Đề án Bàn về nội dung phương pháp lập, trình bày, kiểm tra và phân tích bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

PHẦN I:

VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP VÀ NGUYÊN TẮC LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN .2

 I.VỊ TRÍ, VAI TRÒ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ 2

1.Khái niệm 2

2.Vai trò vị trí bảng cân đối kế toán 2

3.Thời hạn lập và gửi bảng cân đối kế toán 2

II.NGUYÊN TẮC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THEO CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH. 3

1.Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính nói chung. 3

2.Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán 6

III.CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 7

1.So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế về bảng cân đối kế toán 7

2.Kinh nghiệm các nước trên thế giới về báo cáo tài chính 8

2.1.Kinh nghiệm của Mỹ 8

2.2.Kinh nghiệm của Pháp 9

PHẦN II:

PHƯƠNG PHÁP LẬP, KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN .10

I.PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ TRÌNH BÀY BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 10

1.Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán. 10

2.Phương pháp lập và trình bày bảng cân đối kế toán. 10

II.KIỂM TRA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 15

1.Kiểm tra tính cân bằng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nội bộ trong bảng cân đối kế toán 16

2.Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán với các báo cáo tài chính khác. 17

3.Kiểm tra nguồn số liệu và nội dung phản ánh của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán 17

3.1.Nguyên giá TSCĐ 17

3.2.Giá thực tế hàng tồn kho 18

3.3.Kiểm tra các loại vốn bằng tiền 20

3.4.Chi phí trả trước 21

3.5.Kiểm tra chi phí chờ kết chuyển 21

3.6.Kiểm tra chi phí phải trả 21

III.PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 21

1.Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. 21

2.Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp 26

3.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh 28

PHẦN III:

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LẬP, TRÌNH BÀY, KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN.29

I.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP, TRÌNH BÀY, KIỂM TRA, PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP. 29

1.Kết quả đạt được 29

2.Những tồn tại trong việc áp dụng bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp 31

