Đề án Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam

Bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam (35 trang)

BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM

Lời mở đầu

Chương 1 Tổng quan về bảo hiểm tiền gửi

I. Sự cần thiết của bảo hiểm tiền gửi

1. Chức năng của tín dụng

2. Vai trò của hoạt động tín dụng

3. Sự cần thiết của bảo hiểm tiền gửi

II. Bản chất của bảo hiểm tiền gửi

1. Khái niệm và đặc điểm

2. Vai trò

III. Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới

1. Cơ chế bảo hiểm tiền gửi trên thê giới

2. Các mô hình bảo hiểm

3. Giới thiệu một số mô hình bảo hiểm tiền gửi

Chương II Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

I. Sự ra đời và phát triển

1. Vì sao bảo hiểm tiền gửi ra đời ở Việt Nam

2. Các giai đoạn phát triển của bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam

II. Mô hình bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay

1. đối tượng bảo hiểm

2. Phạm vi bảo hiểm

3. Số tiền bồi thương

III. Kết quả hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt nam

1. Những thành tựu đạt được

2. Những vướng mắc

Chương III: Một số giải pháp va kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt nam phát triển

I. Giải pháp

1. Các giải pháp tầm vĩ mô

2. Các chính sách ở tầm vi mô

II. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy bảo hiểm tiền gửi Việt nam 1. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

2. Kiến nghị với bảo hiểm tiền gửi Việt nam

3. Đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Kết luận

 

