Đề án Công ty Cổ phần và Vai trò của nó trong phát triển kinh tế nước ta hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Nội dung

CHƯƠNG I- TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN 2

I- Sự ra đời của Công ty cổ phần là một tất yếu khách quan 2

II- Đặc điểm của Công ty cổ phần 4

III- Điều kiện để hình thành Công ty cổ phần 8

IV- Vai trò của Công ty cổ phần 10

CHƯƠNG II- SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN Ở NƯỚC TA 14

I- Công ty cổ phần và cổ phần hoá 14

II- Những mặt đạt được và chưa đạt được 21

III- Cổ phần hoá nước ta vẫn còn chậm 22

IV- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 26

CHƯƠNG III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HOÁ 30

I- Áp dụng kinh nghiệm cổ phần hoá ở các nước trên thế giới 30

II- Nhanh chóng khai trương và tạo điều kiện hoạt động sôi động thị trường chứng khoán 31

III- Đối với doanh nghiệp Nhà nước 32

Kết luận 33

Tài liệu tham khảo 34

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Công ty Cổ phần và Vai trò của nó trong phát triển kinh tế nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc nh thông báo việc thành lập tên, địa chỉ, mục đích hoạt động của công ty, xác định vốn pháp định mệnh giá của mỗi cổ phiếu, số lợng cổ phiếu. Đăng kí mua cổ phần là việc thể hiện sự chấp thuận tham gia vào công ty, một sự thoả thuận giữa sáng lập viên và ngời đăng kí. Tất nhiên, sự đăng kí này cha phải đã có vốn thực, mà vốn thực xuất hiện khi ngời đăng kí đã đóng tiền cổ phiếu đã mua. Nếu đóng bằng hiện vật phải thông qua đại hội cổ đông hoặc một công ty “ đệ tam” định giá. 4. Đại hội cổ đông sáng lập. Đại hội cổ đông sáng lập được triệu tập khi vốn đã nộp đủ và các cổ phần đã đóng tiền theo qui định. Mục đích của đại hội là thông qua sự hợp lệ của việc thành lập công ty, định giá góp vốn bằng hiện vật, phần sáng lập, ưu tiên, điều lệ công ty, bầu hội đồng quản trị và ban kiểm toán, công bố sự thành lập công ty. IV. Vai trò của công ty cổ phần Công ty cổ phần là một tổ chức doanh nghiệp phổ biến trong nền kinh tế thị trường có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường . 1.Làm qui mô sản xuất có khả năng được mở rộng to lớn và nhanh chóng. Do quan hệ sở hữu trong công ty cổ phần, là thuộc về cổ đông nên qui mô được mở rộng to lớn và nhanh chóng, mà không cá nhân riêng lẻ nào có thể thực hiện được. Kiểu tích tụ dựa vào cá nhân riêng lẻ diễn ra vô cùng chậm chạp, còn tập trung tích tụ theo kiểu công ty cổ phần bằng cách thu hút được các nguồn vốn của đông đảo các nhà đầu tư và tiết kiệm của quảng đại quần chúng, lại cho phép tăng qui mô nhanh. Mác đánh giá vai trò này của công ty cổ phần: “ Nếu như cứ phải chờ cho đến khi tích lũy làm cho một nhà tư bản riêng lẻ lớn đến mức có thể đảm bảo được việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn chưa có đường sắt. Ngược lại qua công ty cổ phần sự tập trung đã thực hiện việc đó trong nháy mắt. Vốn huy động dưới hình thức công ty cổ phần khác với vốn vay trên cơ sở tín dụng bởi vì nó không cho vay hưởng lãi mà kiểu đầu tư mạo hiểm rủi ro. Cho nên các công ty cổ phần có thể tòn tại được ngay cả trong trường hợp chúng chỉ đem lại lợi tức ( lợi nhuận của công ty cổ phần mang hình thái lợi tức ). Công ty cổ phần có thời gian toòn tại là vô hạn ( nếu không có sự quy định thời gian hoạt động và loại trừ trường hợp bị phá sản ) vì vốn góp cổ phần