuê được chuyển giao thì thời gian khấu hao là thời gian sử dụng hữu ích của Tài sản đó. + Nếu hợp đồng thuê tài sản kết thúc không có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản thuê hoặc không chắc chắn chuyển giao quyền sở hữu thì thời gian khấu hao là thời gian thuê thời gian thuê tài sản. = g) Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi: Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ ( 2142) Có TK 212- TSCĐ thuê tài chính h) Nếu hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doah nghiệp: * Khi chuyển từ TSCĐ thuê tài chính sang TSCĐ thuộc sở hữu, ghi: Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình Có TK 212- TSCĐ thuê tài chính *Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính, ghi: Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình Có các TK 111, 112. Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi: Nợ TK 2142- Hao mòn TSCĐ thuê tài chính. Có TK 2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình. Quá trình hạch toán nghiệp tài chínhTSCĐ của doanh nghiệp được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ kế toán TSCĐ thuê tài chính (trường hợp khoản nợ phải trả xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT) Nguyên Giá Tài sản cố định thuê tài chính TK 111, 112 TK 142 TK 244 TK 635 TK 133 TK623,627, 641,642 (1) TK 315 TK 342 TK 111, 112 TK 111, 112 TK 211 (15) (6) TK 212 TK 2142 TK 623, 627, 641,642 (2) (3) (4) (4a) (4b) (4c) (4d) (5) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Trong đó: : khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu trước khi nhận TSCĐ thuê : kết chuyển số chi phí trực tiếp ban đầu phát sinh trước khi nhận TSCĐ thuê : khi chi tiền ký quỹ đảm bảo thanh toán tiền thuê : định kỳ nhận được hoá đơn chi tiền trả nợ (4a): nợ gốc (4b): nợ lãi (4c): thuế GTGT (phương pháp khấu trừ) (4d): thuế GTGT (phương pháp trực tiếp) (5): nhận hoá đơn nhưng chưa trả tiền (6): khi chi tiền trả nợ thuê TSCĐ thuê tài chính (7): cuối kỳ kết chuyển số nợ đến hạn trả vào kỳ sau (8): số nợ phải trả kỳ này (9): số nợ phải trả trong các kỳ tiếp theo (10): chi phí trực tiếp phát sinh khi nhận TSCĐ thuê tài chính (11): khi hết thời hạn thuê trả TSCĐ thuê tài chính cho bên cho thuê (12): khi trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính (13): kết chuyển hao mòn khi hết hạn thuê mua lại TSCĐ thuê tài chính (14): khi mua lại TSCĐ thuê tài chính (15): khi phải trả thêm tiền để mua lại TSCĐ thuê tài chính kế toán TSCĐ thuê tài chính TK 111,112 TK 142 TK 244 TK 212 Tk 2142 TK 623, 627, 641, 642 TK 2141 TK 211 TK 111,112 TK 315 TK 342 TK 635 TK 111,112 TK 138 TK 133 TK 623,627, 641, 642 (1) (2) (2a) (3) (4a) (6) (8) (7) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (2b) (4b) (5) (9) (4) (Trường hợp các khoản nợ phải trả tính theo giá mua có cả thuế GTGT) Trong đó: (1): khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu trước khi nhận TSCĐ thuê tài chính (2): kết chuyển số chi phí trực tiếp ban đầu phát sinh khi nhận TSCĐ thuê tài chính (2a): nguyên giá TSCĐ thuê tài chính (2b): số nợ thuế GTGT (3): khi chi tiền ký quỹ đảm bảo thanh toán tiền thuê TSCĐ (4): khi nhận được hoá đơn doanh nghiệp chi tiền trả luôn (4a): nợ gốc (4b): nợ lãi thuê (5): số nợ phải trả kỳ này (6): cuối kỳ kết chuyển số nợ đến hạn trả vào kỳ sau (7): số nợ phải trả các kỳ tiếp theo (8): nhận hoá đơn nhưng chưa thanh toán (9): chi phí trực tiếp phát sinh khi nhận TSCĐ thuê tài chính (10): trả lại TSCĐ thuê tài chính cho bên cho thuê khi hết hạn thuê (11): khi trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính (12): kết chuyển số khấu hao TSCĐ thuê tài chính (13): kết chuyển giá trị TSCĐ thuê tài chính khi hết hạn thuê doanh nghiệp mua lại (14): trả thêm tiền để mua lại TSCĐ thuê tài chính (15): định kỳ nhận hoá đơn tính thuế GTGT (phương pháp khấu