doc35 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gân hàng thanh viên đóng góp với mức phí 0.03%/số dư tiền gửi được bảo hiểm. Nếu như năm nào ngân hàng thành viên gặp khó khăn trong kinh doanh thì không phải nộp phí nhưng tiền gửi vẫn được bảo hiểm. Hệ thống bảo hiểm tiền gửi thuộc hiệp hội ngân hàng Hợp tác xã Raiffcisen và quỹ tiết kiệm Hệ thống này ra đời từ năm 1930, mục tiêu ở đây dược xác định là bảo vệ bản thân các tổ chức tín dụng luôn hoạt động trong trạng thái ổn định. Các tổ chức tín dụng trong hệ thống này rất bé nhỏ và yếu vì thế họ cần đượ bảo vệ .Tất nhiên, bảo vệ được tổ chức tín dụng chính là đảm bảo khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng đó. 3.2.3. Công ty bảo hiểm tiền gửi của nhà nước. Được thành lập từ năm 1998 hoạt động theo luật công. Nhà nước đứng ra thành lập nhưng uỷ quyền cho hiệp hội các ngân hàng quản lý. Tham gia vào công ty này chủ yếu là các quỹ tín dụng. Công ty này chỉ đền bù cho khách hàng gửi tiền khi có rủi ro xảy ra nhưng tối đa chỉ 20.000 EURO hay 40.000DM. Mặc dù công ty bảo hiểm tiền gửi của nhà nước giao cho hiệp hội ngân hàng quản lý nhưng nó độc lập với quỹ bảo toàn tiền gửi của hiệp hội ngân hàng . 3.3. Bảo hiểm tiền gửi ở Nhật Bản. Được thành lập từ năm 1971 với hình thức liên doanh giữa nhà nước và tư nhân, đó là 5 liên doanh bảo hiểm được thành lập và bắt tay vào hoạt động lấy tên là công ty bảo hiểm tiền gửi. Vốn điều lệ của công ty này gồm ba phần: Của Chính phủ, của ngân hàng Nhật ,và các ngân hàng tư doanh. Quản lý công ty là một uỷ ban gồm đại diện 3 thành phần trên. tổ chức này chỉ bảo hiểm cho các ngân hàng trong nước,không bảo hiểm cho các khoản tiền gửi ở các chi nhánh ngân hàng địa phương nước ngoài và áp dụng hình thức bảo hiểm bắt buộc. Bảo hiểm tiền gửi ở Nhật sử dụng hệ thống mức phí thống nhất, được quy định theo một tỷ lệ % thống nhất cho mọi ngân hàng,và tỷ lệ này bằng 0,008% trên tổng số tiền gửi ngân hàng được bảo hiểm. ở Nhật cũng áp dụng giới hạn bồi thường cho mỗi khoản tiền gửi ,tối đa cho mỗi khách hàng là 10 triệu yên Nhật. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 97 đã làm nhiều ngân hàng Nhật bị phá sản ,công ty bảo hiểm đã thực hiện chi trả cho người gửi tiền ở các ngân hàng bị phá sản theo đúng quy định đã góp phần ổn định nền tài chính ở nhật bản. CHƯƠNG II . BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM. I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN. 1. Vì sao bảo hiểm tiền gửi ra đời ở Việt Nam. Bất cứ nền kinh tế nào muốn hoạt động,tăng trưởng và phát triển thì cũng cần phải có một hệ thống tài chính tín dụngổn định và vững mạnh sự tồn tại và hoạt động của một tổ chức tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến một tổ chức khác , do đó nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống. điều này đúng với thực tế Việt Nam chúng ta hiện nay. Cũng như các doanh nghiệp , tổ chức khác thì bảng cân đối của tổ chức tín dụng cũng có hai phần là tài sản có và tài sản nợ,trong đó tài sản nợ là tài sản ngân hàng nợ thị trường và chủ yếu là các khoản tiền gửi. Như vậy,tiền gửi là bộ phận quan trọng của tổ chức tín dụng cũng như cả hệ thống ngân hàng. Sự ổn định của tiền gửi dược biểu hiện ở tốc độ tăng tiền gửi, biến động của cơ cấu tiền gửi. Nhân tố quyết định đến tỷ lệ tiết kiệm là niềm tin của người gửi,tốc độ tăng tiền gửi cũng bị chi phối bởi khả năng lựa chọn của người gửi tiền và tập quán tiết kiệm của dân cư.ở các nước đang phát triển do thị trường tài chính kém phát triển các công cụ tài chính còn thô sơ ,độ rủi ro cao,thêm vào đó là tâm lý tiết kiệm chi tiêu trong điều kiện thu nhập thấp đặc biệt là các nước châu ávà Việt Nam. Chính vì vậy tiền gửi ở các tổ chức tín dụng thường ở mức độ cao. Do đó nếu người gửi tiền vì một lý do nào đó nghi ngờ rằng tổ chức tín dụng mà mình gửi tiền đang gặp khó khăn có thể mất khả năng thanh toán, họ sẽ lập tức rút tiền khỏi các tổ chức này. vì thế các tổ chức tín dụng này sẽ mất đi một khoản dự trữ, nếu nghi ngờ ban đầu của môt hoặc vài người bị lây lan thì sẽ tạo ra một tâm lý bất an cho những người gửi tiền khác và có thể họ cũng sẽ rút tiền của mình để chuyển đến một địa điểm khác an toàn hơn. càng có nhiều người rút tiền dự trữ của các tổ chức tín