II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 36

1.Về nội dung và phương pháp lập 36

2.Về công tác kiểm tra 41

3.Về công tác phân tích 42

III.ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 47

1.Về phía Nhà nước 47

2.Về phía doanh nghiệp 47

KẾT LUẬN 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về nội dung phương pháp lập, trình bày, kiểm tra và phân tích bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền gửi ngân hàng sự gian lận thường khó xảy ra hơn do có sự kiểm tra đối chiếu định kì giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Tuy nhiên, những gian lận vẫn có thể xảy ra do đó cần theo dõi các tờ séc do khách nợ giao trả cho đơn vị từ lúc nhận đến khi thu tiền xong. Đối với séc do doanh nghiệp phát hành thì cần hạn chế quyền kí séc. 3.4.Chi phí trả trước Chi phí trả trước là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra nhưng với quy mô lớn có liên quan đến nhiều kì kinh doanh. Do vậy để xác định đúng chi phí sản xuất kinh doanh trong kì phải tôn trọng nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Kế toán cần phân bổ chi phí trả trước cho các kì liên quan một cách chính xác, tránh việc ghi tăng chi phí trả trước để làm tăng lãi giả tạo, tăng uy tín cho doanh nghiệp hay ghi giảm chi phí trả trước, tăng chi phí kinh doanh để làm giảm lợi nhuận dẫn đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí trả trước phải là các chi phí hợp lí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tránh trường hợp doanh nghiệp tập hợp các chi phí không hợp lí vào chi phí trả trước để phân bổ cho nhiều kì, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thực sự của doanh nghiệp. 3.5.Kiểm tra chi phí chờ kết chuyển Chi phí chờ kết chuyển trong doanh nghiệp là chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Thực chất hai chi phí này là chi phí thời kì làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong kì mà chúng phát sinh. Tuy nhiên, để phù hợp với nguyên tắc doanh thu phù hợp vói chi phí, ở những kì mà doanh thu thu được không đáng kể mà chi phí này lại quá lớn, kế toán cần xác định lượng chi phí bán hàng và chi phí quản lí phù hợp với doanh thu trong kì để trừ vào chi phí, phần còn lại được coi là chi phí chờ kết chuyển, sẽ được trừ vào các kì sau. Đây cũng là chỉ tiêu mà doanh nghiệp hay tập hợp vào những khoản chi phí không hợp lí của mình do vậy khi kiểm tra cần xem xét phương thức và tiêu thức kết chuyển. 3.6.Kiểm tra chi phí phải trả Chi phí phải trả là những chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kì hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu của quản lí nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. Chi phí phải trả bao gồm: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch, thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch, tiền lương công nhân sản xuất mang tính thời vụ, tiền lãi vay chưa đến hạn trả. Theo quy định TK 335 “Chi phí phải trả” chỉ sử dụng vào đúng niên độ kế toán phát sinh nghĩa là tài khoản này không có số dư cuối năm trừ một số trường hợp được cơ quan thuế chấp nhận. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cố ý bỏ qua không ghi hoặc ghi ít đi các bút toán điều chỉnh về chi phí trả trước nhằm đưa nhiều chi phí của năm sau cho năm nay gánh chịu để làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Khi kiểm tra phải xem xét xem các chi phí đó đó có thực sự hợp lí hay không để phản ánh đúng chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong kì. III.Phân tích bảng cân đối kế toán 1.Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay, nhà cung cấp…Họ quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên nhiều góc độ nhưng chú ý nhất vẫn là khả năng thanh toán: Liệu doanh nghiệp có khả năng trả các món nợ hay không? Các món nợ đó có thể là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả nhà cung cấp, phải trả phải nộp khác.Để đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần phân tích các chỉ tiêu sau +Hệ số thanh toán ngắn hạn hay hệ số thanh toán hiện hành cho thấy khả năng có thể trả nợ trong kì của doanh nghiệp đồng thời chỉ ra phạm vị, quy mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả nợ Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính doanh nghiệp nhưng nếu nhỏ hơn 1 thì kc thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thấp. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu các chủ nợ đều muốn thanh toán ngay, có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ở nơi khác để trả nợ. Ta có thể xem xét ví dụ cụ thể của công ty Bibica trong năm 2002 Bảng cân đối kế toán năm 2002 chỉ tiêu Mó số Số đầu năm Số cuối kỳ A - TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐTƯ NGẮN HẠN 100 106.701.529.931 96.743.897.787 I. TIỀN 110 13.439.515.561 12.505.513.684 1. Tiền mặt tại quỹ ( gồm cả ngõn phiếu ) 111 2.259.278.988 1.445.429.960 2. Tiền gửi Ngõn Hàng 112 11.180.236.573 9.610.083.724 3. Tiền đang chuyển 113 - 1.450.000.000 II. ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 120 - - 1. Đầu tư chứng khoỏn ngắn hạn 121 - - 2. Đầu tư ngắn hạn khỏc 128 - - 3. Dự phũng giảm giỏ đầu tư ngắn hạn 129 - - III. CÁC KHOẢN PHẢI THU 130 28.018.597.846 29.347.833.091 1. Phải thu của khỏch hàng 131 22.358.026.819 21.666.920.938 2. Trả trước cho người bỏn 132 4.695.387.856 1.919.007.622 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 594.238.261 42.366.517 4. Phải thu nội bộ 134 - - 5. Cỏc khoản phải thu khỏc 138 370.944.910 5.719.538.014 6. Dự phũng cỏc khoản phải thu khú đũi 139 - - IV. HÀNG TỒN KHO 140 51.316.826.487 52.946.667.115 1. Hàng mua đang đi trờn đường 141 2.971.391.631 - 2. Nguyờn liệu. vật liệu tồn kho 142 24.864.014.853 32.293.917.717 3. Cụng cụ. dụng cụ trong kho 143 972.718.577 972.718.577 4. Chi phớ sản xuất kinh doanh dở dang 144 4.318.509.067 1.943.883.897 5.Thành phẩm tồn kho 145 18.110.052.681 15.337.145.896 6.Hàng tồn kho 146 37.016.000 - 7.Hàng gửi bán 147 43.123.678 42.052.843 8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - V.TSLĐ khác 150 13.926.590.037 1.943.883.897 1. Tạm ứng 151 108.120.000 197.930.526 2. Chi phớ trả trước 152 1.266.192.332 1.581.866.371 3. Chi phớ chờ kết chuyển 153 - - 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 - - 5. Cỏc khoản thế chấp. ký quỹ ngắn hạn 155 12.552.277.705 164.087.000 VI. Chi sự nghiệp 160 - - 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 - - 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 - - B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐTƯ DÀI HẠN 200 56.166.769.908 80.455.418.457 I. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 210 49.257.674.662 60.153.021.732 1. Tài sản cố định hữu hỡnh 211 48.636.381.901 59.944.635.002 - Nguyờn giỏ 212 114.427.104.192 130.534.854.166 - Giỏ trị hao mũn luỹ kế 213 (65.790.722.291) (70.590.219.164) 2. Tài sản cố định thuờ tài chớnh 214 - - - Nguyờn giỏ 215 - - - Giỏ trị hao mũn luỹ kế 216 - - 3. Tài sản cố định vụ hỡnh 217 621.292.761 208.386.730 - Nguyờn giỏ 218 659.062.853 256.080.000 - Giỏ trị hao mũn luỹ kế 219 (37.770.092) (47.693.270) II.CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN 220 - - 1. Đầu tư chứng khoỏn dài hạn 221 - - 2. Gúp vốn liờn doanh 222 - - 3. Cỏc khoản đầu tư tài chớnh dài hạn khỏc 228 - - 4. Dự phũng giảm giỏ đầu tư dài hạn 229 - - III. CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG 230 6.909.095.246 16.323.928.977 IV. CÁC KHOẢN Kí CƯỢC, Kí QUỸ DÀI HẠN 240 - 3.978.467.748 V. CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN 241 - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 162.868.299.839 177.199.316.244 A - NỢ PHẢI TRẢ 300 80.295.147.248 101.384.614.253 I. NỢ NGẮN HẠN 310 73.082.666.394 95.857.739.828 1. Vay ngắn hạn 311 38.549.438.709 53.681.327.280 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 1.560.000.000 1.560.000.000 3. Phải trả cho người bỏn 313 27.644.785.910 35.689.652.872 4. Người mua trả tiền trước 314 1.452.882.128 229.445.705 5. Thuế và cỏc khoản phải nộp Nhà nước 315 1.304.760.730 1.079.277.177 6. Phải trả cụng nhõn viờn 316 132.791.699 196.166.658 7. Phải trả cỏc đơn vị nội bộ 317 - - 8. Cỏc khoản phải trả phải nộp khỏc 318 2.438.007.218 3.421.870.136 II. NỢ DÀI HẠN 320 4.361.359.046 4.117.452.925 1. Vay dài hạn 321 4.361.359.046 4.117.452.925 2. Nợ dài hạn 322 - - III. NỢ KHÁC 330 2.851.121.808 1.409.421.500 1. Chi phớ phải trả 331 1.623.954.308 - 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 - 331.254.000 3. Nhận ký