Đề án Chiến lược đẩy nhanh xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21

Năm 2000 , mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp , lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước , đặc biệt tại nhiều vùng ở đồng bằng sông Cửu Long , nhưng nhờ có sự chăm lo và điều hành sát sao của Chính phủ , cấc cấp , các ngành cùng với sự nỗ lực của nhân dân các địa phương nên nhìn chung sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được khôi phục và đạt kết quả khá, đời sống nhân dân sớm đi vào ổn định .

Theo đánh giá bước đầu củ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , tổng sản lượng lúa cả năm 2000 đạt 32,6 triệu tấn , tăng gần 1,2 triệu tấn so với năm 1999 và là năm đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay.

Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long , mặc dù lũ về sớm và kéo dài đã làm giảm diện tích giảm 110.00 ha , nhưng sản lượng lúa hàng hoá dành cho xuất khẩu vẫn đạt khoảng 9 triệu tấn tương đương với khoảng 4,5 triệu tấn gạo .

Mặc dù , nhìn chung vụ mùa năm 2000 đạt được sản lượng cao , nhưng tỷ trọng xuất khẩu gạo năm nay giảm cả về lượng và giá trị .

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chiến lược đẩy nhanh xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, vì yếu tố thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ này . Ví dụ , năm gần đây lượng gạo xuất khẩu vào thị trường châu phi tỷ lệ lớn (62 – 67%) lại là thị trường tiêu thụ gạo chủ yếu qua các chương trình viện trợ quốc tế nên yêu cầu gạo phẩm cấp thấp . Lợi thế so sánh về chất lượng , một mặt giúp Việt Nam đi được vào nhiều thị trường , nhất là thị trường ít khả năng thanh toán , mặt khác lại làm giảm hiệu quả thương mại , qua đó , giảm hiệu quả sản xuất . 1.3. Lợi thế so sánh vận chuyển Chi phí cảng , chi phí bốc dỡ xếp hàng và các chi phí liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40 ngàn đôla/tàu công suất 10 ngàn tấn (chiếm 1,6% giá gạo xuất khẩu ) . Trong khi chi phí này ở Băng Cốc chỉ bằng một nửa . Ngoài chi phí cảng , tốc độ bốc dỡ rất chậm , so với Băng Cốc ta chậm hơn 6 lần (nghĩa là tại Sài Gòn bốc được 1 ngàn tấn / ngày thì ở Băng Cốc 6 ngàn tấn / ngày ) . Chậm trễ do sửa chữa và bốc xếp thường làm tốn thêm 6 ngàn đôla/ngày . Những hạn chế nói trên làm mất cơ hội về giá và đương nhiên người trồng lúa phải chịu dưới hình thức giá FOB thấp hơn . 1.4. Lợi thế so sánh về thị trường tiêu thụ Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay khoảng 80 nước , trong đó châu á , châu Phi là thị trường chính , chiếm 70 – 80 % lượng gạo xuất khẩu hàng năm . Số còn lại là các nước châu Âu , Bắc Mỹ , Trung Đông và hiện nay là Hàn Quốc , Nhật Bản , Trung Quốc. Thị trường gạo của ta cũng là thị trường gạo của Thái Lan , nên diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về chủng loại , chất lượng và giá ... Trên thương trường Thái Lan có nhiều bạn hàng truyền thống lớn với khoảng 15 thị trường chính , đã tiêu thụ cho Thái Lan trên 80% lượng gạo xuất khẩu . Hơn nữa gạo Thái Lan đồng đều , có phẩm cấp cao phù hợp với thị trường Nhật Bản , EU ... Gạo Việt Nam trên thực tế mới thâm nhập vào thị trường chưa có bạn hàng lớn và thị trường truyền thống, Chất lượng gạo Việt Nam thấp , độ trắng không đều , lẫn thóc và nhiều tạp chất , đặc biệt lúa hè thu có độ ẩm cao , mẫu mã bao bì đóng gói