Đề án Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

Trang

Lời nói đầu 1

Phần I: Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò đối với nền kinh tế quốc dân 2

I. Khái niệm, các hình thức và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

1. Khái niệm. 2

2. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2

3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

II. Các xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1. Xu hướng tự do hoá đầu tư 4

2. Vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia trong đầu tư Quốc tế 4

3. Địa bàn thu hút đầu tư 4

4. Mối quan hệ giữa thu hút đầu tư vào trong nước với đầu tư ra nước ngoài và sự xuất hiện các chủ đầu tư mới trên thế giới 5

5. Lĩnh vực đầu tư 5

6. Đầu tư với hiệu quả xã hội 6

III. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực 6

1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN 6

2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước NICs châu Á gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Singarpore và Hồng Kông 10

 

Phần II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời gian qua 13

I. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 13

1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư 13

2. Cơ cấu đầu tư 15

3. Hình thức đầu tư và các đối tác đầu tư 16

II. Đánh giá chung tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 18

1. Những thành tựu 18

2. Những hạn chế và nguyên nhân 21

 

 

Phần III: Những biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thu hút FDI tại Việt Nam 24

I. Những phương hướng và triển vọng thu hút FDI trong thời gian tới 24

1. Bối cảnh thu hút FDI 24

2. Định hướng thu hút đầu tư giai đoạn 2001 – 2005 24

II. Một số kiến nghị đối với Nhà Nước và các cơ quan liên quan 25

1. Đổi mới bộ máy quản lý, cải cách thủ tục hành chính 25

2. Cải thiện cơ sở hạ tầng 26

3. Hoàn thiện hệ thống luật pháp và cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư 26

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 27

5. Một số kiến nghị khác 28

IV. Một số biện pháp từ phía các doanh nghiệp 29

1. Cải tiến và tiếp nhận công nghệ hiện đại để tăng khả năng cạnh tranh 29

2. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước 30

3. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của luật lao động 30

4. Xem xét lại chiến lược kinh doanh 31

 

Kết luận 33

Danh mục tài liệu tham khảo 34

 

 

 