dụng ngày càng cạn kiệt và khả năng thanh toán ngày càng giảm xuống. Không chỉ dừng lại đó nếu nhà nước không có những biện pháp kịp thời chấn an tinh thần và khôi phục niềm tin của dân chúng thì sẽ gây ra phản ứng vỡ nợ dây chuyền. Từ đo dẫn tới một cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn diện với sự phá sản đồng thời nhiều ngân hàng. Thực tế đã chứng minh, ở Việt Nam vào những năm 89-90 và cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước châu A vào năm 1997 đã cho thấy hậu quả không chỉ làm cho nền kinh tế tụt dốc một cách nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng tới hệ thống chính trị của một số quốc gia. để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia có thể nhiều yếu tố khác nhưng hệ thống ngân hàng phải được giữ vững ổn định không xảy ra những biến động lớn. Muốn vậy ngoài các chính sách tiền tệ , phải làm sao giữ vững niềm tin của dân cư vào các tổ chức tín dụng. Mặt khác , hoạt động kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh luôn gắn liền với ngân hàngững rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy việc đổ vỡ một số tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém là điều không tránh khỏi. Đối với một nền kinh tế nói chung ,việc xử lý hậu quả quá trình kinh doanh không thành công của các tổ chức tín dụng không chỉ là việc tuyên bố phá sản hay giải thể của một tổ chức này hay đơn vị kia mà trước hết nó ảnh hưởng trức tiếp đến tâm lý và đời sống của những người gửi tiền. Việc để xẩy ra một ngân hàng bị phá sản với chuyện người gửi tiền không đòi lại đủ số tiền của mình thậm chí còn bị mất trắng. Mà theo như số liệu của ngân hàng nhà nước hơn 80% dân cư gửi tiền với số lượng rất nhỏ. điều này nói lên cơ cấu thực tế của tầng lớp này chủ yếu là nông dân, các cá nhân không có khả năng sử dụng đồng tiết kiệm của mình vào một mục đích kinh doanh nào khác. do vậy nhóm người này sẽ có nguy cơ gặp rủi ro cao nhất và gánh chịu những hậu quả nặng tác động đến đời sống, tinh thần của gia đình. Bên cạnh đố đối với nước đang phát triển như nước ta nhu cầu về vốn là rất lớn việc đa dạng hoá các kênh huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn là rất quan trọng. Trong một vài năm gần đây tốc độ huy động vốn của hệ thống các ngân hàng tăng rất nhanh và cung cấp một lượng vốn rất lớn, trong đó tiền gửi đóng vai trò chủ yếu. Cần phải có các chinh sách biện pháp nhằm thúc đẩy việc huy động vốn của hệ thống ngân hàng nhằm cung cấp đủ vôn cho nền kinh tế. Qua đó cho ta thấy, việc ra đời của bảo hiệm tiền gửi ở Việt Nam là một nhu cầu tất yếu nó góp phần giữ vững an ninh tài chính tạo ra tâm lý an toàn cho người gửi tiền từ đó giúp việc huy động vốn cho nền kinh tế có hiệu quả nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. 2. Các giai đoạn phát triển của bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam. 2.1 Trước năm 1999. Do nhận thức được tính chất phức tạp, đặc điểm về hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và những bài học kinh nghiệp của sự đổ vỡ hợp tác xã tín dụng trước đây đặc biệt là lấy lại niềm tin cảu quần chúng nhân dân, đề án thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân theo quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thu tướng chính phủ, Bộ tài chính thành viên của ban chỉ đạo trung ương về thí điểm đã ban hành “Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân đối với tiền gửi của dân có kỳ hạn”. Theo quyết định 101/TC-QĐ-BH ngày 1/2/1994, bằng quyết định này các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo Việt có tác dụng khôi phục lòng tin và thu hút được tiền gửi trong các tầng lớp dân cư trong khi các tổ chức tín dụng khác chưa thực hiện. Tuy nhiên do quyết định ban hành trong bối cảnh chưa có nhiều kinh nghiệp nên còn nhiều hạn chế nhất định : Thứ nhất, phí đóng góp bảo hiểm tiền gửi cho bảo việt chỉ có tác dụng trả tiền gửi cho người gửi khi bị giải thể hoặc phá sản, nhưng khi quỹ tín dụng gặp nguy cơ mất mát khả năng chi trả, khả năng thanh toán khó được trợ giúp do không có tổ chức để quản lý, giám sát rủi ro. Thứ hai, phí đóng góp trở thành nguồn tài chính cho Bảo Việt nó không còn là tài sản chung của quỹ tín dụng nhân dân, theo cơ chế này nguồn phí đóng góp hàng tỷ đồng để mua bảo hiểm hàng năm “ra đi và mất hút” khi nào quỹ tín dụng nhân dân bị “xóa sổ” người gửi tiền mới được đền bù. Cũng về vấn đề phí đó là tỷ lệ phí 0,165%, số dư tiền gửi có kỳ hạn mỗi quý là quá cao, trong khi đó chỉ bảo hiểm cho loại tiền gửi có kỳ hạn tính bằng VNĐ. Vì thế các quỹ tín dụng nhân dân nhận thấy mô hình bảo hiểm này tỏ ra không thích hợp nên đã không hào hứng tham gia. 2.2 Sau 1999 đến nay. Sau một thời gian hoạt động thí điểm do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, mô hình bảo hiểm tiền gửi của Tổng công ty Bảo Việt đã bộc lộ sự yếu kém bên cạnh đó luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành thì Chinh phủ đã ban hành nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi. Theo đó các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc. Đây là một chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Vì vậy bảo hiểm tiền gửi ra đời là đòi hỏi đáp ứng cần thiết về việc đảm bảo hoạt động an toàn cho nghành ngân hàng. Do đó ngày 9/11/1999 TT - CP ra quyết định số 218/ 1999/QĐ-TTg về việc thành lập đồng thời quy định rõ mục tiêu của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chính thức khai trương hoạt động và có trụ sở tại Hà nội. II. MÔ HÌNH BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức nhà nước có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí hoạt động trên cả nước, có vốn điều lệ, có tài sản có con dấu riêng,… Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, chế độ tiền gửi do Thủ Tướng Chính Phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của ban tổ chức và ý kiến của ngân hàng nhà nước. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã được miễn giảm các loại thuế theo quy định của pháp luật nhà nước. Vốn điều lệ là 1000 tỷ đông do ngân sách nhà nước cấp, nguồn vốn bổ sung từ thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm và các nguồn vốn khác. Bộ máy bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được tổ chức theo mô hình của hội đồng quản trị. 1. Đối tượng bảo hiểm 1.1 Đối tượng của bảo hiểm Các loại tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các cá nhân bao gồm người cư trú và không cư trú tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bao gồm cả tiền gửi trên tài khoản cá nhân. Tiền mua các chứng chỉ tiền gửi và các trái phiếu ghi danh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không bảo hiểm đối với các loại chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành. 1.2 Đối tượng tham gia bảo hiểm Căn cứ vào nghị định 89/NĐ-CP ngày 01/9/1999 thì đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với hình thức bắt buộc là tất cả các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tín dụng và các luật khác có liên quan với nội dung là thương xuyên nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng cung ứng các dịch vụ thanh toán. Hiện nay ở Việt Nam, các tổ chức tín dụng được phân thành 2 loại là tổ chức tín dụng ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Các tổ chức tín dụng ngân hàng được phân loại theo các hình thức sau: * Theo hình thức sở hữu gồm có: Ngân hàng thương mại quốc doanh Ngân hàng thương mại cổ phần : + Ngân hàng thương mại chính phủ đô thị + Ngân hàng thương mại chính phủ nông thôn Ngân hàng liên doanh Chi nhánh ngân hàng nước ngoài * Theo hình thức hoạt động gồm có: - Ngân hàng công thương Ngân hàng ngoại thương Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng đầu tư và phát triển Ngân hàng chính sách Các quỹ tín dụng nhân dân: Quỹ tín dụng nhân dân trung ương Quỹ tín dụng nhân dân khu vực Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng Công ty tài chính Công ty cho thuê tài chính Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Hay nói cách khác đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tín dụng, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam có nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc. 2. Phạm vi bảo hiểm. Với những nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng làm cho một tổ chức tín dụng có thể lâm vào tình trạng có khả năng phá sản hoặc phải tự nguyện giải thể thậm chí bắt buộc phải giải thể. Do đó,để đảm bảo tính công bằng cho các tổ chức tín dụng, cũng như ổn định lòng tin trong dân