quỹ. ký cược dài hạn 333 1.227.167.500 1.078.167.500 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 82.573.152.591 75.814.701.991 I. NGUỒN VỐN QUỸ 410 82.561.595.367 76.181.196.816 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 87.972.000.000 86.997.474.000 Cổ phiếu ngõn quỹ 418 (8.831.020.000) (6.588.010.602) 2. Chờnh lệch đỏnh giỏ lại tài sản 412 - (22.814.764) 3. Chờnh lệch tỷ giỏ 413 (224.234.977) - 4. Quỹ đầu tư phỏt triển 414 - - 5. Quỹ dự phũng tài chỏnh 415 1.216.832.956 1.216.832.956 6. Lói chưa phõn phối 416 2.428.017.388 (5.422.284.774) 7. Nguồn vốn đầu tư xõy dựng cơ bản 417 - - II. NGUỒN KINH PHÍ 420 11.557.224 (366.494.825) 1. Quỹ dự phũng trợ cấp mất việc làm 421 - - 4. Nguồn kinh phớ sự nghiệp 424 - - - Nguồn kinh phớ sự nghiệp năm trước 425 - - - Nguồn kinh phớ sự nghiệp năm nay 426 - - 3. Chờnh lệch do hợp nhất bỏo cỏo 428 - - C. PHẦN HÙN THIỂU SỐ 500 - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 162.868.299.839 177.199.316.244 Hệ số thanh toán nợ hiện hành năm 2001 = = 1,46 Hệ số thanh toán hiện hành năm 2002 = =1,01 Mặc dù hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty Bibica vẫn lớn hơn 1 nhưng knăm 2002 giảm so với năm 2001 mà cụ thể là giảm 0,46 tức 30,08%, điều này chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn về tài chính, nguy cơ rủi ro trong tín dụng ngắn hạn tăng cao. +Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = Hệ số này lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Thực tế cho thấy hệ số thanh toán nhanh nếu lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì tình hình tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các công nợ, thậm chí phải bán gấp hàng hoá để trả nợ. Tuy nhiên nếu hệ số thanh toán nhanh quá cao lại gây mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn sẽ không đem lại hiệu quả cao thậm chí nếu vốn bằng tiền nhiều thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kém, vòng quay vốn chậm. Theo số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty Bibica ta tính được Hệ số thanh toán nhanh năm 2001 = = 0,76 Hệ số thanh toán nhanh năm 2002 = = 0,46 Năm 2001 khả năng thanh toán của Bibica còn ở mức độ khả quan nhưng sang năm 2002, hệ số thanh toán nhanh giảm mạnh từ 0,76 còn 0,46 (giảm 39,71%). Nguyên nhân của việc hệ số thanh toán hiện hành cũng như hệ số thanh toán giảm mạnh là do trong năm 2001 công ty đã tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách đầu tư xây dựng nhà máy bánh kẹo II tại Hà Nội cũng như nhiều dây chuyền sản xuất mới và đã đưa vào sử dụng năm 2002 nên nhu cầu về vốn lưu động tài trợ cho việc gia tăng mạnh nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tăng cao. Để đáp ứng được nhu cầu này, Bibica đã phải huy động nguồn vốn tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng làm cho vay ngắn hạn gia tăng 15,13 tỷ; phải trả người bán tăng 8,05 tỷ và kết quả là nợ ngắn hạn tăng 22,78 tỷ. Như vậy nợ ngắn hạn tăng nhưng TSLĐ lại giảm đã làm cho hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh giảm mạnh. +Hệ số thanh toán của vốn lưu động phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ từ đó xác định doanh nghiệp thừa hay thiếu tiền phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán của vốn lưu động = Nếu hệ số lớn hơn 0,5 thì lượng tiền của doanh nghiệp quá nhiều, thừa khả năng thanh toán nhưng nếu hệ số nhỏ hơn 0,1 thì doanh nghiệp không đủ tiền đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Như vậy, thừa tiền hay thiếu tiền đều phản ánh tình trạng tài chính không tốt, thừa sẽ gây ứ đọng vốn, thiếu tiền lại không đảm bảo khả năng thanh toán. Do đó việc cân bằng để vừa sử dụng tốt vốn bằng tiền vừa có khả năng thanh toán nợ tốt là điều mà doanh nghiệp phải cân nhắc xem xét trong toàn bộ quá trình kinh doanh. Theo số liệu của Bibica ta tính được Hệ số thanh toán vốn lưu động năm 2001 = = 0,125 Hệ số thanh toán vốn lưu động năm 2002 = = 0,129 Như vậy hệ số thanh toán vốn lưu động năm 2002 so với năm 2001 có tăng nhưng tăng không đáng kể và còn rất thấp chứng tỏ khả năng đảm bảo tiền thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là rất bấp bênh. +Khả năng thanh toán nợ dài hạn cho biết khả năng nợ dài hạn được thu hồi từ khấu hao TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay Khả năng thanh toán nợ dài hạn = Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp đã đảm bảo khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao TSCĐ mua sắm bàng nguồn vốn vay dài hạn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp buộc phải dùng nguồn vốn khác để trả nợ. Ngoài các hệ số về khả năng thanh toán trên còn cần phải chú ý đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng = TSLĐ - Nợ ngắn hạn Vốn lưu động ròng càng lớn thì khả năng thanh toán cao. Nếu vốn lưu động ròng < 0 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng TSLĐ và muốn thanh toán được nợ tới hạn doanh nghiệp có thể sẽ phải dùng đến cả TSCĐ, khi đó doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị phá sản. Vốn lưu động ròng của Bibica năm 2001 = 106701 – 73082 = 33619 (tr.đ) Vốn lưu động ròng của Bibica năm 2002 = 96743 – 95857 = 886 (tr.đ) Năm 2002 vốn lưu động ròng của Bibica giảm mạnh so với năm 2001 do nợ ngắn hạn tăng, TSLĐ giảm mạnh. Điều chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là hết sức khó khăn trong năm 2002. Nếu công ty không có biện pháp kịp thời thì rất có thể sẽ mất khả năng thanh toán trong giai đoạn tiếp theo. Vốn lưu động ròng cuối kì có thể tính dựa trên vốn lưu động ròng đầu kì và sự thay đổi trong kì của TSLĐ và nợ ngắn hạn bằng công thức Vốn lưu động ròng cuối kì = Vốn lưu động ròng đầu kì + Sự thay đổi trong vốn lưu động Trong đó = - 2.Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp đều mong muốn gia tăng lợi nhuận nhưng không thích chịu rủi ro. Vì vậy họ huy động vốn bằng nhiều cách như vay ngắn hạn, vay dài hạn, chiếm dụng vốn của người khác bởi nếu chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh sẽ do chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, khi tỷ số nợ cao thì chủ doanh nghiệp càng có lợi vì họ chỉ bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng lượng tài sản lớn và khi doanh lợi trên vốn lớn hơn lãi suất thì phần lợi nhuận của chủ doanh nghiệp tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, đến một thời điểm nào đó doanh nghiệp sẽ không thể vay thêm được nữa vì khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp. Do đó muốn có được một cơ cấu nguồn vốn phù hợp, doanh nghiệp phải nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn sau +Tỷ số nợ: xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ về các khoản vốn vay và được xác định bởi công thức Tỷ số nợ = ´ 100% Trong đó ãTổng số nợ của doanh nghiệp là toàn bộ số nợ ngắn hạn, dài hạn và các khoản phải thanh toán. Nó chính là số liệu trên phần “Nợ phải trả” ở Nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. ãTổng nguồn vốn được xác định là số vốn mà doanh nghiệp có quyền quản lí và sử dụng. Thông thường các chủ nợ ưa thích một tỷ lệ nợ vừa phải. Tỷ số nợ càng thấp thì hệ số an toàn càng cao, món nợ của họ càng được đảm bảo và họ có cơ sở để tin tưởng vào sự đáo hạn của con nợ. Ngược lại, các doanh nghiệp lại thích tỷ số nợ cao vì đây là nhân tố để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu tỷ số nợ quá cao doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mức độ an toàn không được đảm bảo. Tỷ số nợ công ty Bibica năm 2001 = = 49,30% Tỷ số nợ công ty Bibica năm 2002 = = 57,21% Do năm 2002 công ty đã huy động tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng làm nợ ngắn hạn tăng 22,78 tỷ nên dù nợ dài hạn giảm 0,244 tỷ thì tỷ số nợ tăng 7,91%. +Tỷ số nợ dài hạn: phản ánh tỷ trọng của nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Tỷ số nợ dài hạn = Trong đó: Tổng số nợ dài hạn = Tổng vay dài hạn + Tổng nợ dài hạn Hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp vay nợ dài hạn nhiều có thể vay để mua sắm TSCĐ. Các khoản vay dài hạn thường là những khoản vay lớn do đó doanh nghiệp phải có kế hoạch trả nợ đến hạn nếu không sẽ gặp khó khăn về tài chính khi nhiều khoản nợ dài hạn đều đến hạn trả. Muốn trả được nợ doanh nghiệp phải có một mức độ độc lập về tài chính nhất định do vậy cần tính ra hệ số tự tài trợ Hệ số tự tài trợ = Hệ số tự tài trợ phản ánh mức độ độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chính, nó cho biết vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao vì