không đẹp . Để khắc phục những vấn đề trên chúng ta còn nhiều việc phải làm từ sản xuất đến chế biến , bảo quản và tiếp thị lưu thông . Qua phân tích lợi thế so sánh trong chi phí sản xuất , chất lượng , vận chuyển và thị trường tiêu thụ thấy rằng : Chúng ta cần phát huy lợi thế so sánh trong chi phí sản xuất , tuy nhiên những lợi thế về giá thì cần thấy rõ cả mặt tích cực và tiêu cực của nó , phải khai thác yếu tố rẻ nhưng cũng phải thu hẹp khoảng cách về phẩm cấp giữa gạo Việt Nam và gạo Thái Lan. Những bất lợi của ta về vận chuyển , bốc dỡ , thị trường so với Thái Lan không thể ngày một ngày hai khắc phục được , nhưng sự nhận thức sâu sắc về nó giúp ta hạn chế những bất lợi này . 2.Xuất khẩu gạo trong năm 2000 2.1.Thời cơ Kết thúc năm 1999 nước ta xuất khẩu 4,55 triệu tấn gạo , thu về 1,035 tỷ đôla , vượt kế hoạch 55 vạn tấn và đã kỷ lục về số lượng và giá trị kể từ năm 1989 đến nay. Trong bối cảnh thị trường gạo thế giới năm 1999 cung vượt cầu kéo theo giá gạo giảm mạnh (từ 290 đôla/tấn xuống còn 232 đôla/tấn) thì những kết quả đạt được như trên là một thành công đáng ghi nhận . Thành công đó bắt nguồn từ những quyết sách đúng đắn và kịp thời của Chính phủ về điều hành xuất khẩu gạo . Phát huy những kết quả của năm 1999 , bước vào năm 2000 hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta tiếp tục đi lên trên thế và lực mới với thời cơ mới . Đầu mối xuất khẩu năm 2000 đã được mở rộng , trong đó bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau . Cùng với việc cải tiến điều hành xuất khẩu theo hướng thông thoáng hơn , từ năm 2000 Chính phủ rất quan tâm đến phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng tăng chất lượng và hiện đại hoá công nghệ sản xuất gạo xuất khẩu. Về sản xuất , đã hoàn thành quy hoạch vùng lúa xuất khẩu ở hai vùng trọng điểm lúa là ĐBSCL và ĐBSH với quy mô 1,3 triệu ha (ĐBSCL 1 triệu , ĐBSH 30 vạn ha) Công nghiệp xay xát và đánh bóng gạo xuất khẩu từ đầu năm 2000 cũng có bước phát triển mới cả về máy móc thiết bị và công nghệ . Bên cạnh các nhà máy đã có, được đầu tư mới máy móc và thiết bị tại thành phố Hồ Chí Minh , Tiền Giang , An Giang , từ đầu năm 2000 lại có thêm 2 nhà máy chế biến gạo xuất khẩu do Chính phủ Đan Mạch tài trợ tại 2 tỉnh chuyên canh lúa lớn là Cần Thơ và Sóc Trăng đi vào hoạt động . Bên cạnh những nỗ lực chủ quan từ của nhà nước và nhân dân , các điều kiện khách quan cũng rất thuận lợi cho xuất khẩu gạo năm nay . Thời tiết mưa đều ở các tỉnh Nam bộ , lượng nước ở các hồ , đập thuỷ lợi khả dồi dào. Do hậu quả thiên tai năm 1999 , năm 2000 sản lượng xuất khẩu gạo của ấn Độ giảm mạnh , trong khi đó , nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước Châu Phi , Trung Đông và Mỹ Latinh tiếp tục tăng do hạn hán và tình hình chính trị không ổn định . Từ quan hệ cung – cầu đó , nên thời cơ xuất khẩu gạo của Việt Nam là rất lớn . 2.2.Thách thức Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ , thị trường lúa gạo thế giới năm 2000 cũng chứa đựng những yếu tố không thuận đổi với nước ta . Trước hết , nhu cầu nhập khẩu gạo năm 2000 ở thị trường Châu á , nhất là các nước nhập khẩu lớn như Indonesia , Philippin , Bangladesh .Năm 2000 Indonesia nhập khoảng 1,8 – 2 triệu tấn gạo , giảm 0,8 – 1,5 triệu tấn . Còn philippin cũng chỉ nhập khoảng 0,5 – 0,8 triệu tấn , giảm 0,4 – 0,7 triệu tấn , Bangladesh nhập 1,1 – 1,2 triệu tấn , giảm 0,5 – 0,6 triệu tấn . Trong khi đó khả năng xuất khẩu gạo của các nước như Thái Lan , Trung Quốc và Campuchia . Mặc dù , lượng gạo xuất khẩu tăng thêm trong năm 2000 của các nước này không lớn (ví dụ Campuchia khoảng 144 nghìn tấn , Thái Lan khoảng 0,3 triệu tấn , Trung Quốc dưới 0,5 triệu tấn), nhưng điều đáng quan tâm chính là tính cạnh tranh của hạt gạo của các nước này với hạt gạo Việt Nam là rất lớn , xét trên cả ba mặt : chất lượng , giá cả và thủ tục. Thứ hai : Giá lương thực nói chung , giá gạo nói riêng trên thị trường thế giới tiếp tục đứng ở mức thấp và giảm trong năm 2000 và trở thành một thách thức lớn đối với xuất khẩu gạo nước ta . Theo Bộ Thương Mại , giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong tháng 1-2000 chỉ đạt 224,7 đôla/tấn , giá tháng hai còn thấp hơn : theo các doanh nghiệp cho biết gạo 5% tấm còn 216-218 đôla/tấn , loại 10% tấm còn 208-210 đôla/tấn và loại 25% tấm còn 186-188 đôla/tấn thấp hơn giá của năm 1999 (tháng 12 năm 1999 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm là 228 đôla/tấn , loại 25% tấm là 198 đôla/tấn ) . Tốc độ giảm giá trung bình tháng 2-2000 so với tháng 12 năm 1999 là 4-6% .Tình trạng này kéo dài đến hết năm 2000 . Điều này chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như Nhà nước và nông dân trồng lúa ở nước ta . Thứ ba : Thiếu vốn và thủ tục thanh toán của ngân hàng còn phiền phức . Để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo , các doanh nghiệp đầu mối rất cần vốn để mua lúa tạm trữ với số lượng lớn , tập trung vào thời điểm trong vụ thu hoạch lúa , trong khi đó khả năng cung ứng của Ngân hàng Thương Mại ( chủ yếu là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ) có hạn , chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và phương thức bảo lãnh của Ngân hàng cũng còn nhiều điểm chưa hợp lý . Cuối năm 1999 , nhiều doanh nghiệp lẽ ra đã có được nhiều hợp đồng bán gạo trả chậm với số lượng lớn vả có thể gối đầu sang năm 2000 , song do Ngân hàng trong nước khó khăn trong việc tham gia thanh toán và thu nợ nên đã không ký kết được . Hai tháng đầu năm 2000 , gạo Việt Nam chỉ còn chiếm lĩnh những thị trường nhỏ , trong số 84 nghìn tấn xuất trong tháng 1 lớn nhất là hợp đồng giao cho Irắc theo hiệp định của chính phủ , còn lại là các hợp đồng lẻ tẻ do 30 doanh nghiệp ký bán , trong đó có những hợp đồng vài trăm tấn . Mức xuất của tháng 2-2000 cũng chỉ khoảng 150 nghìn tấn . Âu đó cũng là bài học đắt giá cho chúng ta trong vấn đề giải quyết vốn và vai trò cuả Ngân hàng trong việc xuất khẩu gạo . Thứ tư : Gạo nhập khẩu qua biên giới Tây Nam và phía Bắc vẫn còn nhiều và có xu hướng ngày càng tăng. Từ đó làm cho quan hệ cung – cầu gạo trong nước diễn ra phức tạp . Giá sàn mua lúa của Nhà nước rất khó thực hiện ảnh hưởng đến nguồn cung của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. 