Đề án Các giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 2

NỘI DUNG CHÍNH 4

I. Các định nghĩa liên quan đến cạnh tranh 4

II. Một số kinh nghiệm của các nước bạn trong vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 5

1. Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp: 5

1.1 .Nhật Bản: 5

1.2. Trung Quốc: 8

2. Năng lực cạnh trang của các sản phẩm nông nghiệp: 10

III. Thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam: 11

1. Trước khi gia nhập WTO 11

1.1. Thành tựu: 11

1.2. Hạn chế: 13

2. Sau khi gia nhập WTO 16

2.1. Trước hết xin đề cập đến những nguyên tắc nền tảng của WTO: 16

2.2. Cơ may 17

2.3. Thách thức 19

IV. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam 20

1. Xây dựng chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh tích cực: 20

2. Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. 26

3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách kinh tế, dịch vụ tài chính ngân hàng: 26

4. Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả cạnh tranh một số ngành có sức cạnh tranh của Việt Nam: 27

4.1. Sản phẩm nông nghiệp: 27

4.2. Ngành dệt may: 29

C. KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4341 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Các giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam đã đạt được những thay đổi đáng kể. Từ một nước nghèo đói, bị chiến tranh tàn phá, giờ đây Việt Nam đã lột xác trở thành một bạn hàng đầy tiềm năng và đáng tin cậy với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua chúng ta đã đạt được các điểm sáng ấn tượng. Xin lấy một ví dụ năm 2005: Một trong những điểm sáng ấn tượng mang tính nhạy cảm trong trào lưu hội nhập, có thể đơn cử từ thực tế công tác xuất khẩu năm 2005. Kim ngạch cả năm ước đạt 32,233 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm 2004. Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 57% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu của cả nước. Tổng kim ngạch năm 2005 bằng l04,9% chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ đặt ra từ đầu năm (30,7 tỷ USD). Lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu đều tăng ở mức trên dưới 9 và l l%, lần lượt đóng góp 42% và 58% vào giá trị gần 5,5 tỷ USD tăng trong năm nay so với năm 2004. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao. Đặc biệt, một số mặt hàng đạt tốc độ tăng kim ngạch ấn tượng như gạo (+49%) (l), rau quả (+36,1%), cao su (+25,2%), dầu thô (+35%), than đá (+80,6%), hàng điện tử, linh kiện máy tính (+36,4%), sản phẩm gỗ (+43, 1%), dây cáp điện (+33, l%). Thị trường xuất khẩu tăng trên tất cả các khu vực trên thế giới trong năm 2005. Trong đó, thị trường Châu Phi có tốc độ tăng cao nhất (+84%), Châu Đại Dương có tốc độ tăng cao thứ hai (+53%), thị trường Châu Mỹ tăng gần 22%, Châu á tăng 2l ,6% (riêng khu vực ASEAN tăng 39,3%), Châu Âu tăng 6,7% (EU tăng 8,1%). Xuất khẩu dịch vụ tiếp tục có những thành công: năm 2005 ước đạt 4 tỷ USD, tăng l4,7% so với năm 2004. Doanh thu từ hoạt động du 1ịch ngày càng tăng (Năm 2005, cả nước đón 3,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng khoảng 20% so với năm 2004). Nhiều loài hình dịch vụ khác mang lại ngoại tệ, bổ sung tích cực vào hoạt động xuất khẩu dịch vụ của cả nước như vận tải hàng hoá tăng, viễn thông quốc tế tăng mạnh so với năm 2004. Xuất khẩu dịch vụ năm 2005 đạt 4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu cả thời kỳ 5 năm dự kiến đạt trên 21 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân l5,7%/năm, bằng khoảng l9% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, xấp xỉ mức bình quân của thế giới (thế giới là 20%). Kết quả xuất khẩu năm 2005 đã góp phần nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 110,6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17,4%, cao hơn so với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 là 1,3%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2005 dự kiến đạt 390 USD/người. Quy mô xuất khẩu 5 năm 2001-2005 gấp hơn hai lần so với 5 năm 1996-2000 (đạt 51,824 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao là nhân tố quan trọng góp phần vào kết quả tăng trưởng GDP 8,7% của cả nước. Một số mặt hàng đã vượt qua những thách