và đảm bảo sự tồn tại của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, nhà nước ta quy định như sau: 2.1 Các rủi ro được bảo hiểm . Sự phá sản của các tổ chức tín dụng. Phá sản là trường hợp tổ chức tín dụng không thể trả nợ một cách đầy đủ hoặc tổ chức tín dụng không thể tiếp tục kinh doanh vì bị thiếu vốn. Trong trường hợp này các công việc kinh doanh của tổ chức tín dụng phải được giao cho ban thanh lý tài sản xử lý các tài sản còn lại theo đúng quy định pháp lý về phá sản của nhà nước. Sự giải thể bắt buộc của tổ chức tín dụng . Giải thể bắt buộc là do không tuân thủ các quy tắc , luật lệ của nhà nước hoặc có thể do chủ nợ đề nghị toà án ra lệnh tuyên bố giải thể vì tổ chức tín dụng từ chối thanh toán và chỉ có cách này thì mới có thể thu hồi được tiền. Phải chấp hành lệnh thanh lý vì một lý do khác với việc phá sản hay mất khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng . Trường hợp này xảy ra khi cơ quan có thẩm quyền xét thấy tổ chức tín dụng mặc dù vẫn có khả năng thanh toán nhưng không đúng mục đích đã đề ra , và không muốn toà án can thiệp mà quyết định thanh lý quỹ không cho hoạt động tiếp. Trong trường hợp này bảo hiểm sẽ giải quyết bồi thường cho những người gửi tiền nhưng sẽ được thế quyền để được hưởng số tiênf thanh lý tài sản hay đòi nợ. Giải thể tự nguyện do bị đặt trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của tổ chức tín dụng . Tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của tổ chức tín dụng là tình trạng tổ chức tín dụng bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc gặp khó khăn khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên không muốn toà án can thiệp và các cổ đông của tổ chức tín dụng chấp nhận tuyên bố giải thể. Trong trường hợp này,bảo hiểm cũng có trách nhiệm bồi thường đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn mà tổ chức tín dụng không thanh toán hết sau khi có quyết định giải thể. Không thể thực hiện việc thanh toán cho những người gửi tiền vì một mệnh lệnh của toà án đối với tổ chức tín dụng . Xảy ra trong trường hợp tổ chức tín dụng cố ý không thanh toán nợ và chủ nợ đệ đơn lên toà án để có lệnh bắt buộc tổ chức tín dụng phải tuyên bố phá sản hay thanh lý để trả nợ , các chủ nợ cho rằng chỉ có cách này họ mới thu được các khoản. Lệnh của toà án cũng được áp dụng khi: Tổ chức tín dụng không có phương án hoà giải và có giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của toà án . Tổ chức tín dụng không tham gia hội nghị chủ nợ để trình bày các phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng Trong thời hạn tổ chức lại kinh doanh , tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng những thoả thuận tại hội nghị của chủ nợ và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản . Hết thời hạn tố chức lại hoạt động kinh doanh mà tổ chức tín dụng vẫn kinh doanh không có hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu toà án phải có tuyên bố phá sản tổ chức tín dụng . Các rủi ro loại trừ . Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tiền dụng , thanh toán đã nêu trong pháp lệnh ngân hàng của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng có điều lệ và quy chế hoạt động riêng nhưng cũng phải tuân thủ các quy định hiện hành khác của nhà nước , của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Nừu tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định về tiền tệ, thanh toán của ngân hàng dẫn đến việc tổ chức tín dụng đó bị phá sản, mất khả năng thanh toán thì bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng không bảo hiểm. Nhưng trong thực tế do mới đi vào hoạt động nên bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn phối hợp với ngân hàng nhà nước kiểm tra giám sát nhắc nhở các tổ chức tín dụng vi phạm, nên chưa có tổ chức tín dụng nào vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng tới hệ thống. Ngừng hoạt động do các nguyên nhân Tổ chức tín dụng ngừng hoạt động vì chiến tranh,đình công, bạo loạn dân sự, nội chiến. Đây là những rủi ro loại trừ không thông thường, không liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ. Khi tổ chức tín dụng bị phá sản, thanh lý giải thể vì các rủi ro này bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm bảo hiểm cho những người gửi tiền có kỳ hạn. 2.3 Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm là số tiền tổ chức tín dụng phải trả cho công ty bảo hiểm đê bảo hiểm số dư tiền gửi có kỳ hạn bằng Việt Nam đồng của tổ chức tín dụng tại thời điểm cuối mỗi quỹ. Các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm tính và nộp phí cho bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo mức quy định. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính 4 kỳ trong năm và được nộp vào ngày cuối tháng của kỳ. Số phí phải nộp cho mỗi kỳ tính bằng công thức sau đây: P = [S0 + S3/2 + S1 + S2]/3 * R/4. Trong đó: P là số phí bảo hiểm phải nộp trong kỳ . S0 là số dư tiền gửi được bảo hiểm đầu kỳ thu phí. S1, S2, S3 là số dư tiền gửi được bảo hiểm ở cuối tháng tương ứng trong kỳ. R tỷ lệ phí phải nộp hàng năm (R = 0.15%). Do đó ta thấy phí bảo hiểm được tính và nộp 4 lần trong năm, hàng năm các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho bảo hiểm tiền gửi Việt Nam một khoản phí bằng 0.15% tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ngoài ra nếu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm quy định ngoài việc nộp đủ phí bảo hiểm còn thiếu con phải phạt theo mức 0.1%/ngày so với số phí nộp chậm. . Số tiền bồi thường Khi có sự kiện bảo hiểm xẩy ra thì người gửi tiền cũng như tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp đầy đủ các hồ sơ hợp lệ để bảo hiểm tiền gửi Việt nam xét chi trả bồi thường tiền bảo hiểm. Nhưng số tiền bồi thường cho một người bao gồm tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm tối đa là 30 triệu VNĐ. Đối với các khoản tiền gửi dưới 30 triệu VNĐ bảo hiểm tiền gửi sẽ bồi thường 100%. Còn đối với các khoản tiền gửi trên 30 triệu thì bảo hiểm cũng chỉ chi trả tối đa 30 triệu, phần vượt quá sẽ được chi trả trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm. III. KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 1. Những thành tựu đã đạt được Mặc dù mới được triển khai và đi vào hoạt động nhưng bảo hiểm tiền gửi đã được tổ chức ở một số khu vực ở các thành phố lớn trên cả nước, thêm vào đó đội ngũ cán bộ ngày càng phát triển cả về số lượng cả về chất lượng. Đến năm 2002 tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ xin đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi của 1039 đơn vị và đã cấp giấy chứng nhận cho 1033 đơn vị đủ điều kiện . Cụ thể như sau: 5 ngân hàng thương mại quốc doanh. 4 ngân hàng liên doanh. 5 công ty tài chính. 23 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị . 20 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 25 quỹ tín dụng nhân dân khu vực và trung ương. 935 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Bên cạnh đó, với phương châm " phòng bệnh hơn chữa bệnh" nên tổ chức bảo hiểm tiền gửi thường xuyên kiểm tra giám sát để sớm phát hiện những hành vi rủi ro, sai phạm từ đó yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có biện pháp khắc phục, chấm dứt những sai phạm. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã giúp cho các tổ chức tín dụng điều chỉnh những bất hợp lý so với quy định của nhà nước . Hoạt động kiểm tra, giám sát. Trước hết tổ chức bảo hiểm tiền gửi kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi như : Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi . Kiểm tra việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi . Kiểm tra các hồ sơ , giấy tờ liên quan đến tiền gửi được bảo hiểm . Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ liên quan đến các khoản hỗ trợ tài chính của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Kiểm tra tính chính xác trong các thông tin, báo cáo với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trường hợp không được cho vay và hạn chế tín dụng. Giới hạn cho vay, bảo lãnh. Giới hạn góp vốn , mua cổ phần. Trích lập dự phòng rủi ro. Các quy định về quản trị điều hành. Tỷ lệ đảm bảo an toàn: + Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để vay trung và dài hạn . + Tỷ lệ về khả năng chi trả. + Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. 