3.Xuất khẩu gạo trong năm 2001 3.1. Tình hình sản xuất và cân đối lương thực Trong kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2001 , sẽ có khoảng 100.000 ha diện tích đất trồng lúa ở các vùng ven biển đất trũng sẽ được chuyển sang nuôi trông thuỷ sản ; diện tích đất ven đô thị và đất chưa chủ động tưới tiêu chuyển sang trồng cây ăn quả và loại cây trồng khác có giá trị cao hơn ; đồng thời có khoảng 200 ha gieo trồng sẽ không làm lúa vụ 3 . Như vậy , tính chung lại của cả nước sẽ giảm khoảng 130.000 ha đất trồng lúa , tức là từ 7,53 triệu ha giảm còn 7,40 triệu ha . Thay vào đó , các địa phương sẽ tăng cường công tác chỉ đạo thâm canh , đưa vào sử dụng các giống lúa có năng suất cao , chất lượng tốt để sản xuất ra gạo có sức cạnh tranh cao. 3.2.Tình hình thị trường xuất khẩu gạo năm 2001 Có thể thấy rằng thị trường gạo thế giới năm 2001 vẫn tiếp tục trong tình trạng khó khăn , cạnh tranh gay gắt . Bộ nông nghiệp Mỹ dự tính mức buôn bấn gạo trên thị trường thế giới đạt khoảng 24,6 triệu tấn , tăng 1,9 triệu tấn so với năm 2000 ; theo đó , các nước sản xuất và xuất khẩu gạo mạnh như Thái Lan , Việt Nam , ấn Độ... cũng sẽ gia tăng sản lượng và khả năng xuất khẩu . Đáng chú ý là trong thời gian ngắn nhiều nước sản xuất lúa ở Châu á bước vào thu hoạch với hưá hẹn nhiều khả năng được mùa . Chính vì vậy, một số nước đã có kế hoạch ngừng hoặc giảm đăng ký gạo nhập khẩu , đồng thời bán ra hàng triệu tấn lúa gạo tồn kho , dự trữ , như Indônesia , Pakistan... Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng thời gian đầu là rất nhỏ bé . Mặc dù lượng gạo theo hợp đồng đã ký năm trước chuyển sang năm nay là khoảng 208.000 tấn ; trong đó , Tổng công ty lương thực miền Bắc là 120.000 tấn (irăq 70.000 tấn , Cu Ba 50.000 tấn) , Tổng công ty lương thực 88.000 tấn . Song , theo số liệu của Hiệp hội xuất khẩu lương thực thì tính đến quý I mới chỉ xuất khẩu được khoảng xấp xỉ 400.000 tấn , tuy có tăng hơn về mặt lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2000 , nhưng so với kế hoạch cả năm thì mới đạt 10% . Do vậy mà mục tiêu xuất khẩu gạo trong nam 2001 đạt 4 triệu tấn không hoàn thành , với 2 lí do chính sau : Thứ nhất , sản lượng lương thực vùng đồng bằng sông Cửu Long năm nay giảm sút khoảng 700.000 tấn so với năm trước (trong đó gạo chiếm 400.000 tấn) do chuyển cơ cấu cây trồng và do chăm bón không tốt khi giá gạo xuất khẩu thấp . Do đó nếu mua gom đủ 4 triệu tấn để xuất khẩu thì sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia . Thứ hai , cho dù mức giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức cao (1.500 – 1.700 đồng/kg) , nhưng dự báo mức giá này vẫn còn tăng , có thể lên tới 1.800 – 1.900 đồng/kg . Với mức giá đó tương ứng với giá gạo xuất khẩu là khoảng 200 đôla/tấn thì doanh nghiệp mới có lãi , điều này làm cho các doanh nghiệp sẽ không ham xuất khẩu để được tiếng và được thưởng. III. ĐáNH GIá Về XUấT KHẩU GạO TRONG 3 NĂM ĐầU THế Kỷ (2000 - 2002) 1.Đánh giá về xuất khẩu gạo 1.1.Đánh giá về xuất khẩu gạo năm 2000 Năm 2000 , mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp , lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước , đặc biệt tại nhiều vùng ở đồng bằng sông Cửu Long , nhưng nhờ có sự chăm lo và điều hành sát sao của Chính phủ , cấc cấp , các ngành cùng với sự nỗ lực của nhân dân các địa phương nên nhìn chung sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được khôi phục và đạt kết quả khá, đời sống nhân dân sớm đi vào ổn định . Theo đánh giá bước đầu củ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , tổng sản lượng lúa cả năm 2000 đạt 32,6 triệu tấn , tăng gần 1,2 triệu tấn so với năm 1999 và là năm đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long , mặc dù lũ về sớm và kéo dài đã làm giảm diện tích giảm 110.00 ha , nhưng sản lượng lúa hàng hoá dành