thức trong và ngoài nước cũng như biến động bất lợi trên thị trường thế giới tiếp tục tốc độ tăng cao (giày dép tăng trên 7%, thủy sản tăng trên 14%). Riêng mặt hàng may mặc, mặc dù phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn trên thị trường thế giới do việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với các thành viên WTO nhưng xuất khẩu mặt hàng này đã vượt qua những tháng đầu năm khó khăn, về đích với tốc độ tăng khoảng 10% so với năm 2004. Nếu so với các đối thủ cạnh tranh thì đây là một thành tích đáng nể vì xuất khẩu hàng may mặc của nhiều nước đã giảm so với năng 2004 do ảnh hưởng của việc bãi bỏ hạn ngạch này. Cơ cấu xuất khẩu tiếp tục đạt được những tiến bộ: tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định. Chất lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên; năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu được cải thiện, thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng được các đơn hàng lớn, đồng thời hàng hóa Việt Nam đã vươn tới nhiều thị trường mới. Trong tổng số 20 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2005, ngoài dầu thô có kim ngạch xuất khẩu trên 7 tỷ USD còn có thêm 6 mặt hàng khác có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dệt may, thủy sản, giày dép, hàng điện tử, linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và gạo. Với cơ cấu này, chúng ta đã bước đầu thực hiện được mục tiêu cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định, chất lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên; năng lực cạnh tranh được cải thiện. Các mặt hàng gạo, cà phê tiếp tục duy trì thứ 2 trên thế giới, hạt tiêu đứng đầu thế giới, hạt điều đứng thứ 3 thế giới… 1.2. Hạn chế: Những kết quả đạt được trong thời gian qua là rất lớn, rất ý nghĩa, chúng ta có quyền tự hào; nhưng thách thức cũng không nhỏ và còn đang ở phía trước! Cần phải thừa nhận môt điều, cạnh tranh ở nước ta vẫn còn những điều bất cập, in dấu vết của cơ chế cũ. _Thứ nhất, cạnh tranh trong nền kinh tế nước ta còn ở trình độ thấp, tiềm ẩn nhiều nhân tố không lành mạnh, chưa phù hợp với quy luật kinh tế khách quan như: cạnh tranh về chất lượng hàng hoá còn hạn chế, tệ hàng giả, cạnh tranh theo kiểu “chụp giật”, “đánh quả” đang là phổ biến. Chính vì còn tồn tại nhiều doanh nghiệp vẫn đứng ngoài các quy định kinh tế của nhà nước ta và thế giới nên trên thị trường người tiêu dùng trong và ngoài nước rất bát mãn. Đó chính là thực trạng hàng hoá lưu thông tràn lan trên thị trường. Tình trạng hàng giả ngày càng mở rộng về quy mô và địa bàn hoạt động, đa dạng về chủng loại với những thủ đoạn, kĩ thuật làm tinh vi, phức tạp đã gây ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến lợi ích, thậm chí đến tính mạng của người tiêu dùng. Nghiên cứu sự “sôi động” của “thị trường hàng giả” ta có thể nhận diện các thủ đoạn làm hàng giả như sau: hàng nội giả hàng ngoại, hàng nội giả hàng nội, hàng ngoại giả hàng ngoại, hàng ngoại giả hàng nội. Một trong những vấn đề gần đây đang nổi cộm đó là việc tôm xuất khẩu của Việt Nam có vấn đề: Trong thời gian gần đây, phía Nhật Bản liên tục phát hiện nhiều lô hàng tôm của Việt Nam nhiễm dư lượng các chất kháng sinh bị cấm bất chấp những cảnh báo đỏ đã được nước này phát ra. Tỉ lệ vi phạm thậm chí đã vượt ngưỡng cho phép các cơ quan chức năng của Nhật Bản xem xét tiến tới ban hành lệnh cấm nhập khẩu tôm của Việt Nam. Nguy cơ mất thị trường Nhật Bản là có thật. Tình hình nghiêm trọng đến mức Thủ tướng chính phủ mới đây đã phải yêu cầu Bộ Thủy sản và Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tăng cường chỉ đạo quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu, cương quyết không để tái diễn tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.Tỉ lệ vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản của sản phẩm tôm Việt Nam tiếp tục gia tăng trong tháng 12 và tháng 1/2007, dù đến cuối tháng 11/2006, tỉ lệ này đã ở mức 6,7%. Trong khi đó, nếu phát hiện tỉ lệ vi phạm ở mức 5%, tức là 3 lô trong tổng số 60 lô hàng liên tục được kiểm tra, cơ quan chức năng nước Nhật Bản đã có thể xem xét ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với toàn bộ nhóm hàng bị nhiễm kháng sinh từ nước xuất khẩu, dù 60 lô hàng được