có sự độc lập nhất định đối các cổ đông. Người bỏ tiền ra mua cổ phiếu của công ty cổ phần không có quyền rút vốn và chỉ có quyền sở hữu cổ phiếu . Các cổ phiếu có thể được tự do mua bán trên thị trường và được quyền thừa kế. Vì vậy khác với các loại công ty khai vốn cổ phiếu đã được góp tồn tại với quá trình sống của công ty, còn chủ sở hữu có thể thay đổi. Sự tồn tại của công ty cổ phần không bị ảnh hưởng bởi các cổ đông chết hay tù tội. Trong công ty cổ phần, chớc năng của vốn tách rời quyền lợi sở hữu nó cho phép sử dụng các nhà quản lí chuyên nghiệp . Giám đốc kinh doanh trở thành một nghề không cần mang chức vụ hành chính . Công ty cổ phần có thể thuê giám đốc trên cơ sở hợp đồng quản trị ( đại diện chủ sở hữu ) với giám đốc chủ kinh doanh. Quy định quá chặt chẽ quyền và trách nhiệm của giám đốc sẽ giảm bớt tính năng động và sáng tạo; linh hoạt trong quản lí sẽ giảm bớt hiệu quả kinh doanh. Ngược lại có thể lạm dụng và lợi dụng làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ sở hữu. 2. Công ty cổ phần tạo ra tạo ra một cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù: Chế độ trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ trong mức vốn của công ty sẽ san sẻ rủi ro cho các chủ nợ khi công ty bị phá sản. Vốn tự có của công ty huy động thông qua phát hành cổ phiếu là vốn của nhiều cổ đông khác nhau, do đó san sẻ rủi ro cho nhiều cổ đông. Chính vì cách thức huy động vốn của công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tài chính có thể mua cổ phiếu, trái phiếu của các công ty ở nhiều ngành khác nhau để giảm bớt tổn thất khi bị phá sản so với việc đầu tư tài chính vào một hay một số công ty của cùng một ngành. 3. Tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán ra đời. Việc ra đời các công ty cổ phần với việc phát hành các loai chứng khoán và cùng với việc chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đến một mức độ nhất định, sẽ tạo điều kiện cho ra đời thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán ra đời lại là nơi để cho các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm được các nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, là nơi khai thông các nguồn tiết kiệm từ những người tích lũy đến các nhà đầu tư theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường và là cơ sở quan trọng để nhà nước thông qua đó để sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu lựa chọn. Thiếu thị trường chứng khoán không có nền kinh tế thị trường phát triển. Song sự ra đời cua thị trường chứng khoán không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, mà là kết quả của sự phát triển chung về kinh tế xã hội, sự ra đời và phát triển, hoạt động một cách hoàn hảo của các công ty cổ phần giữ vai trò quyết định. Công ty cổ phần tạo điều kiện tạo lập được nhiều lực lượng khác nhau vào hoạt động chung nhưng vẫn còn tôn trọng sở hữu riêng cả về quyền, trách nhiệm và lợi ích của các cổ đông theo mức góp vốn. Mở rộng tham gia của các cổ đông vào công ty cổ phần, đặc biệt là người lao động và cách họ tham gia vào hoạt động của công ty với tư cách là người sở hữu đích thực chứ khong phải với tư cách là người làm thuê. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lí. 4 Công ty cổ phần cũng có hạn chế Công ty cổ phần có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhưng không nghĩa là nó không có những hạn chế chẳng hạn: Công ty cổ phần với trách nhiệm hữu hạn đã đem lại những thuận lợi cho công ty nhưng lại chuyển bớt rủi ro cho cho các chủ nợ. Công ty cổ phần gồm đông đảo các cổ đông tham gia nhưng trong đó đa số các chủ nhân không biết nhau và nhiều người trong họ không hiểu kinh doanh, mức độ tham gia đóng góp vốn vào công ty có sự khấc nhau, do đó mức độ ảnh hưởng của các cổ đông đối với công ty không giống nhau, điều đó có thể dẫn đến việc lợi dụng, lạm dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hóa lợi ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau. Công ty cổ phần tuy có tổ chức chặt chẽ nhưng việc phân công về quyền lực và chức năng của từng bộ phận cho hoạt động của công ty có hiệu quả lại rất phức tạp. Công ty cổ phần là một tổ chức có tính dân chủ cao trong trong kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn, do đó quyền kiểm soát công ty trên thực tế vẫn ở trong tay các cổ đông lớn... Việc khắc phục những hạn chế trên phụ thuộc vào trình độ phát triển chung của nền kinh tế, trình độ dân trí, trình độ điều hành quản lí của nhà nước và sự hoàn hảo của hệ thống pháp luật. Tóm lại, công ty cổ phần là hình thức tổ chức mang tính chất xã hội hóa cao, không những được thể hiện ở phương diện ở hữu mà còn thể hiện tập trung ở việc sử dụng vốn. chương II: sự hình thành công ty cổ phần ở nước ta I- Công ty cổ phần và cổ phần hóa 1. Lịch sử và con đường hình thành công ty cổ phần: Lịch sử hình thành công ty cổ phần. Công ty cổ phần ra đời trên cơ sở nền sản xuất xã hội hóa cao đặc biệt là xã hội hóa về vốn. Do đó việc nghiên cứu lịch sử hình thành công ty cổ phần trong lịch sử là hết sức cần thiết cho việc hình thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Phát triển công ty cổ phần trên thế giới chia ra 4 giai đoạn: Giai đoạn I: Giai đoạn mầm mống. Trong giai đoạn đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, các nhà tư bản chủ yếu xuất thân từ thợ cả, người chủ phường hội thương nhân, người cho vay nặng lãI và người Féc nuê TBCN. Lúc đầu họ lập ra các xí nghiệp TBCN riêng lẻ, kinh doanh độc lập, thuê mướn công nhân và bóc lột lao động làm thuê. Dần dần cùng với sự phát triển của sự sản xuất và chế độ tín dụng của họ đã liên kết với nhau, dựa trên quan hệ nhân thân và chữ tín, họ đã góp vốn kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, từ doanh nghiệp nhóm bạn dần dần phất triển thành doanh nghiệp vốn. Năm 1553, công ty cổ phần đầu tiên ở Anh với số vốn 6000 bảng Anh được thành lập thông qua việc phát hành 240 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu là 25 bảng Anh để tổ chức đội buôn gồm 3 chiếc thuyền lớn tìm sang ấn độ theo hướng Đông Bắc. Do sức hấp dẫn của thị trường và khả năng thu về khoảng 100 thương nhân Anh đã góp vốn cổ phần thành lập công ty Đông ấn ( công ty lớn nhất nước Anh lúc đó ) vào năm 1600. Năm 1601 chuyến tàu đầu tiên của công ty này sang ấn độ đã sử dụng số vốn cổ phần là 68.373 bảng Anh. Đến năm 1617 số vốn cổ phần của công ty đã lên đến 1.620.040 bảng Anh với 954 cổ đông. Hoạt động của công ty theo liên kết kinh doanh lỏng lẻo,người đầu tư góp vốn theo chuyến đi biển, sau mỗi chuyến đi tiến hành thanh toán cho những người tham gia nhận lại cổ phần và tiền lãi. Nếu những năm 70 của thế kỷ XVII vua nước Pháp đã ban hành sắc lệnh về công ty. Năm 1773 tại Luân Đôn nước Anh hình thù đầu tiên của sở giao dịch chứng khoán ra đời và năm 1801 