hầu như các tài sản của doanh nghiệp đều được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu và ít phải đi vay từ bên ngoài. Theo số liệu của Bibica Hệ số tự tài trợ năm 2001 = = 50,70% Hệ số tự tài trợ năm 2002 = = 42,78% Hệ số tự tài trợ giảm 7,92% từ 50,70% xuống 42,78% phản ánh khả năng đảm bảo cho các khoản nợ của công ty bị giảm xuống. Hệ số này giảm là do tổng nguồn vốn tăng nhưng vốn chủ sở hữu lại giảm nhưng nợ ngắn hạn lại tăng so với năm 2001 do đó khả năng thanh toán của Bibica càng bị giảm mạnh. Huy động được vốn nhưng nếu doanh nghiệp đầu tư không hợp lí cũng sẽ không đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn. Doanh nghiệp sẽ đầu tư vào TSLĐ và TSCĐ tỷ trọng bao nhiêu thì phù hợp? Đó là một câu hỏi được đặt ra và không dễ trả lời, nó phụ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay doanh nghiệp thương mại , dịch vụ…ở những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thì tỷ trọng đầu tư vào TSCĐ và TSLĐ là khác nhau. Để có được tỷ trọng TSCĐ và TSLĐ hợp lí phải xem xét cách tính toán chúng như thế nào, ta có Tỷ trọng TSCĐ = Tỷ trọng TSLĐ = Chỉ tiêu này thể hiện vốn của doanh nghiệp được phân bố bao nhiêu vào TSCĐ, bao nhiêu vào TSLĐ. Việc bố trí cơ cấu vốn thích hợp hết sức quan trọng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường. Nếu bố trí cơ cấu vốn bị lệch sẽ gây ra thừa hay thiếu một loại tài sản nào đó gây lãng phí, giảm hiệu quả kinh doanh. 3.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh Doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh được phải có vốn. Nguồn vốn doanh nghiệp huy động từ nhiều nguồn như: nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay, lợi nhuận để lại, các quỹ doanh nghiệp, chiếm dụng của người khác. Trong đó có thể phân loại thành 2 loại nguồn vốn cơ bản như sau: -Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên và lâu dài vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thường xuyên = Nguồn vốn chủ sở hữu + Vốn vay – Nợ dài hạn -Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. = + + Các doanh nghiệp phải xác định nhu cầu về tài sản và so sánh với nguồn tài trợ thường xuyên. Nếu tổng số nguồn tài trợ thường xuyên đủ hoặc lớn hơn nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa một cách hợp lí, tránh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, khi nguồn tài trợ thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thi doanh nghiệp phải có biện pháp huy động vốn kịp thời và sử dụng hợp lí để đảm bảo hoạt động bình thường. Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nội dung, phương pháp lập, trình bày, kiểm tra và phân tích bảng cân đối kế toán I.Đánh giá chung về công tác lập, trình bày, kiểm tra, phân tích bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp. 1.Kết quả đạt được Bảng cân đối kế toán hiện hành được lập theo mẫu số B01- DN Ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000, bổ sung theo Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 và Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính đã có nhiều tiến bộ so với trước đây, phản ánh tốt hơn tình hình tài chính doanh nghiệp, phù hợp hơn với thực tiễn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán. Bảng cân đối kế toán được lập theo mẫu khá rõ ràng có 2 hình thức trình bày là trình bày theo hình thức cân đối hai bên Tài sản – Nguồn vốn hoặc trình bày theo hai phần liên tiếp. Phần Tài sản phản ánh hai loại tài sản chủ yếu là TSLĐ và TSCĐ của doanh nghiệp, nó thể hiện vốn của doanh nghiệp có ở thời điểm lập bảng cân đối kế toán và vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp về mặt pháp lí. Phần Nguồn vốn bao gồm công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Các chỉ tiêu thuộc phần Nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản mà doanh nghiệp có đồng thời thể hiện trách nhiệm pháp lí về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng đã cấp vốncho doanh nghiệp. Do đó bảng cân đối kế toán không chỉ có ý nghĩa đối với nhà quản trị doanh nghiệp mà còn được sự chú ý của các đối tượng quan tâm bên ngoài khác như Nhà nước, các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng… Nhà nước quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp để theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước thông qua việc nộp thuế. Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước là chủ sở hữu, là người cấp vốn nên Nhà nước phải theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nắm vững tình hình tài chính hiện tại, đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai. Muốn có được những thông tin đó, Nhà nước phải tiến hành phân tích các báo cáo tài chính, đặc biệt là bảng cân đối kế toán. Vì vậy muốn đánh giá chính xác tình hình tài chính phải đảm bảo các thông tin trên bảng cân đối kế toán là trung thực, chính xác nên hằng năm hoặc định kì các doanh nghiệp phải thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính. Thông qua việc kiểm toán bảng cân đối kế toán nói riêng và báo cáo tài chính nói chung Nhà nước có thể phát hiện được những sai phạm xảy ra trong doanh nghiệp và có biện pháp xử lí kịp thời. Đảm bảo cho việc kiểm toán hiệu quả thì biểu mẫu bảng cân đối kế toán phải rõ ràng, việc tính toán các chỉ tiêu phải thống nhất do vậy thường xuyên có sự sửa đổi về biểu mẫu để phù hợp hơn với tình hình thực tế, hoà nhập với thông lệ quốc tế. Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường sự ra đời của thị trường chứng khoán là tất yếu. Đây sẽ là nguồn tài trợ vốn trung và dài hạn quan trọng của các doanh nghiệp trong tương lai. Hơn nữa sự ra đời của thị trường chứng khoán còn biểu hiện xu thế quốc tế hoá trong hoạt động kinh tế cũng như sự hội nhập của thị trường tài chính trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Công ty cổ phần sẽ là loại hình doanh nghiệp được ưa chuộng nhất, phát triển rộng rãi nhất trong tương lai. Các công ty này muốn sử dụng thị trường chứng khoán cho hoạt động huy động vốn của mình thì phải công khai tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua việc niêm yết báo cáo tài chính mà quan trọng nhất là bảng cân đối kế toán. Kết cấu bảng cân đối kế toán hiện nay đã khá rõ ràng tạo điều kiện cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Dựa vào bảng cân đối kế toán, các nhà đầu tư có thể tính ra các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, nguồn vốn…và xem xét triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Các công ty cổ phần cũng cần cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy để giúp các đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, giảm rủi ro trong đầu tư. Các chủ nợ, ngân hàng quan tâm nhất đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng trả được nợ hoặc có được dự án phát triển khả thi trong tương lai thì họ sẽ tiếp tục cho vay nhưng nếu tình hình doanh nghiệp tài chính xấu đi thì họ phải có biện pháp đòi nợ kịp thời. Muốn vậy các chủ nợ, ngân hàng luôn luôn phải theo dõi tình hình biến động của doanh nghiệp để đưa ra được các quyết định kịp thời bằng cách kiểm tra, phân tích các thông tin trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp để che dấu tình trạng tài chính sa sút của mình đã đưa ra những thông tin không chính xác trên bảng cân đối kế toán nhưng nếu các chủ nợ, ngân hàng biết cách kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán thì họ sẽ tìm ra được những bất hợp lí để từ đó xem xét lại quyết định cho vay của mình. Do vậy việc lập và trình bày bảng cân đối kế toán theo đúng các nguyên tắc chung được quy định trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 “Trình bày báo cáo tài chính” hết sức quan trọng. Chuẩn mực này là sự áp dụng phù hợp Chuẩn mực kế toán quốc tế ISA I vào điều kiện Việt Nam, đảm bảo hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, theo Thông tư số 105/2003/TT-BTC này 04/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, bảng cân đối kế toán được đưa thêm vào các chỉ tiêu “Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”, “Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng”, “Trái phiếu phát hành” và bỏ đi chỉ tiêu “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm”. Chỉ tiêu “Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” lấy số liệu là số dư Nợ TK 337, nó phản ánh doanh thu tự ghi nhận của doanh nghiệp lớn hơn số thu theo kế hoạch hợp đồng. Nếu doanh thu tự ghi nhận của doanh nghiệp nhỏ h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33780.doc
Tài liệu liên quan