kiểm tra đó chỉ xuất phát từ một hoặc một vài doanh nghiệp. Hơn 30 doanh nghiệp vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, đã ảnh hưởng tiêu cực tới việc xuất khẩu tôm của hơn 300 doanh nghiệp khác. Mặc dù chưa cấm nhập khẩu hoàn toàn, nhưng từ cuối tháng 10/2006, phía Nhật đã ra lệnh kiểm tra 100% đối với tất cả sản phẩm tôm có xuất xứ từ Việt Nam. Quyết định này khiến các doanh nghiệp "làm ăn nghiêm chỉnh" bị "vạ lây". Ông Trần Thiện Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần thuỷ sản Minh Hải, Chủ tịch Uỷ ban tôm cho biết: "Lượng hàng hoá mà các khách hàng mua của chúng ta phải nằm chờ ở các kho hải quan của Nhật Bản để chờ nhập hàng vào. Trước đây, có khi chỉ 3 ngày là thông quan, hiện nay lên tới 3 tuần lễ, thậm chí lên tới một tháng mới lấy được lô hàng vào. Việc đó làm cho chi phí ở cảng tăng lên rất lớn. Do vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản có thể mua hàng thay thế của các quốc gia khác, không mua từ Việt Nam nữa". ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thuỷ sản Minh Phú nói: "Tốc độ nhận hàng của phía Nhật giảm đi thì cung sẽ vượt cầu. Cung vượt cầu ảnh hưởng đến giá. Chính ra vào thời điểm trái vụ như thế này, giá tôm phải lên, nhưng trên thực tế nó không lên được, vẫn ở mức bình thường". Nhiều cuộc họp tìm giải pháp cải thiện tình hình đã được Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tiến hành. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đã vi phạm lại không nằm trong hiệp hội. Vì thế, giải pháp toàn diện được trông chờ chính là việc thực thi quyết định của Bộ Thuỷ sản về việc đăng kí xuất khẩu và kiểm tra dư lượng hóa chất, dư lượng kháng sinh cấm trong hàng thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản. Ông Trương Đình Hoè, Phó Tổng thư kí Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: "Đối với doanh nghiệp chưa có sản phẩm bị phát hiện nhiễm, họ phải đăng kí với cơ quan có thẩm quyền là cơ sở của mình phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật. Đó là một giải pháp về nhận thức trong vấn đề kháng sinh. Còn các doanh nghiệp đã có trong danh sách có lô hàng bị nhiễm, phải tuân thủ theo yêu cầu kiểm 100%, tức là kiểm bắt buộc trước khi xuất sang Nhật". Quy định của Bộ Thuỷ sản có hiệu lực từ 20/12/2006, nhưng theo VASEP, ngay trong nửa đầu tháng 1/2007, đã lại có thêm 2 doanh nghiệp Việt Nam bị phát hiện xuất hàng có dư lượng kháng sinh cấm sang Nhật Bản. Cảnh báo, kiểm tra 50%, rồi 100% không mang lại hiệu quả, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã thông báo sẽ xem xét việc áp dụng lệnh cấm nhập khẩu đối với sản phẩm tôm của Việt Nam. Đến lúc đó, con tôm Việt Nam có "mọc cánh" cũng không bay được vào thị trường Nhật Bản. Qua những thực trạng như trên, các doanh nghiệp Việt Nam thật sự cần sự thay đổi rất lớn để tránh hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” làm ảnh hưởng đến đất nước và các doanh nghiệp khác. _Thứ hai, bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh hiện nay chưa thông thoáng, thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh. Môi trường cạnh tranh được hiểu là những yếu tố, những mối liên hệ nằm ngoài khả năng kiểm soát của các chủ thể cạnh tranh như: chính trị, luật pháp, các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước, dân tộc, tập quán, nghiên cứu điều kiện tự nhiên…Trong đó luật pháp và các chinh sách quản lý vĩ mô cụ thể của nhà nước có ý nghĩa quan trọng đến quá trình cạnh tranh của các chủ thể kinh tế. Nhưng chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước trong nhiều trường hợp tỏ ra còn bất cập, thậm chí gây cản trở các hoạt động của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Đó là tình trạng có quá nhiều cửa trong quá trình thẩm định, xét hồ sơ thành lập doanh nghiệp và có quá nhiều giấy phép cần phải có để doanh nghiệp hoạt động được xem là hợp pháp. Đó là tình trạng một sân chơi gập ghềnh, một luật chơi bất bình đẳng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh trong quá trình cạnh tranh… Những bài học thành công và hạn chế của sau 20 năm đổi mới chính là những bài học kinh nghiệm sâu sắc nhất cho Việt Nam phát huy năng lực cạnh tranh cho hàng hoá nước ta khi gia nhập WTO. 2. Sau khi gia nhập WTO