trừ thuế) (16): định kỳ nhận hoá đơn tính thuế GTGT vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ (phương pháp trực tiếp) Phần II: Đánh giá thực trạng hoạt động thuê tài chính và hạch toán TSCĐ thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay I. Một số quy định đối với đơn vị đi thuê 1.1 Một số quy định chung Theo Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (thay thế cho Nghị định 64/NĐ-CP) thì đối tượng cho thuê là các tổ chức và cá nhân hoạt động tại Việt Nam. Bên thuê có quyền lựa chọn, thoả thuận với bên cung ứng về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, cách thức và thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành;quyền quyết định việc mua tài sản hoặc tiếp tục thuê sau khi hết hạn hợp đồng cho thuê tài chính; quyền yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại khi bên cho thuê vi phạm hợp đồng CCTC. Bên cạnh đó, bên thuê có thể chấm dứt hợp đồng trước hạn khi bên cho thuê vi phạm một trong các trường hợp: bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho thuê hoặc bên cho thuê vi phạm hợp đồng. Đi kèm theo các quyền trên bên thuê có nghĩa vụ cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, các vấn đè liên quan đến tài sản thuê khi bên cho thuê yêu cầu; sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp dồng CTTC; trả tiền thuê theo thoả thuận trong hợp đồng CTTC và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc nhập khẩu, thuế, lệ phí đăng ký quyền sở hữu, bảo hiểm đối với tài sản thuê; không được dùng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác; chịu trách nhiệm bảo dưỡng thường xuyên hoặc định kỳ; sửa chữa tài sản thuê bị hư hỏng và chịu thiệt hại khi tài sản thuê bị mất, hư hỏng không còn khả năng phục hồi trong suốt thời gian thuê; theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao đối với TSCĐ thuê tài chính như đối với TSCĐ cùng loại thuộc sở hữu của mình. Tóm lại, bên thuê phải thực hiện đầy đủ và đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê TSCĐ. 1.2 Các quy định về thuế GTGT Thông tư số 49/1999/TT-BTC ban hành ngày 6/05/1999 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT đối với hoạt động CTTC có quy định: thuế GTGT của tài sản thuê tài chính do bên cho thuê tài chính đã nộp sẽ được bên thuê trả dần trên cơ sở hợp đồng thuê tài chính, như vậy bên thuê ngoài việc trả tiền thuê còn phải trả tiền thuế GTGT mà bên cho thuê đã thanh toán với người cung cấp tài sản. Căn cứ vào hoá đơn mà bên cho thuê xuất, bên đi thuê thực hiện hạch toán phần thuế GTGT đã trả cho bên cho thuê vào tài khoản khấu trừ thuế. Phần thuế được khấu trừ mỗi kỳ được tính theo quy định của Thông tư 105/2003/TT-BTC ban hành ngày 4/11/2003. Ngoài ra còn có một số quy định về quản lý hoá đơn bao gồm: Bên cho thuê chịu trách nhiệm quản lý hoá đơn GTGT khi mua tài sản dùng vào hoạt động cho thuê. Trong trường hợp bên cho thuê trực tiếp nhập khẩu hàng hoá thì bên cho thuê phải quản lý biên lai nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có). Các chứng từ này sẽ dược chuyển giao cho bên thuê sau khi khấu hao hết số thuế GTGT và chuyển quyền sở hữu cho bên thuê khi kết thúc hợp đồng CTTC. Nếu hợp đồng CTTC quy định bên thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản thì chứng từ để bên thuê (khi mua lại tài sản) được khấu trừ tiếp phần thuế GTGT giống như khi mua trực tiếp TSCĐ có thuế GTGT đầu vào gồm: Hoá đơn GTGT mua tài sản (mua trong nước) hoặc chứng từ nộp thuế GTGT (nhập khẩu) của bên cho thuê chuyển giao, hoá đơn dịch vụ CTTC tại thời điểm bên thuê mua lại tài sản. Nếu hợp đồng CTTC đã thực hiện xong và số thuế GTGT đã được bên thuê trả hết, hai bên thoả thuận thì việc xuất hoá đơn dịch vụ CTTC sẽ không phản ánh thuế GTGT. II. Thực trạng hoạt động thuê tài chính TSCĐ hiện nay. 2.1. Những kết quả đạt được ở nước ta