thì chính thức thành lập. Thị trường giao dịch chứng khoán Mỹ ra đời năm 1790. Hình thù ban đầu của công ty cổ phần có 2 loại :Một là doanh nghiệp góp vốn hoặc doanh nghiệp nhóm bạn. Hai là doanh nghiệp do Nhà nước lập bằng hình thức phát hành trái khoán ( ở Mỹ gọi là cổ phiếu công cộng ) hoặc doanh nghiệp tư nhân góp vốn. Và trên cơ sở phát triển chế độ tín dụng thị trường chứng khoán loại nhỏ cũng đồng thời ra đời. Giai đoạn II: Giai đoạn hình thành trước và sau cuộc cách mạng công nghiệp, chủ yếu là nửa đầu thế kỷ XIX, các công ty cổ phần chính thức lần lượt ra đời với hình thức tổ chức và hình thức phân phối riêng của chúng. Ví dụ năm 1806 phát triển thương mại của Pháp đã có những quy định cơ bản về công ty cổ phần. Giữa thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XIX công ty cổ phần xuất hiện trong lĩnh vực giao thông vận tải: đường sắt đường sông đến năm 1837 công ty cổ phần đường sắt là 46. Thời kỳ đầu số cổ phiếu ở công ty này chủ yếu bán thông qua cơ quan nhận mua có tính chất địa phương như công ty chứng khoán địa phương và ngân hàng đầu tư bán cho người buôn. Cùng thời gian này công ty cổ phần cũng được thành lập tương đối rộng khắp trong ngành chế tạo nhiều nước.Tuy nhiên trước những năm 70 của thế kỷ XIX công ty cổ phần còn ít với hình thức cũng chưa đa dạng như sau này, quy mô cũng nhỏ. Giai đoạn III: Giai đoạn phát triển Sau những năm 70 của thế kỷ XIX, công ty cổ phần phát triển rất nhanh, mọc lên một cách phổ biến ở tất cả các nước, các ngành qui mô sản xuất mở rộng mạnh mẽ, tập trung tư bản diễn ra với tốc độ chưa từng thấy. Các tổ chức độc quyền ra đời như XanhĐiCa ; Các ten, Tờ rớt. Hầu như tất cả các doanh nghiệp lớn đều áp dụng hình thức cổ phần ; hơn nữa các doanh nghiệp lại xâm nhập vào nhau, hình thành “ chế độ tham dự “ với “ chế độ tập trung “ . Các công ty nắm giữ cổ phần khống chế ra đời tạo thành kết cấu chuỗi: Công ty mẹ - công ty con - công ty cháu , hình thành một tập đoàn doanh nghiệp vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Lúc này tư bản tài chính đã trở thành hình thái chủ yếu tài sản xã hội, ngân hàng kiểm soát công nghiệp thương nghiệp đầu sỏ tài chính ra đời.Giai đoạn IV: Giai đoạn trưởng thành Sau chiến tranh thế giới thứ 2 doanh nghiệp cổ phần có những đặc điểm mới:-Dùng hình thức cổ phần để lập ra các công ty xuyên quốc gia và công ty đa quốc gia để liên hợp kinh tế và quốc tế hóa cổ phần, hình thành các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế.-Thu hút công nhân viên chức mua cổ phần, thực hiện cái gọi là “chủ nghĩa tư bản nhân dân” vừa để làm dịu mâu thuẫn lao động và tư bản vừa để thu hút vốn một cách thuận lợi. Ví dụ trong 300 công ty Mỹ có 500.000 công nhân viên chức mua cổ phiếu, ở cộng hòa liên bang Đức 1/3 trong số 1000 gia đình có cổ phiếu.-Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tại các nước ngày càng hoàn thiện, pháp luật ngày càng kiện to và mỗi nước đều có đặc điểm riêng.Tóm lại, công ty cổ phần ra đời trên cơ sở nền sản xuất xã hội hóa đặc biệt là xã hội hóa về vốn, quan hệ tín dụng phát triển, quan hệ thị trường hình thành đầy đủ. Trải qua vài trăm năm, công ty cổ phần đã phát triển ở hầu hết các nước tư bản theo xu hướng từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớ, từ một lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, từ một ngành đến đa ngành, từ một quốc gia đến cá công ty