cho xuất khẩu vẫn đạt khoảng 9 triệu tấn tương đương với khoảng 4,5 triệu tấn gạo . Mặc dù , nhìn chung vụ mùa năm 2000 đạt được sản lượng cao , nhưng tỷ trọng xuất khẩu gạo năm nay giảm cả về lượng và giá trị . Đặc trưng cơ bản của thị trường gạo thế giới trong năm 2000 là nhịp độ giao dịch trầm lặng , khối lượng mua bán giảm mạnh - đó cũng chính là nguyên nhân quan trọng có tác động trực tiếp đến kết quả xuất khẩu gạo trong năm của nước ta . Theo số liệu báo cáo của hiệp hội xuất khẩu lương thực của hai tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam thì tổng lượng gạo xuất khẩu trong trong năm 2000 cả nước đạt 3,398 triệu tấn , tổng kim ngạch đạt 638 triệu đôla , so với năm 1999 thì giảm 1,17 triệu tấn , và kim ngạch giảm 360 triệu đôla. Với kết quả xuất khẩu như trên , tính toán cho thấy giá xuất khẩu bình quân năm 2000 đạt 188 đôla/tấn , thấp hơn mức giá bình quân năm 1999 là 31 đôla/tấn và năm 1998 là 87 đôla/tấn . Theo ý kiến của các nhà phân tích thị trường , có tình hình trên là do mấy nguyên nhân sau đây : Trước hết , trong mấy năm gần đây lượng gạo giao dịch trên thị trường thế giới giảm liên tục , từ 27,26 triệu tấn năm 1998 , xuống còn 25 triệu tấn năm 1999 và khoảng 23 triệu tấn năm 2000 . Sự sụt giảm như vậy đã làm cho thị trường gạo thế giới ngầy càng khó khăn hơn , giá thị trường giảm mạnh và cạnh tranh gay gắt . Trong khi đó , tại một số nước trước đây phải nhập khẩu gạo với một lượng gạo lớn như Inđônesia , Philippin , Bangladesh...thì trong một vài năm gần đây đã đẩy mạnh sản xuất lương thực , sản lượng lúa gạo tăng lên đáng kể, do dó mà lượng gạo nhập khẩu cũng giảm qua các năm. Đi đôi với sự giảm sút về lượng , giá gạo trên thị trường thế giới cũng giảm mạnh , tính ra giá bình quân năm 2000 giảm khoảng 20% so với năm 1999 và giảm 30% so với năm 1998 . Tuy nhiên , so sánh với giá xuất khẩu gạo của Thái Lan thì trong năm 2000 , giá xuất khẩu gạo của Việt Nam có tốc độ giảm chậm hơn : loại gạo 5% tấm của Thái Lan giảm 53,6 đôla/tấn, loại 35% tấm giảm 42,1 đôla/tấn ; tương ứng với gạo cùng loại của Việt Nam giảm 48 đôla/tấn và 39 đôla/tấn . Ngoài ra , cũng phải nhìn nhận một thức tế là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam còn nhiều hạn chế , bởi nhìn chung chất lượng gạo xuất khẩu của ta chưa cao , trong những năm qua Việt Nam chủ yếu xuất khẩu những loại gạo có chất lượng thấp mà thời gian gần đây lại phải cạnh tranh gay gắt với gạo cùng loại của Trung Quốc , Pakistan . Trong khi đó khả năng tài chính của các doanh nghiệp lại thấp , ít kinh nghiệm và thiếu chủ động trong các hoạt động thương mại quốc tế . Cuối cùng là trong cơ chế điều hành , mặc dù trong năm qua đã có những cải tiến tạo nên sự thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu gạo , song trong điều hành cụ thể vẫn còn nhiều hạn chế , như thiếu tính chủ động tích cực của các doanh nghiệp , việc quản lý đầu mối xuất khẩu gạo... 1.2.