Cuối năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO chính là một cơ hội cho các doanh nghiệp nước ta Tính đến nay Việt Nam mới gia nhập WTO chưa đầy nửa năm- một khảng thời gian quá ngắn để xác định những thành công và thất bại của Việt Nam. Do vậy chúng ta chỉ đề cập đến cơ may và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO 2.1. Trước hết xin đề cập đến những nguyên tắc nền tảng của WTO: Thương mại không phân biệt đối xử: gồm 2 quy chế _Quy chế tối huệ quốc: các thành viên của WTO phải đối xử bình đẳng với các thành viên khác +Mỗi thành viên phải đối xử với các thành viên khác 1 cách công bằng như nhưng đối tác thương mại “ưu tiên nhất”. +Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một số ưu đãi thì nước đó phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các thành viên khác của WTO. Không cho phép bất kì quốc gia thành viên nào có những ưu đãi mang tính biệt lệ cho một hoặc một vài đối tác của mình.Bởi lẽ điều đó sẽ phá vỡ tính thống nhất của tổ chức, tạo ra cạnh tranh không bình đẳng trên thương trường _Đãi ngộ quốc gia: phải đối xử đẳng với sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa. Các quốc gia thành viên không được ban hành những chính sách thương mại nội địa nhằm hạn chế việc tiêu thụ hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước của quốc gia đó Tự do hoá thương mại từng bước và bằng con đường đàn phán Dễ dự đoán nhờ ràng buộc cam kết cùng chính sách minh bạch Thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng WTO chấp nhận cạnh tranh nhưng đó phải là cạnh tranh bình đẳng. Các hiệp định về từng lĩnh vực có quy định rõ sự khác nhau giữa cạnh tranh bình đẳng với thể chế mậu dịch tự do hoàn toàn và quy định rõ thế nào là bình đẳng và thế nào là không bình đẳng. Nguyên tắc không phân biệt đối xử, quy định về chống bán phá giá, chống trợ cấp… nhằm đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. WTO cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa với những cạnh tranh không bình đẳng để bảo đảm thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế 2.2. Cơ may *Thương mại: Thương mại là động lực của sự phát triển kinh tế và thị trường. Trong khi đó WTO, với tư cách là một tổ chức quốc tế đã và đang quản lý, kiểm soát và tạo ra thị trường cho sự phát triển của thương mại toàn cầu. Vì vậy, khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thương mại thế giới trong vị thế được đối xử bình đẳng với các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Việt Nam sẽ được hưởng các ưu đãi trong thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư mà các nước thành viên giành cho nhau thông qua Chế độ đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN), Chế độ Đãi ngộ quốc gia (NT), và sẽ ngày càng nâng cao thế và lực trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ được thừa hưởng nhiều thành tựu của các vòng đàm phán đa phương về thuế quan của các tổ chức tiền thân WTO là thỏa ước thuế quan và mậu dịch. Thị trường xuất khẩu sẽ ngày càng được ổn định do có nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường. Chúng ta có thể dự báo được thị trường cho hàng xuất khẩu dài hạn trong tương lai và tạo ra mối quan hệ thương mại chắc chắn hơn, góp phần tạo thuận lợi cho việc hoạch định các chính sách về đầu tư và phát triển sản xuất công - nông nghiệp, giảm thiểu những rủi ro trong thương mại quốc tế. *Người tiêu dùng hưởng lợi nhiều hơn khi cạnh tranh tự do và bình đẳng: Việc gia nhập WTO hỗ trợ việc gia tăng cạnh tranh trong mọi ngành kinh tế. Người tiêu dùng Việt Nam sẽ là những người hưởng lợi trực tiếp khi cạnh tranh mang lại nhiều sự lựa chọn hơn, giá cả thấp hơn và chất lượng cao hơn. Nền kinh tế Việt Nam sẽ có lợi từ sự phát triển của ngành dịch vụ - bảo hiểm, tài chính, phân phối - mà các công ty nước ngoài muốn đưa vào Việt Nam sau khi nước này gia nhập WTO. Cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ kích thích ngành dịch vụ trong nước, mang lại cho các công ty nội địa và người tiêu dùng thêm nhiều sự lựa chọn. Cạnh tranh sẽ mang lại hiệu quả và năng suất lao động cao hơn, làm tăng cường sức mạnh kinh tế của Việt Nam về lâu dài và nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty Việt Nam với các công ty đa