xuyên quốc gia. 2. Con đường hình thành công ty cổ phần Công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân do nhiều người cùng thỏa thuận lập nên, trên cơ sở tự nguyện góp tài sản hoặc khả năng của mình. Có 2 hướng để thành lập các công ty cổ phần: thành lập công ty cổ phần mới và công ty cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hiện có. 3. Những vấn đề cơ bản về công ty cổ phần 3.1. Khái niệm công ty cổ phần Vào những năm cuối của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhiều phát minh mới xuất hiện làm cho lực lượng sản xuất và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi, ngành công nghiệp nhẹ chuyển sang công nghiệp nặng, nhu cầu tư bản (vốn) đòi hỏi quy mô lớn, quy luật tích tụ và tập trung tư bản và tập trung vào các xí nghiệp lớn – công ty cổ phần. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức phát triển của sở hữu hỗn hợp, từ hình thức sở hữu vốn của một chủ sang hình thức sở hữu của nhiều chủ diễn ra trên phạm vi công ty. Nó là sản phẩm tất yếu của quá trình xã hội hóa về mạt KT – XH và tập trung hóa sản xuất của nền sản xuất hiện đại. Các Mác và Ph.ĂngGhen đã xem hình thức sở hữu xã hội về tài sản trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản. 3.2. Cổ đông. Cổ đông là những người mua cổ phiếu của công ty, vì họ góp vốn vào để công ty được thành lập. Các công đông tuy là chủ của công ty nhưng họ không có quan hệ với nhau, họ chỉ có quan hệ về quyền lợi đối với công ty. Cổ đông có quyền tham dự các đại hội cổ đông, đấu phiếu hướng cổ tức và qũy dự trữ, cổ tức được xác định dựa vào lợi nhuận hàng năm của công ty, ưu tiên mua cổ phiếu do công ty phát hành thêm, chuyển nhượng cổ phần. 3.3 Cổ phiếu. Cổ phiếu công ty cổ phần được phát hành có một mệnh giá bắng nhau. Luật thương mại các nước có quy định mệnh giá tối thiểu, tối đa. Khi phát hành, công ty có quyền phát hành cao hơn mệnh giá (nhưng không được thấp hơn). Có nhiều loại cổ phiếu trong công ty cổ phần. Theo tính chất chuyển nhượng, có cổ phiếu đích danh (ghi tên người mua trong cổ phiếu ) và cổ phiếu vô danh (không ghi tên người mua). Theo quyền lợi được hưởng, có cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi như cổ phiếu ưu đãi dồn lãi, không dồn lãi, cổ phiếu ưu đãi dự phần, cổ phiếu ưu đãi hoàn vốn, cổ phiếu hưởng lãi sau. 3.4 Quản trị công ty cổ phần. a. Công ty cổ phần được quản trị bởi hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra. Số lượng thành viên trong hội đồng quản trị được quy định theo luật thương mại. Thành viên hội đồng quản trị phải có cổ phần không chuyển nhượng được kiểm toán viên không được là một thành viên của hội đồng quản trị (HĐQT). Hội đồng quản trị có các quyền: thù lao cho mỗi lần họp hưởng một số phần trăm về lợi nhuận; ngoài ra nếu kiêm nhiệm các chức vụ khác thì được hưởng lương theo chức vụ đó. b. Giám đốc công ty. Do hội đồng quản trị đề cử trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Quyền hạn, quyền lợi của giám đốc được xác định theo điều lệ, quy chế hoạt động và hợp đồng công tác được kí kết. Giám đốc có thể thuê ngoài công ty, có thể chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm. Dù là thành viên HĐQT hay không giám đốc đều phải tham gia dự các cuộc họp của HĐQT. c. Công ty cổ phần có ban kiểm toán từ 1-3 kiểm toán viên trong đó phải có 1 của tòa án thương mại do đại hội cổ đông bầu ra. Hiện nay nhiều nước