Đánh giá về xuất khẩu gạo năm 2001 Thị trường gạo thế giới năm 2001 có rất nhiều biến động , khác với sự trầm lắng của năm 2000 . Lần đầu tiên kể từ nhiều năm nay , giá gạo của Việt Nam cao hơn giá gạo của Thái Lan trên thị trường quốc tế . giá gạo việt nam và thái lan năm 2001 (đôla/tấn) Nước\Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Việt Nam 5% 25% 169 157 167 144 151 131 145 127 158 137 153 137 159 138 175 157 173 150 175 160 192 170 197 185 Thái Lan 5% 25% 186 165 187 157 179 149 162 136 163 141 167 147 170 146 169 156 170 159 168 154 175 153 177 157 Tình hình thị trường gạo thế giới trong hơn nửa đầu năm 2001 cũng chưa có gì biến chuyển so vơí năm 2000. Song bắt đầu từ tháng 8/2001 , giá gạo Việt Nam đột ngột tăng , sau khi lũ lụt xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long , gây khó khăn cho việc thu hoạch , phơi sẩy và vận chuyển gạo . Các nhà xuất khẩu vẫn phải gấp rút hoàn thành những hợp đồng đã ký nên phải mua gạo với mọi giá để xuất sang Irăq , châu Phi , Philippin và Cuba . Mặc dù lũ lụt kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long , song không gây thiệt hại nhiều về sản lượng lúa. Mặc dù vậy , việc thu gom gặp rất nhiều khó khăn , nhất là khâu vận chuyển và nông dân không muốn bán thóc ra vì không biết tiến triển lũ lụt diễn ra và sản lượng tóc vụ tới sẽ như thế nào . Kể từ giữa tháng 9/2001 , giá gạo trắng xay xát của Việt Nam đẫ tăng khoảng 20 đôla/tấn . Còn nếu so với tháng 7/2001 thì giá gạo loại này tăng 40 đôla/tấn. Các loại gạo khác cũng tăng xấp xí như vậy . Tính đến cuối tháng 12/2001, giá gạo của Việt Nam cao hơn trên 20 đôla/tấn so với giá gạo Thái Lan , trong khi thông thường giá gạo Việt Nam rẻ hơn từ 1-20 đôla/tấn . Do giá gạo Việt Nam quá cao như vậy , khách hàng đã chuyển sang các nguồn gạo khác như Thái Lan và ấn Độ. Giá gạo Việt Nam lúc này cao như vây không phải do khách hàng đông , mà là do khan hiếm gạo xuất khẩu . Do vậy các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đã phải ngừng ký hợp đỗng xuất khẩu mới cho tới tháng 2/2002. Năm 2001 , Việt Nam đã xuất khẩu được 3,73 triệu tấn gạo , trị giá 624,71 triệu đôla , tăng 7,27% về lượng , nhưng lại giảm 6,39 % về giá trị so với năm 2000 . thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2001 (Tỷ trọng tính theo lượng xuất khẩu) Thị trường Tỷ trọng (%) Philipin 16,8 Irăq 11,9 Inđônesia 11,2 Malaixia 6,6 Xingapo 6,5 Nga 5,5 Xênêgan 4,2 Nam phi 2,8 Aicập 2,6 Ba lan 2,6 Thuỵ suỹ 1,6 Tan dania 1,5 Hông Kông 1,3 1.3.Đánh giá về xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm 2002 Hai tháng đầu năm 2002 Việt Nam đã xuất khẩu được 92.453 tấn gạo , trị giá 19,41 triệu đôla , giảm mạnh so với 422.739 tấn trị giá 70,63 triệu đôla cùng kỳ năm 2001. Chỉ tính riêng tháng 2 xuất được 24.750 tấn gạo , trong đó khoảng 80% xuất sang Inđônêsia . thị trường xuất khẩu gạo của việt nam trong 2 tháng đầu năm 2002 (Tỷ trọng tính theo lượng xuất khẩu) Thị trường Tỷ trọng (%) Inđônêsia 30,0 Irăq 15,5 Nga 9,6 Cămpuchia 6,2 Malaixia 5,6 Xingapo 2,1 Philippin 1,3 Ôxtrâylia 0,8 Thị trường khác 28,9 2.Những khó khăn tồn tại 2.1.Khó khăn về thị trường Số liệu từ Trung tâm thông tin thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết , giá gạo xuất khẩu đang có dấu hiệu phục hồi . Giá gạo tăng nhẹ kéo theo giá lúa gạo nguyên liệu tăng theo . Đầu năm 2001 giá lúa loại tốt để chế biến gạo xuất khẩu ở các tỉnh Cần Thơ , An Giang , Đồng Tháp đã tăng lên 1.350 – 1400 đồng/kg ; còn loại phổ biến có mức giá 1.250 – 1.350 đồng/kg . Giá lúa nguyên liệu ở các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng tăng thêm từ 50 – 100 đồng/kg . Tuy nhiên , điều mà các doanh nghiệp lo lắng nhất hiện nay là đầu ra cho của hạt gạo không những không được mở rộng mà còn có nguy cơ bị thu hẹp lại đáng kể . Theo một báo cáo của Bộ Thương mại , trong số 24 thị trường thường xuyên nhập khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam , thì đến thời điểm đầu năm 2001 đã có 8 thị trường giảm khối lượng nhập khẩu so với cùng kỳ năm ngoái : Ucraina giảm 20,35% , Hồng Kông giảm 84% , Anh giảm 92,6%... 