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính sách thu hút vốn đầu tư quốc tế thích hợp. 2.1. Những tác động tích cực Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước NICs châu á đã góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, đồng thời thay đổi cơ cấu nền kinh tế. Công nghiệp hoá (CNH) về hướng xuất khẩu được thực hiện trên cơ sở thu hút ngày càng đông đảo sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài làm chuyển biến cơ cấu công nghiệp từ sự tồn tại phổ biến các ngành công nghiệp kỹ thuật thấp, thu hút nhiều lao động sang sự phổ biến của các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, có hàm lượng vốn lớn. Thập kỷ 60, ở NICs châu á chưa xuất hiện CNH dầu, đóng tàu, công nghiệp chế tạo, công nghệ sinh học, điện tử cao cấp, laze, chế tạo ô tô... mà chủ yếu là các ngành dệt da và các sản phẩm da, quần áo may sẵn, lắp ráp đồ điện, dày dép, tóc giả... Hiện nay các ngành sử dụng nhiều lao động một bộ phận được di chuyển sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn NICs, phần còn lại nước sở tại được nâng cấp bằng cách áp dụng công nghệ mới để chế tạo sản phẩm có sức cạnh tranh cao hơn về cả chất lượng và chủng loại.. Một tỷ lệ lớn những công nghệ mới này vẫn trông cậy trực tiếp vào FDI. FDI vẫn được các nước chủ nhà khuyến khích đi vào các ngành kỹ thuật cao, có hàm lượng vốn lớn mà các công ty địa phương không thể đảm nhiệm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh: Một thực tế hiển nhiên là các nước áp dụng CNH hướng về xuất khẩu đều đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các quốc gia thi hành chiến lược CNH thay thế nhập khẩu. Điều dễ hiểu là chính sách bảo hộ công nghiệp thông qua chế độ thuế quan và quota đã gây tâm lý ỷ lại và đẫn đến tình trạng kém hiệu quả kinh tế của các hãng công nghiệp, khả năng cạnh tranh của hãng thấp. Ngược lại, dưới tác động của chiến lược khuyến khích xuất khẩu, các hãng đều bình đẳng trong khuôn khổ chế độ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, họ phải đương đầu với thách thức cạnh tranh trên quy mô thế giới, vì vậy vấn đề hiệu quả được đưa lên hàng đầu. Một điều tra cho thấy chỉ số hiệu quả của hàng thay thế nhập khẩu trong công nghiệp điện tử Đài Loan là 60,4%, trong khi chỉ số phi hiệu quả hàng xuất khẩu (0,3292) thấp hơn chỉ số này ở các hãng thay thế nhấp khẩu (0,5042). Nhờ vậy mức chênh lệch giữa đầu ra thực tế với đầu ra tiềm năng thu hẹp lại mà về nguyên tắc, số chênh lệch này càng nhỏ, hiệu quả càng cao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển giao công nghệ: Những kỹ năng quản lý và các bí quyết kỹ thuật vào các nước sở tại. Trên thực tế, đây là vấn đề gây nên tranh cãi rất nhiều trong các nước đang phát triên. Vì rằng, khi nhìn vào nền kinh tế Thái Lan, người ta nhận thấy các công nghệ của Thái gần như sao chép công nghệ phương Tây, mức độ chuyển giao công nghệ của các hãng nước ngoài cho người địa phương (Thái) rất thấp và tiến hành chậm chạp (dường như có ý trì hoãn). Ngoài những tác động tích cực nổi bật trên, FDI còn tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nước sở tại và cải thiện thu nhập. FDI ở Hồng Kông đem lại gần 100.000 việc làm năm 1993. Các hãng công nghiệp có vốn FDI ở Singapore thu hút tới gần 50% số lượng công nhân, Điều đáng kể hơn nữa là nếu số lao động tại các doanh nghiệp nước ngoài, nếu tỏ ra có triển vọng, họ tiếp tục được đào tạo hoặc nâng cao nghiệp vụ nhờ vào những thu xếp của công ty khi cần thiết. 2.2. Những ảnh hưởng tiêu cực - Nếu môi trường chính trị và kinh tế ở nước sở tại không ổn định sẽ hạn chế nguồn FDI. - Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, dễ dẫn đến đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng. - Nước sở tại khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ. - Nếu không thẩm định kỹ sẽ dẫn đến sự du nhập của các loại công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Phần II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời gian qua I. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư Sau khi ban hành Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam, năm đầu tiên thực hiện (1988) đã có 37 dự án FDI vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 371,8 triệu USD. Đây là kết quả bước đầu có ý nghĩa hết sức to lớn vượt lên trên cả những lợi ích về mặt kinh tế. Qua hơn 10 năm từ 1988 – 1998, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên 2488 dự án nâng tổng số vốn đầu tư lên 35520,4 triệu USD Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép 1988 – 1998 Năm Số dự án Tổng số vốn đăng ký (triệu USD) Vốn pháp định (triệu USD) 1988 37 371,8 288,4 1989 68 528,2 311,5 1990 108 839,0 407,5 1991 151 1322,3 663,6 1992 197 2165,0 1418,0 1993 269 2900,0 1468,5 1994 343 3765,6 1729,9 1995 370 6530,8 2986,6 1996 325 8497,3 2940,8 1997 345 4649,1 2334,4 1998 275 3897,0 1805,6 Tổng số 2488 35520,4 10260,3 Tính đến hết năm 1999, Việt Nam đã thu hút được 2937 dự án có vốn FDI với tổng số vốn đang ký (kể cả tăng vốn) là 42,7 tỷ USD. Nếu trừ đi 29 dự án hết hạn (289 triệu USD) va 561 dự án giải thể trước thời hạn (6,5 tỷ USD), thì còn 2347 dự án còn hiệu lực (35,88 tỷ USD). Trong đó có 1607 dự án đã triển khai với tổng số vốn thực hiện 15,2 tỷ USD, gồm 1127 dự án đã đi vào hoạt động có doanh thu và 480 dự án đang xây dựng cơ bản. Tình hình cấp giấy phép đầu tư từ 01/01/2000 đến 31/05/2000 (Phân chia theo ngành) Đ.vị tính: USD STT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định 1 Công nghiệp 88 176.255.702 92.607.174 2 GDĐT-y tế-VHTT 6 56.450.000 20.610.000 3 Dầu khí 2 32.200.000 10.200.000 4 Dịch vụ 11 14.261.428 3.915.714 5 Tài chính, Nghân hàng 1 10.000.000 5.000.000 6 KS, VP, DL Lữ hành 1 7.800.000 7.681.632 7 GTVT và XD 1 4.994.500 2.520.000 8 Nông, Lâm nghiệp 3 2.550.583 1.857.976 9 Ngư nghiệp 1 500.000 600.000 Tổng số 114 305.012.213 158.892.496 * Không tính các dự án địa phương cấp phép * Không tính dự án đầu tư ra nước ngoài (Phân theo địa phương) Đ.vị tính: USD STT Địa điểm thực hiện Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định 1 Bình Dương 39 106.115.621 48.127.093 2 TP.Hồ Chí Minh 30 84.448.000 44.031.000 3 Hà Nội 13 20.820.000 11.889.000 4 Đồng Nai 6 19.580.000 13.590.000 5 Khánh Hoà 2 8.550.000 8.131.632 6 Quang Nam 2 5.065.928 2.555.714 7 Bình Phước 1 5.000.000 3.300.000 8 Nghệ An 1 4.511.626 3.961.626 9 Cần Thơ 1 2.700.000 1.120.000 10 Vĩnh Phúc 2 2.650.000 2.150.000 11 Bà Rịa-Vũng Tàu 2 2.545.455 2.545.455 12 Hải Phòng 1 1.500.000 1.200.000 13 Long An 1 1.500.000 1.000.000 14 Tây Ninh 2 1.325.000 418.000 15 Yên Bái 1 1.240.583 847.976 16 Đà Nẵng 1 1.000.000 365.000 17 Lao Cai 1 1.000.000 1.000.000 18 Thái Bình 1 900.000 700.000 19 Thanh Hoá 1 600.000 450.000 20 Lâm Đồng 1 560.000 560.000 21 Hoà Bình 1 500.000 150.000 22 Quảng Ninh 1 500.000 500.000 23 Thái Nguyên 1 200.000 100.000 Tổng số 114 305.012.213 158.892.496 * Không tính các dự án địa phương cấp phép * Không tính dự án đầu tư ra nước ngoài 2. Cơ cấu đầu tư Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu hút FDI, bởi vì nó có tác động to lớn đến quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Việt Nam. 2.1. Cơ cấu ngành nghề: Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đăng ký 1988-1999 Năm Chỉ tiêu 1988-1990 1991-1995 1996-1999 CN và XD 41,47 % 52,74 % 49,66 % N-L-N Nghiệp 21,64 % 4,13 % 2,14 % Dịch vụ 36,899 % 43,13 % 48,2 % Đầu tư nước ngoài trong các năm qua đã đúng hướng mục tiêu ban đầu: tập trung chủ yếu vào công nghiệp và xây dựng với 1421 dự án và số vốn đăng ký là 18,2 tỷ USD. Các ngành dịch vụ có 613 dự án với 15,632 tỷ USD. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp thu hút 313 dự án, số vốn là 2084 tỷ USD. Nhìn chung quy mô đầu tư bình quân cho một dự án trong lĩnh vực này tương đối nhỏ so với các lĩnh vực khác, trong đó nhỏ nhất là ngành thuỷ sản, chỉ khoảng 3 triệu USD/dự án. Ngành công nghiệp và xây dựng có quy mô đầu tư trung bình là 12 triệu USD/dự án trong đó lớn nhất là các dự án thăm dò và khai thác dầu khí. Các ngành dịch vụ thương mại có quy mô đầu tư cao nhất, hơn 25 triệu USD/dự án tập trung phần lớn vào lĩnh vực xây khách sạn, văn phòng, các dự án xây dựng hạ tầng, KCN, KCX... 2.2. Cơ cấu lãnh thổ: Phân tích trên cơ sở thống kê số liệu cho thấy cơ cấu FDI theo vùng lãnh thỗ không những không thực hiện được ý muốn chủ quan của Việt Nam là làm xích lại gần nhau hơn về trình độ và tộc độ phát triển giữa các vùng mà trái lại còn bị doãng xa hơn. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng, sự thuận lợi giao thông thuỷ bộ, hàng không, sự năng động trong tư duy kinh doanh, đã tạo lực hấp dẫn FDI mạnh nhất: chiếm 57% về số dự án (1378 dự án), 48% về số vốn đăng ký (17,3 tỷ USD) và 43% về số vốn thực hiện (6,5 tỷ USD). Tỷ trọng doanh thu của khu vực có vốn ĐTNN ở vùng kinh tế này trong tổng doanh thu của khu vực có vốn ĐTNN trong cả nước có xu hướng tăng, từ 48,5% (năm 96) lên 66,6% năm 99, đặc biệt giá trị xuất khẩu chiếm tới 84%. Tp.HCM hiện vẫn đứng đầu trong vùng, tiếp đó là Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên) là vùng thu hút FDI thứ hai, với 493 dự án (chiếm 20,5% vốn đăng ký), 10,9 tỷ USD (chiếm 30%) và vốn thực hiện 3,8 tỷ USD (chiếm 25%). Tỷ lệ giải ngân trong vùng là 35%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước (42%), nếu không tính đến 2 dự án đầu tư xây dựng đô thị mới (2,3 tỷ USD) thì tỷ lệ giải ngân đạt 45%. Tuy nhiên, từ năm 96 đóng góp của khu vực FDI ở vùng kinh tế này trong tổng doanh thu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả nước có xu hướng giảm cả về tỷ trọng (từ 33% xuống 18%) và giá trị (từ 1,1 tỷ USD xuống 814,7 triệu USD). Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi), tuy đứng thứ ba về thu hút FDI nhưng so với hai vùng trên lại quá thấp, chỉ chiếm 3% về số dự án (72 dự án) và 5,5% về vốn đăng ký (1,978 tỷ USD). Nếu không tính đến dự án lọc dầu Dung Quất (1,3 tỷ USD), thì vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thu hút FDI còn ít hơn nhiều so với vùng ĐBSCL (113 dự án và 1 tỷ USD vốn đăng ký). Miền núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên là 2 trong số 6 vùng kinh tế có sức hút FDI kém nhất. Lý do chủ yếu là điều kiện cơ sở hạ tầng quá yếu kém, thiếu nguồn nhân lực có trình độ, khả năng đầu tư sinh lợi thấp, hoàn vốn chậm... nên các nhà đầu tư nước ngoài còn nhiều đắn đo, e ngại, trong khi chính sách khuyến khích của Nhà nước lại chưa rõ ràng và hấp dẫn. 3. Hình thức đầu tư và các đối tác đầu tư 3.1. Hình thức đầu tư: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 29/12/1987. Từ khi được ban hành đến nay, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi bốn lần năm 1990, 1992, 1996 và 2000. Các văn bản hướng dẫn thi hành có tới hơn 150 bản, quan trọng nhất là Nghị định 12/CP, 36/CP. Công văn số 1894/KTTH ngày 17/4/1997 và các văn bản khác quy định các tổ chứ, cá nhân nước ngoài được đầu tư trực tiếp vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây: - Doanh nghiệp liên doanh; - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; ngoài ra còn có hình thức ký hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao(BOT) với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Nhìn chung hình thức đầu tư được chính phủ khuyến khích nhất là hình thức Liên doanh. chiếm 49,1% dự án và hơn 66,1% vốn đầu tư.. Tuy nhiên từ năm 1998 trở lại đây, trong hoạt động FDI hình thức liên doanh không còn được các nhà đầu tư ưa chuộng nữa, số các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài có xu hướng gia tăng. Một số liên doanh đang hoạt động cũng muốn chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hiện nay hình thức BOT cũng đang có hiệu quả đầu tư cao, được nhận nhiều sự khuyến khích của chính phủ. Mặc dù chỉ chiếm 7% song hứa hẹn có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực có sở hạ tầng vốn là một trong những yếu tố còn lạc hậu dẫn đến suy giảm FDI trong những năm qua. 3.2. Đối tác đầu tư: Thời kỳ đầu khi mới thực hiện luật đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các công ty nhỏ, thậm chí cả công ty môi giới đầu tư vào Việt Nam. Phần lớn các dự án do các công ty thuộc khu vực Đông á Thái Bình Dương và Tây Bắc Âu thực hiện. Tính đến năm 1998, 10 nước đầu tư vào Việt Nam bao gồm: Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Hồng Kông, Malaysia, Pháp, Thái Lan và Mỹ. Đầu tư vào Việt Nam theo chủ đầu tư từ ngày 01/01/2000 đến 28/09/2000 Đơn vị tính: 1000 USD STT Nước Số dự án Vốn đầu tư Vốn pháp định 1 Taiwan 76 145819 69507 2 British Virgin Island 11 