dùng công ty đệ tam làm công tác kiểm toán, kiểm toán viên không được thân thích với thành viên của HĐQT và không là quản trị viên bất kỳ khâu nào trong công ty. 4. Việc hình thành công ty cổ phần ở nước ta thông qua cổ phần hóa là một tất yếu khách quan. Nước ta qua 10 năm đổi mới nền kinh tế tuy đã đưa lại một số thành tựu, tạo thế và lực để đất nước chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song không thể thực hiện được nếu thiếu điều kiện về vốn. Người huy động vốn của các nước phải tăng tỷ lệ huy động vốn trong nước, muốn vậy phải cổ phần hóa, một hình thức huy động vốn có hiệu quả. Cổ phần hóa để hình thành và phát triển các công ty cổ phần không chỉ để huy động vốn mà còn tạo thêm động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khắc phục tình trạng vô chủ trong các doanh nghiệp nhà nước như trước đây. Mặc dù cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là cần thiết và có tác dụng to lớn, được thảo luận nhiều giữa các nhiệm kỳ khóa VII nhưng việc thực hiện còn rất chậm. Nguyên nhân do lãi suất tiền gửi ngân hàng cô tín phiếu kho bạc cao hơn, lại bảo đảm hơn nên nhân dân và các tổ chức kinh tế muốn gửi tiết kiệm và mua tín phiếu nhiều hơn là góp vốn cổ phiếu cổ phần. 5. Các con đường cổ phần hóa để hình thành công ty cổ phần ở nước ta. Cổ phần hóa – một giải pháp để hình thành và phát triển công ty cổ phần qua 3 con đường sau: Trước hết công ty cổ phần được hình thành theo con đường truyền thống. ở nước ta sau nhiều năm do nôn nóng, chủ quan duy ý khí và giáo điều nên đã xóa bỏ kinh tế tư nhân. Từ đại hội lần VI đến nay kinh tế đã được khôi phục và phát triển trong chừng mực nhất định nên đã xuất hiện công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhưng công ty nhiều chỗ còn bị hạn chế do nhiều nguyên nhân: + Nước ta đi từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, sản xuất thô sơ, nguồn vốn còn hạn hẹp, bộ phận quản lí, cán bộ còn nhiều quan liêu, bao cấp. Thứ đến công ty cổ phần hình thành thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Bằng con đường này, các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa sẽ tồn tại nhiều dạng khác nhau: Doanh nghiệp nhà nước bán một phần cổ phiếu cho công nhân viên của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước bán một phần cổ phiểu cho cả người trong và ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước được giữ nguyên, nhưng có phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tăng vốn. Doanh nghiệp nhà nước thành lập bằng cách phát hành về bán cổ phiếu ngay từ khi thành lập. Tách một phần vốn của doanh nghiệp nhà nước ra để tạo lập doanh nghiệp mới. Sáu cùng là công ty cổ phần được thành lập thông qua liên doanh liên kết giữa kinh tế nhà nước với tư bản trong nước và tư bản nước ngoài. Đây là con đường phát triển công ty cổ phần được hình thành khá nhanh ở nước ta. Cho đến nay có khoảng 50 công ty nhà nước góp vốn với tư nhân trong nước . Các công ty phát triển ngày càng nhiều nhằm tạo thế lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển tăng nhanh sức hợp tác và Cạnh tranh vào bên ngoài trên thị trường trong nước và quốc tế. 6. Phương hướng tiếp tục thực hiện và phát triển công ty cổ phần thông qua con đường cổ phần hoá: Đại hội đảng lần thứ VIII chủ trương :”Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước” và “áp dụng hình thức góp vốn liên doanh với các nhà kinh doanh tư nhẩntong nước nhằm tạo thế và lực cho doanh nghiệp, Việt Nam phát triển tăng sức cạnh tranh với bên ngoài. Đồng thời cải tạo môi trường đầu tư thu hút vốn nước ngoài”. Cụ thể là: Thứ nhất: Cần đánh giá đúng vai trò của kinh tế tư nhân và có chính sách thoả đáng để chuyển từ “cởi trói” sang “khuyến khích” kinh tế tư nhân đầu tư và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thứ hai: Nắm vững mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp. Nhà Nước đã ghi trong nghị quyết 202-CT của thủ tướng chính phủ trong khi tiến hành cổ phần hoá. Thứ ba: trong quá trình cổ phần hoá cần nắm bắt được những yếu tố thuận lợi và khó khăn đang tác động. Trong các yếu tố thuận lợi phải kể đến đó là quan điểm đổi mới của Đảng va nhà Nước về cổ phần hoá. Thứ tư: Việc chỉ đạo và thực hiện cổ phần hoá cần coi trọng những vấn đè sau đây: Việc lựa chọn doanh nghiệp để cổ phần hoá phải căn cứ vào chương trình tổng thể của việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà Nước, chứ không phải căn cứ vào ý kiến giám đốc hay tập thể người lao động. Dựa vào bảng tổng kết tài sản và kết quả lao động sản xuất kinh doanh để xác định mục tiêu cổ phần hoá, giải quyết thoả đáng đối với từng nguồn vốn của nhà Nước và nguồn vốn tự có, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, để thanh toán nợ nần, nhưng tồn đọng về tài chính trước khi chuyển sang công ty cổ phần, xác định giá trị doanh nghiệp cả về giá trị hưu hình và vô hình. II- Những mặt đạt được và chưa đạt được: 1. Những mặt đạt được: 1.1.Cổ phẩn hoá thay đổi phương thức quản lý: Trong công ty cổ phần, chế độ bầu chọn giám đốc, hội đồng quản trị và các chức danh lãnh đạo của doanh nghiệp đã làm cho đội ngũ này có trách nhiệm cao hơn, quyền lợi và trách nhiệm gắn với nhau hơn, việc trả công lâo động cũng rất rõ ràng và minh bạch. Vấn đề làm chủ tập thể của các cổ đông cũng được phát huy cao độ. 1.2.Tình trạng lãng phí của cải tài sản giảm thiểu: Vấn đề ăn nhậu, xa hoa không còn, tiền phong bao v.v… cũng không có. Bởi vì thông thường điều lệ của các công ty quy định rất rõ định mức các khoản chi, nhất là chi tiếp khách. 1.3.Người lao động rất phấn khởi thu nhập ngày một tăng và vì vậy tinh thần làm việc hăng say hơn. Một không khí sản xuất mới được thiết lập. Ví dụ: Xí nghiệp đá Đồng Giao lỗ lớn trước cổ phần hoá thì nay thu nhập bình quân của công nhân cũng đạt khoảng 700.000 đồng/tháng (số liệu năm 1998). 1.4.Tài sản doanh nghiệp được đánh giá chính xác hơn, lâu nay tài sản thuộc các doanh nghiệp nhà Nước bị đánh giá thấp, khấu hao trích nộp rất thấp, không đủ bù đắp lớn để tái đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất. Qua việc cổ phần hoá các doanh nghiệp vừa qua tổng giá trị đánh giá lại đã tăng 48,8% so với tổng giá trị hoạch toán. 1.5.Nhờ sự làm ăn ngày càng khấm khá của nhiều công ty cổ phần đã tăng nhanh nên giá cổ phiếu của nhiều công ty cổ phần hoá đã tăng nhanh. Giá trị cổ phiếu bình quân tăng 2-3 lần. Theo kết quả thăm dò ban đầu thì chỉ tính từ 1-7-1993 đến 30-12-1996 (hai năm rưỡi) giá cổ phiếu của đại lý liên hiệp vận chuyển cũng đã tăng đến 7 lần, cổ phiếu của công ty cơ điện lạnh cũng tăng 6.5 lần. Cổ phiếu của khách sạn Sài Gòn (cổ phần hoá từ 1-1-1997) cũng đã tăng 2 lần. Tuy rằng đầu tư vào cổ phiếu cũng có tính chất mạo hiểm nhưng nếu chọn đúng doanh nghiệp làm ăn khấm khá thì người đầu tư không những được