4 thị trường hoàn toàn bỏ trống là áo , Tây Ban Nha , Niu-di-lân và Đức . Một số thị trường có tỷ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái . Theo ông Phạm Văn Được , Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Đồng Tháp , các doanh nghiệp rất đồng tình với quyết định của Chính phủ cho đảo kho lúa gạo , trong đó có lượng gạo đã tạm trữ , giúp doanh nghiệp tự cân đối nguồn hàng , giá cả với các đối tác . “ Tuy nhiên , các biện pháp này mới chỉ giúp doanh nghiệp ổn định nguồn hàng . Còn để mở rộng thị trường xuất khẩu , biện pháp duy nhất được đại bộ phận doanh nghiệp mong đợi là áp dụng mô hình bán trả chậm . Nhưng do khả năng tài chính có hạn , nên các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không đáp ứng được nhu cầu của một số bạn hàng muốn mua gạo trả chậm “ - ông Được nói . Theo nhiều chuyên gia thương mại , Châu Phi là thị trường nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam , với tổng lượng gạo nhập khẩu mỗi năm lên tới 5,3 triệu tấn . Riêng Senegal , Nigieria sẽ nhập 730.000 tấn gạo trong năm 2001 . Nhưng hầu hết các nước này lại chỉ chấp nhận phương thức trả chậm . Vì vậy , nếu các doanh nghiệp Việt Nam không thực hiện được phương thức trả chậm thì khả năng để mất thị trường này cho đối thủ khác là điều không tránh khỏi . Một vấn đề nữa mà doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng rất quan tâm chính là khâu quản lý chào hàng xuất khẩu . Hiện nay , do Chính phủ chưa có biện pháp nào để quản lý giá chào hàng xuất khẩu cho từng vụ mùa đối với mặt hàng gạo , nên mặc nhiên các doanh nghiệp chào đủ loại giá , tạo nên tình trạng phá giá . Thực tế cho thấy, các hợp đồng có khối lượng nhỏ , giá ký kết hợp đồng rất thấp , đó cũng là một vướng mắc cho xuất khẩu gạo Việt Nam . 1.2.Khó khăn về thông tin. Số liệu do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố vào đầu tháng 5 cho thấy tại đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa lớn nhất nước đã thu hoạch sang vụ đông xuân với sản lượng lên đến 8,2 triệu tấn. So với vụ đông xuân năm trước sản lượng năm nay tăng 300.000 tấn dù diện tích canh tác giảm hơn 20.000ha (để nuôi tôm xuất khẩu). Từ nhiều tháng qua, giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ổn định ở mức 1.500 - 1.600đ/1kg, nông dân không còn chịu cảnh được mùa mất giá như nhiều năm trước. Trong khi giá gạo trên thế giới đang tăng 30,2% so với cùng kỳ gạo trong nước chỉ tăng 10%, vậy mà tiến độ xuất khẩu gạo của nước ta lại giảm chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2001. CHƯƠNG 3 một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam I.Triển vọng của thị trường xuất khẩu việt nam 1.Các thị trường chính 1.1.Thị trường ASEAN Trong giai đoạn chuyển đổi thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam , thị trường các nước asean vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam . Tuy nhiên , tình hình từ năm 1996 đến nay đã thay đổi , tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường này có xu hướng giảm . Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 , thị trường các nước ASEAN cũng sẽ bị hạn chế đối với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam . Bởi vì , các sản phẩm xuất khẩu của các nước ASEAN có cơ cấu tương tự nhau. Do đó , các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam được xuất sang những nước này phần lớn là dưới dạng tạm nhập tái xuất , đặc biệt là đối với thị trường singapo, nên không phù hợp với yêu cầu nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới . Thêm nữa , các sản phẩm của Việt Nam thường sản phẩm thô , ít qua chế biến nên việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN không có tác động lớn đến khối lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam . Tuy nhiên , thị trường các nước ASEAN vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 . 1.2.Thị trường các nước Châu á khác Nhìn chung , triển vọng mậu dịch hàng nông sản của thị trường các nước Châu á khác trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 là rất hơn . Nhu cầu nhập khẩu cao về các sản phẩm nông nghiệp của những nước Trung cận Đông là tương đối lớn. Đối với Việt Nam , mặc dù những năm gần đây xuất khẩu nông sản sang khu vực này đã có dấu hiệu tích cực như xuất khẩu chè sang i-rắc , ký hợp đồng xuất khẩu gạo dài hạn sang I-Ran... nhưng thị trường vùng Trung cận Đông vẫn chưa được khai thác và được xem như là một thị trường tiềm năng cho hàng nông sản Việt Nam , nhất là xuất khẩu gạo . 1.3.Thị trường các nước SNG và Đông âu Mặc dù sự giảm sút về mậu dịch nông sản giữa khu vực thị trường này với Việt Nam trong giai doạn vừa qua không chỉ do sự bất ổn của tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của khu vực nay , mà còn do khó khăn về phương thức thanh toán và xử lý nợ của Việt Nam , nhưng đây vẫn sẽ là khu vực thị trường truyền thống đối với nông sản của Việt Nam (kể cả nông sản đã qua chế biến và thô sơ) , và được xem là thị trường dễ tính nhất đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam . Hiện nay tình hình của khu vực này đang dần đi vào ổn định và phát triển , do đó kéo theo sự phục hồi của quan hệ mậu dịch trong và ngoài khu vực . Đối với Việt Nam , trong giai đoạn tới , do những thuận lợi sẵn có và đây là khu vực thị trường lớn nên cần phải phục hồi nhanh quan hệ mậu dịch với khu vực này . 1.4.Thị trường EU Mặc dù đây là thị trường rất khó tính cho mặt hàng nông sản của Việt Nam , nhưng đây là khu vực thị trường mà Việt Nam có thể thu được hiệu quả rất cao , rất cần thiết cho sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp hàng hoá Việt Nam trong giai từ nay đến năm 2010 . Riêng đối với mặc hàng gạo thì thị trường này chỉ đóng vai trò trung gian để Việt Nam xuất khẩu sang cấc nước nghèo ở châu Phi. 2.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 2.1.Về cơ chế xuất nhập khẩu Tiếp tục mở rộng hơn nữa quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp . Theo cơ chế mới thì tất cả các thương nhân đã đăng ký hoạt động mua bán hàng hoá trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ được phép xuất khẩu, nhập khẩu mọi loại hàng hoá , trừ những mặt hàng mà nhà nước cấm kinh doanh . Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xuất khẩu như các doanh n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến lược đẩy nhanh xuất khẩu gạo trong những năm đầu thế kỷ 21.DOC
Tài liệu liên quan