85690 35988 3 Japan 15 55215 27834 4 Australia 2 53500 28600 5 Republic of Korea 22 46417 36516 6 France 5 26292 2543 7 United State 6 19270 13535 8 Singapore 9 13455 8663 9 China 10 10782 8322 10 Holand 2 10450 3135 11 Bermuda 1 10000 5000 12 Thailand 3 6600 5550 13 Britain 2 5160 2050 14 Belgium 1 4995 2520 15 Malaysia 7 3615 2063 16 Canada 2 2900 1620 17 Hong Kong 6 2374 1024 18 Israel 1 2200 2200 19 Bahamas 1 1000 500 20 Germany 2 700 380 21 Federation of Russia 1 509 0 22 Swizerland 1 150 50 23 Sweden 1 147 147 24 Denmark 1 100 100 Tổng số 188 507339 257846 II. Đánh giá chung tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1. Những thành tựu Qua hơn mười năm thực hiện Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam (1989 – 1999), chúng ta đã thu được một số kết quả đáng kể: số lượng vốn FDI ngày càng tăng, tốc độ trung bình hàng năm tăng 50%, quy mô các dự án FDI ngày càng lớn, cơ cấu đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành dầu khí, công nghiệp và dịch vụ. Các nước lớn như Mỹ, Nhật và một số nước Tây Âu đã đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Những kết quả trên đã phần nào chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn và chính sách thu hút, sử dụng vốn FDI của Việt Nam là đúng và phù hợp. Sự gia tăng nhanh dòng vốn FDI có tác dụng mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế trên tất cả các phương diện: ổn định, tăng trưởng, nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ, mở rộng và làm vững chắc hơn quan hệ kinh tế quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo đà và thế cho những bước tiến lớn hơn của giai đoạn tiếp theo. 1.1. FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực tiễn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 năm qua cho thấy những đóng góp của khu vực FDI trong GDP và xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư nước ngoài đang tạo ra những tiền đề cho việc tăng nguồn thu ngân sách, làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. FDI đóng góp phần quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP của các năm từ 1991 – 1997 bình quân là 8,5%/năm, tạo ra nguồn thu quan trọng cho ngân sách từ 128 triệu USD năm 1994 lên 315 triệu USD năm 1997, chiếm gần 7% tổng thu ngân sách hàng năm (không kể nguồn thu từ dầu khí). Trước năm 1990, xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ đạt dưới 2 tỷ USD, cán cân thanh toán thường xuyên bị thâm hụt. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn FDI thì hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng Tình hình xuất, nhập khẩu của khu vực có vốn FDI tại Việt Nam Năm Xuất khẩu (triệu USD) Nhập khẩu (triệu USD) XK của khu vực FDI Tổng xuất khẩu Tỷ trọng (%) NK của khu vực FDI Tổng nhập khẩu Tỷ trọng (%) 1994 352 4.054,3 8,7 600 5.825,8 10,3 1995 440 5.448,9 8,1 1.468 8.155,4 18,0 1996 786 7.255,0 10,8 2.042 11.144,0 18,3 1997 1.790 8.900,0 19,8 2.890 11.200,0 24,8 1998 1.982 9.360,7 21,1 2.668 10.642,2 25,1 1999 2.577 11.523,0 22,4 3.398 11.600,0 29,3 Trong 7 tháng đầu năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI đạt 3,586 triệu USD, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 1999, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. FDI thực sự là một nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển ở Việt Nam. 1.2. FDI góp phần đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ công nghệ trong nước. Trước đây, các máy móc thiết bị công nghệ của Việt Nam phần lớn đều do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ viện trợ. Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tan rã thì nguồn viện trợ này không còn nữa. Với sự xuất hiện của FDI, mặc dù quá trình chuyển giao công nghệ vào Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, chưa được như mong muốn song hầu hết những công nghệ này đều hiện đại hơn những gì mà Việt Nam hiện nay đang có. Nhờ đó đã tiết kiệm được chi phí triển khai, năng lực sản xuất trong nước được nâng cao, tạo ra các sản phẩm mới với chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Việt Nam đã đạt được sự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ và thương mại, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiêu biẻu là sự phát triển đáng kích lệ của ngành bưu chính viễn thông, du lịch và khách sạn, ngành tài chính tiền tệ, ngân hàng. Nếu không có sự tham gia của bên nước ngoài, Việt Nam khó có thể thực hiện các dự án thăm dò và khai thác đàu khí, xây dựng trạm vệ tinh viễn thông. Thông qua chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI, Việt Nam tận dụng được các ưu thế về giáo dục và lao động, cho phép bố trí, sắp xếp lại lực lượng lao động, bố trí lại cơ cấu kinh tế. Các doanh nghiệp trong nước phải phấn đấu vươn lên cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở trong nước và cả ở nước ngoài. 1.3. Nhờ hoạt động FDI, nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới quan trọng : Nền kinh tế của Việt Nam đã bị tàn phá nặng nề qua nhiều năm đất nước chiến tranh. Các ngành kinh tế mới khôi phục còn rất non trẻ so với trình độ chung của thế giới. Việt Nam chưa có điều kiện để phát triển các ngành như dầu khí, lắp ráp ôtô, xe máy, điện tử viễn thông, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất sợi và kéo sợi.... nếu không có sự hỗ trợ từ nước ngoài thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.4. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang lại công ăn việc làm cho nhiều lao động Việt Nam, nâng cao trình độ và mang lại thu nhập cho người lao động. Việt Nam với ưu thế có lực lượng lao động dồi dào, người lao động cần cù, chăm chỉ, giá lao động lại rẻ mạt nhưng lại bất lợi ở chỗ trình độ người lao động nhìn chung còn thấp. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã khai thác những lợi thế và khắc phục những bất lợi về lao động cho Việt Nam. Năm 1990, các doanh nghiệp FDI đã thu hút được 5000 lao động trực tiếp làm việc trong các công đoạn sản xuất. Năm 1994 đã tạo ra 65.000 chỗ làm việc thường xuyên và hết năm 1999 đã thu hút được trên 270.000 lao động Việt Nam. Điều đáng mừng là đội ngũ lao động Việt Nam qua làm việc ở các liên doanh đã được rèn luyện ngày một trưởng thành, tiếp thu được những tiến bộ thế giới cả về trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý mà nếu chỉ công tác trong nước, không có sự cọ sát, tiếp cận với các đối tác nước ngoài thì không bao giờ có thể tiếp cận được. Thu nhập của người lao động cũng được cải thiện đáng kể, nâng cao đời sống. 2. Những hạn chế và nguyên nhân Mặc dù hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều điểm hạn chế. 2.1. Việc thẩm định các dự án FDI còn nhiều hạn chế: Thông qua việc thẩm định dự án đầu tư quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được mức độ phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung. Kết quả của việc thẩm định dự án FDI là căn cứ để các cấp có thẩm quyền ra quyết định cấp giấy phép đầu tư. Thực tế Việt Nam hiện nay hoạt động thẩm định này vẫn gặp rất nhiều vướng mắc. Nguyên nhân của tình trạng này là do Việt Nam thiếu vốn và công nghệ trang bị cho người thẩm định, bản thân người thẩm định lại chưa được qua đào tạo. Có trường hợp người thẩm định móc ngoặc với người cung cấp để nâng cao giá trị thiết bị, công nghệ làm lợi bất hợp pháp cho phía nước ngoài gây thua thiệt cho phía Việt Nam. Hậu quả của những sai sót trong quá trình thẩm định này là các công nghệ, thiết bị được nhập khẩu vào Việt Nam không được như mong muốn. Nhiều trường hợp là những công nghệ đã cũ, lạc hậu nên sản phẩm sản xuất ra bị giảm khả năng cạnh tranh. 2.2. Quá trình triển khai các dự án FDI tại Việt Nam thời gian qua diễn ra tương đối chậm chạp. Nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục hành chính quá rườm rà, phức tạp. Thủ tục đầu tư nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thu hút FDI. Đối với Việt Nam, thủ tục đầu tư đã và đang là vấn đề trở ngại lớn cho việc thu hút đầu tư. Theo các nhà đầu tư Đài Loan đánh giá, thủ tục đầu tư Việt Nam “quá rườm rà, gây lãng phí thời gian” mà đối với bất kỳ nhà đầu tư nào bao giờ “thời gian cũng là vàng bạc”. Còn trong con mắt các nhà đầu tư Nhật, dù thủ tục hành chính của Việt Nam đã được cải tiến trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa được đánh giá cao. Họ cho rằng nhiều quy định chưa hợp lý khiến công việc kinh doanh của họ gặp khó khăn. Sự chậm trễ trong việc triển khai các dự án còn do nguyên nhân các bên liên doanh không thực hiện đúng tiến độ góp vốn. Điều này có thể do một trong các bên liên doanh không đủ năng lực tài chính như đã khai báo, các công ty nước ngoài và Việt Nam khi đã trên bờ vực phá sản tìm kiếm liên doanh như là một cứu cánh vì vậy sự đổ vữ của liên doanh là điều dễ lý giải. Thậm chí có trường hợp đối tác bị phá sản trước khi dự án được cấp giấy phép đầu tư. Một nguyên nhân nữa là do hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam tuy đã được cải thiện nhưng còn yếu kém gây khó khăn cho việc triển khai các dự án FDI. Sự quá tải và lạc hậu của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc cung cấp điện, nước là những đặc điểm nổi bật của cơ sở hạ tầng Việt Nam cụ thể: Giao thông vận tải: Hệ thống này cả về đường sắt, đường không, đường bộ đều lạc hậu, không đồng bộ. So với yêu cầu của nền kinh tế thì sự phát triển của giao thông vận tải còn chậm chạp, và là trở nhại lớn đối với khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhất là các vùng sâu, xa. Dịch vụ thông tin liên lạc: Việt Nam tuy đã có những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây. Tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh tế hiện thời nhất thu hút vốn FDI. Hơn nữa phí bưu chính viễn thông hiện nay còn đang ở mức quá cao so với khu vực và trên thế giới, đồng thời khu vực FDI hiện còn phải chịu mức giá cao hơn khu vực trong nước. Điều này gây bất bình đối với các nhà đầu tư và làm cho chi phí hoạt động tăng cao gây khó khăn rất nhiều cho các dự án FDI. Hệ thống thoát nước và hệ thống cung cấp điện: Đã được xây dựng từ lâu tuy ngành chủ quan đã cố gắng cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hoạt động FDI. 2.3. Về vấn đề thu hút lao động và đào tạo tay nghề : Các nhà đầu tư thường gặp khó khăn trong việc tìm được lao động đúng yêu cầu mong muốn. Lý do vì Việt Nam thiếu các lao động lành nghề. Các kỹ sư giỏi có thể đảm đương công việc một cách hiệu quả còn thiếu. Kỹ sư mới ra trường lại nặng về lý thuyết, không theo kịp với công nghệ tiên tiến. Hơn thế, lao động sau khi được cử đi đào tạo tay nghề hoặc là quay trở lại tiếp tục làm việc ở công ty hoặc bị công ty khác mua mất hoặc ở lại nước học nghề kiếm việc khác. Bên cạnh đó, quyền lợi của người lao động nhiều khi không được bảo vệ vì sự thiếu kinh nghiệm của các cán bộ Việt Nam trong khi đối tác lại là rất am hiểu và từng trải gây thua thiệt cho phía Việt Nam. Ngoài ra, sự phối hợp giữa Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư với các bộ ngành liên quan và các tỉnh chưa chặt chẽ, chưa hợp lý nên chưa giải quyết tốt được mối quan hệ giữa lợi ích của các địa phương và lợi ích chung của đất nước. 2.4. Thiếu sự quản lý về môi trường: Những công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị không đồng bộ được chuyển giao qua hoạt động FDI là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Vấn đề xử lý các chất thải chưa được quan tâm đúng mức đã và đang huỷ hoại môi trường sinh tái và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Phần III: Những biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thu hút FDI tại Việt Nam I. Những phương hướng và triển vọng thu hút FDI trong thời gian tới 1. Bối cảnh thu hút FDI Đầu tư FDI chịu ảnh hưởng trực tiếp của diễn biến kinh tế-xã hội của các nước trong khu vực và trên thế gới. Trong năm 2000 tình hình kinh tế châu á đã phục hồi và triển vọng kinh tế khu vực là sáng sủa. Theo báo cáo về đầu tư thế giới năm 2000 vừa được Hội nghị Liên hiệp quốc về mậu dịch phát triển (UNCTAD) công bố, dòng FDI đổ vào các quốc gia Châu á đang phát triển đã tăng từ mức 97 tỷ USD năm 1998 lên 106 tỷ USD năm 1999. Các chính sách, biện pháp của Chính phủ Việt Nam ban hành năm 1998 và 1999 nhằm cải thiện môi trường đầu tư sẽ từng bước có những tác động tích cực tháo gỡ khó khăn của các nhà đầu tư. Đặc biệt chủ trương đa dạng hoá hình thức đầu tư, cũng như mở rộng các lĩnh vực cho phép đầu tư nước ngoài có khả năng hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên năm nay Vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35007.doc
Tài liệu liên quan