hưởng quyền lợi về mặt tinh thần như quyền đầu phiếu, quyền ứng cử vào các chức lãnh đạo của công ty, mà còn được hưởng phần lãi cổ tức nhìn chung cao hơn lãi gửi ngân hàng và còn được hưởng lãi cổ phiếu, khoản này nhiều khi rất lớn. Bởi vậy nếu có tiền thì chúng ta nên dành đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà Nước thực hiện cổ phần hoá. 2.Những mặt hạn chế cần phải nghiên cứu thêm: Cần bổ sung sửa đổi một số chính sách về cổ phần hoá như: Định giá doanh nghiệp nhà Nước để chuyển sang công ty cổ phần. Quyền lợi của doanh nghiệp nhà Nước khi đã chuyển sang công ty cổ phần. Quyền lợi của các cổ đông; quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp nhất là lao động có thu nhập thấp. Chế độ quản lý nhà Nước đối với công ty cổ phần. Quyền hạn trách nhiệm của cơ quan và người được cử làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà Nước. Bổ sung và sửa đổi luật công ty và các văn bản hướng dẫn luật. Thủ tục bước đi và qiu trình về cổ phần hoá còn rườm rà cần sửa đổi giản đơn hơn để thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp. III.Cổ phần hoá nước ta vẫn còn chậm: Thời gian gần đây tốc độ cổ phần hoá diễn ra có nhanh so với trước. Tính riêng 8 tháng đầu năm 1999 đã cổ phần hoá được 98 doanh nghiệp, trong khi hơn 7 năm trước (từ tháng 5-1990) đến hết năm 1998) chỉ cổ phần hoá được 108 doanh nghiệp. Có thể nói đây là sự tiến bộ vượt bậc về cổ phần hoá. Tuy nhiên so với chỉ tiêu mà chính phủ đề ra cho năm 1999 là 4000 doanh nghiệp thì mới chỉ đạt 24.5%. Như vậy tiếnđộ cổ phần hoá vẫn còn chậm? Vì sao vậy? 1.Về phía khách quan: Chúng ta tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà Nước trong bối cảnh nền kinh tế đang thực hiện những bước quá độ từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, từ nề kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong bối cảnh đó các điều kiện khách quan cần thiết để triển khai cổ phần hoá còn nhiều bất cập: Trình độ xã hội hoá sản xuất chưa thật chín muồi. Từ một nền sản xuất nhỏ, cái thiếu lớn nhất của ta là “cốt vật chất” củamột nền kinh tế phát triển. Ngoài một số ít lĩnh vực và cơ sở kinh tế được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại còn phần lớn là thủ công (hiện còn 54,3% số doanh nghiệp nhà Nước trung ương và 94% doanh nghiệp nhà Nước địa phương ở trình độ thủ công). Vì thế năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của ta còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới (mỗi ngày thu nhập của một người dân Việt Nam chỉ khoảng 1 USD, trong khi đó của Trung Quốc 2.3 USD, Malaixia 9.5USD, Philipin 2.5USD, Thái Lan 5.6USD, Indonexia 2.9USD, Hàn Quốc 16 USD. Phân công lao động xã hội ở trình độ thấp kếm hơn 70% lực lượng lao động và gần 80% dân số trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Năm 1998 cơ cấu GDP của ta còn rất lạc hậu, nông nghiệp 25.3%, công nghiệp 32.7%, dịch vụ 42% trong khi đó năm 1998 cơ cấu này của Trung Quốc là 16.5%-55.4%-28.3%, của Malaixia là 11.3%-48.8%-42.9%. Trình độ kết cấu hạ tầng cho sản xuất rất yếu kém. Sản xuất điện bình quân đầu người ở nước ta năm 1998 đạt 729 Kwh, Philipin 510kwh, Thái Lan 1541kwh, và Singapo 844.8kwh. Nền kinh tế đó phản ánh tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất đang ở trình độ thấp. Theo quy luật quan hệ sản x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35237.doc
Tài liệu liên quan