CTTC là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, nhưng đây là một phương thức tài trợ vốn thích hợp, góp phần đa dạng hoá các hình thức tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn, góp phần tháo gỡ những khó khăn về vốn đối với các doanh nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Luật pháp đã công nhận CTTC là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác. Trước đây, ở nước ta một số thiết bị với số vốn lớn mà trong nước không thể sản xuất được như máy bay, tàu thuỷ trọng tải lớn,…chúng ta đã áp dụng phưông thức này với các nhà sản xuất hoặc nhà cho thuê nước ngoài. Trước tình hình đó, tháng 5/1995 NHNN Việt Nam ban hành thể lệ tín dụng thuê mua ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này đã nảy sinh nhiều bất cập, đén tháng 10/1995 Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 64/CP quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt đông của công ty CTTC Việt Nam. Trên cơ sở Nghị định 64/CP hoạt động CTTC ra đời và hiện nay cả nước có 8 công ty CTTC hoạt động ở 3 loại hình gồm: 5 công ty CTTC trực thuộc các Ngân hàng thương mại (NHTM) , đều thành lập năm 1998 gồm: công ty CTTC của Ngân hàng công thương; công ty CTTC của Ngân hàng Ngoại thương; công ty CTTC của Ngân hàng đầu tư và phát triển; và hai công ty CTTC của Ngân hàng nông nghiệp. 2 công ty CTTC 100% vốn nước ngoài là: công ty CTTC Kexim, 100% vốn của Hàn quốc, thành lập năm 1996; công ty CTTC ANZVTRAC 100% vốn của Ngân hàng ANZ (úc) và tập đoàn V-TRAC (Mỹ), thành lập năm 2000. 1 công ty CTTC liên doanh giữa Ngân hàng công thương Việt Nam và một đối tác nước ngoài là công ty VILC, thành lập năm 1996. Cho đến nay, các công ty CTTC đã từng bước ổn định, hoạt động có hiệu quả và đang mở rộng dần thị phần. Chỉ tính riêng trogn năm 2001 lợi nhuận ròng của các công ty CTTC đã là 40,4 tỷ đồng (trừ hai công ty nước ngoài bị thua lỗ). Nhằm mục đích củng cố hoạt động của các công ty CTTC, ngày 2/5/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP thay thế Nghị định 64/CP và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Thông tư 08/2001/TT-NHNN ngày 6/9/2001 hướng dẫn thực hiện Nghị định trên. Các công ty CTTC, ngoài vốn tự có theo pháp định (là 50 tỷ đồng đối với các công ty trong nước và 5 triệu USD đối với công ty 100% vốn nước ngoài), hạch toán kinh tế độc lập, còn được huy động vốn dưới các hình thức sau: một là, huy động vốn dài hạn từ 1 năm trở lên; hai là, phát hành trái phiếu hoặc chứng chỉ tiền gửi dài hạn; ba là, vay vốn các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; bốn là, được nhận các nguồn vốn khác do NHNN Việt Nam quy định (theo Nghị định 16, các công ty CTTC chỉ được nhậ tiền gửi ó kỳ hạn trên 1 năm và phát hành các loại giấy tờ có giá trị nếu được sự đồng ý của NHNN, ngoài ra còn có thể huy động vốn từ tiền ký quỹ của khách hàng thuê và đi vay của các NHTM). Tính đến 30/6/2002 tổng số vốn điều lệ của 8 công ty CTTC là 670,4 tỷ đồng chiếm 29,88% tổng nguồn vốn;tổng vốn huy động của 8 công ty là 1550,6 tỷ đồng chiếm 70,12% tổng nguồn vốn; dư nợ cho thuê trong toàn hệ thống là 2021,7 tỷ đồng chiếm 90,11% trên tổng tài sản có, trong đó dư nợ quá hạn chỉ chiếm 3,45% tổng dư nợ. Khách hàng chủ yếu của các công ty CTTC là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp và công ty tư nhân mới thành lập. Chứng tỏ phương thức tài trợ này đã khắc phục được những hạn chế của phương thức cho vay bằng tiền và là kênh dẫn vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng. 2.2. Những vướng mắc còn tồn tại Mặc dù hoạt động CTTC đã đạt được những kết quẩ nhất định nhưng do mới đi vào hoạt động và một số cơ chế chính sách chưa hoàn thiện cùng với việc nhiều người chưa biết đến nên vẫn còn một số tồn tại cầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33777.doc
Tài liệu liên quan