quốc gia mạnh nhất trên bất kỳ thị trường nào. *Thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài Tư cách thành viên WTO sẽ làm Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do tạo ra được sự tin tưởng vào cơ chế, chính sách ổn định. Và việc đó đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có thêm nhiều công việc được trả công cao, nguồn thu thuế của Chính phủ tăng lên và có thêm chuyển giao công nghệ. Mặt khác, là thành viên WTO, Việt Nam còn tranh thủ được sự hỗ trợ của các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc Tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)... Ngoài ra, khi gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải thực hiện Hiệp định về Sở hữu trí tuệ. Một khi điều này được thực thi, nó cũng là một yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào việc thu hút đầu tư nước ngoài. Thành phố đang hướng vào việc thu hút nhiều đầu tư vào lĩnh vực cộng nghiệp có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao, lĩnh vực dịch vụ, tài chính ngân hàng… *Củng cố được hệ thống pháp luật trong nước WTO là một tổ chức có những quy định và “luật chơi” chặt chẽ kiểm soát thương mại toàn cầu. Các hiệp định của WTO không ngừng nâng cao tính minh bạch của chính sách thương mại và tập quán thương mại quốc tế. Do đó, nếu trở thành thành viên, nhất là các nước đang phát triển và nước có ngành kinh tế chuyển đổi sẽ có điều kiện xây dựng và tăng cường các chính sách và thể chế điều hành, quản lý nền kinh tế của mình phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tăng cường sự ổn định trong môi trường kinh doanh nâng cao hiệu quả và năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế. Có lẽ quan trọng nhất là người tiêu dùng cũng như các công ty sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ một nhà nước pháp quyền được phát triển khi Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, đặc biệt là những cam kết hướng tới mức độ minh bạch cao nhất và không phân biệt đối xử liên quan đến thương mại. Hơn nữa, phải thừa nhận các nguyên tắc của tổ quốc này sẽ đưa ra các định hướng rõ ràng hơn cho công cuộc cải cách kinh tế tại Việt Nam. Các biện pháp cải cách kinh tế theo đúng tinh thần và tôn chỉ của WTO sẽ đem lại lợi ích cho Việt Nam. Nếu Việt Nam tiếp tục theo đuổi công cuộc cải cách toàn diện nền kinh tế theo đúng tinh thần WTO và tận dụng tốt những cơ hội mà việc gia nhập WTO mang lại thì vốn đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào nhiều hơn, khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài cũng tăng lên và chúng ta sẽ được chứng kiến những bước chưa từng thấy ở Việt Nam. *Tranh chấp quốc tế Khi đã là thành viên của WTO, các tranh chấp về thương mại của Việt Nam sẽ được giải quyết dựa trên những điều luật của tổ chức này. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thông thoáng, ít tốn thời gian, trên cơ sở tự động và có tính ràng buộc. Việt Nam có thể tranh thủ cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại đa biên để giải quyết một cách công bằng hơn các vấn đề nảy sinh trong quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác, đặc biệt là với các cường quốc thương mại do cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương không cho phép các nước phát triển áp đặt luật của mình trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ có lợi từ sự đảm bảo chắc chắn là các đối tác thương mại của họ buộc phải tuân thủ các quy tắc của WTO. 2.3. Thách thức Bên cạnh những cơ hội cho kinh tế Việt Nam tất yếu còn tồn tại những thách thức mà nếu chúng ta không giải quyết được, chắc chắn nền kinh tế sẽ tụt hậu nhanh chóng. Các thách thức đó là: _Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. _Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển". _Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ. _Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền. Thủ tướng đã nêu rõ: Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải "nhất thành bất biến" mà luôn vận động, chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ở đây, nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là quyết định nhất. Thủ tướng cũng bảy tỏ tin tưởng: "Với thành tựu to lớn sau 20 năm Đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước đã gia nhập WTO, cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng: Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Có thể có một số doanh nghiệp khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toàn bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của chúng ta". IV. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam 1. Xây dựng chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh tích cực: Đất nước bước vào thời kì mới, chúng ta đã xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 là “…đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2002 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Quan điểm cơ bản của chiến lược trong thời kì này là phải bảo đảm phát triển nhanh hiệu quả và bền vững, phải đặt trọng tâm vào chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, chuyển dịch và nâng cấp cơ cấu kinh tế. Đây chính là bước đầu tiến tới nâng cao năng suất và sức cạnh tranh. Song như thế chưa đủ, mà cần phải có một chiến lược cạnh tranh tích cực. Chiến lược cạnh tranh tích cực là một bản luận cứ có cơ sở khoa học cung cấp tầm nhìn của một quá trình làm cơ sở cho xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển trung và ngắn hạn nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp và của quốc gia trong hoạt động xuất khẩu lẫn các hoạt động chỉ phục vụ thị trường trong nước cạnh tranh với nhập khẩu. Nhưng để xây dựng một chiến lược cạnh tranh tích cực cần phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành sâu hơn nhằm loại trừ tận gốc rễ những căn nguyên làm suy yếu sức cạnh tranh của nền kinh tế, chọn mô hình cơ cấu ngành phát triển bền vững, coi trọng cả thị trường trong nước và ngoài nước, cạnh tranh hội nhập thắng lợi. Việc điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế đáp ứng yêu cầu của chiến lược cạnh tranh tích cực cần theo các hướng cơ bản sau: Xác định các ngành có thế mạnh để mở cửa tham gia cạnh tranh: Dựa vào kinh nghiệm của Nhật Bản và những bài học thành công và thất bại của Việt Nam trong thời gian qua, xin đưa ra một số đặc trưng của các ngành hàng có năng lực cạnh tranh: +Có lợi thế so sánh dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên như: điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai, mặt trời, khoáng sản và có chi phí thấp nhờ sử dụng nguồn tài nguyên dồi dào với giá rẻ. +Đang chiếm vị trí xuất khẩu chính, lượng nhập khẩu thành phẩm hầu như không đáng kể trong khi nhập nguyên liệu gia công là chủ yếu. Đối với những mặt hàng này, khả năng mở rộng sản xuất chưa đạt tới mức giới hạn, ngoại trừ mặt hàng chịu hạn ngạch với những lý do đặc biệt. +Có khả năng tăng năng suất lao động, khả năng tiếp thu công nghệ mới hoặc có nhu cầu lớn khi lợi nhuận tăng . Ở Việt Nam, những ngành có thế mạnh để mở cửa cạnh tranh bao gồm: lúa gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều, thuỷ sản, dệt may, giày da, rau quả,thực phẩm chế biến, cơ khí nhỏ, điện tử…Đối với nhóm ngành này, những biện pháp điều chỉnh khái quát là: +Một là đổi mới và nâng cao công nghệ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, dịch vụ và chú trọng tính đồng bộ trong đầu tư giữa sản xuất, chế biến, vận chuyển, dịch vụ và chú trọng tính đồng bộ trong sản xuất giữa đầu tư, chế biến và cung cấp nguyên liệu. +Hai là ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng hệ thống thông tin dự báo thị trường, thành lập trung tâm xúc tiến thương mại đối với từng ngành hang. +Ba là Nhà nước tạo những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất-kinh doanh, xuất khẩu, hỗ trợ gián tiếp như nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất, kể cả hệ thống dịch vụ như ngân hàng, tư vấn quản lý, pháp luật… Xác định các ngành và lĩnh vực cần tập trung hỗ trợ để có thể cạnh tranh trong tương lai: Đây chính là lựa chọn hệ thống ưu tiên một số ngành , lĩnh vực thông qua cá biện pháp can thiệp bằng chính sách của chính phủ nhằm lợi bỏ những ách tắc tạo cơ hội cho chúng hát triển để có thể cạnh tranh trong tương lai. Thực chất đây chính là những ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân.Các ngành đó không chỉ có vai trò q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35941.doc
Tài liệu liên quan