1.2. Họat động cho vay hỗ trợ, xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng thanh toán . Đối với những trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trang kiểm soát đặc biệt sau khi xác định rằng việc tiếp tục hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi này có vai trò quan trọng đối với sự bảo đảm của toàn hệ thống và sự ổn định chính trị. Kinh tế xã hội thì có thể hỗ trợ bằng những hình thức sau đây: Cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm. Bảo lãnh cho những khoản vay đặc biệt của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để có tiền chi trả tiền gửi được bảo hiểm. Mua lại nợ đối với những khách hàng của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhưng chỉ mua những khoản nợ có đảm bảo. 1.3.Thực hiện chi trả. Mặc dù đã thực hiện kiểm tra giám sát và có những biện pháp hỗ trợ đối với các tổ chức tín dụng nhưng thời gian qua bảo hiểm tiền gửi đã phải chi một khoản tiền khá lớn để chi trả cho người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán. Theo quy định của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quá trình chi trả được thực hiện như sau: nguyên tắc chi trả. Tiền gửi được chi trả bảo hiểm là tiền gửi bằng VNĐ của các cá nhân và được thể hiện đầy đủ trên sổ sách , chứng từ kế toán của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật. Việc chi trả tiền bảo hiểm được thực hiện căn cứ vào danh sách người gửi tiền được Hội Đồng Quản Trị bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt và trpng giới hạn mức tối đa do chính phủ quy định. Người nhận tiền bảo hiểm phải có đủ các giấy tờ hợp pháp, hợp lệ và thực hiện đầy đủ các thủ tục được quy định. Trong đó các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị chi trả tiền bảo hiểm còn người gưỉ tiền phải thực hiện đăng ký nhận tiền bảo hiểm và chuẩn bị những giấy tờ để nhận tiền. Quy trình chi trả. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị chi trả từ tổ chức tham gia bhtg mất khả năng thanh toán. Kiểm tra thủ tục, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ đề nghị chi trả. Bảo hiểm tiền gửi là phương án chi trả. Trình hội đồng quản trị bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt phương án chi trả. Tiến hành chi trả. Trong thời gian qua thực hiện chủ trương của chính phủ nhằm đảm bảo ổn định tình hình an ninh tài chính trên địa bàn tỉnh, thành phố, một khi ở đó có tổ chức tín dụng yếu kém mất khả năng chi trả và bị chấm dứt hoạt động, ngay sau khi có quyết định của uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố chấp thuận giải thể đối với tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém không có khả năng vực dậy được bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ kịp thời phối hợp với chi nhánh ngân hàng nhà nước kiểm tra, đối chiếu xác minh số liệu tại các tổ chức tín dụng này. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị chi trả tiền bảo hiêm của tổ chức tín dụng và kết quả xác minh số liệu, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiến hành lập phương án và triển khai thực hiện chi trả tiền bảo hiểm. Cụ thể trong năm 2001 bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện chi trả cho 820 người tại 21 tổ chức tín dụng trên địa bàn 7 tỉnh với tổng số tiền gần 6.5 tỷ VND được phản ánh qua bảng sau : TT Tỉnh Số TCTD được chi trả Số người được chi trả(người) Tổng số tiền chi trả (1000VNĐ) Tỷ lệ chi trả (%) Số tiền chi trả bình quân (1000/người) 1 Hải dương 6 272 1619530 25.17 5954 2 Hải phòng 3 146 1102644 17.14 7552 3 Hưng yên 3 28 84082 1.30 3003 4 Nam định 3 106 592690 9.21 5591 5 Thái bình 2 80 84202 1.31 1052 6 Hà tây 2 68 625209 9.72 9194 7 Kiên giang 2 110 2326151 36.15 21147 Tổng 7 21 820 6434508 100 Qua đó cho ta thấy một vài nét : có 19 tổ chức tín dụng ở miền bắc và 2 tổ chức tín dụng ở miền nam bị giải thể và được chi trả tiền bảo hiểm, đây là một vấn đề cần phải xem xét. Tuy chỉ có 2 tổ chức tín dụng bị giải thể nhưng số tiền mà bảo hiểm tiền gửi phải chi trả lên tới 2 tỷ 326 triệu151 nghìn đồng chiếm 36.15% tổng số tài sản chi trả của cả nước với số tiền chi trả bình quân cho mỗi người gửi tiền là 21 triệu 147 nghìn, ở Miền bắc có tới 19 tổ chức tín dụng được chi trả nhưng lại chỉ chiếm 63.85 % tổng số tiền chi trả, và số tiền chi trả bình quân mỗi người là 19 triệu 063 nghìn đồng. Điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBảo hiểm tiền gửi ở Việt nam.doc
Tài liệu liên quan